Ảnh hưởng của tôn giáo đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

Ảnh hưởng của tôn giáo đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt namMỤC LỤC MỞ ĐẦU I. Tình hình tôn giáo hiện nay ở Việt Nam II. Nguyên nhân của sự gia tăng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay II. Vài kiến nghị để giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam KẾT LUẬN MỞ ĐẦU Cùng với những biến động lớn lao của nền văn minh nhân loại, đất nước Việt Nam bước vào thế kỷ XXI cũng đang trên đà phát triển vươn tới một nền CNH-HĐH, một xu thế tất yếu của thời đại. Con đường hội nhập với thế giới, xu hướng toàn cầu hoá luôn mở rộng với một đất nước giầu tài nguyên, con người cần cù, sáng tạo, có thể nói Việt Nam có khá nhiều thuận lợi trong quá trình toàn cầu hoá, song những khó khăn, thách thức cũng không phải là nhỏ. Một đất nước xuất phát từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở vật chất thấp kém, nguồn lực trí tuệ chưa được phát huy hết sức mạnh nhưng lại gặp phải sự chống đối, phá hoại của các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước, nhằm phá tan hệ thống XHCN ở Việt Nam nói riêng và các nước XHCN nói chung. Địch đã dùng những âm mưu, thủ đoạn hết sức khôn khéo và thâm độc để lật đổ chính quyền ta, từ lĩnh vực kinh tế, chính trị đến tôn giáo, một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và là điểm nóng của bất cứ một cuộc chiến tranh nào trong thời đại hiện nay. Nước ta có 54 dân tộc, trong đó các dân tộc ít người chiểm tỷ lệ không nhỏ. Văn hoá dân tộc khá phong phú đa dạng, các dân tộc lại phân bố rải rác trên diện rộng, hầu hết ở vùng sâu, vùng xa. Nền kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp. Vì vậy họ có nguy cơ bị lôi kéo, chia rẽ do lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch luôn là rất lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống chính trị xã hội và trật tự an ninh của toàn tỉnh. Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Đảng và các cấp chính quyền trong toàn tỉnh phải có những chủ trương, chính sách vừa kiên quyết, mềm dẻo lại tuân theo đúng chính sách luật pháp của Nhà nước để đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động truyền đạo trái pháp luật và sự lợi dụng của các thế lực phản động; đồng thời thu hút được đồng bào có đạo hướng niềm tin vào Đảng và Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo.

doc16 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tôn giáo đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------- TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM. MỞ ĐẦU Cùng với những biến động lớn lao của nền văn minh nhân loại, đất nước Việt Nam bước vào thế kỷ XXI cũng đang trên đà phát triển vươn tới một nền CNH-HĐH, một xu thế tất yếu của thời đại. Con đường hội nhập với thế giới, xu hướng toàn cầu hoá luôn mở rộng với một đất nước giầu tài nguyên, con người cần cù, sáng tạo, có thể nói Việt Nam có khá nhiều thuận lợi trong quá trình toàn cầu hoá, song những khó khăn, thách thức cũng không phải là nhỏ. Một đất nước xuất phát từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở vật chất thấp kém, nguồn lực trí tuệ chưa được phát huy hết sức mạnh nhưng lại gặp phải sự chống đối, phá hoại của các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước, nhằm phá tan hệ thống XHCN ở Việt Nam nói riêng và các nước XHCN nói chung. Địch đã dùng những âm mưu, thủ đoạn hết sức khôn khéo và thâm độc để lật đổ chính quyền ta, từ lĩnh vực kinh tế, chính trị đến tôn giáo, một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và là điểm nóng của bất cứ một cuộc chiến tranh nào trong thời đại hiện nay. Nước ta có 54 dân tộc, trong đó các dân tộc ít người chiểm tỷ lệ không nhỏ. Văn hoá dân tộc khá phong phú đa dạng, các dân tộc lại phân bố rải rác trên diện rộng, hầu hết ở vùng sâu, vùng xa. Nền kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp. Vì vậy họ có nguy cơ bị lôi kéo, chia rẽ do lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch luôn là rất lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống chính trị xã hội và trật tự an ninh của toàn tỉnh. Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Đảng và các cấp chính quyền trong toàn tỉnh phải có những chủ trương, chính sách vừa kiên quyết, mềm dẻo lại tuân theo đúng chính sách luật pháp của Nhà nước để đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động truyền đạo trái pháp luật và sự lợi dụng của các thế lực phản động; đồng thời thu hút được đồng bào có đạo hướng niềm tin vào Đảng và Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo. I. Tình hình tôn giáo hiện nay ở Việt Nam Là một bộ phận cấu thành chỉnh thể nhân loại Việt Nam cũng không thoát khỏi xu hướng chung của thể giới. Tất nhiên, biểu hiện đó hàm chứa những đặc điểm lịch sử riêng biệt. Các tôn giáo lớn trên thế giới được du nhập vào Việt Nam rất sớm như Phật giáo, hồi giáo, thiên chúa giáo …. Nó tồn tại suốt một thời gian dài với lịch sử dân tộc. Chúng đó nhanh chúng hoà nhập vào cộng đồng, tham gia vào quá trình dựng nước và giữ nước. Giữa các tôn giáo có nhiều bất đồng, có đấu tranh nhưng nhân chung chiến tranh tôn giáo không xảy ra. Phật giáo vào nước ta sớm nhất với chủ trương: “từ bi, hỷ xả” đó đáp ứng nhu cầu, khát vọng sống của tâm linh người Việt, đó góp phần bồi đắp lòng nhân ái, sự độ lượng, lòng vị tha … vì vậy nhanh chóng được chấp nhận. Tiếp theo đạo Phật là Nho giáo và Lão giáo theo chân người Phương Bắc cũng được du nhập. Sự tồn tại của Phật – Nho – Lão đó tạo nên một nột đặc sắc trong lịch sử dân tộc. Chủ trương của Phật giáo là xuất thế, nhưng với hoàn cảnh xã hội, nó lại trở thành quốc đạo vào thời kỳ Lý - Trần. Thế kỷ XV, Phật giáo sa sút Nho giáo là chỗ dựa chủ yếu của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, tuy trở thành quốc giáo nhưng Nho - Phật giáo vẫn tồn tại song song và bổ sung lẫn nhau trên phương diện cuộc sống, cùng Nho - Phật, Lão giáo Việt Nam mặc dù nắng tính sa man, nhưng nó lại phù hợp với khát vọng, mong muốn chế ngự. Nho - Phật – Lão tạo nên phức thể “ Tam giáo đồng nguyên” tương hỗ nhau, góp phần tạo nên các thang bậc, chuẩn mực sống của người Việt. Du nhập vào nước ta muộn hơn (thế kỷ XVI) lại trong điều kiện lịch sử đặc biệt, ở đó chế độ phong kiến đó trở nờn lỗi thời so với sự tiến hóa của lịch sử tranh giàng địa vị giữa các tập đoàn phong kiến đó làm cho sức lực dân tộc cạn kiệt, Thiên chúa giáo đó tạo nên một vết rạn với dân tộc. Nguyên nhân của nó thì nhiều và phức tạp nhưng nó là một đặc điểm của lịch sử. Mặc cảm Thiên chúa giáo và dân tộc qua năm tháng đó nhạt dần song cũng không dễ dàng xóa bỏ. Sau ngày đất nước độc lập (1945), vấn đề tôn giáo đó được Đảng và Bác Hồ rất quan tâm: Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để thống trị. Tôi đề nghị chính phủ ta tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được Đảng và nhà nước thừa nhận tôn trọng. Nó được trịnh trọng ghi trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ ngày nước nhà hoàn toàn độc lập và thống nhất, đặc biệt là từ ngày đổi mới, chính sách của Đảng thể hiện rừ sự tôn trọng tự do tớn ngưỡng của nhân dân. Các hoạt động tôn giáo được thuận lợi hơn nhờ các cấp quản lý và chính quyền địa phương tạo điều kiện. Trên bình diện chung, bên ngoài các tôn giáo hiện có từ trước đó khởi sắc: đình, chựa, miếu, mạo nơi thì tự …được tu sửa trở lại khang trang và đẹp đẽ hơn. Nhiều cơ sở tôn giáo được xây dựng mới, số lượng các tín đồ tham gia các nghi thức tôn giáo đông hơn, hoạt động các nơi hành lễ tấp nập hơn. Theo thống kê của Ban tôn giáo chính phủ năm 1993 nước ta có khoảng 20 triệu tín đồ, trong đó Thiên chúa giáo khoảng 6 triệu, Phật giáo khoảng 10 triệu, Tin lành: 30 vạn; Cao Đài 2,5 triệu, Hoà Hảo: 1,5 triệu tín đồ, Hồi Giáo: 5 vạn tín đồ. Cùng với một số tôn giáo khác. Như vậy, so với hơn 70 triệu dân, hiện nay tôn giáo chiếm khoảng 1/3. Đó chưa kể số lượng tín đồ Phật giáo tu tại gia, chưa kể hơn 90% số dân theo tục thờ cúng tổ tiên. Sự gia tăng tôn giáo ở nước ta hiện nay đó lan sang đủ các loại thành phần dân cư kể cả tầng lớp trẻ có học thức. Cùng với sự hồi sinh của các tôn giáo cũ, hiện nay ở nước ta xu thế thế tục hoá tôn giáo đang diễn ra dữ dội kéo theo đủ thứ mê tín dị đoan. Việc lợi dụng tôn giáo để trục lợi diễn ra phổ biến, người ta đi lễ và thực hiện các nghi thức tôn giáo là mong có tài có lộc, mong làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào, mong “thắng quả” trong buôn bán chứ không phải trau dồi tâm đức của mình theo lời răn dạy của giáo lý. Thực ra, đặc điểm trên không phải đến bây giờ mới xuất hiện nó đó từng xuất hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, khả năng mưu sinh của con người chưa thoát khỏi lao động tất yếu. Qua thời kỳ dài cả dân tộc phải dồn sức người, sức của cho kháng chiến, mọi nhu cầu bị dồn nén, bị lòng quân, đến nay khi nước Nhà đã độc lập và thống nhất. Những nhu cầu có điều kiện trỗi dậy về phía nhà nước những năm gần đây, những nhu cầu tinh thần của nhân dân được quan tâm hơn. Phong trào khôi phục và bảo tồn các di tích lịch sử đó diễn ra khỏ rầm rộ. Người ta thấy hoạt động bề ngoài của tôn giáo có vẻ tấp nập nhưng tâm linh tôn giáo thiếu sâu sắc giường như để che dấu những mục đích trần tục qua các hình thức bói toán, tử vi, đồng bóng … đặc biệt là các nơi thờ phật. Có nhiều anh hung dân tộc đáng để chúng ta tôn kính, ngưỡng mộ, nhưng người Việt Nam hiện nay nhất là tầng lớp buôn bán lại đến đền thờ để xin bổng lộc. Sự phát triển của tôn giáo về mặt hình thức đã bộc lộ ra tính chất của một xã hội kém phát triển. So với người châu Âu, ở đó hơn 80% Kitô giáo nhưng họ không lòng phá thời gian tiền bạc vào việc thực hiện các nghi thức cầu kỳ hoặc xây dựng quá tốn kém, điều này có gợi ý tốt cho ta có một thái độ khách quan đối với sự phát triển của tôn giáo hiện nay mà đề cao tôn giáo, không vội vàng thừa nhận dự đoán thế kỷ XXI là thế kỷ của tôn giáo; cũng không vì vấn đề tôn giáo hiên nay mà đề cao tôn giáo quá mức. Thực ra tôn giáo phát triển là do xã hội trần thế có “vấn đề” chứ không phải vì nó tích cực như một số nhà nghiên cứu đó quan niệm. Bên cạnh các tôn giáo chủ lưu, ở Việt Nam cũng đã thấy xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới, những hiện tượng nửa khoa học, nửa thần bí. Những hiện tượng này có nguồn gốc bên ngoài, một số do tình hình xã hội phát sinh phản ánh hai khuynh hướng: hướng thiện và hướng vào chống đối hiện thực xã hội cuồng tán và mờ mội. Một khuynh hướng văn hoá và một khuynh hướng phản văn hoá. Những hiện tượng tôn giáo mới này phát triển đó từ lâu ở miền Nam Việt Nam, với những đạo lành, đạo ngồi, đạo nằm, đạo dừa, đạo chuối … trong trào lưu đó kế thừa truyền thống của phong trào cứu thế có từ thế kỷ XIX, đạo Phật Hoà Hảo đứng vững ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; Đạo Cao Đài ở Tây Ninh và các tỉnh Nam bộ và Trung Nam Bộ. Như vậy, sự gia tăng và tính phức tạp của tôn giáo hiện nay, ngoài tác động của các vấn đề kinh tế - Xã hội, ta còn thấy nổi lên vai trò đặc biệt của các tổ chức tôn giáo. Như đó biết sự phức tạp của tụn giáo mọi thời đai bao giờ cũng diễn ra quanh quan hệ giữa tôn giáo và chính trị. Các tổ chức tôn giáo đó tham gia vào các hoạt động thế tục làm cho sự phân biệt đạo-đời rất khó khăn. Sau chiến tranh Việt Nam 1975, chưa từ bỏ tham vọng lật đổ xã hội mới,tôn giáo vẫn tiếp tục bi lợi dụng và hiện nay được xem như một công cụ để thực hiện “ diễn biến hoà bình”. Qua thống kờ từ 1975 đến nay đó có hàng chục cuộc bạo động chính trị diễn ra dưới bộ áo tôn giáo. Đặc biệt là vụ lộn xộn xảy ra hồi tháng 5-1993 tai Huế, mà kẻ chủ mưu không ai khác là các lực lượng thù địch cách mạng sử dụng co bài Huyền Quang để vu cáo chính quyền, bôi nhọ chính sách tôn giáo của Đảng . Ngoài việc tiếp tay cho các mưu đồ chính trị, các tổ chức tôn giáo cũn tăng cường hoạt động giành ảnh hưởng trong quần chúng. Lợi dụng tình hình kinh tế - xã hội của ta còn khó khăn, tôn giáo chứng minh vai trò của mình hạ thấp niềm ti của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Sau thời kì thất thế thế lực tôn giáo quốc tế đứng đầu là Vatican đã thay đổi chiến lược, từ hoà hoãn chuyển sang tấn công và giành giật mưu đồ đó trựng hợp với lới ích của các thế lựcc thự địch cách mạng. Vì vậy, vấn đề tôn giáo và chính trị ở nước ta hiện nay cực kì phức tạp, đòi hỏi phải phân tích một cách nghiêm túc cẩn thận để có thái độ thích hợp. Để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. Nguyên nhân của sự gia tăng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Như P.ăngghen nhận định: “tôn giáo một khi đã hình thành, luôn chứa đựng một chất liệu truyền thống, cũng như trong tất cả các lĩnh vực tư tưởng, truyền thống là một lực lượng bảo thủ lớn. Song những sự biến đổi xảy ra trong chất liệu đó, điều nảy sinh ra từ những quan hệ giai cấp, do đó từ những quan hệ kinh tế giữa những người gây ra những sự biến đổi ấy”. Rõ ràng có một sự biến chuyển mạnh mẽ cả về mặt xã hội và tôn giáo, mà đặc biệt là xã hội. Ở đây trong lòng xã hội ấy đang có những cơ sang ngầm của mâu thuẫn xuất hiện do sự dịch chuyển, biến động nói chung. Điều đó tạo ra những biến động ngay cả trong đời sống tâm lý của con nguời hiện đại. Sự xuất hiên của những hiện tượng tôn giáo mới và sự gia tăng tôn giáo đang liên tục nối tiếp nhau, là mồt đứt gãy. Đứt gãy của bức tranh xã hội, đứt gãy là bức tranh tôn giáo. Nó phá vỡ cả trên bình diện tín xã hội và tính tôn giáo, bộc lộ sự khủng hoảng gay gắt và một niềm mong muốn thay đổi. Đôi khi, sự bộc lộ này mang tính cực đoan, quá khích, đi ngược lại những giá trị truyền thống. Thời kì đổi mới đất nước chuyển mình, những vướng mắc cố hữu được tháo gỡ dần, nhưng cánh cửa đón những luồng gió mới mở rộng. Nhiều biến động giữa hai thế kỷ, cuộc giao thời giữa mới và cũ, những giá trị vận động và biến đổi, sự tụt hậu của một bộ phận dân cư trong guồng quay của xã hội. Đặc biệt, cùng thời kì đổi mới là chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước rất cởi mở, việc tuyên bố quan điểm coi “tôn giáo là môt nhu cầu còn tồn tại lâu dài của một bộ phận quần chúng nhân dân’’ đã có một sự biến đổi mới trong tôn giáo vào cuối những năm 80 và đầu 90. Chuyển từ một nền kinh tế bao cấp sang thời kì đầu của nền kinh tế thị trường, không phải ai cũng nhanh chóng thích nghi với một môi trường mới có tính cạnh tranh mà ngược lại, một bộ phận chủ yếu thuộc tầng lớp trung gian trong quá trình tìm cách khẳng định mình, đã tỏ ra không dễ gì làm quen đuợc với môi trường mới nên đã tụt lại sau. Họ dần trở nên lạ lẫm, không bắt kịp chiều quay của xã hội. Đưa đến một bộ phận nhỏ giầu có nhanh chóng do kịp thích nghi với tình hình biến đổi của nền kinh tế thị trường. Một bộ phận còn lại do không kịp thích nghi với những biến đổi của nền kinh tế thị trường ,nên đưa đến tam lý hoang mang và bất mãn. Cùng với nó là đưa đến sự phân hoá sâu sắc trong xã hội, tầng lớp trung gian là bộ phận dễ bị tổn thương tâm lý trước những biến động lớn, nên sẽ có xu hướng muốn tìm lối thoát khác, mà trong số đó một số sẽ lựa chọn tôn giáo, mà không chỉ tôn giáo truyền thống, ma fcó cả hiện tượng tôn giáo mới tập hợp lại thành từng nhóm. Sự bao trùm choc năng xã hội nên tôn giáo, sự đa dạng hoá nhu cầu trong “thị trường những hàng hoá duy linh”, sự tụt hậu và văng ra ngoài quỹ đạo cuộc sống của một bộ phận dân cư. tất cả làm nên một thời kỳ mới của tôn giáo với những hiện tượng tôn giáo mới đa dạng. ảnh hưởng sâu sắc của vận động xã hội lên mọi hình thái ý thức, thể hiện trong đời sống tôn giáo hôm nay là rất rõ ràng. Những dấu vết vật chất giúp người ta có thể giải thích được những thay đổi đó. Và tiếp theo không thể không tìm nguyên nhân của vấn đè trong bản thân tôn giáo. Trong xã hội hiện đại, xuất hiện một loạt những mâu thuẫn mà chỉ xã hội ấy có, chỉ những con người của nền văn minh ấy đeo mang. Có một nhận xét thật thú vị của một tác giả đưa lên Internet: “ Chúng ta có những toà nhà cao hơn nhưng tính cách lại nhỏ hơn, những đường cao tốc dàI rộng hơn nhưng quan điểm hẹp hòi hơn, mua nhiều hơn mà vẫn thấy có ít hơn, có căn nhà to hơn nhưng gia đình lại nhỏ đi, cuộc sống kéo dàI hơn nhưng lúc nào cũng không có thời gian, kiến thức nhiều hơn nhưng óc lại cực đoan, y tế tốt hơn nhưng lại lắm đại dịch, tăng số của cải nhưng giá trị của mình lại giảm xuồng, đi lên đến tận mặt trăng nhưng ngại hàng xóm bên kia đường,thích hoạt đọng cộng đồng nhưng lại quên đi người thân đang ốm, lợi nhuận cao nhưng quan hệ hời hợt, thế giới hoà bình nhưng chiến tranh khu vực triền miên, Châu Âu pháI phì còn Châu Phi gầy đói… trong một thế giới như thế, con người phát sinh một trạng thái thoạt trông có vẻ đối lập, khó giải thích trước toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Nguyên do là tính vô hạn của hiện thực đươc nhận biết trong sự thống nhất với cái hữu hạn, sự mở rộng của cái vô hạn càng làm cái hữu hạn hiên hình sâu sắc hơn. con người cảm they thế giới đi vào vòng quay bất tận, thiếu những bến bờ bền vững để mình có thề neo đặu. Cá nhân phần nào bị tách ra khỏi cộng đồng, sẽ tìm đến tôn giáo lúc này sẽ chỉ là tìm bờ bến ấy. Bứơc sang thời đại toàn cầu hoá đời sống kinh tế xã hội, thời đại cách mạng thông tin nối kết thế giới trong lòng bàn tay. Sự hợp tác toàn cầu và liên minh khu vực cùng song song tồn tại. Cũng là thời kỳ nhân loại phải đưong đầu với những vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể một mình giải quyết đựoc: ô nhiễm môi trường suy giảm tài nguyên, bùng nổ dân số, thiếu lưong thực thất nghiệp gia tăng. một thời kỳ tự ý thúc về tinh thần dân tộc và độc lập quốc gia, không xảy ra đại chiến nhưng lại liên miên xảy ra chiến tranh khu vực, nguyên do xảy từ vấn đề dân tộc, tôn giáo là chủ yếu. Những cuộc xung đột cục bộ vẫn diễn ra ở khắp nơI trên thế giới, đó là một sự biến động tổng thể trên mọi bình diện kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội tác động sâu sắc trên mọi lĩnh vưc đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực ý thức tinh thần của người dân trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn hiện nay. II. Vài kiến nghị để giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam Để đảm bảo việc thực hiện tốt chính sách tôn giáo, tức là có một thái độ ứng xử đúng đắn và phù hợp với vấn đề tôn giáo, về cả hai phía nhà nước và người dân, trước hết và hơn bao giờ hết phải đặt việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong vấn đề dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, khi đặt ra khẩu hiệu tổ quốc lên trên hết. Tất cả vì chiến thắng, vấn đề tôn giáo đã được sáng tỏ: Tôn giáo là đi với kháng chiến chống xâm lược. Hiện nay, trong hoàn cảnh thế giới đang tiến triển theo xu thế toàn cầu hoá, trong lúc đất nước cũng đang chuyển nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở mở rộng thị trường, muốn giữ thế chủ động hội nhập, một vấn đề phải lưu tâm là bảo vệ chủ quyền dân tộc, chủ quyền quốc gia. Hiện nay, không còn cảnh ép buộc một dân tộc làm nô lệ, một quốc gia làm thuộc địa như xưa. Nhưng nhân danh “toàn cầu” Một số cường quốc còn muốn các nước nhỏ yếu từ lệ thuộc vào kinh tế, chính trị… đến lệ thuộc về văn hoá, về tôn giáo, lệ thuộc vào dân tộc. ở đấy, các dân tộc đang phát triển sẽ phải cúi đầu theo sự sai khiến bởi các thế lực kinh tế, tài chính, chính trị bên ngoài. Một kiểu thực dân mới, một hình thức mới. Trong thế giới hiện nay, song song với xu thế toàn cầu là xu thế trở về với dân tộc. Đó là phản ứng tất yếu vì không thể biến toàn cầu thành một thế giới đơn sắc. Cần có sự thống nhất trong đa dạng, chỉ có sự đa dạng, khối thống nhất mới trở thành hiện thự. Sự phản ứng đó lại càng mạnh lên trong lúc này, khi toàn cầu đang bị chi phối bởi một số cường Quốc và các Cường Quốc đang muốn áp đặt tất cả những giá trị của họ cho các nước khác trên thế giới. ở nước ta Trong lĩnh vực tôn giáo, xu thế tôn giáo gắn liền với dân tộc là xu thế Trội. Sức tiếp biến của dân tộc Việt Nam đã dân tộc hoá các tôn giáo ngoại sinh như phật, nho, đạo giáo là một thực tế. Xu thế đó bị đứt đoạn dưới thời thực dân do tác động chỗ đậm chỗ nhạt của chính sách chia để trị, chính sách đồng hoá văn hoá trong tôn giáo, nay đang trở lại như là một xu thế, một phong trào tất yếu. Hơn nữa, dưới con mắt của người Việt Nam tiêu chuẩn gắn bó với độc lập dân tộc, với văn hoá dân tộc và xác định thái độ của bản thân mỗi người với một hay nhiều tôn giáo mình tuân theo dường như là một. Hệ thống tôn giáo truyền thống cũng như các tôn giáo ngoại sinh hay nội sinh, cũng phải mang yếu tố dân tộc để tồn tại. Vậy nên, nguyên tắc đẹp đời tốt đạo đầu tiên và trực tiếp phải là các chưc sắc tôn giáo. Nếu các chức sắc tôn giáo là người yêu nước, chân tu, có đạo đức, có trình độ học vấn và trình độ giáo lý cần thiết, thì đạo sẽ trong sạch. Người theo đạo sẽ là người công dân tốt, một tín đồ tốt. Nội dung các tôn giáo là huớng thiện, vì dân,vì nước. Thiết tưởng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tôn giáo là điều cần đựơc thực hiện nghiêm chỉnh, lấy đó là kim chỉ lam để lý giải các vấn đề tôn giáo. Để giải quyết vấn đề tôn giáo phải đặt nó trong vấn đề văn hoá, mỗi một Dân Tộc đều có một nền văn hoá của mình. Nó thân thương ,gần gũi và đáng trân trọng, là nòng cốt để cố kết dân tộc và là cơ sở để dân tộc đó cảm thấy mình còn tồn tại. Tôn giáo là một bộ phận văn hoá, một bộ phận níu chặt quá khứ, chậm thay đổi so với thực tiễn, lại gắn liền với cái thiêng liêng của một dân tộc. Đứt đoạn văn hoá, vứt bỏ văn hoá, dân tọc có thể còn nhưng là một dân tộc lạ, một dân tộc bị đồng hoá mất sức sống và không bình thường. Văn hoá dân tộc thay đổi theo những biến thiên lịch sử, nhưng dù thay đổi thế nào cũng phải theo một truyền thống nhất định. Truyền thống đó như một sợi chỉ xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai trong sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những hoạt động tôn giáo thuờng không bó hẹp trong việc hành lễ ,giảng đạo, mà thường kèm theo các hoạt động văn hoá nghệ thuật, các trò chơi, biểu diễn, nhằm thu hút quần chúng và làm nhộn nhịp các hoạt động tôn giáo. Một hội làng, một buổi lên chùa, một chuyến hành hương, một rước lễ tôn giáo là một phức hợp văn hoá, vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính đạo đức, như phép ứng xử, những lối sống, những quy tắc hôn nhân, tang lễ. Người dân tiếp nhận, đã chuyển hoá tất cả theo tâm thức của bản thân, hay nói đúng hơn theo lối bình dân, để chúng trở thành một triết lý sống, một hành vi mang tính xã hội .Tất cả những điều trên đã tạo nên một môi trường văn hoá tôn giáo ảnh hướng đến cộng đồng dân tộc. Hoạt đọng tôn giáo ở nước ta vẫn cồn nặng về lễ thức giáo lý, lãng phí tiền bạc, thời gian. Dễ rơi vào chỗ mê tín, hủ hậu đó là điều lo lắng của mọi người. Làm trong sạch, lành mạnh hoá các hoạt động tôn giáo và việc làm của toàn đảng toàn dân trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là việc làm lâu dài cần thuyết phục bằng phương pháp giáo dục, đôi khi cũng bằng pháp luật .Trước những cái “ mới” từ xã hội công nghiệp phát triển, trong đời sống tôn giáo, rất cần cảnh giác dưới góc độ văn hoá với những “hiện tượng tôn giáo mới”, phản văn hoá, phản nhân văn, ở đây những người cầm đầu lợi dụng lòng nhẹ dạ, cả tin nhất là ở những tầng lớp ít học bất mãn hoặc tâm lý của những người tự gạt mình ra khỏi cộng đồng, để tập hợp họ lại gây rối loạn cho xã hội. Cũng cần cảnh giác với những tâm lý tự ti cho rằng, những tôn giáo tín ngưỡng của bản thân là “lỗi thời ’’ không hợp “mốt” thời đại dẫn đến chỗ xa ngã vào những tôn giáo ngoại sinh xa lạ. ở đây có ba tính chất cần phân biệt, tuy nhiên khó tách bạch rạch ròi trong các hoạt động tôn giáo. Những hoạt động thuần tuý mang tính tôn giáo, với những hoạt động này cần tôn trọng. Làm sao giữ được trong sáng kinh kệ dễ hiểu và rõ ràng, các nghi thức bớt rườm rà, tránh sự ngu dân trong tôn giáo. Những hoạt động theo hướng thế tục mà bất cứ tôn giáo nào cũng thực hiện đó là những hoạt động xã hội, giáo dục, y tế, từ thiện … những hoạt động này cần được khuyến khích và nên được tổ chức theo sự hướng dẫn của các ngành có liên quan, với sự phối hợp của mặt trận tổ quốc trong phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước. Những hoạt động có tính lợi dụng tôn giáo vì động cơ cá nhân, vì mục đích kinh tế, thậm tệ nhất là vì mục đích chính trị, vi phạm hiến pháp và pháp luật. Đó là những hoạt động cần tránh .Các hoạt động trên về bản chất mang tính văn hoá, nhưng cũng không tránh khỏi có lúc, có nơi bị “chính trị hoá” do việc lợi dụng tính cuồng tín của quần chúng, tín đồ và việc gắn kết những hoạt động văn hoá, xã hội của các tổ chức tôn giáo và những tham vọng chính trị . Cuối cùng, muốn giải quyết vấn đề tôn giáo dưới góc độ tôn giáo văn hoá, thì giáo dục đóng vai trò quan trọng. Phải chăng, những tri thức tôn giáo cần đưa vào cấp trung học, thông qua các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn . Nhằm làm cho các em học sinh hiểu được rõ trên đại thể tôn giáo là gì và thái độ của Đảng và Nhà Nươc với vấn đề tôn giáo trong sự nghiệp giáo dục và phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngược lại, cũng phải trang bị cho các chức sắc, các tín đồ tôn giáo những tri thức về lịch sử, văn hoá việt nam,giáo dục cho họ lòng yêu quê hương, đất nứơc có một tâm hôn việt nam .Nên chăng các trưòng cần trang bị cho học sinh các tri thức về tôn giáo, ngựoc lại trong các trường đào tạo các chức sắc tôn giáo, các lớp giảng cho tín đồ, phải được giảng dạy các tri thức về lịch sử, văn học, nghệ thuật văn học Việt nam một điều không thẻ bỏ qua. Giải quyết vấn đề tôn giáo là phải chống lại việc lợi dụng tôn giáo vào mục đích chống lại Tổ Quốc. Thế tục hoá thể chế nhà nước tạo điều kiện cho cá tôn giáo được tự do hành đạo không bị cá thế lực chính trị chi phối. Ngược lại, các thế lực tôn giáo khác nhau cũng không tác động vào công việc của nhà nước. Đó là bài học rút ra từ những sự kiên lịch sủ dưới chế đọ phong kiến Châu Âu, đó cũng là bài học rút ra từ những thế kỷ chủ nghĩa thực dân xâm chiếm và cai trị nước ta . Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tích cực lợi dụng các tôn giáo trong âm mưu chống phá cách mạng, kháng chiến. Một bộ phận tổ chức tôn giáo núp dưới bóng của quân xâm lươc làm “nhơ bẩn” đạo của mình Trong giai đoạn hiện nay, những thế lực chống đối ở trong và ngoài nước chưa từ bỏ việc lợi dụng tôn giáo để làm mất ổn định chính trị, gây hoang mang chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.Vì vậy, việc chống sự lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị nhằm chống lại tổ quốc vẩn là nhiệm vụ cần đặt ra. Trong hoàn cảnh đất nước có nhiều tôn giáo, đa dạng về tổ chức, khác nhau về số lượng, việc đối xử bình đẳng đối với cac tôn giáo, bỏ qua quá khư, hướng về tương lai là việc nên làm .Không thể và không nên có suy nghĩ và hành động nào cho thấy có sự thiên vị đối với một tôn giáo bất kỳ. Vị trí của từng tôn giáo trong đời sống nhân đân là do chính quần chúng nhân dân định đoạt. Họ gửi niềm tin vào đâu là tuỳ theo suy nghĩ của họ ,chỉ có điều cần kiên trì giáo dục .Một khi họ bị lừa dối, mê hoặc, làm nhửng điều vi phạm hiến pháp ,pháp luật, phản văn hoá . Sự trở lại tôn giáo trong một thời gian gần đây là một xu thế có thể chấp nhận, lãnh đạo Đảng và nhà nước củng như của các tổ chức tôn giáo cần hướng các tôn giáo vào sự trong sáng, trí tuệ. Có như thế tôn giáo mới lành mạnh, vì dân tộc, vì nhân loại mới phù hợp với tinh thần nhận định của nghị quyết hội nghị lần thứ VII ban chấp hành trung ương ( khoá IX ) vừa qua tiàm thấy ở tôn giáo những điều phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa .Ngược lại nếu buông lỏng quản lý thì các hoạt động tôn giáo sẽ đi vào những điều thiếu đạo đức, buôn thần bán thánh, mê hoặc quần chúng, thậm chí để kẻ xấu lợi dụng vào mục đích chính trị đen tối đấn đến sự suy thoái của tôn giáo.tính thiêng liêng và thanh khiết của các tôn giáo sẽ bị giảm sút. Đó không chỉ là trấch nhiệm của các ban ngành quản lý tôn giáo , còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị . Tức là của các ngành, các cấp các địa bàn điều mà nghị quyết của các hội nghị vừa qua nhấn mạnh , đó củng là trách nhiệm của nhửng tổ chức tôn giáo. KẾT LUẬN Hiện tượng tôn giáo, đã được con người lý giải từ lâu trong lịch sử. Sự lý giải đó được thể hiện trong các trào lưu tư tưởng, đặc biệt là trong hai trào lưu triết học duy vật và duy tâm. Do vậy đã hình thành nên nên hai hệ thống quan niệm duy vật vô thần và duy tâm thần học về tôn giáo. Hai troà lưu đó đấu tranh với nhau, có bước quanh co phức tạp, vay mượn nhau và đan xen lẩn nhau. Điều đó dẫn đến những hạn chế của những quan niệm về nguồn gốc của tôn giáo. Do vậy để có được cơ sơ khoa học cho sự lý giả nguồn gốc của tôn giáo, cần phải xuất phát từ những tiền đề khách quan. Những tiền đề ấy nằm trong chính đời sống xã hộ hiện thực của con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để hiểu rõ về nguyên nhân ra đời của tôn giáo, cần phải đặt hiện tượng tôn giáo trên nền tảng xã hội hiện thực, cái nền tảng mà tôn giáo đã được nảy sinh, tồn tại và phát triển ,thì mới có thể có được sự lý giải khoa học về tôn giáo .Điều này chỉ có được khi đã có hệ thống quan điểm duy vật vè lịch sử là cơ sở lý luận nền tảng cho sự giải thích một cách khoa học về hiện tượng tôn giáo. Điều này chỉ có được khi đã có hệ thống quan điểm duy vật về lịch sử, là cơ sơ lý luận nền tảng cho sự giải thích một cách khoa học về hiện tượng tôn giáo. Điều đó chỉ có được khi vận dụng triết học MACXIT vào nghiên cứu tôn giáo mới có thể làm cho xã hội Việt Nam phát triển trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên một thực tế cho thấy dù quan niệm, thái độ, nội dung về tôn giáo luôn thay đổi, và dù có thay đổi bao nhiêu đi nữa thì vẩn là một thực thể khách quan của lịch sử, sinh ra cùng với xã hội loài người, do con người sáng tạo ra rồi con người lại bị chi phối bởi nó. Tôn giáo tồn tại lâu dài và vẩn là nhu cầu tinh thần của mọt bộ phận nhân dân. Thế kỉ XXI tôn giáo vẫn tồn tại nhưng không quay trở lại thời kì hoàng kim, mà củng không phải là thế kỉ của tôn giáo. Ngược lại, nó là thế kỉ của văn hoá, của trí tuệ, của đấu tranh cho xã họi bình đẳng, công bằng xã hội. Có vậy thế kỉ XXI mới cứu nhân loại thoát khỏi “ngày tận thế”bằng cách đẩy lùi thế giới ích kỉ, tiêu thụ và đầy bất trắc hiện nay. Tôn giáo chỉ đóng vai trò tích cực của nó, là một phần của ý thức hệ. Cùng với triết học, khoa học, văn học, nghệ thuật, thể thao, giả trí…tôn giáo có thể toả hương thơm của mình góp phần làm cân bằng cuộc sống của con người. Tôn giáo vẫn là nguồn an ủi cần thiết cho một số người, sự điều chỉnh tinh thần và tình cảm của con người. Nó sẽ thiên về cuộc sống tâm linh riêng rẽ của tầng tín đồ. Tôn giáo củng góp phần hướng con người vào những việc nhân đạo từ thiện, đạo đức để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTCT (224).doc
Tài liệu liên quan