Bài giảng Luật cạnh tranh - Bài 5: Tố tụng cạnh tranh - Trần Thị Thu Phương

5.3.3. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ ViỆC CẠNH TRANH CHƯA CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT • Quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh  Gửi nguyên quyết định xử lý vụ việc: Khi việc khiếu nại không đủ căn cứ;  Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc: Khi quyết định không đúng pháp luật;  Hủy quyết định và chuyển hồ sơ cho Cục quản lí Cạnh tranh vụ việc cạnh tranh giải quyết lại:  Chứng cứ chưa được thu thập, xác minh đầy đủ;  Thành phần hội đồng xử lý vụ việc không đúng quy định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về tố tụng cạnh tranh. • Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Công thương  Gửi nguyên quyết định xử lý vụ việc: Khi việc khiếu nại không đủ căn cứ;  Sửa 1 phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc: Khi quyết định không đúng pháp luật;  Hủy quyết định và chuyển hồ sơ cho Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại: Chứng cứ chưa được thu thập, xác minh đầy đủ Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại: Kể từ ngày ký. • Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại:  Chủ thể khởi kiện: Các bên có liên quan;  Trường hợp: Không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định giải quyết khiếu nại;  Tính chất của việc khởi kiện: Vụ án hành chính;  Nơi khởi kiện: Tòa án cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương;  Hậu quả của việc khởi kiện: Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi kiện ra Tòa án vẫn được tiếp tục đưa ra thi hành

pdf29 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật cạnh tranh - Bài 5: Tố tụng cạnh tranh - Trần Thị Thu Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014105222 1 LUẬT CẠNH TRANH Giảng viên: TS. Trần Thị Thu Phương v1.0014105222 BÀI 5 TỐ TỤNG CẠNH TRANH Giảng viên: TS. Trần Thị Thu Phương 2 v1.0014105222 MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể: • Xác định được đặc điểm, nội dung, các nguyên tắc của tố tụng cạnh tranh; • Phân loại được các chủ thể của tố tụng cạnh tranh; • Giải thích được bản chất của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. 3 v1.0014105222 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu rõ bài này, yêu cầu học viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến về môn học Lý luận nhà nước và pháp luật. v1.0014105222 HƯỚNG DẪN HỌC • Xem bài giảng đầy đủ và tóm tắt những nội dung chính của từng bài; • Tích cực thảo luận trên diễn đàn và đặt câu hỏi ngay nếu có thắc mắc; • Làm các bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. 5 v1.0014105222 CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1. Những vấn đề chung về tố tụng cạnh tranh 5.2. Chủ thể của tố tụng cạnh tranh 6 5.3. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh v1.0014105222 5.1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỐ TỤNG CẠNH TRANH 5.1.1. Khái niệm tố tụng cạnh tranh 5.1.2. Đặc điểm tố tụng cạnh tranh 5.1.3. Nội dung tố tụng cạnh tranh 7 5.1.4. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh v1.0014105222 8 5.1. 1. KHÁI NIỆM TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Khái niệm:  Theo Điều 3 khoản 9 Luật Cạnh tranh, tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật.  Tố tụng cạnh tranh được quy định tại Luật Cạnh tranh. • Trình tự, thủ tục khác so với tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, nhằm giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh.  Đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý có tính hành chính;  Không giải quyết bồi thường thiệt hại. v1.0014105222 9 5.1. 1. KHÁI NIỆM TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Đối tượng của tố tụng cạnh tranh là vụ việc cạnh tranh (Điều 3 khoản 3 Luật Cạnh tranh).  Vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh;  Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. • Hạn chế của khái niệm: Không bao quát hết các vụ việc liên quan đến cạnh tranh.  Thủ tục thông báo khi tập trung kinh tế;  Thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ;  Thủ tục điều tra xác định thị trường liên quan, v1.0014105222 • Nhằm giải quyết các vụ việc cạnh tranh; • Chủ thể tiến hành:  Cơ quan quản lý cạnh tranh;  Cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh. • Mang bản chất tố tụng hành chính: Không cần đơn kiện có bên có liên quan; • Quyết định của cơ quan có thẩm quyền tố tụng có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký (nếu không có khiếu nại) và được thực thi bởi chính cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh. 10 5.1.2. ĐẶC ĐIỂM TỐ TỤNG CẠNH TRANH v1.0014105222 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH 11 • Điều tra vụ việc cạnh tranh  Điều tra sơ bộ;  Điều tra chính thức. • Giải quyết vụ việc cạnh tranh: Đối với vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh  Mở phiên điều trần;  Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;  Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh. • Khiếu nại quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh; • Xử lý vi phạm Luật cạnh tranh. v1.0014105222 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH 12 Điều tra sơ bộ • Căn cứ: Quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh  Hồ sơ khiếu nại đã được Cục Quản lý cạnh tranh thụ lý;  Cục Quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm. • Thời hạn:  30 ngày, kể từ ngày có quyết định;  Điều tra viên hoàn thành điều tra sơ bộ + kiến nghị Cục trưởng ra quyết định:  Đình chỉ điều tra nếu không có hành vi vi phạm;  Điều tra chính thức nếu có dấu hiệu vi phạm. v1.0014105222 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH (tiếp theo) 13 Điều tra chính thức • Căn cứ: Quyết định của Cục trưởng • Nội dung:  Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh: Xác minh thị trường liên quan, thị phần của bên điều tra, thu thập, phân tích chứng cứ;  Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh: Xác định căn cứ khẳng định bên bị điều tra đã/đang thực hiện hành vi vi phạm. • Thời hạn:  Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh: 180 ngày, có thể gia hạn ≤ 60 ngày/1 lần, ≤ 2 lần;  Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh: 90 ngày, gia hạn ≤ 60 ngày;  Thông báo bên liên quan chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày hết hạn điều tra. v1.0014105222 Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh • Cục trường Cục Quản lý cạnh tranh chuyển báo cáo điều tra + hồ sơ vụ việc lên Hội đồng cạnh tranh. • Báo cáo điều tra gồm:  Tóm tắt vụ việc;  Các tình tiết và chứng cứ được xác minh;  Đề xuất các biện pháp xử lý. 14 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH (tiếp theo) v1.0014105222 15 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH (tiếp theo) Điều tra bổ sung • Căn cứ: Yêu cầu bằng văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. • Thời điểm:  Sau khi hồ sơ điều tra đã chuyển đến Hội đồng cạnh tranh;  Hội đồng cạnh tranh đã thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;  Hội đồng xử lý vụ việc làm yêu cầu bằng văn bản đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh điều tra bổ sung. • Thời hạn điều tra: 60 ngày kể từ ngày có yêu cầu. • Khi các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định hành vi vi phạm. • Sau khi nhận lại hồ sơ đã được điều tra bổ sung  Hội đồng xử lý cạnh tranh ra 1 trong 3 quyết định trong 15 ngày:  Mở phiên điều trần;  Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung;  Đình chỉ giải quyết. v1.0014105222 16 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH (tiếp theo) Phiên điều trần • Chỉ áp dụng đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh; • Thực hiện sau khi Hội đồng cạnh tranh nhận được báo cáo điều tra và hồ sơ toàn bộ vụ việc; • Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; • Hội đồng xử lý cạnh tranh ra quyết định trong 30 ngày từ khi nhận hồ sơ  Mở phiên điều trần; hoặc  Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; hoặc  Đình chỉ giải quyết vụ việc. • Phiên điều trần được mở trong 15 ngày kể từ ngày có quyết định; • Được tổ chức công khai trừ trường hợp liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh; • Hội đồng xử lý vụ việc bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số. v1.0014105222 5.1.4. NGUYÊN TẮC CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Nguyên tắc chung: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.  Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;  Minh bạch. • Nguyên tắc cụ thể  Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng cạnh tranh;  Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan;  Bảo đảm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp;  Bảo đảm quyền được luật sư bảo vệ;  Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng;  Thành viên Hội đồng xử lý độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;  Hội đồng xử lý tập thể;  Xử lý công khai. 17 v1.0014105222 5.2. CHỦ THỂ CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH 5.2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh 5.2.2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh 5.2.3. Người tham gia tố tụng cạnh tranh 18 v1.0014105222 19 5.2.1. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Cục quản lý cạnh tranh; • Hội đồng cạnh tranh. v1.0014105222 20 5.2.2. NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Thành viên Hội đồng cạnh tranh; • Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh; • Điều tra viên và thư ký phiên điều trần. v1.0014105222 5.2.3. NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Bên khiếu nại; • Bên bị điều tra; • Luật sư; • Người làm chứng; • Người giám định; • Người phiên dịch; • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 21 v1.0014105222 22 5.2.3. NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG CẠNH TRANH (tiếp theo) Bên khiếu nại • Bên khiếu nại là tổ chức, cá nhân cho rằng, quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh; • Thời hiệu khiếu nại là 2 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh được thực hiện; • Hồ sơ khiếu nại:  Đơn khiếu nại;  Chứng cứ về hành vi vi phạm. • Bên khiếu nại chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ; • Nộp tiền tạm ứng chi phí cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh; • Cơ quan thụ lý hồ sơ khiếu nại:  Cục quản lý cạnh tranh;  Thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ, thời hạn là 7 ngày làm việc. v1.0014105222 23 5.2.3. NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG CẠNH TRANH (tiếp theo) Bên bị điều tra vụ việc • Bên bị điều tra vụ việc là tổ chức, cá nhân bị cơ quan quản lý cạnh tranh quyết định điều tra trong những trường hợp sau đây:  Bị khiếu nại;  Bị cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện là đang hoặc đã thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn hai năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. v1.0014105222 5.3. QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH 5.3.1. Nội dung quyết định 5.3.2. Hiệu lực của quyết định 5.3.3. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật 24 v1.0014105222 5.3.1. NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH Nội dung quyết định: • Tóm tắt nội dung vụ việc; • Phân tích vụ việc; • Kết luận xử lý vụ việc. 25 v1.0014105222 26 5.3.2. HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH • Hiệu lực của quyết định: Sau 30 ngày kể từ ngày ký nếu không bị khiếu nại trong thời hạn. • Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật:  Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc trong trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý.  Cơ quan thụ lý: Cơ quan đã ban hành quyết định.  Hậu quả pháp lý: Những phần của quyết định xử lý bị khiếu nại chưa được đưa ra thi hành.  Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, có thể gia hạn ≤ 30 ngày.  Thẩm quyền giải quyết  Bộ trưởng Bộ công thương: đối với quyết định xử lý của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh;  Hội đồng cạnh tranh: Đối với quyết định xử lý của Hội đồng xử lý vụ việc. v1.0014105222 27 5.3.3. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ ViỆC CẠNH TRANH CHƯA CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT • Quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh  Gửi nguyên quyết định xử lý vụ việc: Khi việc khiếu nại không đủ căn cứ;  Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc: Khi quyết định không đúng pháp luật;  Hủy quyết định và chuyển hồ sơ cho Cục quản lí Cạnh tranh vụ việc cạnh tranh giải quyết lại:  Chứng cứ chưa được thu thập, xác minh đầy đủ;  Thành phần hội đồng xử lý vụ việc không đúng quy định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về tố tụng cạnh tranh. • Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Công thương  Gửi nguyên quyết định xử lý vụ việc: Khi việc khiếu nại không đủ căn cứ;  Sửa 1 phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc: Khi quyết định không đúng pháp luật;  Hủy quyết định và chuyển hồ sơ cho Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại: Chứng cứ chưa được thu thập, xác minh đầy đủ. v1.0014105222 28 5.3.3. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ ViỆC CẠNH TRANH CHƯA CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT (tiếp theo) • Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại: Kể từ ngày ký. • Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại:  Chủ thể khởi kiện: Các bên có liên quan;  Trường hợp: Không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định giải quyết khiếu nại;  Tính chất của việc khởi kiện: Vụ án hành chính;  Nơi khởi kiện: Tòa án cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương;  Hậu quả của việc khởi kiện: Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi kiện ra Tòa án vẫn được tiếp tục đưa ra thi hành. v1.0014105222 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 29 Trong bài này chúng ta đã xem xét các nội dung chính sau: • Những vấn đề chung về tố tụng cạnh tranh. • Chủ thể của tố tụng cạnh tranh. • Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_canh_tranh_bai_5_to_tung_canh_tranh_tran_thi.pdf
Tài liệu liên quan