Bài giảng Luật hành chính 1 - Bài 7: Các biện pháp cưỡng chế hành chính - Tạ Quang Ngọc

CÁC BIỆN PHÁP TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH • Là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính một cách cố ý hoặc vô ý; chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; được pháp luật hành chính quy định. • Thể hiện sự đánh giá phủ nhận về mặt pháp lý và đạo đức đối với hành vi vi phạm pháp luật hành chính và người vi phạm (cá nhân hay tổ chức) phải chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hay tinh thần tương ứng với vi phạm đã gây ra. YÊU CẦU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH • Phải kết hợp thuyết phục (sử dụng phương pháp thuyết phục trước, kết hợp trong quá trình cưỡng chế). • Không áp dụng biện pháp cưỡng chế khi đã đạt được mục đích đề ra hoặc không thể đạt được. • Phải lựa chọn các biện pháp hiệu quả nhất trong số các biện pháp được áp dụng. • Giảm đến mức thấp nhất về thiệt hại cho đối tượng và xã hội. • Chú ý đến đặc điểm, nhân thân, điều kiện, đối tượng bị áp dụng

pdf20 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luật hành chính 1 - Bài 7: Các biện pháp cưỡng chế hành chính - Tạ Quang Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 v1.0014109222 LUẬT HÀNH CHÍNH I Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 2 v1.0014109222 BÀI 7 CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 3 v1.0014109222 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo)  Các anh (chị) hãy cho biết ông K có hành vi vi phạm hành chính nào? Các biện pháp cưỡng chế mà ông bị áp dụng trong tình huống trên theo quy định của pháp luật. 4 v1.0014109222 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm cưỡng chế nhà nước, các biện pháp cưỡng chế hành chính, bản chất và ý nghĩa của mỗi biện pháp. • Phân tích được những quy định của pháp luật về chủ thể có thẩm quyền áp dụng, đối tượng bị áp dụng, trường hợp, thủ tục, thời hạn áp dụng. 5 v1.0014109222 Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học: Luật Hiến pháp. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ 6 v1.0014109222 HƯỚNG DẪN HỌC • Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: Giáo trình, văn bản pháp luật có liên quan như: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, một số nghị định về xử phạt vi phạm hành chính; • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài; • Ôn lại kiến thức cơ bản của môn Luật Dân sự, Luật Hành chính; • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu. 7 v1.0014109222 Khái niệm cưỡng chế hành chính7.1 Phân loại cưỡng chế hành chính7.2 CẤU TRÚC NỘI DUNG Yêu cầu khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính 7.3 Phân biệt các biện pháp cưỡng chế nhà nước7.4 8 v1.0014109222 7.1. KHÁI NIỆM CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH • Khái niệm: Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp mà Nhà nước (thông qua cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền) áp dụng để tác động lên tâm lý, tư tưởng, tình cảm và hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức, buộc các chủ thể đó thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo pháp chế, trật tự trong quản lý hành chính nhà nước và xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật. • Mục đích của cưỡng chế hành chính:  Phòng ngừa, ngăn ngừa vi phạm pháp luật hành chính.  Trừng phạt chủ thể thực hiện hành vi vi phạm theo trình tự xử lý hành chính.  Bảo đảm duy trì trật tự quản lý nhà nước theo những quy tắc quy định trong pháp luật.  Đảm bảo trật tự trong các trường hợp khẩn cấp khi chưa xảy ra vi phạm; những trường hợp cần thiết vì lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng.  Giáo dục, nhắc nhở, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính. 9 v1.0014109222 7.2.1. Các biện pháp phòng ngừa hành chính 7.2.2. Biện pháp cưỡng chế trong trường hợp khẩn cấp 7.2.3. Các biện pháp ngăn chặn hành chính 7.2.4. Các biện pháp trách nhiệm hành chính 7.2. PHÂN LOẠI CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH 10 v1.0014109222 7.2.1. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HÀNH CHÍNH • Khái niệm: Phòng ngừa hành chính là các biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng để ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như đảm bảo an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh... • Các loại biện pháp phòng ngừa:  Kiểm tra giấy tờ nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật.  Kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu trong nhà ở của công dân khi có nghi ngờ về vi phạm chế độ đăng ký tạm trú.  Kiểm tra hàng hoá, hành lý và người do các cơ quan hải quan thực hiện nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu qua biên giới, đảm bảo an toàn các chuyến bay....  Ngăn cấm hoặc hạn chế các phương tiện giao thông đi lại trên tuyến đường có nguy cơ mất an toàn giao thông và an toàn xã hội.  Kiểm tra bắt buộc định kỳ sức khoẻ của những người làm công việc dịch vụ có liên quan đến thực phẩm và dịch vụ khác dễ lan truyền dịch bệnh cho người hưởng dịch vụ.  Ngăn cấm người vào khu vực đang có dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm. 11 v1.0014109222 7.2.2. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP • Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. • Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. • Nguyên tắc trưng mua, trưng dụng tài sản (Điều 4 Luật Trưng dụng, trưng mua tài sản 2008):  Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.  Việc trưng mua, trưng dụng tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản và không phân biệt đối xử.  Người có tài sản trưng mua, trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của người có thẩm quyền.  Việc quản lý, sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. 12 v1.0014109222 7.2.2. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP • Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản (Điều 5 Luật Trưng dụng, trưng mua tài sản 2008)  Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được.  Các trường hợp trưng mua, trưng dụng tài sản: 4 trường hợp. • Trường hợp trưng mua, trưng dụng tài sản:  Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;  Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm hoạ do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước. 13 v1.0014109222 7.2.2. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP (tiếp theo) • Thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản (Điều 14):  Thủ tướng Chính phủ quyết định trưng mua nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.  Bộ trưởng Tài chính, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế Công thương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định trưng mua thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, vật dụng thiết yếu; phương tiện giao thông, thông tin liên lạc.  Không được uỷ quyền hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản. • Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản (Điều 24):  Bộ trưởng Tài chính, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công thương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng: nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất; máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.  Không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản. 14 v1.0014109222 7.2.3. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH • Khái niệm: Các biện pháp ngăn chặn hành chính là các biện pháp được các cơ quan hành chính, người có thẩm quyền áp dụng trong các trường hợp cần thiết để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hành chính đang diễn ra hoặc ngăn chặn hậu quả thiệt hại do chúng gây ra hoặc để bảo đảm cho việc xử lý sau này. 15 v1.0014109222 7.2.3. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH • Các biện pháp ngăn chặn hành chính bao gồm:  Đình chỉ những hành vi vi phạm pháp luật do các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng.  Sử dụng vũ lực, vũ khí khi có hành vi chống đối, cản trở việc thi hành công vụ.  Tạm giữ người theo thủ tục hành chính.  Chữa bệnh bắt buộc đối với những người mắc bệnh truyền nhiễm, tâm thần.  Khám phương tiện vận tải, đồ vật.  Khám người theo thủ tục hành chính.  Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.  Đình chỉ hoạt động của cơ quan, tổ chức nếu có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, không có biện pháp phòng chống cháy, nổ...  Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.  Bảo lãnh hành chính.  Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.  Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn. 16 v1.0014109222 7.2.4. CÁC BIỆN PHÁP TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH • Là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính một cách cố ý hoặc vô ý; chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; được pháp luật hành chính quy định. • Thể hiện sự đánh giá phủ nhận về mặt pháp lý và đạo đức đối với hành vi vi phạm pháp luật hành chính và người vi phạm (cá nhân hay tổ chức) phải chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hay tinh thần tương ứng với vi phạm đã gây ra. 17 v1.0014109222 7.3. YÊU CẦU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH • Phải kết hợp thuyết phục (sử dụng phương pháp thuyết phục trước, kết hợp trong quá trình cưỡng chế). • Không áp dụng biện pháp cưỡng chế khi đã đạt được mục đích đề ra hoặc không thể đạt được. • Phải lựa chọn các biện pháp hiệu quả nhất trong số các biện pháp được áp dụng. • Giảm đến mức thấp nhất về thiệt hại cho đối tượng và xã hội. • Chú ý đến đặc điểm, nhân thân, điều kiện, đối tượng bị áp dụng. 18 v1.0014109222 7.4. PHÂN BIỆT CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ NHÀ NƯỚC Các biện pháp Cưỡng chế hình sự Cưỡng chế dân sự Cưỡng chế kỷ luật Cưỡng chế hành chính 19 v1.0014109222 7.4. PHÂN BIỆT CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ NHÀ NƯỚC Các tiêu chí phân biệt Cưỡng chế hình sự Đặc điểm Chủ thể có thẩm quyền áp dụng Đối tượng bị áp dụng Khái niệm Cưỡng chế hình sự Thủ tục áp dụng Trách nhiệm pháp lý Căn cứ áp dụng Mục đí áp dụng 20 v1.0014109222 TÓM LƯỢC MÔN HỌC Trong môn học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau: • Bài 1: Khái quát chung về Luật Hành chính Việt Nam. • Bài 2: Quy chế pháp lý hành chính của các chủ thể quan hệ pháp luật hành chính. • Bài 3: Quyết định hành chính và thủ tục hành chính. • Bài 4: Hình thức, phương pháp và nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước. • Bài 5: Vi phạm hành chính. • Bài 6: Trách nhiệm hành chính. • Bài 7: Các biện pháp cưỡng chế hành chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_hanh_chinh_1_bai_7_cac_bien_phap_cuong_che_ha.pdf
Tài liệu liên quan