102 Bí quyết Thương mại điện tử

102 Bí quyết Thương mại điện tử Cuốn Bí quyết Thương mại điện tử (Secret of Electronic Commerce) Hướng dẫn xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệm vừa và nhỏ World Wide Web (www) được hình thành từ những gì? Thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử sẽ chiếm một tỷ trọng lớn hơn cả thị trường bán lẻ? Tại sao Internet quan trọng đối với thương mại? Các doanh nghiệp thường có những sai lầm gì trong thương mại điện tử? Internet đang làm thay đổi phương thức kinh doanh như thế nào? Các doanh nghiệp sứ dụng Internet ở mức độ nào? Những ngành nào đã thay đổi nhiều nhờ thương mại điện tử? Các dịch vụ trên cơ sở mạng Internet có thể giúp được gì cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về (SME) thương mại điện tử? Doanh nghiệp có thể thu được lợi ích gì khi mở trang web? Cần phải làm gì trước khi công ty bắt đầu xây dựng một chiến lược thương mại điện tử? Chiến lược thương mại điện tử của một doanh nghiệp có những yếu tố quan trọng nào? Những điều gì nên tránh khi phát triển chiến lược TMĐT? Một số bài học kinh nghiệm, thử thách và giải pháp đối với TMĐT ở các nước đang phát triển là gì? Làm thế nào để biết được một website đã được xây dựng tốt và liệu công ty đã sẵn sàng cho TMĐT hay chưa?

pdf136 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 102 Bí quyết Thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương tiện chuyên chở hay chuyển hàng đến nơi đến theo từng đợt giao hàng nhỏ thay vì chuyển với khối lượng lớn. Kênh cung ứng mới này được thiết lập trên cơ sở trao đổi thông tin. Các công ty sử dụng thương mại điện tử có thể tìm được các nguồn cung cấp tốt hơn trên mạng Internet và do vậy có thể thay đổi cơ sở cung cấp của mình phù hợp với các đòi hỏi có liên quan. Thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn với các cơ hội và trở thành động lực theo nhu cầu. Tổ chức lại kênh cung ứng Một doanh nghiệp muốn tổ chức lại kênh cung cấp của mình phải trả lời ba câu hỏi. Chiến lược của doanh nghiệp là gì? Công nghệ nào sẽ được chọn? Sự thay đổi tổ chức nào là cần thiết để thống nhất và tăng cường những công nghệ này? Lựa chọn về công nghệ tiếp theo lựa chọn về chiến lược. Các doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ thích hợp nhất với chiến lược (cụ thể tính lôgic của kênh cung ứng). Bảng dưới đây đưa ra ví dụ về mức độ thích hợp giữa các mô hình kênh cung cấp khác nhau và các giải pháp điện tử. Nếu mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và mặc cả về giá, người mua cần tìm kiếm các trang đấu giá điện tử thích hợp. Nếu doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác với các nhà cung cấp lẻ trong một thời gian dài thì mối quan tâm lớn nhất của họ có thể là đầu tư vào một mạng điện tử chung. Novartis, một công ty của Thuỵ Sĩ, đã đầu tư vào catalog mạng nội bộ để quản lý 98% các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ (bao gồm cả nguyên vật liệu, việc sửa chữa và vận hành). Việc xây dựng catalog này đã làm giảm chi phí mua hàng và giảm thời gian đặt hàng từ 2 ngày xuống còn 15 phút. Ngoài những lợi ích có thể thấy được, catalog còn buộc các nhân viên phải mua hàng từ các nhà cung cấp đã chọn lựa trước, do vậy làm cho hoạt động mua hàng có hiệu quả và loại bỏ việc chọn các nhà cung cấp vì mục đích cá nhân. Các chiến lược kênh phân phối và các giải pháp điện tử Kênh phân phối điện tử Đấu giá điện tử và thị trường trên mạng Mạng điện tử với các nhà cung cấp Catalog trên mạng Internet Catalog trên mạng nội địa Hợp đồng lớn Hợp tác Căn cứ vào giá Quá trình tìm kiếm nhà cung cấp Nguồn: Koppius et al (tham khảo trang 209) Độ tối hơn chỉ độ thích hợp hơn Một khi chiến lược đã được xác định và chọn được công nghệ tương ứng, thì việc thay đổi tổ chức có khả năng tăng cường những công nghệ này cần được lưu ý. Tổ chức phân phối phải thích hợp với công nghệ. Nếu một doanh nghiệp phân phối sản phẩm trực tiếp tới nhà bán lẻ từ nhà máy sản xuất, doanh nghiệp có thể có lợi nhờ việc chuyển sang hình thái phân phối giao hàng chéo, cụ thể là hàng sẽ không chuyển tới trung tâm phân phối trừ phi trung tâm lên kế hoạch chuyển hàng cho khách. Hoạt động giao hàng chéo này đòi hỏi phải lên kế hoạch về phương tiện vào ra một cách chặt chẽ, có các thông tin về việc bốc hàng, và thông tin về việc đặt hàng. Các thông tin này thường do nhà cung ứng và khách hàng cung cấp, thông qua thông báo gửi hàng trước và thông báo đặt hàng trước trên mạng Internet. Những ưu điểm mà dịch vụ phát sinh theo nhu cầu này đưa ra bao gồm một đội chuyên chở tập trung hơn, tốn ít hành trình hơn, cần ít nhà kho hơn và kho hàng nhỏ hơn, mất ít thời gian phân phối, quy trình giao hàng nhanh hơn sẽ dẫn đến chu kỳ luân chuyển vốn ngắn hơn và phí vay ngân hàng thấp hơn. Nắm lấy các cơ hội kinh doanh mới do kênh cung cấp có hiệu quả hơn này mang lại. Li & Fung là một công ty thương mại xuất khẩu ở Hồng kông, Trung Quốc, hoạt động như nhà môi giới cho các nhà bán lẻ lớn ở Mỹ và Châu Âu. Trên thực tế LI & Fung không phải là chủ sở hữu các nhà máy, nhưng biết rõ cái mà từng nhà máy trong mạng của công ty có thể sản xuất. Công ty đã thấy được khả năng mà mạng Internet đem lại và đã ứng dụng chúng vào mạng lưới các nhà sản xuất quần áo và hàng tiêu dùng bằng việc tổ chức lại kênh cung ứng của công ty dựa trên cơ sở thông tin. Khi các nhà bán lẻ đặt hàng, Li & Fung xây dựng một quy trình sản xuất liên kết được với các nhà sản xuất có công suất dư thừa. Hàng hoá được sản xuất ra sau đó được tập hợp lại trong một congtenno để giao trực tiếp đến nhà bán lẻ, loại bỏ sự cần thiết về kho hàng. Ông Victor Fung cho biết: “Đối với tôi, hàng hoá dư thừa là nguồn gốc của mọi rủi ro”. Bằng việc sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến, cụ thể là thương mại điện tử, Li & Fung đã loại bỏ được yếu tố “rủi ro” này. 96. Một doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhận được những lợi ích nào từ việc sử dụng thương mại điện tử trong kênh cung cấp của doanh nghiệp? Các doanh nghiệp nhỏ thường khó quản lý được hoạt động thương mại của họ và các hoạt động khác. Những hoạt động khác có thể được tự động hoá ở một chừng mực lớn hơn thông qua mạng Internet, giảm yêu cầu về giấy tờ và hỗ trợ việc quản lý các giao dịch. Thời gian phản hồi lại các yêu cầu của khách hàng và chi phí kiểm toán hàng năm có thể được cắt giảm do các giao dịch trở nên dễ giám sát hơn và cần ít thời gian để cập nhật hồ sơ hơn. Điều này cho phép một doanh nghiệp nhỏ tập trung vào các khâu quan trọng của mình. Có thể sử dụng thương mại điện tử để tạo ra cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn và chi tiết hơn về nhà cung cấp và khách hàng. Điều này sẽ giúp cho việc lập kế hoạch sản xuất và dẫn tới nâng cao sản phẩm và dịch vụ. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không chịu nổi mức phí cao để thuê các công ty tư vấn hay công ty nghiên cứu tiến hành điều tra về khách hàng; còn thương mại điện tử sẽ cho phép họ tự tiến hành điều tra trên mạng. Một doanh nghiệp tiếp cận được thương mại điện tử sẽ góp phần nâng cao tầm nhìn và hình ảnh của họ cả trong và ngoài nước. Điều này cho phép doanh nghiệp phát triển cả cơ sở cung cấp và cơ sở khách hàng trên phạm vi quốc tế. Rất nhiều công ty đa quốc gia sử dụng công nghệ Internet trong kênh cung cấp của họ đang yêu cầu các nhà cung cấp tiềm năng phải tiếp cận được Internet. Thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp nhỏ gia nhập các tập đoàn mua bán lớn, các tập đoàn này tư vấn cho các thành viên về các hoạt động mua bán có hiệu quả, chặt chẽ, đem đến cho các doanh nghiệp nhỏ các lợi ích kinh tế do giảm chi phí, vì mua với khối lượng lớn. Các tập đoàn mua bán là sự thống nhất không chính thức giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chúng đặc biệt có hiệu quả ở những nước mà khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ rất mạnh chẳng hạn như ở Đức. Một doanh nghiệp kết nối được với một vài site bán đấu giá hay thị trường điện tử trên mạng có thể có hiệu quả hệt như một doanh nghiệp lớn hơn. Doanh nghiệp nhỏ hơn có một lợi thế là cả nhà cung cấp và khách hàng đều không mong đợi doanh nghiệp xây dựng một ứng dụng thương mại điện tử riêng phức tạp. Oracle: Hệ thống quản lý dữ liệu có liên quan đến nhiều cơ sở máy tính của tập đoàn Oracle đóng tại California, Mỹ. Ví dụ nghiên cứu Great Lakes Electronics Distributing, gần New York, là một nhà sản xuất máy tính với khoảng 60 nhân viên. Khách hàng của công ty đã bắt đầu yêu cầu đặt hàng trên mạng, dọa sẽ chuyển sang các nhà cung cấp khác nếu công ty không đáp ứng được yêu cầu này. Great Lakes đã xây dựng một giải pháp dựa trên oracle với hệ thống lập kế hoạch nguồn của doanh nghiệp (ERP) thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ. Hiện giờ, Great Lakes đã hoàn toàn có thể giao dịch trên mạng và các khách hàng có thể đặt các sản phẩm theo yêu cầu trên mạng Internet. Việc này đã làm giảm thời gian đặt hàng và cắt giảm chi phí giao dịch. Hơn nữa, Great Lakes đã nâng cao hình ảnh của mình trong các khách hàng tiềm năng. Nguồn: ITC, Cybermarketing (Thuỵ Sĩ, 2000) 97. Liệu có tồn tại các hệ thống quản lý kênh cung cấp có đặc điểm chung không? Những hệ thống này có tương thích không và các vấn đề cần phối hợp để hoà nhập với công nghệ Internet là gì? Hiện tại, không có các hệ thống quản lý kênh cung ứng hoạt động theo giải pháp nối đầu hoàn hảo (end to end solutions). Các kênh cung cấp có thể hợp nhất tất cả các hệ thống giao hàng, tài chính và các hệ thống vận hành của người mua và nhà cung cấp, nhìn chung vẫn còn là một ý tưởng viển vông. Tuy vậy, Cisco Systems (www.cisco.com) gần như đã đạt được hệ thống thống nhất này. Nó sử dụng hệ thống ERP, hệ thống quản lý kênh cung cấp (SCM) và giao diện của cả 2 hệ thống. Hệ thống lập kế hoạch nguồn doanh nghiệp (ERP) là một hệ thống thông tin rộng về công ty với các modun khác nhau đề cập đến việc quản lý nguồn nhân lực, mua bán, hàng tồn kho, lập kế hoạch sản xuất và các hoạt động khác. Các hãng như SAP, People Soft, JDEdwards, Baan, oracle và QAD là các nhà cung cấp lớn về hệ thống này. Các hệ thống ERP ban đầu không tương thích với mạng Internet, nhưng rất nhiều các nhà cung cấp hiện đã điều chỉnh hệ thống của họ thích ứng với việc sử dụng mạng Internet. Hệ thống quản lý kênh cung cấp được phát triển sau hệ thống ERP và do vậy có khả năng sử dụng Internet tốt hơn. Một hệ thống SCM là một hệ thống thông tin đã được chứng tỏ không chỉ hoạt động trong công ty mà còn sử dụng để liên kết với các khách hàng và các nhà cung cấp. Các hệ thống SCM cũng được các nhà cung cấp ERP cũng như các hãng như Manugistics và i2 đưa ra. Các hệ thống SCM giải quyết năm chức năng của doanh nghiệp: lập kế hoạch, mua hàng, đặt hàng, vận chuyển và bán hàng. Các hệ thống được xây dựng theo hoặc trên cơ sở các hệ thống ERP hiện hành và do vậy hoàn toàn tương thích với các hệ thống phát triển sau. Tuy nhiên, điều này có nghĩa rằng người sử dụng phải thiết kế lại các hệ thống ERP để tận dụng được các ưu điểm của SCM. Một giải pháp khác là việc sử dụng các công cụ tích hợp nối một ERP với mạng Internet. Những công cụ này sẽ làm thay đổi tiền diện “front office” của hệ thống ERP (hình thức trình bày) nhưng không làm thay đổi “hậu diện” “back office” của hệ thống (các modun chức năng và cơ sở dữ liệu trung tâm). Những công cụ tích hợp này được các hãng như CrossWorlds, Oberon, CrossRoute (Extricity) và Siebel cung cấp. Tính tương thích Các hệ thống ERP khác nhau nhìn chung không tương thích với nhau. Điều này được coi là một vấn đề chính đối với nhiều doanh nghiệp. Một người sử dụng JDEdwards và một người sử dụng SAP không thể trao đổi một cách đơn giản các file; họ cần một hình thái chuyển đổi (translation layer). Hình thái này có thể là một chương trình giao diện chuyển đổi xây dựng theo mục đích giữa hai người sử dụng cố định, hoặc một cách hữu ích hơn là một giao diện đối với một hình thức chuyển đổi của Internet cho phép tiếp cận một cách linh hoạt hơn và rộng rãi hơn. Một chương trình thích hợp với mạng Internet sẽ chuyển đổi các file sử dụng ERP thành các giao thức Internet, theo một định dạng chuẩn. Khi cả hai bên giao dịch sử dụng chương trình tích hợp này, vấn đề tương thích bị giới hạn bởi việc thừa nhận vốn từ về số hoá mà các bên sử dụng. Phát triển cơ sở chuyển đổi thích hợp thường tốn nhiều chi phí. Với bất cứ giá nào, việc giới thiệu một hệ thống ERP tương thích với Internet đòi hỏi không chỉ là việc tiếp cận được Internet mà còn là kiến thức chuyên sâu về máy tính và sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn nước ngoài để vừa phát triển vừa tiếp tục duy trì và nâng cấp hệ thống. Ví dụ nghiên cứu SAP, hãng hàng đầu trên thị trường về ERP đã giới thiệu một hệ thống sơ khởi có tên là MySAP đểthiết lập quan hệ giữa các hệ thống ERP và mạng Internet. MySAP bao gồm 4 yếu tố chủ yếu: Các thị trường (cổng Internet cho người mua và nhà cung cấp); môi trường làm việc (Các cổng doanh nghiệp cho nhân viên, khách hàng, các nhà cung cấp và các đối tác); Các ứng dụng kinh doanh (trong các lĩnh vực về thương mại điện tử, quản lý mốí quan hệ và khách hàng, quản lý kênh cung ứng, bí mật kinh doanh, quản lý chu kỳ sống của sản phẩm, và lập kế hoạch nguồn doanh nghiệp); điều hành các ứng dụng (chạy các ứng dụng cho từng doanh nghiệp). Các thị trường được dùng chủ yếu cho việc đặt hàng, yêu cầu chào hàng và báo giá, quản lý các mối quan hệ. Các thị trường đưa ra phương tiện vừa liên lạc trực tiếp và nhà cung cấp và vừa thực hiện các hoạt động giao dịch. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể sử dụng để tìm kiếm các nhà cung cấp mới trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. SAP tuyên bố rằng tính đến tháng 3/2000 mySAP.com Marketplace có trên 12.000 khách hàng trên toàn cầu và 10 triệu người sử dụng. Những người sử dụng có thể tự xác định việc thiết lập thị trường và tự xây dựng theo yêu cầu của mình. JDEdwards có một hệ thống phân phối và giao hàng có cùng một số khả năng như mySAP. Oracle là nhà cung cấp có tiếng trong lĩnh vực tương thích ERP với mạng Internet. 98. Làm thế nào để tôi tiếp cận được các cơ hội thiết lập hợp đồng quản lý kênh cung ứng với các ban ngành chính phủ trong nước và nước ngoài? Các nguồn tin quốc gia Bạn nên liên hệ với các tổ chức mua bán của chính phủ ở trong nước (local public procurement organisations) để được tư vấn. Các phòng thương mại địa phương, các hiệp hội các nhà nhập khẩu, các hiệp hội thương mại có thể tư vấn cho bạn về việc làm thế nào để tham gia vào thị trường mua bán của chính phủ. Một nguồn có thể khác đó là Bộ tài chính, nơi điều khiển các hoạt động mua bán của chính phủ có thể qua một ban đấu thầu trung ương hoặc cơ quan tương đương. Nếu không có những nguồn tin tập trung về các cơ hội đấu giá này, hãy liên hệ với riêng từng Bộ ngành để có thông tin về tiến trình mua bán của họ. Các Bộ chịu trách nhiệm về các công tác công cộng, giáo dục và y tế thường hay có yêu cầu về ký kết các hợp đồng lớn. Các nguồn tin quốc tế Tới 90% các cơ hội bỏ thầu ở nhiều nước đang phát triển có liên quan đến việc mua bán của các dự án của các cơ quan quốc tế. Ngân hàng thế giới và các ngân hàng khu vực như Ngân hàng phát triển Châu Phi, Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu, Ngân hàng phát triển châu Á và Ngân hàng phát triển liên Mỹ cung cấp phần lớn số tiền chi vào các dự án này thông qua các khoản vay và tài trợ. Liên hiệp quốc xuất bản tạp chí ra hai tuần một bần có tên là “kinh doanh phát triển”, tạp chí này có thể đặt mua được. Kinh doanh phát triển truyền tải các thông tin về cơ hội kinh doanh xuất phát từ ngân hàng thế giới, các ngân hàng phát triển khu vực, và các cơ quan phát triển khác. Kinh doanh phát triển cung cấp những thông tin dưới đây: Tổng kết hoạt động hàng tháng (MOS). Đây là danh sách liệt kê hàng tháng tất cả các dự án được Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển liên Mỹ xem xét tài trợ; Nó cũng có bảng liệt kê các dự án theo quý đang được ngân hàng phát triển Châu Phi xem xét MOS giám sát các dự án từ khi xác định các khoản vay hoặc ký hợp đồng tín dụng. Có khoảng 900 dự án được liệt kê ở đây, cung cấp đủ thông tin cho các công ty bắt đầu tiếp thị các dịch vụ của họ. Chuẩn y các dự án. Phần này miêu tả các dự án khi chúng đã được ngân hàng thế giới chuẩn y. Nó đề cập chi tiết mục tiêu của dự án, các hiệp định tài chính, các yêu cầu về tư vấn; đưa tên và địa chỉ của các cơ quan thực thi; và cho biết chương trình mua bán các mặt hàng phục vụ cho dự án. Các thông báo mua bán chung (GPNs). Các thông báo này do người vay của các dự án đưa ra, bao gồm việc đấu thầu cạnh tranh quốc tế, nhìn chung vào khoảng thời gian đánh giá dự án, và ít nhất 8 tuần trước khi cung cấp hồ sơ gọi thầu. GPNS mô tả loại hình mua bán dự kiến sẽ diễn ra trong quá trình thực thi dự án. Đây là thông báo mua bán công khai sớm nhất và báo hiệu cho các công ty liên hệ với những dự án nếu các công ty quan tâm tới việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ có trong danh mục thông báo. Việc in GPNs trong tạp chí kinh doanh phát triển mang tính bắt buộc. Các thông báo mua bán cụ thể (SPNs). Đây là những mời thầu cho các hàng hoá hay công việc cụ thể. SPNs mô tả các mặt hàng được mua bán và chi tiết về mua các hồ sơ đấu thầu, hạn chót đệ trình hồ sơ thầu và các yêu cầu khác. Việc xuất bản SPNs trong tạp chí kinh doanh phát triển là sự bắt buộc đối với các hợp đồng lớn. SPNs cũng được xuất bản ở các báo địa phương ở các nước đi vay. Các quyết định thực hiện hợp đồng. Đây là danh sách các nhà thầu được chọn cho các hợp đồng lớn. Thông tin này rất hữu ích trong việc xác định các doanh nghiệp có khả năng hợp tác trong việc cạnh tranh về hợp đồng trong tương lai. Vào tháng giêng 1999, Liên hiệp quốc đã khai trương một Website kinh doanh phát triển của mình (www.devbusiness.com), cung cấp phần lớn các thông tin như trên qua mạng. Nhóm mua bán của Ngân hàng thế giới cũng duy trì một trang trên Website của ngân hàng thế giới (www.worldbank.org/html/opr/procure/contents.html) chứa các thông tin của tạp chí kinh doanh phát triển, đầy đủ nội dung về hướng dẫn mua bán của ngân hàng, các thông tin chung về mua bán, danh mục các hồ sơ thầu chuẩn, và lịch trình tóm tắt kinh doanh ở Washington và Paris. Các thông tin về các cơ hội kinh doanh cũng có tại các ngân hàng khu vực, Liên minh Châu Âu và một số nước theo địa chỉ website dưới đây: Ngân hàng phát triển Châu Phi: www.afdb.org/opportunities/business.html Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu Âu: www.ebrd.com/english/procure/index.htm Ngân hàng phát triển Châu Á: www.adb.org/Business/Opportunities/ Ngân hàng phát triển liên Mỹ: www.iadb.org/exr/english/BUSINESS OPP/businessopportunities.html Liên minh Châu Âu, mời thầu điện tử hàng ngày (TED): Canada, MERX: www.merx.cebra.com Ấn Độ, đầu tư Ấn Độ: www.india-invest.com/tender.htm 99. Những nguồn thông tin nào mà mạng Internet cung cấp có thể giúp người mua tìm nguồn mua hàng được rẻ hơn? Mạng Internet cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sự tiếp cận nhanh chóng tới nhiều nguồn thông tin lớn. Những thông tin này, khi được thu thập và phân tích thường xuyên, sẽ giúp người mua hiểu rõ thị trường cung cấp hàng hoá của họ và việc định giá cùng với các cơ chế khác. Hiểu và áp dụng các thông tin thị trường có thể quyết định sự thành công trong quá trình đàm phán mua hàng. Một số website cung cấp thông tin về thị trường cung cấp cụ thể được liệt kê dưới đây. Các thông tin cụ thể theo ngành về khuynh hướng thị trường, nhà cung cấp và định giá URL Ngành, người sở hữu, nước, ngôn ngữ Loại thông tin và dịch vụ được cung cấp www.petroleumargus.com Hoá dầu; Công ty dầu khí Agrus; Vương Quốc Anh; tiếng anh Thông tin về giá cả, các bản tin không chính thức, cơ sở dữ liệu và các báo cáo về ngành dầu khí www fintrac.com/gain Hàng nông sản; Mạng thông tin kinh doanh nông nghiệp toàn cầu (Global Agribusiness information network); tiếng Anh Hướng dẫn về thu hoạch và chế biến, thông tin và giá cả thị trường, các quy định và tiêu chuẩn nhập khẩu, các cơ hội mua bán, danh mục các công ty, lịch về các sự kiện có liên quan đến hoạt động kinh doanh nông nghiệp www manufacturing.net Sản xuất; Hãng Reed Elsevier; tiếng Anh Tin tức; thông tin về các lĩnh vực công nghệ, giá cả, các sản phẩm của ngành; cung cấp cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp và các phương tiện giám sát đặt hàng www.g-t-n.com Công nghiệp dệt; Giobal Textile Network (GTN); Mỹ; tiếng anh Giúp người mua, người bán và các thương gia trong ngành dệt liên bạc nhau; cung cấp tin tức, dự báo, cơ hội làm quen và các tin tức về cơ hội kinh doanh www.plasticsnews.com Ngành nhựa; hãng Viễn thông Crain; Mỹ, tiếng Anh Tin tức về ngành nhựa; thông tin về các nhà cung cấp, thị trường; cung cấp các chỉ số cổ phiếu và các mối liên lạc www. pnsuppliersearch.com Ngành nhựa; tiếng Anh Giúp xác định và tiếp cận nhà cung cấp đề nghị gửi báo giá (RFQS) và xây dựng danh sách các nhà cung cấp được ưu tiên Tin và các dịch vụ về thương mại và vận tải URL Ngành, người sở hữu, nước, ngôn ngữ Loại thông tin và dịch vụ cung cấp www.joc.com Các ngành khác nhau; Journal of Các tin về thương mại và vận tải Commerce; Mỹ; tiếng Anh www.transportnews.com Vận tải; Tin Vận tải (Transport News); Mỹ; tiếng Anh Cập nhật hàng ngày về ngành vận tải và các nhà cung cấp vận tải. www.techlogistix.com Vận tải; Tạp chí thế giới chuyên chở (Traffỉc Worid Magazine); Mỹ; tiếng Anh Tin ngành hàng tuần; kết nối với các công ty có quan hệ với việc lập kế hoạch nguồn của doanh nghiệp, vận chuyển thương mại quốc tế, lập kế hoạch kênh phân phối và thực hiện, các hệ thống hỗ trợ vận tải www.emeryworld.com Vận tải; Emery Worldwide; Mỹ; tiếng Anh Cung cấp hoạt động quản lý vận tải hàng hoá, Các dịch vụ giải quyết và môi giới hải quan. Chắc chắn là phần lớn các website cụ thể theo ngành sẽ giúp cho người mua phát hiện ra các nhà cung cấp tiềm năng mới. Khi trên Internet không có các site về thị trường cung cấp cụ thể, hoặc khi các site không xác định được nhà cung cấp hợp lý, hoặc khi cần thêm các thông tin về các nhà cung cấp nữa, thì người mua có thể sử dụng niên giám các trang vàng trên mạng theo nước cụ thể hoặc sử dụng các niên giám đặc biệt như Kompass, niên giám này cung cấp các thông tin giao dịch, thương mại và tài chính về những nhà cung cấp được chọn lựa. Xác định và liên hệ với các công ty ở bất cứ ngành nào trên toàn cầu URL Ngành, người sở hữu, nước, ngôn ngữ Loại thông tin và dịch vụ cung cấp www.firstworldwide. com Các ngành khác nhau, nhiều ngôn ngữ và nhiều nước Tìm kiếm và truy cấp chi tiết liên hệ với các công ty theo nước www.kompass.com Các ngành khác nhau; Kompass; tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha Xác định các công ty theo tên hay theo hàng hoá; tạo truy cập tới chi tiết về tổ chức, tài chính, liên lạc của các công ty Khi đã xác định được nhà cung cấp tiềm năng, người mua cũng có thể tiến hành mua qua mạng Internet nếu tồn tại một giải pháp điện tử đối với ngành hàng và đối với nước mà họ muốn mua. Các thị trường điện tử, các cộng đồng thương mại và các cổng đặc biệt: mua hàng ở những khu vực cụ thể trên thế giới hoặc từ các ngành cụ thể. URL Ngành, người sở hữu, nước, ngôn ngữ Loại thông tin và dịch vụ cung cấp www.mbendi.co.za ngành dầu, khí, hoá chất, it, khai khoáng; mbendi info services; Châu Phi; tiếng Anh, Pháp Cơ sở dữ liệu của các công ty châu Phi, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ và cơ hội kinh doanh; cung cấp thông tin và liên kết với thị trường chứng khoán châu Phi, cung cấp các sự kiện và tin tức chính. www.e-markets.com Nông nghiệp; E-markets; Mỹ; tiếng Anh Thị trường trên mạng, tin tức và thông tin về hàng nông sản và ngành công nghiệp thực phẩm www.globalcoal.com Than; Tập đoàn Spectron; Anh; tiếng Anh Mua và bán than, thông tin thị trường và tin tức về thị trường than www.seekhere.net Ngành công nghiệp; Seekhere; Anh, tiếng Anh Thị trường cho các sản phẩm công nghiệp: người mua gửi yêu cầu và nhà cung cấp chào bán các sản phẩm tương ứng của họ. www.netbuy.com Điện tử; Netbuy.com; Mỹ; tiếng Anh Thị trường cho các linh kiện điện tử chuẩn từ các nhà phân phối khác nhau www.FastParts.com Điện tử; FastParts.com; Mỹ; tiếng Anh Mua bán trao đổi và thị trường cho các linh kiện điện tử www.tpnregister.com Bảo trì, sửa chữa và vận hành (MRO); TPN Register (GEIS & Thomas); Mỹ; tiếng Anh Thị trường toàn cầu kết nối người mua và người bán của MRO (bảo trì, sửa chữa và vận hành) www.checonnect.com Hoá chất và nhựa; ChemConnect; Mỹ; tiếng Anh Thị trường mở cho các nhà sản xuất, người mua và các nhà môi giới trong các ngành nhựa và hoá chất. www.e-chemical.com Hoá chất; E-Chemicals; Mỹ; Tiếng Anh Giúp đỡ việc đặt các sản phẩm hoá công nghiệp từ catalog www.ecnet.com Các ngành khác nhau; Advanced Manufacturing Online; Mỹ; tiếng Anh Giải pháp mạng tm điện tử (chỉ dành cho các thành viên đăng ký) đối với các nhà sản xuất trong ngành công nghệ cao và các đối tác của họ. www.wiznet.com Các ngành khác nhau; WIZnet; Mỹ; tiếng Anh Cộng đồng thương mại điện tử; cho phép tìm nguồn, cung cấp và mua một số các sản phẩm trong các ngành khác nhau trên mạng www.marketsite.net Các ngành khác nhau; Commerce One; Mỹ; tiếng Anh Mở thị trường giao dịch giữa các doanh nghiệp đối với một số ngành Một cách mua hàng khác tốn ít chi phí (mặc dù mất nhiều thời gian) là thông qua đấu giá trên mạng. Các cuộc đấu giá có thể là đấu giá từ phía người bán (nơi người bán quảng cáo sản phẩm mà họ sẵn sàng chào bán) hoặc đấu giá từ phía người mua (nơi người mua gửi các yêu cầu và đợi nhà cung cấp đưa ra chào hàng thương mại). Đấu giá từ phía người bán URL Ngành, người sở hữu, nước, ngôn ngữ Mô tả www.tradeout.com Các ngành khác nhau; TradeOut.com; Mỹ; tiếng Anh Thị trường mua bán trên mạng các hàng tồn kho và tài sản để không. www.imark.com Ngành chế tạo; IMark.com; Mỹ; tiếng Anh. Các thiết bị cũ; bao gồm cho thuê, đầu tư khôi phục. www.farms.com Nông nghiệp; Farms.com; Mỹ; tiếng Anh Nơi mà ngành nông nghiệp đưa ra các thông tin thị trường và đấu giá về gia súc, gia cầm, lợn, công nghệ sinh học, hoá chất, thức ăn gia súc, ngũ cốc www.gocargo.com Vận tải; GoCargo.com; Mỹ; tiếng Anh. Đấu giá để thuê tàu Các site có tiếng về đấu giá từ phía người mua Những site này bao gồm các site đấu giá chung (không tập trung vào ngành cụ thể) như là Egghead (www.egghead.com), Sorcity (www.sorcity.com), FairMarket (www.fairmarket.com), AuctionBiz (www.auctionbiz.com) hoặc FairAuction (www.fairauction). Nhiều site đấu giá từ phía người mua đặc biệt bao gồm PurchasingCenter (www.purchasingcenter.com) dành cho những người mua MRO và One Media Place (www.onemediaplace.com) dành cho những người mua các phương tiện truyền thông. Nếu muốn hiểu thêm về cơ chế đấu giá, bạn nên tham khảo Webcom (www.webcom.com), sẽ giải thích loại hình đấu giá và sử dụng khi nào thì thích hợp nhất, hoặc hướng dẫn đấu giá AuctionGuide (www.auctionguide.com) hướng dẫn bạn thông qua các cuộc bán đấu giá và người bán đấu giá. Về danh mục đấu giá đầy đủ bạn có thể vào danh mục đấu giá như Internet Auction List (www.Internetauctionlist.com) hoặc hướng dẫn đấu giá như Auctioninsider (www.auctioninsider.com) có thể liên kết với các hình thức đấu giá khác nhau. Nếu những địa chỉ trên là thích hợp, và bạn muốn nhận được nhiều thông tin hay tận dụng một số giải pháp điện tử đã được đề cập, bạn có thể vào các trang web sau đây: Mua các giải pháp về mạng điện tử URL Ngành, người sở hữu, nước, ngôn ngữ Mô tả www.dstm.com Các ngành khác nhau; Datastream; Mỹ; tiếng Anh, Tây Ban Nha, tiếng Pháp và các thứ tiếng khác Bán các công cụ hàng tồn kho, lập kế hoạch và giải quyết www.iescrow.com Các ngành khác nhau; Escrow; Mỹ; tiếng Anh Bán các giải pháp thanh toán trên mạng www.openmarket.com Các ngành khác nhau; thị trường mở; Mỹ; tiếng Anh, tiếng Pháp, Tây Ban Nha và các tiếng khác Bán các giải pháp thương mại điện tử để quản lý các phản hồi của khách hàng trên mạng Internet www.bizbots.com Các ngành khác nhau; PSDI; Mỹ; tiếng Anh Cung cấp thị trường theo thời gian thực www.MRO.com Các ngành khác nhau Bán các giải pháp dựa trên Internet đối với MRO cho thương mại điện tử, catalog riêng và các công cụ đấu giá trên mạng www.harbinger.com Các ngành khác nhau; Harbinger; Mỹ; tiếng Anh Bán các giải pháp thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp bao gồm các catalog điện tử hoặc các hệ thống từ phía người mua. 100. Trung tâm thương mại quốc tế tạo sự hỗ trợ như thế nào trong lĩnh vực thương mại điện tử? Trung tâm thương mại quốc tế hỗ trợ các tổ chức xúc tiến thương mại phát triển thương mại điện tử như một hình thái mới của các chương trình phát triển thương mại. Dưới đây là sự giới thiệu về một số hoạt động đã, đang và sẽ được thực hiện. Phân tích nhu cầu và lập kế hoạch. Trung tâm thương mại quốc tế hỗ trợ trong việc bắt đầu đưa thương mại điện tử vào các doanh nghiệp thông qua việc gợi ý các chiến lược phát triển dịch vụ hỗ trợ hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiềm năng, sử dụng kinh nghiệm đạt được ở những nước đã xây dựng được thị trường thương mại điện tử. Cử các đoàn tư vấn trong một số lĩnh vực cụ thể. Các chuyên gia của Trung tâm thương mại quốc tế tư vấn về các lĩnh vực thương mại điện tử liên quan tới phát triển xuất khẩu và mua bán quốc tế. Một số các hoạt động tư vấn được tổ chức với sự hợp tác cùng ITU, WIPO, WTO, UNCTAD và các tổ chức chuyên ngành khác. Tổ chức các buổi họp nhằm nâng cao nhận thức và các hoạt động thúc đẩy nhận thức về thương mại điện tử. Các chuyên gia của Trung tâm thương mại quốc tế giúp nâng cao nhận thức về các cơ hội kinh doanh mới và các yêu cầu về thương mại điện tử. Các tài liệu, hướng dẫn đào tạo và các ấn phẩm khác. Ngoài cuốn sách này, Trung tâm thương mại quốc tế còn cung cấp những tài liệu về thương mại điện tử dưới đây: Cuốn Các hoạt động hỗ trợ văn phòng ở nước ngoài: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các thị trường toàn cầu. Một ấn phẩm gần đây nhất của Trung tâm thương mại quốc tế tập trung vào các vấn đề thương mại điện tử đối với các công ty dịch vụ và các nhà hoạch định chiến lược thương mại quốc gia. Tiếp thị trên mạng: hướng dẫn dành cho các nhà quản lý ở các nước đang phát triển. Cuốn hướng dẫn này tập trung vào việc làm thế nào để thực thi được một chiến lược thương mại sử dụng mạng Internet, phác thảo các cơ hội và hạn chế mà các nước đang phát triển phải đối mặt, và đưa ra các ví dụ về các hoạt động và dịch vụ về thương mại điện tử. Diễn đàn thương mại quốc tế. Cuốn tạp chí này có các bài về các vấn đề thương mại điện tử xét từ góc độ của các nước đang phát triển, được coi là một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm thông qua các ví dụ nghiên cứu cụ thể và các tập quán tốt nhất, cung cấp các thông tin được phân tích, các kinh nghiệm thực tế, và các tham khảo về Internet và trình bày các dịch vụ thương mại điện tử của ITC. Giá trị gia tăng đối với ngân sách quốc gia. Cuốn sách này giới thiệu về thương mại điện tử trong các cuộc mua bán công cộng. Một chương trình đào tạo dựa trên cuốn sách này cũng được cung cấp cho các tổ chức quốc gia và các cơ quan chính phủ sử dụng. Hỗ trợ về kỹ thuật đối với thương mại điện tử. Hỗ trợ này nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ biết được làm thế nào để: Phát triển và quản lý một Website Xây dựng một máy chủ an toàn Cài đặt phần mềm tín dụng trên một Website Quản lý các tài khoản về tài chính thông qua việc chuyển tiền điện tử Cài đặt phần cứng và phần mềm thương mại điện tử Lên kế hoạch kinh doanh đối với thương mại điện tử. Trung tâm thương mại quốc tế hỗ trợ việc lập kế hoạch kinh doanh theo các cách dưới dây: Xác định các chiến lược tiếp thị thích hợp và các tập quán tốt nhất đối với các sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Phát triển các catalog sản phẩm và triển lãm ảo trên mạng Internet. Đánh giá ảnh hưởng của các website quảng cáo đối với người sử dụng tiềm năng. Phát triển các ứng dụng Interent trong các hoạt động mua bán quốc tế. Các sự kiện đặc biệt Diễn đàn giám đốc năm 2000. Một hội nghị hàng năm của các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi; Chủ đề thảo luận trong năm 2000 là “phát triển xuất khẩu trong nền kinh tế số”. Đã có một website hỗ trợ, và một hội nghị ảo dựa trên thư điện tử mở rộng phạm vi thảo luận cho nhiều người tham gia hơn. Hội nghị cũng đưa ra một bảng tóm tắt về các hoạt động hàng năm. Cybercafes. Trung tâm thương mại quốc tế tổ chức góc cà phê trên mạng (cybercafes) như một sự hỗ trợ đối với các sự kiện thương mại đặc biệt. Góc cà phê trên mạng cho phép các chuyên gia và các nhà xuất khẩu tìm kiếm trên mạng các thông tin thương mại đối với các sản phẩm và các ngành theo khu vực địa lý mà họ quan tâm. Thông tin này là kết quả nghiên cứu của Trung tâm thương mại quốc tế được lưu vào đĩa CD cho tiện sử dụng tại các quán cà phê trên mạng và để tiếp tục phổ biến tới lượng độc giả lớn hơn. Đấu giá cà phê Gourmet trên mạng Internet. Trung tâm thương mại quốc tế, với sự cộng tác của một số hiệp hội cà phê, đã tổ chức cuộc bán đấu giá cà phê trên mạng đầu tiên của thế giới vào tháng 12/99. Cuộc bán đấu giá này đã tạo ra mức giá cao hơn 60% cho các công ty tham gia, và được coi là một thử nghiệm mẫu về thương mại điện tử, cho thấy mạng Internet có thể kết hợp như thế nào với biện pháp tiếp thị truyền thống và cơ chế đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao xuất khẩu của các nước đang phát triển. Các Websites và các diễn đàn thảo luận. Phần lớn cơ sở dữ liệu của Trung tâm thương mại quốc tế và một số ấn phẩm có thể tiếp cận được trên mạng thông qua các trang web của ITC (www.intracen.org). ITC đưa ra các diễn đàn thảo luận qua thư điện tử về các lĩnh vực cụ thể của thương mại điện tử và xây dựng các website và trang web đặc biệt. Xuất khẩu dịch vụ. Một website của Trung tâm thương mại quốc tế cung cấp các thông tin về các chính phủ, các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ; Trang website có hồ sơ về 12 ngành dịch vụ và một cơ sở dữ liệu về các địa chỉ liên hệ. Thị trường AG. Một website đặc biệt về thông tin thị trường đối với ngành kinh doanh nông nghiệp. Công ty tư nhân Market AG và Trung tâm thương mại quốc tế cùng phát triển một site về danh mục các công ty, danh mục chứa một cơ sở dữ liệu có thể tra cứu một cách đầy đủ về các thông tin liên hệ đối với các nhà xuất khẩu, các nhà nhập khẩu, các nhà chế biến,vv… Trung tâm thương mại quốc tế giúp đỡ các công ty ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi đăng ký thông tin về họ trong danh mục này. www.fresh-marketplace.com. Một cơ sở dữ liệu trên mạng cung cấp các thông tin cập nhật về các nhà cung cấp rau quả cho những người mua và các nhà nhập khẩu. Đây là nỗ lực chung của Trung tâm thương mại quốc tế và cơ quan xuất bản tạp chí thương mại Fresh Produce Journal. Dịch vụ này được cung cấp miễn phí cho các nhà nhập khẩu, còn đối với các nhà xuất khẩu sau một tháng đăng ký thử nghiệm miễn phí sẽ bị đánh phí đăng ký hàng năm. Website về mạng thương mại thế giới (xem mục dưới đây về World Tr@de Net) Cổng phân tích thị trường (Market Analysic Portals-MAPs). Trang phân tích thị trường theo nước của Trung tâm thương mại quốc tế cung cấp sơ lược về xuất khẩu và nhập khẩu của 184 nước; đưa ra các thông tin về các ngành hàng và sản phẩm xuất khẩu cạnh tranh nhất, về động lực nhập khẩu, và tiềm năng của sản phẩm và sự đa dạng hoá của thị trường. MAP được xây dựng nhằm cung cấp thông tin thương mại về 84 nhóm sản phẩm bao gồm khoảng 5,000 mặt hàng và dịch vụ. Danh mục các nguồn thông tin thương mại trên mạng Internet. Bao gồm trên 3.000 website có chứa các thông tin có liên quan đến thương mại, danh mục này liệt kê các trang web theo các nhóm dưới đây: thông tin thị trường, thông tin liên lạc, thông tin về số liệu thống kê, thông tin về pháp lý và kỹ thuật, thông tin về các sự kiện. Danh mục này có trích yếu về công cụ tìm kiếm, cổng thương mại điện tử và các cơ sở dữ liệu về thương mại khác nhau. Một số các chương trình hiện tại Mạng thương mại thế giới (World Tr@de Net). Chương trình thương mại thế giới cung cấp thông tin, đào tạo và tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan tới tổ chức thương mại quốc tế WTO, bao gồm thương mại điện tử. Website này có chứa các thông tin không chính thức trên mạng cũng như diễn đàn thảo luận cho phép các nước thành viên của mạng trao đổi kinh nghiệm. Năm ngoái đã diễn ra một hội thảo về thương mại điện tử qua mạng Internet. Các tài liệu đào tạo thương mại điện tử về mua bán của chính phủ. Một hình thái đào tạo, “hướng dẫn về thương mại điện tử trong các cuộc mua bán của chính phủ” và là một website mẫu về các cơ hội đấu giá điện tử, bao gồm các công cụ tìm kiếm và các dấu hiệu mua bán cũng đang được phát triển. Phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghệ thông tin. Trung tâm thương mại quốc tế tư vấn về chiến lược xuất khẩu cho các sản phẩm công nghệ; cung cấp các cơ hội trên mạng thông qua hội thảo doanh nghiệp; cung cấp các ấn phẩm về thị trường đối với các công nghệ đặc biệt; tiến hành đánh giá nhu cầu và kết nối doanh nghiệp giữa các nhà nhập khẩu công nghệ và các nhà xuất khẩu công nghệ; tiến hành nghiên cứu có liên quan tới thương mại và hướng dẫn về các sản phẩm công nghệ thông tin. Một website về vấn đề này hiện đang được phát triển. Trợ giúp kỹ thuật về tiếp thị trên mạng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Trung tâm thương mại quốc tế hỗ trợ các chuyên gia thương mại về thiết kế và thực hiện các chương trình thông tin thương mại dựa trên công nghệ thông tin và viễn thông. 101. Những tổ chức quốc tế nào tiến hành các chương trình và các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử? Hoạt động của một số tổ chức quốc tế được miêu tả dưới đây. Phòng thương mại quốc tế (ICC) Cuốn những hướng dẫn về quảng cáo và tiếp thị trên mạng Internet của ICC đáp ứng được nhu cầu thông tin về các tập quán có lợi trong việc quảng cáo trên mạng. Những hướng dẫn này cung cấp các quy định tự điều chỉnh duy nhất về việc quảng cáo đúng cách trên mạng Internet và nhằm nâng cao niềm tin của chính phủ và người tiêu dùng. ICC đã đưa một cơ sở dữ liệu về các quy định thương mại điện tử lên trên mạng vào năm 2000. Những quy định này cùng với một số quy định thống nhất khác về thương mại điện tử sẽ cho phép các bên hợp nhất lại thành công cụ tham khảo cho các hợp đồng thương mại điện tử. Theo ICC, các quy định được chia thành 4 loại: Các điều khoản độc quyền như là các điều kiện chung về văn phòng mua bán và dịch vụ trên mạng; các tài liệu chung như là luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử; các điều khoản hay các thông cáo mẫu về thương mại điện tử được phát triển thành các tập quán tốt cho thương mại điện tử; các tài liệu và các điều khoản được chính thức thừa nhận và các tập quán tốt của ICC. Trong số những tài liệu này có cuốn ICC GUIDEC hay còn gọi là thói quen chung về thương mại được đảm bảo bởi số hoá quốc tế và cuốn hướng dẫn về quảng cáo và tiếp thị trên mạng Internet của ICC. Các thông tin về dịch vụ của ICC có thể nhận được từ: Christiaan van der Valk, thư ký dự án thương mại điện tử, phòng thương mại quốc tế, 38 Cours Albert 1er, 75008 Paris, Pháp, Tel: 33 (0)1 49 53 29 13, Fax: 33(0)1 49 53 28 59, Email: christiaan.vandervalk@iccbo.org, ICC là tổ chức khai sinh của mạng thương mại thế giới (WCN, mạng này đưa lên mạng Internet tất cả các phòng thương mại trên toàn cầu. Mạng này nhằm thúc đẩy các cơ hội kinh doanh thông qua dịch vụ trao đổi kinh doanh toàn cầu trên mạng, và tập hợp các kết nối giữa các phòng thương mại thông qua những người liên lạc quốc tế của các phòng. Các phòng thương mại được liên kết theo cách này thì ở vị trí chủ trì đối với các thành viên tới thăm (thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) của các phòng thương mại khác, và cung cấp cho họ các dịch vụ và những trợ giúp khác. Để biết thêm thông tin, xin liên hệ với Anthony Parkes, phòng thương mại quốc tế (tại địa chỉ nêu trên), Tel: 33 (0)1 49 53 29 67, E-mail: anthony.parkes@iccwbo.org. Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU) Mục tiêu trước mắt của dự án thương mại điện tử đối với các nước đang phát triển của ITU là cho phép các nước đang phát triển tiếp cận và thu lợi từ công nghệ thương mại điện tử hiện hành, sử dụng các dịch vụ và cơ sở hạ tầng hiện có tới một phạm vị có thể. Theo ITU, để đem lại những lợi ích tức thì và tăng cường các cơ hội duy trì dự án, thì sự tập trung ban đầu là vào các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu và hoạt động thương mại với các đối tác ở các nước đang phát triển. Sử dụng thương mại điện tử sẽ giúp mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhờ việc tiếp cận khách hàng quốc tế với mức chi phí thấp hơn. Điều này cũng cho phép việc chuyển giao công nghệ về thương mại điện tử thông qua việc phát triển các nguồn nhân lực cần thiết để cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử và duy trì cơ sở hạ tầng. Mục tiêu lâu dài và hỗ trợ sự mở rộng của thương mại điện tử và khuyến khích sự pháp triển cơ sở hạ tầng ICT. Các yếu tố cơ bản của kế hoạch hành động đối với dự án của ITU bao gồm: Phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra sự đảm bảo về thanh toán điện tử, đảm bảo các cuộc giao dịch an toàn và các dịch vụ đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp độc lập khác nhau trong cộng đồng, trong khu vực và tại các nước (Trung tâm EC-DC). Xây dựng khả năng và chuyển giao công nghệ bằng cách phát triển các kỹ năng và kiến thức về thương mại điện tử nhằm hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ này, và giảm chi phí sắp đặt và vận hành. Các chính sách quốc gia và nâng cao nhận thức. ITU hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách biết được nhu cầu về các điều chỉnh chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng thương mại điện tử. ITU cũng nâng cao nhận thức của công chúng về thương mại điện tử và tác động của nó đối với các ngành khác nhau ở các nước đang phát triển. Hợp tác với các ngành tư nhân và chính phủ. ITU khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tư nhân thông qua các thoả thuận hợp tác phi độc quyền nhằm cung cấp sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật đối với các nước đang phát triển. Để biết thêm chi tiết, hãy tới thăm trang website của ITU theo địa chỉ Uỷ ban pháp luật về thương mại quốc tế của liên hiệp quốc (UNCITRAL) UNCITRAL xây dựng các hình thái luật chủ yếu thu hút sự quan tâm của các nhà lập pháp. Tuy nhiên một số các tài liệu cùng với văn bản của UNCITRAL và một số các điều khoản của luật mẫu về thương mại điện tử của Uỷ ban có thể là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những ai muốn biết thêm về các vấn đề pháp lý về thương mại điện tử. Các tài liệu của nhóm làm việc về thương mại điện tử của UNCITRAL có thể tiếp cận được tại địa chỉ www.uncitral.org. Hội nghị về thương mại và phát triển của liên hiệp quốc (UNCTAD) Chương trình đầu mối thương mại. Chương trình này cung cấp cho các trung tâm hỗ trợ thương mại (đầu mối thương mại) nhằm giảm chi phí giao dịch thương mại và giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận tốt hơn đến các thông tin có liên quan tới thương mại, các mạng toàn cầu và dịch vụ, sử dụng công nghệ thông tin dùng modem. Hiện tại, có 120 nước tham gia vào chương trình này, 44 đầu mối thương mại đã trong giai đoạn hoạt động; 19 đầu mối dự kiến sẽ đi vào hoạt động sớm; và 84 đầu mối khác đang trong giai đoạn phát triển. Những thành tựu quan trọng nhất của chương trình đó là: Công bố trung bình khoảng 200 cơ hội giao dịch điện tử (ETOs) một ngày với trên 10.000 người thuê bao. Khoảng 50% những cơ hội này có giá trị ít nhất là 10.000 đôla mỗi cuộc giao dịch, nhưng chỉ có 10% là vượt quá 1 triệu đôla mỗi cuộc giao dịch. Giới thiệu các công nghệ thông tin tiên tiến ở các nước đang phát triển, các đầu mối thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực nhằm tiếp cận thư điện tử và mạng Internet. Một điều tra tiến hành vào năm 1996 cho thấy 64% các đầu mối thương mại sử dụng Internet cho mục dịch quảng cáo và 56% cung cấp việc thiết kế và chủ trì trang web như một dịch vụ đối với khách hàng của họ. Tạo nhận thức về thương mại điện tử thông qua các hội nghị và hội thảo. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn 85% khách hàng của đầu mối thương mại là các doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc nhỏ và rất nhỏ. Trong số đó có trên 31% là các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ. Xây dựng sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân. Mặc dù các đầu mối thương mại thường do các ngành tư nhân chủ trì và quản lý, nhưng phần lớn các đầu mối thương mại là do các tổ chức phi lợi nhuận có sự tham gia của cả tư nhân và nhà nước quản lý. Để biết thêm thông tin về chương trình đầu mối thương mại, hãy sử dụng địa chỉ Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) WIPO đang triển khai một chương trình hợp tác phát triển. Mặc dù chương trình này chủ yếu nhằm vào các chính phủ, nó cũng có tác động đối với các doanh nghiệp thông qua các biện pháp xây dựng năng lực trong khu vực tư nhân. WIPO cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật và hợp tác với chính phủ ở các nước kém phát triển nhằm xây dựng và đổi mới việc bảo hộ quyền sở hữu về trí tuệ (sở hữu công nghiệp và hệ thống bản quyền) cho phù hợp với các mục tiêu và các yêu cầu của quốc gia. Trọng tâm là tăng cường năng vực quản lý và kỹ thuật trong khu vực tư nhân và thúc đẩy năng lực quản lý nhà nước để thiết lập và triển khai các chính sách sở hữu trí tuệ thích hợp. Ngoài ra, chương trình này cũng hỗ trợ việc chuẩn bị triển khai hiệp định về các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại của tổ chức thương mại thế giới (TRIPS), về việc chuyển giao công nghệ, sử dụng Internet và thương mại điện tử. Để biết thêm thông tin, hãy vào website của WIPO theo địa chỉ: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Chương trình làm việc về thương mại điện tử của tổ chức thương mại thế giới do Hội đồng chung đề ra. Do WTO là một diễn đàn của các chính phủ chứ không phải của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các hoạt động của nó có thể không phải là sự giúp đỡ trực tiếp tới các công ty thương mại điện tử ở các nước đang phát triển mặc dù nó quan tâm tới tiến trình này. Trách nhiệm về thương mại điện tử được giao cho 4 cơ quan của tổ chức thương mại thế giới: Hội đồng về hàng hoá, Hội đồng về dịch vụ và Hội đồng về các lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ có liên quan tới thương mại, và Uỷ ban về thương mại và phát triển (CTD). CTD chịu trách nhiệm nghiên cứu các vấn đề về chính sách có liên quan đến thương mại điện tử, trong khi 3 hội đồng trên nghiên cứu về các công cụ của WTO trong các lĩnh vực tương ứng nên áp dụng như thế nào đối với thương mại điện tử. Những cơ quan này chuẩn bị báo cáo và tài liệu làm việc về các hoạt động của chúng, một số báo cáo và tài liệu có ở Website của tổ chức thương mại thế giới theo địa chỉ (www.wto.org). l02. Những lĩnh vực thương mại điện tử nào cần tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu thêm? Khái niệm và thực tế về thương mại điện tử có liên quan tới công nghệ và phần mềm mới đã được giới thiệu nhằm hỗ trợ các giao dịch, hỗ trợ thông tin liên lạc và tiếp thị bán hàng. Những thay đổi này làm phát sinh những nghiên cứu về các lĩnh vực thực tế của thương mại điện tử cần thiết ở góc độ quốc gia, trong những lĩnh vực cụ thể theo ngành, và có sự phối hợp của giới doanh nghiệp, của chính phủ, các hiệp hội và các trường đại học. Dưới đây là một số lĩnh vực gợi ý để nghiên cứu: Lĩnh vực mà ở đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển có thể quảng cáo thành công và bán được các sản phẩm hàng hoá dịch vụ của họ nhờ sử dụng các website, sử dụng thư điện tử và cơ sở viễn thông thống nhất, sử dụng hệ thống đặt hàng và thanh toán tiền hàng. Lĩnh vực mà ở đó kênh cung cấp sử dụng mạng Internet đã được mô tả. Nói cách khác, sự thay đổi về công nghệ đã tạo ra những khác biệt nào đối với kênh cung ứng truyền thống và các nước đang phát triển có thể tham gia vào các kênh cung ứng trên mạng theo những cách nào? Lĩnh vực mà ở đó các nhà cung cấp nhỏ ở các nước đang phát triển có thể dễ dàng kết hợp thành kênh cung ứng do kết quả của các giao dịch thương mại điện tử. Những nghiên cứu cụ thể theo ngành hoặc các nghiên cứu cụ thể tập trung vào các ứng dụng công nghệ cụ thể (như tiến trình đặt hàng, tiếp thị hàng hoá, quản lý hàng tồn kho, giám sát dự án, phân bố thông tin) để minh hoạ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển thấy được cách làm thế nào để học hỏi được từ những người tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử ở các nước đang phát triển. Tóm tắt các trường hợp nghiên cứu cụ thể về việc các ngành công nghiệp thay đổi như thế nào do tác động của thương mại điện tử. Những hướng mà từ đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng Internet để đạt được tính hiệu quả và kinh tế quy mô. Từ triển vọng marketing quốc tế, làm thế nào để xây dựng trang Web cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nước đang phát triển hoặc nhóm các nước đang phát triển. Các cổng theo ngành hiện có trên mạng do các tổ chức đa quốc gia quản lý. Các tổ chức hỗ trợ thương mại khu vực hoặc quốc tế có thể đi tiên phong trong vấn đề này. Điều cần thiết là một chiến lược hợp tác để thiết kế trang Web tiện lợi trong kinh doanh cho các doanh nghiệp bán hàng vừa và nhỏ, và cung cấp cho người mua ở các nước khác một cơ chế đơn giản, dễ sử dụng trong việc xác định các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển. Các cơ chế tìm kiếm chủ yếu phải được đưa vào như một phần trong bất kỳ cuộc thảo luận nào về chiến lược này. Làm thế nào để các tổ chức quốc gia ở các nước đang phát triển có thể giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thể hiện các sản phẩm và dịch vụ một cách có hiệu quả hơn bằng việc xây dựng các cổng trên Internet theo ngành hàng và theo ngành sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những cổng như trên có thể chứa các danh bạ (đôi khi còn gọi là các trang xanh) trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể mô tả ngắn gọn về họ để có được sự thể hiện không nhiều nhưng tương xứng trên mạng Internet. Làm thế nào để các tổ chức phát triển thương mại có thể sử dụng các nguồn tin, các trang chủ, các diễn đàn thảo luận và có thể trực tiếp tiếp thị qua mạng Internet để tiếp cận được các chính sách, các ấn phẩm, các chương trình phát triển thương mại chủ yếu, v.v… Thư điện tử là một phương tiện đang được sử dụng có thể làm giảm đáng kể chi phí liên lạc, chi phí in ấn, tiếp thị và phân bố thông tin. Làm thế nào để các nước đang phát triển có thể khuyến khích việc sử dụng thương mại điện tử bằng việc giới thiệu các chương trình và dịch vụ thành công, nhấn mạnh việc làm thế nào để họ đạt được điều đó. Làm thế nào để khuyến khích luồng tư tưởng tự do giữa các chuyên gia thương mại điện tử để xác định các vấn đề quan trọng về thương mại điện tử có liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển. Sự phân công của các chuyên gia cũng được ITC xắp xếp. Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ: mccue@intracen.org. Collected from internet – sontran155@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbi_quyet_thuong_mai_hoa_dien_tu_3051.pdf
Tài liệu liên quan