7 lợi ích của việc tập thể dục

• Giảm cân, đặc biệt khi kết hợp với việc cắt giảm Calo trong khẩu phần ăn • Cải thiện tim mạch và cơ bắp • Giảm nguy cơ té ngã • Giảm trầm cảm • Tăng khả năng nhận thức (cho người cao tuổi) • Chức năng cơ thể hoạt động tốt hơn (đ/v người cao tuổi) • Giảm béo bụng Đang nghiên cứu • Giảm nguy cơ gãy xương hông • Giảm nguy cơ ung thư phổi • Giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung • Duy trì cân nặng sau khi giảm cân • Tăng cường mật độ xương • Nâng cao chất lượng giấc ngủ

docx4 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 7 lợi ích của việc tập thể dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẬP THỂ DỤC Chúng ta nên thường xuyên vận động để cải thiện sức khỏe thông qua việc tập thể dục, và còn giúp phòng ngừa nhiều tác động xấu đến cơ thể. Những lợi ích của hoạt động thể chất có tác động với tất cả mọi người: người khỏe mạnh, người đang mắc bệnh mãn tính hay người khuyết tật. Tài liệu đưa ra bức tranh tổng quan về lợi ích của việc tập thể dục đối với sức khỏe dựa trên các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy. Tập thể dục có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, trong đó việc tập đa dạng các bài tập đem lại nhiều lợi ích to lớn khác nhau. Theo nghiên cứu khoa học gần đây, việc tập luyện tối thiểu 150 phút (2 tiếng rưỡi) mỗi tuần với cường độ trung bình như tập aerobic, đi bộ nhanh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và nhiều lợi ích khác. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc tập luyện thể dục đối với sức khỏe Trong nhiều nghiên cứu bao gồm một loạt các vấn đề sức khỏe, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào lợi ích của tập thể dục, cũng như trên các khái niệm rộng hơn như hoạt động thể chất. Tập thể dục là một hình thức của hoạt động thể chất, mang tính kế hoạch, cấu trúc, lặp đi lặp lại, và được thực hiện với mục tiêu nâng cao sức khỏe . Vì vậy, mặc dù tất cả các bài tập là hoạt động thể chất, nhưng không phải tất cả các hoạt động thể chất đều là tập thể dục. Các nghiên cứu đã khảo sát vai trò của hoạt động thể chất ở nhiều nhóm đối tượng - đàn ông và phụ nữ, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người già, người khuyết tật, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và thời kỳ đang cho con bú. Những nghiên cứu đã tập trung vào vai trò của hoạt động thể chất đối với ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, bao gồm: Chết yểu; Các bệnh như bệnh tim mạch vành, đột quỵ, ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh loãng xương, và trầm cảm; Nguy cơ bệnh tật như huyết áp cao hay nồng độ cholesterol cao trong máu; Thể dục thể chất, chẳng hạn như tập aerobic, tăng cường cơ bắp và sức dẻo dai cho cơ thể. Chức năng của cơ thể (khả năng tham gia vào các hoạt động cần thiết trong cuộc sống hàng ngày); Sức khỏe tâm thần như trầm cảm và khả năng nhận thức Thương tích hoặc đau tim đột ngột. Những nghiên cứu này nhằm mục đích chỉ ra bạn nên tham gia những hoạt động nào và với cường độ ra sao để đạt được các lợi ích sức khỏe nêu trên. Để trả lời câu hỏi này, các nhà điều tra đã nghiên cứu ba hoạt động thể chất chủ yếu: aerobic(cardio), tăng cường cơ bắp, và tăng cường xương khớp. Lợi ích chính của việc tập thể dục thường xuyên Hoạt động thể chất thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc nhiều căn bệnh mãn tính. Hoạt động thể chất tốt hơn việc không vận động. Những lợi ích sức khỏe sẽ gia tăng theo tỷ lệ với cường độ cao hơn, thường xuyên hơn, và/hoặc thời gian dài hơn. Đa phần lợi ích sức khỏe nêu trên sẽ có được khi bạn tập ít nhất 150 phút mỗi tuần ở cường độ vừa phải như đi bộ nhanh hay tập aerobic. Các lợi ích khác sẽ xảy ra khị bạn hoạt động thể chất nhiều hơn. Tập aerobic (độ bền) và tăng cường cơ bắp (sức đề kháng) đều có lợi. Tập thể dục có ích đối với mọi đối tượng: trẻ em và thanh thiếu niên, người trưởng thành, người già, hay người khuyết tật,... Aerobic Aerobic là những hoạt động tăng cường sức dẻo dai của cơ thể (hay còn gọi là cardio (cardiovascular) - tăng cường hoạt động tim mạch), diễn ra khi các khối cơ bắp lớn của cơ thể di chuyển một cách nhịp nhàng trong một thời gian liên tục. Ví dụ điển hình như tập cardio, tập aerobic hay đi bộ nhanh, chạy, đi xe đạp, nhảy dây, bơi lội. Tập luyện aerobic giúp cho tim bạn có thể đập nhanh hơn người bình thường. Việc tập luyện aerobic bao gồm ba yếu tố: Cường độ (hay mức độ vận động): cường độ vừa (đi bộ nhanh) và cường độ mạnh (chạy bộ); Tần suất (mức độ thường xuyên vận động) Thời gian (1 lần tập diễn ra trong bao lâu) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp hài hòa 3 yếu tố trên sẽ giúp bạn đạt được những lợi ích cho cơ thể 1 cách tối ưu. Hoạt động tăng cường cơ bắp (muscle-strengthening) Hoạt động tăng cường cơ bắp (được biết đến như nâng tạ hay tăng cường sức đề kháng), sẽ khiến cho cơ bắp của cơ thể phải hoạt động bằng cách nâng và giữ lực/trọng lượng tác động lên. Hoạt động này thường dùng những vật nặng (như tạ), được nâng lên nhiều lần để phát triển các nhóm cơ khác nhau. Hoạt động tăng cường cơ bắp cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng lực đàn hồi hoặc trọng lượng cơ thể như leo cây hoặc chống đẩy (push-ups). Hoạt động tăng cường cơ bắp cũng bao gồm ba yếu tố: Cường độ (mức trọng lượng hay lực mà cơ thể có thể nâng lên) Tần suất tập Lặp đi lặp lại (nâng bao nhiêu lần, tương tự thời gian tập aerobic) Hiệu quả hoạt động tăng cường cơ bắp chỉ tác động đến vùng cơ bắp hoạt động. Cho nên bạn cần tập luyện cho tất cả các nhóm cơ bắp của cơ thể: chân, hông, lưng, bụng, ngực, vai và cánh tay. Hoạt động tăng cường xương khớp Hoạt động tăng cường xương khớp (ví dụ như bê vác nặng): hoạt động sẽ tạo ra một lực tác động lên xương nhằm thúc đẩy sự phát triển xương. Lực này thường diễn ra khi cơ thể tác động với mặt đất, ví dụ như chạy, đi bộ nhanh, và các bài tập đẩy tạ. Một số bài tập aerobic hoặc tăng cường cơ bắp cũng giúp tăng cường xương khớp.  Tổng kết lợi ích của tập the duc tham my Trẻ em và thanh thiếu niên Đã được chứng minh Cải thiện sức khỏe tim mạch và cơ bắp Cải thiện xương Cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể Đang nghiên cứu Giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm Thanh niên và người cao tuổi Đã được chứng minh Giảm nguy cơ chết sớm Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành Giảm nguy cơ đột quỵ Giảm nguy cơ cao huyết áp Giảm nguy cơ mỡ máu xấu Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 Giảm nguy cơ mắc bệnh về trao đổi chất Giảm nguy cơ ung thư ruột Giảm nguy cơ ung thư vú Ngăn chặn việc tăng cân Giảm cân, đặc biệt khi kết hợp với việc cắt giảm Calo trong khẩu phần ăn Cải thiện tim mạch và cơ bắp Giảm nguy cơ té ngã Giảm trầm cảm Tăng khả năng nhận thức (cho người cao tuổi) Chức năng cơ thể hoạt động tốt hơn (đ/v người cao tuổi) Giảm béo bụng Đang nghiên cứu Giảm nguy cơ gãy xương hông Giảm nguy cơ ung thư phổi Giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung Duy trì cân nặng sau khi giảm cân Tăng cường mật độ xương Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx7_loi_ich_cua_viec_tap_the_duc_568.docx
Tài liệu liên quan