Bàn về vấn đề quản lý ngoại hối

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương I: Những vấn đề về quản lý ngoại hối 1. Khái niệm 2. Mục đích của quản lý ngoại hối 3. Cơ chế quản lý ngoại hối 4. Hoạt động ngoại hối của NHNN 5. Kinh nghiệm nước ngoài Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam 1. Văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối 2. Thực tiễn áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam 3. Thành quả và hạn chế của chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua Chương III: Giải pháp quản lý ngoại hối trong thời gian tới 1. Định hướng về quản lý ngoại hối của NHNN trong thời gian tới 2. Một số giải pháp góp phần tăng cường quản lý ngoại hối trong thời gian tới KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc47 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bàn về vấn đề quản lý ngoại hối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã ban hành công văn số 931_1997 / CV. NHNN_7 ngày 17/11/1997 qui định cụ thể hạn mức vay ngắn hạn nước ngoài và bảo lãnh vay ngắn hạn ngân hàng không được vượt quá 3 lần VTC. Để tiếp tục thu hút vốn nước ngoài cũng như tăng cường sử dụng nguồn vốn này phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, ngày 7/11/998 chính phủ ban hành nghị định 907/1998/NĐ_CP về qui chế quản lí vay và trả nợ nước ngoài. Để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chính phủ Việt Nam đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện các cơ sở pháp lí cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Riêng về các qui định quản lí ngoại hối đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh cũng đã cho thấy các bước điều chỉnh nhằm mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài. Về việc quản lí và sử dụng các nguồn hỗ trợ chính ODA : Hiện nay, thực hiện theo định số 87_CP ngày 5/8/997 của thủ tướng chính phủ thay thế nghị định số 20_CP ngày 15/3/1995của thủ tướng chính phủ trước đây. 1.6 Chính sách phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bắt đầu hoạt động từ tháng 11/1994 theo quyết định thành lập số 203/QĐ_NH13 ngày 20/9/1994. Sau thời kì đầu hoạt động thiếu ổn định, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày càng chứng tỏ vai trò cầu nối cung_cầu ngoại tệ giữa các TCTD của mình thông qua sự tăng lên nhanh chóng của số giao dich bình quân tháng từ 58 triệu USD năm 1997 đến hơn 217 triệu USD năm 1999 và hơn 1 tỷ tính đến tháng 9/2000. Sự can thiệp của NHNN trong thị trường này cũng rất hạn chế do dự trữ ngoại hối mỏng. Với mục đích tập trung các nguồn ngoại tệ thong qua hệ thống ngân hàng, phát triển các công cụ kinh doanh ngoại tệ mới, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu vốn ngoại tệ cho nền kinh tế. NHNN ban hành quyết định về qui chế tổ chức, thực hiện những nhiệm vụ quản lí ngoại hối, theo nghị định 86 của chính phủ về quản lí dự trữ ngoại hối. - Dự trữ ngoại hối : Một điều không thể thiếu trong việc xây dựng khả năng chuyển đổi cho đồng bản tệ là nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia phải dồi dào. Nó sẽ thỏa mãn các nhu cầu ngoại tệ hợp lí, củng cố lòng tin vào bản tệ. Trong những năm vừa qua tổng dự trữ ngoại hối quốc gia tăng mạnh thể hiện kết qủa của chính sách nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng của NHNN. - NHNN phải thực hiện chức năng là người mua bán cuối cùng .Nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ :Về ngày giao dịch của nghiệp vụ trao ngay : giao dịch được thực hiện trong 2 ngày làm việc sau ngày đàm phán Đề nghị kí quĩ trong các giao dịch hối đoái kì hạn. NHNN cho phép các NHTM dần dần tiếp cận với nghiệp vụ tương lai và quyền chọn tiền tệ . Quyết định số 893/2001/QĐ_NHNN ngày 7/7/2001 của thống đốc NHNN về việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN với các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bằng VNĐ cho các ngân hàng qui định . 1.7 Sự phối hợp giữa chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá . Xuất phát từ điều kiện khách quan khi thị trường tài chính tiền tệ của VN chưa phát triển, duy trì cơ chế công bố lãi suất cơ bản hàng tháng cộng biên độ cho phép tại quyết định 241/2000/QĐ_NHNN1 ngày 2/8/2000 như hiện nay. Điểm cơ bản là không có sự chênh lệch quá lớn giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ để có thể dẫn đến hiện tượng chuyển hóa qua lại giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Giai đoạn phát triển thị trường tiền tệ thực hiện quá trình tự do hóa lãi suất, NHNN không cần khống chế lãi suất cơ bản mà chỉ công bố lãi suất cho vay tái chiết khấu... Ngoài những chính sách và qui định trên, trong những năm qua việc quản lí ngoại hối và việc điều hành tỷ giá luôn gắn liền với điều hành lãi suất và cơ chế tín dụng do sự biến động lãi suất tác động đến các luồng di chuyển vón từ đó ảnh hưởng đến biến động tỷ giá . Trong năm 1998, việc phá giá đồng tiền VN khoảng 16% đã gây ra xu hướng người dân rút tiền gửi tiết kiệm VNĐ sang tích trữ USD. Để hạn chế vấn đề này, từ đầu năm 1998 NHNN ban hành quyết định số 39/1998/QĐNHNN1 ngày 17/1/1998 nâng lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ từ 1 lên 1,2%/tháng và nâng lãi suất trần cho vay trung và dài hạn từ 1,1 lên 1,25%/tháng. Đồng thời, NHNN qui định lãi suất tiền gửi ngoại tệ tối đa của pháp nhân tại TCTD. Tiếp theo, ngày 10/9/1998 NHNN ban hành quyết định số 309/1998/QĐ NHNN1 điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngoại tệ TCTD từ 8,5% xuống còn 7,5% và giảm trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại TCTD theo các kì hạn tương ứng 1_1,5 năm. Theo 2 quyết định trên, các TCTD có điều kiện nâng lãi suất tiền gửi bằng VNĐ và giảm lãi suất tiền gửi bằng USD, hạn chế dòng chuyển đổi từ VNĐ sang USD . 2. Thực tiễn áp dụng các chính sách quản lí ngoại hối của NHNN VN Trong thời gian qua, nếu như đối với nội tệ, sự quan tâm của dư luận tập trung chủ yếu ở tình trạng thiếu tạm thời ở một giai đoạn ngắn tại các NHTM, thì đối với ngoại tệ có mối quan tâm rộng hơn, đó là biểu diễn tỷ giá trong nước và trên thế giới, nghiệp vụ SWAP, biên độ giao dịch mua bán ngoại tệ, sự chuyển hóa giữa ngoại tệ và nội tệ … Trong bối cảnh đó có thể thấy, NHNN VN đã thường xuyên bám sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và thế giới để điều hành các công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp các công trực tiếp, gián tiếp một cách hài hòa, chặt chẽ, nhất là công cụ dự trữ bắt buộc với công cụ tỷ giá, lãi suất, tái cấp vốn, tái chiết khấu thị trường mở .. theo hướng nới lỏng tiền tệ để kích cầu tín dụng, có chú ý đến đẩy mạnh tín dụng nông thôn, xóa đói giảm nghèo nhằm thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng chống nguy cơ thiểu phát 2.1.Diễn biến tỷ giá trong thời gian qua. Do tỷ giá là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp nên khi kinh tế thị trường vận động liên tục thì tỷ giá cũng bị biến động. Qua thời gian với 2 cơ chế chuyển đổi, đồng Việt Nam nói chung và sức mạnh của nó nói riêng dường như vận động theo một diện mạo khác không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của NHTM . Những năm 1985_1991 đã từng xảy nạn khan hiếm tiền mặt trong ngân hàng và lạm phát giá cả ngoài thị trường làm cho các nhà kinh doanh xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Do vòng quay vốn qua ngân hàng quá chậm, không đủ tiền mặt thanh toán cho các nghiệp vụ thu mua hàng xuất khẩu. Tỷ giá trong ngắn hạn liên tục giảm từ 10000đ/USD xuống tới 9200đ/USD. Hiện nay, trạng thái tỷ giá dường như đảo ngược so với thời kì 85_91. Trên thị trường ngoại tệ, người mua nhiều hơn người bán, người bán lớn nhất là ngân hàng cũng không đáp ứng đủ cho nhu cầu ngoại tệ. - Diễn biến tỷ giá hối đoái trong 2 năm 2001_2002: Trong năm 2001, tỷ giá giữa VNĐvà USD có diễn biến không đều. Trong 4 tháng đầu năm, tỷ giá tăng ở mức thấp (0,09/tháng), từ tháng 5 đến tháng 7, tỷ giá bình quân tăng 0,86/tháng. Riêng tháng 6 tỷ giá tăng tới 1,24%. Tỷ giá tăng mạnh trong những tháng giữa năm do đồng tiền của các nước trong khu vực và trên thế giới tiếp tục bị mất giá với USD đã tạo sức ép giảm VNĐ. Từ tháng 8 tới cuối năm, tỷ giá tăng ở mức thấp hơn so với những tháng giữa năm. Mức tăng bình quân 5 tháng cuối năm là 0,19% do tác động của Fed liên tục cắt giảm lãi suất các NHTM VN cũng liên tục cắt giảm lãi suất tiền gửi USD. Tính chung cả năm tỷ giá USD/VNĐ tăng 3,9% (năm 2000 tăng 3,4%) . Năm 2002, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt thông qua việc mở rộng biên độ giao dịch theo hai chiều tăng giảm ( từ mức tăng 1 chiều không quá 0,1% lên ± 0,25%kể từ 7/2002). Sự nới rộng biên độ giao dịch dẫn tọa điều kiện cho TCTD có quyền chủ động, linh hoạt hơn trong kinh doanh ngoại tệ . Trong 5 năm kể từ 1997_2001 tỷ giá liên tục tăng cao hơn tốc độ tăng của chỉ số giá chung và tăng cao hơn giá vàng, năm 2002 lại tăng thấp hơn. Tỷ giá năm nay thấp nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Tính chung cả năm 2002 giá USD tăng 2,1%. Thực tế cho thấy giá trị đối ngoại của đồng VN cũng giữ được ở thế ổn định mặc dù nền kinh tế thế giới chao đảo và giá vàng tăng đột biến. Năm Chỉ số giá chung Giá vàng Giá USD 1997 1998 1999 2000 2001 2002 3,6% 9,2% 0,1% -0,6% 0,8% 4,05 -6,6% 0,7% -0,2% -1,7% 5,0% 20,0% 14,2% 9,6% 1,1% 3,4% 2,8% 2,1% Hai năm qua, đồng VN ổn định cả về đối nội đối ngoại, đã phục vụ hữu hiệu cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế của đất nước năm sau cao hơn năm trước . - Diễn biến tình hình tỷ giá như trên xuất phát từ các nguyên nhân sau. * Về khách quan: năm 2002 các luồng ngoại tệ tiền mặt chuyển vào Việt Nam tăng cao.Với 2,5triệu Việt Kiều, 310000 người Việt đi xuất khẩu lao động về ước tính đạt 2,2 tỷUSD. Khoản thu ngoại tệ do người nước ngoài đến nước ta du lịch, hoặc do người đi công tác theo các dự án mang về .. do đó mặc dù năm nay nhập siêu lớn, nhưng do nguồn ngoại tệ tiền mặt tăng cao, cộng với diễn biến trái chiều về lãi suất đã làm hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ, chuyển tiền tệ theo chiều hướng ngược lại từ USD sang VNĐ. *Về chủ quan : Do NHNN tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công cụ điều hành tỷ giá và quản lí ngoại hối. Trong 2 năm đầu thế kỉ, NHNN thực hiện chính sách nới lỏng quản lí ngoại hối theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong 2 năm này, tỷ lệ kết hối từ nguồn thu vãng lai của các tổ chức kinh tế đã giảm từ 80% đến 50% rồi xuống 40% theo lộ trình PRGF (chương trình tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ). Hiện nay, NHNN đang áp dụng cơ chế thả nổi có kiểm soát để điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, tỷ giá chính thức được thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường và tỷ giá kinh doanh dao động ±0,25 so với tỷ giá chính thức. Ưu điểm của cách tính này là NHNN có thể kiếm soát sự biến động thất thường của tỷ giá,nhưng mặt trái là không phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng gượng ép, giả tạo. Trong tương lai, NHNN cần thay đổi cơ chế điều hành theo hướng gắn liền với các qui luật của nền kinh tế thị trường . 2.2 Diễn biến lãi suất ngoại tệ . Lãi suất huy động tiết kiệm USD tăng cao trong năm 2000 khiến công chúng cảm nhận gửi bằng USD vừa có lợi,vừa tránh được sự biến động của tỷ giá. Chính vì vậy mà nguồn kiều hối chuyển vào không được công chúng chuyển sang VNĐ. Số dư tiền gửi ngoại tệ của dân cư tại HN năm 1997 là 663 triệu USD,1998 là 1501triệu USD,1999 là 1729 triệu USD,6/2000 là 2578 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2001, NHNN tiếo tục điều hành lãi suất cho vay bằng USD dựa trên cơ sở lãi suất SlBOR 3 tháng cộng 1%/năm đối với cho vay ngắn hạn, còn đối với trung và dài hạn là lãi suất SIBOR 6 tháng cộng 2,5%/năm. Từ 1/6/2001, NHNN đã bỏ qui định khống chế biên độ, cho phép các TCTD dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn, ngoại tệ trong nước mà thỏa thuận với từng khách hàng mức lãi suất cho vay phù hợp hay còn gọi là tự do hóa lãi suất choavay ngoại tệ. Riêng với lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân tại TCTD, NHNN vẫn khống chế ở mức thấp nhằm hạn chế việc găm giữ đô la trên tài khoản và hạn chế đô la hóa trong điều kiện tỷ lệ kết hối 80% giảm xuống 50% và hiện nay là 40%. Do đó lãi suất USD ở nước ta giảm mạnh theo xu hướng quốc tế, hiện nay mức phổ biến cho thời gian không kì hạn : 1,0%_1,2%/năm, kì hạn 3 tháng 1,5%_,0%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạ 5,5%_6,0%/năm, trung dài hạn 6.05%_6,5%/năm. Diễn biến lãi suất USD ở nước ta cho thấy chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường quốc tế, nhất là tác động của 9 lần giảm lãi suất củ cục dự trữ liên bang Mĩ , đồng thời chịu ảnh hưởng của ngân hàng NHNN với điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ. Ngày 4/12/2002 thống đốc NHNN quyết định tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các TCTD và kho bạc nhà nước từ 1,2%/năm lên 1,35%/năm, cao hơn lãi suất của cục dự trữ liên bang Mĩ, có tác động tích cực về tăng lãi suất huy động USD, thu hút ngoại tệ từ xã hội vào hệ thống ngân hàng. Trong 2 tháng cuối năm 2002 nếu lãi suất tiền gửi VNĐ kì hạn trên 1 năm tăng tới 8,64%/năm, cao hơn lãi suất của Fed,LiBOR và SiBOR do NHTM đang mở rộng cho vay USD các dự án lớn trong nước với lãi suất thấp không phải gửi ra nước ngoài . 2.3 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 2.3.1 Gia tăng quĩ dự trữ ngoại hối quốc gia Một điều kiện không thể thiếu trong việc xây dựng khả năng chuyển đổi cho bản tệ là nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia phải dồi dào, nguồn ngoại tệ phong phú sẵn sàng thảo mãn các nhu cầu ngoại tệ hợp lí sẽ củng cố lòng tin của công chúng vào tiền tệ, là tác nhân quan trọng thúc đẩy tiến độ tự do hóa chuyển đổi ngoại tệ . Trong 2 năm qua, tổng dự trữ ngoại hối quốc gia tăng mạnh, năm 2001là 3601 triệu USD, tăng 18,so với năm 2000.Đây là kết quả của chính sách nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng của NHNN. Việc nâng cao tỷ lệ DTBB bằng VNĐ từ 5% -->dã có tác động hỗ trợ rất lớn trong việc điều hành lãi suất và tỷ giá trong thời gian qua, giúp cho lãi suất VNĐ có lợi hơn lãi suất USD, hạn chế được phần nào hiện tượng đô la hóa trong tài sản của hệ thống ngân hàng. Từ tháng 4/2002, NHNN điều chỉnh giảm tỷ lệ tiền gửi DTBB bằng ngoại tệ từ 12% xuống 8% và từ tháng 12/2002 tiếp tục xuống còn 5%. Theo ước tính của IMF, để cân bằng cán cân thanh toán đến năm 2006, Việt Nam cần có 6341 triệu USD. Tình hình đầu tư ngoại hối của Việt Nam từ 1993--> 2006. Năm Dự trữ ngoại hối Tương đương tuần nhập khẩu Năm Dự trữ ngoại hối Tương đương tuần nhập khẩu 93 404 5 00 3030 8,6 94 876 7 01 3601 9,4 95 1376 8 02 3971 9,1 96 1798 9 03 4557 9,5 97 2260 10,1 04 5001 9,6 98 1350 6,1 05 5692 9,8 99 2711 8,1 06 6341 10 Số liệu 2002_2006 là dự tính của IMF. Hiện nay, quỹ dự trữ ngoại tệ được xác định theo tuần nhập khẩu tức là nguồn dự trữ ngoại hối chỉ dừng lại ở mức sẵn sàng thỏa mãn các nhu cầu ngoại tệ để cân bằng cán cân thanh toán. Điều này chỉ phù hợp khi VN ở trạng thái thường xuyên thâm hụt cán cân thương mại và dịch vụ. Trong khi đó, những năm đầu đổi mới, nguồn vốn chảy vào VN khong ngừng tăng, cán cân vốn thặng dư và mức thặng dư tăng theo thời gian.Đã hơn 10 năm mở cửa,thời gian án hạn các khoản vay đã hết, thời gian trả nợ đến gần, khoản lãi và nợ gốc của các đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đến kì hạn thanh toán,nhu cầu chuyển vốn ra nước ngoài, kinh doanh của các doanh nghiệp VN đang có xu hướng ngày càng gia tăng ... Đây là những nhu cầu chính đáng càn được thỏa mãn. Nói cách khác, để tránh tình trạng căng thẳng về ngoại tệ trong tương lai, NHNN cần thay đổi cách tính nguồn ngoại tệ dự trữ bằng cách cộng thêm khoản dự phòng cho các nhu cầu ngoại tệ phát sinh từ cán cân vốn, đồng thời gia tăng nguồn ngoại hối cho mục tiêu ổn định tỷ giá khi thị trường tài chính trong và ngoài nước biến động . 2.3,2 Ngân hàng phải thực hiện chức năng là người mua bán cuối cùng. Một đặc điểm nổi bật của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là sự mất cân đối trong giao dịch. Tùy theo giai đoạn của nền kinh tế lúc thừa ngoại tệ tất cả các thành viên đều đặt lệnh bán (1994_1995), lúc căng thẳng ngoại tệ mọi NHTM đều đặt mua (1997_1998). Lẽ ra, để cân đối thị trường NHNN phải can thiệp thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ, nhưng điều này không được thực hiện như mong đợi. Điều này làm giảm lòng tin của các thành viên vào thị trường, các NHTM trực tiếp kinh doanh với nhau không thông qua thị trường, ô nhưng thị trường này chỉ có các NHTM VN, các chi nhánh lớn hoạt động ở các thành phố trung tâm được tham gia. Vì vậy vẫn xẩy ra hiện tượng các chi nhánh NHTM ở địa phương thiếu ngoại tệ bán cho các doanh nghiệp, hoặc bán không đủ nên doanh nghiệp phải mua gom ở nhiều ngân hàng chuyển về một ngân hàng mới đủ số ngoại tệ cần thiết thực hiện cho một thanh toán với nước ngoài. Đây cũng là một nguyên nhân khiến một số dự án đầu tư nước ngoài mở tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau, điển hình đó là công ty VEDAN mở 6 tài khoản ngoại tệ ở 6 ngân hàng trên địa bàn và 3 tài khoản ở các ngân hàng trên địa bàn TPHCM và Hà Nội. 2.3,3 Các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ Hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động khá mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam. Nó có khả năng mang lại lợi nhuận lớn trong tổng thu nhập của NH. Đối với một số ngân hàng thì thu nhập từ kinh doanh ngoại hối chiếm 25_35% tổng thu nhập. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh còn đáp ứng nhu cầu thanh toán một loại tiền nào có khi ngân hàng có nhu cầu. Khi NH thiếu một loại tiền, họ có thể bán một loại tiền khác để mua loại tiền NHTW cần. Đây cũng là một cách ngân hàng tự bảo vệ tài sản (hedging) khi đầu tư vào một loại tiền có tính ổn định cao hơn. Đây là một nghiệp vụ hết sức phức tạp đòi hỏi phải có trình độ nhạy bén, bản lĩnh. Mục tiêu chung của các NHTM về tổng thể kinh doanh phải có lãi nhưng từng thương vụ có thể gặp rủi ro . QĐ số 18/1998/QĐ NHNN7(10/1/1998) qui định trạng thái ngoại tệ dư thừa hoặc dư thiếu cuối ngày không vượt quá 30%, (trong đó 15%) vốn tự có của TCTD là cứng nhắc và không tạo ra thông thoáng để cácTCTD tận dụng thời cơ thuận lợi để kinh doanh. Ngày giao dịch của nghiệp vụ trao ngay:giao dịch giao ngay được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc sau ngày đàm phán. Nghiệp vụ trao ngay trên thị trường liên ngân hàng cũng chỉ được thực hiện 2 ngày sau ngày thỏa thuận. Tuy nhiên, các giao dịch trực tiếp giữa các NHTM thường được các bên thực hiện ngay hoặc sau một ngày làm việc nhằm tiết giản thời gian chuyển chứng từ. Để khuyến khích các NHTM mua bán ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng, NHNN phải đẩy nhanh tốc đọ thanh toán bằng cách nối mạng thanh toán bù trữ liên ngân hàng cho tất cả các định chế được phép kinh doanh tiền tệ. Nếu sử lí chứng từ được tiết giảm, các NHTM không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch mà còn tận dụng nhiều cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, nó góp phần nâng coa hiệu quả hoạt động của thị trường liên ngân hàng . Về vấn đề kí quỹ, để đảm bảo viẹc thực hiện hợp đồng kinh doanh của các đối tác ngân hàng có thể yêu cầu mức kí quỹ 1_2% giá trị hợp đồng. Tài khoản ký quỹ được trả thao lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Nếu tỷ giá trong qúa trình thực hiện biến độn có lợi cho khách hàng khoản ký quỹ không thay đổi ngược lại nếu tỷ giá thay đổi bất lợi cho khách hàng chẳng hạn tỷ giá (VNĐ/USD) lên đối với người bán kỳ hạn USD hoặc tỷ giá (VNĐ/USD) giảm đối với người mua kỳ hạn USD khách hàng có nguy cơ bị lỗ. Khi khoản lỗ đạt đến mức độ nhất định, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ xung tiền ký quỹ. Số tiền ký quỹ sẽ là “cái van”an toàn giúp các bên thực hiện tốt hợp đồng kỳ hạn. Bên cạnh nghiệp vụ trao ngay, kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiệp vụ tương lai và hoán đổi ngoại tệ. Do nhiều nguyên nhân khách quan, NHNNhiện đang còn dè dặt với nghiệp vụ này. Trong tương lai, với xu hướng toàn cầu hóa, NHNN cần phải cho phép các NHTM từng bước tiếp cận với các nghiệp vụ này vừa làm đa dạng và sinh động thị trường hối đoái vừa cung cấp thêm một số công cụ kiểm soát và phòng ngừa rủi ro ở mức độ cao hơn cho nền kinh tế . 2.4 Việc quản lí các giao dịch vãng lai . Với quyết định 37/1998/QĐ_TTg các doanh nghiệp chỉ được duy trì một tài khoản tiền gửi và khi có nhu cầu mở thêm tài khoản phải đăng kí với NHNN. Việc mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng có chuyển biến tích cực, góp phần đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp, giảm tình trạng căng thẳng về ngoại tệ. Ngoài khuyến khích, thu hút vốn đàu tư nước ngoài, nhà nước VN còn khuyến khích người Vn định cư ở nước ngoài chuyển tiền về giúp đỡ người thân và đầu tư, với những ưu đãi như miễn thuế thu nhập cho người được hưởng, có thể lĩnh bằng VNĐ hoặc ngoại tệ tiền mặt. Chính từ chủ trương khuyến khích nguồn thu này, hàng năm có thể có nguồn ngoại tệ vào VN ước tính trên dưới 2 tỷ USD. Được phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán nhập nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ . Tiếp tục lộ trình để xây dựng từng bước thực hiện tự do hóa các giao dịch, tập trung các giao dịch ngoại tệ qua ngân hàng, hạn chế hiện tượng mua bán ngoại tệ trên thị trường “chợ đen” giảm đô la hóa nền kinh tế. 2.5 Về hoạt động quản lí ngoại hối trong năm 2002 . TP HCM chi nhánh NHNN đã cấp phép cho 191 bàn ủy nhiệm thu đổi ngoại tệ, 70 bàn thu đổi trực tiếp, với doanh số thu đổi đạt 902 triệu USD. Số lượng kiều hối chuyển về thành phố theo con đường chính thức thống kê được bình quân mỗi tháng : 80 triệu USD, ước tính cả năm đạt 1,0 tỷ USD. Chi nhánh NHNN cũng cấp 1956 giấy pháp chuyển ngoại tệ cá nhân ra nước ngoài, với 17,6 triệu USD cho nhu cầu du học, chữa bệnh, định cư... Theo số liệu của tổng cục hải quan, trong năm 2002, bình quân mỗi tháng số ngoại tệ tiền mặt cá nhân mang vào nước ta qua các cửa khẩu kiểm soát được đạt bình quân 57,7 triệu USD, tăng so với mức bình quân hàng tháng của năm 2001 là 56,4 triệu USD. Số ngoại tệ đưa ra 51 triệu USD/1 tháng bình quân, cao hơn năm 2001(46 triệu USD). Qua đó cho thấy nguồn ngoại tệ tiền mặt đưa vào vẫn lớn hơn đưa ra, nước ngoài vẫn kiểm soát được. Nhiều vụ xuất lậu ngoại tệ của Việt kiều và người nước ngoài đã được phát hiện và sử lí kịp thời, đúng pháp luật, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện chính sách quản lí ngoại hối và điều hành tỷ giá . Quản lí ngoại hối dối với đầu tư nước ngoài : thu hút đầu tư bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp quan hệ với các NHTM trong các giao dịch vãng lai . 2.6 Về việc quản lí vay nợ và trả nợ nước ngoài . Mặc dù chính phủ đã ban hành NĐ số 58/CP về quản lí vay nợ năm 1993, nhưng việc quản lí vay nợ của doanh nghiệp, nhất là quản lí L/C trả chậm còn lỏng lẻo. Hậu quả là cho tới năm 1996 nhập siêu ở mức báo động trong đó nhập khẩu thông qua L/C trả chậm chiếm tỷ lệ đáng kể (18%). Còn các L/C đến hạn trả nợ vào cuối năm 96 và đầu năm 97 làm tăng đột biến nhu cầu ngoại tệ trên thị trường gây sức ép tăng tỷ giá ngoại tệ. Bằng việc đưa ra qui chế mở L/C hàng nhập trả chậm theo qui định số 07/QĐ_NHNN 7 ngày 1/7/1997 đã buộc các NHTM thận trọng trong việc bảo lãnh cho việc thanh toán này. Sau khi thực hiện các biện pháp hạn chế mở L/C trả chậm kể cả việc tăng quĩ tối thiểu khi mở L/C lên 80% và các qui định đối với NH các doanh nghiệp mở L/C, doanh số mở L/C giảm dần. Nguyên nhân dẫn tới vay nợ nước ngoài ngày càng nhiều là do khó khăn về cán cân thanh toán, thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Tình hình này còn có thể trở nên trầm trọng hơn do tình trạng chạy vốn ra nước ngoài. Khi đồng nội tệ bị định giá cao, những người có điều kiện chuyển vốn ra nước ngoài sẽ có thêm động cơ mạnh mẽ để họ làm như vậy, chính điều này sẽ làm giảm đầu tư nước ngoài, gây bất ổn cho nền kinh tế. Vốn nước ngoài không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết đất nước và phát triển quốc gia mà còn là nguồn cung ngoại tệ không thể thiếu cho tổ quốc. Việc tiếp xúc với nhà tài trợ, cải cách thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, lập tốt kế hoạch giải ngân sẽ góp phần quan trọng trong việc mở rộng nguồn vốn nước ngoài. Chính sách quản lí ngoại hối và chính sách tỷ giá là điều kiện quyết định tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, nó phản ánh rõ được sức mua của đồng tiền trong nước. Việc sử dụng biện pháp hành chính dể qui định nghĩa vụ bán và mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức đã thực sự có hiệu quả khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ, biện pháp này đã được nới lỏng năm 1998 qui định tỷ lệ kết hối là 80%, năm 1999 là 50%, năm 2001 còn 40%, năm 2002 là 30%. Qui định tỷ lệ phải bán cho ngân hàng chỉ là giải pháp tình thế không cải thiện cơ bản quan hệ cung cầu ngoại tệ mà còn phát sinh hiện tượng các tổ chức kinh tế mở nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau để tránh phải bán cho NH ở tỷ lệ qui định. Xuất hiện hiện tượng xấu đó là khi người được hưởng có ngoại tệ sẵn sàng tham gia kiếm lợi trên thị trường tự do để kiếm lời, tạo điều kiện tiếp tay cho bọn đầu cơ buôn lậu hàng hóa và nhập lậu vàng qua biên giới. Những can thiệp mang tính chất kĩ thuật nghiệp vụ cũng được xem xét. Việc ấn định một tỷ lệ cộng thêm vào tỷ giá giao dịch kì hạn là một cách xác định chủ quan mang tính hành chính. Trong thực tế các ngân hàng thực hiện kí các đồng giao dịch kì hạn chỉ mang tính đối phó với biến động tỷ giá khi tỷ giá giao dịch được ấn định quá xa với tỷ giá trên thị trường tự do .. 3. Thành quả và hạn chế của chính sách quản lí ngoại hối của VN trong thời gian qua. 3.1. Kết quả đã đạt được Cùng với sự biến động của nền kinh tế, chính sách quản lí ngoại hối đã được đổi mới triệt để về tư duy lẫn điều hành. Chính sách nới lỏng quản lí ngoại hối hóa đã dần dần thay thế chính sách độc quyền kiểm soát và kinh doanh ngoại hối của nước ngoài. Cơ chế điều hành tỷ giá cũng được thay đổi căn bản từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Các công cụ quản lí ngoại hối được sử dụng tương đối hiệu quả, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bắt đầu hình thành và phát triển. Trong quá trình vận hành, chính sách quản lí ngoại hối đã có sự phối hợp với các chính sách tiền tệ khác . Hệ thống văn bản pháp qui từng bước được hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn trước ; đã gắn kết và phục vụ đắc lực cho chính sách phát triển kinh tế của đảng và nhà nước. Các văn bản được ban hành đã mang các nội dung cụ thể, thiết thực, đơn giản hóa được các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho khách hàng, bám sát mục tiêu hội nhập quốc tế. Các qui định pháp lí được xây dựng theo nguyên tắc tạo hành lang pháp lí dõ ràng, môi trường kinh doanh thông thoáng để các tổ chức cá nhân dễ thực hiện. Các giấy phép, thủ tục, hồ sơ ( đối với giao dịch vãng lai, hoạt động kinh doanh vàng, vay, trả nợ nước ngoài ...) đã giảm thiểu rất nhiều so với trước. Những chuyển biến trong kiểm soát ngoại hối đã góp phần đáng kể trong việc thu hút nguồn vốn nước ngoài, tạo điều kiện phát triển ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuát khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của VN với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới . - Về lãi suất ngoại tệ : Do thực hiện giải pháp đồng bộ, việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bảngoại hối đã đi vào nề nếp, mặt bằng lãi suất đã hình thành một cách hợp lí theo xu hướng có lợi cho lãi suất đồng Việt Nam, lãi suất cho vay được hình thành theo hướng tích cực, đáp ứng việc thực hiện chủ trươngõn hàng kích cầu của Chính Phủ. 3.2 Những tồn tại của chính sách quản lí ngoại hối Bên cạnh những thành quả đã đạt được trong những năm qua chính sách quản lí ngoại hối vẫn còn một số tồn tại nhất định. Đó là tỷ giá chưa thực sự phản ánh đúng quan hệ cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Sự kết hợp giữa chính sách quản lí ngoại hối với chính sách quản lí vĩ mô khác đã có nhưng chưa hài hòa. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Thị trường ngoại tệ “tự do” vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ .Việc thực hiện chính sách quản lí ngoại hối chưa thật bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Một số phạm vi, đối tượng quản lí NH chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời trong quá trình thực hiện một số văn bản pháp qui về lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ một số vấn đề bất cập, chưa thao kịp đà phát triển kinh tế, một số văn bản còn thiếu đồng bộ, có nhiều mục tiêu trái ngược nhau. - Tỷ lệ kết hối thấp, tỷ giá tăng cao, nên các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ đã găm giữ lại ngoại tệ trên tài khoản của mình không bán cho ngân hàng, gây áp lực lên cung cầu ngoại tệ. Các NHTM không được ngoại tệ để bán cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc NHNN phải bán ngoại tệ cho các NHTM nhiều hơn các năm trước - NHNN qui định biên độ giao dịch mua bán ngoại tệ có kì hạn quá hẹp, nên các NH và doanh nghiệp tìm mọi cách mua bán với nhau ngoài biên độ. - Tỷ giá tiếp tục tăng cao dẫn đến tâm lí găm giữ ngoại tệ, không gửi vào ngân hàng. Tình trạng đô la hóa tài sản có trong hệ thống ngân hàng giảm nhưng đô la hóa trong nền kinh tế tăng lên. - Mất cân đối trong giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Không đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ của người dân, giảm lòng tin vào thị trường, nó làm giảm tồn quỹ dự trữ ngoại hối và giảm vai trò điều tiết của thị trường. - Về việc kí quĩ trong giao dịch ngoại hối : việc không kí quĩ sẽ làm giảm chi phí giao dịch nhưng lại làm tăng rủi ro thiếu giải pháp phòng ngừa. Hiện nay, các giao dịch ngoại hối chủ yếu được thực hiện tại thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhưng trong thời gian qua vừa ít về lượng vừa kém về chất, đơn điệu về ngoại hình giao dịch làm ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách tìn tệ nói chung và hoạt động quản lí ngoại hối nói riêng. Nguyên nhân của các tồn tại trên: - Mặc dù NHNN đã cho phép các NHTM mua bán kì hạn và hoán đổi ngoại tệ, nhưng thị trường kì hạn hoạt động khá mờ nhạt. Nguyên nhân của vấn đề này là ở chỗ : do NHNN khống chế thời hạn và tỷ giá mua bán trong các hợp đồng kì hạn. Trong quyết định số 1198/2001/QĐ NHNN,NHNN qui định tỷ giá kì hạn không được vượt quá một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá trao ngay . - Về việc cho phép các NHTM tiếp cận các nghiệp vụ tương lai và quyền chọn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện nay NHNN vẫn còn vẫn dè dặt với nghiệp vụ này . - Do tỷ lệ kết hối thấp, tỷ giá tăng cao dẫn đến việc các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ găm giữ lại . - Việc các ngân hàng mua bán ngoài biên độ là do NHNN qui định biên độ giao dịch ngoại tệ có kì hạn quá hẹp . - Do lãi suất ngoại tệ hạ thấp, tỷ giá tăng làm cho công chúng có tâm lí găm giữ ngoại tệ không gửi vào ngân hàng . - Hiện nay trên thế giới mặc dù USD có vị thế hơn hẳn các ngoại tệ khác, xong trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng mộy loại ngoại tệ duy nhất sẽ làm cho tỷ giá bị ràng buộc vào loại ngoại tệ đó . - Về kinh doanh ngoại hối : việc qui định trạng thái ngoại tệ dư thừa, thiếu cuối ngày không được vượt quá 30%(trong đó USD Mỹ 15%) VTC của TCTD tận dụng thời cơ thuận lợi kinh doanh . - Giá vàng trên thị trường VN hiện nay tăng cao đó là do : ở nước ta 80% nhu cầu vàng là từ nhập khẩu cùng với sự trầm lặng của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản . Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại như trên đã trình bày phần lớn là do sự vận dụng các chính sách của nhà nước chưa nhạy bén và linh hoạt, chúng ta đã mắc phải nhiều sai lầm khi mà dập khuôn theo những kinh nghiệm quản lí của nước ngoài theo lí thuyết cứng nhắc, chưa phù hợp với diễn biến, trình độ hành vi của các tác nhân kinh tế trong nước và bối cảnh nền kinh tế đất nước trong từng thời kì. Để khắc phục những tồn tại nêu trên và để quản lí ngoại hối được thực hiện tốt hơn cần phải có những giải pháp phù hợp. Ch­¬ng III: Gi¶i ph¸p qu¶n lý ngo¹i hèi trong thêi gian tíi Trong thời gian tới_2005 khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức AFTA,WTO,…Việt Nam sẽ phải tháo bỏ hàng rào thuế và phi thuế quan trong thương mại và chu chuyển vốn quốc tế. Điểm thuận lợi của quy định này là tạo cơ hội mở rộng giao thương trong khối ASEAN, nhưng vấn đề là thu ngân sách nhà nước bị giảm sút, cung ngoại tệ của quốc gia bị thu hẹp. Năm 2005 được xem là thời điểm quan trọng trong định hướng chiến lược quản lí ngoại hối quốc gia. +Giai đoạn từ nay đến năm 2005: NHNN tiếp tục nới lỏng quản lí ngoại hối, thu hút ngoại tệ tiết kiệm, tự có trong dân cư; tạo thông thoáng trong việc tiếp nhận và chi trả kiều hôí: giảm dần tỉ lệ kết hối đối với các tổ chức và cá nhân có nguồn thu ngoại tệ: không khắt khe với thị trưòng ngoại tệ tự do: nới rộng biên độ giao động trong xác định tỷ giá của các NHTM: tự do hoá lãi suất.. + Từ sau năm 2005: Tù do qu¶n lÝ ngo¹i hèi. ChÝnh phñ cÇn thay ®æi chÝnh s¸ch qu¶n lÝ ngo¹i hèi. Ho¹t ®éng nµy bao gåm viÖc gi¶m dÇn, tiÕn ®Õn lo¹i bá sù can thiÖp trùc tiÕp cña NHNN trong viÖc x¸c ®Þnh tØ gi¸, xo¸ bá c¸c quy ®Þnh mang tÝnh hµnh chÝnh trong kiÓm so¸t ngo¹i hèi, thiÕt lËp tÝnh chuyÓn ®æi cho ®ång tiÒn ViÖt Nam, sö dông linh ho¹t vµ hiÖu qu¶ c¸c c«ng cô qu¶n trÞ tØ gi¸, n©ng cao tÝnh chñ ®éng trong kinh doanh tiÒn tÖ cña c¸c NHTM. §Þnh h­íng vÒ qu¶n lÝ ngo¹i hèi cña NHNN trong thêi gian tíi. Trªn c¬ së lµ tù do ngo¹i hèi nh­ng ph¶i phï hîp víi c¸c th«ng lÖ quèc tÕ, c¸c tæ chøc quèc tÕ mµ ViÖt Nam lµ thµnh viªn. C¬ chÕ ngo¹i hèi ngµy cµng ph¶i linh ho¹t vµ phï hîp víi xu thÕ ph¸t triÓn cña ®Êt n­íc vµ héi nhËp quèc tÕ. Bªn c¹nh viÖc kh«ng ngõng n©ng cao kh¶ n¨ng, vai trß cña nhµ n­íc trong viÖc kiÓm so¸t chÆt chÏ vÒ ngo¹i hèi, c¸c luång ngo¹i tÖ ®¶m b¶o sù æn ®Þnh trong m«i tr­êng kinh tÕ vÜ m«, sù can thiÖp cña NHNN ®Õn thÞ tr­êng ngo¹i hèi sÏ gi¶m dÇn, chñ yÕu can thiÖp th«ng qua viÖc ban hµnh c¸c chÝnh s¸ch. Ho¹t ®éng qu¶n lÝ ngo¹i hèi sÏ ®­îc thùc hiÖn theo h­íng t¨ng c­êng sö dông c¸c biÖn ph¸p kinh tÕ, h¹n chÕ ®Õn møc tèi ®a viÖc sö dông c¸c biÖn ph¸p hµnh chÝnh. a. Chính sách tỉ giá hối đoái phải được điều chỉnh linh hoạt & theo hướng thị trường hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các chính sách nói chung và chính sách tỉ giá hối đoái nói riêng phải điều chỉnh linh hoạt thích ứng với môi trường quốc tế thường xuyên thay đổi, giảm thiểu các tổn thất do các cú sốc bất lợi bên ngoài tác động vào nền kinh tế trong nước. Tỉ giá hối đoái phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường, hạn chế sự can thiệp của nhà nước bằng biện pháp hành chính. Tỉ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính là tỉ giá mang hai yếu tố thị trường và có sự can thiệp của nhà nước. Vì vậy, ngân hàng nhà nước lấy tỉ giá bình quân liên ngân hàng làm tỉ giá công bố chính thức. Thay cho chế độ tỉ giá gắn với đồng USD và điều chỉnh linh hoạt, tỉ giá chính thức sẽ được gắn với rổ đồng tiên. Điều này sẽ khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán. Chính sách tỉ giá hối đoái sẽ góp phần duy trì cân băng kinh tế bên trong và bên ngoài, điều hoà lợi ích giữa hoạt động xuất nhập khẩu, lợi ích giữa các nhóm dân cư, thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu theo hướng có lợi cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. b. Qui định tỉ lệ kết hối: không nên cố định các tỉ lệ % trong các giao dịch kì hạn, thay bằng qui định biên độ giao dịch kì hạn, như vậy nghiệp vụ giao dịch hối đoái kì hạn mới thực sự có tính khả thi, hạn chế các hiện tượng chuyển hoá qua lại giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Việc ấn định tỉ lệ kết hối ngoại tệ cần được nới lỏng tới mức tối đa, tiến tới không qui định tỉ lệ kết hối. Đồng thời có biện pháp hạn chế tình trạng ĐôLa hoá đang có chiều hướng tăng bắng cách chỉ cho người được hưởng kiều hối lĩnh ra bằng ngoại tệ tiền mặt cả tiết kiệm tiền mặt khi có nhu cầu chi trả, thanh toán có liên quan đến nước ngoài bằng ngoại tệ. Cá nhân chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phải được hạn chế đối tượng, mức tiền cho chuyển, hạn chế đối tượng được mua và mức mua để mang, chuyển ra nước ngoài. c. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng sẽ được hoàn thiện với hoạt động thư ờng xuyên, và phát triển cả về qui mô, doanh số giao dịch, số lưọng thành viên và loại hình giao dịch trên thị trường. Các ngân hàng thưong mại sẽ tăng cưòng hơn nữa việc thực hiên các giao dịch kì hạn, hoán đổi, dần dần tiếp cận với nghiệp vụ tưong lai và nghiệp vụ quyền chọn. d. Nâng cao giá trị của đổng tiền Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường sức mạnh của một đồng tiền không xuất phát từ giá trị nội tại của nó mà nó đựơc định đoạt bởi khối lưọng hàng hoá hay sức mạnh của nền kinh tế, tài chính mà nó đại diện. Do đó, để nâng cao sức mua của VNĐ bên cạnh các lỗ lực của hệ thống ngân hàng, chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp kích thích phát triển kinh tế như: Hiện đại hoá nền sản xuất trong nước, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp, xử lí các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, thu hút vốn đầu tư…Tạo khả năng chuyển đổi từng phần cho VNĐ. Để nâng cao giá trị cho đồng bản tệ. củng cố hoạt động quản lí ngoại hối, NHNN nên thực hiện việc tự do chuyển đổi đồng tiền Việt Nam, trước mắt là trong các giao dịch vãng lai. Khi nền kinh tế tương đối ổn định, quỹ dự trữ ngoại tệ dồi dào, chính phủ tiến hành tự do chuyển đổi tiền tệ trong các giao dịch vốn, sau đó mở rộng ra các giao dịch khác. e. Hoạt động quản lí ngoại hối khác: thẻ thanh toán là một loại ngoại hối, nhưng hiện nay NHNN chưa có biên pháp kiểm soát lưọng ngoại tệ qua nước ngoài bằng phưong tiện thẻ. Vì vậy, NHNN cần thiết lập ngay các biện pháp kiểm soát tình hình thanh toán thẻ quốc tế của các NHTM, nhằm quản lí chặt lưọng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài trong kì. Ngoài ra, NHNN cần có biện pháp chặt chẽ và cứng rắn hơn trong việc quản lí ngoại hối của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, doanh nghiệp, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoạt động kinh doanh vàng bạc,đá quí… f. Mở rộng nguồn vốn nước ngoài OAD,FDI…Chính phủ cần chủ động và linh hoạt trong việc tiếp xúc với nhà tài trợ, cải cách thủ tục hành chính, cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp quan hệ với NHTM trong các giao dịch vãng lai. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, NHNN cũng đang phối hợp với UB chứng khoán nhà nước soạn thảo các quy định về quản lí ngoại hối đối với đầu tư của tổ chức và cá nhân nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời đảm bảo an toàn cho thị trưòng mới mẻ này… 2. Một số giải pháp góp phần tăng cưòng quản lí ngoại hối trong thời gian tới. 2.1.Về điều hành tỉ giá Nhận thức được hạn chế của cơ chế thả nổi có điều tiết là tỉ giá không phản ánh đúng quan hệ cung cầu tiền tệ, đồng thời xác định được mục tiêu cho tới năm 2005. NHNN có thể thay đổi cơ chế điều hành tỉ giá theo hướng gắn liền với các qui luật của nền kinh tế thị trường bằng nhiều biện pháp. NHNN cần mở rộng biên độ giao dịch trong xác định tỉ giá; nới lỏng các qui định mang tính hành chính trong quản lí ngoại hối, tạo điều kiện cho các NHTM kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỉ giá. Sau năm 2005 NHNN giảm dần, tiến đến loại bỏ các biện pháp điều tiết tỉ giá mang tính chất hành chính như: qui định tỉ lệ kết hối, khống chế tỉ giá kì hạn, giới hạn phí hoán đổi tiền tệ, hạn chế biên độ trong xác định tỉ giá kinh doanh …nếu được thiết lập hoàn toàn trên qui luật cung cầu, tỉ giá có thể phản ánh trung thực giá trị bản tệ, tạo điều kiện cơ bản năng động hoá thị trưòng hối đoái, đa dạng các công cụ quản trị rủi ro tỉ giá…Áp dụng tỉ giá trung bình để xác định giá trị bản tệ: bên cạnh việc theo dõi diễn biến tỉ giá (VND/ USD), NHNN nên quan tâm đến diễn biến của VND so với các ngoại tệ khác đồng thời cần phải có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỉ giá và chính sách lãi suất. Đây là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Trong thời gian tới bên cạnh việc xây dựng một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh có khả năng kích thích nền kinh tế phát triển, hiện đại hoá nền sản xuất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, chống buôn lậu, bài trừ tham nhũng… Chính phủ cần phải linh hoạt và nhạy bén trong điều hành chính sách tiền tệ: đặc biệt là phải hoàn thiện thị trường hối đoái. 2.2 Về quản lí dự trữ ngoại hối Đây là điều kiện quan trọng để NHNN thực hiện nhiệm vụ là người mua bán cuối cùng trên thị trưòng ngoại tệ liên ngân hàng, đồng thời để đối phó với những trường hợp mất cân đối trong cán cân thanh toán hay những biến động trong điều kiện thương mại. Nếu không đảm bảo được một mức dự trữ hợp lí thì nền kinh tế trong nước sẽ bị ảnh hưởng, tỉ giá và lãi suất trong nước sẽ không ổn định, mặt khác có một mức dự trữ quốc tế hợp lí còn là điều kiện đảm bảo độ tin cậy trong nước và thế giới đối với những cố gắng trong chính sách kinh tế vĩ mô. Để nâng cao dự trữ ngoại hối đề án xin đề xuất một số biện pháp sau: Trước tiên cần chú trọng tranh thủ đến mức tối đa có thể được để tăng tích luỹ ngoại tệ. Dự trữ ngoại tệ ít nhất phải tăng tương đương với nhịp độ tăng của kim ngạch xuất khẩu. Tập trung quản lí ngoại tệ vào một đầu mối duy nhất là NHNN, ngay cả ngoại tệ của kho bạc nhà nước cũng cần được bán ngay cho NHNN và khi có nhu cầu thì mua lại như những đơn vị khác. Trong thời gian tới khi dự trữ ngoại tệ chưa đủ mạnh thì khi cần thiết sử dụng dt ngoại tệ để tác động vào tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường thì cần thiết phải đảm bảo là lượng ngoại tệ đưa vào được sử dụng có hiệu quả. NHNN sẽ thực hiện bằng các nghiệp vụ của mình. Từng bước xây dựng cơ chế, hành lang pháp lí, môi trường hoạt động nhằm từng bước đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ lên đúng vị trí của nó trong can thiệp điều hành chính sách quản lí ngoại hối. Xem xét lựa chọn phương án khả thi cho việc xây dựng cơ cấu DTNT trong số các đồng tiền mạnh trên thế giới, chủ yếu nổi lên 3 đồng tiền chính: USD, EUR, JPY. 2.3 Về phát triển thị trưòng ngoại tệ liên ngân hàng. NHNN phải thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng, NHNN cần làm tốt việc đặt lệnh mua và lệnh bán ngoại tệ cuối cùng trên thị trưòng ngoại tệ liên ngân hàng để tác động gián tiếp đến tỉ giá. Đối với các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, để năng động hoá thị trưòng ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN nên quan tâm đến các vấn đề sau: đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong các giao dịch ngoại tệ trao ngay bằng cách nối mạng thanh toán bù trừ liên ngân hàng cho tất cả các định chế được phép kinh doanh tiền tệ, tỉ giá kì hạn và hoán đổi tiền tệ phải phù hợp với quy luật cung cầu, tránh tình trạng khống chế giá mua bán, hoán đổi tiền tệ như hiện nay, đế nghị kí quỹ trong các giao dịch ngoại hối có kì hạn nhằm hạn chế rủi ro do mất khả năng chi trả của khách hàng, cho phép thực hiện nghiệp vụ tưong lai và quyền lựa chon về tiền tệ.Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia bằng cách phát hành thêm tiền để thu mua ngoại tệ góp phần xây dựng khả năng chuyển đổi cho đồng bản tệ. 2.4 Tạo khả năng chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam Để thực hiện mục tiêu này, trước tiên, Chính phủ phải có một chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh. Thứ hai, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng cải thiện. Thứ ba, điều kiện quan trọng kế tiếp trong việc chuyển đổi đồng tiền là phải có đủ lượng ngoại tệ dự trữ. Để từng bước góp phần loại trừ vấn nạn ĐÔLA HOÁ và tiến tới trên phạm vi Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, cần thiết phải xem xét một số điểm sau; + Khoanh hẹp tiến tới không cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ tiền mặt để kiểm soát tốt những nghiệp vụ ngân hàng mang tính đầu cơ tiền tệ. + Cải thiện hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân mở các tài khoản séc cá nhân và đẩy mạnh thanh toán trực tiếp qua hệ thống ngân hàng, đồng thời NHNN nên nghiên cứu những hình thức đánh thuế hay áp dụng cho những hoạt động chuyển hối từ đồng Việt Nam (tiền mặt) sang ngoại tệ tiền mặt khi mang ra nước ngoài. + Chú trọng quản lí chặt chẽ các bàn thu đổi ngoại tệ, tổ chức mạng lưới thu đổi ngoại tệ hữu hiệu cho khách hàng và các cư dân ra vào Việt Nam. 2.5 Về quản lí ngoại hối - Trong tương lai dài, các công cụ quản lí mang tính chất hành chính như một số quy định trong các văn bản pháp lý : Nghị định 63/NĐ-CP, quyết định 61/2000/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 và các thông tư hướng dẫn 01/1999/ tt-NHNN ngày 16/4/1999 và 05/2001TT-NHNN ngày 31/5/2001 cần được dỡ bỏ khi tình hình cho phép để tạo sự thông thoáng cho hoạt động ngoại hối.Nhưng trong giai đoạn hiện nay, tình hình trong nước và thế giới còn đang phải đối đầu với những dao động thì việc tồn tại của những qui định quản lí chặt chẽ này là những giải pháp tình thế hoàn toàn đúng đắn. Do đó, trong những trương hợp cần thiết Chính Phủ và NHNN hoàn toàn có thể ra những quyết định mang tính chặt chẽ nhưng phải có sự giải quyết thoả đáng giữa quyền lợi và nghĩa vụ mua bán ngoại tệ hơn. Phải có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi những quy định trong chế độ quản lí ngoại hối hiện hành, đồng thời phải thường xuyên rà soát để loại bỏ các văn bản, các qui định lạc hậu, mâu thuẫn nhau, góp phần làm cho các qui định pháp lí được đơn giản, dễ hiểu và có hiệu quả. 2.6 Về chính sách tiền tệ và lãi suất Trong các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ giữ một vị trí quan trọng với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, từ đó đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế. Hiện nay việc điều hành CSTT đang được từng bước đổi mới phù hợp với cơ chê thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế. Việc chuyển từ cơ chế điều hành bằng các công cụ trực tiếp sang gián tiếp với sự ra đời của thị trưòng mở đánh dấu bước tiến quan trọng. Bên cạnh đó, việc áp dụng lãi suất cơ bản thay cho lãi suất trần cũng là một bước tiến tới tự do hoá lãi suất. Trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục điều hành cơ chế lãi suất cơ bản ngày càng linh hoạt. + Giai đoạn 1: xuất phát từ điều kiện khách quan khi thi trường tài chính chưa phát triển, đặc biệt là thị trưòng ngoại tệ liên ngân hàng chưa khẳng định rõ vị trí một cách mạnh mẽ do đó vẫn nên duy trì cơ chế công bố lãi suất cơ bản hàng tháng cộng biên độ cho phép theo quyết định 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 2/8/2000 như hiện nay. Điểm cơ bản là không có sự chênh lệch quá lớn giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ để có thể dẫn tới hiện tượng chuyển hoá qua lại giữa nội tệ và ngoại tệ, đồng thời đảm bảo giảm mức chênh lệch ls cho vay bằng nội tệ và ls cho vay bằng ngoại tệ là sự phản ánh những thay đổi dự tính trong tỉ giá và mức độ rủi ro, tính thanh khoản giữa các đồng tiền. + Giai đoạn 2: ở giai đoạn phát triển thị trường tiền tệ và thực hiện quá trình tự do hoá ls. Khi thị trường tiền tệ đã hình thành, trong đó NHNN đã đủ kinh nghiệm và năng lực để vận hành thị trường, hệ thống ngân hàng đã phát triển ở một trình độ nhất định để hoà nhập vào thị trường khu vực và quốc tế. Vì vậy, trong giai đoạn này, NHNN sẽ không cần khống chế lãi suất cơ bản mà chỉ công bố lãi suất cho vay tái chiết khấu, tạo một cơ chế vận hành lãi suất mềm dẻo hơn theo tín hiệu thị trường, có nghĩa là căn cứ vào lãi suất hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để điều khiển lãi suất tín dụng trong nền kinh tế. NHNN sẽ giảm dần sự can thiệp hành chính vào quá trình hình thành lãi suất và tiến dần tới việc xoá bỏ hoàn toàn các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất. Cùng với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam thực hiện đẩy nhanh tiến trình hội nhập về tài chính tiền tệ , tiến đến thiết lập đồng tiền chung khu vực. Bên cạnh các nỗ lực trong nước, Việt Nam cũng cần dựa vào sức mạnh của khối ASEAN để phát triển và tạo vị thế riêng cho mình. Trong những năm qua, các nước Đông Nam Á cùng với Nhật Bản ,Hàn Quốc, Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình hoà nhập tài chính - tiền tệ trong khu vực. Bước đầu thiết lập Quỹ Tiền Tệ Châu Á với số vốn ban đầu dự kiến là 1 tỷ USD.Nếu dự án này được thực hiện, việc thiết lập một hệ thống tiền tệ chung phục vụ cho các giao dịch nội khối là việc làm đầy tính khả thi . Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố vị thế đồng tiền Việt Nam trên thương trường quốc tế. 2.7 Mở rộng nguồn ngoại hối quốc gia - Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng cách thực hiện chính sách mở cửa và tự do hoá thương mại.Việc cải cách bộ máy hành chính, tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng lành mạnh giữa các thành phần theo cơ chế thị trường, việc chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp sẽ đồng thời tạo ra môi trường đầu tư thuần lợi, nâng cao khả năng sinh lợi của vốn đầu tư,góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. - Quá trình hội nhập và mở cửa là quá trình mà Việt Nam phải tham gia vào phân công lao động quốc tế, điều này cũng có nghĩa là các hoạt động xuất nhập khẩu, các giao dịch kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam sẽ tham gia sẽ không ngừng được tăng cường. Vì vậy, một mặt Việt Nam phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh nhưng vẫn cần phải gia tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong nước.Việc gia tăng các mặt hàng xuất khẩu sẽ mang lại một nguồn thu lớn về ngoại tệ cho đất nước. Xoá bỏ cơ chế bao cấp trước đây đã tạo cho các doanh nghiệp của ta sự chủ động trong kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với hàng hoá trên thế giới. KÕt luËn Thực tế cho thấy việc quản lí ngoại hối của NHNN trong thời gian qua cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên trong thời gian tới NHNN cần phải có nhiều chính sách mới phù hợp hơn với điều kiện hiện nay của nền kinh tế, để loại bỏ được những hạn chế trước đây đã mắc phải. Chính sách quản lí ngoại hối phải làm sao để có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, làm thặng dư cán cân thanh toán, cán cân thương mại, gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài, kiểm soát sức mua của đồng tiền và tận dụng nguồn vốn trong nước… Do đó, vấn đề rất lớn hiện nay chính là sự phối hợp đồng bộ giữa Chính Phủ và NHNN để đưa ra các chính sách có hiệu quả. Chúng ta cũng nên vận dụng kinh nghiệm của các nước phát triển để áp dụng vào thực tiễn nước mình. Trong khuôn khổ của đề án, em muốn phản ánh khái quát về thực trạng quản lí ngoại hối trong thời gian qua và cũng xin mạnh dạn nêu ra một số giải pháp về vấn đề này trong thời gian tới. Bởi vì đây là một vấn đề phức tạp và mới do đó phần đề án này có thể chưa đầy đủ và hoàn thiện. Em rất mong nhận được sự góp ý của thày cô để hoàn thiện đề án này. Tài liệu tham khảo 1.Tạp chí ngân hàng các số năm 2000,2001,2002,2003. 2.Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng 3.Tạp chí tài chính -tiền tệ 4.Giáo trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trung Ưong-Khoa tiền tệ Thị Trường Vốn 5.Tiền tệ ngân hàng và tị trường tài chính – F.Miskin 6. Báo cáo thường niên 2000, 2001. Môc lôc Lêi nãi ®Çu Ch­¬ng I: Nh÷ng vÊn ®Ò vÒ qu¶n lý ngo¹i hèi 1. Kh¸i niÖm 2. Môc ®Ých cña qu¶n lý ngo¹i hèi 3. C¬ chÕ qu¶n lý ngo¹i hèi 4. Ho¹t ®éng ngo¹i hèi cña NHNN 5. Kinh nghiÖm n­íc ngoµi Ch­¬ng 2: Thùc tr¹ng ho¹t ®éng qu¶n lý ngo¹i hèi cña NHNN ViÖt Nam 1. V¨n b¶n ph¸p quy vÒ qu¶n lý ngo¹i hèi 2. Thùc tiÔn ¸p dông c¸c chÝnh s¸ch qu¶n lý ngo¹i hèi cña NHNN ViÖt Nam 3. Thµnh qu¶ vµ h¹n chÕ cña chÝnh s¸ch qu¶n lý ngo¹i hèi cña ViÖt Nam trong thêi gian qua Ch­¬ng III: Gi¶i ph¸p qu¶n lý ngo¹i hèi trong thêi gian tíi 1. §Þnh h­íng vÒ qu¶n lý ngo¹i hèi cña NHNN trong thêi gian tíi 2. Mét sè gi¶i ph¸p gãp phÇn t¨ng c­êng qu¶n lý ngo¹i hèi trong thêi gian tíi KÕt luËn Tµi liÖu tham kh¶o

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTMai (165).doc
Tài liệu liên quan