Ảnh hưởng của các loài tảo khác nhau nannochloropsis sp, chaetoceros sp, isochrysis sp đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu thái bình dương crassostrea gigas (thunberg, 1793)

LỜI CẢM ƠN Sau hơn ba tháng thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, các cô chú, anh chị tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III, thư viện trường Đại Học Nha Trang, thư viện Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Phùng Bảy, ThS. Cái Ngọc Bảo Anh, KS. Phan Thị Thương Huyền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và những người bạn luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Mục lục ii Chữ viết tắt và ký hiệu . iv Danh mục các bảng v Danh mục các hình . vi Phần I: MỞ ĐẦU . 1 Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3 1. Tình hình nghiên cứu hầu Thái Bình Dương . 3 1.1. Trên thế giới . 3 1.2. Việt Nam . 8 2. Nghiên cứu sử dụng tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản . 10 2.1. Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của một số loài vi tảo 11 2.2. Nghiên cứu nuôi và sử dụng vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản . 13 2.3 Nghiên cứu sử dụng vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thân mềm . 14 Phần III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16 1. Đối tượng địa điểm và thời gian nghiên cứu . 16 2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng 16 2.1. Phương pháp gây nuôi tảo . 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các loài tảo đơn bào đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình dương . 17 2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 18 Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 1. Gây nuôi sinh khối tảo . 22 2. Ảnh hưởng của các loài tảo đơn bào đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương . 24 Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 27 1. Kết luận . 27 2. Đề xuất ý kiến 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 28 Phụ lục . A Phần I: MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển nhanh chóng, đa dạng hóa cả về hình thức cũng như đối tượng nuôi. Trong đó, động vật thân mềm được xem như là những đối tượng rất có tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas là loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ phân bố và được ứng dụng vào nuôi rộng rãi trên khắp thế giới, bắt đầu phát triển nuôi tại Việt Nam vì giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng rất cao. Thịt hầu thơm ngon và bổ, giá trị dinh dưỡng cao (chứa 45 – 75% protein, 7 -11% lipid, 19 – 38% glucid, nhiều chất khoáng và vi-ta-min), có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho người cao tuổi, chống béo phì và nâng cao tầm vóc nên hầu là loài có giá trị kinh tế lớn. Thịt hầu có thể ăn sống (với wasabi và chanh đang được hầu hết các nước ưa chuộng), nấu chín, phơi khô hay đóng hộp. Ngoài giá trị làm thức ăn, nó còn có giá trị y học; vỏ hầu dùng để nung vôi, làm bột phấn, làm vật bám để nuôi hầu hay các loài hải sản khác. Do những giá trị trên nên mặc dù nguồn lợi hầu này rất lớn nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Để đáp ứng được nhu cầu đó, nghề nuôi hầu đang được phát triển ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Italia, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với quy mô rất lớn để phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ở Việt Nam, phong trào nuôi hầu phát triển mạnh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2004 trở lại đây nhưng chưa đủ số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là chưa chủ động tạo ra được nguồn giống nhân tạo đủ về số lượng và chất lượng cho nuôi. Chính vì vậy việc sản xuất giống nhân tạo là điều cần thiết và cấp bách ngay bây giờ. Trong sản xuất giống nhân tạo, thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, tỉ lệ sống, chất lượng con giống của hầu trong giai đoạn ấu trùng và sự mở rộng quy mô sản xuất. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vi tảo là loại thức ăn tươi sống đặc biệt tốt cho ấu trùng thủy sinh vật, đặc biệt có kích thước nhỏ phù hợp với hầu hết giai đoạn phù du của động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng có giá trị như protein, hydrat carbon, vi tảo còn là nguồn cung cấp các loại vi-ta-min B1, B6, B12, C và muối khoáng. Với ý nghĩa kinh tế và nhu cầu thực tiễn như vậy, tôi đã được sự đồng ý của Khoa nuôi trồng thủy sản để thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các loài tảo khác nhau Nannochloropsis sp., Chaetoceros sp., Isochrysis sp. đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) ”. Với các nội dung sau: 1. Nuôi cấy sinh khối các loài tảo đơn bào Nannochloropsis sp., Chaetoceros sp., Isochrysis sp. làm thức ăn cho ấu trùng hầu. 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loài tảo khác nhau Nannochloropsis sp., Chaetoceros sp., Isochrysis sp. đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích: nuôi cấy tảo làm thức ăn cho ấu trùng hầu Thái Bình Dương; tìm hiểu được sự kết hợp các loài tảo đơn bào nào thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu. Do kiến thức, hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp, thời gian thực hiện đề tài ngắn, bắt đầu làm quen với phương pháp viết báo cáo khoa học, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các bạn góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

doc41 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của các loài tảo khác nhau nannochloropsis sp, chaetoceros sp, isochrysis sp đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu thái bình dương crassostrea gigas (thunberg, 1793), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOÀI TẢO KHÁC NHAU Nannochloropsis sp., Chaetoceros sp., Isochrysis sp. ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản, khoá 2004 – 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nguyệt Ánh MSSV: 46135242 Giáo viên hướng dẫn Th.S Phùng Bảy Th.S Cái Ngọc Bảo Anh Nha Trang, tháng 11 năm 2008 LỜI CẢM ƠN Sau hơn ba tháng thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, các cô chú, anh chị tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III, thư viện trường Đại Học Nha Trang, thư viện Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Phùng Bảy, ThS. Cái Ngọc Bảo Anh, KS. Phan Thị Thương Huyền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và những người bạn luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày 04 tháng 11 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thị Nguyệt Ánh MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Mục lục ii Chữ viết tắt và ký hiệu iv Danh mục các bảng v Danh mục các hình vi Phần I: MỞ ĐẦU 1 Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1. Tình hình nghiên cứu hầu Thái Bình Dương 3 1.1. Trên thế giới 3 1.2. Việt Nam 8 2. Nghiên cứu sử dụng tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản 10 2.1. Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của một số loài vi tảo 11 2.2. Nghiên cứu nuôi và sử dụng vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản 13 2.3 Nghiên cứu sử dụng vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thân mềm 14 Phần III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 1. Đối tượng địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng 16 2.1. Phương pháp gây nuôi tảo 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các loài tảo đơn bào đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình dương 17 2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 18 Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 1. Gây nuôi sinh khối tảo 22 2. Ảnh hưởng của các loài tảo đơn bào đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương 24 Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 27 1. Kết luận 27 2. Đề xuất ý kiến 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 Phụ lục A Phần I: MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển nhanh chóng, đa dạng hóa cả về hình thức cũng như đối tượng nuôi. Trong đó, động vật thân mềm được xem như là những đối tượng rất có tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas là loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ phân bố và được ứng dụng vào nuôi rộng rãi trên khắp thế giới, bắt đầu phát triển nuôi tại Việt Nam vì giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng rất cao. Thịt hầu thơm ngon và bổ, giá trị dinh dưỡng cao (chứa 45 – 75% protein, 7 -11% lipid, 19 – 38% glucid, nhiều chất khoáng và vi-ta-min), có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho người cao tuổi, chống béo phì và nâng cao tầm vóc nên hầu là loài có giá trị kinh tế lớn. Thịt hầu có thể ăn sống (với wasabi và chanh đang được hầu hết các nước ưa chuộng), nấu chín, phơi khô hay đóng hộp. Ngoài giá trị làm thức ăn, nó còn có giá trị y học; vỏ hầu dùng để nung vôi, làm bột phấn, làm vật bám để nuôi hầu hay các loài hải sản khác. Do những giá trị trên nên mặc dù nguồn lợi hầu này rất lớn nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Để đáp ứng được nhu cầu đó, nghề nuôi hầu đang được phát triển ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Italia, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản…với quy mô rất lớn để phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ở Việt Nam, phong trào nuôi hầu phát triển mạnh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2004 trở lại đây nhưng chưa đủ số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là chưa chủ động tạo ra được nguồn giống nhân tạo đủ về số lượng và chất lượng cho nuôi. Chính vì vậy việc sản xuất giống nhân tạo là điều cần thiết và cấp bách ngay bây giờ. Trong sản xuất giống nhân tạo, thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, tỉ lệ sống, chất lượng con giống của hầu trong giai đoạn ấu trùng và sự mở rộng quy mô sản xuất. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vi tảo là loại thức ăn tươi sống đặc biệt tốt cho ấu trùng thủy sinh vật, đặc biệt có kích thước nhỏ phù hợp với hầu hết giai đoạn phù du của động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng có giá trị như protein, hydrat carbon, vi tảo còn là nguồn cung cấp các loại vi-ta-min B1, B6, B12, C và muối khoáng. Với ý nghĩa kinh tế và nhu cầu thực tiễn như vậy, tôi đã được sự đồng ý của Khoa nuôi trồng thủy sản để thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các loài tảo khác nhau Nannochloropsis sp., Chaetoceros sp., Isochrysis sp. đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) ”. Với các nội dung sau: 1. Nuôi cấy sinh khối các loài tảo đơn bào Nannochloropsis sp., Chaetoceros sp., Isochrysis sp. làm thức ăn cho ấu trùng hầu. 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loài tảo khác nhau Nannochloropsis sp., Chaetoceros sp., Isochrysis sp. đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích: nuôi cấy tảo làm thức ăn cho ấu trùng hầu Thái Bình Dương; tìm hiểu được sự kết hợp các loài tảo đơn bào nào thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu. Do kiến thức, hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp, thời gian thực hiện đề tài ngắn, bắt đầu làm quen với phương pháp viết báo cáo khoa học, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các bạn góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tình hình nghiên cứu hầu Thái Bình Dương. Trên thế giới: Vị trí phân loại: Ngành Mollusca Lớp Bivalvia Bộ Ostreoida Họ Ostreidae Giống Crassostrea Loài Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) Đặc điểm hình thái: Cũng như các động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác, hầu Thái Bình Dương có hai vỏ úp lại với nhau và khép mở nhờ cơ khép vỏ. Hai vỏ này rất cứng, thô, khác nhau hình dạng và kích thước: vỏ phải thì nhỏ, nông nằm ở trên còn vỏ trái thì cứng, lớn, sâu dùng để bám chặt vào vật bám và nằm ở dưới. Hầu Thái Bình Dương không có răng bản lề ở bên trong, cơ khép vỏ có màu tím hay nâu trong khi rìa của màng áo có màu đen. Để phân biệt với các loại hầu khác, đặc điểm dễ nhận biết là hầu Thái Bình Dương khi trưởng thành có tỉ lệ chiều dài và chiều rộng vỏ tương đối lớn (khoảng 3/1 so với 2/1 ở hầu cửa sông hay 1,5/1 so với nhiều loại hầu khác). Chính đặc điểm này nên người ta thường gọi hầu Thái Bình Dương là hầu ống hay hầu dài. Ngoài ra hai mép lưng bụng của hầu gần như song song với nhau cũng là một đặc điểm nhận dạng khác (Gosling, 2003). Đặc điểm phân bố: Theo chiều ngang: hầu Thái Bình Dương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ thuộc họ Ostreidae thích nghi với phạm vi dao động rộng của các yếu ố môi trường. Chúng là loài bản địa của Đông Bắc châu Á như Nhật Bản nhưng được di chuyển và lan rộng ra nhiều quốc gia như Pháp, Trung Quốc (du nhập vào đầu và cuối những năm 70 của thế kỉ 20), Anh, Mỹ (vào những năm 1950), Ca-na-đa, Bra-xin, Hàn Quốc, Úc (những năm 1960) và Niu-Di-Lân vì mục đích nuôi. Ngoài ra sự phát tán của hầu Thái Bình Dương còn do nguyên nhân khách quan đó là trường hợp hầu bám trên những chiếc tàu lớn và được vận chuyển đi đến khắp nơi. Cho nên có thể nói hầu Thái Bình Dương phân bố toàn cầu. Theo phương thẳng đứng: hầu Thái Bình Dương trưởng thành không có tơ chân và bám chặt trên những vật bám cứng như đá hay vỏ động vật thân mềm khác trong vùng trung triều và vùng hạ triều đến độ sâu khoảng 3 mét nước. Chúng thiên về những vùng nước lợ cửa sông hay những vùng duyên hải gần bờ mặc dù chúng có thể thích nghi với biên độ dao động mạnh của nồng độ muối và các yếu tố môi trường nước nên có thể xuất hiện ở ngoài khơi ở độ sâu khoảng 40 mét nước nhưng mật độ ít và sinh trưởng kém (Gosling, 2003). Đặc điểm sinh học và sinh thái: Nhiệt độ và độ mặn: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sống của hầu. Mỗi loài hầu có một phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất định, vượt quá phạm vi này thì sự sống của chúng bị giảm sút, thậm chí có khi bị chết. Hầu Thái Bình Dương thích nghi rộng với sự dao động nhiệt độ từ -1,8°C đến +35°C . Nhiệt độ đẻ trứng thường trên 20°C nhưng cũng có ít trường hợp từ 15 - 18°C. Ranh giới độ mặn cực thuận của loài này từ 20 - 25‰ mặc dù chúng có thể xuất hiện tại những vùng nước có độ muối dưới 10‰ và có thể sống sót tại độ muối trên 35‰ nhưng sinh trướng chậm và thường không có khả năng sinh sản Thức ăn và phương thức bắt mồi: Thức ăn của hầu Thái Bình Dương khi trưởng thành là những hạt nhỏ lơ lửng trong nước như vi khuẩn, các loại tảo đáy, ấu trùng của những động vật khác, mùn bã hữu cơ và những chất hòa tan trong nước như amino acid, muối khoáng (đặc biệt là muối calci rất cần thiết cho sự hình thành vỏ). Khi còn trong giai đoạn sống trôi nổi, ấu trùng hầu ăn chủ yếu các loại tảo đơn bào nổi như Isochrysis sp., Chaetoceros sp., Nannochloropsis sp…. Đến giai đoạn sống bám, thức ăn của hầu là các loài tảo đáy và mùn bã hữu cơ. Hầu không có phương thức bắt mồi chủ động, thức ăn nhờ dòng nước đưa đến mang, qua chọn lọc của mang và xúc biện được đưa tới miệng. Chúng chỉ có khả năng chọn lọc thức ăn theo độ lớn: hạt nhỏ thích hợp thì được tiêu thu, hạt lớn không thích hợp thì bị thải ra ngoài. Do đó trong dạ dày của hầu ta còn bắt gặp những hạt không tiêu hóa được. Chi tiết này cho chúng ta biết rằng khi chọn bãi nuôi hay khi ương giống hầu điều quan trọng là chúng ta nên chọn vùng có nước chảy hay nước thủy triều ra vào để đảm bảo thức ăn được mang đến cho hầu thường xuyên. Sinh trưởng: Hầu Thái Bình Dương có tốc độ sinh trưởng nhanh (có thể sinh trưởng hơn 75mm trong vòng 12 tháng đầu tiên). Tuy nhiên tại vùng nước Wadden Sea (Đan Mạch) hầu có thể sinh trưởng đạt 100mm sau 12 tháng nuôi đầu tiên. Hầu Thái Bình Dương có thể sống tới 10 năm và đạt cỡ trung bình khoảng 150 – 200mm (Spenser, 2002) Đặc điểm sinh sản Giống như hầu hết các loại hầu khác, hầu Thái Bình Dương thay đổi giới tính trong vòng đời. Chúng thường tham gia sinh sản đầu tiên như là con đực và sau đó chuyển thành con cái. Các yếu tố môi trường đặc biệt là thức ăn có thể ảnh hưởng tới giới tính của hầu. Trong điều kiện dồi dào thức ăn, hầu đực có xu hướng chuyển giới tính thành con cái và ngược lại trong điều kiện thức ăn hạn chế hay chúng thành lập những quần thể với mật độ quá lớn, toàn bộ là hầu đực. Một số ít cá thể thì lưỡng tính. Việc đẻ trứng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và thường diễn ra vào những tháng mùa xuân và mùa hè. Theo Spenser (2002) thì nhiệt độ đẻ trứng của hầu Thái Bình Dương dao động trong khoảng 22 – 250C. Hầu Thái Bình Dương tham gia sinh sản lần đầu sau khoảng một năm (kích thước hầu khoảng 70 – 100mm) và một hầu cái có thể sản sinh ra khoảng 30 – 40 triệu trứng trong một lần đẻ. Việc đẻ trứng thường được tác động bởi các yếu tố môi trường như sự dồi dào của thức ăn và sự nâng lên của nhiệt độ. Quá trình thụ tinh diễn ra trong môi trường nước. Trong điều kiện nhân tạo, thụ tinh chỉ diễn ra trong vòng một giờ hay ngắn hơn sau khi hầu đẻ ở nhiệt độ khoảng 25°C khi trộn trứng và tinh lại với nhau, nếu ngoài thời gian này trứng và tinh trùng thường là bất động không có khả năng thụ tinh. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng: - Ấu trùng Trochophore (ấu trùng bánh xe): xuất hiện sau khi trứng thụ tinh khoảng 8 -12 giờ. Ấu trùng có dạng hình bầu dục có gắn đĩa bơi, xung quanh đĩa bơi có tiêm mao bao phủ. Ấu trùng vận động xoay tròn xoắn ốc và thường ngược chiều kim đồng hồ. Ấu trùng Verliger: xuất hiện khoảng 18 – 22 giờ sau khi thụ tinh, ấu trùng có dạng hình chữ D, có hai vỏ và vành tiêm mao nằm ở giữa hai vỏ. Ấu trùng vận động nhanh nhờ sự vận động của vành tiêm mao miệng. Kích thước vỏ ấu trùng có chiều dải khoảng 80µm. Ấu trùng Umbo: đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các cơ quan bao gồm : giai đoạn sơ kì (tiền Umbo) xuất hiện mầm cơ khép vỏ, giai đoạn trung kì xuất hiện đỉnh vỏ, giai đoạn hậu kì xuất hiện điểm mắt ở dưới trung tâm của cơ quan. Cuối giai đoạn này ấu trùng hình thành chân bò. Đây là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống trôi nổi chuyển sang giai đoạn sống bám cố định. Lúc này kích thước ấu trùng dài nhất đạt 300µm, giai đoạn này thường từ 18 – 22 ngày sau khi trứng thụ tinh. Ấu trùng bám: tính từ ngày thứ 22 – 25 sau khi trứng thụ tinh, hoạt động bơi của ấu trùng giảm dần, ấu trùng chuyển xuống bò dưới đáy, vành tiêm mao và điểm mắt thoái hóa dần. Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các tơ chân, màng áo, cơ khép vỏ và một số cơ quan khác. Ấu trùng chuyển hoàn toàn sang giai đoạn sống bám, giai đoạn này kích thước của ấu trùng tăng nhanh. - Hầu giống: khi ấu trùng hoàn toàn biến thái và bám chắc vào vật bám, ấu trùng trở thành hầu con có hình dáng ngoài giống với hầu trưởng thành. Tuy nhiên tùy thuộc vào loại vật bám mà hầu có hình dạng khác nhau. Kích thước đạt từ 1mm. Tình hình sản xuất giống: Mặc dù nuôi hầu đã có lịch sử xuất phát từ lâu đời nhưng sản xuất giống hầu chỉ bắt đầu 40 năm trở lại đây ở một số nước như Nhật (Pacific oyster, Crassostrea gigas), Úc (Sydney Rock oyster, Saccostrea glomerata), Mỹ (Crassostrea virginica) và Pháp. Từ đó tới nay, qui trình sản xuất giống đã dần được hoàn thiện và phát triển ở trình độ cao. Cụ thể là trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỉ XX, sản lượng con giống từ sinh sản nhân tạo chiếm gần 90% của tổng sản lượng hầu giống ở Anh, Ca-na-đa và Mỹ (Wong, 1993). Việc sản xuất giống ở mọi nơi đều theo một trình tự chung là chọn lọc, thu thập hầu bố mẹ và nuôi vỗ, cấy tảo làm thức ăn, kích thích cho đẻ hay cho thụ tinh nhân tạo, ương nuôi ấu trùng và con giống. Hiện nay, xung quanh vịnh Dabob và vịnh Willipa (thuộc bang Washington, Mỹ) có khoảng 11 trại sản xuất giống, họ chia làm 3 phần: một phần sản xuất con giống bán sang các nước châu Âu, một phần để nuôi thành con giống, một phần nữa bán trong giai đoạn ấu trùng điểm mắt. Lượng con giống sản xuất đã tăng lên đáng kể, có khoảng 50.000 thùng giống (1 thùng = 13.000 – 20.000 con) mỗi năm từ vùng ven biển Thái Bình Dương. Một trong những kĩ thuật mới trong công nghệ sản xuất giống là kĩ thuật cho bám đơn đã mang lại một viễn cảnh mới cho nghề nuôi hầu ở Colombia – Anh. Họ có thể sản xuất hàng triệu con giống đơn phục vụ cho nghề nuôi hầu bằng khay và bằng túi của vùng (Cross and Kingzett, 1992, trích theo Hà Đức Thắng, 2005). Ngoài ra, tại một số cơ sở nghiên cứu sản xuất hầu giống tam bội hay tứ bội ở Mỹ và Ca-na-đa, người ta đã dùng hóa chất Epinephrine để tiêu hủy tuyến tiết chất bám vào vật bám cứng của hầu tạo thành những con hầu giống đơn giúp ích nhiều cho nuôi thương phẩm (Gregory, 2008) Tình hình nuôi thương phẩm: Vì hầu là đối tượng rất có giá trị về mặt dinh dưỡng, nên nuôi hầu đã có lịch sử rất lâu đời tại nhiều quốc gia. Trung Quốc là nước đầu tiên đã nuôi hầu vì hầu có giá trị thực phẩm và về y học, nguồn giống ngoài tự nhiên phong phú mà chi phí nuôi thấp. Tại Pháp nuôi hầu đã bắt đầu vào những năm giữa của thế kỉ XVII với loài hầu bản địa Ostrea edulis, nguồn giống cho nuôi được thu từ tự nhiên sử dụng sạp bằng gỗ hay nhựa PVC đặt dưới đáy và được nuôi trong những ao vùng duyên hải. Mãi đến năm 1960, nguồn giống hầu này bị cạn kiệt do khai thác quá mức nên người ta mới nhập khẩu loài hầu Crassostrea angulata từ Bồ Đào Nha để nuôi. Trong những năm 1973, 1974, triệu chứng bệnh mang đã gây chết hầu hàng loạt nên hầu Thái Bình Dương đã được thay thế. Đến năm 2002, sản lượng hầu này chiếm khoảng 98% trong tổng sản lượng hầu nuôi. Với nguồn giống từ tự nhiên hay nhân tạo, nuôi thương phẩm hầu ở Pháp hay các nước châu Âu dựa vào 3 phương pháp chính đó là nuôi đáy, nuôi trong những khung cố định dưới nước và nuôi treo trên những bè trôi nổi (Grizel và Heral, 1991). Tại Úc, nuôi hầu có lịch sử lâu đời với đối tượng nuôi là hầu đá Saccostrea glomerata với phương pháp nuôi truyền thống là cho hầu giống bám vào viên đá hay vỏ sò trưởng thành rồi đặt xuống đáy vùng triều để nuôi. Đến những năm 1950, từ nhận thức rằng nuôi hầu theo kiểu trên dễ bị bùn lấp hay những địch hại khác nên hình thức nuôi được tập trung vào nuôi bằng rổ, lồng hay trên những cọc cắm đất. Nuôi hầu Thái Bình Dương (nhập từ Nhật Bản) được bắt đầu những năm 1970 chủ yếu từ con giống sinh sản nhân tạo và đang là đối tượng nuôi chính của Úc (Spencer, 2002) Việt Nam: Ở Việt Nam, hầu Thái Bình Dương phân bố ở những vùng bãi triều thấp tới độ sâu 10 mét nước ở những vùng nước thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng (Hà Quang Hiến, 1983). Nguyễn Văn Chung (2001) khi điều tra đánh giá tình hình phân bố của động vật thân mềm hai vỏ trong đầm phá Nam Trung Bộ Việt Nam đã tìm thấy hầu Thái Bình Dương phân bố ở đầm Cù Mông và đầm Ô Loan nhưng với tần số bắt gặp rất thấp. Việt Nam là một nước có nghề nuôi hầu chậm phát triển, các nghiên cứu về phát triển nghề nuôi hầu chỉ mới thực hiện trong những năm cuối của thế kỉ XX với con giống chủ yếu thu vớt từ tự nhiên. Năm 2001 – 2003, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I tiến hành thử nghiệm thành công sản xuất giống nhân tạo hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas bằng công nghệ của Úc. Tuy nhiên việc nuôi hầu giống thành hầu thương phẩm còn gặp nhiều khó khăn do hầu có hiện tượng chết hàng loạt (Đồng Xuân Vĩnh, 2004). Từ năm 2001 – 2004, trong khuôn khổ nguồn kinh phí của Bộ Khoa Học & Công Nghệ, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất hầu giống và nuôi hầu Crassostrea sp. thương phẩm” do kĩ sư Hà Đức Thắng làm chủ nhiệm đã được thực hiện nghiên cứu sản xuất giống trên 3 đối tượng hầu phân bố khắp cả nước: hầu Crassostrea rivularis vùng cửa sông ở miền Bắc, hầu C. lugubris ở miền Trung, hầu C. belcheri ở miền Nam (Lê Trọng Phấn và Cao Văn Nguyện, 2003). Đề tài đã xây dựng thành công quy trình sản xuất giống, hoàn toàn chủ động trong các khâu của quy trình, thu được hàng triệu con giống có chất lượng tốt và số lượng lớn hầu thương phẩm, tạo tiền đề cho công cuộc phát triển nghề nuôi hầu ở nước ta. Từ đó trở đi mỗi vùng phát triển theo những hướng khác nhau: đa số các hộ dân miền Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) nhập con giống hầu C. gigas từ Trung Quốc và Đài Loan về nuôi còn miền Nam có Công ty Nuôi Trồng Thủy Sản và Thương Mại Viễn Thành tiếp tục sản xuất giống các loài hầu C. belcheri, C. rivularis, C. eridalei để cung cấp cho hoạt động nuôi hầu của công ty và bán cho người dân. Với tốc độ phát triển như hiện nay, trong các năm tiếp theo việc nuôi hầu thương phẩm trên cả nước có thể được thực hiện nhờ vào con giống sản xuất nhân tạo. Ở nước ta tuy chưa có văn kiện nào ghi chép rõ ràng nhưng ở nhiều nơi nhân dân đã biết nuôi hầu từ rất lâu đời như bãi hầu ở sông Gianh – Quảng Bình. Ở Lạch Trường , do đê vỡ phải kè đá hàn khẩu, ít lâu sau có hầu đến bám nên hình thành nghề nuôi hầu ở địa phương (Hà Quang Hiến, 1983). Tuy nhiên trong suốt nhiều thập niên nghề nuôi hầu ở Việt Nam không có sự chú ý và phát triển đáng kể. Vào năm 1972 trong chương trình hỗ trợ phi chính phủ, một tổ chức của Nhật Bản đã cử chuyên gia sang giúp Việt Nam tiến hành dự án nuôi loài hầu cửa sông Crassostrea rivularis theo phương pháp vớt giống ngoài tự nhiên ở vùng nước Quảng Yên (Bắc Việt Nam), song do dự án tiến hành trong hoàn cảnh chiến tranh nên dự án kết thúc không đạt được những kết quả như dự định. Theo Hà Lê Thị Lộc và ctv (2001), nghề nuôi hầu C. lugubris thương phẩm ở đầm Lăng Cô đã phát triển tự phát từ năm 1997 và đến năm 2001 có 130 hộ nuôi. Dựa vào đặc điểm bám của hầu, các hình thức nuôi chủ yếu là bằng các trụ xi măng, các lồng hay lốp xe cao su treo trên giàn, hay sử dụng những viên đá đặt nơi có hầu giống xuất hiện. Diện tích và sản lượng hầu nuôi ở đây tăng theo thời gian từ 100m2 và 160kg (1997) đến 129.749m2 và 171.285kg (2001) Ở miền Nam Việt Nam, nghề nuôi hầu phát triển nhất là vùng nước Long Sơn thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong tổng sản lượng ước tính 2.000 tấn hầu của cả nước hiện nay thì nghề nuôi hầu của Long Sơn chiếm khoảng 1.500 tấn. Dụng cụ nuôi hầu khá đơn giản và đa dạng, giá thể cho hầu bám từ lốp xe phế thải, fibro xi măng, vỏ hầu xâu chuỗi nuôi trên bè di động cho đến hầu bám đơn nhân tạo nuôi lồng lưới nhiều tầng dạng vuông, dạng tròn treo bè hoặc thả đáy bãi triều. Hiện nay nghề nuôi hầu đã và đang phát triển mạnh và rộng khắp tại các tỉnh ven biển Việt Nam như Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa, Nghệ An, Trà Vinh. Đặc điểm này cho thấy được tiềm năng cũng như nhu cầu để phát triển nghề nuôi hầu là rất lớn. Nghiên cứu sử dụng tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản. 2.1. Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của một số loài vi tảo. Đặc điểm nổi bật của vi tảo là sinh khối có hàm lượng protein cao, trung bình chiếm 50 – 60% trọng lượng khô. Trong thành phần chung của vi tảo thì protein luôn là thành phần hữu cơ chủ yếu, tiếp đó là lipid và hydrat carbon. Hàm lượng protein trong mỗi tế bào vẫn được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến giá trị dinh dưỡng của các vi tảo dùng làm thức ăn cho các đối tượng thủy sản. Giá trị dinh dưỡng lớn nhất của tảo liên quan đến thành phần và hàm lượng các acid béo không no đa nối đôi mạch dài (HUFA) không thay thế, đặc biệt hai thành phần thuộc nhóm “(3” là: acid eicosapentaenoic (EPA) – 20:5n-3 và acid decosahexaenoic (DHA) – 22:6n-3 (Jeffrey và ctv, 1994; trích theo Lục Minh Diệp, 2006). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng quan trọng như HUFA có trong tảo có thể thay đổi theo nồng độ, thành phần của phân bón, các nguyên tố vi lượng và vitamin trong môi trường nuôi. Vì vậy cần bổ sung thành phần khoáng và vitamine khi nuôi sinh khối nhằm đạt giá trị dinh dưỡng cao nhất. Ngoài yếu tố dinh dưỡng, cường độ ánh sáng cũng là một tác nhân làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của tảo. Bảng 1: Yêu cầu sinh thái cho nuôi tảo biển (trích theo Lục Minh Diệp, 2006). Vị trí/khâu nuôi  Độ mặn (ppt)  Nhiệt độ (0C)  pH  Cường độ sáng  Chu kỳ chiếu sáng (sáng : tối)   Trong phòng (lưu giữ, nhân giống)  20 – 30  20 – 25  7–8  2.500–5.000 lux (đèn neon)  24 : 0   Ngoài trời (nuôi thu sinh khối)   < 32  7–9  1.000-10.000 lux (ánh sáng mặt trời)  16:8   Hàm lượng quan trọng của EPA đều có mặt ở các loài tảo khuê Chaetoceros calcitrans…và tảo Platymonas lutheri, trong khi đó hàm lượng cao của DHA được thấy ở loài tảo Pavlova sp. và Isochrysis spp. Ngoài ra người ta còn chiết xuất từ vi tảo các hoạt chất như: vitamine, lipid, sắc tố, hydrat carbon, chất chống oxy hóa… Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo (trích theo Hà Đức Thắng, 2005). Lớp và loài tảo  Chlorophylla (%)  Protein (%)  Hydrat carbon (%)  Lipid (%)   Chaetoceros calcitrans  3.04  34  6.0  16.0   Chaetoceros gracilis  1.04  15  4.7  7.2   Nannochloropsis oculata  0.89  3.5  7.8  18   Isochrysis galbana  0.98  29  12.9  23   Bảng 3: Mật độ tế bào và thành phần các chất dinh dưỡng trong tảo Isochrysis galbana nuôi ở các môi trường khác nhau (trích theo Hà Đức Thắng, 2005). Môi trường  Mật độ tế bào x 106  Protein (%)  Hydrat carbon (%)  Lipid (%)   Walne  10.11  5.17  4.28  25.95   ES  12.09  7.23  5.21  28.38   F2  10.81  8.18  5.59  26.82   Algal-1  16.15  9.57  4.28  20.68   2.2. Nghiên cứu nuôi và sử dụng vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản. Nuôi vi tảo dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản đã được phát triển từ lâu đời. Năm 1871, Phamintsin đã tiến hành nuôi tảo lục Protococales (Hoàng Thị Bích Mai, 1995). Từ năm 1910, Allen và Nelson đã tiến hành nuôi đơn loài dùng làm thức ăn cho động vật không xương sống (Ryther và Goldman, 1975; (trích theo Hà Lê Thị Lộc, 2000). Bruce và cộng sự (1939; trích theo Hà Lê Thị Lộc, 2000) lần đầu tiên đã phân lập và nuôi giữ hai loài tảo đơn bào Isochrysis galbana và Pyramimonas grossii làm thức ăn cho ấu trùng hầu. “Phương pháp của Glancy” (1965) đã được ông sử dụng để nuôi ấu trùng hai mảnh vỏ. Nước biển tự nhiên được lọc qua than hoạt tính rồi đi qua một túi lưới có mắt lưới nhỏ. Sau đó được đặt trong nhà gương kín, không bón phân. Phương pháp này vừa dễ làm vừa ít tốn kém hơn phương pháp nuôi đơn loài nhưng do không điều khiển được thành phần loài nên hiệu quả cũng không cao. Do vậy, phương pháp nuôi tảo đơn loài vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Tại Trung Quốc, nghiên cứu nuôi tảo đã đươc bắt đầu từ những năm 1940. Guo và cộng sự (1959) (trích theo Hà Lê Thị Lộc, 2000) đã phân lập và nuôi hai loài tảo đơn bào Tetraselmis sp. và Dunnaliella sp. Từ những năm 1980, nhiều loài tảo đã được tiến hành phân lập và phát triển nuôi đại trà như Tetraselmis subcordifornis, Chaetoceros muelleri, Tetraselmis sp., Isochrysis galbana, Pavlova viridis… Tất cả những loài tảo này có thể phát triển rất tốt ở nhiệt độ 25°C. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu nuôi vi tảo biển làm thức ăn cho các động vật thủy sản nuôi chỉ mới được tiến hành gần đây cùng với sự phát triển của nghề nuôi biển, mục đích cung cấp nguồn thức ăn và môi trường nước xanh cho nhu cầu sản xuất con giống một số đối tượng như: tôm, cua, điệp quạt, bào ngư, trai ngọc, ốc hương… Từ những năm 1974, trường Đại học thủy sản Nha Trang đã thử nghiệm nuôi Skeletonema costatum trong phòng thí nghiệm (Hoàng Thị Bích Mai, 1995). Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã tiến hành nuôi các loài tảo như: Isochrysis galbana, Nannochloropsis oculata, Chaetoceros muelleri sử dụng làm thức ăn để nuôi ấu trùng điệp quạt, bào ngư, ốc hương và đã đạt được những kết quả khả quan. Lục Minh Diệp (1999) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón khác nhau và các tỷ lệ thu hoạch khác nhau lên sự phát triển của hỗn hợp tảo biển tự nhiên cho thấy rằng thành phần loài ưu thế của tảo biển tự nhiên thay đổi theo tỷ lệ pha loãng và thay đổi theo tỷ lệ phân bón. 2.3. Nghiên cứu sử dụng vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thân mềm. Trong những năm gần đây, nghiên cứu và sản xuất giống nhân tạo các loài động vật thân mềm đặc biệt là động vật thân mềm hai mảnh vỏ đã phát triển sâu rộng đạt được những thành tựu rất đáng được khích lệ phục vụ cho nhu cầu nuôi ngày càng tăng của đối tượng này. Đặc điểm khác biệt của ấu trùng động vật thân mềm là kích thước thường rất nhỏ, thức ăn cho chúng chỉ là những hạt lơ lửng và các vi tảo có kích thước hiển vi. Ngoài ra, giai đoạn ấu trùng của động vật thân mềm vận động kém, các cơ quan chưa hoàn thiện, nên dinh dưỡng của ấu trùng đã trở thành một trong những trở ngại chính trong việc sản xuất đại trà. Do đó nghiên cứu thức ăn trong sản xuất giống động vật thân mềm là điều không thể thiếu trong hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo. Hà Đức Thắng (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu cho thấy việc sử dụng thức ăn là tảo đơn loài ấu trùng hầu phát triển kém, tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp. Việc kết hợp các loài thức ăn khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng trong quá trình chuyển giai đoạn là rất quan trọng. Vi tảo đã góp phần quan trọng trong sự thành công của các đề tài sản xuất giống hải sản tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III trong nhiều năm qua như làm tăng tỷ lệ sống lên 3,95% của vẹm xanh Perna viridis ở giai đoạn ấu trùng chữ D đến con giống 3 – 5mm khi sử dụng hỗn hợp tảo tươi Nannochloropsis oculata, Chaetoceros đơn bào, Isochrysis, Platymonas (5000 – 60000 tb/ml). Ốc hương Babylonia areolata giai đoạn Verliger lên 60 – 65% với hỗn hợp tảo đơn bào Nannochloropsis oculata, Chaetoceros, Isochrysis, Platymonas (5000 – 10000 tb/ml) kết hợp với thức ăn tổng hợp. Sò huyết Anadara granosa ở giai đoạn ấu trùng nổi lên 70% với Nannochloropsis oculata, Chaetoceros, Platymonas (3000 – 10000 tb/ml). Trai ngọc Pinctada maxima giai đoạn ấu trùng chữ D – Umbo là 23%. Tu hài Lutraria rhychaena ấu trùng nổi đến con giống 7 – 10mm lên 1,42% với Nannochloropsis oculata, Chaetoceros, Isochrysis, Platymonas (3000 – 15000 tb/ml) so với thức ăn tổng hợp Lansy, Fripak là 0,34%. Điệp quạt giai đoạn ấu trùng chữ D đến ấu trùng spat lên 7,5 – 9,5% với hỗn hợp Chaetoceros muelleri, Isochrysis, Platymonas (3000 – 10000 tb/ml) so với thức ăn tổng hợp AP, BP là 0 – 2,5%. Hải sâm Holothuria scabra giai đoạn ấu trùng nổi Auricularia lên 10,4 – 37,3% với hỗn hợp Nannochloropsis oculata Chaetoceros muelleri (20000 – 40000 tb/ml) so với thức ăn hỗn hợp là Spirunila khô với Fripak là 10,4%. Nguyễn Thị Xuân Thu (1995) sử dụng hỗn hợp các loài tảo đơn bào Chlorella, Chaetoceros, Platymonas để ương ấu trùng điệp quạt Chlamys nobilis cho tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng của ấu trùng cao hơn sử dụng tảo đơn loài. Châu Văn Thanh (1998) cho ấu trùng vẹm vỏ xanh Chloromytilus viridis ăn hỗn hợp tảo đơn bào Platymonas sp., Nannochloropsis oculata, Chaetoceros sp. giai đoạn chữ D đến hậu kì đỉnh vỏ có tỷ lệ sống trên 73.53%. Ngô Anh Tuấn (2005) cho ấu trùng điệp seo Comptopallium radula ăn hỗn hợp tảo tươi Nannochloropsis oculata và Tetraselmis sp. với tỷ lệ 1:1 cho kết quả tốt hơn so với dùng tảo tươi đơn loài: thời gian biến thái từ ấu trùng chữ D đến ấu thể Spat nhanh hơn, tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cao hơn, tỷ lệ sống cao hơn. Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2002) sử dụng kết hợp các loài tảo Nannochloropsis oculata, Chaetoceros muelleri, Chlorella sp. cho ấu trùng ốc hương đạt kết quả cao hơn dùng tảo đơn loài. Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Nghiên cứu sản xuất giống hầu bằng phương pháp sinh sản nhân tạo nhằm tạo ra những con giống đồng kích cỡ và số lượng nhiều để đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm thì việc sử dụng hỗn hợp tảo đơn bào làm thức ăn cho ấu trùng là rất cần thiết. Phần III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas. 3 loài tảo đơn bào: Nannochloropsis sp., Isochrysis sp., Chaetoceros sp. Địa điểm nghiên cứu: Phòng thực nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III tại số 33 Đặng Tất - Nha Trang - Khánh Hòa Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08/2008 đến tháng 10/2008. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng. Phương pháp gây nuôi tảo. - Nguồn tảo giống: từ phòng lưu giữ tảo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. - Dụng cụ nuôi cấy: gồm những thùng đựng nước suối 14 lít, thùng nhựa trắng 10,160, 200 lít, và bể composit 1m3. Dụng cụ nuôi để theo dõi biến thiên mật độ tảo là thùng nước suối 14 lít. - Nguồn nước: nước biển tự nhiên được bơm lên bể chứa để lắng, lọc cát sau đó bơm vào bể 1m3 xử lý chlorine nồng độ 20 ppm, sục khí và phơi nắng; khử chlorine trước khi cấy tảo. - Môi trường dinh dưỡng: F/2 (Guillard và Ryther, 1962). Thành phần dinh dưỡng  Nồng độ bón (ppm)  Thành phần dinh dưỡng  Nồng độ bón (ppm)   NaNO3 KH2PO4.H2O Na2EDTA FeCl3.6H2O Na2SiO3.9H2O CuSO4.5H2O ZnSO4.7H2O  75 5 4,36 3,15 30 0,01 0,022  CoCl2.6H2O MnCl2.4H2O Na2MoO4.2H2O B1 (Thiamin) Biotin B12 (Cyanocobalamin)  0,01 0,18 0,0006 0,1 0,5 0,5   - Theo dõi các giai đoạn phát triển của tảo (các pha sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng tương đối của quần thể tảo). Mật độ tảo theo dõi ngày 1 lần vào buổi sáng. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các loài tảo đơn bào đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương. - Dụng cụ nuôi ấu trùng: bể composite 1m3 đặt trong nhà. Phương pháp bố trí thí nghiệm: 4 lô thí nghiệm, thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Nên ghi thêm: Ấu trùng đem thí nghiệm: Hầu TBD Mật đội ấu trùng: ( con/ml) Lô 1: cung cấp 2 loài tảo Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. cho ấu trùng hầu TBD. Lô 2:cung cấp 2 loài tảo Nannochloropsis sp. + Chaetoceros muelleri cho ấu trùng hầu TBD. Lô 3: cung cấp 2 loài tảo Isochrysis sp. + Chaetoceros muelleri cho ấu trùng hầu TBD. Lô 4: cung cấp 3 loài tảo Isochrysis sp. + Chaetoceros muelleri + Nannochloropsis sp. cho ấu trùng hầu TBD. Mật độ cho ăn: 6.000 – 40.000 tb/ml. Giai đoạn đầu cho ăn từ 6.000 – 7.000 tb/ml sau đó tăng dần lên theo sự phát triển của ấu trùng hầu. Cho ăn 2 lần/ngày. Thay nước: 30%, 2 ngày/lần. Theo dõi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, độ mặn) ngày 2 lần: sáng 7h30, chiều 14h30 bằng các dụng cụ đo chuyên dùng. pH: sử dụng máy đo pH điện tử có độ chính xác 0,01. Độ mặn: đo bằng tỷ trọng kế có độ chính xác 1‰. Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác 10C. Theo dõi mật độ của ấu trùng hầu 2 ngày 1 lần vào buổi sáng. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp tính mật độ tảo: Sử dụng buồng đếm hồng cầu.  Hình 1: Buồng đếm hồng cầu. + Cách đếm: lắc đều mẫu tảo đã cố định bằng formol 4%, dùng pipet nhỏ một ít dung dịch tảo vào vị trí buồng đếm, đặt nhẹ lamen lên trên, để ổn định 3-4 phút cho tảo lắng xuống và đếm dưới kính hiển vi. + Công thức tính mật độ tảo: X = xi x 400 x 104 (tế bào/ml) Trong đó: X: mật độ tảo (tế bào/ml). xi: số tế bào tảo đếm được trong một ô nhỏ của buồng đếm. + Công thức tính tốc độ tăng trưởng tương đối của quần thể tảo: µ Nt: mật độ tảo ngày hôm sau. N0: mật độ tảo ngày hôm trước. Theo dõi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH) ngày 2 lần: sáng 7h00, chiều 14h00. Phương pháp xác định mật độ ấu trùng: Dùng cốc đốt lấy 10ml nước mẫu, lấy pipet nhỏ một ít formol và xoay theo chiều kim đồng hồ cho ấu trùng lắng xuống đáy. Dùng pipet hút ấu trùng cho vào buồng đếm động vật rồi đếm toàn bộ ấu trùng trong mẫu trên kính hiển vi.  Hình 2: Buồng đếm động vật. Tỉ lệ sống của ấu trùng =  (%) N1: Tổng số ấu trùng lần kiểm tra trước. N2: Tổng số ấu trùng lần kiểm tra sau. Theo dõi sự sinh trưởng của ấu trùng 2 ngày/lần bằng cách dùng thước đo kính hiển vi. Kích thước ấu trùng =  x  x 1000 (µm) Trong đó: n: số vạch trên thước đo kính hiển vi. a: độ bội của kính. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình ngày về chiều dài của ấu trùng (µm/con/ngày). DGL =  Trong đó: L1 là chiều dài đo ở thời điểm t1 L2 là chiều dài đo ở thời điểm t2 Xử lí số liệu Áp dụng phương pháp thống kê sinh học, sử dụng phần mềm MS-Excel 2003. Giá trị trung bình: Giá trị trung bình: =  Sử dụng chương trình ANOVA một yếu tố (…) Độ lệch chuẩn (σ) sử dụng hàm STDEV Độ lệch chuẩn: = Trong đó: N là tổng số cá thể trong mẫu xi là giá trị cá thể thứ i  là giá trị trung bình Sơ đồ khối nội dung của đề tài Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Gây nuôi sinh khối tảo. Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng tương đối của 3 loài tảo Nannochloropsis sp., Isochrysis sp., Chaetoceros sp. Ngày nuôi  Nannochloropsis sp.  Isochrysis sp.  Chaetoceros sp.   2  0.223  0.693  0.875   3  0.247  0.916  0.773   4  0.669  1.099  0.901   5  0.732  0.182  0.090   6  0.160  0.166  -0.560   7  0.064  -0.382  -0.288   Bảng 4 cho chúng ta thấy được tảo Nannochloropsis sp. có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và lâu dài hơn so với hai loài tảo Isochrysis sp. và Chaetoceros sp. Tốc độ tăng trưởng của tảo Nannochloropsis sp. cao nhất vào ngày nuôi thứ 5 (µ = 0.732) và giảm dần ở các ngày nuôi tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng cao nhất của tảo Isochrysis sp. vào ngày nuôi thứ tư (µ = 1.099) và thấp nhất vào ngày nuôi thứ 7 với tốc độ tăng trưởng âm (µ = -0.382) sau khi tảo đạt mật độ cực đại. Trong khi đó, tảo Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng cao nhất vào ngày nuôi thứ tư (µ = 0.901) và thấp nhất vào ngày nuôi thứ 6 với tốc độ tăng trưởng âm (µ = -0.560).  Hình 3: Đường cong sinh trưởng của các quần thể tảo gây nuôi sinh khối. Qua hình 3 thể hiện rõ: tảo Nannochloropsis sp. có mật độ luôn cao hơn hai loài tảo Isochrysis sp. và Chaetoceros sp.. và tăng mạnh bắt đầu từ ngày thứ 4 của quá trình nuôi. Tốc độ phát triển của hai loài tảo Isochrysis sp. và Chaetoceros sp. tăng chậm từ ngày thứ nhất đến ngày thừ năm và đồng đều hơn so với tảo Nannochloropsis sp. Sang ngày thứ năm thì mật độ của tảo Chaetoceros sp. có xu hướng giảm trong khi tảo Isochrysis sp. thì vẫn tăng nhẹ cho đến ngày thứ 6. Tảo Isochrysis sp. đạt mật độ cực đại 680x103 tb/ml vào ngày nuôi thứ 6, tuy nhiên tảo Chaetoceros sp. đạt mật độ cực đại 560x103 tb/ml vào ngày nuôi thứ 5. Kết quả thí nghiệm này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hà Đức Thắng (2005) và một số tác giả khác khi nghiên cứu sự sinh trưởng của tảo sử dụng môi trường F2. Bảng 5: Sự biến động môi trường trong các ngày nuôi tảo. Ngày nuôi  Nhiệt độ (0C)  pH    Sáng  Chiều  Biên độ  Sáng  Chiều  Biên độ   1  26  29  3  7.80  7.93  0.13   2  26  30  4  8.13  8.43  0.30   3  26  31  5  8.18  8.65  0.47   4  26  28  2  8.23  8.57  0.34   5  25  26  1  8.12  8.47  0.35   6  25  26  1  8.02  8.38  0.36   7  24  29  5  8.01  8.45  0.44   Qua bảng 5 cho thấy: sự biến động môi trường trong ngày khi nuôi sinh khối tảo ngoài trời là khá lớn. Tảo Nannochloropsis sp. là loài rộng nhiệt nên tảo vẫn có thể sinh trưởng và phát triển. Nhưng khoảng nhiệt độ này lại không thích hợp lắm cho hai loài tảo Isochrysis sp. và Chaetoceros sp. Theo nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của tảo thì hai loài tảo Isochrysis sp. và Chaetoceros sp là loài hẹp nhiệt. pH sáng luôn thấp hơn pH chiều, do buổi chiều nhiệt độ tăng, ánh sáng mạnh, tảo hấp thụ CO2 mạnh. Ảnh hưởng của các loài tảo đơn bào đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương. Trong bể xuất hiện ấu trùng chữ D, ba ngày sau bắt đầu bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của các loài tảo đơn bào đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương. Bảng 6: Sự biến động môi trường trong các ngày nuôi ấu trùng. Ngày nuôi  Nhiệt độ (0C)  Độ mặn (‰)  pH    Sáng  Chiều  Biên độ  Sáng  Chiều  Biên độ  Sáng  Chiều  Biên độ   1  27.0  28.0  1.0  30  30   8.01  8.20  0.19   2  27.5  28.0  0.5  30  30   8.02  8.21  0.19   3  27.5  28.0  0.5  30  30   8.02  8.23  0.21   4  27.0  28.0  1.0  30  30   8.01  8.25  0.24   5  27.5  28.0  0.5  30  30   8.02  8.26  0.24   6  27.0  28.0  1.0  29  29   8.00  8.25  0.25   7  28.0  28.5  0.5  29  29   8.04  8.30  0.26   8  28.0  28.5  0.5  30  30   8.05  8.32  0.27   9  28.0  28.5  0.5  30  30   8.06  8.35  0.29   10  27.0  27.5  0.5  30  30   8.04  8.30  0.26   Do các bể nuôi ấu trùng được đặt trong nhà nên sự biến động của nhiệt độ trong các lần đo là không đáng kể, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng. Độ mặn và giá trị pH không có sự biến động do nuôi trong bể ít thay nước để hạn chế sự hao hụt của ấu trùng, cho ăn và xiphong đáy bể được kiểm tra điều chỉnh thường xuyên. Bảng 7: Chiều dài trung bình của ấu trùng qua các ngày thí nghiệm. Ngày nuôi  Chiều dài trung bình (µm)    Lô 1  Lô 2  Lô 3  Lô 4   2  87,00 ( 9,523  87,33 ( 8,277  84,00 ( 6,747  85,33 ( 8,193   4  98,33 ( 13,153  91,67 ( 12,888  98,67 ( 10,080  100,67 ( 13,374   6  116,00 ( 10,372  104,67 ( 18,144  119,67 ( 14,259  123,67 ( 15,196   8  139,33 ( 22,273  119,67 ( 18,659  148,33 ( 20,525  156,67 ( 15,830   10  151,67 ( 22,450  128,33 ( 16,833  167,33 ( 17,798  180,67 ( 11,725   Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng trung bình theo ngày và tỷ lệ sống của ấu trùng. Ngày nuôi  Tốc độ tăng trưởng trung bình (µm/con/ngày)  Tỷ lệ sống của ấu trùng (%)    Lô 1  Lô 2  Lô 3  Lô 4  Lô 1  Lô 2  Lô 3  Lô 4   4  5.67  2.17  7.33  7.67  91.1  90.0  92.2  94.4   6  8.83  6.50  10.50  11.50  79.3  76.5  79.5  78.8   8  11.67  7.50  14.33  16.50  73.8  72.6  74.2  76.1   10  6.17  4.33  9.50  12.00  60.4  60.0  63.3  66.7   Ghi chú: Lô 1: Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. Lô 2: Nannochloropsis sp. + Chaetoceros sp. Lô 3: Isochrysis sp. + Chaetoceros sp. Lô 4: Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. + Chaetoceros sp.  ( Chú ý sửa lại: Ngày thí nghiệm của hình 4 nên đặt ở vị trí như hình 5, và có thể sửa lại cột đứng là tốc độc tăng trưởng chứ không phải tốc độ sinh trưởng), đơn vị là µm/ngày/ấu trùng) Hình 4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của ấu trùng hầu ở các lô thí nghiệm.  Hình 5: Biểu đồ tỷ lệ sống của ấu trùng hầu ở các lô thí nghiệm. Chúng ta biết rằng giá trị dinh dưỡng của các loài tảo làm thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng có trong tảo (đặc biệt nhất là hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu chủ yếu là các acid béo chưa no mạch dài, vitamin, và khoáng vi lượng), kích thước tế bào có phù hợp với cỡ miệng ấu trùng hay không, và độ dày của thành tế bào tảo (liên quan đến khả năng tiêu hóa) (Lucas và Southgate, 2003) Qua bảng 7, bảng 8 và hình 4 ta thấy: Lô 1- cho ăn tảo Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. và lô 2 – cho ăn tảo Nannochloropsis sp. + Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp hơn lô 3 – cho ăn tảo Isochrysis sp. + Chaetoceros sp. và lô 4 cho ăn cả ba loài tảo Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. + Chaetoceros sp. Khi sử dụng ANOVA một yếu tố( để so sanh cái gì vói cái gì?), kết quả là lô 2 tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với lô 3 (sự sai khác có ý nghĩa P<0,05). phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hà Đức Thắng. Tác giả cho rằng tảo Nannochloropsis sp. do thành tế bào dày, khó tiêu hóa và dinh dưỡng thấp nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của ấu trùng, ấu trùng sinh trưởng chậm hơn lô 3 khi cho ăn hai loài tảo Isochrysis sp. và Chaetoceros sp.. Trong 3 loài tảo này thì Isochrysis sp. có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Lô 4 sử dụng hỗn hợp tảo cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn (2005), Nguyễn Thị Xuân Thu (1995), Châu Văn Thanh (1998) khi sử dụng hỗn hợp tảo tươi cho ấu trùng động vật thân mềm. Điều đó được giải thích như sau: việc cho ăn hỗn hợp ba loài tảo chắc chắn sẽ cung cấp đầy đủ hơn các thành phần dinh dưỡng thiết yếu nên kết quả ấu trùng lớn nhanh hơn. Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Kết luận: Qua quá trình thực tập tôi đưa ra một số kết luận như sau: Nuôi sinh khối tảo: Tốc độ tăng trưởng của tảo Nannochloropsis sp. cao nhất vào ngày nuôi thứ 5 (µ = 0.732) và giảm dần ở các ngày nuôi tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng cao nhất của tảo Isochrysis sp. vào ngày nuôi thứ tư (µ = 1.099) và thấp nhất vào ngày nuôi thứ 7 với tốc độ tăng trưởng âm (µ = -0.382) sau khi tảo đạt mật độ cực đại. Tảo Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng cao nhất vào ngày nuôi thứ tư (µ = 0.901) và thấp nhất vào ngày nuôi thứ 6 với tốc độ tăng trưởng âm (µ = -0.560). Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương: Lô cho ăn cả ba loài tảo Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. + Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn khi sử dụng kết hợp hai loài tảo. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của các lô sau 10 ngày thí nghiệm: Lô 1- cho ăn tảo Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. có tốc độ tăng trưởng 6,47 (µm/con/ngày) và tỷ lệ sống 60,4%. Lô 2 – cho ăn tảo Nannochloropsis sp. + Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng 4,10 (µm/con/ngày) và tỷ lệ sống 60,0%. Lô 3 – cho ăn tảo Isochrysis sp. + Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng 8,33 (µm/con/ngày) và tỷ lệ sống 63,3%. Lô 4 cho ăn cả ba loài tảo Nannochloropsis sp. + Isochrysis sp. + Chaetoceros sp. có tốc độ tăng trưởng 9,53 (µm/con/ngày) và tỷ lệ sống 66,7%. Đề xuất ý kiến: Cần có các bể composite có thể tích lớn hơn để nuôi tảo và ấu trùng để thu được kết quả tốt hơn. Cần phải xử lý nước thật kỹ trước khi cấy tảo để hạn chế tối đa nguyên sinh động vật. Nên sử dụng các dụng cụ thu mẫu, dụng cụ cấy tảo riêng để hạn chế khả năng nhiễm tạp. Khu vực nuôi sinh khối tảo ngoài trời cần phải có nhiều ánh sáng nhưng nhiệt độ không quá cao để tảo có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Hệ thống cấp nước biển lọc sạch cần đầy đủ và thuận tiện để tiến hành nuôi ấu trùng đạt hiệu quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO Châu Văn Thanh, 1998. Một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo vẹm vỏ xanh Chloromytilus viridis (Linné, 1758). Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Thủy Sản. Đồng Xuân Vĩnh, 2004. Kết quả tiếp nhận công nghệ nuôi và sản xuất giống hầu biển Crassostrea gigas. Báo cáo dự án, Hải Phòng. Gosling, E., 2003. Bivalve Molluscs: Biology, Ecology and Culture. Blackwell Publishing. 442pp. Gregory, A.D., 2008. Protocol for using Epinephrine to make cultchless spat. Haskin Shellfish Research Lab, Cape Shore Laboratory, New Jersey, US. GS.TS. Nguyễn Trọng Nho, TS. Tạ Khắc Thường, ThS. Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác. Nhà xuất bản nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, tr. 92 – 95. Hà Đức Thắng, 2005. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi hầu Crassostrea sp. thương phẩm. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ. Hải Phòng. Hà Lê Thị Lộc, 2000. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của tảo Tetraselmis sp. và Nannochloropsis oculata (Droop), Hibber 1981 tại Nha Trang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Thủy Sản. Hà Lê Thị Lộc, Trương Sĩ Kỳ, Lê Thị Hồng và Nguyễn Thanh Tùng, 2001. Tình hình nuôi động vật thân mềm vùng biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ hai tổ chức tại Nha Trang, tr. 155 – 166. Hà Quang Hiến, 1983. Kỹ thuật nuôi hải sản (phần nuôi nhuyễn thể). Nhà xuất bản nông thôn. Hoàng Thị Bích Mai, 1995. Sinh sản sinh trưởng và cơ sở khoa học của quy trình kỹ thuật nuôi sinh khối tảo silic Skeletonema costatum, Grevilleve, Chaetoceros sp. làm thức ăn cho ấu trùng tôm sú Penaeus monodon Fabricus. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Thủy Sản. Lê Đức Minh và Nguyễn Văn Chung., 2001. Kết quả nuôi thử nghiệm một số loài động vật thân mềm và da gai ở vịnh Nha Trang. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ hai tổ chức tại Nha Trang, tr. 209 – 213. Lục Minh Diệp, 1999. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón (N, P, K), tỷ lệ thu hoạch lên sự phát triển của hỗn hợp tảo tự nhiên và thử nghiệm nuôi tảo Nannochloropsis oculata (Droop), Hibber 1981. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Thủy Sản. Lucas, S.J., Southgate, P.C., 2003. Aquaculture Farming Aquatic Animals and Plants. Blackwell Publishing, Oxford, 502 pp. Mai Thị Thùy Linh, 2004. Kỹ thuật nuôi thu sinh khối hai loài tảo Nannochloropsis oculata và Isochrysis galbana ở quy mô túi nylon 50l và 2m3. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Thủy Sản. Ngô Anh Tuấn, 2005. Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo điệp seo Comptopallium radula (Linnaeus, 1758). Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Thủy Sản. Nguyễn Chính, 1996. Một số động vật nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2002). Đặc điểm sinh học sinh kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương. Nhà xuất bản nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Xuân Thu, 1995. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thí nghiệm sản xuất giống nhân tạo điệp quạt Chlamys nobilis (Reeve). Luận án cao học. Trường Đại học Thủy Sản. Nguyễn Văn Chung, 2001. Thành phần loài và phân bố của động vật thân mềm hai vỏ (Bivalvia) trong đầm phá Nam Trung Bộ - Việt Nam. Trích trong tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ hai tổ chức tại Nha Trang, tr. 66 – 69. Spencer, B.E., 2002. Molluscan shellfish farming. Blackwell science publishing. Oxford. Pp: 123 – 147. PHỤ LỤC Bảng 1: Mật độ ba loài tảo sau 7 ngày theo dõi. Ngày  Nannochloropsis sp.  Isochrysis sp.  Chaetoceros sp.   1  320  32  40   2  400  64  96   3  512  160  208   4  1000  480  512   5  2080  576  560   6  2440  680  320   7  2600  464  240   Bảng 2: Mật độ ấu trùng qua các ngày thí nghiệm. Ngày thí nghiệm  Lô 1  Lô 2  Lô 3  Lô 4   2  9  9  9  9   4  8.2  8.1  8.3  8.5   6  6.5  6.2  6.6  6.7   8  4.8  4.5  4.9  5.1   10  2.9  2.7  3.1  3.4   Anova: Single Factor                SUMMARY        Groups  Count  Sum  Average  Variance     Lô 1  4  32.34  8.085  7.635567     Lô 2  4  20.5  5.125  5.631767     Lô 3  4  41.66  10.415  8.562967     Lô 4  4  47.67  11.9175  13.07389                     ANOVA         Source of Variation  SS  df  MS  F  P-value  F crit   Between Groups  105.2582  3  35.08607  4.020843  0.034088  3.490295   Within Groups  104.7126  12  8.726048      Total  209.9708  15               Bảng 3: Chiều dài ấu trùng đo ngày thí nghiệm 2; 4; 6 (µm).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbo_giao_duc_va_dao_tao_7645.doc