Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 6: Tài chính với quá trình khởi sự kinh doanh - Vũ Trọng Nghĩa

nh Hoàng đang gặp rắc rối thâm hụt ngân quỹ tiền mặt và nguyên nhân: • Không quản lý được dòng tiền, không tính toán được dòng tiền ra vào và cân đối dòng tiền theo thời điểm. • Không sử dụng công cụ dự toán và báo cáo tài chính. 2. Điều chỉnh: • Lập kế hoạch ngân quỹ. • Lập kế hoạch dự toán luân chuyển tiền tệ để xác định nhu cầu tiền và dự kiến các nguồn vốn bù đắp

pdf25 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 6: Tài chính với quá trình khởi sự kinh doanh - Vũ Trọng Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015102203 BÀI 6 TÀI CHÍNH VỚI QUÁ TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH TS. Vũ Trọng Nghĩa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015102203 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Nhận thấy xung quanh huyện mình chưa có cơ sở nào cung cấp loại ngan Pháp, một giống ngan quý, tăng trưởng nhanh, thịt nhiều, ít bệnh tật, anh Hoàng lặn lội lên tận Bắc Ninh tìm mua ngan giống và học tập kỹ thuật chăn nuôi. Anh quyết tâm trở thành nhà cung cấp ngan thịt và ngan giống hàng đầu cho tỉnh nhà và các vùng lân cận nên ngay từ đầu anh chuẩn bị tiền đề để xây dựng một cơ sở có quy mô và kỹ thuật tương xứng. Anh thuê một diện tích khá rộng ngay gần chợ trung tâm huyện; khu này tuy giá hơi cao nhưng rất thuận tiện cho việc kinh doanh và mở rộng sau này. Anh mua ngay 5 máy ấp trứng, mỗi máy có công suất 3.000 trứng. Anh còn sắm cả một xe tải loại nhẹ, ngoại nhập, có cả điều hòa nhiệt độ để vận chuyển ngan giống đi xa. Văn phòng làm việc của anh được trang bị hiện đại và đẹp mắt. Biển hiệu ở trại giống và trên xe tải đều được anh thiết kế cẩn thận, đẹp mắt. Anh thuê 4 nhân công làm việc ở trại giống nhưng kỹ thuật ấp trứng và chăm sóc ngan giống vẫn do anh trực tiếp phụ trách. Do nhu cầu vốn lớn nên anh phải thế chấp nhà của mình và của cha mẹ để vay vốn ngân hàng. Công việc kinh doanh có nhiều thuận lợi. Ngan giống nhiều khi không đủ để cung cấp cho thị trường. Anh xác định chủ trương bán hàng trả chậm để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. 2 v1.0015102203 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 3 Thấm thoắt đó đến kỳ trả lãi ngân hàng, nhưng anh Hoàng không gom đủ tiền, một phần vì các khách hàng mua trả chậm chưa thanh toán. Anh Hoàng rất bất ngờ khi lâm vào tình huống này. Công việc kinh doanh đang rất thuận lợi, doanh số tăng đều nhưng anh sẽ gặp rắc rối lớn nếu trong 2 tháng tới không gom đủ 200 triệu để trả tiền vay ngân hàng. 1. Theo bạn anh Hoàng đang gặp rắc rối gì? Nguyên nhân của những rắc rối này? 2. Nếu là anh Hoàng, bạn có những điều chỉnh gì nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện nay? v1.0015102203 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Nhận thức được các vấn đề về tài chính khi khởi sự kinh doanh. • Có được nhận thức cơ bản về các báo cáo tài chính, phân tích tài chính. 4 v1.0015102203 NỘI DUNG Nhận thức về tài chính Nhận thức cơ bản về các báo cáo và phân tích tài chính 5 v1.0015102203 1.2. Nhận thức về dòng tiền khi khởi sự kinh doanh 1. NHẬN THỨC VỀ TÀI CHÍNH 1.1. Mục tiêu tài chính khi khởi sự kinh doanh 6 v1.0015102203 1.1. MỤC TIÊU TÀI CHÍNH KHI KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) Quản trị tài chính của một doanh nghiệp giải quyết những câu hỏi như dưới đây dựa trên cơ sở những hoạt động đang diễn ra: • Người khởi sự cần bao nhiêu tiền để triển khai các hoạt động kinh doanh? Nguồn vốn mà người khởi sự kinh doanh cần sẽ lấy được từ đâu? • Người khởi sự đang và sẽ có trong tay bao nhiêu tiền mặt? Số tiền đó có đủ để đáp ứng các khoản sẽ đầu tư và các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn không? • Có cách nào doanh nghiệp có thể hợp tác với các doanh nghiệp khác để chia sẻ rủi ro và giảm số lượng tiền mặt mà người khởi sự kinh doanh cần không? • Doanh nghiệp sẽ hoạt động như thế nào? Thời kỳ nào doanh nghiệp kiếm ra tiền và thời kỳ nào, trường hợp nào doanh nghiệp mất tiền? • Doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản hiệu quả như thế nào? Tốc độ phát triển và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp so sánh như thế nào với các đối thủ trong cùng ngành kinh doanh? 7 v1.0015102203 1.1. MỤC TIÊU TÀI CHÍNH KHI KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) 8 • Khả năng sinh lời. • Tính thanh khoản. • Hiệu quả hoạt động. • Sự ổn định. Mục tiêu tài chính Tính thanh khoản Hiệu quả hoạt động Tính ổn định v1.0015102203 1.2. NHẬN THỨC VỀ DÒNG TIỀN KHI KHỞI SỰ KINH DOANH • Nhu cầu ngân quĩ cho khởi nghiệp và triển khai hoạt động kinh doanh:  Ngân quĩ dùng để chi phí thành lập doanh nghiệp.  Ngân quĩ dùng để chi phí hoạt động thường xuyên.  Ngân quĩ dùng để đóng các loại thuế:  Thuế VAT.  Thuế Thu nhập doanh nghiệp.  Thuế Xuất nhập khẩu.  Thuế Môn bài. ... 9 v1.0015102203 1.2. NHẬN THỨC VỀ DÒNG TIỀN KHI KHỞI SỰ KINH DOANH 10 • Nhu cầu ngân quĩ cho khởi nghiệp và triển khai hoạt động kinh doanh:  Ngân quĩ dùng để đóng các loại dịch vụ bảo hiểm:  Bảo hiểm xã hội;  Bảo hiểm y tế; ...  Ngân quĩ dùng để đóng các loại phí:  Lệ phí;  Phí. v1.0015102203 1.2. NHẬN THỨC VỀ DÒNG TIỀN KHI KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) • Các nguồn vốn có thể huy động: Vốn tự có (vốn chủ sở hữu) Vốn vay Tài khoản tiết kiệm Bạn bè và người thân Ngân hàng, các tổ chức tín dụng Các công ty đầu tư mạo hiểm Khách hàng Bán cổ phiếu Nhà cung cấp 11 v1.0015102203 1.2. NHẬN THỨC VỀ DÒNG TIỀN KHI KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) 12 • Các nguồn vốn có thể huy động:  Tỷ suất hoàn vốn chủ sở hữu;  Rủi ro;  Kiểm soát. v1.0015102203 2. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH • Qui trình lập và phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mới: 13 v1.0015102203 2. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 14 • Bước 1: Chuẩn bị dự báo về các khoản thu nhập và chi phí:  Thứ nhất, dự báo doanh thu. Căn cứ:  (1) doanh thu trong quá khứ;  (2) khả năng sản xuất hiện tại và cầu đối với sản phẩm/dịch vụ;  (3) bất kỳ nhân tố hoặc yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực sản xuất và cầu sản phẩm trong tương lai.  Thứ hai, dự báo chi phí giá vốn hàng bán và các khoản mục khác:  Phương pháp phần trăm trên doanh thu;  Phương pháp dự báo theo tỷ lệ hằng số. v1.0015102203 2. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (tiếp) • Bước 2: Chuẩn bị các dự toán tài chính  Thứ nhất, báo cáo dự toán tài chính.  Thứ hai, báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh.  Thứ ba, bảng cân đối kế toán dự toán.  Thứ tư, báo cáo dự toán lưu chuyển tiền tệ. 15 v1.0015102203 2. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (tiếp) 16 2011 – Thực tế 2012 – Dự toán 2013 – Dự toán Doanh thu thuần 586.600 821.200 1.026.500 Giá vốn hàng bán 268.900 390.000 487.600 Lợi nhuận gộp 317.700 431.200 538.900 Chi phí hoạt động Chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản trị 117.800 205.300 256.600 Khấu hao 13.500 18.500 22.500 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 186.400 207.400 259.800 Thu nhập khác Thu nhập từ lãi vay 1.900 2.000 2.000 Chi phí lãi vay (15.000) (175.00) (17.000) Thu nhập (chi phí) thuần khác 10.900 20.000 20.000 Thu nhập trước thuế 184.200 211.900 264.800 Thuế thu nhập 53.200 63.600 79.400 Thu nhập ròng 131.000 148.300 185.400 Thu nhập trên 1 cổ phiếu 1,31 1,48 1,85 v1.0015102203 2. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (tiếp) • Bước 2: Chuẩn bị các dự toán tài chính (tiếp theo) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh:  Ngoài tiền và các khoản nợ ngắn hạn;  Lợi nhuận ròng (hoặc lỗ);  Khấu hao, biến động tài sản ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn thanh toán;  Thu nhập ròng của một doanh nghiệp.  Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm việc mua, bán hay đầu tư vào tài sản cố định như bất động sản, trang thiết bị và nhà xưởng.  Luồng tiền từ hoạt động tài chính: bao gồm tiền phát sinh trong thời kỳ đi vay hoặc bán cổ phiếu, hoặc tiền được sử dụng trong thời gian chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu, trái phiếu hiện hành. 17 v1.0015102203 2. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (tiếp) 18 31/12/2011 2012 – Dự toán 2013 – Dự toán Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận ròng 131.000 148.300 185.400 Thay đổi trong vốn hoạt động Khấu hao 13.500 18.500 22.500 Tăng (giảm) khoản phải thu 9.300 (17.900) (14.400) Tăng (giảm) chi phí dồn tích 1.900 2.100 2.000 Tăng (giảm) hàng tồn kho 1.200 (13.700) (8.100) Tăng (giảm) khoản phải trả (16.700) 27.300 14.400 Tổng thay đổi 9.200 16.300 16.400 Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh 140.200 164.600 201.800 Tiền ròng từ hoạt động đầu tư Mua bán nhà xưởng, trang thiết bị (250.500) (100.000) (275.000) Tiền ròng từ hoạt động đầu tư (250.500) (100.000) (275.000) Dòng tiền từ hoạt động tài chính Phát sinh tăng nợ dài hạn 119.500 - 100.000 Giảm nợ gốc dài hạn (75.000) Tiền ròng từ hoạt động tài chính Tăng tiền mặt 9.200 (10.400) 26.800 Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm 54.600 63.800 53.400 Tiền và các khoản tương đương tiền vào cuối năm 63.800 53.400 80.200 v1.0015102203 2. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (tiếp) • Bước 3: Chuẩn bị các báo cáo tài chính:  Thứ nhất, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Thứ hai, bảng cân đối kế toán dự toán.  Thứ ba, báo cáo dự toán lưu chuyển tiền tệ.  Thứ tư, phân tích chỉ số tài chính. 19 v1.0015102203 2. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (tiếp) 20 Chỉ số Công thức 2011 2010 2009 Tỷ số sinh lời (%) Vòng quay tổng tài sản ROA=Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản bình quâna 21,4 18,7 14,7 Vòng quay vốn chủ sở hữu ROE=Lợi nhuận ròng/ VCSH bình quânb 35,0 31,0 24,9 Tỷ suất lợi nhuận biên = Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần 22,3 17,9 13,6 Tỷ số thanh khoản Tỷ số thanh khoản hiện thời = tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn 3,06 2,26 2,35 Tỷ số thanh toán nhanh = tài sản dễ thanh khoản/nợ ngắn hạn 2,58 1,89 1,96 Các chỉ số tài chính tổng thể (%) Nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản 39,7 37,4 42,3 Nợ trên VCSH = Tổng nợ/VCSH 65,8 59,8 73,2 a - Tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ)/2 b - Tổng VCSH bình quân = (Tổng VCSH đầu kỳ + Tổng VCSH cuối kỳ)/2 • Bước 4: Phân tích các chỉ số tài chính: v1.0015102203 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Anh Hoàng đang gặp rắc rối thâm hụt ngân quỹ tiền mặt và nguyên nhân: • Không quản lý được dòng tiền, không tính toán được dòng tiền ra vào và cân đối dòng tiền theo thời điểm. • Không sử dụng công cụ dự toán và báo cáo tài chính. 2. Điều chỉnh: • Lập kế hoạch ngân quỹ. • Lập kế hoạch dự toán luân chuyển tiền tệ để xác định nhu cầu tiền và dự kiến các nguồn vốn bù đắp. 21 v1.0015102203 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp KHÔNG bao gồm: A. báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. B. bảng cân đối kế toán. C. bảng lưu chuyển tiền tệ. D. kế hoạch kinh doanh. Trả lời: • Đáp án: D. kế hoạch kinh doanh. • Giải thích: Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ bao gồm: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. 22 v1.0015102203 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp mới thành lập gồm: A. khả năng sinh lời, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động, sự ổn định. B. tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động, sự ổn định, tính nhanh chóng. C. khả năng sinh lời, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động, giảm chi phí. D. khả năng sinh lời, giảm chi phí, hiệu quả hoạt động, sự ổn định. Trả lời: • Đáp án: A. khả năng sinh lời, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động, sự ổn định. • Giải thích: Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp mới thành lập gồm: Khả năng sinh lời, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động, sự ổn định. 23 v1.0015102203 CÂU HỎI TỰ LUẬN Tại sao phải lập các dự toán báo cáo tài chính? Trả lời: Người khởi sự kinh doanh phải lập các dự toán báo cáo tài chính để nhận biết được khả năng sinh lợi, tính thanh khoản đảm bảo các mục tiêu tài chính mình đặt ra khi khởi sự cũng như dự trù được các nguồn vốn cần huy động cũng như thời điểm huy động nhằm đảm bảo tài chính cho hoạt động kinh doanh. 24 v1.0015102203 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Nội dung bài 6 gồm hai vấn đề cơ bản là: Nhận thức về tài chính và nhận thức cơ bản về các báo cáo tài chính, phân tích tài chính • Nội dung nhận thức về tài chính gồm: Xác định mục tiêu tài chính khi khởi sự; Nhận thức về dòng tiền khi khởi sự; Nhu cầu ngân quĩ cho khởi nghiệp và triển khai hoạt động kinh doanh; Xác định các nguồn vốn có thể huy động cho khởi sự. Được trang bị những kiến thức cơ bản này, người khởi nghiệp đã có thể bắt tay vào thực hiện những bước tiếp theo trong khởi nghiệp, đó là xây dựng các báo cáo và phân tích tài chính. • Nội dung nhận thức cơ bản về các báo cáo và phân tích tài chính gồm: Giới thiệu dự báo về các khoản thu nhập và chi phí; Chuẩn bị các dự toán tài chính; Các báo cáo tài chính và Phân tích chỉ số tài chính. 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_khoi_su_kinh_doanh_bai_6_tai_chinh_voi_qua_trinh_k.pdf
Tài liệu liên quan