Bài học kỳ: Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đề số 4

LCT&BVNTD.HK – 4. A ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng T có trụ sở tại Hà nội vay khoản tiền 200 triệu đồng. Tài sản thế chấp là căn nhà A đang ở. Với lãi suất vay 21%/năm. Thời hạn vay là một năm. Trong hợp đồng tín dùng của A có một số điều khoản như sau: a. Bên cho vay có quyền điều chỉnh lãi suất vay 3 tháng/lần sao cho không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm điều chỉnh.b. Trường hợp điều chỉnh lãi suất vay, bên cho vay sẽ thông báo cho bên vay dưới bất cứ hình thức gì phù hợp với “Nội quy thông báo cho khách hàng của ngân hàng T”. Việc điều chỉnh lãi suất vay sẽ được coi là phụ lục hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồng tín dụng này. c. Nếu có bất kỳ điều khoản nào không rõ ràng trong hợp đồng dẫn tới cách hiểu khác nhau thì hợp đồng sẽ được giải thích theo ý chí đơn phương của bên cho vay. d. Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa bên vay và bên cho vay, các bên được phép khởi kiện ra toà kinh tế Toà án nhân dân Hà Nội. Hỏi: 1. Hợp đồng tín dụng giữa A và ngân hàng T có thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ người tiêu dùng hay không? Tại sao? 2. Hãy nhận xét về các điều khoản của hợp đồng dưới góc độ của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 3. Nêu thực trạng về hợp đồng mẫu tại Việt Nam? Theo anh chị để những quy định về hợp đồng mẫu trong bảo vệ người tiêu dùng thực sự có hiệu quả cần có những biện pháp thực thi cần thiết nào? Bài làm. 1. Hợp đồng tín dụng giữa A và ngân hàng T có thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ người tiêu dùng hay không? Tại sao? Để giải quyết được câu hỏi này chúng ta cần phải làm rõ hai vấn đề: 2. Hãy nhận xét về các điều khoản của hợp đồng dưới góc độ của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. a, Bên cho vay có quyền điều chỉnh lãi suất vay 3 tháng/lần sao cho không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm điều chỉnh. b, Trường hợp điều chỉnh lãi suất vay, bên cho vay sẽ thông báo cho bên vay dưới bất kỳ hình thức gì phù hợp với “Nội quy thông báo cho khách hàng của ngân hàng T”. Việc điều chỉnh lãi suất vay sẽ được coi là phụ lục hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồng tín dụng này. c, Nếu có bất kỳ điều khoản nào không rõ ràng trong hợp đồng dẫn tới các cách hiểu khác nhau thì hợp đồng sẽ được giải thích theo ý chí đơn phương của bên cho vay. d, Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa bên vay và bên cho vay, các bên chỉ được phép khởi kiện ra toà kinh tế toà án nhân dân Hà Nội. 3. Nêu thực trạng về hợp đồng mẫu tại Việt Nam? Theo anh chị để những quy định về hợp đồng mẫu trong bảo vệ người tiêu dùng thực sự có hiệu quả cần có những biện pháp thực thi cần thiết nào? *Về phía doanh nghiệp,cơ quan, tổ chức kinh doanh. *Về phía người tiêu dùng. Biện pháp: Danh mục tài liệu tham khảo

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài học kỳ: Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đề số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LCT&BVNTD.HK – 4. A ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng T có trụ sở tại Hà nội vay khoản tiền 200 triệu đồng. Tài sản thế chấp là căn nhà A đang ở. Với lãi suất vay 21%/năm. Thời hạn vay là một năm. Trong hợp đồng tín dùng của A có một số điều khoản như sau: Bên cho vay có quyền điều chỉnh lãi suất vay 3 tháng/lần sao cho không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh lãi suất vay, bên cho vay sẽ thông báo cho bên vay dưới bất cứ hình thức gì phù hợp với “Nội quy thông báo cho khách hàng của ngân hàng T”. Việc điều chỉnh lãi suất vay sẽ được coi là phụ lục hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồng tín dụng này. Nếu có bất kỳ điều khoản nào không rõ ràng trong hợp đồng dẫn tới cách hiểu khác nhau thì hợp đồng sẽ được giải thích theo ý chí đơn phương của bên cho vay. Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa bên vay và bên cho vay, các bên được phép khởi kiện ra toà kinh tế Toà án nhân dân Hà Nội. Hỏi: Hợp đồng tín dụng giữa A và ngân hàng T có thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ người tiêu dùng hay không? Tại sao? Hãy nhận xét về các điều khoản của hợp đồng dưới góc độ của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nêu thực trạng về hợp đồng mẫu tại Việt Nam? Theo anh chị để những quy định về hợp đồng mẫu trong bảo vệ người tiêu dùng thực sự có hiệu quả cần có những biện pháp thực thi cần thiết nào? Bài làm. 1. Hợp đồng tín dụng giữa A và ngân hàng T có thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ người tiêu dùng hay không? Tại sao? Để giải quyết được câu hỏi này chúng ta cần phải làm rõ hai vấn đề: - Thứ nhất, hoạt động giữa A và ngân hàng T có thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 hay không? - Thứ hai, hình thức ký kết bằng hợp đồng tín dụng của A và ngân hàng T có phù hợp với hình thức giao kết hợp đồng trong Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 không? Giải quyết vấn đề thứ nhất, Vì cả 2 bên chủ thể đều thuộc lãnh thổ Việt Nam nên chúng ta chỉ xét hoạt động vay tiền ngân hàng T của A có phải là hoạt động của người tiêu dùng không? Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì “người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Từ định nghĩa này chúng ta có thể thấy về phạm vi chủ thể của khái niệm người tiêu dùng là rất rộng; bất kỳ ai hay cơ quan, tổ chức nào cũng có thể là người tiêu dùng; tuy nhiên để đáp ứng đúng khái niệm người tiêu dùng, chúng ta dựa vào mục đích của chủ thể đó là mục đích “tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Thuật ngữ “mục đích tiêu dùng, sinh hoạt” mặc dù chưa có định nghĩa cụ thể nào trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành nhưng thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến trong thực tế, nhất là những ngân hàng đều có dịch vụ vay tiêu dùng, sinh hoạt. Mục đích tiêu dùng sinh hoạt ở đây rất nhiều như chữa bênh, mua xe, mua nhà, trả học phí … Chúng ta có thể tạm định nghĩa “mục đích sinh hoạt, tiêu dùng” là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sống của bản thân và gia đình trong cuộc sống thường ngày. Đặt ra hai giả thiết, thứ nhất mục đích vay 200 triệu từ ngân hàng của A nếu là để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của mình thì có thể coi A là người tiêu dùng và hoạt động vay tiền của A và ngân hàng T thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Ngược lại, nếu hoạt động vay tiền của A nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất hàng hóa để sinh lời thì hoạt động này không thuộc đối tượng điều chịnh của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Giải quyết vấn đề thứ hai, hình thức ký kết bằng hợp đồng tín dụng có phù hợp với hình thức giao kết hợp đồng trong Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 không? Chúng ta chỉ xét trong trường hợp hoạt động giữa A và ngân hàng T thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 bởi với trường hợp không thuộc đối tượng điều chỉnh thì đương nhiên hình thức ký kết bằng hợp đồng tín dụng cũng không phải. Theo khoản 1 điều 14 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 về “Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng” quy định “hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự”. Có thể hiều về định nghĩa cũng như đặc điểm để là một hợp đồng thuộc sự điều chỉnh của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 giống với quy định về hình thực hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005. *Chủ thể ký kết: như chúng ta đã giải thích bên trên, chủ thể ký kết thuộc đối tượng điều chình của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. *Hình thức ký kết: -bằng văn bản phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”. -ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 14 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 “Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. *Nội dung ký kết: tài sản, số lượng 200 triệu đồng, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên … phù hợp với điều 402 Bộ luật dân sự 2005. 2. Hãy nhận xét về các điều khoản của hợp đồng dưới góc độ của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dưới góc độ pháp luật dân sự, có thể thấy các bên có thể tự do thỏa thuận theo ý chí của mình, tuy nhiên với những đặc thù riêng của từng loại hợp đồng lại có những điều khoản đưa ra gây bất lợi cho một bên, đó là những điều khoản bất bình đẳng. Chính vì thế mà dưới góc độ Luật Bảo về quyền lợi người tiêu dùng 2010, pháp luật đã liệt kê những điều khoản bất lợi tại khoản 1 điều 16 nhằm hạn chế các điều khoản bất bình đẳng. a, Bên cho vay có quyền điều chỉnh lãi suất vay 3 tháng/lần sao cho không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm điều chỉnh. Xét trên phương diện thực tế, mục đích của bên cung ứng dịch vụ cho vay đó là kiếm càng nhiều lãi suất từ bên vay thì càng tốt, còn bên vay thì ngược lại mất càng ít lãi suất càng tốt. Điều khoản này tạo điều kiện bất lợi cho người tiêu dùng tức là người vay bởi khi đó bên cung ứng dịch vụ cho vay là Ngân hàng T nắm toàn quyền điều chỉnh lãi suất mà không thông qua bên người tiêu dùng, cụ thể hơn mức lãi suất sẽ luôn dao động từ 21% trở lên cho dù không có biến động của thị trường hay biến động của lãi suất. Nếu xét dưới góc độ dân sự, đây là hành vi đơn phương trong hợp đồng, nghĩa là không có sự thỏa thuận từ các bên mà là hành vi của một bên đưa ra nhằm gây bất lợi cho bên kia. Tuy nhiên chúng ta chỉ xem xét dưới góc độ Luật bảo vệ người tiêu dùng thì điều khoản này vi phạm khoản 3 điều 16 về điều khoản không có hiệu lực “Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng … không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng” bởi điều khoản này mặc dù được đưa ra trong hợp đồng nhưng lại không cụ thể, chi tiết nghĩa là không có lý do thay đổi lãi suất, không có sự thỏa thuận với người tiêu dùng,… hành vi này xuất phát từ ý chí đơn phương của bên cung ứng dịch vụ nhằm gây bất lợi cho người tiêu dùng. b, Trường hợp điều chỉnh lãi suất vay, bên cho vay sẽ thông báo cho bên vay dưới bất kỳ hình thức gì phù hợp với “Nội quy thông báo cho khách hàng của ngân hàng T”. Việc điều chỉnh lãi suất vay sẽ được coi là phụ lục hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồng tín dụng này. “Thông báo bằng bất kỳ hình thức gì phù hợp với nội quy thông báo cho khách hàng của ngân hàng T”, điều này làm cho bên vay là A bị bị động về mặt thông tin bởi với bất kỳ sự thay đổi gì của bên cung ứng dịch vụ cho vay thì phải thông báo trực tiếp cho bên vay nếu liên quan, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của A. Có thể thấy bên cung ứng dịch vụ cho vay là ngân hàng T đang trốn tránh nghĩa vụ thông báo cho người vay biết, cụ thể hơn ngân hàng T không muốn đề người vay biết hoặc khi người vay biết thì đã tăng lãi suất rồi. Ngoài ra, với việc nội quy ngân hàng T quy định thông báo bằng fax, mail, … thì rất khó để người vay biết bởi không phải người vay nào cũng biết sử dụng những hình thức đó. Khi đó, ngân hàng T vi phạm quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ của người tiêu dùng theo khoản 2 điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 “được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ ….thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng”. Về cơ bản “việc điều chỉnh lãi suất vay sẽ được coi là phụ lục hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồng tín dụng này” là đúng so với quy định tại điều 408 Bộ luật dân sự 2005 về “phụ lục hợp đồng”. Tuy nhiên, theo điều khoản về tăng lãi suất do ý chí đơn phương của ngân hàng T là trái pháp luật nên “phụ lục hợp đồng” này không có hiệu lực về mặt pháp lý. c, Nếu có bất kỳ điều khoản nào không rõ ràng trong hợp đồng dẫn tới các cách hiểu khác nhau thì hợp đồng sẽ được giải thích theo ý chí đơn phương của bên cho vay. Thực tế trong một hợp đồng luôn có những từ ngữ chuyên môn chính vì vậy dễ dẫn tới việc người tiêu dùng mà cụ thể ở đây là A hiểu nhầm về ý nghĩa của hợp đồng. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì Luật bảo vệ người tiêu dùng 2005 quy định sau: “Trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thỉ tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.” (điều 15 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). “Điều khoản không có hiệu lực khi “cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau.” (điểm e khoản 1 điều 16 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). Dựa vào những quy định trên chúng ta có thể thấy điều khoản mà ngân hàng T đưa ra đối với A là sai. d, Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa bên vay và bên cho vay, các bên chỉ được phép khởi kiện ra toà kinh tế toà án nhân dân Hà Nội. Theo khoản 1 điều 30 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi có tranh chấp trong lĩnh vực luật điều chỉnh, có thể áp dụng những phương thức giải quyết tranh chấp sau: -Thương lượng -Hoà giải -Trọng tài -Toà án Trong các phương thức trên, người tiêu dùng có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào thuận lợi cho mình nhất bởi với mỗi phương thức thì mang những đặc điểm cũng như những thuận lợi khác nhau. Việc đặt ra điều khoản chỉ giải quyết tại Toàn án nhân dân Hà Nội không chỉ làm cho người tiêu dùng là A bất lợi mà còn trái với quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 “Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng” (điểm b khoản 1 điều 16). Giả dụ như A muốn xử lý vụ việc nhanh chóng bằng phương thức thương lượng và hòa giải, có cần nhất thiết phải ra Tòa án hay không. Hoặc như A công tác ở thành phố Vũng Tàu, vậy có nhất thiết phải ra tận Hà Nội để khởi kiện không, việc ra tận Hà Nội để khởi kiện không chỉ làm mất thời gian mà còn cả chi phí của người tiêu dùng. 3. Nêu thực trạng về hợp đồng mẫu tại Việt Nam? Theo anh chị để những quy định về hợp đồng mẫu trong bảo vệ người tiêu dùng thực sự có hiệu quả cần có những biện pháp thực thi cần thiết nào? Về khái niệm “hợp đồng mẫu” có thể được hiểu là hợp đồng gần như các điều khoản đều được quy định sẵn và mỗi khi đàm phàn để ký hợp đồng, hai bên chỉ cần ghi bổ sung những chi tiết về chủ thể hợp đồng ( như tên và địa chỉ hai bên, những người đại diện cho hai bên, chức vụ của họ …) và những điều khoản thoả thuận riêng của thương vụ đó ( như mức giá, thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, ký mã hiệu hàng hoá …). Chúng ta có thể thấy việc sử dụng hợp đồng mẫu là khá phổ biến hiện nay bởi hợp đồng mẫu tạo nên rất nhiều ưu thế cho doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức kinh doanh. Mặc dù vậy, với trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, hợp đồng mẫu của Việt Nam tạo được ưu thế nhưng không tạo được nhiều ưu thế như hợp đồng mẫu của nước ngoài mà ngược lại hợp đồng mẫu ở Việt Nam còn vướng phải những hạn chế sau: *Về phía doanh nghiệp,cơ quan, tổ chức kinh doanh. Thứ nhất, hợp đồng mẫu của một số doanh nghiệp được soạn thảo từ khá lâu mà không được xem xét và sửa chữa lại, với sự phát triển của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài, các điều khoản trở nên lạc hậu và không phù hợp. Thứ hai, việc áp dụng các loại hợp đồng của doanh nghiệp sai trái hoặc doanh nghiệp chỉ có một loại hợp đồng mẫu cho nhiều mặt hàng dẫn tới gây bất lợi cho người tiêu dùng. Thứ ba, nhiều doanh nghiệp không có hợp đồng mẫu dẫn tới việc khi ký kết hợp đồng phải mất một khoản thời gian khá dài để lập hợp đồng, kiểm tra hợp đồng và thông qua. *Về phía người tiêu dùng. Thứ nhất, người tiêu dùng chưa thật sự quan tâm tới các điều khoản, cũng như ý nghĩa của cả bản hợp đồng, chưa có sự chú trọng tới toàn bộ nội dung mà chỉ đọc qua loa, đại khái bởi cho rằng ai cũng như ai trong các điều khoản. Thứ hai, người tiêu dùng chưa thật sự hiểu luật đề đảm bảo quyền lợi cho mình, vì vậy mà khi vi phạm các điều kiện của hợp đồng mẫu thì tự cho mình sai mà không biết các điều khoản trong hợp đồng mẫu đúng hay sai. Thứ ba, chưa có những biện pháp chế tài mạnh để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, nhất là khi rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh soạn thảo hợp đồng mẫu theo hướng gây bất lợi cho người tiêu dùng dù biết nhưng vẫn không sửa đổi. Biện pháp: Một phần hạn chế mà hợp đồng mẫu đem lại cũng là do cơ quan quản lý nhà nước chưa chủ động trong công tác thanh tra, kiểm tra; chính vì vậy trước tiên cần phải có những quy định riêng về vấn đề này hoặc lập ban thanh tra, kiểm tra các vấn đề sai phạm trong hợp đồng. Tiếp đó cần phải tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu được quyền lợi của mình, tránh tình trạng các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh áp dụng các điều khoản sai phạm trong hợp đồng. Cuối cùng cần phải có những chế tài mạnh về xử phạt việc sai phạm điều khoản trong hợp đồng không chỉ về chế tài dân sự như bồi thường, xin lỗi mà còn cả những chế tài hành chính như tịch thu giấy phép hành nghề … Danh mục tài liệu tham khảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Bộ luật dân sự năm 2005. Nghị định 98/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hưỡng dẫn thi hành một số diều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiều dùng 2010 Khoá luận tốt nghiệp “Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở việt nam” sinh viên Bùi Thị Thanh Mai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap luat 204.doc
Tài liệu liên quan