555 câu hỏi trắc nghiệm luyện thi Đại học môn hóa

Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn đã và đang chuẩn bị ôn thi cho kỳ thi Đại học, Cao đẳng sắp tới ! Tài liều gồm: Phần thứ nhất : Gồm các câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn theo nhiều hình thức như: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm ghép đôi, trắc nghiệm đúng, sai, trắc nghiệm điền khuyết. Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm bao trùm các kiến thức cơ bản về hoá học ở phổ thông có mở rộng nâng cao và gắn với thực tiễn. Phần thứ hai: Hướng dẫn giải và đáp số. Chúc các bạn thi tốt !

doc243 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 555 câu hỏi trắc nghiệm luyện thi Đại học môn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là những chất nào sau đây? A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2. B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2. C. NaOH, NaHCO3, CO2, Na2CO3. D. NaOH, Na2CO3, CO2, NaHCO3. 491. Hòa tan hoàn toàn 10,0g hỗn hợp hai muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch A và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Cô cạn dung dịch A thì thu được m(g) muối khan. m có giá trị là: A. 1,033g B. 10,33g C. 9,265g D. 92,65g 492. Nhúng một thanh nhôm nặng 50g vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38g. Khối lượng Cu thoát ra là: A. 0,64g B. 1,28g C . 1,92g D. 2,56 493. Hòa tan 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại A, B (A và B là hai kim loại thuộc phân nhóm chính II) vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m (g) hỗn hợp muối khan, m có giá trị là: A. 6,36g. B. 63,6g. C. 9,12g. D. 91,2g. 494. Cho các chất: CO2, CO, MgO, MgCO3. Hai chất có phần trăm khối lượng oxi bằng nhau là: A. MgO và CO. B. CO2 và MgCO3. C. MgCO3 và CO. D. không có cặp chất nào. 495. Kim loại kiềm có thể được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây ? A. Nhiệt luyện. B. Thuỷ luyện. C. Điện phân nóng chảy. D. Điện phân dung dịch. 496. Nguyên tử của nguyên tố nào luôn cho 2e trong các phản ứng hoá học A. Na Số thứ tự 11. B. Mg Số thứ tự 12. C. Al Số thứ tự 13. D. Fe Số thứ tự 26. 497. Các nguyên tử của nhóm IA trong bảng HTTH có số nào chung? A. Số nơtron. B. Số electron hoá trị. C. Số lớp electron D. Số electron lớp ngoài cùng. 498. Các nguyên tố kim loại nào được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử ? A. al, Fe, Zn, Mg. B. Ag, Cu, Mg, Al. C. Na, Mg, Al, Fe. D. Ag, Cu, Al, Mg. 499. Chất nào sau đây được sử dụng đẻ khử tính cứng của nước? A. Na2CO3. B. Ca(OH)2. C. Chát trao đổi ion. D. A, B, C đúng. 500. Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al(OH)3. B. Zn(OH)2. C. Be(OH)2. D. A, B, C đúng. 501. Magie có thể cháy trong khí cacbon đioxit, tạo ra một chất bột màu đen. Công thức hoá học của chất này là: A. C B. MgO C. Mg(OH)2 D. Một chất khác. 502. Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp trong nhóm IIA vào dd HCl thu được 1,12 lit CO2 ở đktc. Xác định kim loại A và B là: A. Be và Mg B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. 503. Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. xác định công thức của muối XCl3 là chất nào sau đây? A. FeCl3 B. CrCl3 C. BCl3 D. Không xác định được. 504. Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. xác định phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là: A. 16% và 84%. B. 84% và 16%. C. 26% và 74%. D. 74% và 26%. 505. Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II vào dd HCl thấy thoát ra 0,2mol khí. Khi cô cạn dd sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 26,0 B. 28,0 C. 26,8 D. 28,6 506. Trong số các phương pháp làm mềm nước, phương pháp nào chỉ khử được độ cứng tam thời? A. Phương pháp hoá học. B. Phương pháp đun sôi nước. C. Phương pháp cất nước. D. Phương pháp trao đổi ion. 507. Trong một cốc nước cứng chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, và c mol HCO3-. Nếu chỉ dùng nước vôi trong, nồng độ Ca(OH)2 pM để làm giảm độ cứng của cốc thì người ta thấy khi thêm V lít nước vôi trong vào cốc, độ cứng trong cốc là nhỏ nhất. Biểu thức tính V theo a, b, p là: A. V = B. C. D. 508. Một dung dịch chứa 0,1mol Na+, 0,1 mol Ca2+, 0,1mol Cl- và 0,2 mol HCO3-. Cô cạn dung dịch ở áp suất thấp, nhiệt độ thấp thì thu được m gam hỗn hợp muối khan. Nếu cô cạn dung dịch ở áp suất khí quyển, nhiệt độ cao thì thu được n gam hỗn hợp muối khan. So sánh m và n ta có: A. m = n. B. m < n. C. m > n. D. Không xác định. 509. Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là một quá trình hoá học. Quá trình này kéo dài hàng triệu năm. Phản ứng hoá học nào sau đây biểu diễn quá trình hoá học đó? A. CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2 ® CaCO3 + CO2 + H2O. C. Mg(HCO3)2® MgCO3 + CO2 + H2O. D. MgCO3 + CO2 + H2O ® Mg(HCO3)2. 510. Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 500g dung dịch NaOH 12% để có dd NaOH 8% ? A. 250 B. 200 C. 150 D. 100 511. Để sản xuất magie từ nước biển, người ta điện phân muối MgCl2 nóng chảy. Trong quá trình sản xuất magie, người ta đã sử dụng các tính chất nào của các hợp chất magie? A. Độ tan trong nước rất nhỏ của Mg(OH)2. B. Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp của muối MgCl2 (705oC). C. Mg(OH)2 tác dụng dễ dàng với dung dịch axit HCl. D. A, B, C đều đúng. 512. Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat? A. Đá vôi. B. Thạch cao. C. Đá hoa cương. D. Đá phấn. 513. Chất nào sau đây được sử dụng trong y học, bó bột khi xương bị gãy? A. CaSO4.2H2O. B. MgSO4.7H2O. C. CaSO4. D. 2CaSO4.H2O 514. Criolit Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản xuất nhôm vì lí do nào sau đây? A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp nhằm tiết kiệm năng lượng. B. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy. C. Tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hoá. D. A, B, C đúng. 515. ứng dụng nào sau đây không phải là của CaCO3? A. Làm bột nhẹ để pha sơn. B. Làm chất độn trong công nghiệp cao su. C. Làm vôi quét tường. D. Sản xuất xi măng. 516. Hợp kim nào sau đây không phải là của nhôm? A. Silumin. B. Đuyara. C. Electron D. Inox. 517. Loại quặng và đá quý nào sau đây có chứa nhôm oxit trong thành phần hoá học? A. Boxit. B. Hồng ngọc. C. Ngọc bích. D. A, B, C đúng. 518. Dung dịch muối AlCl3 trong nước có pH là: A. = 7. B. < 7. C. > 7. D. Không xác định. 519. Cho khí CO2 tác dụng với dung dịch chứa amol Ca(OH)2. Đồ thị nào sau đây biểu diễn mối quan hệ giữa số mol Ca(HCO3)2 với số mol CO2? CO2 CO2 CO2 CO2 a A. 0 a 2a n B. 0 a 2a n C. 0 a 2a n D. 0 a 2a n 520. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2? A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó kết tủa tan. C. Ban đầu có kết tủa dạng keo, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần. D. Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan. C. hướng dẫn trả lời và đáp số 486. C 487. B 488. A 489. 490. B 491. B 492. C 493. C 494. C 495. C 496. B 497. D 498. D 499. D 500. D 501. A 502. B 503. A 504. A 505. A 506. B 507. B 508. C 509. B 510. A 511. D 512. B 513. D 514. D 515. C 516. D 517. D 518. B 519. A 520. C 487. Hướng dẫn: Đặt công thức chung của A và B là R 2R + 2H2O ® 2ROH + H2 0,2mol 0,1mol là thỏa mãn Đáp án B. 488. Cách giải 1: Phương trình ion rút gọn: Mg2+ + ® MgCO3¯ Ba2+ + ® BaCO3¯ Ca2+ + ® CaCO3¯ Gọi x, y, z là số mol của Mg2+ , Ba2+ , Ca2+ trong dung dịch A. Vì dung dịch trung hòa điện, ta có: 2x + 2y + 2z = 0,1 + 0,2 = 0,3 hay x + y + z = 0,15 Þ Cách giải 2: Khi phản ứng kết thúc, các kết tủa tách khỏi dung dịch, phần dung dịch chứa Na+, Cl- và . Để trung hòa điện. Đáp án A . 491. Cách giải 1: PTPƯ: XCO3 + 2HCl ® XCl2 + H2O + CO2 (1) a a Y2(CO3)3 + 6HCl ® 2HCl3 + 3H2O + 3CO2 (2) b 3b Đặt Theo đầu bài ta có hệ phương trình: aX + 2bY + 60(a+3b) = 10 aX + 2bY = 10 - 1,8 = 8,2 Mà khối lượng muối (m) = m = a(X + 71,5) + 2b(Y + 106,5) Û m = a(X + 71) + 2b(Y + 106,5) = aX + 2bY + 35,5(2a + 3b) Û m = (aX + 2bY) + (71a + 213b) => m = 8,2 + 71(a + 3b) = 8,2 + 2,13 = 10,33 (g) Cách giải 2: Vận dụng phương pháp tăng giảm khối lượng. Theo phương trình ta có: 1 mol muối chuyển thành muối Cl- thì có 1mol CO2 bay ra, khối lượng muối tăng là 71- 60 =11g Vậy theo đề bài m muối tăng: 11 x 0,03 = 0,33 (g) Þ Smmuối clorua = 10 + 0,33 = 10,33 (g). Đáp án: B 492. Cách giải 1: 2Al + 3CuSO4 ® Al2(SO4)3 + 3Cu x 1,5x Đặt số mol Al phản ứng là x Khối lượng vật sau phản ứng = mCu gp + mAl còn dư = 1,5x x 64 + (50 - 27x) = 51,38 Þ x = 0,02 (mol) => khối lượng Cu thoát ra: 0,02 x 1,5 x 64 = 1,92g Cách giải 2: Theo phương trình cứ 2mol Al ® 3mol Cu khối lượng tăng là: 3 x (64 - 54) = 138g Vậy khối lượng tăng: 51,38 - 50 = 1,38g Þ 0,03mol Cu Þ mCu = 0,03 x 64 = 1,92 (g) Đáp án C. 493. Cách giải 1: ACl2 + 2AgNO3 ® 2AgCl¯ + A(NO3)2 BCl2 + 2AgNO3 ® 2AgCl ¯ + BC(NO3)2 Đặt Theo đầu bài ta có: (A + 71) x + (B + 71)y = 5,94 2x + 2y = 0,12 => x + y = 0,06 Khối lượng muối khan gồm A(NO3)2 và B(NO3)2 m = (A + 124)x + (B + 124) y = Ax + By + 124(x+y) = 1,68 + 124 x 0,06 = 9,12 (g) Cách giải 2: áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng Cứ 1mol MCl2 tạo ra 2mol AgCl thì m tăng 53g Vậy nAgCl = 0,12 mol m muối nitrat = mKL + m­ = 5,94 + 3,18 = 9,12 (g) Đáp án C. 494. Cách giải 1: áp dụng công thức, tính phần trăm khối lượng của oxi có trong mỗi hợp chất để so sánh. CO2 %O = x 100% = 72,7% CO %O = x 100% = 57,1% MgO %O = x 100% = 40% MgCO3 %O = x 100% = 57,1% Đáp án C. Cách giải 2: Dựa vào đặc điểm nguyên tử khối Mg gấp hai lần nguyên tử khối của C. Ta qui đổi khối lượng một Mg bằng hai C. Ta có các tỷ lệ sau: CO2 1C : 2O MgO 2C:1O CO 1C :1O MgCO3 3C:3O Vậy cặp có % khối lượng oxi bằng nhau là MgCO3 và CO. Đáp án C. 502. Hướng dẫn: Đặt là nguyên tử khối trung bình của hai kim loại A và B. CO3 + 2HCl ® Cl2 + CO2­ + H2O 0,05 CO3 = = 93,6 - 60 = 33,6 Biện luận: A < 33,6 ® A là Mg = 24 B > 33,6 ® B là Ca = 40. Đáp án: B 503. Hướng dẫn: Gọi A là nguyên tử khối của kim loại X. Al + XCl3 ® AlCl3 + X 0,14 Ta có: (A + 35,5.3).0,14 – (133,5.0,14) = 4,06 Giải ra A = 56. Kim loại X là Fe và muối FeCl3. Đáp án: A 504. Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy. Đặt x là số gam NaHCO3. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2­ + H2O­ 2.84g giảm: 44 + 18 = 62g xg giảm: 100 – 69 = 31g Ta có: Vậy NaHCO3 chiếm 84% và Na2CO3 chiếm 16%. Đáp án A. 505. Hướng dẫn: Kí hiệu kim loại hoá trị I là M, số mol là x kim loại, hoá trị II là R, số mol là y. M2CO3 + 2HCl ® 2MCl + CO2­ + H2O (1) 1mol(2M+60)g 2(M+35,5) tăng (2M+71)-(2M+60) = 11gam xmol 11gam RCO3 + 2HCl ® RCl2 + CO2­ + H2O (2) 1mol(R+60)g (R+71) tăng (R+71)-(R+60) = 11g ymol 11ygam Từ (1) và (2): mhh = x + y = = 0,2 Theo (1), (2): (x + y)mol hỗn hợp phản ứng thì khối lượng hh muối tăng (11x + 11y)g = 11(x + y) = 11.0,2 = 2,2g. Vậy khối lượng muối thu được bằng khối lượng muối ban đầu cộng với khối tượng tăng thêm. mmuối = 23,8 + 2,2 = 26g Đáp án: A 507. Hướng dẫn: Dung dịch nước vôi trong có sự điện li: Ca(OH)2 ® Ca2+ + 2OH- Vp mol 2Vp mol Các phản ứng khử cứng: Mg2+ + 2OH- ® Mg(OH)2 (r) b mol 2b mol Ca2+ + HCO3- + OH- ® CaCO3(r) + H2O (a + Vp)mol (a + Vp)mol Lượng OH- đủ dùng cho cả hai phản ứng trên, cho nên: 2b + (a + Vp) = 2Vp Þ 2b + a = Vp Þ V = . Đáp án: B 510. Hướng dẫn: 0 4 8 mdd12% 12 8 (ở đây nước có nồng độ NaOH bằng 0). Đáp án: A Chương 13. crom - sắt - đồng A. tóm tắt lí thuyết 1. crom Kí hiệu: Cr; Số thứ tự 24; Nguyên tử khối: 51,996 Cấu hình electron của nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d54s1 a.Tính chất vật lí Crom là kim loại trắng xám, nặng (d =7,2) và bề ngoài trông giống thép. Nhiệt độ nóng chảy của crom là 1875 0C và sôi ở 2570 0C. Khi tạo hợp kim với sắt, crom làm cho thép cứng và chịu nhiệt hơn. Thép không gỉ crom - niken chứa khoảng 15% crom. b. Tính chất hóa học Do cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3d54s1 cho nên crom tạo ra các hợp chất trong đó có số oxi hóa từ +1 đến + 6. t0 Tác dụng với đơn chất: ở nhiệt độ thường crom chỉ tác dụng với flo. Nhưng ở nhiệt độ cao crom tác dụng với oxi, lưu huỳnh, nitơ, phot pho... Ví dụ: 2Cr + 3Cl2 2CrCl3 Trong dãy điện hóa, crom đứng giữa kẽm và sắt, tuy nhiên cũng như nhôm, crom có một lớp oxit mỏng bền vững bảo vệ, nên rất bền, không phản ứng với nước và không khí. Crom không tác dụng với dung dịch loãng, nguội của axit HCl, H2SO4. Khi đun nóng, màng oxit tan, crom tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối crom II, khi không có mặt oxi. t0 Cr2O3 + 6HCl 2CrCl3 + 3H2O Cr + 2HCl CrCl2 + H2 ở nhiệt độ thường, crom bị HNO3 đặc và H2SO4 đặc làm thụ động hóa giống như nhôm. Điều chế crom: Dùng phương pháp nhiệt nhôm, chỉ cần đun nóng lúc đầu, sau đó phản ứng tỏa nhiệt mạnh. Cr2O3 + 2Al 2Cr + Al2O3 c. Một số hợp chất của crom Hợp chất crom II: + oxit CrO là một chất tự cháy, có dạng bột màu đen. Khi đun nóng trên 1000C chuyển thành Cr2O3. CrO là một oxit bazơ. Hiđroxit Cr(OH)2 là một chất rắn màu vàng nâu, không tan trong nước. Khi đun nóng trong không khí, bị oxi hóa thành Cr(OH)3. Cr(OH)2 là một bazơ. 4Cr(OH)2 + 2H2O + O2 ® 4Cr(OH)3 + Muối crom II đa số ở dạng hiđrat hay tan trong nước có màu xanh da trời. Muối khan và muối của axit yêu có màu khác. Cr(CH3COO)2 có màu đỏ. Tính chất hóa học đặc trưng của muối crom II là tính khử mạnh. 4CrCl2 + O2 + 4HCl ®4CrCl3 + 2H2O Trong phòng thí nghiệm, để điều chế muối crom II, cho Zn tác dụng với muối crom III trong môi trằng axit. Điều kiện cần thiết của phản ứng là dòng hiđro liên tục thoát ra, tránh oxi tiếp xúc với muối crom II. Hợp chất crom III t0 + Cr2O3 là một chất bột màu lục thẫm. Cr2O3 khó nóng chảy và cứng như Al2O3. Nó có tính chất lưỡng tính, nhưng không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Điều chế trong phòng thí nghiệm, nhiệt phân amoni bicromat. (NH4)2Cr2O7 Cr2O3 + N2 + 4H2O Trong công nghiệp: K2Cr2O7 + S Cr2O3 + K2SO4 + Cr(OH) 3 là một chất kết tủa keo, màu lục xám, không tan trong nước. Chất này có tính lưỡng tính như Al(OH)3. + Muối crom III, kết tinh dạng tinh thể hiđrat, có màu. Trong môi trường axit, muối crom III bị kẽm khử thành muối crom II. Trong môi trường kiểm nó bị oxi hóa thành muối crom VI. Hợp chất crom VI + CrO3 là một chất rắn, tinh thể màu đỏ. Là một oxit axit, CrO3 rất dễ tan trong nước tạo ra các axit cromic (khi có nhiều nước) và axit đỉcomic (khi có ít nước). CrO3 + H2O ® H2CrO4 (axit cromic) 2CrO3 + H2O ® H2Cr2O7 (axit đicromic) Các axit này chỉ tồn tại ở dạng dung dịch. + Muối cromat và đicromat: các muối bền hơn nhiều so với các axit tương ứng. Ion CrO42- màu vàng, Cr2O72- có màu đỏ da cam. Hai loại ion này trong nước luôn tồn tại cân bằng: Cr2O72- + H2O 2CrO42- + 2H+ Nếu thêm H+ vào muối cromat màu vàng, thì dung dịch sẽ chuyển sang màu da cam. Nếu thêm OH- vào hệ cân bằng, dung dịch sẽ chuyển sang màu vàng. Các muối cromat và đicromat đều là những chất oxi hóa mạnh, nhất là trong môi trường axit, sản phẩm là muối crom III. 2. Sắt Kí hiệu Fe; Số thứ tự 26; Nguyên tử khối: 55,847 Cấu hình electron của nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d64s2 a. Tính chất vật lí Sắt là kim loại màu trắng bạc, nặng, (d = 7,87), nóng chảy ở 15390C và sôi ở 27700C. Sắt có tính dẻo, dễ dát mỏng và kéo sợi. Sắt bị nam châm hút và có thể trở thành nam châm. b. Tính chất hóa học Sắt có độ hoạt động hóa học loại trung bình. + Sắt tác dụng với phi kim: Khi đun nóng trong không khí khô 150 - 2000C, sắt bị oxi hóa tạo màng mỏng ngăn sự oxi hóa sâu hơn. Tuy nhiên, trong không khí ẩm, sắt bị gỉ dễ dàng theo phương trình tổng quát: 4Fe + 3O2 + nH2O ®2Fe2O3 .nH2O Đốt cháy sắt trong oxi: 3Fe + 2O2 ®Fe3O4. Sắt tác dụng với các phi kim khác như clo, lưu huỳnh khi đun nóng. + Sắt tác dụng với axit: Fe + 2HCl ®FeCl2 + H2 Sắt bị thụ động hóa trong HNO3 và H2SO4 đặc nguội. + Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động. Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu + Sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ cao, đây là phản ứng đã tìm ra thành phần hóa học của nước. c. Hợp chất của sắt Hợp chất sắt II: FeO, Fe(OH) 2, muối sắt II. Tính chất bazơ của oxit và hiđroxit và tính khử. Hợp chất sắt III: Fe2O3, Fe(OH)3, các muối sắt III. Oxit và hiđroxit có tính bazơ. Hợp chất sắt III có tính oxi hóa. d. Hợp kim của sắt: Gang, thép. Ngành sản xuất gang, thép gọi là luyện kim đen. e. Các loại quặng sắt: manhetit: Fe3O4, hematit: Fe2O3, xiđerit: FeCO3. 3. Đồng Kí hiệu: Cu; Số thứ tự: 29; Nguyên tử khối: 63,546 Cấu hình electron của nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d104s1 a.Tính chất vật lí Đồng là kim loại màu đỏ, nặng (d = 8,96), nóng chảy ở 10830C và sôi ở 28770C. Đồng tinh khiết tương đối mềm dễ dát mỏng, kéo sợi. Đồng có độ dẫn điện, dẫn nhiệt rất cao, chỉ thua bạc. Độ dẫn điện giảm nhanh khi đồng có lẫn tạp chất. b. Tính chất hóa học Đồng là kim loại kém hoạt động hóa học. Đồng có thể tác dụng với các phi kim như clo, brom, oxi khi đun nóng. Cu + Cl2 ® CuCl2 Đồng không tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Tuy nhiên khi có mặt khí oxi, xảy ra phản ứng: 2Cu + O2 + 4HCl ® 2CuCl2 + 2H2O c. Hợp chất của đồng Đồng có các số oxi hóa +1 và +2, trong đó hợp chất đồng II bền hơn. + CuO là chất bột màu đen, không tan trong nước. CuO là một oxit bazơ. CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O + Cu(OH)2 là một chất kết tủa màu xanh nhạt. Cu(OH)2 là một bazơ. Cu(OH)2 + 2HCl ® CuCl2 + 2H2O Khi đun nóng, ngay trong dung dịch, Cu(OH)2 bị phân hủy tạo ra CuO. Cu(OH)2 CuO + H2O Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3 tạo thành dung dịch màu xanh thẫm gọi là nước Svâyde: Cu(OH)2 + 4NH3 ® Cu(NH3)4(OH)2 Nước Svâyde hòa tan được xenlulozơ, khi thêm nước hoặc axit, xenlulozơ trở lại dạng rắn, dùng làm tơ sợi nhân tạo. + Muối đồng II ở dạng hiđrat và tan trong nước đều có màu xanh d. Hợp kim của đồng: Đồng thau: Cu, Zn (10 -50%) bền và dẻo dùng trong chế tạo máy. Đồng thiếc: Cu, Sn (3 - 20%) ít bị ăn mòn, cứng hơn đồng, dễ đúc, dùng trong công nghiệp chế tạo máy Contantan: Cu, Ni (40%) có điện trở cao, làm dây điện trở. B. đề bài 521. Lí do nào sau đây là đúng khi đặt tên nguyên tố crom? A. Hầu hết các hợp chất của crom đều có màu. B. Tên địa phương nơi phát minh ra crom. C. Tên của người có công tìm ra crom. D. Một lí do khác. 522. Hòa tan 9,14g hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m(g) muối, m có giá trị là: A. 31,45g. B. 33,25g. C. 3,99g. D. 35,58g. 523. Hòa tan hoàn toàn 17,4g hỗn hợp ba kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí. Nếu cho 8,7g hỗn hợp tác dụng dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Vậy nếu cho 34,8g hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3nóng, dư thì thu được V lít khí NO2. Thể tích khí NO2 (ở đktc) thu được là: A. 26,88 lít B. 53,70 lít C. 13,44 lít D. 44,8 lít 524. Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m(g) hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là: A. 2,24(g) B. 4,08(g) C. 10,2(g) D. 0,224(g) 525. Hoà tan 4,59g Al bằng dd HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Tỉ lệ thể tích khí trong hỗn hợp là: A. . B. . C. . D. . 526. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Thể tích hỗn hợp A ở đktc là: A. 1,369 lít. B. 2,737 lít. C. 2,224 lít. D. 3,3737lít. 527. Trộn 0,54 g bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là: A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít. C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít. 528. Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch AgNO3 C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch quỳ tím. 529. Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dd CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp như nhau. Xác định M là kim loại : A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Ni. 530. Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. xác định công thức của muối XCl3 là: A. BCl3 B. CrCl3 C. FeCl3 D. Không xác định. 531. Chất nào sau đây được gọi là phèn chua, dùng để đánh trong nước? A. K2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O. B. Na2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O. C. (NH4)2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O. 532. Có năm ống nghiệm đựng riêng biệt các dung dịch loãng FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4 và AlCl3. Chọn một trong các hoá chất sau để có thể phân biệt từng chất trên: A. NaOH. B. Quỳ tím. C. BaCl2. D. AgNO3. 533. Một ống nghiệm chứa khoảng 1ml dung dịch Cu(NO3)2. Thêm từ từ dung dịch amoniac vào ống nghiệm cho đến dư. Các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là: A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt. B Khối lượng kết tủa tăng dần, đến cực đại. C. Kết tủa bị hoà tan tạo ra dung dịch màu xanh thẫm. D. A, B, C đúng. 534. Cho 1,58 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa thu được dung dịch B và 1,92 gam chất rắn C.Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao thu được 0,7 gam chất rắn D gồm hai oxit kim loại. Số phản ứng hoá học đã xảy ra trong thí nghiệm trên là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 535. Gang và thép là những hợp kim của sắt, có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây? A. Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép. B. Thép dẻo và bền hơn gang. C. Gang giòn và cứng hơn thép. D. A, B, C đúng. 536. Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 gam muối sunfat. Đó là kim loại nào trong số sau: A. Mg B. Fe C. Ca D. Al 537. Sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ cao hơn 570oC thì tạo ra sản phẩm: A. FeO và H2. B. Fe2O3 và H2. C. Fe3O4 và H2. D. Fe(OH)2 và H2. 538. Cho các chất sau đây tác dụng với nhau: Cu + HNO3 đặc ® khí X MnO2 + HClđặc ® khí Y Na2CO3 + FeCl3 + H2O ® khí Z Công thức phân tử của các khí X, Y, Z lần lượt là: A. NO, Cl2, CO2. B. NO2, Cl2, CO2. C. NO2, Cl2, CO. D. N2, Cl2, CO2. 539. Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp muối khan FeSO4 và Fe2(SO4)3. Dung dịch thu được phản ứng hoàn toàn với 1,58 gam KMnO4 trong môi trường axit H2SO4. Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeSO4 và Fe2(SO4)3 ban đầu lần lượt là: A. 76% và 24%. B. 67% và 33%. C. 24% và 76%. D. 33% và 67%. 540. Có một cốc đựng dung dịch HCl, nhúng một bản đồng mỏng vào cốc. Quan sát bằng mắt thường ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày, dung dịch dần chuyển sang màu xanh. Bản đồng có thể bị đứt chỗ tiếp xúc với bề mặt thoáng của cốc axit. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí? A. Đồng có tác dụng với axit HCl, nhưng chậm đến mức mắt thường không nhìn thấy. B. Đồng tác dụng với axit HCl hay H2SO4 loãng khi có mặt khí oxi. C. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học. D. Một nguyên nhân khác. 541. Công thức hoá học nào sau đây là của nước Svâyde, dùng để hoà tan xenlulozơ, trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo? A. CuCl2. B. Cu(NH3)4(OH)2. C. Cu(NO3)2. D. CuSO4. 542. Hợp kim nào sau đây không phải là của đồng? A. Đồng thau. B. Đồng thiếc. C. Contantan. D. Electron. 543. Bỏ một ít tinh thể K2Cr2O7 (lượng bằng hạt đậu xanh) vào ống nghiệm, thêm khoảng 1ml nước cất. Lắc ống nghiệm cho tinh thể tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là: A. Màu đỏ da cam và màu vàng chanh. B. Màu vàng chanh và màu đỏ da cam. C. Màu nâu đỏ và màu vàng chanh. D. Màu vàng chanh và màu nâu đỏ. 544. Có một loại oxit sắt dùng để luyện gang. Nếu khử a gam oxit sắt này bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,448 lít khí cacbonic(đktc). Công thức hoá học của loại oxit sắt nói trên là: A. Fe2O3. B. Fe3O4 C. FeO Phân xưởng luyện gang từ quặng sắt Luyện, cán thép Gia sàng 545. Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Hãy cho biết tên, thành phần hoá học của quặng? A. Xiđerit FeCO3. B. Manhetit Fe3O4. C. Hematit Fe2O3. D. Pirit FeS2. 546. Chất lỏng Boocđo (là hỗn hợp đồng (II) sunfat và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu đồng (II) sunfat dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất có hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện đồng (II) sunfat dư nhanh, có thể dùng phản ứng hoá học nào sau đây? A. Glixerol tác dụng với đồng (II) sunfat trong môi trường kiềm. B. Sắt tác dụng với đồng (II) sunfat. C. Amoniac tác dụng với đồng (II) sunfat. D. Phản ứng khác. 547. Hiện tượng thép, một hợp kim có nhiều ứng dụng nhất của sắt bị ăn mòn trong không khí ẩm, có tác hại to lớn cho nền kinh tế. Thép bị oxi hoá trong không khí ẩm có bản chất là quá trình ăn mòn điện hoá học. Người ta bảo vệ thép bằng cách: A. Gắn thêm một mẩu Zn hoặc Mg vào thép. B. Mạ một lớp kim loại như Zn, Sn, Cr lên bề mặt của thép. C. Bôi một lớp dầu, mỡ (parafin) lên bề mặt của thép. D. A, B. C đúng. Thép bị ăn mòn trong không khí ẩm 548. Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion trong sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng các phương pháp nào sau đây để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt? A. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng, lọc. B. Sục clo vào bể nước mới từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp. C. Sục không khí giàu oxi vào nước mới hút từ giếng khoan lên. D. A, B, C đúng. 549. Nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1 là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây? A. Cr. B. K. C. Cu. D. A, B, C đúng. 550. Một chất bột màu lục X thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy với potat ăn da và có mặt không khí để chuyển thành chất Y có màu vàng và dễ tan trong nước, chất Y tác dụng với axit tạo thành chất Z có màu đỏ da cam. Chất Z bị lưu huỳnh khử thành chất X và oxi hoá axit clohiđric thành clo. Công thức phân tử của các chất X, Y, Z lần lượt là: A. Cr2O3, Na2CrO4, Na2Cr2O7. B. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7. C. Cr2O3, Na2Cr2O7, Na2CrO4. D. Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4. 551. D©y thÐp gai Ch¶o gang Dao Có những đồ vật được chế tạo từ sắt như: chảo, dao, dây thép gai. Vì sao chảo lại giòn, dao lại sắc và dây thép lại dẻo? Lí do nào sau đây là đúng? A. Gang và thép là những hợp kim khác nhau của Fe, C và một số nguyên tố khác. B. Gang giòn vì tỷ lệ % của cacbon cao ~ 2%. C. Thép dẻo vì tỷ lệ cacbon ~ 0,01%. Một số tính chất đặc biệt của thép do các nguyên tố vi lượng trong thép gây ra như thép crom không gỉ, … D. A, B, C đúng. 552. Contantan là hợp kim của đồng với 40% Ni. Vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong các dụng cụ đốt nóng bằng điện như: bàn là, dây may so của bếp điẹn … Tính chất nào của contantan làm cho nó được ứng dụng rộng rãi như vây? A. Contantan có điện trở lớn. B. Contantan có điện trở nhỏ. C. Contantan có giá thành rẻ. D. Một nguyên nhân khác. 553. Trong số các cặp kim loại sau đây, cặp nào có tính chất bền vững trong không khí, nước, nhờ có lớp màng oxit rất mỏng, rất bền vững bảo vệ? A. Fe và Al. B. Fe và Cr. C. Al và Cr. D. Mn và Al. 554. Khi đồ dùng bằng đồng bị oxi hoá, bạn có thể dùng hoá chất nào sau đây để đồ dùng của bạn sẽ sáng đẹp như mới? A. Dung dịch NH3. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch C2H5OH, đun nóng. D. Dung dịch HNO3. 555. Có một cốc thủy tinh dung tích 100ml, dựng khoảng 10ml dung dịch K2Cr2O7. Thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào cốc thủy tinh. Hiện tượng quan sát được là màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra khi thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch có màu vàng trên? A. Xuất hiện kết tủa màu vàng của BaCrO4. B. Không có hiện tượng gì xảy ra. C. Màu vàng chuyển thành màu da cam. D. Một phương án khác. C. hướng dẫn trả lời và đáp số 521. A 522. A 523. B 524. C 525. A 526. A 527. A 528. A 529. A 530. C 531. A 532. A 533. D 534. D 535. D 536. B 537. A 538. B 539. A 540. B 541. B 542. D 543. A 544. B 545. D 546. B 547. D 548. D 549. D 550.B 551. D 552. A 553. C 554. C 555. A 522. Cách giải 1: PTPƯ: Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2­ 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2­ Chất rắn B là Cu Dung dịch C là MgCl2 và AlCl3. Đặt: nMg = x nAl = y Giải hệ phương trình: Theo phương trình: => => m = Cách giải 2: Đáp án A. 523. Cách giải 1: 2Al + 6HCl ® AlCl3 + 3H2 0,5x 0,5x Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2 Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 Đặt số mol Al, Mg, Fe trong 17,4g hỗn hợp là x, y, z ® n hỗn hợp trong 34,7 là nAl = 0,4; nMg = 0,3; nFe = 0,3 hỗn hợp X tác dụng CuSO4dư 2Al + 3CuSO4 ®Al2(SO4)3 + 3Cu Mg + CuSO4 ® MgSO4 + Cu Fe + CuSO4 ®FeSO4 + Cu Cu + 4HNO3 ® Cu(NO3)2 + 2NO2 + H2O nCu (4,5,6) = 1,5x + y + z = 0,6 + 0,3 + 0,3 = 1,2 (mol) (7): Cách giải 2: Al, Mg, Fe nhường e H+ + 2e ® H2 Þ H+ , Cu2+ nhận e Cu + 2e ® Cu Þ Þ Đáp số: B 524. Cách giải 1: 2Al + Fe2O3 ® Al2O3 + 2Fe Số mol: 0,2 0,03 Phản ứng: 0,06 0,03 0,03 0,06 Sau phản ứng: 0 0,03 0,06 mhh sau phản ứng = 0,14 x 27 + 0,03 . 102 + 0,06 x 56 = 10,2 (g) Cách giải 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng: Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm: mhh sau = mhh trước = 5,4 + 4,8 = 10,2(g) Đáp án C. 525. Hướng dẫn: = 16,75.2 = 33,5 44 3,5 33,5 30 10,5 Đáp án: A. 526. Hướng dẫn: áp dụng phương pháp bảo toàn electron, ta có: Tổng số mol electron cho = (0,05 x 1) + (0,03 x2) = 0,11 (mol) Tổng số mol electron nhận = 3n + n = (mol) Þ V = (lít) Đáp án A. 527. Hướng dẫn: áp dụng phương pháp bảo toàn electron, ta có: Tổng số mol electron cho = = 0,06 (mol) Tổng số mol electron nhận = 3n + n =(mol) V = (lít) Đáp án A. 529. Hướng dẫn: Gọi m là khối lượng thanh kim loại, A là nguyên tử khối của kim loại, x là số mol muối phản ứng. M + CuSO4 ® MSO4 + Cu¯ Ag ® 1mol 64g giảm (A – 64)g xmol g Rút ra: x = (1) M + Pb(NO3)2 ® M(NO3)2 + Pb¯ Ag ® 1mol 207 tăng (207 – A)g xmol tăng g Rút ra: x = (2) Từ (1) và (2) ta có: = (3) Từ (3) giải ra A = 65. Vậy kim loại M là kẽm. Đáp án: A 530. Hướng dẫn: Gọi A là nguyên tử khối của kim loại X. Al + XCl3 ® AlCl3 + X 0,14 Ta có: (A + 35,5.3).0,14 – (133,5.0,14) = 4,06 Giải ra A = 56. Kim loại X là Fe và muối FeCl3. Đáp án C. 534. Hướng dẫn: 1. Mg + CuCl2 ® Cu + MgCl2 2. Fe + CuCl2 ® Cu + FeCl2 3. MgCl2 + 2NaOH ® Mg(OH)2 + 2NaCl 4. FeCl2 + 2NaOH ® Fe(OH)2 + 2NaCl 5. Mg(OH)2 ® MgO + H2O 6. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3 7. 2Fe(OH)3 ® Fe2O3 + 3H2O Đáp án: D. Chương 14. Một số phương pháp giảI nhanh bài tập hóa học 1. Phương pháp bảo toàn a. Bảo toàn điện tích - Nguyên tắc: Tổng điện tích dương luôn luôn bằng tổng điện tích âm về giá trị tuyệt đối. Vì thế dung dịch luôn luôn trung hoà về điện. - Các ví dụ: Ví dụ 1: Kết quả xác định nồng độ mol của các ion trong một dung dịch ghi ở bảng dưới đây: Ion Na+ Ca2+ NO3- Cl- HCO3- Số mol 0,05 0,01 0,01 0,04 0,025 Hỏi kết quả đó đúng hay sai? Tại sao? Giải: Do điện tích của một ion trong dd bằng tích của điện tích và số mol của nó, nên ta có: Tổng điện tích dương là: (+1).0,05 + (+2).0,01 = + 0,07 Tổng điện tích âm là: (-1).0,01 + (-1).0,04 + (-1).0,025 = - 0,075. Giá trị tuyệt đối của điện tích dương khác điện tích âm. Vậy kết quả trên là sai. Ví dụ 2: Dung dịch A chứa các ion Na+: a mol; HCO3-: b mol; CO32-: c mol; SO42-: d mol. Để tạo ra kết tủa lớn nhất người ta dùng 100 ml dd Ba(OH)2 nồng độ x mol/l. Lập biểu thức tính x theo a và b. Giải: HCO3- + OH- ® CO32- + H2O bmol ® b Ba2+ + CO32- ® BaCO3¯ Ba2+ + SO42- ® BaSO4¯ Dung dịch sau phản ứng chỉ có Na+: a mol. Vì bảo toàn điện tích nên cũng phải có: a mol OH-. Để tác dụng với HCO3- cần b mol OH-. Vậy số mol OH- do Ba(OH)2 cung cấp là (a + b) mol Ta có: và nồng độ mol/l b) Bảo toàn khối lượng - Nguyên tắc: + Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. + Khi cô cạn dd thì khối lượng hỗn hợp muối thu được bằng tổng khối lượng của các cation kim loại và anion gốc axit. - Các ví dụ: Ví dụ 1: Cho từ từ một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đun nóng thu được 64g sắt, khí đi ra sau phản ứng cho đi qua dd Ca(OH)2 dư được 40g kết tủa. Tính m. Giải: Khí đi ra sau phản ứng gồm CO2 và CO dư CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O 0,4 ta có: Theo định luật bảo toàn khối lượng: m + 28.0,4 = 64 + 44.0,4 ® m = 70,4g. Ví dụ 2: Một dd có chứa 2 cation là Fe2+: 0,1mol và Al3+: 0,2mol và 2anion là Cl-: x mol và SO42-: y mol. Tính x và y, biết rằng khi cô cạn dd thu được 46,9 g chất rắn khan. Giải: Do bảo toàn khối lượng: 56.0,1 + 27.0,2 + 35,5x + 96y = 46,9 (1) Do bảo toàn điện tích: 2.0,1 + 3.0,2 = 1.x + 2.y (2) Từ (1) và (2) giải ra x = 0,2; y = 0,3. Ví dụ 3: Đun 132,8 g hỗn hợp 3 rượu no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 111,2g hỗn hợp các ete trong đó các ete có số mol bằng nhau. Tính số mol mỗi ete. Giải: Đun hỗn hợp 3 rượu được ete. Theo định luật bảo toàn khối lượng: mrượu = mete = = mrượu - mete = 132,8 – 111,2 = 21,6 g. Tổng số mol các ete = số mol H2O = = 1,2 Số mol mỗi ete = mol. Ví dụ 4: Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II vào dd HCl thu được 0,2mol khí CO2. Tính khối lượng muối mới tạo ra trong dung dịch. Giải: Đặt công thức của các muối là M2CO3 và RCO3 M2CO3 + RCO3 + 4HCl ® 2MCl + RCl2 + 2CO2 + 2H2O 0,4 0,2 mol ® 0,2 Theo định luật BTKL: 23,8 + 0,4.36,5 = mmuối + hay: 23,8 + 0,4.36,5 = mmuối + 0,2.44 + 0,2.18 mmuối = 26g c. Bảo toàn electron - Nguyên tắc: Trong quá trình phản ứng thì: Số e nhường = số e thu hoặc: số mol e nhường = số mol e thu Khi giải không cần viết phương trình phản ứng mà chỉ cần tìm xem trong quá trình phản ứng có bao nhiêu mol e do chất khử nhường ra và bao nhiêu mol e do chất oxi hoá thu vào. - Các ví dụ: Ví dụ 1: Trộn 60g bột Fe với 30g bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dd axit HCl dư được dd B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Tính V, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giải: nên Fe dư và S hết. Khí C là hỗn hợp H2S và H2. Đốt C thu được SO2 và H2O. Kết quả cuối cùng của quá trình phản ứng là Fe và S nhường e, còn O2 thu e. Nhường e: Fe – 2e ® Fe2+ S - 4e ® S+4 (SO2) Thu e: Gọi số mol O2 là x mol. O2 + 4e ® 2O-2 2 mol ® 4x Ta có: giải ra x = 1,47 mol. lit Ví dụ 2: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 dư thu được 1,12 l khí NO duy nhất ở đktc. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc. Giải: Trong bài toán này có 2 thí nghiệm: ở thí nghiệm 1: R1 và R2 nhường e cho Cu2+ để chuyển thành Cu sau đó Cu lại nhường e cho để thành (NO). Số mol e do R1 và R2 nhường ra là: + 3e ® 0,15 ở thí nghiệm 1: R1 và R2 trực tiếp nhường e cho để tạo ra N2. Gọi x là số mol N2, thì số mol e thu vào là: 2 + 10e ® 10x ¬ x mol Ta có: 10x = 0,15 ® x = 0,015 = 22,4.0,015 = 0,336 lit Ví dụ 3: Cho 1,35 g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO vào 0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch. Giải: Đặt x, y, z lần lượt là số mol Cu, Mg, Al. Nhường e: Cu – 2e = x ® 2x ® x Mg – 2e = y ® 2y ® y Al – 3e = z ® 3z ® z Thu e: + 3e = (NO) 0,03 ¬ 0,01 + 1e = (NO2) 0,04 ¬ 0,04 Ta có: 2x + 2y + 3z = 0,03 + 0,04 = 0,07 (1) Nhưng 0,07 cũng chính là số mol NO3- Khối lượng muối nitrat là: 1,35 + 62.0,07 = 5,69g. 2. Phương pháp đại số a. Cách giải: Viết các phương trình phản ứng. Đặt ẩn số cho các đại lượng cần tìm. Tính theo các phương trình phản ứng và các ẩn số đó để lập ra phương trình đại số. Giải phương trình đại số (hoặc hệ phương trình) và biện luận kết quả (nếu cần). b. Ví dụ: (Trích đề thi vào ĐHSP Hà Nội 1998)Để m gam bột sắt (A) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) có khối lượng 12 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 thấy sinh ra 2,24l khí NO duy nhất ở đktc. Tính m. Giải: Trong không khí sắt tác dụng với oxi tạo ra các oxit 2Fe + O2 ® 2FeO 4Fe + 3O2 ® 2Fe3O4 3Fe + 2O2 ® Fe2O3 Hỗn hợp B tác dụng với dd HNO3: Fe + 4HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 3FeO + 10HNO3 ® 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O 3Fe3O4 + 28HNO3 ® 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O Fe2O3 + 6HNO3 ® 2Fe(NO3)3 + 3H2O Đặt số mol của Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 lần lượt là x, y, z, t ta có: Theo khối lượng hỗn hợp B: 56x + 72y + 232z + 160t = 12 (1) Theo số mol nguyên tử Fe: x + y + 3z + 2t = (2) Theo số mol nguyên tử O trong oxit: y + 4z + 3t = (3) Theo số mol NO: x + (4) Nhận xét trước khi giải hệ phương trình đại số trên: - Có 5 ẩn số nhưng chỉ có 4 phương trình. Như vậy không đủ số phương trình để tìm ra các ẩn số, do đó cần giải kết hợp với biện luận. - Đầu bài chỉ yêu cầu tính khối lượng sắt ban đầu, như vậy không cần phải đi tìm đầy đủ các ẩn x, y, z, t. ở đây có 2 phương trình, nếu biết giá trị của nó ta dễ dàng tính được khối lượng sắt ban đầu đó là phương trình (2) và (3). + Tìm được giá trị của (2), đó là số mol Fe. Nhân giá trị đó với nguyên tử khối của Fe là 56 ta được m. + Tìm được giá trị của (3), đó là số mol nguyên tử O trong oxit. Nhân giá trị đó với nguyên tử khối của O là 16 ta được khối lượng của oxi trong các oxit sắt. Lấy khối lượng hỗn hợp B trừ đi khối lượng oxi ta được khối lượng sắt ban đầu, tức m. - Thực hiện các phép tính trên: + Tìm giá trị của phương trình (2): Chia (1) cho 8 được: 7x + 9y + 29z + 20t = 1,5 (5) Nhân (4) với 3 được: 3x + y + z = 0,3 (6) Cộng (5) với (6) được: 10x + 10y + 30z + 20t = 1,8 (7) Chia (7) cho 10 được: x + y + 3z + 2t = 0,18 Vậy: m = 56.0,18 = 10,08g + Tìm giá trị của phương trình (3): Nhân (5) với 3 được: 21x + 27y + 87z + 60t = 4,5 (8) Nhân (6) với 7 được: 21x + 7y + 7z = 2,1 (9) Lấy (8) trừ đi (9) được: 20y + 80z + 60t = 2,4 (10) Chia (10) cho 20 được: y + 4z + 3t = 0,12 m = 12 – (0,12.16) = 10,08g Qua việc giải bài toán trên bằng phương pháp đại số ta thấy việc giải hệ phương trình đại số nhiều khi rất phức tạp, thông thường HS chỉ lập được phương trình đại số mà không giải được hệ phương trình đó. Về mặt hóa học, chỉ dừng lại ở chỗ HS viết xong các phương trình phản ứng hóa học và đặt ẩn để tính theo các phương trình phản ứng đó (dựa vào mối tương quan tỉ lệ thuận) còn lại đòi hỏi ở HS nhiều về kĩ năng toán học. Tính chất toán học của bài toán lấn át tính chất hóa học, làm lu mờ bản chất hóa học. Trên thực tế, HS chỉ quen giải bằng phương pháp đại số, khi gặp một bài toán là chỉ tìm cách giải bằng phương pháp đại số, mặc dù thường bế tắc. Ta hãy giải bài toán trên bằng những phương pháp mang tính đặc trưng của hóa học hơn, đó là phương pháp bảo toàn khối lượng và phương pháp bảo toàn electron. *) Phương pháp bảo toàn khối lượng: Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: (kí hiệu khối lượng là m) (1) Tính các giá trị chưa biết của (1): + . Vậy + Muốn tính cần tính . ở đây số mol HNO3 được dùng vào 2 việc là tạo ra NO và tạo ra muối: tạo NO = nNO = tạo muối = 3.nFe = 3. pư = 0,1 + . Vậy pư = + Tính : ta có = pư = Vậy Thay các giá trị tìm được vào (1) được phương trình bậc nhất, chỉ chứa ẩn m: 12 + = 242. + 30.0,1 + Giải ra m = 10,08g Nhận xét: Tuy hơi dài nhưng cách này dễ hiểu, có tác dụng khắc sâu định luật bảo toàn khối lượng và có ưu điểm là áp dụng cho mọi quá trình oxi hoá - khử hoặc không oxi hoá - khử. c. Phương pháp bảo toàn electron: Số mol e do Fe nhường phải bằng số mol e do oxi thu và của HNO3 thu: Ta có: Giải ra m = 20,08g Nhận xét: Cho kết quả rất nhanh, tính toán rất nhẹ nhàng, khắc sâu bản chất nhường e và thu e của các quá trình hóa học. Hạn chế là chỉ áp dụng được cho các quá trình oxi hoá - khử. 3. Phương pháp trung bình (khối lượng mol trung bình, số nguyên tử trung bình) a. Cách giải: - Phương pháp trung bình chỉ áp dụng cho bài toán hỗn hợp các chất. - Giá trị trung bình dùng để biện luận tìm ra nguyên tử khối hoặc phân tử khối hay số nguyên tử trong phân tử hợp chất. Khèi l­îng hçn hîp Sè mol hçn hîp - Khối lượng mol trung bình là khối lượng của một mol hỗn hợp (kí hiệu là = b. Các ví dụ: Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp trong nhóm IIA vào dd HCl thu được 1,12 lit CO2 ở đktc. Xác định tên kim loại A và B. Giải: Đặt là NTK trung bình của 2 kim loại A và B CO3 + 2HCl ® Cl2 + CO2­ + H2O 0,05 CO3 = = 93,6 – 60 = 33,6 Biện luận: A < 33,6 ® A là Mg = 24 B > 33,6 ® B là Ca = 40. Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn a g hỗn hợp hai rượu no, đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 3,584 lít CO2 ở đktc và 3,96g H2O. Tính a và xác định CTPT của các rượu. Giải: Gọi là số nguyên tử C trung bình và x là tổng số mol của hai rượu. x mol (1) (2) Từ (1) và (2) giải ra x = 0,06 và = 2,67 Ta có: a = (14 + 18).x = (14.2,67) + 18.0,06 = 3,32g = 2,67 Ví dụ 3: Hỗn hợp 3 rượu đơn chức A, B, C có tổng số mol là 0,08 và khối lượng là 3,387. xác định CTPT của A, B, C, biết rằng B và C có cùng số nguyên tử cacbon và số mol rượu A bằng tổng số mol của rượu B và C. Giải: Như vậy phải có ít nhất một rượu có M < 42,2. Chỉ có CH3OH = 32 Ta có: ; mA = 32.0,05 = 1,67. mB + C = 3,38 – 1,6 = 1,78g; nB + C = Gọi là số nguyên tử H trung bình trong phân tử hai rượu B và C Ta có: CxHOH = 59,3 hay 12x + + 17 = 59,3 Rút ra: 12x + = 42,3 Biện luận: x 1 2 3 4 30,3 18,3 6,3 <0 Chỉ có nghiệm khi x = 3. B, C phải có một rượu có số nguyên tử H 6,3. Có 2 cặp nghiệm: C3H5OH (CH2 = CH – CH2OH) và C3H7OH C3H3OH (CH º C – CH2OH) và C3H7OH Ví dụ 4: Cho 2,84g hỗn hợp 2 rượu đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với một lượng Na vừa đủ tạo ra 4,6g chất rắn và V lít khí H2 ở đktc. Tính V và xác định CTPT của các rượu. Giải: Đặt là gốc hiđrocacbon trung bình và x là tổng số mol của 2 rượu. OH + Na ® Ona + H2 xmol x Ta có: ( + 17).x = 2,84 hay x + 17x = 2,84 (1) ( + 39).x = 4,6 hay x + 39x = 4,6 (2) Từ (1) và (2) giải ra x = 0,08 và = 18,5 Phải có một gốc R < 18,5 ® Duy nhất chỉ có CH3 = 15 và rượu là CH3OH. Đồng đẳng liên tiếp nên rượu kia phải là C2H5OH. V = lít. 4. Phương pháp ghép ẩn số a. Cách giải: Một số bài toán cho thiếu dữ kiện nên giải bằng phương pháp đại số ta có số ẩn nhiều hơn số phương trình và có dạng vô định, không giải được. Nếu dùng phương pháp ghép ẩn số ta có thể giải loại bài toán này một cách dễ dàng. b. Các ví dụ: Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn ag hỗn hợp hai rượu no, đơn chức được hỗn hợp khí và hơi. Cho hỗn hợp khí và hơi này lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng nước vôi trong dư, thấy bình 1 tăng 1,98g và bình 2 có 8g kết tủa. Tính a. Giải: Đặt CTPT của các rượu là CnH2n+1-OH và CmH2m+1-OH. Gọi x, y là số mol các rượu. CnH2n+1OH + O2 ® nCO2 + (n + 1)H2O x nx (n + 1)x CmH2m+1OH + O2 ® mCO2 + (m + 1)H2O y my (m + 1)y CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O 0,08 Ta lập được 2 phương trình đại số theo số mol CO2 và số mol H2O: = nx + my = 0,08 (1) (2) ở đây, với 4 ẩn số (n, m, x, y) mà chỉ có 2 phương trình nên có dạng vo định. Ta triển khai (2) để ghép ẩn số Từ (2): = nx + x + my + y = (nx + my) + (x + y) = 0,11 Thay nx + my = 0,08, rút ra x + y = 0,11 – 0,08 = 0,03. Tính a: a = (14n + 18)x + (14m + 18)y hay a = 14nx + 18x + 14my + 18y. Ghép ẩn số được a = 14(nx + my) + 18(x + y). Thay các giá trị đã biết được a = 14.0,08 + 18.0,03 = 1,66g Ví dụ 2: Đun p gam hỗn hợp 2 rượu với H2SO4 đặc thu được V lít (đktc) hỗn hợp 2 anken. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp anken đó thu được x lít CO2 (đktc) và y gam H2O. Lập biểu thức tính x, y theo p, V. Giải: Đun nóng với H2SO4 đặc thu được hỗn hợp 2 anken, suy ra hỗn hợp 2 rượu đó phải thuộc loại no, đơn chức. H2SO4® £ 1400C CnH2n+1OH CnH2n + H2O (1) a mol a CmH2m+1OH ® CmH2m + H2O (2) b mol b CnH2n + O2 ® nCO2 + nH2O (3) a mol na na CmH2m + O2 ® mCO2 + mH2O (4) b mol mb mb Theo (1), (2): a + b = (5). Theo (3), (4): = na + mb (6) Khối lượng 2 rượu là: (14n + 18)a + (14m + 18)b = p hay 14(na + mb) + 18(a + b) = p (7) Thế (5) vào (7) được: na + mb = .18 ® .22,4 ® 5. Phương pháp tăng giảm khối lượng a. Cách giải: Khi chuyển từ chất này sang chất khác khối lượng có thể tăng hoặc giảm do các chất khác nhau có khối lượng mol khác nhau. Dựa vào mối tương quan tỉ lệ thuận của sự tăng giảm ta tính được lượng chất tham gia hay tạo thành sau phản ứng. b. Các ví dụ Ví dụ 1: Nhúng thanh kẽm vào dd chứa 8,32g CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+ khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Hỏi khối lượng thanh kẽm ban đầu. Giải: Gọi khối lượng thanh kẽm ban đầu là a gam thì khối lượng tăng thêm là gam. Zn + CdSO4 ® ZnSO4 + Cd 65g ®1mol 112g tăng 112 – 65 = 47g mol g Ta có tỉ lệ: . Giải ra a = 80g. Ví dụ 2: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dd CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dd Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp như nhau. Giải: Gọi m là khối lượng thanh kim loại, A là NTK của kim loại, x là số mol muối phản ứng. M + CuSO4 ® MSO4 + Cu¯ Ag ® 1mol 64g giảm (A – 64)g xmol g Rút ra: x = (1) M + Pb(NO3)2 ® M(NO3)2 + Pb¯ Ag ® 1mol 207 tăng (207 – A)g xmol tăng g Rút ra: x = (2) Từ (1) và (2) ta có: = (3) Từ (3) giải ra A = 65. Vậy kim loại M là kẽm. Ví dụ 3: Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. xác định công thức của muối XCl3. Giải: Gọi A là NTK của kim loại X. Al + XCl3 ® AlCl3 + X 0,14 Ta có: (A + 35,5.3).0,14 – (133,5.0,14) = 4,06 Giải ra A = 56. Kim loại X là Fe và muối FeCl3. Ví dụ 4: Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. xác định phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp. Giải: Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy. Đặt x là số gam NaHCO3. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2­ + H2O­ 2.84g giảm: 44 + 18 = 62g xg giảm: 100 – 69 = 31g Ta có: Vậy NaHCO3 chiếm 84% và Na2CO3 chiếm 16%. Ví dụ 5: Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II vào dd HCl thấy thoát ra 0,2mol khí. Khi cô cạn dd sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? Giải: Kí hiệu kim loại hoá trị I là M, số mol là x kim loại, hoá trị II là R, số mol là y. M2CO3 + 2HCl ® 2MCl + CO2­ + H2O (1) 1mol(2M+60)g 2(M+35,5) tăng (2M+71)-(2M+60) = 11gam xmol 11gam RCO3 + 2HCl ® RCl2 + CO2­ + H2O (2) 1mol(R+60)g (R+71) tăng (R+71)-(R+60) = 11g ymol 11ygam Từ (1) và (2): mhh = x + y = = 0,2 Theo (1), (2): (x + y)mol hỗn hợp phản ứng thì khối lượng hh muối tăng (11x + 11y)g = 11(x + y) = 11.0,2 = 2,2g. Vậy khối lượng muối thu được bằng khối lượng muối ban đầu cộng với khối tượng tăng thêm. mmuối = 23,8 + 2,2 = 26g. 6. Phương pháp đường chéo a. Cách giải: - Phương pháp đường chéo thường dùng để giải bài toán trộn lẫn các chất với nhau có thể đồng thể hoặc dị thể nhưng hỗn hợp cuối cùng phải là đồng thể. - Nếu trộn lẫn các dung dịch thì phải là các dung dịch của cùng một chất (hoặc chất khác, nhưng do phản ứng với H2O lại cho cùng một chất. Ví dụ trộn Na2O với dd NaOH ta được cùng một chất là NaOH). - Trộn hai dung dịch của chất A với nồng độ khác nhau, ta thu được một dung dịch chất A với nồng độ duy nhất. Như vậy lượng chất tan trong phần đặc giảm xuống phải bằng lượng chất tan trong phần loãng tăng lên. Sơ đồ tổng quát của phương pháp đường chéo như sau: D1 x1 x – x2 x D2 x2 x1 - x x1, x2, x là khối lượng chất ta quan tâm với x1 > x > x2 D1, D2 là khối lượng hay thể tích các chất (hay dung dịch) đem trộn lẫn. b. Các ví dụ: Ví dụ 1: Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 500g dung dịch NaOH 12% để có dd NaOH 8% ? Giải: 0 4 8 mdd12% 12 8 (ở đây x1 = 0, vì nước thì nồng độ NaOH bằng 0). Ví dụ 2: Cần trộn H2 và CO theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được hỗn hợp khí có tỉ khối so với metan bằng 1,5. Giải: = 1,5.16 = 24 2 4 24 28 22 Ví dụ 3: Hoà tan 4,59g Al bằng dd HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Tính tỉ lệ thể tích khí trong hỗn hợp. Giải: = 16,75.2 = 33,5 44 3,5 33,5 30 10,5 Ví dụ 4: Trộn 2 thể tích CH4 với 1 thể tích hiđrocacbon X thu được hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 15. Xác định CTPT của X. Giải: = 15.2 = 30 2V 16 MX - 30 30 1V MX 30 – 16 Với 12x + y = 58 chỉ có nghiệm khi x = 4 và y = 10 ® C4H10 Ví dụ 5: Từ 1 tấn quặng hematit (A) điều chế được 420kg sắt. Từ 1 tấn quặng manhetit (B) điều chế được 504kg sắt. Phải trộn 2 quặng trên với tỉ lệ về khối lượng là bao nhiêu để được 1 tấn quặng hỗn hợp mà từ 1 tấn quặng hỗn hợp này điều chế được 480kg sắt ? Giải: mA 420 24 480 mB 504 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2.doc
Tài liệu liên quan