Bài giảng Luật hành chính 1 - Bài 1: Khái quát chung về luật hành chính Việt Nam - Tạ Quang Ngọc

a. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính • Khái niệm: Quan hệ pháp luật hành chính là những qun hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành – điều hành được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính giữa các bên chủ thể tham gia mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. • Đặc điểm: Ngoài đặc điểm chung quan hệ pháp luật hành chính có 5 đặc trưng sau:  Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý.  Quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn với hoạt động chấp hành – điều hành.  Quan hệ pháp luật hành chính có nhiều bên chủ thể tham gia nhưng phải có ít nhất 1 bên trong các chủ thể tham gia đó phải là nhà nước (đại diện cho nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước và nhân danh nhà nước ).  Các tranh chấp xảy ra trong quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu được giải quyết theo thủ tục hành chính.  Trong quan hệ pháp luật hành chính bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước b. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính • Chủ thể: Là những tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính khi có đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật hành chính • Năng lực chủ thể gồm: Năng lực pháp lý hành chính và năng lực chịu trách nhiệm pháp lý (Có năng lực hành vi và đạt độ tuổi nhất định) • Tổ chức là chủ thể nhà nước (Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân)  Các đơn vị, tổ chức của nhà nước (Trường học, bệnh viện, viện bảo tàng );  Các tổ chức xã hội;  Tổ chức kinh tế • Cá nhân là chủ thể của quy phạm pháp luật hành chính:  Công dân Việt Nam  Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước  Người nước ngoài, người không quốc của quy phạm pháp luật hành chính:  Cơ quan tịch ở Việt Nam (Đối với cá nhân ngoài năng lực hành vi, đạt độ tuổi nhất định thì tuỳ từng quan hệ cụ thể còn phải đáp ứng 1 số yếu tố như sức khoẻ, trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm )

pdf27 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật hành chính 1 - Bài 1: Khái quát chung về luật hành chính Việt Nam - Tạ Quang Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 v1.0014109222 LUẬT HÀNH CHÍNH I Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 2 v1.0014109222 BÀI 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 3 v1.0014109222 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo)  Trong vụ việc trên, các bạn có thể giúp ông A và bà Cẩm Vân làm theo đúng quy định của pháp luật được không? 4 v1.0014109222 • Phân biệt được Luật hành chính với các ngành luật khác. • Nguồn của Luật hành chính. • Khái niệm, đặc điểm của quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính. • Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. • Chủ thể và khách thể của quan hệ pháp luật hành chính. • Điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. MỤC TIÊU BÀI HỌC 5 v1.0014109222 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt môn học, học viên cần có những kiến thức cơ bản về môn học: • Lý luận chung Nhà nước và pháp luật; • Luật Hiến pháp Việt Nam. 6 v1.0014109222 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc Giáo trình; • Đọc Hiến pháp Việt Nam năm 2013; • Đọc các Luật, Nghị định có liên quan; • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 7 v1.0014109222 CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính 1.2 Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính 1.3 Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam 1.4 Mối quan hệ giữa Luật Hành chính với một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 1.5 Quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính 8 v1.0014109222 1.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH LUẬT HÀNH CHÍNH 1.1.1.Quản lý nhà nước 1.1.2. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính 1.1.3. Phân loại đối tượng đối chỉnh của Luật Hành chính 9 v1.0014109222 1.1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC • Khái niệm, đặc điểm và bản chất của quản lý. • Khái niệm, đặc điểm và bản chất của quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước. • Yếu tố quyền uy và tổ chức trong quản lý xã hội. • Yếu tố quyền uy và tổ chức trong quản lý nhà nước. 10 v1.0014109222 1.1.2. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH • Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước.  Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của các cơ quan Hành chính Nhà nước.  Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt động nội bộ của cơ quan quyền lực nhà nước, Tòa án và Viện kiểm sát.  Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác và của các tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền hành pháp. 11 v1.0014109222 1.1.2. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Khái niệm • Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. • Là những quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước. • Mang tính áp đặt, đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của đối tượng quản lý (cá nhân, tổ chức). • Ví dụ: Cá nhân, tổ chức sử dụng đất phải đúng yêu cầu của pháp luật, không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng 12 v1.0014109222 1.1.3. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính (3 nhóm) • Những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lính vực khác nhau của đời sống xã hội. • Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước. • Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong những trường hợp cụ thể nhất định. 13 v1.0014109222 1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 1.2.1. Phương pháp mệnh lệnh, đơn phương 1.2.2. Phương pháp thoả thuận 14 v1.0014109222 1.2.1. PHƯƠNG PHÁP MỆNH LỆNH, ĐƠN PHƯƠNG • Khái niệm Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính bằng phương pháp mệnh lệnh, đơn phương và bắt buộc hay mang tính quyền lực – phục tùng. • Tính chất mệnh lệnh, đơn phương và bắt buộc  Chủ thể quản lý có quyền đưa ra các mệnh lệnh;  Đơn phương ban hành quyết định quản lý;  Được áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết. • Luật hành chính sử dụng chủ yếu phương pháp quyết định một chiều, ra mệnh lệnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của mình. • Phương pháp này xuất phát từ bản chất của quản lý, bởi vì muốn quản lý thì phải có quyền uy. • Ví dụ: Cơ quan hành chính ban hành quy định cấm trong từng lĩnh vực quản lý, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đó phải có nghĩa vụ chấp hành. 15 v1.0014109222 1.2.2. PHƯƠNG PHÁP THOẢ THUẬN • Phương pháp này thể hiện ở hoạt động phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước. Ví dụ: Ban hành các quyết định liên tịch; phối hợp quản lý giữa các cơ quan hành chính trong lĩnh vực liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều cơ quan hành chính. • Định nghĩa: Luật Hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước. 16 v1.0014109222 1.3. NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 1.3.1. Khái niệm nguồn của Luật Hành chính 1.3.2. Phân loại nguồn của Luật Hành chính 17 v1.0014109222 1.3.1. KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH • Khái niệm:  Là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức nhất định có nội dung chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính có tính bắt buộc phải thi hành đối với đối tượng có liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế của nhà nước.  Là những hình thức biểu hiện bên ngoài của Luật Hành chính.  Là những văn bản pháp luật chứa các quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. • Đặc điểm:  Có văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của Luật Hành chính do một cơ quan nhà nước có thẩm quyền độc lập ban hành.  Có văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của Luật Hành chính do các cơ quan nhà nước hoặc 1 bên là cơ quan nhà nước phối hợp với tổ chức chính trị – xã hội ban hành (như Thông tư liên bộ hoặc Thông tư liên tịch). • Điều kiện để 1 văn bản pháp luật trở thành nguồn của Luật Hành chính:  Là văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính.  Được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, hình thức. 18 v1.0014109222 1.3.2. PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Theo hiệu lực pháp lý Theo chủ thể ban hành Theo hình thức thể hiện 19 v1.0014109222 1.3.2. PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH • Theo cấp độ hiệu lực pháp lý của văn bản :  Văn bản luật;  Văn bản dưới luật. • Theo phạm vi hiệu lực:  Văn bản do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành;  Văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành. • Theo chủ thể ban hành văn bản  Văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước;  Văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước;  Văn bản của cơ quan, tổ chức xã hội ban hành để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước khi được Nhà nước ủy quyền;  Văn bản liên tịch:  Văn bản do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành trực tiếp liên quan tới hoạt động quản lý hành chính nhà nước.  Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức Chính trị – xã hội ban hành. 20 v1.0014109222 • Quan hệ với Luật Hiến pháp  Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp rộng hơn đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.  Luật hành chính cụ thể hóa, chi tiết hóa và bổ sung các quy định của Luật Hiến pháp, đặt ra cơ chế bảo đảm thực hiện chúng (tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, về các quyền, tự do của công dân). • Quan hệ với Luật dân sự  Luật hành chính cũng như Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản.  Quan hệ tài sản do Luật hành chính điều chỉnh bằng phương pháp quyền lực – phục tùng vì tài sản trong quản lý nhà nước là công sản;  Quan hệ tài sản trong Luật dân sự có tính chất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự. • Quan hệ với Luật Lao động  Luật lao động cũng điều chỉnh quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong khu vực nhà nước.  Luật hành chính quy định chế độ công vụ, quyền và nghĩa vụ của công chức trong cơ quan nhà nước. 1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 21 v1.0014109222 • Quan hệ với Luật Tài chính  Luật Tài chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động tài chính của Nhà nước, trước hết là quan hệ về thu chi ngân sách, phân phối nguồn vốn của Nhà nước.  Luật tài chính và Luật hành chính đều điều chỉnh hoạt động tài chính công.  Luật hành chính còn quy định cơ chế kiểm toán nhằm đảm bảo sự đúng đắn trong các quan hệ tài chính do Luật tài chính điều chỉnh. • Quan hệ với Luật Hình sự  Luật hình sự xác định hành vi nào là tội phạm và quy định biện pháp hình phạt tương ứng được áp dụng đối với tội phạm ấy, điều kiện và thủ tục áp dụng.  Luật hành chính quy định hành vi nào là vi phạm hành chính và biện pháp xử lý. • Quan hệ với Luật đất đai  Luật đất đai điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong việc quản lý, sử dụng đất đai, quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể quản lý đất đai và chủ thể sử dụng đất.  Luật đất đai điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và chủ thể sử dụng đất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai. 1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo) 22 v1.0014109222 1.5. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 1.5.1. Quy phạm pháp luật hành chính 1.5.1. Quan hệ pháp luật hành chính 23 v1.0014109222 1.5.1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH • Khái niệm: Quy phạm pháp luật hành chính là những quy tắc xử xự chung do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và dưới hình thức nhất định có tính bắt buộc phải thi hành dối với đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước. • Đặc điểm  Đặc điểm chung: Là quy tắc xử xự chung, có tính công khai bắt buộc, được áp dụng nhiều lần, có đầy đủ cơ cấu của 1 quy phạm pháp luật.  Đặc điểm riêng: Quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn, do nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hiệu lực pháp lý khác nhau và được ban hành theo một nguyên tắc pháp lý nhất định tạo thành một hệ thống thống nhất. • Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.  Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính.  Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính.  Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính.  Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính. 24 v1.0014109222 1.5.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH a. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính • Khái niệm: Quan hệ pháp luật hành chính là những qun hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành – điều hành được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính giữa các bên chủ thể tham gia mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. • Đặc điểm: Ngoài đặc điểm chung quan hệ pháp luật hành chính có 5 đặc trưng sau:  Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý.  Quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn với hoạt động chấp hành – điều hành.  Quan hệ pháp luật hành chính có nhiều bên chủ thể tham gia nhưng phải có ít nhất 1 bên trong các chủ thể tham gia đó phải là nhà nước (đại diện cho nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước và nhân danh nhà nước).  Các tranh chấp xảy ra trong quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu được giải quyết theo thủ tục hành chính.  Trong quan hệ pháp luật hành chính bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước. 25 v1.0014109222 1.5.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH b. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính • Chủ thể: Là những tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính khi có đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật hành chính • Năng lực chủ thể gồm: Năng lực pháp lý hành chính và năng lực chịu trách nhiệm pháp lý (Có năng lực hành vi và đạt độ tuổi nhất định) • Tổ chức là chủ thể nhà nước (Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân)  Các đơn vị, tổ chức của nhà nước (Trường học, bệnh viện, viện bảo tàng);  Các tổ chức xã hội;  Tổ chức kinh tế • Cá nhân là chủ thể của quy phạm pháp luật hành chính:  Công dân Việt Nam  Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước  Người nước ngoài, người không quốc của quy phạm pháp luật hành chính:  Cơ quan tịch ở Việt Nam (Đối với cá nhân ngoài năng lực hành vi, đạt độ tuổi nhất định thì tuỳ từng quan hệ cụ thể còn phải đáp ứng 1 số yếu tố như sức khoẻ, trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm) 26 v1.0014109222 1.5.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH (tiếp theo) c. Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính • Là các trật tự quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được quy phạm pháp luật hành chính quy định và bảo vệ. • Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính gồm:  Khách thể chung;  Khách thể loại;  Khách thể trực tiếp. d. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Gồm có 3 điều kiện sau: • Phải có quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh quan hệ xã hội; • Phải có sự tham gia của các bên chủ thể; • Phải có sự kiện pháp lý hành chính xảy ra (đó là sự biến và hành vi). 27 v1.0014109222 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài học đã đề cập đến các nội dung sau đây: • Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính. • Mối quan hệ giữa Luật Hành chính với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. • Nguồn của Luật hành chính. • Khái niệm, đặc điểm của quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính. • Chủ thể và khách thể của quan hệ pháp luật hành chính. • Điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_hanh_chinh_1_bai_1_khai_quat_chung_ve_luat_ha.pdf