Báo cáo Ảnh hưởng của các thủ tục giao dịch trên thị trường đất đai đối với người nghèo

Tóm tắt 1 Lời cảm ơn 5 Mục lục 6 Danh sách các bảng . 7 Danh sách các hình 8 Danh sách các hộp . 8 Các từ viết tắt 9 Chương 1 Mục đích và bối cảnh địa bàn nghiên cứu . 10 1.1 Xuất xứ và mục đích . 10 1.2 Bối cảnh địa bàn nghiên cứu 11 1.2.1 Bắc Ninh 13 1.2.2 Hưng Yên 17 Chương 2 Phương pháp luận . 23 2.1 Nghiên cứu và công tác nghiên cứu thực địa . 23 2.2 Lựa chọn các tỉnh, huyện và xã 25 2.3 Phỏng vấn bán cấu trúc và nghiên cứu trường hợp điển hình . 25 2.4 Thực hiện công tác nghiên cứu thực địa 27 2.5 Mẫu hộ gia đình 29 2.6 Sơ đồ mô tả 31 Chương 3 Quy trình thủ tục trên thị trường đất đai 32 3.1 Cấp GCN QSDĐ . 32 3.1.1 Cấp GCN QSDĐ đồng loạt – Chính quyền địa phương 33 3.1.2 Cấp GCN QSDĐ riêng lẻ – Chính quyền địa phương 39 3.2 Mua/Bán Đất . 42 3.2.1 Giao dịch chính thức - Chính quyền địa phương 42 3.2.2 Giao dịch chính thức - Hộ gia đình 45 3.2.3 Giao dịch không chính thức . 49 3.3 Thuê/cho thuê đất . 53 3.3.1 Giao dịch chính thức . 53 3.3.2 Giao dịch không chính thức . 54 3.4 Thế chấp đất . 56 3.4.1 Giao dịch chính thức – Chính quyền địa phương 56 3.4.2 Giao dịch chính thức – Hộ gia đình . 59 3.4.3 Giao dịch không chính thức . 61 Chương 4 Quản lý thị trường đất đai và chất lượng dữ liệu 63 4.1 Quản lý thị trường đất đai . 63 4.2 Chất lượng số liệu thị trường đất đai 68 Chương 5 Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn . 70 Chương 6 Kết luận và khuyến nghị 71 Phụ lục: Các mẫu trong quy trình thực hiện thủ tục nhà đất . 74 Tài liệu tham khảo . 75

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Ảnh hưởng của các thủ tục giao dịch trên thị trường đất đai đối với người nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng. Khi người vay đã trả hết gốc và lãi họ có thể đến ngân hàng để lấy lại GCN QSDĐ. Khảo sát cho thấy tất cả các thủ tục ở ngân hàng là minh bạch, thẳng thắn và được thực hiện nhanh chóng. Trong vòng 2 đến 3 tuần, người đi vay có thể nhận được khoản vay với điều kiện họ phải có đầy đủ giấy tờ cần thiết để trình cho ngân hàng. Người đi vay cũng thường được một cán bộ ngân hàng hướng dẫn và hỗ trợ điền vào các mẫu. Bảng 35: Thời gian và chi phí cho việc thế chấp đất Bắc Ninh Hưng Yên Từ Sơn Quế Võ Khoái Châu Văn Giang Tổng chi phí (1000 đồng) 60 Phí làm đơn xin vay ở ngân hàng 5 3 0 Hoàn tất hồ sơ thế chấp tại xã 60 60 Thời gian (ngày) 5-15 Xác minh giấy tờ ở xã 0.5 Hoàn tất giấy tờ thế chấp ở xã 3 Vay ngắn hạn 5 5 Vay trung hạn và dài hạn 15 15 Trong các trường hợp nợ xấu, ngân hàng có thể cho giãn nợ. Tuy nhiên nếu khách hàng không có khả năng trả nợ sẽ có hai lựa chọn. Một là ngân hàng cho phép khách hàng tự tìm người mua đất. Thủ tục mua bán sẽ được chính quyền xác nhận, người mua sẽ hoàn trả món nợ cho ngân hàng, và ngân hàng sẽ trả Sổ đỏ cho người mua. Hoặc cách khác là ngân hàng sẽ thành lập một hội đồng định giá đất và bán mảnh đất đó. Tuy nhiên, việc phát mại đất tại ngân hàng rất hạn chế. Không có sự khác nhau về thủ tục thế chấp đất đối với đất ở và đất nông nghiệp. Sự khác nhau duy nhất là về giá mỗi loại đất. Đất nông nghiệp được định giá rất thấp do thị trường giao dịch đất nông nghiệp không sôi động. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng không chấp 58 nhận thế chấp đất nông nghiệp. Hơn nữa khi thế chấp đất ở ngân hàng chủ hộ phải nộp Sổ đỏ, do vậy họ phải thế chấp tất cả các thửa đất trong Sổ đỏ cùng lúc. Theo một cán bộ ngân hàng ở NHNNo Văn Giang thì việc cấp GCN QSDĐ chậm đã cản trở ngân hàng cung cấp thêm các khoản vay cho các hộ gia đình. Nếu hộ gia đình có sự tín nhiệm thì họ cũng chỉ có thể vay được tối đa là 30 triệu đồng từ ngân hàng mà không cần có GCN QSDĐ. Hình 15: Sơ đồ mô tả quy trình thế chấp QSDĐ cho ngân hàng (chính thức- chính quyền địa phương) CÊp x∙ (8) Sau khi ®−îc phª chuÈn, ng−êi ®i vay ®em hå s¬ ®Õn gÆp c¸n bé ®Þa chÝnh x· ®Ó x¸c nhËn ®Êt ch−a bÞ thÕ chÊp. Chi phÝ: 0 - 60,000 ®ång (ë cÊp x·) Thêi gian: trong vßng 1 tuÇn CÊp ng©n hµng huyÖn (11) C¸n bé ng©n hµng quyÕt ®Þnh sè vèn vay, thêi h¹n cho vay vµ l·i suÊt, sau ®ã th«ng b¸o cho ng−êi ®i vay ngµy ®Õn nhËn tiÒn vay. Thêi gian: trong vßng 1 tuÇn CÊp hé gia ®×nh (12) Ng−êi ®i vay ®Õn ng©n hµng ký hîp ®ång (2 b¶n). Thêi gian: 1/2 ngµy CÊp hé gia ®×nh (14) Ng−êi ®i vay tr¶ l·i theo ®óng h¹n quy ®Þnh trong hîp ®ång. CÊp ng©n hµng huyÖn (5) C¸n bé kü thuËt cña ng©n hµng ®Õn nhµ ng−êi ®i vay ®Ó thÈm ®Þnh thöa ®Êt, tµi s¶n g¾n liÒn víi ®Êt vµ ®iÒn vµo Biªn b¶n x¸c ®Þnh gi¸ trÞ tµi s¶n b¶o ®¶m. Thêi gian: trong vßng 1 tuÇn Thñ tôc thÕ chÊp GCN QSD§ t¹i ng©n hµng (giao dÞch chÝnh thøc - chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng) Tæng chi phÝ: 0 - 65,000 ®ång Tæng thêi gian: 2-3 tuÇn CÊp hé gia ®×nh (1) Ng−êi ®i vay ®Õn ng©n hµng ®Ó lÊy mÉu ®¬n xin vay vèn. Thêi gian: 1 ngµy CÊp ng©n hµng huyÖn (4) C¸n bé ng©n hµng gióp ng−êi ®i vay ®iÒn vµo §¬n Yªu cÇu ThÕ chÊp QSD§, ph−¬ng ¸n vay vèn, vµ hîp ®ång thÕ chÊp QSD§ vµ tµi s¶n g¾n liÒn víi ®Êt. Chi phÝ: 0-5,000 ®ång Thêi gian: 1 giê CÊp hé gia ®×nh (15) Ng−êi ®i vay nhËn l¹i GCN QSD§ sau khi tr¶ hÕt tiÒn gèc vµ l·i. CÊp x∙ (10) C¸n bé ®Þa chÝnh x· ghi l¹i th«ng tin vµo Sæ ThÕ chÊp GCN QSD§. Thêi gian: 1-2 ngµy CÊp hé gia ®×nh (2) Ng−êi ®i vay ®Õn UBND x· xin x¸c nhËn GCN QSD§ hay c¸c giÊy tê kh¸c chøng minh quyÒn sö dông ®Êt ®èi víi m¶nh ®Êt ®−îc ®em thÕ chÊp. Thêi gian: 1 - 2 ngµy CÊp hé gia ®×nh (3) Ng−êi ®i vay hoµn thiÖn mäi giÊy tê bao gåm b¶n sao CMND, GCN QSD§ hay giÊy tê chøng minh QSD§ cã x¸c nhËn cña UBND x·, hé khÈu, vµ ph−¬ng ¸n vay vèn ®Ó xin vay vèn. Thêi gian: 1-2 ngµy CÊp hé gia ®×nh (13) Ng−êi ®i vay nhËn tiÒn vay vµ gi÷ 1 b¶n hîp ®ång vµ sæ vay. Ng©n hµng gi÷ GCN QSD§. Thêi gian: 1/2 ngµy CÊp ng©n hµng huyÖn (6) C¸n bé kü thuËt tr×nh MÉu ThÈm ®Þnh TÝn dông cho tr−ëng phßng tÝn dông vµ gi¸m ®èc ng©n hµng ®Ó xem xÐt vµ th«ng qua. Thêi gian: 1 - 2 ngµy CÊp x∙ (9) Chñ tÞch UBND x· ký vµ ®ãng dÊu hå s¬, chuyÓn cho c¸n bé ®Þa chÝnh x·. Thêi gian: 1 - 2 ngµy CÊp ng©n hµng huyÖn (7) Tr−ëng phßng tÝn dông vµ gi¸m ®èc ng©n hµng xem xÐt vµ phª chuÈn vèn vay, vµ chuyÓn l¹i hå s¬ cho c¸n bé tÝn dông. Thêi gian: 1 - 2 ngµy 59 Số thửa đất được đem thế chấp tại NHNNo là tương đối lớn. Huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên có dân số 91,000 người vào năm 2000 và trong 6 tháng đầu năm 2004 đã có khoảng 5000 khoản vay thế chấp đã được thực hiện tại địa bàn. Huyện Quế Võ có khoảng 20,000 khoản vay có thế chấp trong năm 2003. Ở huyện Khoái Châu có khoảng 45,000 hộ gia đình và mỗi năm có trên dưới 20,000 khoản vay có thế chấp được thực hiện tại NHNNo huyện. Quy mô khoản vay phụ thuộc vào mục đích kinh doanh, diện tích đất, giá trị mảnh đất và số tiền do người vay yêu cầu. Bảng 36 chỉ ra rằng quy mô trung bình của các khoản vay có thế chấp đất nông nghiệp tương đối nhỏ hơn quy mô trung bình của các khoản vay có thế chấp đất ở (4 đến 6 triệu đồng một khoản vay có thế chấp đất nông nghiệp so với 6 đến 11 triệu đồng một khoản vay có thế chấp đất ở). Số liệu trong bảng cũng chỉ ra rằng có một số đáng kể các khoản vay dưới 10 triệu đồng có thế chấp đất . Bảng 36: Thế chấp đất hàng năm ỏ NHNNo huyện Khoái Châu 2002 2003 6/2004 Tổng số tiền vay (triệu đồng) 79,931 120,185 78,548 Thế chấp đất nông nghiệp 31,972 48,074 31,419 Thế chấp đất ở 23,979 36,055 23,564 Thế chấp đất khác 13,588 20,431 13,353 Thế chấp tài sản khác 10,392 15,625 10,212 Tổng số khoản vay 16,232 18,726 11,376 Thế chấp đất nông nghiệp 8,116 9,363 5,688 Thế chấp đất ở 4,058 4,681 2,844 Thế chấp đất khác 2,110 2,434 1,479 Thế chấp tài sản khác 1,948 2,248 1,365 Tổng số các khoản nợ xấu 403 234 384 Thế chấp đất nông nghiệp 322 186 307 Thế chấp đất ở 86 48 77 Thế chấp đất khác 0 0 0 Thế chấp tài sản khác 0 0 0 3.4.2 Giao dịch chính thức – Hộ gia đình Quy trình thế chấp đất do hộ gia đình mô tả không khác nhiều so với mô tả của ngân hàng. Các hộ gia đình dường như hoàn toàn biết rõ các thủ tục để có thể vay được tiền. Người đi vay tới ngân hàng mang theo Sổ đỏ, CMND, hộ khẩu thường trú và xác nhận của rằng đất chưa bị thế chấp. Cán bộ ngân hàng sau đó tiến hành làm các thủ tục giấy tờ cho người đi vay. Phần lớn các hộ cho rằng họ không mất phí ở các khâu này, song có vài hộ nói rằng họ phải trả 3000 hoặc 5000 cho tiền giấy tờ. Tuy nhiên có vài người thừa nhận đã đưa tiền phong bì vài trăm ngàn đồng cho cán bộ ngân hàng. Hai hộ đã trả các khoản phí không chính thức (100,000 và 200,000 đồng) để vay được tiền ngân hàng. Những người này yêu cầu được vay trên 10 triệu đồng. Để đẩy nhanh quy trình vay, hai hộ gia đình khác đã chi 100,000 đồng cho cán bộ ngân hàng. Một hộ gia đình đã vay được tiền chỉ trong vòng 1 ngày khi đưa phí không chính thức 50,000 đồng. Một số hộ gia đình nhờ cậy vào Hội Phụ nữ (HPN) hỗ trợ về mặt thủ tục. Hầu hết các hộ không phải trả tiền cho các dịch vụ của HPN, nhưng có một người phải chi 2 phần trăm tổng số tiền vay được cho hội. Các hội viên HPN muốn xin vay vốn tại ngân hàng chỉ cần đưa Sổ đỏ cho HPN, chỉ ra số tiền cần vay và sau đó đợi đến khi có thông báo của HPN rồi đến nhận tiền. Hình thức vay này áp dụng cho các khoản vay dưới 10 triệu đồng đối với các hộ gia đình có Sổ đỏ. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ giữ Sổ đỏ của họ để đảm bảo nguời đi vay không đi thế chấp nữa. Sau khi hoàn thành các thủ tục giấy tờ, trong vòng một tuần cán bộ ngân hàng đến thẩm tra giá trị của lô đất và tài sản. Sau đó hộ gia đình đưa hồ sơ cho cán bộ địa chính xã xác nhận thông tin về đất và quyền sở hữu. Trái với sơ đồ mô tả 60 của ngân hàng huyện, lệ phí cho UBND để xác nhận và đóng dấu chỉ hết 2,000 đến 5,000 đồng. Một số hộ không phải nộp một khoản phí nào. Hồ sơ sau đó được người đi vay chuyển đến ngân hàng. Tại đây cán bộ ngân hàng sẽ quyết định số tiền cho vay, thời hạn vay, lãi suất, và thông báo cho người đi vay ngày đến nhận tiền. Người đi vay đến ngân hàng để ký và nhận Hợp đồng và ký vào sổ cho vay nợ. Sổ đỏ được lưu giữ tại ngân hàng đến khi người đi vay trả hết nợ. Việc trả lãi được thực hiện theo lịch trình quy định trong hợp đồng. Sau khi đã trả hết nợ, người đi vay nhận lại Sổ đỏ trong vòng 2 ngày đền 3 ngày sau khi đã thanh toán hết nợ cuối cùng. Quy trình để có được một khoản vay kéo dài từ 1 đến 3 tuần. Với sự giúp đỡ hướng dẫn của cán bộ ngân hàng hoặc từ phía Hội Phụ Nữ, hộ gia đình có thể nhanh chóng vay được tiền. Tuy nhiên, có vài hộ gia đình phải đợi từ 1 đến 2 tháng mới nhận được khoản tiền vay. Thủ tục để có được khoản vay dường như không quá phức tạp. Tuy nhiên đó vẫn là lý do chủ yếu tại sao một số người do dự khi xin vay vốn. Có 10 hộ gia đình đã xin vay nhưng không thành công, họ bị từ chối do vài nguyên nhân; hai hộ không có người bảo lãnh, hai hộ khác có phương án vay vốn chưa tốt, một hộ không vay được do thiếu vốn, một hộ không xin được xác nhận của chính quyền xã, một hộ có mục đích vay không phù hợp, và một hộ khác bị từ chối vì những lý do khác. Có 2 truờng hợp người đi vay không biết lý do bị từ chối cho vay. Ngoài ra, thời hạn sử dụng đất cho nhà nước cấp ngắn (20 năm tính từ 1993 hay 9 năm tính từ thời điểm khảo sát 2004 đối với đất nông nghiệp) cũng cản trở ngân hàng cho vay nhiều hơn tới các hộ gia đình. Có 5 trong số 29 trường hợp thế chấp ghi nhận được trong cuộc khảo sát hộ gia đình là đất nông nghiệp, trong đó có 4 trường hợp thế chấp ở NHNNo Quế Võ và 1 trường hợp ở NHNNo Văn Giang. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp đem thế chấp tương đối lớn, tổng số tiền vay từ các ngân hàng là rất thấp (chưa đầy 5 triệu đồng cho cả 5 khoản vay nói trên). Có 22 hộ gia đình nhất trí rằng nếu họ có thời hạn sử dụng đất dài hơn, thì họ có thể vay thêm được nhiều hơn.Trong số 36 hộ gia đình nói rằng họ muốn có thời hạn sử dụng đất dài, 11 hộ cho biết thời hạn đối sử dụng đất nên là 50 năm, 8 hộ nói 30 năm và 9 hộ nói 20 năm. 61 Hình 16: Sơ đồ mô tả quy trình thế chấp Sổ đỏ để vay tiền (chính thức - hộ gia đình) CÊp x∙ (4) Ng−êi ®i vay chuyÓn hå s¬ ®Õn c¸n bé ®Þa chÝnh x· ®Ó x¸c nhËn quyÒn sö dông ®Êt vµ chuyÓn cho UBND x·. Thêi gian: trong vßng 1 tuÇn CÊp ng©n hµng huyÖn (7) C¸n bé ng©n hµng quyÕt ®Þnh sè tiÒn vµ l·i suÊt cho vay, th«ng b¸o cho ng−êi ®i vay ngµy ®Õn nhËn tiÒn vay. Thêi gian: trong vßng 1 tuÇn CÊp hé gia ®×nh (8) Ng−êi ®i vay ®Õn ng©n hµng ký hîp ®ång vµ nhËn tiÒn vay. Ng©n hµng gi÷ sæ ®á. Ng−êi ®i vay nhËn mét b¶n hîp ®ång vµ ký vµo sæ vay. Thêi gian: 1/2 ngµy CÊp hé gia ®×nh (10) Ng−êi ®i vay tr¶ l·i theo ®óng thêi h¹n quy ®Þnh trong hîp ®ång CÊp ng©n hµng huyÖn (3) C¸n bé ng©n hµng thÈm ®Þnh gi ¸trÞ l« ®Êt vµ tµi s¶n trªn ®Êt. Thêi gian: trong vßng 1 tuÇn Thñ tôc thÕ chÊp ®Êt ë ng©n hµng (giao dÞch chÝnh thøc - hé gia ®×nh) Tæng chi phÝ: 0 - 8,000 ®ång Tæng thêi gian: 1-3 tuÇn CÊp hé gia ®×nh (1) Ng−êi ®i vay ®em CMND vµ GCN QSD§ ®Õn ng©n hµng. CÊp ng©n hµng huyÖn (2) C¸n bé ng©n hµng gióp ng−êi ®i vay thùc hiÖn c¸c thñ tôc vµ ®iÒn vµo c¸c mÉu ®¬n xin vay vèn. Chi phÝ: 0 - 3,000 ®ång Thêi gian: 1 ngµy CÊp hé gia ®×nh (12) Ng−êi ®i vay nhËn l¹i sæ ®á sau khi tr¶ hÕt tiÒn gèc vµ l·i vèn vay. Thêi gian: 2-3 ngµy CÊp x∙ (6) Chñ tÞch x· ký vµ ®ãng dÊu hå s¬, sau ®ã chuyÓn l¹i cho ng©n hµng. Chi phÝ: 0-5,000 VND Bốn hộ gia đình đã đem thế chấp đất để vay được tiền từ Quỹ Tín dụng Nhân dân. Truớc khi nộp đơn xin vay vốn, nguời đi vay phải đóng 50,000 đồng để trở thành một hội viên của quỹ. Sau đó hộ gia đình làm đơn xin vay vốn Quỹ tín dụng mà không cần trình bày phương án vay vốn. Để vay vốn, người đi vay cần có sổ đỏ và sổ được lưu giữ tại quỹ cho đến khi người vay đã trả hết nợ. Chỉ mất một tuần để quỹ tín dụng thẩm định đất đai và cho vay. Xã không có liên quan đến các khoản vay của Quỹ tín dụng. 3.4.3 Giao dịch không chính thức Các giao dịch thế chấp không chính thức có xu hướng liên quan đến việc thế chấp đất cho hộ dân khác để vay tiền. Kiểu giao dịch này không được ghi lại trong các cuộc phỏng vấn hộ gia đình và hình như không hay xảy ra ở miền Bắc. Điều này rất có thể là do quy trình vay tiền khá đơn giản và rõ ràng. Nếu các hộ không thể vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể vay từ quỹ tín dụng và hội phụ nữ hoặc từ những chủ cho vay tư nhân, vốn không đòi hỏi nghiêm ngặt như ngân hàng. Một cách lựa chọn khác là họ có thể cho thuê hay bán đất. 62 Hộp 6: Nghiên cứu điển hình - Người nghèo trở thành không có đất đai như thế nào? Ông Nam là chủ hộ một gia đình nghèo cần vốn để làm ăn, nhưng cũng giống như nhiều hộ nghèo khác, đất của ông không có sổ đỏ. Mặc dù đất không có sổ đỏ, ông vẫn quyết định xin vay vốn ngân hàng. Song đất không có GCN QSDĐ không thể sử dụng để thế chấp vay vốn ngân hàng. Lẽ ra ông đã có thể đăng ký xin cấp GCN QSDĐ. Tuy nhiên, các chi phí và sự phức tạp khi làm các thủ tục xin cấp Sổ đỏ đã gây trở ngại cho ông trong việc xin đăng ký. Để được cấp sổ đỏ, ông sẽ phải xin xác nhận quyền sử dụng đất tại UBND xã. Sau đó ông sẽ phải nộp tiền để chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở. Phí này bao gồm khoản thuế sử dụng đất (theo quy định của UBND xã là 100 phần trăm giá trị lô đất). Nếu không ông sẽ không được Ngân hàng chấp thuận dùng làm thế chấp vì đất của ông là đất vườn. Ngoài ra, ông phải nộp lệ phí đăng ký 35,000 đồng. Và để thực hiện các thủ tục này ông phải mất một tháng mới có được Sổ đỏ. Không còn cách lựa chọn nào khác, ông cũng không có tài sản nào khác có giá trị, không quen ai để vay muợn tiền, ông buộc phải bán một nửa mảnh đất của mình thông qua một giao dịch không chính thức để có vốn làm ăn. Mặc dù các quy định của ngân hàng cho phép các hộ gia đình được vay không quá 10 triệu đồng mà không cần phải thế chấp, trên thực tế, các hộ vẫn phải nộp Sổ đỏ để vay bất kỳ số tiền nào. Điều này chỉ cho phép các hộ có Sổ đỏ được vay vốn, do vậy nhiều hộ nghèo bị loại trừ và phải dựa vào gia đình, họ hàng và các người cho vay tư nhân, vốn luôn tính lãi suất cao hơn, hoặc như ông Nam, họ thậm chí còn phải bán cả đất. 63 Chương 4 Quản lý thị trường đất đai và chất lượng dữ liệu 4.1 Quản lý thị trường đất đai Ở Việt Nam đất đai thuộc về nhân dân trong khi nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho sự phân phối công bằng đất đai và các quyền sử dụng đất. Nhà nước thực hiện việc quản lý chung đối với đất đai, bao gồm các nhiệm vụ sau (Luật đất đai 1993): ‚ Điều tra, khảo sát, đo đạc, định giá và phân loại đất cũng như lập bản đồ địa chính. ‚ Lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất. ‚ Ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất cũng như việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó. ‚ Phân phối, cho thuê và thu hồi đất đai. ‚ Đăng ký đất đai, thiết lập và quản lý các số liệu địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, kiểm kê và thống kê đất đai, và cấp GCN QSDĐ. ‚ Thanh tra việc thực hiện các điều luật và các quy định về sử dụng và quản lý đất đai. ‚ Giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, và xử lý các sai phạm liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai. Ở cấp trung ương, Bộ TNMT giám sát và quy định các chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đất. Tại mỗi tỉnh có Sở TNMT và tại mỗi huyện có Phòng TNMT huyện hay Phòng địa chính và cũng có thể là sự kết hợp của các phòng ban khác như là Phòng giao thông - Xây dựng và Địa chính. Tại mỗi xã cũng có một cán bộ địa chính xã. Cách thức tổ chức sắp xếp và quản lý đất đai là PĐC phải báo cáo với UBND cùng cấp. Thí dụ, cán bộ địa chính xã báo cáo với UBND xã, PĐC huyện báo cáo cho UBND huyện, Sở TNMT phải báo cáo với UBND tỉnh, và Bộ TNMT báo cáo với Chính phủ. Sở TNMT phụ trách việc đưa ra các đề xuất cho UBND tỉnh trong việc quy hoạch đất đai của tỉnh; đưa ra các mức lệ phí cho việc đo đạc, vẽ bản đồ, xác nhận quyền sử dụng đất, tra cứu và sử dụng tài liệu về đất đai, v.v. Sở TNMT còn có nhiệm vụ thực hiện cơ chế một cửa trong việc phân đất, cho thuê đất, cấp GCN QSDĐ cũng như thế chấp đất đai. Phòng Đo đạc và Vẽ Bản đồ của Sở TNMT có nhiệm vụ đo đạc và vẽ bản đồ của tất cả các xã trong tỉnh. Ở Bắc Ninh, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2004, phòng này đã đo vẽ xong bản đồ của 60 trên tổng số 66 xã xủa tỉnh (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2004). Phòng Đăng ký Đất đai của Sở TNMT phụ trách việc giám sát các quy trình cấp GCN QSDĐ của tỉnh và hỗ trợ các huyện trong việc hoàn thành hồ sơ quản lý đất đai. Phòng này cũng nhận các hồ sơ quản lý đất đai do PĐC huyện lập để lưu trữ. Ngoài ra, phòng này cũng xác định các loại chi phí của việc xin cấp GCN QSDĐ để UBND tỉnh phê duyệt và ban hành. Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc xác nhận và thẩm định lại đất đai để cấp GCN QSDĐ cho các hộ gia đình. 64 Hình 17: Hướng dẫn lập hồ sơ cấp GCN QSDĐ ở Sở TNMT Ở cấp huyện và cấp xã, để theo dõi các thửa đất, cán bộ địa chính có Sổ địa chính để ghi chép lại những người sử dụng đất và thông tin về đất đai sử dụng. Hình 18: Sổ địa chính Trong sổ địa chính, mỗi thửa đất đều được ghi chép về chủ sở hữu đất, ngày sinh, họ tên vợ/chồng, ngày vào sổ, tờ bản đồ số, thửa số, vị trí, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, GCN QSDĐ số, và chữ ký của chủ sở hữu đất. Sổ địa chính và bản đồ địa chính bổ sung cho nhau. Mỗi thửa đất trong sổ địa chính được xác định bằng một bản đồ địa chính. Trong bảng mục lục của sổ địa chính chứa danh sách chủ sở hữu đất và số trang trong sổ. 65 Hình 19: Mục lục tên chủ sở hữu đất trong Sổ địa chính Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN QSDĐ, và sổ theo dõi biến động đất đai được dùng để theo dõi việc cấp GCN QSDĐ, các thửa đất, và các giao dịch đất đai. Mỗi năm, UBND huyện và UBND xã đưa ra một báo cáo chi tiết thống kê đất đai của các xã. Báo cáo này bao gồm cả việc tổng kết hoạt động của các năm trước và kế hoạch của năm tiếp theo. Do các bản đồ và các sổ đăng ký ở dạng giấy tờ nên rất khó thống kê và sửa đổi các bản ghi. Ở 2 trong 4 huyện khảo sát, việc thu thập số liệu khá khó khăn do các số liệu thống kê vẫn chưa được tổng kết và việc tính toán bằng tay rất mất thời gian. Ngược lại, ở Quế Võ, việc thống kê số liệu ở phòng thuế chỉ mất vài phút do toàn bộ hệ thống đã được vi tính hoá. Các PĐC cũng nên học theo làm này. Hiện nay, tất cả các bản sao giấy chứng nhận và các đơn từ đều đang được cất giữ ở ngăn kéo hay tủ tại các cấp huyện và xã. Một hệ thống máy tính sẽ giúp cho các cấp xã và huyện thống kê số liệu một cách dễ dàng. Một hệ thống quản lý đất đai như thế đã được dự kiến trang bị cho toàn bộ các cấp địa chính. Tuy nhiên, hệ thống máy tính hiện chỉ có ở cấp tỉnh và một số ở cấp huyện, nhưng lại chưa có ở cấp xã, trừ ở những vùng đô thị. Quan trọng hơn, thậm chí một số nơi đã được trang bị máy tính, nhưng các cán bộ PĐC ở nhiều huyện vẫn không có đủ kỹ năng máy tính và các phần mềm sử dụng thì đã lỗi thời. Tại một huyện, các bước thủ tục xin cấp GCN QSDĐ và thực hiện các giao dịch đất đai được niêm yết tại tiền sảnh. Tuy nhiên, các thủ tục này chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp và công ty. Các bảng tin cũng có thể được niêm yết công khai tại các cấp huyện và xã dành cho các hộ gia đình. Có thể chỉ rõ các bước tiến hành, giá cả, thời gian thực hiện nhằm giúp các hộ gia đình có được nhận thức về các thủ tục, cho phép họ tham dự vào thị trường chính thức, tránh phải trả các khoản phí không chính thức. Cấp xã là cấp làm việc trực tiếp với các hộ gia đình; cán bộ địa chính xã hỗ trợ các hộ gia đình trong các giao dịch đất đai hay xin cấp GCN QSDĐ. Ở cấp xã, UBND và PĐC xã giám sát diện tích đất, loại đất, chủ sở hữu đất, và các giao dịch đất đai. Hằng năm, UBND xã phải đệ trình quy hoạch sử dụng đất dựa trên yêu cầu sử dụng đất và các dự án đầu tư trong xã cho UBND và PĐC huyện để chủ tịch UBND huyện phê duyệt. Ngoài việc quy hoạch sử dụng đất, cấp xã còn khảo sát, đo đạc, phân loại, và vẽ bản đồ đất đai. Chính phủ hướng dẫn và tổ chức phát hành bản đồ địa chính quốc gia, và các UBND hướng dẫn và tổ chức phát hành bản đồ địa chính cho địa phương. UBND xã và cán bộ địa 66 chính xã là nơi thực hiện lập bản đồ. Bản đồ địa chính xã thường có tỉ lệ 1:5000 đến 1:10000 và chỉ ra các thửa đất trong xã. Mỗi tờ bản đồ có số ký hiệu xác định. Mỗi thửa đất trên bản đồ cũng có số ký hiệu xác định, diện tích và loại mã hiệu đất: Số thửa đất Diện tích thửa Loại mã hiệu đất Các thửa đất được đánh số theo các thứ tự kế tiếp nhau, nhưng nếu có sự chia tách đất thì các số có thể được đánh tiếp theo số cuối cùng trên bản đồ hay cách đánh thêm chỉ số phụ b cũng có thể được sử dụng. Bảng 37: Hệ thống đánh số các thửa đất a. Trước khi có sự tách đất b,c. SauTrước khi có sự tách đất 1 2 3 1 2 3 1 2 3 6 5 4 6 5 10 4 6 5 5b 4 7 8 9 7 8 9 7 8 9 Đối với các bản đồ này, mỗi thửa đất có khoảng 15 đến 20 mảnh đất của các hộ gia đình. Thông tin về các thửa đất của các hộ gia đình có thể xem ở sổ địa chính. Hai trong số các bốn huyện khảo sát hiện đang tiến hành khảo sát đất đai để cấp GCN QSDĐ cho các hộ gia đình. Các tờ bản đồ được cất giữ ở cấp huyện và xã. Có một số loại bản đồ hiện đang được sử dụng ở cấp xã. Huyện Quế Võ đã hoàn thành các bản đồ ảnh dựa vào tiêu chuẩn VN2000 và thay thế các bản đồ cũ có từ năm 1978. Ở các huyện Khoái Châu và Văn Giang của tỉnh Hưng Yên, bản đồ ảnh tỉ lệ 1:2000 cũng đã được sử dụng cho đất nông nghiệp. Có 21 trên tổng số 25 xã gần đây cũng đã thuê Trung tâm Kỹ thuật ở PĐC tỉnh đo đạc và vẽ bản đồ đất ở (PĐC huyện Khoái Châu 2004, 3). Huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) và Văn Giang (Hưng Yên) sử dụng các bản đồ “299” cho đất ở. Một số xã ở Từ Sơn có bản đồ địa chính dựa trên mạng quốc gia. Xã Đình Bảng (Từ Sơn) gần đây đã đo đạc lại và ghi nhận nhiều thay đổi đáng kể. Một số xã ở huyện Văn Giang có bản đồ riêng của họ được lập từ năm 1999 (Phụng Công và Tân Tiến) và năm 2001 (Nghĩa Trụ). Việc lập bản đồ này tốn nhiều thời gian và công sức. Đó là lý do vì sao một số xã cấp GCN QSDĐ đồng loạt để phân chia chi phí giữa các hộ gia đình. Nhóm nghiên cứu kiến nghị các tỉnh và huyện nên sử dụng máy tính trong khảo sát địa chính bởi vì điều này cho phép việc cập nhật bản đồ dễ dàng hơn. Hiện nay, các UBND thuê Trung tâm kỹ thuật của PĐC tỉnh lập bản đồ đất đai, nhưng có lẽ chi phí sẽ thấp hơn và thời gian có thể nhanh hơn nếu việc này được giao cho các công ty tư nhân. Hơn nữa, các PĐC không có đủ nhân lực được đào tạo đầy đủ về khảo sát và đánh giá đất đai. Có 2 huyện chỉ ra rằng việc cấp GCN QSDĐ bị chậm trễ là do sự yếu kém về năng lực của cán bộ địa chính xã và cũng do họ thiếu các thiết bị để đo vẽ bản đồ. Vì thế, việc đào tạo về khảo sát, quy hoạch sử dụng đất, đánh giá đất đai và tài sản gắn liền với đất cũng như quản lý đất đai nên được thực hiện đối với các cán bộ địa chính ở mọi cấp để tăng cường năng lực quản lý đất. Một trong những nhiệm vụ của quản lý đất đai là lập kế hoạch sử dụng đất và phân phối đất nông nghiệp cho các hộ gia đình. Ở các huyện Khoái Châu và Quế Võ, hầu hết các xã đều có quy hoạch sử dụng đất cho 10 năm. Ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, 5 trong số 11 xã đã có quy hoạch sử dụng đất trong 10 năm. Quy hoạch sử dụng đất đưa ra các thông tin về việc thành lập các khu công nghiệp, khu du lịch – thương mại, và phân bổ đất nông nghiệp và đất ở cho các hộ gia đình. Tại huyện Văn Giang (Hưng Yên), việc thành lập khu du lịch – 67 thương mại rộng 500 hécta làm cho nhiều hộ gia đình mất một phần hoặc toàn bộ đất đai. Quá trình đô thị hoá đã tạo nên mối lo cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết nghề nghiệp cho người dân, do họ cần nhận được sự giúp đỡ để phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong quá khứ, đất nông nghiệp được chia cho các hộ gia đình một cách công bằng dựa vào độ màu mỡ của đất và khoảng cách từ nơi ở, và kết quả là các thửa ruộng của các hộ có xu hướng bị manh mún. Mỗi hộ gia đình có thể có một số thửa ruộng khác nhau tại các cánh đồng khác nhau. Điều này làm cho nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp (38 hộ được khảo sát nói rằng các thửa ruộng ở quá xa so với nơi ở của họ). Bình quân khoảng cách xa nhất giữa hai thửa ruộng sản xuất nông nghiệp của các hộ trong khảo sát là 1.2 km. Hầu hết các hộ có hai thửa ruộng cách nhau khoảng 1 km. Hình 20: Khoảng cách giữa các thửa ruộng Ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, hơn một phần ba các thửa đất nông nghiệp có diện tich nhỏ. Diện tích trung bình của mỗi thửa ruộng là 1 sào.8 Trung bình, mỗi hộ có 10 thửa ruộng. Mặc dù huyện khuyến khích việc dồn thửa đổi ruộng, nhưng lại rất khó thực hiện ở cấp xã do các hộ gia đình không đồng lòng. Sự manh mún của đất đai cũng là vấn đề nghiêm trọng tại huyện Quế Võ. Sự manh mún đất đai dẫn đến mong muốn được hợp nhất đất của 27 trong số 76 hộ. Trong số những hộ chưa bao giờ cố gắng hợp nhất đất, có 4 hộ nói rằng do thủ tục để hợp nhất đất đai quá phức tạp. Mặc dù tại tất cả các huyện được khảo sát đều khuyến khích các hộ gia đình hợp nhất đất, có 3 hộ vẫn nói rằng họ không được phép làm điều đó. Hơn nữa, có 5 hộ thiếu thông tin về các thửa ruộng để hợp nhất. Có một cách để các hộ hợp nhất đất đai là bán và mua đất trên thị trường. Một lựa chọn khác là thuê và cho thuê đất. Tuy nhiên, giá đất rất đắt đối với các hộ gia đình nên rất khó tìm được người sẵn sàng mua hay bán (hay thuê/cho thuê đất). Do đó, một chính sách tốt hơn để giải quyết vấn đề này là đơn giản hoá các thủ tục hợp nhất và giao cho chính quyền địa phương hỗ trợ quy trình hợp nhất đất. Hai huyện Khoái Châu và Văn Giang của tỉnh Hưng Yên là những ví dụ thành công trong việc hợp nhất đất đai. Số thửa ruộng trung bình của mỗi hộ gia đình ở Khoái Châu là 2.5 thửa và tổng số thửa ruộng giảm đi 53 phần trăm sau khi thực hiện dồn thửa đổi ruộng đồng loạt trong huyện. Mỗi gia đình bây giờ có từ 1 đến 4 thửa ruộng và trên 80 phần trăm các gia đình tham gia vào quy trình hợp nhất này. Ở huyện Văn Giang, tính đến tháng 7/2004, 8 1 sào bắc bộ = 360 m2 q82a 4900420035002800210014007000 Distance Between Plots (m) 68 90 phần trăm các hộ gia đình tham gia vào quy trình dồn thửa đổi ruộng. Những thành công này có được nhờ vào sự nỗ lực to lớn của UBND và PĐC ở cấp huyện và xã. Việc hợp nhất đất đai tại những nơi này được tiến hành sau khi có Chỉ thị số 16 và số 05 của Đảng uỷ tỉnh và Thông tư số 34 của UBND tỉnh được ban hành. Trong các khu vực khảo sát có một số trường hợp tranh chấp đất đai. Hầu hết các tranh chấp này (70 phần trăm) có liên quan đến ranh giới đất (PĐC huyện Khoái Châu 2004, 3, PĐC huyện Từ Sơn, và PĐC huyện Văn Giang). Các loại tranh chấp khác liên quan đến ngõ đi và chủ sở hữu. Một số tranh chấp về chủ sở hữu xảy ra giữa các thành viên trong gia đình, liên quan đến việc thừa kế đất từ bố mẹ cho con cái nhưng không đăng ký. Chưa có trường hợp tranh chấp đất nông nghiệp nào được ghi nhận ở các huyện Khoái Châu, Văn Giang, và Từ Sơn. Để giải quyết tranh chấp đất đai, các hộ gia đình nộp đơn lên chính quyền xã. Cán bộ xã sau đó sẽ cố gắng hoà giải giữa các bên tranh chấp. Nếu không thành công, đơn từ sẽ được chuyển lên cấp huyện giải quyết. PĐC huyện sau đó sẽ kiểm tra lại đơn, viết báo cáo và kiến nghị cho UBND cách giải quyết. Một tổ công tác liên ngành bao gồm các cán bộ phòng thanh tra, phòng địa chính, phòng tài chính, và đại diện các tổ chức quần chúng sẽ được thành lập để giải quyết tranh chấp. 4.2 Chất lượng số liệu thị trường đất đai Như đã đề cập ở Chương hai, việc kiểm tra sự chính xác các số liệu của thị trường đất đai ở các hộ gia đình là rất khó khăn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng đã ghi nhận được một vài trường hợp có sự không trùng khớp giữa những điều ghi trong Sổ đỏ và thực tế. Bảng 38: Sự chính xác của GCN QSDĐ Tỉnh Bắc Ninh Hưng Yên Huyện Quế Võ Từ Sơn Văn Giang Khoái Châu Xã Nam Sơn Văn Dương Châu Khê Đình Bảng Bình Minh Liên Nghĩa Mễ Sở Dạ Trạch Tổng cộng Khác chủ sở hữu 2 0 3 0 2 1 4 0 12 Khác diện tích đất 2 2 2 0 0 0 2 0 8 Khác mục đích sử dụng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Có 12 trường hợp có sự sai khác về chủ sở hữu trong GCN QSDĐ. Trong số 12 trường hợp này, có 4 hộ gia đình không đổi tên do tên chủ sở hữu trên GCN QSDĐ là của các thành viên khác trong gia đình; có 3 hộ nói rằng họ không thay đổi tên do thấy chưa cần thiết; có 2 trường hợp nói rằng họ ngại mất chi phí đổi tên và một hộ không muốn đổi tên vì cả ba lý do trên. Việc thiếu chính xác tên chủ sở hữu thường là nguyên nhân của việc không đăng ký lại đất được chuyển dịch và thừa kế. Giống như các trường hợp ở Hộp 1 và Hộp 5, điều này có thể dẫn đến những khiếu kiện khó giải quyết. Không có trường hợp sai khác mục đích sử dụng đất nào được ghi nhận. Tuy nhiên, có 8 hộ bị ghi sai diện tích đất. Ba hộ không thực hiện điều chỉnh vì họ không muốn trả thêm thuế; hai hộ khác cảm thấy rằng thủ tục để thay đổi số liệu diện tích đất quá phức tạp. Ngoài ra, do năng lực yếu kém của các cán bộ địa chính mà trong một vài trường hợp việc đo đạc diện tích đất không chính xác. Như trường hợp của chị Hạnh ở Hộp 3, diện tích đất thực tế của chị đã bị giảm 8 m2 mặc dù chị đã trả thêm phụ phí cho cán bộ địa chính để họ đo đạc cẩn thận khi chị thực hiện giao dịch chuyển nhượng đất đai. Như vậy, có một số trường hợp thông tin được ghi trên GCN QSDĐ không chính xác. Nhiều trường hợp do kết quả của việc không đăng ký về việc chuyển dịch hay thừa kế giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn một vài truờng hợp là do việc quản lý chất lượng số liệu đất đai yếu kém của các cán bộ địa chính. Đối với một số hộ gia đình, cán bộ 69 chức trách ở xã và huyện đã cấp sai GCN QSDĐ cho người sử dụng đất. Báo cáo của Sở TNMT tỉnh Bắc Ninh (2004, 9) và của PĐC huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên (2004, 3) cũng chỉ ra những yếu kém này. Ngoài ra, đối với trường hợp huyện Quế Võ, trên 90 phần trăm các thửa đất được ghi trong bản đồ mới lớn hơn so với bản đồ cũ. Sự khác biệt này đôi khi dẫn tới việc khiếu kiện đất đai giữa các hộ gia đình, đặc biệt là đối với ngõ đi chung giữa hai hộ. Phần lớn, các thông tin trên Sổ đỏ là chính xác do các hộ gia đình mới chỉ nhận được chúng gần đây sau khi có bản đồ và ban hành GCN QSDĐ. Hơn nữa, việc có ít trường hợp không chính xác ở GCN QSDĐ có thể bị sai lệch do phương pháp lựa chọn các hộ gia đình. Các cán bộ địa chính huyện/xã đã giới thiệu cho nhóm nghiên cứu các hộ gia đình được phỏng vấn, do đó họ có thể tránh những hộ có “vấn đề” với GCN QSDĐ, đặc biệt là ở những hộ có sự không chính xác do đo đạc sai. Ngoài ra, việc thiếu hụt hệ thống máy tính cùng với sự gia tăng của các giao dịch đất đai có thể dẫn đến việc làm tăng những khó khăn trong việc cấp GCN QSDĐ một cách chính xác sau một vài năm nữa. 70 Chương 5 Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn Ở Việt Nam luật đất đai được áp dụng trên toàn quốc và được áp dụng chung cho cả vùng nông thôn và thành thị và tất cả các quy trình giao dịch đất đai đều tương tự nhau. Dù vậy, vẫn có một số khác biệt giữa thị trường đất đai của thành phố và nông thôn. Đất đai ở vùng đô thị đắt hơn nhiều lần so với đất đai ở vùng nông thôn, vì thế, ở đô thị người nghèo hầu hết là người bán. Giá cả đất đai ở vùng đô thị phụ thuộc rất lớn vào vị trí của mảnh đất, lấy ví dụ, các mảnh đất ở gần các mặt đường chính hay các trung tâm buôn bán có giá đắt hơn nhiều. Những người đi mua đất hầu hết là những người ở tầng lớp giàu có hơn và rất đông trong số họ đến từ các địa phương khác. Do đó, thị trường đất đai ở vùng đô thị sôi động và phức tạp hơn so với vùng nông thôn. Kết quả là có nhiều người tham gia vào thị trường đất đai ở vùng đô thị hơn là ở vùng nông thôn. Quy hoạch sử dụng đất ở vùng đô thị thường chặt chẽ hơn ở vùng nông thôn. Vì thế, những người mua đất ở vùng đô thị thường chú ý đến vị trí đất và quy hoạch sử dụng đất dài hạn của thành phố. Những thông tin này có lẽ không mấy quan trọng đối với thị trường đất đai nông thôn. Thêm vào đó, thông tin về thị trường đất đai ở vùng đô thị luôn được cập nhật trong khi ở vùng nông thôn thường thiếu thông tin về thị trường đất đai. Do đất đô thị có giá trị cao nên nhiều người tham gia vào thị trường đất đai ở vùng đô thị am hiểu hơn và muốn có được GCN QSDĐ. Vì thế, thị trường chính thức ở vùng đô thị dường như lớn hơn ở vùng nông thôn, cụ thể là khi Luật đất đai mới có hiệu lực. Diện tích đất đô thị đang mở rộng nhanh chóng do sự di cư và phát triển các khu công nghiệp. Kết quả là, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở các khu đô thị và ngoại ô cao hơn nhiều so với nông thôn. Việc cập nhật những thông tin địa chính ở vùng đô thị cũng tốt hơn ở vùng nông thôn (và chất lượng quản lý thị trường đất đai ở đô thị cũng tốt hơn). Song, thị trường đất đai ở đô thị và nông thôn vẫn có rất nhiều điểm chung, vì thế chúng ta có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu thị trường đất đai ở vùng nông thôn cho vùng đô thị. Ở vùng đô thị và vùng nông thôn đều tồn tại hai thị trường đất đai chính thức và không chính thức với cùng những lý do như nhau. Tất cả các loại giao dịch đất đai và quy trình giao dịch đất đai đều giống nhau ngoại trừ một số sai khác nhỏ (ví dụ như về thời gian và chi phí). Có sự khác biệt đáng kể trong việc quản lý đất đai là sự phân quyền từ cấp tỉnh xuống cấp huyện ở vùng nông thôn. Chính điều này đã làm đẩy nhanh tốc độ của quy trình cấp GCN QSDĐ và nên được thực hiện ở vùng đô thị. Quy trình lập hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ đều như nhau ở cả vùng đô thị lẫn nông thôn nhưng đa số việc cấp GCN QSDĐ hàng loạt thường diễn ra ở vùng nông thôn. Chính sách tuyển dụng cán bộ ở các PĐC gần đây đã được chú ý đặc biệt do thiếu cán bộ biên chế. Việc quản lý thị trường đất đai ở vùng đô thị phức tạp và chặt chẽ hơn so với vùng nông thôn. Đất đai càng có giá trị thì càng có nhiều động lực để có nhiều người đầu cơ vào đất đai. Sự đầu cơ đất đai xuất phát từ vùng đô thị, tác động tràn vào cả vùng nông thôn, và trong một chừng mực nào đó làm ảnh hưởng đến thị trường đất đai nông thôn. Mặc dù người nghèo được lợi từ quyền được bán hay thế chấp đất đai, nhưng việc không có đất đặt họ vào tình thế rủi ro hơn và làm cho họ dễ bị tổn thương hơn. Hậu quả có thể trở nên rõ ràng hơn nếu việc đào tạo nghề hay một số loại bảo hiểm xã hội không được thực hiện, đặc biệt đối với những hộ nông dân nghèo mà nguồn thu nhập chính của họ lại dựa vào các hoạt động nông nghiệp. Họ có thể sử dụng đất đai của họ như là một tài sản để bán hay thế chấp. 71 Chương 6 Kết luận và khuyến nghị Mục tiêu dự án này là làm cho các quy trình giao dịch trên thị trường đất đai trở nên phù hợp và hiệu quả hơn đối với người nghèo và hiểu được tại sao các hộ gia đình chọn tham gia vào thị trường không chính thức thay vì thị trường chính thức. Từ việc phỏng vấn các hộ gia đình, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các giao dịch đều được thực hiện ở thị trường chính thức. Chỉ có một phần ba các giao dịch được thực hiện ở thị trường không chính thức, điều này có thể do thực tế là các cán bộ địa chính xã đã giúp đỡ chọn những hộ để phỏng vấn. Một số loại giao dịch như thuê/cho thuê đất được thực hiện ở thị trường không chính thức; song chính quyền cho phép các giao dịch này diễn ra giữa các hộ gia đình vì có thời hạn thuê/cho thuê ngắn. Tình hình thị trường đất đai ở vùng nông thôn mỗi nơi một khác nhau. Tại rất nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng nông thôn nơi có thị trường đất đai biệt lập, ở các vùng xa xôi, hay vùng nằm cách xa thành phố thì thị trường đất đai bị hạn chế cả về mặt số lượng (có ít người tham gia) và chất lượng (liên hệ với kết quả của khảo sát thực nghiệm). Phần lớn các thủ tục mua bán đất và thế chấp đất đều rõ ràng và đơn giản. Vì thế nhiều hộ gia đình được phỏng vấn có thể tham gia vào thị trường chính thức. Dù vậy thủ tục cấp GCN QSDĐ và chuyển dịch đất đai vẫn còn có thể gọn và đơn giản hơn. Việc kiểm tra và thẩm định các mảnh đất được thực hiện hai lần ở cấp xã và cấp huyện để cấp GCN QSDĐ và xác nhận việc chuyển dịch đất đai. Quy trình này nên được thực hiện một lần bởi cấp xã hoặc cấp huyện, và các cơ quan có liên quan nên chấp nhận kết quả thẩm định đó. Việc cấp GCN QSDĐ và thay đổi thông tin do có sự chuyển dịch đất đai được ghi hai lần ở cả hai PĐC huyện và xã. Các bước kéo dài này có thể được rút ngắn và cải thiện được tính chính xác nếu sử đụng hệ thống máy tính nối mạng. Ngoài ra, để thực hiện chuyển dịch đất đai, các bên chuyển nhượng phải làm việc với rất nhiều người, bao gồm cán bộ địa chính xã, cán bộ địa chính huyện, và cán bộ thuế, tốn rất nhiều thời gian và công sức của các hộ gia đình (đôi khi còn tốn cả các chi phí không chính thức). Cơ chế một cửa nên được thiết lập ở cấp xã để làm giảm bớt các thủ tục giao dịch đất đai cho các hộ gia đình. Các hộ gia đình cảm thấy sự cần thiết phải có quyền hợp pháp đối với đất đai vì vậy nhiều người sẵn sàng trả các chi phí. Mặc dù các quy trình đòi hỏi hơn 20 bước thực hiện, các cán bộ chính quyền địa phương đã giúp đỡ các hộ gia đình trong quy trình. Sự trợ giúp này có thể đòi hỏi một vài chi phí không chính thức, đặc biệt đối với các mảnh đất có tranh chấp, gia đình khá giả, hay các mảnh đất có giá cao. Một giải pháp là hợp pháp hoá các loại phí này. Cán bộ địa chính có thể nhận tiền hoa hồng cho việc thực hiện các chuyển dịch đất đai, cũng như đối với cán bộ ngân hàng cho việc thế chấp đất đai. Các chi phí trợ giúp hợp lý và phí đẩy nhanh thủ tục có thể được đặt ra và niêm yết công khai giúp cho các hộ gia đình biết được họ không cần phải trả thêm bất cứ một phụ phí nào nữa. Bằng cách chính thức hoá các chi phí không chính thức có thể giảm đáng kể các khoản chi không chính thức trong các chuyển dịch đất đai. Điều không thuận lợi của việc chính thức hoá các loại phí không chính thức có lẽ là sự loại trừ các hộ nghèo. Các chi phí dịch vụ đối với người nghèo cần phải hợp lý để họ có khả năng thanh toán vì họ cần được trợ giúp để làm được các công việc giấy tờ cũng bằng hoặc thậm chí nhiều hơn so với các hộ khác. Nếu một hộ được chính quyền xã phân loại là hộ nghèo thì hộ đó có thể được miễn các loại phí thực hiện thủ tục. Điều này sẽ cho phép các hộ nghèo tham gia vào thị trường chính thức. Nếu không thể đặt ra phí chính thức đối với một thủ tục nào đó, cần có biện pháp phạt các cán bộ đòi hỏi hay nhận các khoản tiền không chính thức, hay thậm chí cả các hộ đề nghị đút lót, để ngăn chặn tình trạng này. 72 Một giải pháp khác để xoá bỏ nạn đưa phong bì là mở rộng dịch vụ khảo sát đất đai và đo vẽ bản đồ cho các đơn vị khác. Các công ty tư nhân có thể đảm trách việc đo đạc, vẽ bản đồ, định giá đất. Khi có nhiều sự cạnh tranh, các loại phí dịch vụ trở nên thấp hơn và thời gian sẽ được rút ngắn hơn. Dù vậy, có khả năng các hộ gia đình thực hiện thủ tục thông qua công ty tư nhân thay vì PĐC hay ngân hàng bị cơ quan chính quyền trì hoãn việc phê duyệt giấy tờ đơn, và có thể kết quả là phải có tiền hối lộ cho các cán bộ để họ ký và đóng dấu hồ sơ. Một lý do khác để đưa tư nhân vào cạnh tranh là nhiều cán bộ quản lý đất đai không có đủ kiến thức hay năng lực để quản lý và kiểm tra đất đai để cấp GCN QSDĐ hay thực hiện các thủ tục giao dịch. Cho dù thị trường có mở ra cho các công ty tư nhân hay không, việc đào tạo về khảo sát đất đai, quy hoạch sử dụng đẩt, định giá đất và tài sản gắn liền với đất và quản lý đất đai cần được thực hiện đối với các cán bộ địa chính ở mọi cấp để nâng cao năng lực quản lý đất đai. Người dân cần phải nhận thức rõ các thủ tục giao dịch đất đai. Từ khảo sát cho thấy, có nhiều hộ gia đình biết về các thủ tục chỉ vì họ đã trải qua quy trình này. Tuy nhiên, do chỉ có các hộ đã tham gia giao dịch đất đai mới được phỏng vấn, các hộ không tham gia vào thị trường đất đai có lẽ không có nhận thức về các thủ tục cũng như sự trợ giúp có được từ chính quyền địa phương. Ở một huyện có một bảng tin của PĐC huyện niêm yết các bước để được cấp GCN QSDĐ và thực hiện các giao dịch đất đai đặt tại tiền sảnh, nhưng các bước này chỉ dành cho các doanh nghiệp và các công ty. Các bảng thông tin tương tự cũng có thể đặt tại cấp huyện và cấp xã dành cho các hộ gia đình. Theo đó thì các bước của thủ tục, chi phí, thời gian có thể được ghi rõ để các hộ gia đình có thể nhận biết các thủ tục cần thiết để xin cấp GCN QSDĐ và thực hiện các giao dịch đất đai, nhờ thế họ có thể tham gia vào thị trường chính thức. Các thủ tục cần thiết để cấp GCN QSDĐ vẫn còn dài và phức tạp với nhiều bước và nhiều người tham gia. Nếu đất đai có lịch sử rõ ràng, không có sự tranh chấp, và không có vấn đề gì liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, thì việc cấp GCN QSDĐ nên được thực hiện trong một thời gian ngắn. Để cấp GCN QSDĐ đồng loạt cần tới 27 bước là quá nhiều. Có 21 bước thủ tục để được cấp GCN QSDĐ riêng lẻ, ít hơn số bước của thủ tục cấp đồng loạt. Tuy nhiên, các thủ tục để cấp GCN QSDĐ riêng lẻ chỉ có thể thực hiện được khi các vấn đề về bản đồ đất đai đã được giải quyết. Nếu đất đai chưa được vẽ bản đồ, và trước đây cũng chưa có việc cấp GCN QSDĐ đồng loạt ở địa phương thì việc cấp GCN QSDĐ riêng lẻ hầu như không thể thực hiện được. Nguyên nhân chính là cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Kỹ thuật tỉnh không thực hiện đo vẽ bản đồ cho một thửa đất riêng lẻ, có thể là do chi phí quá cao đối với một hộ riêng lẻ hoặc do các hộ gia đình không biết để yêu cầu dịch vụ. Đối với đất đã được vẽ bản đồ, thời gian của quy trình lại phụ thuộc vào các chi phí không chính thức. Thực tế trong khảo sát không nhận thấy có trường hợp cấp GCN QSDĐ từ đầu nào cho một hộ riêng lẻ. Chính quyền địa phương nên chịu trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề này khi cấp GCN QSDĐ. Với việc thực hiện luật đất đai mới, hi vọng rằng việc cấp GCN QSDĐ sẽ nhanh chóng và hiệu quả, với điều kiện là chính phủ và các địa phương xem vấn đề cấp GCN QSDĐ là việc ưu tiên. Các hộ gia đình tham gia vào thị trường không chính thức với một số lý do. Một nguyên nhân là mảnh đất được chuyển nhượng không có GCN QSDĐ hay giấy tờ hợp pháp nào và chủ hộ không thể khai báo với người có thẩm quyền về việc giao dịch. Nếu chủ hộ quyết định khai báo với cấp có thẩm quyền về việc giao dịch, các thủ tục hợp pháp sẽ trở nên rất phức tạp, các giấy tờ đất đai phải được UBND xã xác nhận một cách cẩn thận, cho phép họ xác định được mảnh đất đó thuộc về ai, cũng như về bản đồ và diện tích đất. Kể cả các hộ có giấy tờ hợp pháp vẫn phải tuân theo các bước như vậy, nếu không có giấy tờ, quy trình sẽ mất thời gian hơn rất nhiều. Vì thế nhiều hộ gia đình chọn không đi theo con đường chính thức. Với trường hợp đất không có giấy tờ hợp pháp, cần phải có một quy định về thủ tục chuyển nhượng riêng được niêm yết công khai để chính quyền địa phương biết phải làm 73 gì, và các hộ không có giấy tờ hợp pháp biết họ vẫn có thể khai báo với người có thẩm quyền ở địa phương về việc giao dịch. Ngoài ra, việc cấp GCN QSDĐ là rất quan trọng để khuyến khích các quy trình của thị trường chính thức. Sự tiếp cận thị trường đất đai chính thức đối với nhiều người có thể bị cản trở vì họ không có GCN QSDĐ. Một lý do chủ yếu khác để các giao dịch không chính thức diễn ra là các loại thuế liên quan đến việc chuyển nhượng đất. Một cán bộ địa chính huyện đề xuất rằng khung giá đất để xác định mức thuế phải được niêm yết tại PĐC huyện và phòng thuế để mọi người đều biết được mức giá. Điều này có thể làm giảm việc định giá đất và các khoản thuế tuỳ tiện và nhờ đó khuyến khích mọi người thực hiện các giao dịch chính thức. Nhiều người ở vùng nông thôn thiếu thông tin về thị trường đất đai; nhiều người trong số họ thậm chí không có đủ kiến thức về luật đất đai để cho phép họ tham gia vào hệ thống thị trường nhà đất. Việc đào tạo cần được thực hiện và một hệ thống tin về thị trường đất đai cần được thiết lập ở vùng nông thôn. Trong suốt quá trình khảo sát, những người có thẩm quyền ở xã đã có những hiểu biết chi tiết về thị trường đất đai. Họ biết các giao dịch nào xuất hiện giữa các hộ gia đình, hộ nào có GCN QSDĐ và hộ nào đã thế chấp đất. Tuy nhiên một hệ thống quản lý đất đai bằng máy tính có thể cho phép xã và huyện truy cập, lưu trữ và thay đổi thông tin một cách dễ dàng về các hộ và bản đồ địa chính. Tóm lại, các thủ tục giao dịch trong nghiên cứu này dường như không quá phức tạp. Các hộ gia đình tham gia vào thị trường không chính thức không phải lúc nào cũng do các thủ tục phức tạp như là việc chậm trễ trong khảo sát đất đai, mà còn bởi vì các nguyên nhân khác như là thiếu GCN QSDĐ, giao dịch diễn ra trong gia đình hay họ hàng, hay bởi vì họ cảm thấy không cần thiết phải khai báo với chính quyền. Bởi vì các thủ tục giao dịch đất đai khá đơn giản, các bước, chi phí, thời gian được phổ biến rộng rãi sẽ khuyến khích thị trường quyền sử dụng đất đai trở nên sôi động hơn. 74 Phụ lục: Các mẫu trong quy trình thực hiện thủ tục nhà đất 1. Cấp GCN QSDĐ A. Đơn Xin Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất B. Hồ Sơ Thửa Đất C. Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất 2. Mua bán đất D. Đơn Xin Đăng Ký Biến Động Đất Đai E. Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất F. Biên Bản Họp Gia Đình G. Biên Bản V/V Thẩm Định Hồ Sơ Chuyển Nhượng QSD Đất H. Biên Bản Thẩm Tra Hồ Sơ Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất I. Tờ Khai Lệ Phí Trước Bạ J. Tờ Khai Nộp Thuế Chuyển Quyền K. Quyết Định của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện V/v Chuyển Nhượng và Cấp GCN QSD Đất 3. Thuê/cho thuê đất L. Đơn Xin Thuê Đất M. Hợp Đồng Thuê Đất 4. Thế chấp đất N. Giấy Đề Nghị Kiêm Phương Án Vay Vốn O. Đơn Yêu Cầu Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất, Tài Sản Gắn Liền Với Đất P. Biên Bản Xác Định Giá Trị Tài Sản Bảo Đảm Q. Đơn Yêu Cầu Đăng Ký Bảo Lãnh Quyền Sử Dụng Đất, Tài Sản Gắn Liền Với Đất R. Hợp Đồng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất, Tài Sản Gắn Liền Với Đất S. Hợp Đồng Tín Dụng 75 Tài liệu tham khảo Bộ LĐTBXH – Trung tâm Thống kê Thông tin về Lao động và Xã hội, 2002. Số liệu Thống kê Lao động - Nghề nghiệp ở Việt Nam 1996-2000. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Công ty Tài chính Quốc tế, 2004. Phân tích Các vấn đề Quản lý và Đăng ký Đất đai ở Việt Nam. Hà Nội: Nhóm Tư vấn ERU. De Soto, Hernando, 2000. Bí mật của tư bản: Tại sao chủ nghĩa tư bản thắng thế ở phương tây nhưng lại thất bại ở những nơi khác. New York: Sách cơ bản. Đỗ Quý Toàn và Laskhmi Iyer, 2003. “Quyền sử dụng đất và phát triển kinh tế: Bằng chứng từ Việt Nam”. Nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới 3120. FAO, 2002. Các nghiên cứu về quyền sở hữu đất. Luật Đất Đai 1993. Luật Đất Đai số 13/2003/QH11. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, 2003. Tạo Thị Trường Tốt Hơn Cho Người Nghèo: Tài liệu Hội Thảo Khởi Động tháng 11, 2003. Hà Nội: ADB. Ngân Hàng Thế Giới, 2003. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004: Đói nghèo. Báo cáo của nhóm các nhà tài trợ cho cuộc Họp Nhóm Tư vấn Việt Nam, Hà Nội, 2-3 tháng 12, 2003. Hà Nội: Ngân Hàng Thế Giới. Nguyễn Đình Cung và các cộng sự, 2004. Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía bắc không tăng trưởng nhanh hơn?. Hà Nội: UNDP. Phạm Trúc Chi và các cộng sự, 2004. ”Tiếp cận các nguồn lực: Trường hợp nghiên cứu các hộ gia đình nông thôn Việt Nam.” Hà Nội: Công ty Tư vấn Kinh tế Mêkông. PĐC huyện Khoái Châu, 2004. Tổng hợp Kết quả Dồn thửa Đổi ruộng Đất nông nghiệp. Phòng Giao thông – Xây dựng - Địa chính huyện Từ Sơn, 2002. Tổng hợp kết quả Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Từ Sơn tính đến ngày 31/12/2002. Tổ công tác Vẽ bản đồ Nghèo Liên bộ, 2003. Nghèo đói và Bất bình đẳng ở Việt Nam: Mẫu không gian và Các nhân tố địa lý. Hà Nội: Viện nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế và Viện nghiên cứu Phát triển. Tổng cục Địa chính, 2001. Thông tư số 2074/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 Hướng dẫn trình tự lập, xét duyệt hồ sơ xin giao đất, thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước. Tổng cục Thống kê, 2003. Kết quả Tổng khảo sát Nông thôn, Nông nghiệp, Thuỷ sản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. _______, 2004a. Kết quả Khảo sát Thu nhập và Chi tiêu Hộ gia đình 2002. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 76 _______, 2004b. Niên giám Thống kê 2002. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Trần Hoàng Kim, 2002. Tư liệu kinh tế xã hội 631 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thống Kê. UBND huyện Khoái Châu – PĐC, 2004. Báo cáo Kết quả công tác năm 2003 – 6 tháng đầu năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2004. UBND huyện Quế Võ, 2004. Quyết định số 1163/QD-UB ngày 7/72004. UBND huyện Từ Sơn – PĐC, 2003. Thống kê Đất đai đến ngày 1/10/2003. UBND huyện Từ Sơn – Phòng Giao thông – Xây dựng - Địa chính, 2002. Báo cáo kết quả công tác giao thông, xây dựng, địa chính năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003. 6/12/2002. _______, 2003a. Thống kê việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2002. _______, 2003b. Báo cáo số 191/BC-GTXDĐC Kết quả công tác Địa chính – Giao thông – Xây dựng năm 2003 ngày 30/11/2003. UBND huyện Văn Giang – PĐC, 2004. Báo cáo số 79/BC-ĐC về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Văn Giang ngày 14/7/2004. UBND tỉnh Bắc Ninh, 2003. Quyết định số 137/2003/QĐ-UB. _______, 2004a. Quyết định số 69/2004/QĐ-UB ngày 20/5/2004 V/v ban hành quy định khung giá các loại đất áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh. _______, 2004b. trích ngày 5/7/2004. UBND tỉnh Bắc Ninh - Sở Tài Nguyên Môi Trường, 2004. Báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2004. Ngày 1 /7/2004. UBND tỉnh Hưng Yên, 2004. trích ngày 5/7/2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMKE Impact of Land Market Processes on the Poor VN.pdf
Tài liệu liên quan