Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh - Ngô Thị Việt Nga

Quy trình khởi sự kinh doanh gồm 4 bước:  Chuẩn bị khởi sự kinh doanh;  Phát triển ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh;  Tạo lập doanh nghiệp;  Điều hành và phát triển doanh nghiệp mới. • Có 3 phương thức khởi sự kinh doanh:  Thành lập mới;  Mua lại doanh nghiệp đang hoạt động;  Nhượng quyền kinh doanh. Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng, cần cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp trước khi khởi sự kinh doan

pdf27 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh - Ngô Thị Việt Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015102203 BÀI 2 PHƯƠNG THỨC KHỞI SỰ KINH DOANH ThS. Nguyễn Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015102203 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Khởi sự kinh doanh qua việc mở nhà hàng Bạn đang chuẩn bị mở một nhà hàng ăn uống. Sau khi đi tìm hiểu trên thị trường, bạn đang được rất nhiều chủ quán ăn đang hoạt động mời chào mua lại quán ăn của họ để kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người khuyên bạn nên bắt đầu mở một quán ăn mới chứ không nên mua lại quán đã có sẵn. Bạn đang ở trong một tình huống giống như nhiều doanh nhân khi bắt đầu quyết định mở một nhà hàng phải lựa chọn: không biết nên xây dựng nhà hàng hoàn toàn mới hay kinh doanh trên nền tảng một nhà hàng mua lại. 1. Bạn thử cân nhắc lợi ích của việc mua lại một nhà hàng cũ để khởi sự kinh doanh so với việc mở mới một nhà hàng? 2. Khi kinh doanh bằng cách mua lại nhà hàng cũ có những bất lợi gì? 3. Những vấn đề cần cân nhắc tính toán khi mua lại một cửa hàng đã hoạt động là gì? 2 v1.0015102203 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Nhận biết các bước trong quy trình khởi sự kinh doanh. • Nhận biết sự khác biệt giữa các phương thức khởi sự kinh doanh. • Đánh giá ưu và nhược điểm của từng phương thức khởi sự kinh doanh. 3 v1.0015102203 NỘI DUNG 4 Quy trình khởi sự kinh doanh Các phương thức khởi sự kinh doanh v1.0015102203 1. QUY TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH 5 Chuẩn bị khởi sự Hình thành ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh Triển khai hoạt động kinh doanh Điều hành và phát triển doanh nghiệp v1.0015102203 1. QUY TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH • Bước 1: Chuẩn bị khởi sự:  Quyết định tham gia hoạt động kinh doanh.  Chuẩn bị các điều kiện về kiến thức, kinh nghiệm thái độ có thể giúp cho các cá nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro bước vào khởi sự kinh doanh. • Bước 2: Phát triển ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh:  Phát triển một ý tưởng kinh doanh.  Xây dựng kế hoạch kinh doanh. 6 v1.0015102203 1. QUY TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) • Bước 3: Triển khai hoạt động kinh doanh:  Tìm kiếm các nguồn lực;  Thiết kế văn phòng;  Lựa chọn địa điểm kinh doanh;  Tuyển chọn nhân lực;  Tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết; • Bước 4: Phát triển hoạt động kinh doanh. Thiết lập quan hệ với các đối tác chiến lược, bạn hàng, khách hàng, với các cơ quan quản lý vĩ mô. 7 v1.0015102203 2. PHƯƠNG THỨC KHỞI SỰ KINH DOANH 2.2. Mua lại doanh nghiệp đang hoạt động 2.1. Thành lập mới 2.3. Nhượng quyền kinh doanh 8 v1.0015102203 2.1. THÀNH LẬP MỚI • Tìm kiếm các nguồn lực; • Thiết kế văn phòng; • Lựa chọn địa điểm kinh doanh; • Tuyển chọn nhân lực; • Đồng sáng lập; • Lựa chọn hình thức pháp lý; • Tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết; 9 v1.0015102203 2.2. MUA LẠI DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG • Phương thức khởi sự thứ hai các chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn là mua lại công ty đang hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề, thị trường mình quan tâm. 10 v1.0015102203 2.2. MUA LẠI DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG (tiếp theo) 11 • Lợi ích của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt động:  Thứ nhất, giảm những sự việc không lường trước được có thể xảy ra trong quá trình tạo lập và điều hành công ty mới.  Thứ hai, có khả năng rút ra các kinh nghiệm kinh doanh từ cách thức kinh doanh quá khứ.  Thứ ba, thừa hưởng các nguồn lực công ty cũ.  Thứ tư, có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn vốn vay ngân hàng  Thứ năm, chi phí mua lại trong đa số trường hợp thấp hơn so với chi phí đầu tư mới.  Thứ sáu, bớt được một đối thủ cạnh tranh. v1.0015102203 2.2. MUA LẠI DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG (tiếp theo) 12 • Nhược điểm của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt động:  Thứ nhất, hạn chế về thông tin và tính xác thực của thông tin có thể dẫn tới quyết định sai lầm.  Thứ hai, nhiều rủi ro không lường trước được.  Thứ ba, quy định pháp luật không rõ ràng về hoạt động đầu tư của bên bán. v1.0015102203 2.3. NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH 2.3.2. Phân loại nhượng quyền kinh doanh 2.3.1. Khái niệm nhượng quyền kinh doanh 2.3.3. Ưu điểm, nhược điểm của khởi sự bằng mua quyền kinh doanh 13 v1.0015102203 2.3.1. KHÁI NIỆM NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH Nhượng quyền kinh doanh (franchising) là một hình thức tổ chức kinh doanh liên quan tới một thỏa thuận chính thức giữa 2 đối tác, một công ty đã có sản phẩm và dịch vụ thành công (bên nhượng quyền) cho phép những doanh nghiệp khác (bên được nhượng quyền) sử dụng nhãn hiệu và cách thức kinh doanh của nó với một khoản phí trả ban đầu và phí thường niên đóng hàng năm, bên được nhượng quyền sẽ tiến hành kinh doanh theo các cách thức và điều kiện do bên nhượng quyền quy định. 14 v1.0015102203 2.3.2. PHÂN LOẠI NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH 15 • Nhượng quyền sản phẩm và thương hiệu: bên nhượng quyền cho phép bên được nhượng quyền được mua sản phẩm, và sử dụng tên thương mại của bên nhượng quyền. • Cách thức này thường sử dụng trong mối quan hệ giữa một nhà sản xuất với mạng lưới đại lý hoặc phân phối. • Nhượng quyền cách thức kinh doanh: Bên nhượng quyền cung cấp công thức tiến hành kinh doanh kèm theo đào tạo, quảng cáo và nhiều hình thức hỗ trợ khác. v1.0015102203 2.3.2. PHÂN LOẠI NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH (tiếp theo) 16 • Phân loại theo mối quan hệ đối tác:  Nhượng quyền cá nhân: bên được nhượng quyền được mua quyền kinh doanh ở một địa điểm xác định.  Nhượng quyền khu vực: cho phép bên được nhượng quyền sở hữu và vận hành một số cửa hàng trong một vùng địa lý nào đó.  Nhượng quyền cấp 1: Bên được nhượng quyền bên cạnh việc có quyền mở và điều hành nhiều cửa hàng trong một khu vực nhất định, thì còn có quyền bán lại quyền kinh doanh này cho người khác trong vùng độc quyền khai thác của nó. v1.0015102203 2.3.2. PHÂN LOẠI NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH (tiếp theo) 17 • Phân loại theo số lượng đại lý:  Nhượng quyền đa đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu hơn 1 cửa hàng của cùng 1 nhà cung cấp có thể theo hình thức hợp đồng khu vực hay hợp đồng đại lý cấp 1.  Nhượng quyền đơn đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu duy nhất 1 cửa hàng của 1 nhà cung cấp. v1.0015102203 2.3.3. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA KHỞI SỰ BẰNG MUA QUYỀN KINH DOANH 18 Ưu điểm: • Thứ nhất nhượng quyền làm tăng khả năng thành công cho người khởi sự vì:  Cung cấp cơ hội cho họ được sở hữu một công việc kinh doanh đã được kiểm chứng và một mô hình kinh doanh đã hoàn thiện.  Thương hiệu của bên nhượng quyền giúp công việc kinh doanh thành công nhanh hơn.  Sản phẩm và dịch vụ đã được kiểm chứng và được người tiêu dùng chấp nhận.  Có sức mạnh thị trường nhất định. Thông qua hình thức mua franchise các doanh nghiệp nhỏ có thể mở những cửa hàng với thương hiệu quốc tế. v1.0015102203 2.3.3. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA KHỞI SỰ BẰNG MUA QUYỀN KINH DOANH (tiếp theo) 19 • Thứ hai, được cung cấp các hỗ trợ:  Đào tạo:  Nghiệp vụ;  Quản lý kinh doanh.  Trợ giúp marketing;  Hỗ trợ tài chính. • Thứ ba, hình thức kinh doanh này rất tiềm năng cho phát triển mở rộng kinh doanh. v1.0015102203 2.3.3. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA KHỞI SỰ BẰNG MUA QUYỀN KINH DOANH (tiếp theo) 20 Nhược điểm: • Thứ nhất, chi phí là nhược điểm chính:  Phí nhượng quyền ban đầu;  Vốn đầu tư:  Phí hàng năm;  Phí quảng cáo;  Các phí khác v1.0015102203 2.3.3. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA KHỞI SỰ BẰNG MUA QUYỀN KINH DOANH (tiếp theo) 21 • Thứ hai, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong mở rộng, phát triển kinh doanh sáng tạo. • Thứ ba, kinh doanh nhượng quyền có nhiều ràng buộc.  Ràng buộc về cạnh tranh;  Ràng buộc về thời hạn nhượng quyền. • Thứ tư, rủi ro liên quan tới việc tranh chấp, hiểu nhầm hoặc thiếu sự cam kết lâu dài của bên nhượng quyền. • Thứ năm, có thể bị ảnh hưởng từ kinh doanh kém của các đại lý khác trong hệ thống. v1.0015102203 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 22 Nhà hàng mua lại • Ưu điểm:  Dòng tiền ngay lập tức đến khi có sự chuyển giao kinh doanh;  Nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc;  Cơ sở vật chất có sẵn. • Nhược điểm:  Nếu không vừa lòng với cách thiết kế và trang thiết bị cũ, phải bỏ nhiều tiền để làm và mua sắm lại.  Khó thiết kế lại nhà hàng theo một ý tưởng độc đáo.  Nếu chủ sở hữu trước đó gây điều tiếng không tốt với khách hàng thì khó cho doanh nghiệp. Nhà hàng khởi sự mới • Ưu điểm:  Có thể xây dựng theo ý mình;  Không phải đối phó với danh tiếng còn sót lại của nhà hàng trước;  Toàn quyền lựa chọn nhân viên và chương trình tiếp thị. • Nhược điểm:  Mất thời gian sinh ra dòng tiền.  Mọi thiết bị đều phải mua và chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên.  Luôn cần các chiến dịch tiếp thị để xây dựng nền tảng cơ sở khách hàng. v1.0015102203 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 23 Định giá? • Tình trạng cạnh tranh. • Thị trường. • Ràng buộc pháp lý. • Nhân viên và các đối tác. v1.0015102203 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Câu nói nào dưới đây là SAI? Mua lại công ty đang hoạt động không được người khởi sự kinh doanh thích vì: A.chỉ công ty làm ăn không tốt mới bị rao bán. B.khó định giá công ty. C.quy định luật pháp hiện nay về mua lại còn chưa hoàn thiện. D.thiếu thông tin về công ty định mua. Trả lời: • Đáp án: A. chỉ công ty làm ăn không tốt mới bị rao bán. • Giải thích: Không phải công ty tồi mới bị đem bán. Nhiều công ty tốt nhưng chủ doanh nghiệp vì một lý do cá nhân nào đó như muốn nghỉ hưu, chuyển chỗ ở, lý do gia đình, sức khoẻ cũng muốn bán để nghỉ ngơi. Nếu phù hợp và có giá hời thì vẫn nên mua vì mua lại công ty đang hoạt động có rất nhiều lợi ích so với thành lập mới. 24 v1.0015102203 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Quan điểm nào dưới đây đúng? Phương thức khởi sự dễ thành công nhất là: A.thành lập mới. B.mua lại công ty đang hoạt động. C.nhượng quyền kinh doanh. D.cả 3 phương thức thành lập mới, mua lại công ty đang hoạt động và nhượng quyền kinh doanh đều có khả năng thành công như nhau. Trả lời: • Đáp án: C. nhượng quyền kinh doanh. • Giải thích: Nhượng quyền kinh doanh dễ thành công nhất vì công việc kinh doanh đã được kiểm chứng; mô hình kinh doanh đã hoàn thiện; sản phẩm, dịch vụ đã có thương hiệu và được người tiêu dùng chấp nhận và được bên đối tác nhượng quyền hỗ trợ. 25 v1.0015102203 CÂU HỎI TỰ LUẬN Mệnh đề sau đúng hay sai và giải thích tại sao? Nhượng quyền đa đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu duy nhất 1 cửa hàng của 1 nhà cung cấp. Trả lời: Sai vì nhượng quyền đa đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu hơn 1 cửa hàng của cùng 1 nhà cung cấp. 26 v1.0015102203 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Quy trình khởi sự kinh doanh gồm 4 bước:  Chuẩn bị khởi sự kinh doanh;  Phát triển ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh;  Tạo lập doanh nghiệp;  Điều hành và phát triển doanh nghiệp mới. • Có 3 phương thức khởi sự kinh doanh:  Thành lập mới;  Mua lại doanh nghiệp đang hoạt động;  Nhượng quyền kinh doanh. Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng, cần cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp trước khi khởi sự kinh doanh. 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_khoi_su_kinh_doanh_bai_2_phuong_thuc_khoi_su_kinh.pdf
Tài liệu liên quan