Ảnh hưởng của các dòng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) đến sức sinh sản thực tế và tỷ lệ sống của ấu trùng

PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản mạnh mẽ của cả nước. Trong đó, tôm càng xanh là đối tượng được nuôi rộng rãi ở nhiều tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh . với các mô hình nuôi tôm đa dạng như nuôi tôm trong mương vườn, nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi tôm đăng quầng. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản (1999) thì Đồng Bằng Sông Cửu Long có hơn 500.000 ha diện tích mặt nước nuôi tôm, trong đó có gần 6.000 ha nuôi tôm càng xanh. Sản lượng tôm càng xanh đạt 28.000 tấn đứng thứ hai sau Trung Quốc (128.338 tấn) năm 2003 (tổng hợp bởi New, 2005). Trong vài năm trở lại nay, diện tích nuôi tôm càng xanh không ngừng được mở rộng do cơ cấu chuyển dịch sản xuất cùng với nhiều đối tượng nuôi khác. Trong khi đó, sản lượng con giống khai thác từ tự nhiên gần như cạn kiệt, việc sản xuất chủ yếu là con giống nhân tạo. Theo Phuong và ctv (2006) Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện có 91 trại sản xuất giống tôm càng xanh (chiếm 88,5% số trại giống của cả nước), cung cấp khoảng 90 triệu postlarvae (năm 2004) cao hơn nhiều so với năm 1998 (1 triệu postlarvae). Tuy nhiên do đặc thù việc nuôi tôm tập trung theo mùa vụ rất cao (tháng 4 -11) nên nhu cầu con giống trong một thời điểm vẫn chưa đáp ứng đủ cho người dân. Nghiên cứu và ổn định qui trình sản xuất giống đã được tiến hành nhiều trong gần 2 thập kỷ qua, nghiên cứu nguồn gốc và chất lượng đàn ấu trùng nhằm sản xuất con giống đạt chất lượng cao, là một việc làm cần thiết đối với khâu tạo ra con giống nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Dựa vào đề tài gốc “Di truyền chọn giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)”, và trong khuôn khổ hạn chế về thời gian và khối lượng công việc, chúng tôi tiến hành thí nghiệm “Ảnh hưởng của các dòng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) đến sức sinh sản thực tế và tỷ lệ sống của ấu trùng” nhằm tìm ra dòng tôm có chất lượng đàn ấu trùng khỏe mạnh, cho tỷ lệ sống cao. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá các dòng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bố mẹ Việt Nam và Malaysia nhằm tìm ra dòng tôm có chất lượng đàn ấu trùng khỏe mạnh, cho tỷ lệ sống cao phục vụ cho công tác sản xuất giống ở Việt Nam. 1.3 Nội dung nghiên cứu (1) Nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ (2) Ghép cặp cho sinh sản nhân tạo (3) Ương ấu trùng tôm càng xanh có nguồn gốc khác nhau. (4) Ương nuôi postlarvae các gia đình tôm trong bể composite ********* : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục khá tốt trong điều kiện nuôi nhốt, thành thục đạt 21,6 - 60,0% ở con đực và 24,6 - 26,7% ở con cái. Số lượng tôm bố mẹ tham gia bắt cặp sinh sản khá lớn tuy nhiên tỷ lệ tôm đẻ trứng chưa cao, chỉ đạt 42,9 - 67,9%, các phép lai nội dòng tỷ lệ tôm đẻ trứng cho kết quả cao hơn hẳn so với các phép lai khác dòng. Sức sinh sản thực tế của dòng tôm cái Mêkông x tôm đực Mêkông cao nhất, thấp nhất là dòng tôm cái Malay x tôm đực Malay. Các chỉ số môi trường như pH và nhiệt độ, nitrite và NH3 trong bể ương nằm trong khoảng tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng. Tỷ lệ sống trung bình của nghiệm thức dao động không lớn giữa các dòng. Dòng tôm cái Đồng Nai x tôm đực Đồng Nai là cao nhất, thấp nhất là dòng tôm cái Malay x tôm đực Malay. Thời gian xuất hiện postlarvae đầu tiên đến postlarvae cuối cùng của các nghiệm thức dao động khá dài. Nghiệm thức có thời gian biến thái sớm nhất là tôm cái Đồng Nai x tôm đực Mêkông, nghiệm thức có thời gian biến thái chậm nhất là tôm cái Malay x tôm đực Malay. 5.2. Đề xuất Cải tiến cách tiến hành ghép cặp để nâng cao tỷ lệ đẻ cho tôm, như thay nước nhiều kích thích tôm lột xác để tôm tiến hành giao vĩ đẻ trứng hoặc xứ lý kích thích tôm cái lột xác trước khi thả vào giỏ. Tỷ lệ sống của ấu trùng còn thấp một phần lớn do kỹ thuật quản lý kém, không kiểm soát được dịch bệnh, xử lý chưa có kết quả. Vì vậy ngoài tìm cách phòng bệnh cần thiết phải cải tiến kỹ thuật ương ấu trùng như cải tiến thức ăn, bổ sung chế phẩm sinh học làm sạch môi trường nước ương . làm cho tỷ lệ sống của ấu trùng được cao hơn. Ấu trùng của các nghiệm thức khi ương từ giai đoạn 1 đến giai đoạn postlarvae 1 nên tăng thêm khi đem ương để đảm bảo đủ số lượng cho các thí nghiệm kế tiếp (ương từ giai đoạn postlarvae 1 đến postlarvae 20). Luận văn chia làm 3 chương, dài 30 trang

doc27 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của các dòng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) đến sức sinh sản thực tế và tỷ lệ sống của ấu trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản mạnh mẽ của cả nước. Trong đó, tôm càng xanh là đối tượng được nuôi rộng rãi ở nhiều tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh…. với các mô hình nuôi tôm đa dạng như nuôi tôm trong mương vườn, nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi tôm đăng quầng. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản (1999) thì Đồng Bằng Sông Cửu Long có hơn 500.000 ha diện tích mặt nước nuôi tôm, trong đó có gần 6.000 ha nuôi tôm càng xanh. Sản lượng tôm càng xanh đạt 28.000 tấn đứng thứ hai sau Trung Quốc (128.338 tấn) năm 2003 (tổng hợp bởi New, 2005). Trong vài năm trở lại nay, diện tích nuôi tôm càng xanh không ngừng được mở rộng do cơ cấu chuyển dịch sản xuất cùng với nhiều đối tượng nuôi khác. Trong khi đó, sản lượng con giống khai thác từ tự nhiên gần như cạn kiệt, việc sản xuất chủ yếu là con giống nhân tạo. Theo Phuong và ctv (2006) Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện có 91 trại sản xuất giống tôm càng xanh (chiếm 88,5% số trại giống của cả nước), cung cấp khoảng 90 triệu postlarvae (năm 2004) cao hơn nhiều so với năm 1998 (1 triệu postlarvae). Tuy nhiên do đặc thù việc nuôi tôm tập trung theo mùa vụ rất cao (tháng 4 -11) nên nhu cầu con giống trong một thời điểm vẫn chưa đáp ứng đủ cho người dân. Nghiên cứu và ổn định qui trình sản xuất giống đã được tiến hành nhiều trong gần 2 thập kỷ qua, nghiên cứu nguồn gốc và chất lượng đàn ấu trùng nhằm sản xuất con giống đạt chất lượng cao, là một việc làm cần thiết đối với khâu tạo ra con giống nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Dựa vào đề tài gốc “Di truyền chọn giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)”, và trong khuôn khổ hạn chế về thời gian và khối lượng công việc, chúng tôi tiến hành thí nghiệm “Ảnh hưởng của các dòng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) đến sức sinh sản thực tế và tỷ lệ sống của ấu trùng” nhằm tìm ra dòng tôm có chất lượng đàn ấu trùng khỏe mạnh, cho tỷ lệ sống cao. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá các dòng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bố mẹ Việt Nam và Malaysia nhằm tìm ra dòng tôm có chất lượng đàn ấu trùng khỏe mạnh, cho tỷ lệ sống cao phục vụ cho công tác sản xuất giống ở Việt Nam. 1.3 Nội dung nghiên cứu (1) Nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ (2) Ghép cặp cho sinh sản nhân tạo (3) Ương ấu trùng tôm càng xanh có nguồn gốc khác nhau. (4) Ương nuôi postlarvae các gia đình tôm trong bể composite PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Lịch sử phát triển của tôm càng xanh Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XVIII đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hình thái của tôm càng xanh. G.E Rumphyus đã mô tả và đặt tên cho loài tôm này với hàng loạt tên gọi khác nhau. Và một số tác giả khác như Herbest (1792), Fabricius (1798), Bose (1801), Oliver (1811), Desmarest (1823) đã mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài của tôm càng xanh với tên phân loại đầu tiên là Locusta marine về sau đổi là Palaemon carcinus (Trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Tôm càng xanh phát triển qua hai thế kỷ tiếp theo được ghi nhận bởi nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau. Họ nghiên cứu các thủy vực khác nhau cũng như xác định các khu hệ giáp xác để xác minh rõ hơn về hình thái, vị trí phân loại và vùng phân bố của loài tôm này. Mặc dù có nhiều tác giả đưa ra rất nhiều tên phân loại nhưng chỉ có I.B. Holthius (1950) mới xác định chính thức tên khoa học cho tôm càng xanh là Macrobrachium rosenbergii khẳng định lại tên gọi ban đầu của De Man (1879) (Trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của tôm càng xanh của nhiều tác giả truớc đó mới chỉ là những bước nghiên cứu sơ khai. Cho đến năm 1962 thì S.W Ling và A.B Merican là những người đầu tiên có những công trình nghiên cứu hoàn thiện về mặt sinh học của tôm càng xanh tại Malaisia. Đây cũng chính là cái nôi tạo giống nhân tạo và ương ấu trùng tôm càng xanh, mở ra các nghiên cứu tiếp tục về loài tôm này cho nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam hội nghị về tôm càng xanh đầu tiên được tổ chức ở vũng tàu vào tháng 3 năm 1975. Tại Việt Nam, nghiên cứu tôm càng xanh thực sự được chú trọng chỉ sau 1975. Trước đó ngoài những nghiên cứu của một số chuyên gia nước ngoài thì hầu như không có tác giả nào nghiên cứu về tôm càng xanh. Năm 1977 - 1979 trường đại học Cần Thơ đã tiến hành sinh sản nhân tạo tôm càng xanh. Tiếp theo sau là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II, Viện Nghiên Cứu Hải Sản ở Hải Phòng, Công Ty Dịch vụ Nuôi Trồng Thủy Sản cũng bắt tay vào nghiên cứu về đối tượng này. Năm 1982, trung tâm nghiên cứu sản xuất giống tôm ở Vũng Tàu cho tôm càng xanh sinh sản. Việc nghiên cứu chuyên sâu về tôm càng xanh tại Việt Nam đã có một số tác giả thực hiện như: Trần Đức Can (1987), Phan Hữu Đức (1988), Nguyễn Việt Thắng (1985), Phạm văn Tình (1999) đã mang lại những giá trị khoa học quý giá về đặc điểm sinh học cũng như kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh ở Việt Nam ( Nguyễn Việt Thắng, 1993). 2.2 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh 2.2.1 Phân loại và hình thái Vị trí phân loại tôm càng xanh theo Holthuis (1950) trích bởi Nguyễn Việt Thắng (1993) như sau: Ngành tiết túc: Arthropoda Lớp giáp giác: Crustacea Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca Bộ mười chân: Decapoda Bộ phụ chân bơi: Nantantia Phân bộ: Caridae Họ: Palaemonidae Họ phụ: Palaemoninae Giống: Macrobrachium Loài: Macrobrachium rosenbergii (de Man 1879) Hình thái của tôm càng xanh được nhiều tác giả mô tả như Holthius, Phan Hữu Đức và ctv (1988, 1989), Foster và Wickin (1972) (trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) ở nước ta tôm càng xanh trong tự nhiên hay trong ao nuôi thì xuất hiện hai dạng là tôm càng xanh và Tôm Càng Lửa. Tôm càng xanh là loài có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt. Tôm càng xanh có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Cơ thể gồm hai phần: phần đầu ngực có dạng hơi giống hình trụ gồm 13 đốt và 13 đôi phụ bộ được bao bọc bởi một tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng gồm có 7 đốt và 6 đôi phụ bộ, mỗi đốt được bao bọc bởi một lớp vỏ, tấm vỏ phía trước chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên tấm vỏ phía trước và phía sau nó. Chính nhờ đặc điểm này mà ta có thể phân biệt được tôm càng xanh với các loài tôm sống ở vùng nước mặn. Các đốt bụng của tôm càng xanh hơi tròn trên mặt lưng và dẹp hai bên, cơ thể có dạng hơi cong, to ở phần đầu, thon nhỏ về phía sau. 2.2.2 Phân bố tôm càng xanh Có gần 200 loài thuộc họ Palamonidae đã được mô tả, hầu hết đời sống của chúng đều có một khoảng thời gian ở nước ngọt (New, 2002). Cũng theo tác giả này, tôm càng xanh phân bố ở các cùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, chúng được tìm thấy ở sông hồ, kênh, rạch, ao ở các vùng nội địa và nhiều hơn cả là các vùng cửa sông nơi có sự pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn. Một số loài Macrobrachium cũng đã được chuyển đi từ vùng sinh sống tự nhiên của nó đến nhiều nơi trên thế giới cho mục đích nuôi và nghiên cứu. Tôm càng xanh được nhập vào Hawaii từ Malaysia vào năm 1965 nơi Fujimura & Okamoto (1972) là những người tiên phong nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài này (tổng kết bởi New, 2000). Hiện nay, tôm càng xanh đã đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới không có tôm trong tự nhiên như: Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Israel,... (Phạm Văn Tình, 2004a). Trung Quốc hiện đang dẫn đầu về sản lượng tôm càng xanh trên thế giới với 128.338 tấn vào năm 2001 (New, 2005). Ở nước ta, tôm càng xanh phân bố từ Nha Trang trở vào (Phạm Văn Tình 2004b) nhưng phát triển thuận lợi nhất ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Việt Thắng, 1993), chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc với sản lượng đạt 28.000 tấn năm 2001 (New, 2005). Mô hình nuôi tôm lúa đang được phổ biến rộng rãi đạt 1.000 - 1.500 kg/ha/vụ. Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển, nâng cao năng suất nuôi và khai thác đối tượng này. 2.2.3 Vòng đời của tôm càng xanh TheoTrần Ngọc Hải và ctv (2000) thì vòng đời của tôm càng xanh gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Giai đoạn trưởng thành tôm sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng đến khi thành thục tôm đẻ trứng và di cư ra vùng cửa sông (6 - 18‰) để cho trứng nở. Cũng theoTrần Ngọc Hải và ctv (2000) thì ấu trùng tôm càng xanh sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng (postlarvae). Lúc này tôm có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt để sinh sống và phát triển đến khi trưởng thành. Khi trưởng thành chúng bắt đầu sinh sản và di cư ra vùng nước lợ tiếp tục vòng đời của mình.  Hình 2.1: Vòng đời của tôm càng xanh 2.2.4 Tập tính ăn của tôm càng xanh Về tập tính ăn, tôm càng xanh là loài ăn tạp thiên về động vật, mức chọn lựa không cao, thành phần thức ăn không thay đổi theo giới tính. Tôm càng xanh có hàm răng nghiền khỏe, ruột có cấu tạo ngắn nên khả năng tiêu hóa nhanh. Chúng ăn hầu hết các loài động vật nhỏ, các mảnh vụn hữu cơ, thích bắt mồi vào ban đêm hơn ban ngày (Phạm Văn Tình, 2004a). Râu là cơ quan xúc giác giúp tôm tìm thức ăn, đôi chân ngực thứ nhất như một cái kẹp giúp tôm giữ và đưa thức ăn vào miệng (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác, chu kỳ lột xác thay đổi theo tuổi, nhiệt độ, thức ăn, giới tính và điều kiện sinh lý của chúng (Nguyễn Thanh Phương, 2003). 2.3 Đặc điểm sinh sản của tôm càng xanh 2.3.1 Phân biệt giới tính Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), ta có thể phân biệt giới tính tôm càng xanh thông qua hình dạng bên của chúng. Tôm càng xanh đực lớn hơn tôm càng xanh cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn tôm càng xanh cái, đôi càng thứ hai to dài và hơi thô hơn tôm càng xanh cái. Ở tôm càng xanh đực có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30 mm và hoàn chỉnh khi đạt kích cỡ 70 mm. Ngoài ra ở mặt của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng. Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon, tôm có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và tạo thành khoang làm buồng để ấp trứng. Quá trình mở rộng của khoang bụng bắt khi tôm đạt chiều dài tổng 95 mm. Lổ sinh dục của con cái nằm ở góc của chân ngực thứ 3. Trên các chân bụng của con cái có nhiều lông tơ có tác dụng giúp trứng bám vào trong quá trình tôm đẻ và ấp trứng. Cơ quan sinh dục trong của con đực ngoằn ngoèo nằm ở giữa của Carapace được nối với ống dẫn tinh chạy trước tim và dọc hai bên viềng sau của Carapace, đỗ vào mút nằm ở đốt coxa của đốt chân ngực thứ 5. Túi tinh hình thành trong quá trình phóng tinh. Túi tinh có khối tinh trùng không di động. Ở con cái, buồng trứng nằm ở trên mặt lưng của phần đầu ngực, ở dưới dạ dày và gan tụy. Khi buồng trứng thành sẽ có màu vàng trải dài từ sau mắt đến đốt đầu của phần bụng. Ống dẫn trứng nối liền với buồng trứng, buồng trứng ở trước tim chạy dọc hai bên về phía bụng đỗ về túi chứa tinh ở đốt góc của chân ngực thứ 3. 2.3.2 Thành thục, giao vĩ, đẻ trứng và ấp trứng của tôm càng xanh Trong tự nhiên tôm càng xanh thành thục, giao vĩ và đẻ trứng hầu như quanh năm. Đồng Bằng Sông Cửu Long có hai mùa đẻ chính của tôm càng xanh đó là từ tháng 4 - 6 và tháng 8 - 10. tôm càng xanh cái thành thục và đẻ trứng khoảng 3 - 3.5 tháng nuôi. tôm càng xanh thành thục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: môi trường, nhiệt độ và thức ăn… (Trần Ngọc Hải và ctv, 2000). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) thì quá trình thành thục buồng trứng của tôm càng xanh trải qua 4 giai đoạn phát triển trong thời gian khoảng 14 - 20 ngày. Khi buồng trứng ở giai đoạn 4 thì tôm cái giảm ăn, hoạt động giảm và sau đó lột xác. Lột xác là giai đoạn tiền giao vĩ của tôm, quá trình giao vĩ của tôm càng xanh được chia ra làm 4 giai đoạn: giai đoạn tiếp xúc, giai đoạn tôm đực ôm giữ tôm cái, giai đoạn tôm đực trèo lên lưng, giai đoạn tôm đực lật ngửa và gắn túi tinh vào tôm cái. Quá trình giao vĩ xảy ra khoảng 20 - 25 phút. Sau khi giao vĩ xảy ra 2 - 5 giờ có khi 6 - 20 giờ thì tôm cái bắt đầu đẻ trứng, thường vào ban đêm. Trong quá trình đẻ trứng, trứng sẽ được thụ tinh ngay khi đi ngang qua túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lược dính vào các lông tơ của đôi chân bụng 4, 3, 2, 1. Thời gian đẻ trứng khoảng 15 - 20 phút. Những con cái thành thục có buồng trứng chín mùi nhưng không được giao vĩ thì chúng vẫn đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi lột xác tiền giao vĩ. Tuy nhiên những trứng này sẽ không được thụ tinh và sẽ rơi ra ngoài sau 1 - 2 ngày sau khi đẻ. Tuỳ vào kích cỡ và trọng lượng của tôm càng xanh mà sức sinh sản của con cái có thể thay đổi từ 70.000 - 50.300 trứng, trung bình sức sinh sản tương đối của tôm càng xanh khoảng 50 - 100 trứng/gram trọng lượng con cái. Tuy nhiên trong ao hồ sức sinh sản của chúng thấp hơn, trung bình 300 - 600 trứng/gram trọng lượng con cái. Tôm càng xanh cái có thể tái phát dục và đẻ lại sau 16 - 45 ngày. Trong quá trình ấp trứng tôm cái dùng các chân bụng quạt nước để tạo dòng chảy làm thông khí cho trứng và các chân ngực để loại bỏ những trứng bị hư hay vật lạ dính vào khối trứng. Tuỳ vào thời gian và nhiệt độ mà trứng có thể nở sau 15 - 23 ngày ấp. 2.3.3 Phát triển của phôi, ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm càng xanh Theo Trần Ngọc Hải và ctv (2000) thì trứng tôm càng xanh mới đẻ có kích cỡ khoảng 0,6 - 0,7 mm. Trứng thụ tinh nhân bắt đầu phân cắt và hoàn thành sự phân cắt sau 24 giờ. Quá trình giảm phân xảy ra khi nhân phân cắt lần thứ 3, vào ngày thứ hai đĩa mầm xuất hiện ở mặt bụng của phôi. Ngày thứ 3 vùng phôi được hình thành và phát triển sang giai đoạn Nauplius. Sau 80 giờ các phụ bộ của Nauplius bắt đầu phát triển. Ngày thứ 5 hình thành phụ bộ đầu và các nhú đuôi. Ngày thứ 7 điểm mắt bắt đầu phát triển và nhú đuôi trở thành gai đuôi. Ngày thứ 8 bắt đầu hình thành giáp đầu ngực, mắt có sắc tố, ruột hình thành và tim bắt đầu đập. Ngày thứ 12 phôi nằm dọc theo trứng và tiếp tục phát triển cho đến khi nở. Theo dõi sự phát triển của phôi trứng, trứng dần phát triển từ màu vàng nhạc sang màu vàng cam, sau đó đến màu vàng xám và cuối cùng là màu xám đen. Sau 17 -23 ngày trứng sẽ nở và quá trình nở hoàn thành sau 4 - 6 giờ. Khi nở tôm mẹ cử động chân bụng liên tục để thải ấu trùng ra ngoài. Ấu trùng mới nở sống phù du có tính hướng quang mạnh và cần có độ mặn 6-14‰ để sinh sống và phát triển (Trần Ngọc Hải và ctv, 2000). Ấu trùng sẽ chết sau khi nở 3 - 4 ngày nếu sống trong môi trường nước ngọt. Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng ngửa và đuôi ở phía trước. Ấu trùng ăn liên tục và thức ăn gồm các loại động thực vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng các sinh vật thủy sinh… Theo S.W.Ling (1969) ấu trùng trải qua 8 giai đoạn biến thái và đối với Uno và Soo (1969) ấu trùng tôm càng xanh trải qua 11 lần lột xác để trở thành postlarvae. Sau này nhiều tác giả như: Aquacop (1977, 1983), Adisukressno (1977, 1980), Trương Quang Trí (1985)… cũng thống nhất ý kiến với Uno và Soo là ấu trùng tôm càng xanh trải qua 11 lần lột xác để trở thành postlarvae (Trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Bảng 2.1: Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh (Uno và Soo, 1969 được trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và ctv, 2000) Giai đoạn  Tuổi (ngày)  Chiều dài tổng (mm)  Đặc điểm   I  1  1,92  Mắt chưa có cuống   II  2  1,99  Mắt có cuống   III  3 - 4  2,14  Xuất hiện Uropod   IV  4 - 6  2,50  Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có hai nhánh, có lông tơ   V  5 - 8  2,80  Telson hẹp và kéo dài ra   VI  7 - 10  3,75  Mầm chân bụng xuất hiện   VII  11 - 17  4,06  Chân bụng có 2 nhánh chưa có lông tơ   VIII  14 - 19  4,68  Chân bụng có lông tơ   IX  15 - 22  6,07  Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong   X  17 - 24  7,05  Có 3 - 4 răng trên chủy   XI  19 - 26  7,73  Răng xuất hiện hết nửa trên chủy   Postlarvae  23 - 27  7,69  Răng xuất hiện cả trên và dưới chủy, có tập tính như tôm lớn   Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV Giai đoạn V Giai đoạn VI Giai đoạn VII Giai đoạn VIII Giai đoạn IX Giai đoạn X Giai đoạn XI Postlave Hình 2.2: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng 2.3.4 Môi trường sống của ấu trùng tôm càng xanh 2.3.4.1 Nhiệt độ Nhiệt độ đóng một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sự phát triển của ấu trùng, nó quyết định chiều dài giai đoạn phát triển ấu trùng (New và Valenti, 2000). Theo Nguyễn Việt Thắng (1993), ngưỡng nhiệt độ dưới của ấu trùng tôm càng xanh là 21oC, khi nhiệt độ tăng dần lên thì thời gian phát triển của ấu trùng càng rút ngắn và nhiệt độ dưới 24 - 26oC thì ấu trùng phát triển không tốt. Theo nhiều tác giả như: New (1982), Fujimura (1966, 1977), Adisurkressno (1977, 1980) xác định ngưỡng nhiệt độ trên của ấu trùng tôm càng xanh là 33 - 340C (trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Các tác giả này đều cho rằng nhiệt độ tối ưu của tôm nằm trong khoảng 26 - 310C và dưới 24 - 260C thì ấu trùng phát triển không tốt. 2.3.4.2 Độ pH Độ pH nước trong bể chịu ảnh hưởng bởi một số quá trình xảy ra trong nước bao gồm các hợp chất chứa nitơ, sự hoạt động hô hấp của ấu trùng, artemia và các vi sinh vật hiếu khí khác (New và Valenti, 2000). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) mức pH thích hợp cho tôm càng xanh nằm trong khoảng từ 7,0 - 8,5 và pH dao động trong một ngày không quá 1 đơn vị. Mặc khác để có nước ương ấu trùng thì người ta phải dùng nước biển được vận chuyển đến trại giống và pha với nguồn nước hiện có ở địa điểm sản xuất. Nguồn nước biển có pH dao động từ 7,8 - 8,3 và nước ngọt từ 7,1 - 7,5 (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Do vậy hai loại được pha vào nhau sẽ cho pH thích hợp. 2.3.4.3 Độ mặn Tôm càng xanh sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng ấu trùng bắt buộc phải sống trong điều kiện nước lợ (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2003). Do đó, độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ấu trùng. Có nhiều ý kiến khác nhau về ngưỡng nồng độ muối trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh, nhưng thường dao động từ 12 - 15‰ (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Aquacop (1984) và Griessinger (1986) đã duy trì độ mặn 12‰ trong bể ương ấu trùng trong suốt từ giai đoạn 1 đến khi chuyển hoàn toàn thành postlarvae, chỉ giảm xuống 6-10‰ khi ương postlarvae (Nguyễn Thị Thanh thủy, 2002). 2.3.4.4 Nồng độ oxy hòa tan Theo nhiều tác giả: Ling (1969), Fujimura (1974), New (1982), Aquacop (1977-1984) đều thống nhất lượng oxy hòa tan trong bể đối với ương ấu trùng là 6 - 9 mg/l (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 2002). Trong điều kiện sản xuất giống và nếu đảm bảo sục khí đầy đủ thì không cần phải kiểm tra nồng độ oxy trong bể ương (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 2002). 2.3.4.5 Ánh sáng Ánh sáng mặt trời trực tiếp dường như có hại cho ấu trùng, đặc biệt là trong hệ thống nước trong (New và Shingolka, 1985), nhưng cũng không thể thiếu ánh sáng cho ấu trùng phát triển. Ấu trùng tôm càng xanh cũng như ấu trùng của các loài giáp xác khác đều có tính hướng sáng tốt, nếu trong bể cường độ ánh sáng lớn sẽ vô tình tạo điều kiện cho ấu trùng tập trung, bám nhau, cạnh tranh về thức ăn trong một không gian hẹp (Nguyễn Thị Thu Thuỷ, 2002). Điều này không tốt bởi vì tập tính của tôm càng xanh là ăn tạp và ăn thịt lẫn nhau (New và Valenti, 2000), con vừa lột xác còn yếu sẽ dễ làm mồi cho những con khác trong đàn. Tác động của ánh sáng đến ấu trùng còn liên quan đến màu sắc của bể ương bởi vì màu sắc bể phản chiếu ánh sáng truyền vào. Theo Phạm Văn Tình (2004a) nếu sơn bể màu trắng, ánh sáng chiếu vào bể sẽ bị phản chiếu trở lại làm cho ấu trùng bị lầm dẫn đế rối loạn sinh lý. Một nghiên cứu mới đây của Tidwell và ctv (2005) cho thấy dùng bể màu đỏ và màu xanh lá cây thì tỷ lệ sống của ấu trùng là 84% và 78% so với bể sơn màu trắng và màu xanh dương là 56% và 44%, bể sơn màu vàng và màu đen đều bằng 71%. Các báo cáo về nuôi ấu trùng tôm càng xanh thành công thì cường độ ánh sáng trong khoảng 250 - 6.500 lux (New và Valenti, 2000). 2.3.4.6 Nồng độ NH3-N và nitrite (NO2-N) Các hợp chất nitơ hoà tan trong nước như: ammonia (NH3-N), nitrite (NO2-N), nitrate (NO3-N) là các thông số đánh giá chất lượng nước rất quan trọng trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và trong ương ấu trùng tôm càng xanh nói riêng Chất lượng nước trong bể ương rất dễ bị biến đổi chính do sản phẩm bài tiết của ấu trùng, Artemia và do sự phân hủy của thức ăn thừa. Một vài biến đổi có thể rất có hại cho ấu trùng. Nguy hiểm nhất là sự tăng ammonia chưa ion hoá (NH3), chất này làm tăng pH và nitrite (New và Shingolka, 1985). Aquacop (1977, 1983), Griessinger (1986), Liao và Mayo (1972) đã xác định ngưỡng sinh lý của một số hợp chất nitơ đối với ấu trùng tôm càng xanh trong môi trường ương: NH4+ là 0,005 - 1 mg/l, NO2 là 0,002 - 0,350 mg/lít, NO3 là 0,5 - 3,5 mg/l (Nguyễn Thị Thu Thuỷ, 2002). New và Shingolka (1985) cho rằng không nên lấy nước có hàm lượng nitrite (NO2-N) và nitrate (NO3-N) cao hơn 0,1 ppm và 20 ppm. 2.4 Các quy trinh kĩ thuật ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh Trên thế giới và nước ta có 3 qui trình sản xuất giống tôm càng xanh phổ biến là qui trình nước trong hở, qui trình nước trong kín và qui trình nước xanh. Qui trình nước xanh cải tiến còn tương đối mới nhưng cũng cho thấy rất triển vọng, đang được các trại sản xuất giống tôm càng xanh qui mô nông hộ áp dụng rộng rãi. Mỗi qui trình sản xuất có những đặc điểm thuận lợi và khó khăn riêng. 2.4.1 Quy trình nước trong hở Quy trình nước trong hở được khởi xướng bởi Ling (1969) và hoàn thiện bởi Aquacop (1977) (trích bởi Trần Ngọc Hải và ctv, 2000). Tại Việt Nam quy trình này được thử nghiệm đầu tiên vào năm 1987 bởi Nguyễn Việt Thắng (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II) và Bùi Lai (Đại Học Cần Thơ). Đây cũng là quy trình được ứng dụng nhiều ở nước ta trước đây. Đặc điểm của quy trình này là yêu cầu nguồn nước phải trong sạch ( không có tảo), thay nước hàng ngày, có thể ương ở mật độ cao. Quy trình nước trong hở tương đối đơn giản, dễ thao tác, có thể nâng cao mật độ ương để đạt sản lượng lớn, phù hợp với các trại có đầy đủ hai nguồn nước mặn và ngọt có chất lượng nước tốt. Tuy nhiên quy trình tiêu tốn nhiều nước để thay nước, tăng cao chi phí sản xuất. Trong quy trình này mật độ ương từ 50 - 250 con/lít đạt tỉ lệ sống trung bình 35 - 50% (Nguyễn Việt Thắng, 1990 trích bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 triệu postlarvae là 22 - 25 kg Artemia và 50 kg thức ăn chế biến (New, 1985 được trích bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). 2.4.2 Quy trình nước trong tuần hoàn Quy trình nước trong tuần hoàn có thể ương ấu trùng ở mật độ cao, tiết kiệm được nước. Trong suốt quá trình ương không thay nước, chỉ bổ sung thêm nước mới, phù hợp với những vùng xa nguồn nước mặn và chất lượng nước kém. Tuy nhiên quy trình nước trong tuần hoàn cần phải thiết kế hệ thống tốn kém, phải có phương tiện kiểm soát môi trường và trang thiết bị phức tạp, cùng với sự quản lí chặt chẽ, yêu cầu người sản xuất phải có kinh nghiệm và kỹ thuật chuyên môn cao. 2.4.3 Quy trình nước xanh và nước xanh cải tiến Quy trình nước xanh có ưu điểm là tự tạo cân bằng sinh thái trong môi trường nước. Tuy nhiên quy trình này ương mật độ thấp nên sản lượng không cao. Ngoài ra quy trình nước xanh đòi hỏi phải nuôi giữ tảo chlorella phức tạp, mật độ tảo khó duy trì ổn định trong bể ương lâu dài gây trở ngại trong việc điều chỉnh các yếu tố môi trường, đồng thời vẫn phải tốn kém cho chi phí nuôi tảo và thay nước. Qui trình nước xanh cải tiến ương ở mật độ 20-60 con/lít, đạt tỉ lệ sống 30 - 98% (Khoa Thủy sản, 1999 - 2001, trích bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Nguyên tắc của quy trình là cho phép vi sinh vật và tảo phát triển tự nhiên trong bể ương để tự ổn định môi trường nước. Quy trình nước xanh cải tiến có nhiều ưu điểm là đơn giản, không phải thay nước, không vệ sinh bể, không bổ sung tảo trong suốt quá trình ương. 2.5 Các vấn đề về sinh sản ở tôm càng xanh Sức sinh sản của tôm càng xanh mẹ tăng theo trọng lượng. Khi tôm càng xanh có trọng lượng từ 40 - 120 gram thì sức sinh sản cao, kích thước trứng lớn và ấu trùng to, khoẻ. Ngược lại tôm càng xanh có kích thước 120 gram thì có sức sinh sản kém, kích thước trứng nhỏ và ấu trùng nhỏ, yếu (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Một số tác giả như: Ling (1969), Fujimura (1974), Adisukressno (1980) chọn tôm mẹ có trọng lượng 40 - 80 gram. Và Malecha (1983) chọn tôm mẹ trung bình 40 gram có sức sinh sản cao 900 - 1.000 trứng/gram khối lượng tôm mẹ. Trong khi đó, Subramanyam (1980) yêu cầu chọn tôm mẹ cho tham gia sinh sản có khối lượng 40 - 60 gram để cho sinh sản (Trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Theo Nguyễn Việt Thắng và ctv (1991) chọn tôm mẹ cho tham gia sinh sản có khối lượng trung bình 26.5 - 52 gram (Trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Nhiều tác giả còn đề xuất chọn tôm mẹ có trọng lượng 30 - 35 gram để cho tham gia sinh sản như: Griessinger (1986), Nguyễn Việt Thắng, Hà Quang Hiền và Phạm Văn Tình (1986) (Trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Bảng 2.2: Sức sinh sản của tôm càng xanh ở các kích cở và trọng lượng khác nhau (Ang, 1991 được trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và ctv, 2000). Chiều dài (cm )  Trọng lượng (gram)  Trọng lượng trứng (gram)  Số lượng trứng   8,0  4,29  0,132  1.044   8,5  5,31  0,189  1.535   9,0  6,48  0,265  2.209   9,5  7,82  0,364  3.115   10,0  9,36  0,493  4.317   10,5  11,1  0,657  5.889   11,0  13,06  0,864  7.917   11,5  15,25  1,122  10.505   12,0  17,69  1,442  13.771   12,5  20,4  1,834  17.885   13,0  23,4  2,310  29.915   13,5  26,7  2,885  29.134   14,0  30,31  3,574  36.719   14,5  34,26  4,394  45.903   15,0  38,57  5,364  56.952   15,5  43,25  6,508  70.163   16,0  43,32  7,846  85.867   16,5  53,81  9,405  104.436   17,0  59,72  11,212  126.279   17,5  66,08  13,299  151.853   18,0  72,91  15,669  181.660   18,5  80,24  18,447  216.253   19,0  88,07  21,584  256.239   19,5  96,43  25,151  302283   20,0  105,35  29,195  355112   Chất lượng ấu trùng không chỉ phụ thuộc vào thể trọng mà còn phụ thuộc vào nguồn gốc tôm mẹ mang trứng. Khi tôm mẹ có nguồn gốc khác nhau thì chất lượng ấu trùng khác nhau. Theo Nguyễn Việt Thắng (1993) tôm mẹ có trọng lượng trung bình 10 - 45 gram thì sức sinh sản thực tế và sức sinh sản hiệu quả của tôm càng xanh có nguồn gốc từ ao sẽ thấp hơn tôm càng xanh có nguồn gốc ngoài tự nhiên. Và cũng theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2007) ấu trùng của của tôm mẹ có nguồn gốc từ ao nuôi thương phẩm là thấp nhất (13.917 ấu trùng/tôm mẹ có khối lượng từ 16,3 - 37,6 gram), kế đến là tôm nuôi vỗ (15.451 ấu trùng/tôm mẹ với khối lượng tôm mẹ từ 17,9 - 40,8 gram) và ấu trùng có nguồn gốc từ tôm tự nhiên là cao nhất (17.083 ấu trùng/tôm mẹ có khối lượng từ 18,4 - 45,5 gram). PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: từ ngày 29/2/2008 đến 15/6/2008 Địa điểm: Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ - Ấp 2, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có nguồn gốc từ tự nhiên. Nguồn vật liệu này bao gồm tôm nội địa có nguồn gốc từ sông Mêkông (tôm được thu thập từ sông Tiền và sông Hậu, đây là hai nhánh sông thuộc hệ thống sông Mêkông), sông Đồng Nai (đây là con sông chảy qua Đông Nam Bộ, bắt đầu là cao nguyên Di Linh và cuối nguồn đổ ra biển thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh) và dòng tôm Malay được nhập từ Malaysia. Ao ương: 2000 m2 dạng hình chữ nhật, kích thước khoảng 28(70 m được bố trí hệ thống sục khí với máy thổi khí, thời gian sục khí từ 20 giờ tới 6 giờ. Vèo lưới: 32 m2 (8(4(1,5 m) mắt lưới 0,5 cm2 cho nuôi vỗ. Bể ương: thùng nhựa 70 lít cho ương ấu trùng, bể composite 1 m3 cho ương Postlave giai đoạn đầu. Giỏ nhựa kích thước 49(36(18,5 cm cho ghép cặp. Nguồn nước: lấy từ sông Tiền gián tiếp qua 3 nhánh sông phụ. Các vật liệu khác: vợt lưới, thau, xô, bể ấp trứng Artemia, máy xay sinh tố, tủ lạnh, thức ăn Tây Đô 25% đạm, rây chà thức ăn, máy thổi khí, máy nén khí, máy bơm chìm, nước mặn, nhiệt kế, khúc xạ kế, và các loại hoá chất hóa chất (chlorine, formol, Iodine, test pH, test NH3, test NO2) 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Khảo sát sinh sản của tôm mẹ theo các dòng tôm khác nhau Nghiên cứu được tiến hành với tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có nguồn gốc khác nhau: nhóm sông Đồng Nai (tập hợp tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai), nhóm sông Mêkông (tập hợp tại 3 địa điểm khác nhau: Mỹ Tú - Sóc Trăng, Tân Châu - An Giang và Châu Đốc - An Giang, nhóm tôm Malaysia được nhập từ Malaysia. Các nhóm tôm càng xanh bố mẹ được nuôi trong các giai 8(4(1,5 m đặt trong ao đất 2.000 m2, độ sâu nước ao 1,5 m. Nuôi riêng tôm đực và cái của từng nhóm tôm để chủ động trong thí nghiệm ghép cặp (2 giai tôm đực và 2 giai tôm cái cho mỗi nhóm tôm). Tôm bố mẹ được nuôi vỗ từ tháng 01 - 3/2007, mật độ nuôi là 1 - 3 con/m2 (35 - 100 con/giai). Thức ăn sử dụng ở giai đoạn này là thức ăn viên và bổ sung thức ăn tươi 2 ngày/lần như gan bò, cá tạp, mực, ốc nhằm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho tôm trong quá trình phát triển trứng. Tôm được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 16 giờ, trọng lượng thức ăn bằng 4 - 5% trọng lương tôm của giai. Các giai tôm có hệ thống sục khí, hoạt động vào ban đêm từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau, nhằm tăng lượng oxy hòa tan, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tôm phát triển. Các giai có giá thể bằng chà và ống PVC để cho tôm trú ẩn, hạn chế hiện tượng tôm ăn nhau trong lúc lột xác. 3.3.2 Ghép cặp cho đẻ 3.3.2.1 Phương pháp chọn tôm bố mẹ thành thục Tôm mẹ: Chọn tôm khỏe mạnh, không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh (đốm đen, đóng rong …). Chọn tôm mẹ mang buồng trứng ở giai đoạn IV (buồng trứng chiếm toàn bộ khoang giáp đầu ngực, màu vàng sậm). Đây là giai đoạn tôm mẹ chuẩn bị lột xác tiền giao vĩ. Tôm đực: Chọn tôm đực to khỏe, đôi càng thứ 2 có màu xanh và còn nguyên vẹn, tôm không có dấu hiệu bệnh. 3.3.2.2. Phương pháp ghép cặp Tôm đực và cái thành thục của các dòng Đồng Nai, Mêkông và Malay được ghép thành từng cặp riêng trong giỏ nhựa 49(36(18,5 cm đặt trong ao đất 2.000 m², có bố trí hệ thống sục khí, tỉ lệ đực cái là 1:1. Các gia đình được ghép cặp sinh sản theo mô hình diallel cross (3(3) như trình bày ở Bảng 3.1. Sau khi ghép cặp 1 - 2 ngày, kiểm tra giỏ tôm bố mẹ thường xuyên, loại tôm đực ở giỏ nào có tôm mẹ đã đẻ trứng. Tôm mẹ ôm trứng được tiếp tục giữ trong giỏ cho đến khi trứng chuyển sang màu xám đen thì chuyển lên nhà giống. Thời gian tôm mẹ ôm trứng đến khi chuyển lên nhà giống dao động từ 15 - 18 ngày sau ghép cặp. Trường hợp trứng không thụ tinh thì trứng sẽ rơi ra ngoài sau 1 - 2 ngày tôm mẹ đẻ trứng. Thí nghiệm tiến hành 2 đợt ghép cặp (19/03/2008 và 29/03/2008), tổng số lượng bố mẹ được ghép cặp là 243 cặp. Bảng 3.1: Sơ đồ thiết kế phép lai giữa các dòng tôm cành xanh Dòng tôm  ♂DN  ♂MK  ♂ML   ♀DN  DN.DN  DN.MK  DN.ML   ♀MK  MK.DN  MK.MK  MK.ML   ♀ML  ML.DN  ML.MK  ML.ML   DN = Đồng Nai, MK = Mêkông, ML = Malay 3.3.3 Ương ấu trùng tôm càng xanh từ các dòng tôm khác nhau về nguồn gốc Thí nghiệm được bố trí từ 3 dòng tôm bố mẹ đó là dòng tôm càng xanh Việt Nam có nguồn gốc từ sông Đồng Nai, sông MêKông và dòng tôm được nhập từ Malaysia vào Việt Nam. Thí nghiệm gồm 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức chọn 6 tôm bố mẹ để khảo sát sức sinh sản và tỉ lệ sống ấu trùng của chúng. Ấu trùng tôm càng xanh của các nghiệm thức được ương trong bể có thể tích 70 lít (chứa 60 lít nước ương) và được ương theo quy trình nước trong hở được khởi xướng bởi Ling (1969) và hoàn thiện bởi Aquacop (1977). Bảng 3.2: Các nghiệm thức ương thí nghiệm của các dòng tôm Nhóm  Nghiệm thức  Dòng tôm       Thuần chủng  1  Đồng Nai x Đồng Nai (DNxDN)    2  MêKông x MêKông (MKxMK)    3  Malaysia x Malaysia (MLxML)   Lai (cái ( đực)  4  Đồng Nai x MêKông (DNxMK)    5  Đồng Nai x Malaysia (DNxML)    6  MêKông x Đồng Nai (MKxDN)    7  MêKông x Malaysia (MKxML)    8  Malaysia x Đồng Nai (MLxDN)    9  Malaysia x MêKông (MLxMK)   Khi trứng chuyển sang màu xám đen thì chuyển tôm mẹ lên nhà giống. Xử lý tôm mẹ trước khi nở bằng formaline 200 ppm trong 30 giây và Indione 10% trong 10 - 15 giây , sau đó chuyển tôm mẹ vào bể nở. Bể nở là thùng nhựa 70 lít (thể tích nước là 30 lít, nước có độ mặn là 5‰) sục khí liên tục. Bể tôm mẹ được mặn hóa dần dần để đạt độ mặn 12 ‰ khi tôm con nở. Sau khi ấu trùng nở thì bắt tôm mẹ ra và định lượng ấu trùng bằng phương pháp thể tích. Sau khi định lượng ấu trùng, thu ấu trùng bằng vợt cho vào thau chứa, tắm ấu trùng bằng formaline 200 ppm trong 15 - 30 giây, sau đó tắm bằng Indione 10% trong 10 - 15 giây. Ấu trùng sau khi xử lý xong được chuyển sang thùng ương 70 lít (thể tích nước là 60 lít), mật độ ương 60 con/lít, sục khí liên tục. Ấu trùng được cho ăn bằng Artemia và thức ăn chế biến tùy theo các giai đoạn ương. Thành phần thức ăn chế biến bao gồm: trứng gà, sữa bột, tôm đất hoặc mực, và dầu mực. Thí nghiệm áp dụng quy trình ương nước trong hở, thay nước 2 ngày/lần với lượng nước thay 50 - 80% thể tích thùng. Sau khi ấu trùng chuyển thành postlarvae hoàn toàn được chuyển qua ương trong bể composite 1 m3, ương 15 - 20 ngày để tôm đạt kích thước lớn, phù hợp nuôi trong giai. Sau đó postlarvae được chuyển xuống giai 10 m2 trong ao để ương tiếp tục thành tôm giống. Thức ăn sử dụng trong giai đoạn ương post là thức ăn viên N0.1 . Giai ương được bố trí sục khí và giá thể dây nilon cho postlarvae bám. 3.3.4 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thống kê 3.3.4.1 Thu thập số liệu môi trường nước ương Một số chỉ tiêu môi trường chính của bể ương ấu trùng được đo theo định kỳ như sau: Nhiệt độ: đo 2 lần/ngày lúc 6 giờ và 14 giờ, sử dụng nhiệt kế rượu. Độ mặn: đo 1 lần/ngày lúc 14 giờ, sử dụng máy đo độ mặn ATAGO S/MILL-E. pH : đo 2 lần/ngày lúc 6 giờ và 14 giờ, sử dụng TestKit. Đạm (Nitrite và N-NH3) : đo 1 tuần/lần vào lúc 6 giờ, sử dụng TestKit của Đức. 3.3.4.2 Phương pháp xác định các thông số kỹ thuật Tỉ lệ thành thục (%) =  x 100  Trọng lượng trứng = Trọng lượng tôm mẹ trước khi sinh sản – Trọng lượng tôm mẹ sau khi sinh sản. Sức sinh sản thực tế = Tỉ lệ sống (%) = x 100 3.3.4.3 Phần mềm xử lý số liệu Tất cả các số liệu được xử lý dựa trên phần mềm MS Excel. PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ Bảng 4.1. Số lượng, mật độ và tỷ lệ thành thục của tôm bố mẹ Dòng tôm  Giới tính  Số lượng tôm bố mẹ (con)  Mật độ nuôi vỗ (con/m2)  Tỷ lệ thành thục (%)   Đồng Nai  Cái  353  2,2  25,5    Đực  376  2,9  21,6   Mêkông  Cái  330  2,6  26,7    Đực  139  1,1  60,0   Malay  Cái  293  2,3  24,6    Đực  190  2,0  45,8   Kết quả này cho thấy tôm con được nuôi trong giai có thể tăng trưởng thành tôm bố mẹ trong thời gian nuôi 3 tháng (tháng 11/2007 - 2/2008). Nuôi tôm đực và cái riêng trong các giai tạo môi trường thuận lợi cho tôm tăng trưởng nhanh, đạt kích cỡ tôm bố mẹ to khi thành thục, đồng thời tạo thế chủ động ghép cặp sinh sản giữa các dòng tôm khác nhau. Tuy nhiên đề tài không thể thu thập được số liệu về tỷ lệ sống của các dòng tôm. Với số lượng tôm bố mẹ khá lớn, dao động từ 139 - 376 con ở mỗi dòng (tôm đực) và từ 293 - 353 ở tôm cái, đề tài có thể chủ động số lượng lớn số cặp ghép, đảm bảo đủ số lượng cặp tôm đẻ là một thuận lợi rất lớn. Mật độ nuôi vỗ từ 1,1-2,9 con/m2 tạo điều kiện thuận lợi cho cho tôm thành thục tốt. Tỷ lệ thành thục của các dòng tôm dao động từ 21,6 - 60,0% ở con đực và 24,6 - 26,7 ở con cái là cao và cao hơn nhiều so với báo cáo của Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) là tỷ lệ tôm cái mang trứng chiếm không quá 10% tổng đàn tôm cái ở bất kỳ thời điểm nào. Tỷ lệ thành thục cao của tôm bố mẹ phụ thuộc vào thành phần thức ăn, chế độ cho ăn, nhất là bổ sung thức ăn tươi. Một điều dễ nhận thấy là mật độ nuôi vỗ càng thấp thì tỷ lệ thành thục càng cao ở tất cả các dòng tôm. Điển hình như ở mật độ 1,1 con/m2, tôm đực Mêkông thành thục rất tốt (60%), còn ở mật độ cao nhất (2,9 con/m2), tôm đực Đồng Nai thành thục kém nhất (21,6%). Tuy nhiên kết quả tôm bố mẹ thành thục được báo cáo ở đề tài này chỉ có giá trị tham khảo, vì số liệu chỉ dựa trên số lượng tôm bố mẹ thành thục tốt nhất được ghép cặp của mỗi đợt sinh sản, không thể thu thập được số liệu thành thục của tổng đàn tôm. 4.2 Ghép cặp cho sinh sản nhân tạo 4.2.1 Tỷ lệ tôm đẻ trứng của các dòng tôm càng xanh Bảng 4.2. Số lượng tôm ghép cặp và tỷ lệ đẻ của các nghiệm thức lai Nhóm  Phép lai  Số tôm ghép cặp (cặp)  Số tôm đẻ trứng (con)  Tỷ lệ đẻ (%)   Thuần chủng  ♀DN × ♂DN  28  18  64,3    ♀MK × ♂MK  28  19  67,9    ♀ML × ♂ML  21  16  76,2   Lai (cái x đực)  ♀DN × ♂MK  31  19  61,3    ♀DN × ♂ML  31  12  38,7    ♀MK × ♂ML  28  16  57,1    ♀MK × ♂DN  32  15  46,9    ♀ML × ♂DN  21  9  42,9    ♀ML × ♂MK  23  14  58,3   Tổng cộng  9  243  138  56,8   Phép lai có tỷ lệ tôm đẻ trứng cao nhất là tôm cái Malay x tôm đực Malay (76,2%), phép lai có tỷ lệ tôm đẻ trứng thấp nhất là tôm cái Đồng Nai x tôm đực Malay (38,7%), các phép lai còn lại có tỷ lệ tôm đẻ trứng dao động từ 42,9 - 67,9%. Tỷ lệ tôm đẻ trứng như vậy là thấp so với mức độ chọn lựa tôm thành thục rất tốt ở cả cái và đực của các dòng. Theo New (2000), tỷ lệ tôm đẻ trứng phụ thuộc nhiều vào mức độ thành thục của tôm bố mẹ, mùa vụ sinh sản và tình trạng sức khỏe của tôm bố mẹ. Ở thí nghiệm này, chúng tôi chủ yếu tiến hành qua 2 đợt ghép cặp chính vào tháng 2 và tháng 3, tuy nhiên việc thao tác lựa tôm, vận chuyển tôm vào trong giỏ và việc kiểm tra tôm thường xuyên có thể làm cho tôm bị stress, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tôm đẻ trứng. Các phép lai thuần chủng đều cho kết quả là tỷ lệ đẻ trứng cao nhất Malay x Malay (76,2%), Mêkông x Mêkông (67,9%) và Đồng Nai x Đồng Nai (64,3%), điều đó cho thấy lai nội dòng thì kết quả đẻ trứng cao hơn lai khác dòng. Tuy nhiên đây chỉ là bước lai ban đầu, việc đánh giá cần được tiếp tục thực hiện ở nhiều thế hệ sau. 4.2.2 Sức sinh sản của tôm càng xanh theo nguồn gốc khác nhau Bảng 4.3. Sức sinh sản của các nghiệm thức lai Nghiệm thức (cái x đực)  Trọng lượng tôm mẹ (gram)  Trọng lượng trứng (gram)  Số lượng ấu trùng (con)  Sức sinh sản thực tế (con/gram)   ♀DN × ♂DN  44,1  9,5  26.066  591   ♀MK × ♂MK  44,5  8,7  35.450  797   ♀ML × ♂ML  46  6,8  26.317  572   ♀DN × ♂MK  46,7  6,8  27.426  587   ♀DN × ♂ML  43,8  8,0  26.947  615   ♀MK × ♂ML  49,25  8,8  32.133  652   ♀MK × ♂DN  40,7  7,8  27.207  668   ♀ML × ♂DN  59,4  7,8  43.828  738   ♀ML × ♂MK  53,9  9,0  31.655  588   Kết quả thí nghiệm cho thấy trọng lượng tôm cái tham gia sinh sản không sai khác nhau nhiều ở các phép lai dao động từ 40,7 - 59,4 gram và phù hợp với đề nghị chọn tôm cái cho tham gia sinh sản của Subramnyam (1980) (trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). Trọng lượng buồng trứng của các nghiệm thức dao động từ 6,8 - 9,5 gram kết quả này bằng với kết quả của Ang (1991) (trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và ctv, 2000). Sức sinh sản thực tế giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt dao động từ 572 - 797 ấu trùng/gram tôm mẹ. Sức sinh sản thực tế của nghiệm thức tôm cái Mêkông x tôm đực Mêkông cao nhất (797 ấu trùng/gram), thấp nhất tôm cái Malay x tôm đực Malay (572 ấu trùng/gram) và các nghiệm thức còn lại dao động từ 587 - 738 (ấu trùng/gram). Kết quả này hơi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Hưng (2004) là sức sinh sản thực tế của tôm dòng Thái Lan là 628 (ấu trùng/gram) và dòng Việt Nam là 923 (ấu trùng/gram). Điều này cũng dễ hiểu do dòng tôm Malay mới được nhập về Việt Nam từ tháng 10/2007 nên khả năng thích nghi và thành thục kém hơn các dòng tôm bản địa. Tuy nhiên các phép lai giữa tôm cái Malay với các dòng tôm bản địa (Đồng Nai và Mêkông) lại cho sức sinh sản cao hơn. 4.3 Ương ấu trùng theo gia đình (giai đoạn 1 đến giai đoạn postlarvae 1) 4.3.1. Biến động các chỉ số môi trường nước ương Bảng 4.4: Biến động của các yếu tố môi trường trong ương ấu trùng Phép lai (cái x đực)  Nhiệt độ  pH  Độ mặn  NH3  NO2 N    Sáng  Chiều  Sáng  Chiều      ♀DN × ♂DN  28,1  29,5  7,9  8,1  12  0,03  0,08   ♀MK × ♂MK  28,0  29,5  7,9  8,1  12  0,03  0,15   ♀ML × ♂ML  28,0  29,5  7,9  8,0  12  0,05  0,12   ♀DN × ♂MK  28,0  29,4  7,8  8,0  12  0,03  0,12   ♀DN × ♂ML  28,0  29,6  7,8  8,0  12  0,03  0,12   ♀MK × ♂ML  28,0  29,4  7,9  8,0  12  0,05  0,08   ♀MK × ♂DN  28,0  29,4  7,9  8,0  12  0,04  0,08   ♀ML × ♂DN  28,2  29,6  7,9  8,1  12  0,03  0,08   ♀ML × ♂MK  28,2  29,6  7,9  8,1  12  0,04  0,08   Kết quả ghi nhận từ thí nghiệm cho thấy các yếu tố môi trường nước như: nhiệt độ, pH, độ mặn,nitrite, NH3.... không có sự sai khác lớn giữa các nghiệm thức (Bảng 4.4). Sự biến động của các yếu tố này theo ngày tuổi sẽ được thảo luận tiếp dưới đây. 4.3.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức rất ổn định dao động từ 28,0 - 28,20C vào buổi sáng và 29,4 - 29,60C vào buổi chiều. Theo New (1982) cho rằng ngưỡng nhiệt độ trên của ấu trùng tôm càng xanh là 33 - 340C (trích dẫn bởi Huỳnh Hàn Châu và ctv, 2007). Nguyễn Việt Thắng (1993) cho rằng ngưỡng nhiệt độ dưới của tôm càng xanh là 210C. Theo Ling (1969) nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng là 26 - 310C và trong khoảng nhiệt độ thích hợp nếu nhiệt độ càng cao thì ấu trùng phát triển càng nhanh (trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2007. Theo Aquacop (1984) nhiệt độ của bể ương cao hơn 300C thì ấu trùng có tỷ lệ sống thấp. Như vậy, sự biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm luôn nằm trong khoảng giới hạn thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng. Dễ thấy rằng sự biến động nhiệt độ các bể ương rất lớn trong bể ở các ngày nuôi khác nhau, sự biến động lớn đó phần nào làm ảnh hưởng đến sức khỏe và biến thái của ấu trùng. New và Shingolka (1985) kết luận sự biến động nhiệt độ 10C có thể làm chết ấu trùng nếu sự biến động nhanh.. Sự biến động nhiệt độ trong ngày của các nghiệm thức đều trên 10C là không tốt cho sự phát triển của ấu trùng. Sở dĩ có sự biến động lớn vậy là do bể ương có dung tích nhỏ (60 lít), một phần việc thay nước cho tôm thực hiện không kịp để lại thể tích nước ương thấp vào các ngày thay nước. Một khi môi trường bên ngoài ấm hơn bể ương, nhiệt độ bể ương cũng tăng rất nhanh, trái lại vào những ngày mát trời thì nhiệt độ lại ít biến động. Phải nhìn nhận rằng, ương tôm trong bể có dung tích nhỏ thì việc quản lý môi trường nước ương rất khó, nhất là nhiệt độ. Do vậy, tôm có thể bị stress nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến tỷ sống của ấu trùng. 4.3.2 Độ pH Các nghiệm thức có pH dao động từ 7,8 - 7,9 vào buổi sáng và 8,0 - 8,1 vào buổi chiều. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) cho rằng ương ấu trùng tôm càng xanh cần duy trì pH từ 7,0 - 8,5. Nếu pH9 sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ấu trùng tôm càng xanh. Kết quả thí nghiệm cho thấy pH hoàn toàn thích hợp cho ấu trùng tôm càng xanh sinh sống và phát triển. Do áp dụng quy trình nước trong hở nên nước ương ấu trùng của các nghiệm thức được thay nước thường xuyên làm cho tảo không phát triển nên pH không có sự biến động lớn trong ngày. 4.3.3 NH3 và nitrite Các nghiệm thức thí nghiệm có nitrite dao động từ 0,08 - 0,15 mg/l. Có nhiều ý kiến khác nhau về hàm lượng nitrite trong nước ương ấu trùng tôm càng xanh, New (1990) hàm lượng nitrite phải nhỏ hơn 0,1 mg/l (trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2007). Arnstrong et al (1976) kiến nghị hàm lượng nitrite không vượt quá 1.8 mg/l (trích dẫn bởi Trần Văn Bùi và ctv, 2007) Như vậy sự biến động nitrite trong quá trình thí nghiệm luôn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng. NH3 của các nghiệm thức dao động từ 0,03 - 0,05 mg/l. Theo New (1990) hàm lượng nitrite phải nhỏ hơn 0,1 mg/l (trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2007). Như vậy, sự biến động NH3 trung bình của các nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp, không gây độc cho ấu trùng tôm càng xanh. Mức NH3 thích hợp cho ấu trùng có thể là một phần do khâu cho ăn, chăm sóc ấu trùng tốt, thức ăn không dư thừa nhiều và khâu vệ sinh bể ương tốt làm cho các yếu tố môi trường ương nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh. 4.3.2 Thời gian biến thái thành postlarvae và tỷ lệ sống của postlarvae Bảng 4.5 Ngày xuất hiện, ngày kết thúc postlarvae và tỷ lệ sống của ấu trùng. Nghiệm thức (cái x đực)  Tỷ lệ sống nhỏ nhất (%)  Tỷ lệ sống (%)  Tỷ lệ sống lớn nhất (%)  Ngày xuất hiện postlarvae  Ngày kết thúc postlarvae  Thời gian chuyển postlarvae (ngày)   ♀DN × ♂DN  13,7  19,7  24,30  21,8  37,6  15,8   ♀MK × ♂MK  3,0  11,1  24,20  21,2  37,5  16,3   ♀ML × ♂ML  4,0  7,5  16,90  27,5  37,5  21,7   ♀DN × ♂MK  7,6  16,0  32,60  19,8  34,6  14,8   ♀DN × ♂ML  5,5  12,2  22,90  23,7  41,5  17,8   ♀MK × ♂ML  2,1  7,8  16,00  20,8  39,6  18,8   ♀MK × ♂DN  2,4  10,2  23,00  22,5  39,6  17,2   ♀ML × ♂DN  4,2  8,8  15,00  23,8  39,6  15,8   ♀ML × ♂MK  6,7  7,9  18,80  25,8  41,5  15,7   Tôm bột xuất hiện đầu tiên của các nghiệm thức dao động từ 21,2 - 27,5 ngày ương và thời gian kết thúc chu kỳ ương dao động từ 34,6 - 41,5 ngày. Thời gian xuất hiện postlarvae đầu tiên đến postlarvae cuối cùng của các nghiệm thức dao động khá dài (14,8 - 21,7 ngày), nghiệm thức có thời gian biến thái sớm nhất là Đồng Nai x Mêkông, nghiệm thức có thời gian biến thái chậm nhất là Malay x Malay và các nghiệm thức khác dao động từ 15,8 - 18,8 ngày. Theo Nguyễn Thanh Phương et al (2006) thì thời gian biến thái hay phát triển của ấu trùng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường nhất là nhiệt độ và chế độ dinh dưỡng. Theo Ling (1969) nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng là 26 - 31oC. Như vậy, nhiệt độ của các bể ương thí nghiệm nằm trong mức thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng nhưng thời gian biến thái thành postlarvae quá dài dẫn đến tỷ lệ sống ấu trùng của các nghiệm thức thấp. Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng có thể là do ương ấu trùng trong các bể có dung tích nhỏ (70 lít) làm cho nhiệt độ biến động giữa ngày và đêm rất lớn, thức ăn chưa đầy đủ dinh dưỡng cho phát triển của ấu trùng và các khâu khác trong kỹ thuật ương chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống ấu trùng của các nghiệm thức. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, thí nghiệm bố trí ương ấu trùng trong thùng nhựa 70 lít là khả thi và hợp lý. Thí nghiệm đòi hỏi phải ương ấu trùng của số lượng lớn gia đình trong cùng một thời điểm nhất định. Vì vậy, bố trí ương trong nhiều bể dung tích nhỏ sẽ tạo điều kiện chăm sóc ấu trùng được dễ dàng, giảm thiểu dịch bệnh là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấu trùng chết hàng loạt. Kết quả ương ấu trùng cho thấy tỷ lệ sống trung bình của nghiệm thức dao động không lớn giữa các nghiệm thức Đồng Nai x Đồng Nai là cao nhất (19,7%), thấp nhất là nghiệm thức Malay x Malay (7,5%) và các nghiệm thức còn lại dao động từ 7,8% - 16%. 4.4 Ương postlarvae trên bể composite (giai đoạn postlarvae 1 đến postlarvae 20) 4.4.1. Biến động các chỉ số môi trường nước ương Bảng 4.6: Biến động của các yếu tố môi trường trong ương postlarvae Phép lai (cái x đực)  Nhiệt độ  pH  NH3  NO2 N    Sáng  Chiều  Sáng  Chiều     ♀DN × ♂DN  27,4  28,8  7,8  7,9  0,02  0,13   ♀MK × ♂MK  27,4  28,8  7,8  7,9  0,02  0,2   ♀ML × ♂ML  27,4  28,8  7,8  7,9  0,06  0,21   ♀DN × ♂MK  27,4  28,9  7,8  8,0  0,03  0,14   ♀DN × ♂ML  27,5  28,8  7,8  7,9  0,02  0,11   ♀MK × ♂ML  27,4  28,8  7,8  7,9  0,02  0,11   ♀MK × ♂DN  27,5  28,7  7,8  7,9  0,03  0,11   ♀ML × ♂DN  27,6  28,9  7,8  7,9  0,03  0,15   ♀ML × ♂MK  27,7  28,9  7,8  7,9  0,03  0,15   Kết quả từ thí nghiệm cho thấy các yếu tố môi trường nước như: nhiệt độ, pH, NH3, Nitrite.... không có sự sai khác lớn giữa các nghiệm thức (Bảng 4.5). Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức dao động từ 27,4 - 27,70C vào buổi sáng và 28,7 - 28,90C vào buổi chiều. Các nghiệm thức có pH dao động từ 7,8 - 7,9, hoàn toàn nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm bột. Nitrite cao ở nghiệm thức Mêkông x Mêkông và Malay x Malay lần lược là 0,2 - 0,21 mg/lít, các nghiệm thức còn lại nằm trong khoảng 0,11 - 0,15 mg/lít hoàn toàn nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm bột. NH3 ở các nghiệm thức dao động từ 0,02 - 0,03 mg/lít hoàn toàn nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm bột.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnguyen_trung_ky_5125.doc
Tài liệu liên quan