Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa - Phạm Xuân Trường

3.4.5. GIAI ĐOẠN SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI TỪ 2009 ĐẾN NAY • Sau ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm chống suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô. • Giải pháp chủ yếu được áp dụng là chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu khác nhau:  Gói kích cầu thứ nhất được triển khai trị giá 1 tỷ USD (17.000 tỷ đồng) nhằm hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ;  Gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỷ USD, hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. • Mặc dù, nguồn thu (thu từ nội địa, thu từ xuất nhập khẩu) đều được cải thiện và tương đối ổn định, song các gói kích cầu làm tỷ lệ bội chi ngân sách trong giai đoạn này tiếp tục tăng cao (bình quân 5,17% trên 5% theo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế).63 • Nhìn chung, khi xem xét trong suốt giai đoạn từ năm 1990 giữa Việt Nam so với các nước trong khu vực cho thấy, Việt Nam luôn nới lỏng chính sách tài khóa, được thể hiện qua các chỉ tiêu như thâm hụt ngân sách/GDP luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt là từ sau thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay. • Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với các nước trong khối ASEAN thì Việt Nam ở mức cao khá gần với Malaysia và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn duy trì và gia tăng tỷ lệ động viên thu ngân sách/GDP cao nhất trong nhóm các nước so sánh (tỷ lệ bình quân của Việt Nam từ 1997 - 2014 là 25,09%, trong khi quốc gia cao nhất là Malaysia cũng chỉ ở mức trung bình là 24,6%)

pdf69 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa - Phạm Xuân Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3 TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ThS. Phạm Xuân Trường Giảng viên trường Đại học Ngoại thương 1 2Phân tích được các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu) và cách xác định mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế. Phân tích và làm nổi bật được các công cụ và mục tiêu của chính sách tài khóa. Trình bày được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt Ngân sách Nhà nước. 01 02 03 MỤC TIÊU BÀI HỌC NỘI DUNG BÀI HỌC 3 Tổng cầu và sản lượng cân bằng Chính sách tài khóa Thị trường vốn vay Chính sách tài khóa ở Việt Nam 3.1 3.2 3.3 3.4 4Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở Mô hình số nhân 3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.1.4 3.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG 3.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG (tiếp theo) 5 Giới thiệu mô hình Các giả định: • Giá cả và tiền công “cứng nhắc” trong ngắn hạn. • Năng lực sản xuất dư thừa. • Không xét tới ảnh hưởng của thị trường tiền tệ lên thị trường hàng hóa. → Hàm ý: Sản lượng trong ngắn hạn do tổng cầu (tổng chi tiêu) của nền kinh tế quyết định. 3.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG (tiếp theo) 6 Giới thiệu mô hình Mô hình có 2 đường: • Đường 45: Tập hợp các kết hợp thu nhập – chi tiêu sao cho tổng thu nhập = tổng chi tiêu; • Đường tổng chi tiêu AE: Tập hợp các kết hợp trên thực tế giữa thu nhập – chi tiêu trong nền kinh tế. Đường AE có 3 đặc điểm:  Dốc lên (hệ số góc lớn hơn 0): mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng thu nhập và tổng chi tiêu;  Hệ số góc nhỏ hơn 1: Thu nhập tăng 1 đồng thì chi tiêu tăng ít hơn 1 đồng;  Hệ số chặn lớn hơn 0: Khi thu nhập bằng 0 thì nền kinh tế vẫn chi tiêu (chi tiêu cho những khoản thiết yếu). Mức chi tiêu lúc này gọi là chi tiêu tự định của nền kinh tế. Chi tiêu tự định của nền kinh tế có 2 đặc điểm:  Là mức chi tiêu thấp nhất của nền kinh tế;  Là mức chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập. 3.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG (tiếp theo) 7 Giới thiệu mô hình Cân bằngmô hình • Giao điểm E0 giữa đường 45o và đường tổng chi tiêu AE xác định sản lượng/thu nhập cân bằng Y0 :  Nếu nền kinh tế có Y1 > Y0 thì tổng chi tiêu nhỏ hơn tổng thu nhập: → Lượng hàng tồn kho tăng (UI – tồn kho ngoài kế hoạch > 0) → Sản lượng giảm đến Y0.  Nếu nền kinh tế có Y2 < Y0 thì tổng thu nhập nhỏ hơn tổng chi tiêu: → Lượng hàng tồn kho giảm (UI – tồn kho ngoài kế hoạch < 0) → Sản lượng tăng đến Y0. Tại sản lượng cân bằng Y0 • Tổng chi tiêu = tổng thu nhập (của nền kinh tế); • UI = 0; • Tổng chi tiêu thực tế = tổng chi tiêu dự kiến. 83.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN a. Tiêu dùng của hộ gia đình Bao gồm hai phần: Phần không phụ thuộc vào thu nhập (tiêu dùng tự định) và phần phụ thuộc vào thu nhập khả dụng: Trong đó: C: Tiêu dùng hộ gia đình. : Tiêu dùng tự định của hộ gia đình. Yd: Thu nhập khả dụng (thu nhập sau thuế). C    d C C MPC Y    C C MPC (Y T) 93.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN (tiếp theo) a. Tiêu dùng của hộ gia đình • MPC: Xu hướng tiêu dùng cận biên (cho biết thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đồng thì tiêu dùng hộ gia đình tăng thêm bao nhiêu đồng): 0 < MPC < 1. • Hàm tiêu dùng C cũng mang ba đặc điểm của hàm tổng chi tiêu AE. (Ngoài ra còn khái niệm MPS: Xu hướng tiết kiệm cận biên cho biết khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đồng thì tiết kiệm tăng thêm bao nhiêu đồng; MPS + MPC = 1). 10 3.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN (tiếp theo) a. Tiêu dùng của hộ gia đình • Trong nền kinh tế giản đơn (chỉ có hãng và hộ gia đình) (T = 0): • Trong nền kinh tế có chính phủ:  Nếu (thuế độc lập với thu nhập – thuế tự định) thì:  Nếu T= tY (thuế phụ thuộc vào thu nhập – t là thuế suất) thì:  Trên thực tế thuế là kết hợp  T T tY TT   C C MPC Y C C MPC Y T       C C MPC (1 t)Y     C C MPC (Y T tY) 11 3.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN (tiếp theo) a. Tiêu dùng của hộ gia đình Các yếu tố tác động đến C (ngoại trừ Yd): • Của cải của hộ gia đình; • Thu nhập dự tính trong tương lai; • Mức giá cả chung; • Lãi suất; • Tập quán sinh hoạt. 3.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN (tiếp theo) 12 b. Đầu tư của khu vực tư nhân • Coi mức đầu tư được định trước (không phụ thuộc vào thu nhập hiện tại) → phản ánh quan điểm cho rằng đầu tư trước hết được quyết định bởi dự tính của doanh nghiệp về triển vọng kinh tế trong tương lai. • Vì thế hàm đầu tư có thể viết : . • Các yếu tố tác động đến I:  Triển vọng lợi nhuận;  Lãi suất thực tế (chi phí đầu tư);  Thuế. I I 3.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN (tiếp theo) 13 c. Sản lượng cân bằng Nền kinh tế giản đơn bao gồm C và I Tại điểm cân bằng: (Nền kinh tế giản đơn không có thuế nên Yd = Y)      Y C I C MPC Y I    C I Y 1 MPC 3.1.2. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG 14 a. Chi tiêu của chính phủ Chi tiêu của Chính phủ là một biến chính sách nên nó phụ thuộc nhiều vào quan điểm của Chính phủ về các vấn đề an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, công bằng trong thu nhập và các vấn đề xã hội khác → G là biến tự định, chúng ta có thể viết: Các yếu tố tác động đến G: • Chu kì kinh doanh; • Tình hình an ninh xã hội; • Mục đích chính trị. G G 3.1.2. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG (tiếp theo) 15 b. Sản lượng cân bằng 3.1.2. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG (tiếp theo) 16 b. Sản lượng cân bằng Nền kinh tế đóng có Chính phủ bao gồm C, I và G Tại điểm cân bằng: • Trường hợp thuế tự định T T        Y C I G C MPC(Y T ) I G       C I G MPC T Y 1 MPC • Trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập T= tY        Y C I G C MPC(1 t)Y I G      C I G Y 1 MPC(1 t) • Trường hợp thuế kết hợp  T T tY        C I G MPC T Y 1 MPC(1 t) 17 3.1.3. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ a. Xuất khẩu ròng • Xuất khẩu không phụ thuộc vào thu nhập. • Nhập khẩu gồm 2 thành phần: thành phần không phụ thuộc vào thu nhập (nhập khẩu tự định – nhập khẩu những hàng hóa thiết yếu) và thành phần phụ thuộc vào thu nhập. Trong đó: M là nhập khẩu tự định, MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên (cho biết khi thu nhập tăng thêm 1 đồng thì nhập khẩu tăng thêm bao nhiêu đồng, MPM < 1). • Các yếu tố tác động đến xuất khẩu ròng:  Mức giá tại Việt Nam so với mức giá tại các quốc gia khác;  Tốc độ tăng trưởng kinh tế (thay đổi thu nhập) của Việt Nam so với các quốc gia khác;  Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam so với các đồng tiền khác.   M M MPM Y 18 3.1.3. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ (tiếp theo) b. Sản lượng cân bằng Tại điểm cân bằng: • Trường hợp thuế tự định: • Trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập: T= tY T T Y C I G NX C MPC(Y T) I G X M MPM Y             Y C I G NX C MPC(Y T) I G X M MPM Y             C I G X M Y 1 MPC(1 t) MPM         C I G X M MPC T Y 1 MPC MPM          19 3.1.3. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ (tiếp theo) b. Sản lượng cân bằng • Trường hợp thuế kết hợp: T T tY  C I G X M MPC T Y 1 MPC(1 t) MPM           BÀI TẬP MÔ HÌNH TỔNG CHI TIÊU 20 Bài tập 3.1. Nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ biết: 1. Viết hàm tiêu dùng của hộ gia đình, hàm tổng chi tiêu AE. Tìm chi tiêu tự định của nền kinh tế? 2. Y = ? BB (cán cân ngân sách) = ? 3. Nếu G tăng thêm 200 thì Y mới = ? 4. Để Y = 2.800 thì G = ? 5. Để BB = 0 (ngân sách cân bằng) thì G = ?      C 300; MPC 0,8; I 200 G 300; t 0,25(25%) BÀI TẬP MÔ HÌNH TỔNG CHI TIÊU (tiếp theo) 21 Lời giải: 1.  AE = C + I + G = 800 + 0,6Y Chi tiêu tự định: 800 2. Tại điểm cân bằng AE = Y hay Y = 800 + 0,6Y  Ycb = 800/0,4 = 2000   BB = T – G = 500 – 300 = 200 3. G = 500; ta có AE = 1000 + 0,6Y Tại điểm cân bằng: Y = 1000 + 0,6Y  Y = 2500 4. Y = 300 + 0,6Y + 200 + G  0,4Y = 500 + G Thay Y = 2800 vào ta có G = 620 5. BB= 0 thì T = G hay 0,25Y = G Tại điểm cân bằng: Y = C + I + G  Y = 300 + 0,6Y + 200 + 0,25Y  0,15Y = 500  Y = 3333,3  G = 833,3         C 300 0,8 (1 0,25)Y 300 0,6Y I 200; G 300   T 2000 0,25 500 BÀI TẬP MÔ HÌNH TỔNG CHI TIÊU (tiếp theo) 22 Bài tập 3.2. Nền kinh tế mở có sự tham gia của Chính phủ biết: 1. Viết hàm tiêu dùng của hộ gia đình, hàm tổng chi tiêu AE. Tìm chi tiêu tự định của nền kinh tế? 2. Y = ? NX = ? BB (cán cân ngân sách) = ? 3. Nếu G tăng 100, T tăng 200 thì Y cân bằng mới = ? 4. Để Y cân bằng = 3.000 thì G = ? 5. NX = 0 thì G = ? C 100; MPC 0,8; I 500; X 300 M 0; MPM 0,2; G 400; T 100         3.1.4. MÔ HÌNH SỐ NHÂN 23 a. Số nhân chi tiêu • Hiện tượng khuếch đại chi tiêu: Khi chi tiêu tăng thêm 1 đồng thì thu nhập của nền kinh tế tăng thêm nhiều hơn 1 đồng. Để đo lường hiện tượng khuếch đại, sử dụng số nhân chi tiêu (m). • Trong đó:  ∆Y là thay đổi của thu nhập;  ∆AE là thay đổi của chi tiêu (có thể đến từ thay đổi của C, G, I, NX);  m cho biết chi tiêu thêm 1 đồng thì thu nhập nền kinh tế tăng thêm bao nhiêu đồng.    Y m AE 3.1.4. MÔ HÌNH SỐ NHÂN (tiếp theo) 24 a. Số nhân chi tiêu Mô tả: ∆Y > Z (Sự thay đổi của thu nhập lớn hơn sự thay đổi của chi tiêu). 3.1.4. MÔ HÌNH SỐ NHÂN (tiếp theo) 25 R1) Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu ∆G = 1.000 (Xây dựng cầu) Thu nhập của nền kinh tế tăng ∆Y = 1.000 (Công nhân xây cầu) R2) ∆C = 900 (Công nhân xây cầu chi mua lương thực) ∆Y = 900 (Thu nhập của người bán lương thực tăng lên) R3) ∆C = 810 (Người bán lương thực trả học phí cho con) ∆Y = 810 (Thu nhập của giảng viên đại học Ngoại thương tăng lên) .... .... Thu nhập của nền kinh tế tăng lên (Giả định, người dân chi tiêu 90% thu nhập của mình) a. Số nhân chi tiêu                    2 n 2 nY 1000 1000 0,9 1000 0,9 ... 1000 0,9 1000 (1 0,9 0,9 ... 0,9 ) 1 1000 10000 1 0,9 3.1.4. MÔ HÌNH SỐ NHÂN (tiếp theo) 26 a. Số nhân chi tiêu Công thức: Y là nghiệm của hệ AE = Y và Khi chi tiêu tăng (a tăng) 1 đơn vị thì Y sẽ tăng đơn vị Vậy (b là hệ số góc của hàm tổng chi tiêu AE).   AE a b Y   Y a b Y    1 Y a 1 b   1 1 1 b  1 1 b   1 m 1 b (trong đó a > 0, 0 < b < 1) Suy ra lưu ý 3.1.4. MÔ HÌNH SỐ NHÂN (tiếp theo) 27 b. Số nhân thuế Dựa vào công thức tính sản lượng cân bằng trong nền kinh tế có thuế tự định, suy ra số nhân thuế: (Chú ý số nhân thuế tác động ngược chiều so với số nhân chi tiêu)   m' MPC m 3.1.4. MÔ HÌNH SỐ NHÂN (tiếp theo) 28 Bài tập 3.3. Một nền kinh tế đóng có các số liệu sau đây: Hãy tìm số nhân chi tiêu của nền kinh tế này? Lời giải: AE = 900 + 0,6Y       C 100; MPC 0,8;t 0,25 I 300; G 500      AE 100 0,8 (1 0,25)Y 300 500    1 m 2,5 1 0,6 3.1.4. MÔ HÌNH SỐ NHÂN (tiếp theo) 29 Bài tập 3.4. Một nền kinh tế mở có các số liệu sau đây: Hãy tìm số nhân chi tiêu, số nhân thuế của nền kinh tế này? Lời giải:  AE = 1275 + 0,2Y           C 150; MPC 0,5; T 50 I 300; G 500 X 450; M 100; MPM 0,3         AE 150 0,5 (Y 50) 300 500 450 100 0,3Y    1 m 1,25 1 0,2        m' MPC m 0,5 1,25 0,625 3.1.4. MÔ HÌNH SỐ NHÂN (tiếp theo) 30 Trường hợp đặc biệt: Trong nền kinh tế đóng có Chính phủ, thuế tự định, nếu tăng thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau thì sản lượng cũng tăng đúng bằng lượng đó: ∆G = ∆T 1 MPC Y G T G 1 MPC 1 MPC           3.1.4. MÔ HÌNH SỐ NHÂN (tiếp theo) 31 Bài tập 3.5. Áp dụng kỹ thuật số nhân để giải nhanh ý 3, và 4, trong bài tập 3.1 và 3.2 3.1) Nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ biết: 3) Nếu G tăng thêm 200 thì Y cân bằng mới = ? 4) Để Y cân bằng = 2800 thì G = ? 3.2) Nền kinh tế mở có sự tham gia của Chính phủ biết: 3) Nếu G tăng 100, T tăng 200 thì Y cân bằng mới = ? 4) Để Y cân bằng = 3000 thì G = ? Áp dụng số nhân chi tiêu, số nhân thuế trong bài tập về mô hình tổng chi tiêu      C 300; MPC 0,8; I 200 G 300; t 0,25(25%)         C 100; MPC 0,8; I 500; X 300 M 0; MPM 0,2; G 400; T 100 3.1.4. MÔ HÌNH SỐ NHÂN (tiếp theo) 32 Nền kinh tế Cách đánh thuế Số nhân chi tiêu Số nhân thuế Giản đơn Không có thuế Không có Đóng có Chính phủ Thuế tự định Thuế phụ thuộc vào thu nhập Không có Thuế tự định + phụ thuộc vào thu nhập Mở có Chính phủ Thuế tự định Thuế phụ thuộc vào thu nhập Không có Thuế tự định + phụ thuộc vào thu nhập So sánh số nhân chi tiêu, số nhân thuế ở từng nền kinh tế.   1 m 1 MPC   1 m 1 MPC     1 m 1 MPC (1 t)     1 m 1 MPC (1 t)    1 m 1 MPC MPM      1 m 1 MPC (1 t) MPM      1 m 1 MPC (1 t) MPM    MPC m' 1 MPC      MPC m' 1 MPC (1 t)     MPC m' 1 MPC MPM       MPC m' 1 MPC (1 t) MPM 33 Cơ chế tác động của chính sách tài khóa Chính sách tài khóa và vấn đề thoái lui đầu tư Chính sách tài khóa và vấn đề thâm hụt ngân sách Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách 3.2.1 3.2.2 3.2.4 3.2.5 3.2.3 3.2. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khóa 3.2.1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 34 • Khái niệm: Chính sách tài khóa là chính sách của Chính phủ liên quan đến chi tiêu chính phủ và thu thuế nhằm hướng tới một trong các mục tiêu sau đây:  Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;  Tạo công ăn việc làm;  Ổn định giá cả. • Công cụ: Chi tiêu của Chính phủ (G) và thuế (T). • Phân loại: Chính sách tài khóa gồm 2 loại là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt. 3.2.2. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 35 a. Chính sách tài khóa mở rộng • Là gì? Chính sách của Chính phủ nhằm tăng G và/hoặc giảm T. • Tác động đến nền kinh tế? Làm tổng cầu AD tăng (AD dịch chuyển sang phải), kết quả là sản lượng tăng, giá tăng. • Sử dụng khi nào? Sử dụng khi nền kinh tế rơi vào suy thoái. b. Chính sách tài khóa thắt chặt • Là gì? Chính sách của Chính phủ nhằm giảm G và/hoặc tăng T. • Tác động đến nền kinh tế? Làm tổng cầu AD giảm (AD dịch chuyển sang trái), kết quả là giá giảm, sản lượng giảm. • Sử dụng khi nào? Sử dụng khi nền kinh tế có lạm phát cao. 3.2.2. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (tiếp theo) 36 c. Hạn chế của chính sách tài khóa • Độ trễ: Thời gian hoạch định chính sách (độ trễ trong) và thời gian chính sách phát huy hiệu quả thực tế (độ trễ ngoài). Chính sách tài khóa có độ trễ tương đối lớn đặc biệt là độ trễ trong; • Hiệu ứng lấn át/thoái lui đầu tư (trong chính sách tài khóa mở rộng): Tăng chi tiêu chính phủ làm giảm một phần đầu tư của khu vực tư nhân. (Xem chi tiết tại phần đồng nhất thức trong bài 2 và phần 3.3 trong bài này). 3.2.2. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (tiếp theo) 37 d. Cơ chế tự ổn định • Trong chính sách tài khóa mở rộng và thắt chặt, Chính phủ chủ động thay đổi chi tiêu và thuế; tuy nhiên trong nền kinh tế xuất hiện 1 cơ chế mà trong đó chi tiêu chính phủ và thuế tự điều chỉnh sao cho phù hợp với chu kỳ kinh tế, cơ chế này gọi là cơ chế tự ổn định. • Hai trụ cột của cơ chế tự ổn định: Thuế thu nhập cá nhân và trợ cấp thất nghiệp. • Cách thức hoạt động: Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thu thuế thu nhập giảm (T giảm) và trợ cấp thất nghiệp của Chính phủ tăng (G tăng) = chính sách tài khóa mở rộng; khi nền kinh tế phát triển nóng lạm phát cao, thu thuế thu nhập tăng (T tăng) và trợ cấp thất nghiệp của Chính phủ giảm (G giảm) = chính sách tài khóa thắt chặt. 3.2.3. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ VẤN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH 38 Có 3 loại hình cán cân ngân sách (thâm hụt ngân sách): • Thâm hụt ngân sách thực tế là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định. • Thâm hụt ngân sách cơ cấu là thâm hụt ngân sách trong trường hợp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng (mức hoạt động lý tưởng của nền kinh tế). • Thâm hụt ngân sách chu kỳ là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh. Thâm hụt ngân sách chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu. Thâm hụt chu kỳ biến động cùng với chu kỳ của nền kinh tế (tăng khi suy thoái, giảm khi phát triển mở rộng). 3.2.3. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ VẤN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH (tiếp theo) 39 Chính sách tài khóa thuận chiều, chính sách tài khóa ngược chiều: • Nếu chính sách tài khóa ưu tiên cân bằng ngân sách, không quan tâm đến sản lượng = Chính sách tài khóa thuận chiều. • Nếu chính sách tài khóa ưu tiên sản lượng (tăng sản lượng), không quan tâm đến cân bằng ngân sách = Chính sách tài khóa ngược chiều. Ví dụ: Khi suy thoái, bản thân ngân sách có xu hướng thâm hụt. Nếu thực hiện chính sách tài khóa thuận chiều, Chính phủ sẽ tăng T giảm G, ngân sách có thể cân bằng nhưng nền kinh tế sẽ lún sâu vào khủng hoảng. Nếu thực hiện chính sách tài khóa ngược chiều, Chính phủ sẽ giảm T tăng G, sản lượng có thể phục hồi nhưng ngân sách ngày càng thâm hụt. 3.2.4. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ VẤN ĐỀ THÁO LUI ĐẦU TƯ 40 Được phân tích chi tiết tại mục 3.3 phần thị trường vốn vay 3.2.5. CÁC BIỆN PHÁP TÀI TRỢ CHO THÂM HỤT NGÂN SÁCH 41 • Vay tiền từ Ngân hàng Trung ương, sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối (rủi ro lạm phát). • Vay tiền từ hệ thống Ngân hàng Thương mại (rủi ro hiệu ứng lấn át). • Vay tiền từ khu vực phi ngân hàng (tư nhân) trong nước (rủi ro hiệu ứng lấn át). • Vay tiền từ nước ngoài, giảm dự trữ ngoại hối (rủi ro tỷ giá, chính trị). • Bán tài sản quốc gia (đất đai, tài nguyên) (rủi ro chính trị, môi trường, an ninh quốc gia). → Mỗi biện pháp tài trợ đều chứa đựng rủi ro → cần xác định mức thâm hụt ngân sách (nợ công) an toàn. 42 Các khái niệm cơ bản Mô hình thị trường vốn vay 3.3.1 3.3.2 3.3. THỊ TRƯỜNG VỐN VAY 3.3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 43 Mô hình hệ thống tài chính Kênh gián tiếp Trung gian tài chính (financial intermediary) Những người có vốn/cho vay: • Hộ gia đình; • Hãng; • Chính phủ; • Nước ngoài. Những người thiếu vốn/đi vay: • Hộ gia đình; • Hãng; • Chính phủ; • Nước ngoài. Kênh trực tiếp Thị trường tài chính (financial market) Vốn Vốn VốnVốn 3.3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tiếp theo) 44 • Trung gian tài chính là những tổ chức chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính– tiền tệ. Hoạt động của các tổ chức này là thu hút, tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính – tiền tệ rồi cung ứng cho những nơi có nhu cầu về vốn. • Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng các tài sản tài chính ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài chính nhất định. • Người cho vay: Người cung ứng vốn trên thị trường vốn vay – người tiết kiệm. • Người đi vay: Người có nhu cầu về vốn trên thị trường vốn vay – người đầu tư. • Thị trường vốn vay: là nơi diễn ra giao dịch vốn trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay (thị trường vốn vay được hiểu là thị trường tài chính – kênh dẫn vốn trực tiếp trong hệ thống tài chính). 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY 45 Các giả định: • Có một thị trường. • Có một loại lãi suất. • Không xét tới yếu tố nước ngoài. (Xét đồng nhất thức tiết kiệm, đầu tư trong một nền kinh tế đóng). 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 46 Đường cung vốn vay • Khái niệm: Là tập hợp tất cả các điểm mà ở đó biểu thị lượng vốn vay tại những mức lãi suất nhất định. • Đặc điểm: Là một đường dốc lên từ trái sang phải → với mức lãi suất thực tế cao hơn thì người cho vay sẵn sàng cho vay nhiều hơn do thu được nhiều lợi ích hơn. • Nguồn gốc: Tổng tiết kiệm của nền kinh tế trong đó bao gồm tiết kiệm của tư nhân và tiết kiệm của Chính phủ (Chú ý: Lãi suất sử dụng trong mô hình thị trường vốn vay là lãi suất thực tế). 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 47 Đường cầu vốn vay • Khái niệm: Là tập hợp tất cả các điểm mà ở đó biểu thị lượng cầu vốn vay tại những mức lãi suất nhất định. • Đặc điểm: Là một đường dốc xuống cũng từ trái sang phải → với mức lãi suất thực tế cao thì người đi vay cảm thấy chi phí để vay vốn đắt lên và sẽ vay ít đi. • Nguồn gốc: Tổng đầu tư của nền kinh tế trong đó bao gồm đầu tư của doanh nghiệp và đầu tư của hộ gia đình. (Chú ý lãi suất sử dụng trong mô hình thị trường vốn vay là lãi suất thực tế). 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 48 Cân bằng trên thị trường vốn vay (r*, Q*) Sp + Sg (cung vốn vay) = I (cầu vốn vay) Nếu r1 > r* thì cung vốn vay lớn hơn cầu vốn vay → lãi suất giảm Nếu r2 > r* thì cầu vốn vay lớn hơn cung vốn vay → lãi suất tăng Cân bằng trên thị trường vốn vay thể hiện cách thức để đạt đồng nhất thức: Tổng tiết kiệm = Tổng đầu tư trong nền kinh tế 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 49 Các chính sách tác động của Chính phủ tới thị trường vốn vay: Chính sách liên quan đến tiết kiệm tư nhân (Sp) Chính sách liên quan đến đầu tư cá nhân (I) Chính sách tài khóa (Sg) 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 50 Chính sách liên quan đến tiết kiệm tư nhân Ví dụ: Chính phủ khuyến khích tiết kiệm tư nhân bằng cách giảm thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập có được từ tiết kiệm. => Kết quả: Lượng vốn vay tăng, lãi suất giảm. 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 51 Chính sách liên quan đến đầu tư tư nhân Ví dụ: Chính phủ khuyến khích đầu tư tư nhân bằng cách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. => Kết quả: Lượng vốn vay tăng, lãi suất tăng. 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 52 Chính sách tài khóa Ví dụ: Chính phủ tăng chi tiêu làm gia tăng thâm hụt ngân sách (Sg giảm). => Kết quả: Lượng vốn vay giảm, lãi suất tăng. Đây là hiện tượng thoái lui đầu tư khi tăng G làm lãi suất tăng, làm giảm một phần đầu tư của khu vực tư nhân (I). 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 53 Chính sách tài khóa Ví dụ: Chính phủ tăng thuế làm gia tăng thặng dư ngân sách (Sg tăng) (0<c<1) => Kết quả: lượng vốn vay tăng, lãi suất giảm. 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 54 Chính sách tài khóa Ví dụ: Chính phủ tăng thuế và chi tiêu một lượng như nhau duy trì trạng thái ngân sách cân bằng (0< c <1) => Kết quả: Lượng vốn vay giảm, lãi suất tăng. 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 55 Nền kinh tế đóng với số liệu: Y = 1200, G = 400, T = 200, C = 100 – 20r + 0,8 (Y − T), I = 300 – 20r (r tính theo đơn vị %). 1. Tìm S, I, Sp, Sg. Lãi suất cân bằng lúc đó bằng bao nhiêu? 2. Chính phủ tăng chi tiêu thêm 200. Mức tiết kiệm (đầu tư) và lãi suất cân bằng lúc này bằng bao nhiêu? 3. Chính phủ tăng thuế thêm 100. Mức tiết kiệm (đầu tư) và lãi suất cân bằng lúc này bằng bao nhiêu? 4. Nếu Chính phủ muốn r = 8% thì Chính phủ nên làm như thế nào?  Trường hợp giữ nguyên G, T = ?  Trường hợp giữ nguyên T, G = ? Bài tập 3.6 Lời giải: 1. S = Y – C – G = 1200 − (100 − 20r + 0,8(1200 – 200)) – 400 = 20r − 100 I = 300 − 20r S = I→ 20r − 100 = 300 − 20r→ 40r = 400→ r = 10 → S = I = 100→ Sg = 200 – 400 = -200→ Sp = S – Sg = 300 3.3.2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY (tiếp theo) 56 Bài tập 3.7 Tìm sản lượng cân bằng theo mô hình thị trường vốn vay ở câu hỏi 2 trong bài tập 3.1 và bài tập 3.2. (Gợi ý: Tại điểm cân bằng S = I hay Y – C − G = I). 57 Thời kì tăng trưởng cao (1990 - 1996) Thời kì suy thoái (1997 - 1999) Giai đoạn suy thoái (2007 - 2008) Thời kì phục hồi (2000 - 2006) Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới từ 2009 đến nay 3.4.1 3.4.2 3.4.4 3.4.5 3.4.3 3.4. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM 3.4.1. THỜI KÌ TĂNG TRƯỞNG CAO (1990 - 1996) 58 • Đây là giai đoạn đầu thời kỳ mở cửa, và là thời kỳ tăng trưởng cao nhất giai đoạn mở cửa đến nay (tăng trưởng có năm đạt 10% như năm 1995; tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,9%). • Tăng trưởng giai đoạn này ngoài yếu tố do đầu tư tăng mạnh, còn do yếu tố tác động từ chính sách tài khóa nới lỏng, tỷ lệ chi ngân sách/GDP và thu ngân sách/GDP đều tăng nhưng tỷ lệ chi ngân sách/GDP luôn tăng cao, mặc dù nới lỏng tài khóa nhưng nguồn thu ngân sách tăng cao, do vậy tỷ lệ bội chi ngân sách giảm liên tục. 3.4.2. THỜI KÌ SUY THOÁI (1997 - 1999) 59 • Năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á kéo theo làm suy thoái kinh tế, từ tăng trưởng cao chuyển sang giảm dần và giảm sâu nhất vào năm 1999. • Bên cạnh ảnh hưởng khủng hoảng, việc kinh tế trong nước suy giảm cũng có thể do một phần từ chính sách tài khóa thắt chặt, tỷ lệ thu ngân sách/GDP tăng, trong khi tỷ lệ chi ngân sách/GDP giảm chính sách này góp phần cải thiện tỷ lệ bội chi ngân sách, tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm 1998 rất thấp và thấp nhất trong cả giai đoạn từ năm 1990 đến nay. 3.4.3. THỜI KÌ PHỤC HỒI (2000 - 2006) 60 • Đây là thời kỳ kinh tế hồi phục sau khủng hoảng châu Á, kinh tế tăng trưởng trung bình đạt gần 6,9%. • Giai đoạn này Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tài khóa nhằm kích thích phục hồi kinh tế, tỷ lệ chi ngân sách/GDP và tỷ lệ bội chi ngân sách tăng cao, tạo áp lực vay mượn bù đắp thâm hụt ngân sách, đạt 7,5% vào năm 2003. 3.4.4. GIAI ĐOẠN SUY THOÁI (2007 - 2008) 61 Nhằm chống lạm phát, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt giải pháp, trong đó có: • Chính sách thắt chặt tài khóa, tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không có hiệu quả; • Không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh xã hội; • Giảm nhanh tỷ lệ bội chi ngân sách từ mức trên 6,8% năm 2007 giảm xuống còn khoảng 1,4% vào năm 2008. 3.4.5. GIAI ĐOẠN SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI TỪ 2009 ĐẾN NAY 62 • Sau ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm chống suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô. • Giải pháp chủ yếu được áp dụng là chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu khác nhau:  Gói kích cầu thứ nhất được triển khai trị giá 1 tỷ USD (17.000 tỷ đồng) nhằm hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ;  Gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỷ USD, hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. • Mặc dù, nguồn thu (thu từ nội địa, thu từ xuất nhập khẩu) đều được cải thiện và tương đối ổn định, song các gói kích cầu làm tỷ lệ bội chi ngân sách trong giai đoạn này tiếp tục tăng cao (bình quân 5,17% trên 5% theo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế). 63 • Nhìn chung, khi xem xét trong suốt giai đoạn từ năm 1990 giữa Việt Nam so với các nước trong khu vực cho thấy, Việt Nam luôn nới lỏng chính sách tài khóa, được thể hiện qua các chỉ tiêu như thâm hụt ngân sách/GDP luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt là từ sau thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay. • Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với các nước trong khối ASEAN thì Việt Nam ở mức cao khá gần với Malaysia và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn duy trì và gia tăng tỷ lệ động viên thu ngân sách/GDP cao nhất trong nhóm các nước so sánh (tỷ lệ bình quân của Việt Nam từ 1997 - 2014 là 25,09%, trong khi quốc gia cao nhất là Malaysia cũng chỉ ở mức trung bình là 24,6%). 3.4.5. GIAI ĐOẠN SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI TỪ 2009 ĐẾN NAY (tiếp theo) GIẢI BÀI TẬP 3.2 64 1. Hàm tiêu dùng của hộ gia đình: C = 100 + 0,8(Y – 100) = 20 + 0,8Y AE = C + I + G + NX = 20 + 0,8Y + 500 + 400 + 300 – 0,2Y = 1220 + 0,6Y Chi tiêu tự định của nền kinh tế = 1220 2. Tại điểm cân bằng Y = 1220 + 0,6Y→ Ycb = 3050 NX = 300 – 0,2 × 3050 = -310 BB = T – G = 100 – 400 = -300 3. G tăng 100 và T tăng 200 thì AE mới = 100 + 0,8(Y - 300) + 500 + 500 + 300 – 0,2Y = 1160 + 0,6 Y Tại điểm cân bằng Y = 1160 + 0,6Y suy ra Ycb = 2900 4. Khi G chưa biết AE = 20 + 0,8Y + 500 + G + 300 – 0,2Y = 820 + 0,6Y + G Tại điểm cân bằng Y = 820 + 0,6Y + G Thay Y = 3000→ G = 380 5. NX = 0 → 300 = 0,2Y vậy Y = 1500 Khi G chưa biết và NX = 0; AE = C + I + G = 20 + 0,8Y + 500 + G = 520 + 0,8Y + G Tại điểm cân bằng Y = 520 + 0,8Y + G, thay Y = 1500 → G = -220 (loại) Không có G để NX = 0 GIẢI BÀI TẬP 3.5 65 Áp dụng số nhân cho bài tập 3.1 3. AE = 300 + 0,8(1 − 0,25)Y + 200 + 300 = 800 + 0,6Y → Số nhân chi tiêu = 1/(1-0,6) = 2,5 G tăng thêm 200→ Y tăng thêm = 200 × 2,5 = 500 Y cân bằng cũ = 2000. Vậy Y cân bằng mới = 2000 + 500 = 2500 4. Y = 2800→ Y (thu nhập tăng) = 2800 – 200 = 800 Với số nhân chi tiêu = 2,5→ G cần tăng = 800/2,5 = 320 G cũ = 300→ G mới = 300 + 320 = 620 GIẢI BÀI TẬP 3.5 (tiếp theo) 66 Áp dụng số nhân cho bài tập 3.2 3. AE = 1220 + 0,6Y → Số nhân chi tiêu = 1/(1-06) = 2,5; Số nhân thuế = -MPC × số nhân chi tiêu → Số nhân thuế = -0,8 × 2,5 = -2 G tăng 100→ Y tăng 100 × 2,5 = 250 T tăng 200→ Y giảm 200 × 2 = 400 Tổng cộng lại Y thay đổi = 250 – 400 = -150 Y cân bằng cũ bằng 3050 → Y cân bằng mới = 3050 – 150 = 2900 4. NX = 0 → Y = 1500 Y cân bằng cũ = 3050 → Y giảm = 3050 – 1500 = 1550 Vì số nhân chi tiêu bằng 2,5 → G giảm = 1550/2,5 = 620 G cũ = 400 → G mới = 400 – 620 = -220 → Không có G để NX = 0 GIẢI BÀI TẬP 3.6 67 2. Khi chính phủ tăng G thêm 200 thì G = 600 Ta có S = Y – C – G = 20r – 300; I = 300 – 20r S = I → 20r – 300 = 300 – 20r → r = 15, I = S = 300 – 20 × 15 = 0 3. Khi chính phủ tăng thuế thêm 100 thì T = 300 Ta có S = Y – C – G = 20r – 20; I = 300 – 20r S = I → 20r – 20 = 300 – 20r → r = 8; I = S = 300 – 20 × 8 = 140 4. Chính phủ muốn r = 8 Trong trường hơp giữ nguyên G: T = 300 (xem câu 2) Trong trường hợp giữ nguyên T: S = Y – C – G = 20r + 300 – G r = 8 → S = 460 – G; I = 300 – 20r Khi r = 8 thì I = 140 Vì S = I → 140 = 460 – G → G = 320 GIẢI BÀI TẬP 3.7 68 Tại sản lượng cân bằng S = I hay Y – C – G = I (đóng) hay Y – C – G = I + NX (mở) Áp dụng vào bài tập 3.1 Y – (300 + 0,6Y) – 300 = 200 hay 0,4Y − 600 = 200 → Y = 2000 Áp dụng vào bài tập 3.2 Y – (20 + 0,8Y) – 400 = 500 + 300 – 0,2Y hay 0,2Y – 420 = 800 – 0,2Y → Y = 3050 69 TỔNG KẾT BÀI HỌC • Tổng cầu và sản lượng cân bằng: Trong các nền kinh tế đóng, mở, giản đơn, mô hình số nhân. • Chính sách tài khóa: Mục tiêu, công cụ, cơ chế tác động của chính sách tài khóa; chính sách tài khóa và vấn đề thoái lui đầu tư; các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách. • Thị trường vốn vay: Các khái niệm cơ bản, mô hình thị trường vốn vay. • Chính sách tài khóa ở Việt Nam: Thời kì tăng trưởng cao (1990 - 1996), thời kì suy thoái (1997 - 1999), thời kì phục hồi (2000 - 2006), giai đoạn suy thoái (2007 - 2008), giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới từ 2009 đến nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_3_tong_cau_va_chinh_sach_tai.pdf
Tài liệu liên quan