Ảnh hưởng của hình thái, cấu trúc pha của lớp pbo2 kết tủa điện hóa trên nền thép đến khả năng làm việc của điện cực pbo2 trong pin chì dự trữ - Ngô Thị Lan

Kết quả cho thấy, khi nồng độ ion H+ trong dung dịch tăng sức điện động và điện thế phóng điện của pin tăng. Ở nồng độ ion H+ trong dung dịch là 10-4 mol/L, hàm lượng -PbO2 trong mẫu là 79,64 %, sức điện động của pin là là 1875 mV và điện thế làm việc lớn nhất đạt 1737 mV (hình 5a). Tuy nhiên, nồng độ H+ trong dung dịch tăng lên 10-2 mol/L sức điện động của pin và điện thế phóng điện là 1889 mV và 1745 mV. Nồng độ H+ trong dung dịch có ảnh hưởng đến độ bền của màng oxit và nền thép. Khi tổng hợp PbO2 trong dung dịch có nồng độ H+ là 10-1 mol/L, màng oxit và nền sắt bị hòa tan ngay cả khi áp dòng theo phản ứng sau [18]: 3Fe3O4+28HNO3 9Fe(NO3)3+NO +14H2O (4) Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO +2H2O (5) Vì vậy, để tránh màng Fe3O4 và nền thép bị hòa tan, hàm lượng PbO trong mẫu thấp, nồng độ H+ trong dung dịch điện ly được chọn là 10-3 mol/L.

pdf6 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của hình thái, cấu trúc pha của lớp pbo2 kết tủa điện hóa trên nền thép đến khả năng làm việc của điện cực pbo2 trong pin chì dự trữ - Ngô Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ HÓA HỌC 54(3) 321-326 THÁNG 6 NĂM 2016 DOI: 10.15625/0866-7144.2016-312 321 ẢNH HƯỞNG CỦA HÌNH THÁI, CẤU TRÚC PHA CỦA LỚP PbO2 KẾT TỦA ĐIỆN HÓA TRÊN NỀN THÉP ĐẾN KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA ĐIỆN CỰC PbO2 TRONG PIN CHÌ DỰ TRỮ Ngô Thị Lan1,3, Doãn Anh Tú2, Lương Trung Sơn1, Đinh Thị Mai Thanh3* 1Bộ môn Hóa, Học Viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng 2 Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga, Bộ Quốc phòng 3Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Đến Tòa soạn 27-01-2016; Chấp nhận đăng 10-6-2015 Abstract In this work, the effects of morphology, phase composition of PbO2 layers on mild steel covered by Fe3O4 film were tested as the role of positive electrodes of lead acid reserve battery Pb| H2SiF6| PbO2. Different parameters such as current density, concentration of lead nitrate, ion H + , temperature of electrolyte were optimized to obtain higher capacity of these electrodes. Maximum capacity was obseverd when the eletrolyte contained 0.75 mol/L Pb(NO3)2, 10 -3 mol/L ion H + , current density of 10 mA/cm 2 , 20 o C. At the current density of 40 mA/cm 2 , the open circuit voltage was 1840 mV and the maximun voltage was 1720 mV. Keywords. Electrodeposition, PbO2, Fe3O4 film, reserve battery. 1. MỞ ĐẦU Trong các nguồn điện chì dự trữ, điện cực dương PbO2 và điện cực âm là Pb tinh khiết [1, 2]. Điện cực dương thường được tổng hợp bằng cách kết tủa điện hóa PbO2 trên nền thép không gỉ [3], niken [4], sắt mạ niken [2], hoặc nền thép có phủ màng oxit [5,6] từ nhiều loại dung dịch muối chì khác nhau như chì nitrat [2], chì plumbat [3], chì metasunfonat [7,8], chì axetat, chì peclorat [4]. Khi thay đổi thành phần dung dịch tổng hợp PbO2, nồng độ dung dịch, mật độ dòng, nhiệt độ thì khả năng làm việc của các điện cực thay đổi [4]. Tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện thử nghiệm như: dung dịch điện ly, nhiệt độ thử nghiệm mà điện cực PbO2 làm việc trong pin có thể cung cấp cường độ dòng và điện thế và sức điện động khác nhau [9, 10]. Trong nghiên cứu trước [11], chúng tôi đã khảo sát hình thái, cấu trúc pha của lớp PbO2 trên nền thép mềm phủ màng oxit Fe3O4 tạo thành bằng phương pháp oxi hóa điện hóa Fe trong môi trường kiềm (PbO2/Fe3O4ĐH/Fe) bằng việc kết tủa điện hóa từ dung dịch muối chì nitrat khi thay đổi mật độ dòng, nồng độ Pb2+, nhiệt độ của dung dịch kết tủa điện hóa. Bài báo này tiếp tục xem xét những ảnh hưởng của hình thái, cấu trúc pha của lớp PbO2 khi thay đổi các điều kiện kết tủa điện hóa đến khả năng làm của điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/Fe trong pin chì dự trữ Pb|H2SiF6|PbO2. 2. THỰC NGHIỆM Quá trình kết tủa điện hóa được thực hiện trong bình chứa 500 mL dung dịch Pb(NO3)2 với hệ 3 điện cực: điện cực đối thép 316 kích thước 16 cm2, điện cực so sánh calomen bão hòa KCl, điện cực làm việc là thép mềm có thành phần 0,056 % C; 0,02 % Si; 0,48 % Mn; 0,06 % Ni, dày 0,05 mm. Điện cực thép sau khi tẩy sạch dầu mỡ, tạo màng oxit, được rửa bằng nước cất, sấy khô và sử dụng keo epoxy giới hạn diện tích làm việc. Quá trình áp dòng được thực hiện trên máy Potentiostat Autolab PGSTAT 30 (Hà Lan). Nhiệt độ dung dịch được duy trì bằng thiết bị ổn nhiệt WEB 21282 GRM, độ chính xác 0,5 oC. Điện lượng trong quá trình kết tủa điện hóa PbO2 được duy trì không đổi 18 C/cm2. Nồng độ ion H+ được duy trì bằng cách bơm tuần hoàn dung dịch kết tủa điện hóa qua ngăn chứa PbO. Độ bám dính của lớp PbO2 được xác định bằng phương pháp cắt (TCVN 2097-1993) trên thiết bị Cross Hatch adhesion tester-Neurtek instruments (Tây Ban Nha). Ảnh của mẫu sau khi cắt xác định độ bám dính được chụp trên máy Microscope 06EGS89500. TCHH, 54(3), 2016 Đinh Thị Mai Thanh và cộng sự 322 Kết quả phân tích thành phần và tỉ lệ các pha trong mẫu PbO2 được xác định theo phương pháp Rietveld, sử dụng chương trình FullProf [12, 13] được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Kết quả phân tích tỷ lệ các pha trong mẫu PbO2 tổng hợp từ dung dịch Pb(NO3)2 khi thay đổi mật độ dòng áp đặt, nồng độ Pb(NO3)2, nhiệt độ dung dịch điện ly và nồng độ theo phương pháp Rietveld Điều kiện tổng hợp PbO2 Số liệu phân tích của mẫu PbO2 Mật độ dòng tổng hợp (mA/cm 2 ) Thời gian tổng hợp (sec) Nồng độ Pb2+ (mol/L) Nhiệt độ ( o C) Nồng độ H + (mol/L) -PbO2 (%) -PbO2 (%) PbO (%) 5 3600 0,50 30 10 -4 60,18 34,43 5,39 10 1800 71,55 25,43 3,02 20 900 79,21 17,15 3,64 30 600 73,28 23,21 3,41 40 450 73,36 23,20 3,44 10 1800 0,25 30 10 -4 67,24 29,17 3,59 0,50 71,55 25,43 3,02 0,75 75,71 21,47 2,82 1,00 77,56 20,41 2,03 10 1800 0,75 15 10 -4 82,44 14,92 2,64 20 79,64 17,15 3,21 30 75,71 21,47 2,82 40 60,16 37,21 2,63 50 4,33 91,93 3,74 10 1800 0,75 20 10 -4 79,64 17,15 3,21 10 -3,5 81,87 15,52 2,61 10 -3 82,65 14,85 2,50 10 -2,5 85,03 12,61 2,36 10 -2 86,09 11,48 2,43 Phần thử nghiệm đánh giá chất lượng phóng điện của điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép được thực hiện trên máy đo điện hóa đa năng IVIUM technologies. Phép đo điện thế có độ chính xác 1 mV. Bình phóng điện có kích thước dài  rộng  cao: 38 mm  9 mm  28 mm. Điện cực dương PbO2 và điện cực âm Pb có cùng kích thước 33 mm  23 mm. Điện cực âm chì tinh khiết, có khối lượng Pb là 0,40,02 gam được mạ trên nền thép có cùng kích thước với điện cực dương từ dung dịch có thành phần 225 gam Pb(BF4)2, 12 gam HBF4, 70 gam H3BO3, mật độ dòng 1 A/dm 2 [14]. Dung dịch điện ly H2SiF6 42 % được sử dụng cho một lần phóng điện là 3 ml. Pin được ghép từ một điện cực dương và một điện cực âm. Ngăn cách giữa điện cực âm và điện cực dương là tấm cách điện dạng lưới bằng nhựa PE có độ dày 0,4 mm, 14 lỗ/1 cm2, đường kính lỗ 1,5 mm. Nhiệt độ thử nghiệm 25 oC. Cường độ dòng điện trong suốt quá trình phóng điện được duy trì không đổi 401 mA/cm2. Điện thế phóng điện nhỏ nhất của một pin gồm 1 điện cực âm và 1 điện cực dương trong điều kiện dung dịch chất điện ly được dùng dư là 1650 mV. Thời gian pin phóng điện duy trì điện thế trên mức điện thế 1650 mV )( 1650mVt được tính là thời gian làm việc của pin. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng kết tủa điện hóa đến khả năng làm việc của điện cực tổng hợp Điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép tổng hợp ở mật độ dòng áp đặt 5, 10; 20; 30; 40 mA/cm2 được sử dụng làm anôt trong pin dự trữ. Phản ứng trong pin xảy ra như sau: PbO2 +2H2SiF6 + Pb = 2PbSiF6 + 2H2O Hay PbO2 +4H + + Pb = 2Pb 2+ + 2H2O Điện thế phóng điện theo thời gian của các điện cực được thể hiện trên hình 1, sức điện động (Epin), TCHH, 54(3), 2016 Ảnh hưởng của hình thái, cấu trúc 323 điện thế phóng điện cực đại (Umax) và thời gian phóng điện ( mVt1650 ) được thể hiện trong bảng 2. Kết quả cho thấy, khi mật độ dòng áp đặt tăng từ 5 mA/cm 2 đến 40 mA/cm2 sức điện động và điện thế cực đại tăng. Ở mật độ dòng tổng hợp 5 mA/cm2, sức điện động của pin đạt 1812 mV, điện thế phóng điện cực đại đạt 1678 mV. Khi mật độ dòng tổng hợp tăng lên 20 mA, sức điện động của pin tăng lên 1830 mV, điện thế cực đại có giá trị tương ứng là 1687 mV. Ở mật độ dòng tổng hợp là 30 mA/cm2 và 40 mA/cm 2 , các thông số làm việc của điện cực khác nhau không nhiều, sức điện động của pin đạt 1833 mV, điện thế cực đại là 1698 mV và 1699 mV. Sức điện động và điện thế của pin có thể bị ảnh hưởng bởi hàm lượng tạp chất PbO, Pb2O3 trong lớp PbO2 [15,16]. Khi hàm lượng PbO, Pb2O3 trong mẫu tăng, chỉ số x trong PbOx giảm, làm giảm số điện tích trao đổi (n) theo phương trình Nerst [7,16] và làm giảm sức điện động của pin )3( )( )( ln 2 4 0 2   Pb H pinpin a a nF RT EE Trong đó: R là hằng số khí lý tưởng T là nhiệt độ thử nghiệm n là số điện tích trao đổi E 0 pin là sức điện động tiêu chuẩn của pin Epin là sức điện động cuả pin đo ở điều kiện thí nghiệm. H a là hoạt độ của ion H + 2Pb a là hoạt độ của ion Pb 2+ . 0 100 200 300 400 500 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 Hình 1: Kết quả phóng điện của điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép tổng hợp từ dung dịch chứa 0,5 mol/L Pb(NO3)2; 10 -4 mol/L H + , nhiệt độ 30 oC; mật độ dòng tổng hợp (mA/cm2): (a) 5, (b) 10, (c) 20, (d) 30, (e) 40 PbO có điện trở của lớn [16], do đó lớp PbO2 lẫn PbO có thể làm điện trở nội của điện cực tăng và làm giảm điện thế phóng điện của pin. Bảng 2: Số liệu phóng điện của điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép tổng hợp ở điều kiện mật độ dòng thay đổi Mật độ dòng tổng hợp (mA) Thông số làm việc của pin Sức điện động Epin (mV) Điện thế cực đại Umax (mV) Thời gian phóng điện mVt1650 (giây) 5 1812 1678 342 10 1825 1684 340 20 1830 1687 296 30 1833 1698 258 40 1833 1699 223 Khi tăng mật độ dòng tổng hợp PbO2, thời gian phóng điện của điện cực giảm (bảng 2). Ở mật độ dòng tổng hợp thấp 5 và 10 mA/cm2, thời gian làm việc của điện cực là 342 và 340 giây, sau đó giảm nhanh khi hoạt chất trên cực dương đã phản ứng gần hết (hình 1a, 1b). Khi mật độ dòng tổng hợp tăng lên 40 mA/cm2 thời gian đạt là 223 giây (hình 1d). Một phần PbO2 chưa phản ứng hết bị bong và rơi xuống đáy hộp phóng quan sát được trong quá trình phóng điện. Kết quả thử nghiệm độ bám dính của lớp PbO2 trên vật liệu nền cho thấy, ở mật độ dòng tổng hợp thấp 5 mA/cm2 và 10 mA/cm2 lớp PbO2 có độ bám dính của tốt, PbO2 chỉ bị bong tróc dọc theo vị trí dao cắt với diện tích bong khoảng 10-15 % (hình 2a, 2b). Hình 2: Ảnh bề mặt sau khi thử nghiệm độ bám dính của điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép tổng hợp ở mật độ dòng tổng hợp khác nhau (mA/cm2): (a) 5, (b) 10, (c) 40 Khi mật độ dòng tổng hợp 40 mA/cm2, lớp PbO2 bong đến khoảng 60 % diện tích thử nghiệm (hình 2c). Như vậy, khi kết tủa PbO2 ở mật độ dòng lớn (40 mA/cm 2 ) độ bám dính của lớp PbO2 với vật liệu nền kém, các tinh thể PbO2 hình thành nhanh, liên kết với nhau không chặt chẽ [5, 8], dễ bị bong trong quá trình phóng điện làm giảm thời gian phóng điện của điện cực. Để tạo lớp PbO2 bám dính tốt với vật liệu nền và hàm lượng tạp chất PbO thấp, trong phần khảo sát tiếp theo chúng tôi chọn mật độ dòng tổng hợp là 10 mA/cm 2 . d c b a e e Đ iệ n t h ế (V ) Thời gian (giây) c a c b TCHH, 54(3), 2016 Đinh Thị Mai Thanh và cộng sự 324 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ Pb(NO3)2 trong dung dịch kết tủa điện hóa đến khả năng làm việc của điện cực tổng hợp Điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép tổng hợp trong dung dịch Pb(NO3)2 có nồng độ là 0,25; 0,5; 0,75 và 1,0 mol/L được phóng điện thử nghiệm. Điện thế phóng điện của các điện cực theo thời gian được thể hiện trên hình 3. Sức điện động, điện thế phóng điện cực đại và thời gian phóng điện được thể hiện trong bảng 3. Kết quả cho thấy, khi nồng độ dung dịch Pb(NO3)2 tăng từ 0,25 mol/L đến 1,0 mol/L sức điện động và điện thế phóng điện của pin tăng nhẹ, hàm lượng -PbO2 giảm và hàm lượng -PbO2 tăng (bảng 1). Ở nồng độ Pb(NO3)2 0,25 mol/L, sức điện động của pin đạt 1821 mV và điện thế làm việc lớn nhất là 1684 mV. Khi nồng độ Pb(NO3)2 trong dung dịch là 1,0 mol/L, sức điện động của pin tăng là 1837 mV, điện thế cực đại đạt 1716 mV (hình 3a, 3d). Về mặt lý thuyết, sự thay đổi của hàm lượng -PbO2 và - PbO2 trong lớp PbO2 có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của pin, ở nhiệt độ 25oC thế điện cực (Eo) của -PbO2 là 1698 mV, thế điện cực của -PbO2 là 1690 mV [1,15]. Tuy nhiên, dạng -PbO2 có khả năng hoạt động kém hơn so với -PbO2 [1] do các tinh thể -PbO2 tỷ khối 9,8 g/cm 3 , lớn hơn so với dạng -PbO2 là 9,67 g/cm 3, vì vậy dạng -PbO2 có cấu trúc chặt chẽ hơn, diện tích bề mặt nhỏ hơn dạng -PbO2 [1, 15]. 0 100 200 300 400 500 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 Hình 3: Kết quả phóng điện của điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép tổng hợp từ dung dịch 10 -4 mol/L H + ; nhiệt độ 30 oC; i = 10 mA/cm2; nồng độ Pb(NO3)2 thay đổi (mol/L): (a) 0,25, (b) 0,5, (c) 0,75, (d) 1,00 Bên cạnh đó kích thước tinh thể PbO2 giảm khi nồng độ Pb(NO3)2 tăng từ 0,25 mol/L đến 1 mol/L [7] làm tăng diện tích hoạt động của bề mặt điện cực, do đó làm tăng điện thế phóng điện và điện thế phóng điện cực đại của pin. Bảng 3: Số liệu phóng điện của điện cực PbO2 tổng hợp ở điều kiện nồng độ Pb(NO3)2 thay đổi Nồng độ Pb(NO3)2 (mol/L) Thông số làm việc của điện cực Sức điện động Epin (mV) Điện thế cực đại Umax (mV) Thời gian phóng điện mVt1650 (sec) 0,25 1821 1684 336 0,50 1825 1 684 340 0,75 1835 1711 290 1,00 1837 1716 286 Để thu được lớp PbO2 có hàm lượng tạp chất nhỏ, định hướng tạo thành -PbO2, quá trình kết tủa điện hóa thuận lợi khi thực hiện ở các nhiệt độ khác nhau và tránh sự kết tinh Pb(NO3)2 ở nhiệt độ thấp, chúng tôi chọn dung dịch Pb(NO3)2 nồng độ 0,75 mol/L cho các khảo sát tiếp theo. 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch kết tủa điện hóa đến khả năng làm việc của điện cực tổng hợp Điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép được tổng hợp từ dung dịch Pb(NO3)2 0,75 mol/L, nhiệt độ dung dịch thay đổi 15; 20; 30; 40 và 50 oC được phóng điện thử nghiệm. Điện thế phóng điện của các điện cực theo thời gian được thể hiện trên hình 4, sức điện động, điện thế phóng điện cực đại và thời gian phóng điện được thể hiện trong bảng 4. Kết quả cho thấy, khi nhiệt độ dung dịch kết tủa điện hóa tăng sức điện động và điện thế phóng điện của pin giảm. 0 100 200 300 400 500 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 Hình 4: Kết quả phóng điện của điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép tổng hợp từ dung dịch 0,75 mol/L Pb(NO3)2; 10 -4 mol/L H + ; i = 10 mA/cm 2 ; nhiệt độ dung dịch (oC) (a) 15, (b) 20, (c) 30, (d) 40, (e) 50 Ở nhiệt độ dung dịch kết tủa điện hóa thấp 15 o C, sức điện động của pin đạt 1887 mV, điện thế làm việc lớn nhất đạt 1743 mV. Khi nhiệt độ dung dịch b c d e a e Đ iệ n t h ế (V ) Thời gian (sec) d c b a Đ iệ n t h ế (V ) Thời gian (sec) TCHH, 54(3), 2016 Ảnh hưởng của hình thái, cấu trúc 325 tăng lên 20 oC sức điện động đạt 1875 mV, điện thế làm việc lớn nhất đạt 1737 mV. Tuy nhiên khi tăng nhiệt dung dịch điện ly lên 50 oC, sức điện động của pin đạt 1827 mV và điện thế cực đại là 1688 mV (hình 4d). Kích thước tinh thể PbO2 giảm khi giảm nhiệt độ của dung dịch điện ly [7], làm tăng diện tích của bề mặt điện cực, vì vậy làm tăng điện thế phóng điện và điện thế phóng điện cực đại của pin. Bảng 4: Số liệu phóng điện của điện cực PbO2 tổng hợp khi nhiệt độ dung dịch thay đổi Nhiệt độ dung dịch ( o C) Thông số làm việc của pin Sức điện động Epin (mV) Điện thế cực đại Umax (mV) Thời gian phóng điện mVt1650 (giây) 15 1887 1743 246 20 1875 1737 278 30 1835 1711 290 40 1833 1707 331 50 1828 1688 342 Như vậy, điện cực có hàm lượng -PbO2 cao được tạo thành trong điều kiện kết tủa điện hóa ở nhiệt độ thấp có khả năng làm việc tốt hơn điện cực thành phần -PbO2 lớn, được tạo thành ở nhiệt độ cao. Sự chênh lệch khả năng phóng điện của các điện cực tổng hợp ở nhiệt độ 15 và 20 khác nhau không nhiều. Để thuận lợi cho các khảo sát tiếp theo chúng tôi chọn nhiệt độ dung dịch để kết tủa điện hóa PbO2 là 2 o C. 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ ion H+ trong dung dịch kết tủa điện hóa đến khả năng làm việc của điện cực tổng hợp Điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép được tổng hợp trong dung dịch chứa 0,75 mol/L Pb(NO3)2, nhiệt độ dung dịch 20oC, nồng độ ion H+ trong dung dịch thay đổi là 10-4, 10-3 và 10-2 mol/L, được phóng điện thử nghiệm. Điện thế phóng điện theo thời gian của các điện cực được thể hiện trên hình 5, sức điện động, điện thế phóng điện cực đại và thời gian phóng điện của pin được thể hiện trong bảng 5. Bảng 5: Số liệu phóng điện của điện cực PbO2 tổng hợp ở điều kiện nồng độ ion H+ thay đổi Nồng độ ion H + (mol/L) Thông số làm việc của pin Sức điện động Epin (mV) Điện thế cực đại Umax (mV) Thời gian phóng điện mVt1650 (giây) 10 -4 1875 1737 278 10 -3 1884 1741 270 10 -2 1889 1745 265 0 100 200 300 400 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 Hình 5: Kết quả phóng điện của điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép tổng hợp từ dung dịch 0,75 mol/L Pb(NO3)2; i = 10 mA/cm 2; nhiệt độ 20 oC; Nồng độ ion H+ (mol/L): 10-4, 10-3 và 10-2 Kết quả cho thấy, khi nồng độ ion H+ trong dung dịch tăng sức điện động và điện thế phóng điện của pin tăng. Ở nồng độ ion H+ trong dung dịch là 10-4 mol/L, hàm lượng -PbO2 trong mẫu là 79,64 %, sức điện động của pin là là 1875 mV và điện thế làm việc lớn nhất đạt 1737 mV (hình 5a). Tuy nhiên, nồng độ H+ trong dung dịch tăng lên 10-2 mol/L sức điện động của pin và điện thế phóng điện là 1889 mV và 1745 mV. Nồng độ H+ trong dung dịch có ảnh hưởng đến độ bền của màng oxit và nền thép. Khi tổng hợp PbO2 trong dung dịch có nồng độ H + là 10 -1 mol/L, màng oxit và nền sắt bị hòa tan ngay cả khi áp dòng theo phản ứng sau [18]: 3Fe3O4+28HNO3 9Fe(NO3)3+NO +14H2O (4) Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO +2H2O (5) Vì vậy, để tránh màng Fe3O4 và nền thép bị hòa tan, hàm lượng PbO trong mẫu thấp, nồng độ H+ trong dung dịch điện ly được chọn là 10-3 mol/L. 4. KẾT LUẬN Đã lựa chọn được điều kiện thích hợp để tổng hợp điện cực PbO2 trên nền thép mềm có phủ màng oxit Fe3O4 bằng phương pháp dòng tổng hợp từ dung dịch chứa 0,75 mol/L Pb(NO3)2, 10 -3 mol/L H +, mật độ dòng 10 mA/cm2, nhiệt độ 20 oC. Các thử nghiệm phóng điện cho thấy điện cực PbO2/Fe3O4ĐH/thép có sức điện động 1884 mV, duy trì điện thế phóng điện trong khoảng 1650 mV1841 mV trong thời gian 270 giây ở mật độ dòng 40 mA/cm2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David Linden, Thomas B. Reddy. Handbook of Batteries, Third edition, McGraw Hill Professional, 1200-1250 (2001). c b a Đ iệ n t h ế (V ) Thời gian (giây) TCHH, 54(3), 2016 Đinh Thị Mai Thanh và cộng sự 326 2. Sang-Hee Yoon, Joong-Tak Son, Jong-Soo Oh. Miniaturized g- and spin-activated Pb/HBF4/PbO2 reserve batteries as power sources for electronic fuzes, Journal of Power Sources, 162, 1421-1430 (2006). 3. N. Mohammadi, M. Yari, S. R. Allahkaram. Characterization of PbO2 coating electrodeposited onto stainless steel 316L substrate for using as PEMFC's bipolar plates Surface & Coatings, Technology, 236, 341-346 (2013). 4. S. Tabat, A. Nowacki and B. Szczesniak. Structure and properties of electrochemically active thin PbO2 films for reserve batteries, Journal of Power Sources, 31(1-4), 339-348 (1990). 5. Ngô Thị Lan, Doãn Anh Tú, Nguyễn Văn Kỳ, Đinh Thị Mai Thanh. Tổng hợp và nghiên cứu hình thái, tính chất của lớp phủ PbO2 kết tủa điện hóa trên nền thép mềm và khả năng ứng dụng làm điện cực trong pin chì dự trữ, Tạp chí Hóa học, 53(3), 341-347 (2015). 6. Ngô Thị Lan, Doãn Ngô Thị Lan, Doãn Anh Tú, Đinh Thị Mai Thanh. Tổng hợp và nghiên cứu hình thái, tính chất của màng Fe3O4 trên nền thép bằng phương pháp dòng áp đặt, Tạp chí Hóa học, 51(6ABC), 701- 705 (2013). 7. C. P. Zhang, S. M. Sharkh, X. Li, F. C. Walsh, C. N. Zhang, J. C. Jiang. The performance of a soluble lead acid flow battery and its comparison to a static lead - acid battery, Energy Conversion and Management, 52, 3391-3398 (2011). 8. Velichenko A. B., R. Amadelli, E. V. Gruzdeva, T. V. Lukyanenko, Danilov F. I. Electrodeposition of lead dioxide from methanesulfonate solutions, Journal of Power Sources, 191(1), 103-110 (2009). 9. N. A. Hampson, C. J. Bushrod. The discharge capacity of the lead-lead dioxide couple in fluoboric and hydrofluosilicic acid, Journal of Applied Electrochemistry, 4, 1-6 (1974). 10. Ngô Thị Lan, Phạm Mạnh Thảo, Doãn Anh Tú. Khảo sát cấu tạo bộ nguồn 8M- БA của tên lửa X-29T, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Học viện Kỹ thuật Quân sự, 148(6), 183-189 (2012). 11. Ngô Thị Lan, Doãn Anh Tú, Tô Thanh Loan, Đinh Thị Mai Thanh. Ảnh hưởng của mật độ dòng, nồng độ chì nitrat và nhiệt độ của dung dịch điện ly đến hình thái, cấu trúc của lớp PbO2 kết tủa điện hóa trên vật liệu nền thép có phủ màng oxit Fe3O4, Tạp chí Hóa học, 54(1), 1-6 (2016). 12. Rietveld H. M. A profile refinement method for nuclear and magnetic structures, Journal of Applied Crystallography, 2, 65-71 (1969). 13. Rodriguez-Carvajal. Recent advances in magnetic structure determination by neutron powder diffraction, Physica B Condensed Matter, 192(1-2), 55-69 (1993). 14. Kirk-othemer encyclopendial of chemical technology, Interscience Publishers, New York, 8, 61-62 (1964). 15. J. P. Carr, N. A. Hampson, The lead dioxide electrode, Chemical Reviews, 72(6), 679-702 (1972). 16. A. A. A. Darwish, E. F. M. El-Zaidiac, M. M. El- Nahassc, T. A. Hanafy, A. A. Al-ZubaidD., Electric and electrical conductivity studies of bulk lead (II) oxide (PbO), Journal of Alloys and Compounds, 589, 393-398 (2014). 17. H. A. Kiehne. Battery technology handbook, Germany, third edition, 32 (2003). 18. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt. Hóa học Vô cơ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 221-229 (2009). Liên hệ: Đinh Thị Mai Thanh Viện Kỹ thuật nhiệt đới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Số 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội E-mail: dmthanh@itt.vast.vn, thanhvktnd@yahoo.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngo_thi_lan1_0131_2084348.pdf
Tài liệu liên quan