Báo cáo Đánh giá chính sách Định canh định cư và nhà ở dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị - 2010

Khảo sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương về Định canh định cư và nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với mục tiêu: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số; - Đánh giá những kết quả đạt được của chính sách ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS trong thời gian qua; - Nghiên cứu, phân tích tìm ra những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện tốt chương trình này trong thời gian tới. Bố cục của Báo cáo: PHẦN I- MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1. Bối cảnh của hoạt động khảo sát, đánh giá 2. Mục tiêu của hoạt động khảo sát, đánh giá: 3. Phương pháp khảo sát, nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu 3.2. Phương pháp phỏng vấn 3.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa 3.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp 3.5. Phương pháp chuyên gia: 4. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 5. Hạn chế của khảo sát, đánh giá PHẦN II-NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I- CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định 1.1.1.1 Du canh, du cư 1.1.1.2 Định cư, du canh 1.1.1.3. Định canh định cư 1.1.2. Vai trò của công tác ĐCĐC đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Sự cần thiết phải chuyển từ du canh, du cư sang ĐCĐC 1.1.2.2. ĐCĐC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo 1.1.3. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác ĐCĐC 1.2. Cơ sở thực tiễn: 1.2.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới và bài học ở Việt Nam 1.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước Chương II- ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm chung của tỉnh Quảng Trị 2.2 Đặc điểm vùng miền núi tỉnh Quảng Trị Chương III- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐCĐC VÀ XÂY DỰNG NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO DTTS Ở TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2002-2008 3.1. Chính sách ĐCĐC ở tỉnh Quảng Trị 3.1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 3.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000 3.1.1.2 Giai đoạn 2001 đến 2010 3.1.2. Đánh giá những kết quả đạt được 3.1.2.1. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất và đất ở 3.1.2.2. Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt 3.1.2.3 Chính sách hỗ trợ PTSX 3.1.2.4. Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS và dự án nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng 3.1.2.5. Chính sách hỗ trợ dịch vụ XH và cải thiện ĐSND, trợ giúp pháp lý 3.1.2.6. Chính sách hỗ trợ đối với giáo viên vùng khó 3.1.2.7. Chương trình kiên cố hoá trường, lớp 3.1.2.8. Chính sách củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản 3.1.2.9. Chính sách văn hoá - thông tin 3.1.2.10. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng 3.1.3. Những hạn chế, bất cập trong trong quá trình triển khai thực hiện 3.1.3.1. Hệ thống văn bản hướng dẫn của Trung ương và địa phương 3.1.3.2 Bộ máy chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện 3.1.3.3. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất và đất ở cho hộ nghèo 3.1.3.4. Chính sách hỗ trợ nước sạch cho hộ nghèo đồng bào DTTS 3.1.3.5. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất 3.1.3.6. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng 3.1.3.7. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS và dự án nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng 3.1.3.8. DA hỗ trợ dịch vụ xã hội và cải thiện ĐSND, TGPL để nâng cao nhận thức pháp luật 3.1.3.9. Dự án hỗ trợ dịch vụ xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật 3.1.3.10. Chính sách đối với giáo viên vùng khó 3.1.3.11. Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học 3.1.3.12. Chương trình củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế xã, phường 3.1.3.13. Văn hoá thông tin 3.1.3.14. Những bất cập phát sinh về nhân thức, tư tưởng khi thực hiện các chính sách, chương trình: 3.2. Chính sách xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào DTTS giai đoạn 2002 - 2008 3.2.1. Bối cảnh ra đời 3.2.2. Thực trạng thực hiện chương trình 3.2.2.1. Công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền 3.2.2.2. Công tác triển khai thực hiện 3.2.2.3. Công tác huy động các nguồn lực trên địa bàn 3.2.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách 3.2.2.5. Công tác điều tra, bình xét 3.2.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát 3.2.2.7. Công tác triển khai các văn bản hướng dẫn của Bộ ngành 3.2.3. Những kết quả đạt được a) Giai đoạn 2002 - 2004 b) Giai đoạn từ năm 2005 đến 2010 3.2.4. Những hạn chế trong việc thực hiện chủ trương, chính sách xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào DTTS 3.3. Những bất cập trong việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Nhà nước trên địa bàn 3.3.1. Chủ trương phân cấp mạnh cho cơ sở làm chủ đầu tư các chương trình 3.3.2. Chủ trương lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn 3.3.3 Chủ trương dân biết, dân bàn, dân kiểm tra 3.3.4. Chủ trương “xã có công trình, dân có việc làm tăng thêm thu nhập 3.3.5. Về thực hiện chủ trương giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn, bản quản lý, bảo vệ và sử dụng Chương IV- NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐCĐC VÀ NHÀ Ở CHO ĐỒNG BÀO DTTS TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 4.1 Những thách thức của địa phương 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.2. Đặc thù về xã hội 4.1.3.Về nguồn lực kinh tế 4.2 Giải pháp trong giai đoạn mới 4.2.1 Những giải pháp trong tổ chức thực hiện PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị 2.1. Đối với chính quyền các cấp ở địa phương 2.2 Đối với Trung ương 2.2.1. Về các chủ trương, chính sách 2.2.2 Những điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện chính sách

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá chính sách Định canh định cư và nhà ở dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hưởng lợi có 46 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập bậc giáo dục trung học phổ thông; 47 xã thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi bậc tiểu học đến trường đạt 96%; Trạm y tế: Đội ngũ cán bộ y tế xã được tăng cường, mỗi trạm xá có ít nhất 2-4 cán bộ, một số xã đã có bác sỹ, tất cả thôn bản đã có y tế thôn và được trang cấp một số thuốc thông dụng, các xã dọc tuyến biên giới ngoài phòng khám khu vực, trạm y tế xã còn có trạm quân y các đồn biên phòng góp phần việc cứu chữa, điều trị cho đồng bào; Số cơ sở y tế trên 40 cơ sở; Số giường bệnh trên 150 giường; 100% xã, thị trấn có trạm y tế; trên 50% xã, thị trấn có bác sỹ; 100% xã, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản; 30% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Đến nay tất cả các xã, thị trấn miền núi đã được phủ sóng trạm truyền thanh, truyền hình và mạng điện thoại di động; 100% số xã có điện thoại cố định, đảm bảo công tác chỉ đạo, lãnh đạo và điều hành nhanh chống, thông suốt từ tỉnh đến xã, thôn bản. Nhờ có điện lưới kéo đến thôn, bản nên nhiều hộ gia đình có điều kiện đã mua sắm các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình như ti vi, ra đi ô và các trang thiết bị khác…, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí được tổ chức. Tỷ lệ làng bản đạt tiêu chuẩn văn hoá là 30,5%; tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá: 40,8%;và một số xã, thị trấn đã có thư viện. Số trang trại vùng miền núi trên 300 trang trại; Diện tích cây lương thực có hạt là trên 8.000 ha; Sản lượng lương thực có hạt trên 15.000 tấn; Năng suất lúa cả năm đạt trên 45 tạ/ha; Diện tích ngô trên 2000 ha, sản lượng ngô trên 3.000 tấn; Sản lượng sắn đạt trên 9.000 tấn; Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm trên 5.000 ha; Diện tích trồng cà phê trên 5.000 ha; Diện tích thu hoạch hồ tiêu trên 200 ha, sản lượng hồ tiêu đạt trên 150 tấn; Số lượng trâu, bò trên 30.000 con; Số lượng gia cầm trên 120.000 con; Diện tích rừng trồng mới tập trung trên 1.500 ha. Đạt được kết quả trên là nhờ sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và quân, dân Quảng Trị, đặc biệt là nhờ sự quan tâm đầu tư của các chương trình, dự án, đồng thời được sự ủng hộ nhiệt tình của các cá nhân, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, Mặt trận và các đoàn thể trong và ngoài tỉnh đã góp phần thay đổi bộ mặt của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, đặc biệt đưa vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS từng bước tiến kịp với miền xuôi, hoà nhịp đi lên của xã hội. Điều đó khẳng định chủ trương và chính sách về công tác ĐCĐC cho đồng bào dân tộc còn du canh, du cư ở miền núi của Đảng và Nhà nước là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào. Nhưng công tác ĐCĐC là một công việc khó khăn, phức tạp vì phải làm thay đổi cả nhận thức, thay đổi cuộc sống, tập quán đã tồn tại lâu đời của người dân vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, dân trí thấp, nhận thức bị hạn chế. Do đó công tác ĐCĐC trong giai đoạn mới đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ về chiến lược, về quy hoạch, về chính sách, về cơ chế quản lý, về vốn, về nhân lực và các giải pháp đồng bộ, đồng thời phải đưa chương trình ĐCĐC vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, trong cơ chế quản lý và quyết tâm trong tổ chức thực hiện là yếu tố quan trọng đảm bảo công tác ĐCĐC cho đồng bào DTTS có hiệu quả cao và bền vững. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với chính quyền các cấp ở địa phương - Xác định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ĐCĐC và nhà ở cho hộ đồng bào DTTS trên địa bàn theo các quyết định của Trung ương là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong kế hoạch 5 năm ( 2011- 2015). - Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc miền núi trong đó có các điểm ĐC ĐC tập trung và xen ghép; quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến gắn với quy hoạch dân cư và quy hoạch kết cấu hạ tầng. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất cho phù hợp với từng địa bàn DTTS tại địa phương; xây dựng các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và kinh tế tập thể vùng đồng bào DTTS phát triển. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án tại các điểm ĐC ĐC vùng dân tộc, miền núi; tổng kết các chính sách chương trình, dự án ĐCĐC để đánh giá những kết quả đã đạt được, xem xét đánh giá lại hiệu quả những công trình sau đầu tư để rút ra những bài học kinh nghiệm để đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách trong giai đoạn tới, hạn chế những bất cập, vướng mắc đã gặp phải trong giai đoạn trước đây. Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình dự án hỗ trợ đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2011- 2015. - Do nguồn vốn trung ương bố trí hàng năm còn hạn chế, để đảm bảo mục tiêu của dự án, giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án lồng ghép các nguồn vốn trên cùng một địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và tập trung bố trí vốn đầu tư hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án đang triển khai. - Ban hành hướng dẫn cụ thể cho từng mục tiêu và các mức hỗ trợ theo quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ĐCĐC đến năm 2012 để có kế hoạch phân bổ kịp thời các nguồn vốn đầu tư. - Chỉ đạo các địa phương thống nhất đầu mối trong việc quản lý, tổ chức thực hiện chính sách. Chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ kết quả, tiến độ cho cơ quan thường trực tỉnh (Ban dân tộc) để tổng hợp báo cáo kịp thời và đúng quy định. - Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận sử dụng đất sản xuất đối với đồng bào DTTS. Đẩy nhanh tiến độ giao đất rừng, đất có rừng để các hộ sống gần rừng khoanh nuôi bảo vệ, vừa tăng thu nhập cho hộ gia đình vừa làm cho rừng thực sự có chủ, hạn chế nạn săn bắn động vật và chặt phá rừng. - Đối với các công trình hạ tầng như: trường học, trạm xá, công trình giao thông, thủy lợi, công trình nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng... sau khi xây dựng bàn giao cho xã, thôn, bản quản lý, trong bố trí cân đối ngân sách hàng năm cho xã phải dành một khoản cho công tác duy tu, bảo dưỡng. Ban hành quy chế duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công công; làm tốt công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công nhân vận hành, bảo dưỡng công trình. - Do nội lực và khả năng huy động bà con dòng tộc của hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc, vùng tái ĐC ĐC có nhiều hạn chế, nên việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo theo quyết định 33/2007/QĐ-TTg cần đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực khác như Quỷ hỗ trợ nhà ở hộ nghèo của mặt trận, hỗ trợ của ngân sách địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội nhằm giúp hộ nghèo đồng bào dân tộc có nhà ở vững chắc hơn. - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và cơ quan các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở thôn bản tăng cường vận động đồng bào các dân tộc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nêu cao ý thức tự lực, tự cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của những người tiêu biểu, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. 2.2 Đối với Trung ương 2.2.1. Về các chủ trương, chính sách - Đề nghị Ủy ban Dân tộc rà soát, đánh giá trình độ phát triển các khu vực vùng dân tộc và miền núi; nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh tiêu chí phân định vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển; đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, dự án nhằm phát triển toàn diện, nhanh và bền vững kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt đối với vùng chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai, biến đổi khí hậu, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011 - 2015 và cho những năm tiếp theo; xây dựng chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc; kiện toàn hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. - Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư đặc thù cho vùng dân tộc và miền núi; cơ chế quản lý đầu tư thống nhất; xúc tiến đầu tư và vận động các nước, tổ chức quốc tế giúp vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. - Đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý sử dụng các nguồn vốn thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc và miền núi; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn. - Đề nghị Bộ Công Thương đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến công cho các vùng dân tộc và miền núi, ưu tiên phát triển doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp, thương mại, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thị trường nông thôn vùng dân tộc và miền núi đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn vùng dân tộc và miền núi đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; xây dựng các cơ chế, chính sách tăng cường liên kết giữa: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông trong phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng dân tộc và miền núi; chính sách giao đất, giao và khoán rừng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, bản để bảo vệ, phát triển rừng hiệu quả, bền vững; xây dựng, đổi mới cơ chế chính sách nhằm tăng cường đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm thôn, bản; nhanh chóng thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, phát triển kinh tế hàng hóa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và hội nhập quốc tế. - Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh thực hiện các đề án cải tạo hệ thống dự báo thiên tai và biến đổi khí hậu, chú trọng tập trung cho vùng thường bị ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ, lũ quét, lũ ống, thời tiết khắc nghiệt trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi. - Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến trong việc triển khai chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi. - Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30a và các dự án giảm nghèo của Chính phủ; xây dựng chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động riêng cho người DTTS. - Đề nghị Bộ Nội vụ có giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi; nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ là người DTTS ở các ngành, các địa phương, nhất là đối với cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc; xây dựng quy chế quản lý sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp trở về phục vụ tại địa phương, chính sách đãi ngộ về tiền lương và phụ cấp cho cán bộ công tác tại vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt đối với cán bộ làm công tác dân tộc lâu năm, cán bộ có trình độ chuyên môn cao và cán bộ luân chuyển công tác có thời gian ít nhất 5 năm tại vùng dân tộc, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. - Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất sửa đổi chính sách cử tuyển theo hướng phân cấp cho các địa phương đăng ký nhu cầu đào tạo về số lượng và ngành nghề, áp dụng đối với tất cả các dân tộc sống ở vùng khó khăn; chính sách học liên thông giữa hệ nội trú bậc Trung học cơ sở với hệ nội trú bậc Trung học phổ thông, trường dạy nghề, cao đẳng và đại học; chính sách đặc thù đối với học sinh, sinh viên là con em đồng bào các dân tộc có số dân dưới 5.000 người ở vùng đặc biệt khó khăn. - Đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở y tế từ tuyến xã đến phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện huyện; nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với đồng bào DTTS thuộc vùng khó khăn đi khám, chữa bệnh; tăng cường nguồn nhân lực y tế cho vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. - Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về công tác văn hóa đối với vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới; chỉ đạo các địa phương nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở; đẩy mạnh giao lưu văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn minh trong vùng dân tộc và miền núi. - Đề nghị Bộ Công an tăng cường các biện pháp giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chống phá sự nghiệp phát triển đất nước; xóa bỏ tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác ở vùng dân tộc và miền núi. - Đề nghị Bộ Quốc phòng thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giúp dân xóa đói giảm nghèo, chú trọng đầu tư xây dựng các khu kinh tế kết hợp với quốc phòng, đảm bảo an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia, nhất là các địa bàn xung yếu, khu vực biên giới, hải đảo. - Đề nghị Bộ Ngoại giao tăng cường hợp tác quốc tế, hoạt động ngoại giao nhân dân với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt đối với các nước trong khu vực và láng giềng; tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác dân tộc. - Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bằng các phương thức phù hợp với từng vùng, từng dân tộc và bằng tiếng các DTTS Việt Nam; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thông tin cho vùng dân tộc và miền núi. - Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách tín dụng áp dụng cho các đối tượng ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. 2.2.2 Những điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện chính sách Theo quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ thời gian thực hiện Chương trình chỉ đến năm 2012, nhưng trong 3 năm qua (2008-2010) kinh phí Trung ương mới cấp 22/181 tỷ đồng đạt 12,15% kế hoạch vốn được phê duyệt. Trong khi đó, để có thể di dân đến các điểm ĐCĐC tập trung thì nhất thiết phải có những cơ sở hạ tầng thiết yếu đảm bảo cuộc sống cho người dân. Các hạng mục cần thi công sớm như: hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước sinh hoạt, điện lưới… chưa có đủ kinh phí để bố trí xây dựng. Do đó, đề nghị Trung ương bố trí đủ số vốn đã được phê duyệt (trong kế hoạch 2 năm còn lại là 159 tỷ đồng) để hoàn thành các dự án nhằm sớm ổn định cuộc sống cho đồng bào DTTS thực hiện ĐCĐC trên địa bàn. - Về nhà ở: Mức hỗ trợ khoảng 10 triệu đồng theo định 33/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về nhà ở là quá thấp đối với vùng đồng bào DTTS ĐCĐC, để nâng cao hơn nữa chất lượng nhà ở và phù hợp với thực tế giá cả hiện nay đề nghị nâng mức hỗ trợ nhà ĐCĐC và nhà ở cho hộ nghèo vùng DTTS lên từ 15 đến 20 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó hộ ĐCĐC cũng được hưởng sự hỗ trợ từ cộng đồng (quỷ ủng hộ người nghèo do Ủy ban MTTQVN quản lý), được vay vốn ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi theo quy định hiện hành. - Định mức khai hoang 5 triệu đồng/ha, nhiều địa phương khó thực hiện, do tính chất, mức độ địa hình, mức độ nguy hiểm khác nhau, một số nơi bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh rất nhiều, bắt buộc phải rà phá trước khi khai hoang. Do vậy, đề nghị Chính phủ giao khung định mức hỗ trợ khai hoang cho địa phương để tuỳ theo tính chất công việc của từng vùng để có mức hỗ trợ phù hợp, ví dụ: khai hang trồng hoa màu nên từ 7 đến 10 triệu đồng/ha, khai hoang, phục hóa, kiến thiết đồng ruộng để làm ruộng nước lên từ 15- 20 triệu đồng /ha. - Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nguồn vốn quản lý, theo dõi đánh giá và truyền thông, nên rất khó trong việc triển khai chương trình. Đề nghị Trung ương có định mức phân bổ và hướng dẫn cụ thể việc sử dụng nguồn vốn sự nghiệp. Theo chúng tôi mức vốn quản lý , theo dõi đánh giá và truyên thông bằng 10% tổng số vốn của chương trình. - Quảng Trị là một tỉnh nghèo, ngân sách địa phương phụ thuộc trợ cấp của Trung ương, khả năng cân đối nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương rất khó khăn, do vậy đề nghị Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí của dự án. - Vùng DTTS tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đồng thời theo tiêu chí mới thì đến nay hộ nghèo tăng lên và phát sinh thêm nhiều hộ nghèo cần được hỗ trợ, do đó đề nghị Trung ương tiếp tục chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, chính sách ĐC ĐC cho đồng bào vùng DTTS nói chung và tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2011-2015. GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH AKA Nguyễn Thị Mến Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn I (2001-2005) và giai đoạn II (2006-2010) của Ban Dân tộc tỉnh. 2. Báo cáo về chính sách định canh định cư giai đoạn 2006 – 2010 của Ban Dân tộc tỉnh 3. Các tài liệu, bài viết (trên các Báo, Tạp chí Dân tộc) có liên quan đến định canh định cư và nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số Phụ lục Phụ lục 1: Danh sách cán bộ cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã, tổ chức, cá nhân ở cơ sở được phỏng vấn Phụ lục 2: Danh sách các văn bản của Trung ương, địa phương về chính sách ĐCĐC (có phụ lục kèm theo) Phụ lục 3: Danh sách các văn bản của Trung ương, địa phương về chính sách nhà ở cho hộ nghèo đồng bào DTTS (có phụ luc kèm theo) Phụ lục 4: Bộ câu hỏi phỏng vấn PHỤ LỤC 1 Danh sách cán bộ các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã và người dân được phỏng vấn STT Họ và tên Chức vụ, cơ quan công tác Hồ Gô Nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ngô Thanh Nghị Chủ tịch LMHTX& DNNQD Lê Thị Thanh Phó trưởng phòng Quản lý Ngân sách, Sở TC Lê Thị Thuý Loan Trưởng phòng kinh tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Lương Chính Trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở Tư pháp Hồ Văn Núi Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trần Thị Quyết Phó Trưởng Ban Văn hoá – xã hội HĐND tỉnh Trần Văn Thu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thanh Lợi Phó giám đốc Sở tài nguyên môi trường Lê Viết Long Chuyên viên kinh tế- ngân sách HĐND tỉnh Hồ Thanh Bân Nguyên bí thư, Chủ tịch HĐND huyện ĐaKrông Hồ Thị Kim Cúc Phó Chủ tịch UBND huyện ĐaKrông Nguyễn Văn Quyền Chủ tịch UBND huyện ĐaKrông Phan Thị Minh Quế Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Hướng Hoá Hồ Tấn Nhạc Nguyên Bí thư huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Hướng Hoá Hồ Thị Lệ Hà Phó Bí thư huyện uỷ Hương Hoá Nguyễn Ngọc Sắc Chủ tịch UBND huyện Hướng Hoá Võ Thanh Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hoá Nguyễn Ái Hợi Phó Văn phòng UBND huyện Đakrông Hồ Tất Huấn CV VP UBND huyện Đakrông Lê Hoài Phong CB BQLDA huyện Đakrông Đinh Tương Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đakrông Nguyễn Văn Đạt CV Phòng NN&PTNT huyện Đakrông Lê Công Cẩn Phó trưởng phòng TC - KH huyện Đakrông Nguyễn Xuân Hưởng CB Phòng GD & ĐT huyện Đakrông Hồ Văn Phương Nông dân, xã thanh, Hướng Hoá Hồ Văn Thắng BT, CT UBND xã Hướng Linh, Hướng Hoá Hồ Song CT HĐND xã Hướng Linh, Hướng Hoá Trần Trọng Kim PCT UBND xã Hướng Linh, Hướng Hoá Hồ Văn Giang Bí thư xã Đoàn Hướng Linh, Hướng Hoá Nguyễn Thị Huệ Kế toán - Tài chính xã Hướng Linh, Hướng Hoá Nguyễn Thị Hồng Nở Tư pháp - Hộ tịch xã Hướng Linh, Hướng Hoá Hồ Ông Vy CT HNCT xã Hướng Linh, Hướng Hoá Hồ Pả Thanh CT HND xã Hướng Linh, Hướng Hoá Hoàng Thanh Linh CB XĐGN xã Hướng Linh, Hướng Hoá Hồ Văn Lỡ Trưởng thôn mới, xã Hướng Linh, Hướng Hoá Hồ văn Phương Nông dân, xã Hướng Linh, Hướng Hoá Hồ Via Bí thư chi bộ thôn Chùa xã Cam Tuyền, Cam Lộ Hồ Xiên Trưởng thôn, thôn Chùa xã Cam Tuyền, Cam Lộ Hồ Miệt Cán bộ khuyến nông thôn Chùa xã Cam Tuyền, Cam Lộ Hồ Văn Già làng thôn Chùa xã Cam Tuyền, Cam Lộ Hồ Văn Linh CT UBND xã Đakrông, huyện Đakrông Trần Văn Hiếu CB phụ trách NN xã Đakrông, huyện Đakrông Hồ Văn Pếc PCT HCCB xã Đakrông, huyện Đakrông Phạm Thị Huệ CT HLHPN xã Đakrông, huyện Đakrông Hồ Pôn Phó Trưởng thôn Xa Lăng, xã Đakrông, huyện Đakrông Hồ Phen Trưởng thôn Xa Lăng, xã Đakrông, huyện Đakrông Hồ Thị Nhàn TBí thư chi bộ Thôn Xa Lăng, xã Đakrông, huyện Đakrông Hồ Văn Thoàn Trưởng thôn Ka lu, xã Đakrông, huyện Đakrông Hồ Văn Thảo Trưởng thôn Pa Tầng xã Đakrông, huyện Đakrông Hồ Tả Cúc Phó Trưởng thôn Pa Tầng xã Đakrông, huyện Đakrông Pả Tiền Già Làng, xã Đakrông, huyện Đakrông Hồ Văn Tân CT HND xã Đakrông, huyện Đakrông Hồ Văn May CT HĐND xã Húc Nghì, huyện Đakrông Hồ Văn Đàm BT Đảng Uỷ xã Húc Nghì, huyện Đakrông Trần Đức Huy CB tư pháp xã Húc Nghì, huyện Đakrông Hồ Văn Bình PCT HĐND xã Húc Nghì, huyện Đakrông Hồ Văn Mai CT HND xã Húc Nghì, huyện Đakrông Lê Thị Duyên CT HLHPN xã Húc Nghì, huyện Đakrông Hồ Thị Ngân CB Địa chính xã Húc Nghì, huyện Đakrông DANH MỤC Các văn bản, quy định của Trung ương và địa phương liên quan đến chương trình định canh định cư cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn I. Danh mục văn bản Trung ương: TT Số văn bản Ngày ban hành Cơ quan ban hành Tên văn bản 1 22/NQ-TW 27/11/1989 Bộ Chính trị Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi 35/QĐ-TTg 13/01/ 1997 Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao 2 20/1998/NĐ-CP 31/3/1998 Chính phủ Về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc 3 197/1999/QĐ-TTG 30/9/1999 Thủ tướng CP Về quản lý chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao 4 138/2000/QĐ-TTg 29/11/2000 Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, xây dựng trung tâm cụm xã miền núi vào chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi 5 02/2002/NĐ-CP 03/01/2002 Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3//1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc 6 267/2005/QĐ-TTG 31/10/2005 Thủ tướng Chính phủ Về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú 7 218/2005/TT-UBDT 29/3/2005 Uỷ ban Dân tộc Hướng dẫn đánh giá các xã đã hoàn thành mục tiêu chương trình 135 8 61/2006/NĐ-CP 20/6/2006 Chính phủ Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn 9 64/2009/NĐ-CP 30/07/2009 Chính phủ Về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn 10 72/QĐ-HĐBT 13/3/1990 Hội đồng Bộ Trưởng (Chính phủ) Về một số chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội miền núi. 11 190/2003/QD-TTg 16/9/2003 Chính phủ Quyết định về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003-2010 12 277/QĐ-TTg 07/12/2005 Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của quản lý Nhà nước và phương thức công tác dân tộc giai đoạn 2006-2010” 13 07/2006/QĐ-TTg 10/1/2006 Thủ tướng CP Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 14 34/2006/QĐ-TTg 08/02/2006 Thủ tướng Cp Về phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010 15 975/QĐ-TTg 20/7/2006 Thủ tướng Chính phủ Về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn 16 30/2007/QĐ – TTg 5/3/2007 Chính phủ Quyết định về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. 17 33/2007/QĐ – TTg 5/3/2007 Chính phủ Quyết định về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010. 18 112/2007/QĐ-TTg 20/7/2007 TT Chính phủ Về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II 19 289/QĐ-TTg 18/3/2008 Thủ tướng Chính phủ Về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân 20 1342/2009/QĐ – TTg 25/8/2009 Chính phủ Quyết định về phê duyệt kế hoạch định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư đến năm 2012. 21 70/2009/QĐ-TTg 27/04/2009 Thủ tướng Chính phủ Về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP  ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ 22 101/2009/QĐ-TTg 05/08/2009 Thủ tướng Chính phủ Ban hành định mức đầu tư năm 2010 đối với một số dự án thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng CP về chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II 23 102/2009/QĐ-TTg 7/8/2009 Thủ tướng Chính phủ  Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn 24 140/1999/QĐ-BNN-ĐCĐC 14/10/1999 Bộ NN&PTNT Quyết định về nội dung tiêu chí định canh định cư 25 32/2007/QĐ-TTg 05/3/2007 Thủ tướng CP Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 26 03/2007/TT – UBDT 8/6/2007 Ủy ban dân tộc Thông tư về việc Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010. 27 02/2007/TT-UBDT 7/6/2007 Thủ tướng Chính phủ Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 28 99/2007/TT – BTC 10/8/2007 Bộ Tài chính Thông tư về việc hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ – TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. 29 06/2007/QĐ- UBDT 12/10/2007 Ủy ban Dân tộc Về việc ban hành Chiến lược truyền thông Chương trình 135 giai đoạn II 30 35/2008/TT-BTC 25/4/2008 Bộ Tài chính  Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân 31 12/2009/TT-BNN 6/3/2009 Bộ NN và PTNT Về hướng dân thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 Tổng cộng 31 văn bản II. Danh mục văn bản cấp tỉnh: TT Số văn bản Ngày ban hành Cơ quan ban hành Tên văn bản 1 1364/KH-UBND 8/6/2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch về thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007-2010. 2 687/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng T’Rơ – A Đu, xã Tà Long, huyện Đakrông 3 688/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Pi Rao, xã A Ngo, huyện Đakrông 4 689/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định số về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Khe Trổ, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh. 5 690/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Ka Lu, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông. 6 691/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Cu Tai, xã A Bung, huyện Đakrông. 7 692/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Cợp, xã Húc Nghì, huyện Đakrông. 8 693/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Ba Linh, xã A Vao, huyện Đakrông. 9 694/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng La Heng, thôn Cu Dong, xã Húc, huyện Hướng Hóa 10 695/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Ka Lu – Chân Rò, xã Đakrông, huyện Đakrông 11 696/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Cu Dưn – Ta Roa- Pa Ka, xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa. 12 697/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Bù - Ngược, xã Ba Nang, huyện Đakrông. 13 698/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng A Pun, xã Tà Rụt, huyện Đakrông. 14 699/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Sông Ngân, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh. 15 700/QĐ-UBND 18/4/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt dự án định canh định cư tập trung vùng Cu Vơ, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa. 16 2045/QĐ-UBND 08/10/2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh V/v Phê duyệt định mức hỗ trợ trực tiếp hộ đồng bào dân tộc thiểu số vào điểm định canh định cư tập trung theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg 17 322/QĐ-UBND 22/03/99 Uỷ ban nhân dân tỉnh Phê duyệt đề án tổng quan định canh định cư đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 18 74/QĐ-UBND 19/1/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh dự án định canh định cư tập trung vùng Sông Ngân, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh. 19 75/QĐ-UBND 19/1/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh dự án định canh định cư tập trung vùng Ka Lu- Chân Rò, xã Đakrông, huyện Đakrông. 20 76/QĐ-UBND 19/1/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh dự án định canh định cư tập trung vùng Ra Heng, thôn Cu Dong, xã Húc, huyện Hướng Hóa. 21 1782/QĐ-UBND 17/9/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án định canh, định cư tập trung vùng Cu Vơ, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hoá. 22 2512/2004/QĐ-UB 17/4/2004 Uỷ ban nhân dân tỉnh Về việc ban hành Đề án Luân chuyển giáo viên vùng khó. Tổng cộng 22 văn bản DANH MỤC Các văn bản, quy định của Trung ương và địa phương liên quan đến chương trình nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn I. Danh mục văn bản Trung ương: TT Số văn bản Ngày ban hành Cơ quan ban hành Tên văn bản 1 134/2004/QĐ-TTg 20/7/2004 Chính phủ Quyết định về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; 2 03/2005/QĐ-BNN 7/1/2005 Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Quyết định ban hành quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. 3 170/2005/QĐ-TTg 8/7/2005 Chính phủ Quyết định ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010. 4 198/2007/QĐ-TTg 31/12/2007 Chính phủ Quyết định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. 5 167/2008/QĐ-TTg 12/12/2008 Chính phủ Quyết định về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Thủ tướng Chính phủ. 6 1592/QĐ-TTg 12/10/2009 Chính phủ Quyết định về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn 7 30a/2008/NQ-CP 27/12/2008 Chính phủ Nghị quyết về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. 8 819/2004/TTLT/UBDT – KHĐT-TC-XD-NNPTNT 10/11/2004 Ủy ban dân tộc, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ XD, Bộ NN&PTNT Thông tư liên tịch về hướng dẫn thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; 9 08/2009/TTLT-BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT-NHN 19/5/2009 Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ XD, Bộ NN&PTNT Thông tư liên tịch về hướng dẫn thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. 10 116/CV-BNN-LN 10/01/2005 Bộ NN&PTNT Công văn về việc giải quyết gỗ làm nhà theo Quyết định 134/2004/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 11 1157/BNN-LN 2/5/2007 Bộ NN&PTNT Công văn về việc khai thác gỗ hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khân theo QĐ 134/2004/QĐ-TTg. 12 1539/BNN-LN 5/6/2007 Bộ NN&PTNT Công văn về việc gia hạn thời gian khai thác gỗ hỗ trợ nhà ở cho dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn 13 14/TTr-DT 22/5/2008 Ủy ban dân tộc Tờ trình số về việc đề nghị bổ sung kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 134 năm 2008 Tổng cộng 13 văn bản II. Danh mục các văn bản cấp tỉnh: TT Số văn bản Ngày ban hành Cơ quan ban hành Tên văn bản 1 Chỉ thị tháng 10/2003 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Về thực hiện công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi 2 9g/2003/NQ-HĐND 18/01/2003 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá IV Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị 3 5.3/2005/ 26/7/2005 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V Phê duyệt đề án “Hỗ trợ xóa nhà ở dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh” 4 1329/QĐ-UBND 6/7/2005 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về giao bổ sung vốn đầu tư năm 2005 để thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. 5 1793/QĐ-UBND 9/8/2005 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định ngày về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thuộc Chương trình quỹ vì người nghèo (tại UBMTTQVN tỉnh Quảng Trị) do tổ chức Chen Yung (Hoa Kỳ) tài trợ năm 2005. 6 1794/QĐ – UBND 9/8/2005 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc do Tổ chức Chen Yung (Hoa Kỳ) tài trợ năm 2005. 7 02/2006/QĐ- UBND 6/1/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc giao kế hoạch vốn trung ương hỗ trợ mục tiêu, vốn chương trình mục tiêu và ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng nhà ở đồng bào dân tộc khó khăn năm 2006. 8 28/2007/QĐ-UBND 25/12/2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về việc giao kế hoạch vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu và vốn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2008. 9 495/QĐ-UBND 20/3/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định về phân bổ dự toán thu xổ số kiến thiết năm 2008 cho các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, và phúc lợi xã hội năm 2008. 10 2800/CV-UB 8/12/2005 Ủy ban nhân dân tỉnh Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh vốn đầu tư năm 2005 để thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Đakrông 11 66/CV-DT 12/5/2006 Ban Dân tộc Công văn về việc triển khai kế hoạch hỗ trợ gỗ làm nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số theo QĐ 134/2004/QĐ-TTg. 12 1185/UBND-NN 2/6/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Công văn về việc tham gia ý kiến về khai thác gỗ hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. 13 1386/UBND-VX 6/6/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Công văn về việc tăng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số năm 2008. 14 691/SNN-CS 9/9/2006 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Công văn số về việc triển khai thực hiện quyết định 03/2005/QĐ-BNN ngày 7/1//2005 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn về khai thác gỗ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. 15 634/UBND –NN 23/3/2007 Uỷ ban nhân dân tỉnh Công văn về việc xin gia hạn khai thác gỗ hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo QĐ 134/2004/QĐ-TTg. 16 1226/KH-KT 31/12/2004 Sở Kế hoạch đầu tư Thông báo về việc giao chỉ tiêu hướng dẫn hạng mục công trình đầu tư năm 2005 hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. 17 641/KH-KT 27/7/2005 Sở Kế hoạch Đầu tư Thông báo về việc hướng dẫn hạng mục công trình đầu tư năm 2005 (đợt 2) để thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. 18 1167/TB-SKH-KT 21/12/2005 Sở Kế hoạch đầu tư Thông báo về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư để thực hiện chính sách 134 (đợt 2) năm 2005 do Ủy ban nhân dân huyện Đakrông làm chủ đầu tư. 19 33/TB –SKH-KT 23/1/2006 Sở Kế hoạch đầu tư Thông báo về hướng dẫn các hạng mục công trình của các chương trình , dự án thuộc nguồn vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu, vốn chương trình mục tiêu năm 2006. Tổng cộng 19 văn bản PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN Khảo sát, đánh giá về chính sách định canh định cư và nhà ở đồng bào dân tộc thiểu số hướng đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kính thưa Ông/Bà! Để có thông tin khách quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá chính sách định canh, định cư và nhà ở đồng bào dân tộc thiểu số hướng đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị trân trọng sự hợp tác, tham gia ý kiến của quý Ông/Bà bằng cách đánh dấu X vào ô  hoặc viết vào dòng trống dưới câu; những thông tin ông/bà cung cấp, chúng tôi chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của ông/bà! Câu 1. Ông/Bà có thường quan tâm đến các hoạt động định canh, định cư và xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số không? A. Rất quan tâm ; B. Có quan tâm ; C. Ít quan tâm ; D. Không quan tâm ; …………………………………………………………………. Câu 2. a) Ông/Bà có cho biết chủ trương định canh, định cư của tỉnh ta có từ khi nào? A. Năm 1975 ; B. Năm 1976 ; C. Năm 1999 ; D. Năm 2007 ; b) Ông/Bà cho biết chủ trương xây dựng nhà ở cho đồng bào DTTS số của tỉnh ta có từ khi nào? A. Năm 1975 ; B. Năm 2002 ; C. Năm 2003 ; D. Năm 2004 ; Câu 3. Ông/Bà có nhận xét như thế nào về mục tiêu của chương trình định canh, định cư hiện nay của tỉnh ta (Thực hiện QĐ số 33/2007/QĐ-TTg giai đoạn 2007-2012)? A. Tích cực ; B. Trung bình ; C. Chưa tích cực ; D. Khó trả lời ; Câu 4. Theo Ông/Bà, phạm vi và đối tượng áp dụng cho việc thực hiện định canh, định cư hiện nay đã phù hợp chưa? A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp thì thêm, bớt đối tượng nào? ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. Câu 5. Ông bà đánh giá về việc tuân thủ các nguyên tắc định canh, định cư trong công tác chuẩn bị các kế hoạch, đề án định canh, định cư của các cơ quan tham mưu (tỉnh, huyện, xã): 1. Bố trí định canh, định cư phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội; phù hợp với quy hoạch tổng thể bố trí dân cư của địa phương; phù hợp với phong tục, tập quán, văn hoá của từng dân tộc; đồng thời phải chọn phương án đầu tư xây dựng hạ tầng hợp lý và tiết kiệm nhất; A. Tuân thủ đúng nguyên tắc ; B. Có tuân thủ nhưng chưa nghiêm ; C. Chưa tuân thủ ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa tuân thủ thực hiện nguyên tắc thì lý do gì? 1. Vốn Nhà nước tập trung đầu tư và ưu tiên hỗ trợ cho cộng đồng dân cư và hỗ trợ trực tiếp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống nơi định canh, định cư mới; A. Tuân thủ đúng nguyên tắc ; B. Có tuân thủ nhưng chưa nghiêm ; C. Chưa tuân thủ ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa tuân thủ thực hiện nguyên tắc thì lý do gì? 2. Mỗi hộ chỉ được hưởng chính sách quy định tại quyết định này một lần cho cả giai đoạn 2007-2012; A. Tuân thủ đúng nguyên tắc ; B. Có tuân thủ nhưng chưa nghiêm ; C. Chưa tuân thủ ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa tuân thủ nguyên tắc trên thì lý do gì? ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. 4. Thực hiện lòng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án, chính sách khác trên địa bàn để thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư; A. Tuân thủ đúng nguyên tắc ; B. Có tuân thủ nhưng chưa nghiêm ; C. Chưa tuân thủ ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa tuân thủ thực hiện nguyên tắc thì lý do gì? ………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………. Câu 6. Ông/Bà đánh giá kết quả tổ chức thực hiện Chính sách ĐCĐC và nhà ở của địa phương 1. Tỉnh ta đã thực hiện đảm bảo diện tích đất/hộ di dân đến vùng định canh, định cư: 1.000 m2 đất ở, 0,2 ha đất lúa nước, 1-2 ha đất trồng màu lương thực, 2 ha đất trồng cây lâm nghiệp lấy gổ, lâm sản hoặc các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, sắn cao sản. ( Quy định của Trung ương là : Hỗ trợ khai hoang đất sản xuất: tối thiểu mỗi hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng 2 vụ lúa.) A. Tốt, phù hợp với thực tế ; B. Tương đối phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp thì tăng thêm hoặc giảm đi bao nhiêu là phù hợp với thực tiễn của địa phương? Lý do? 2. Theo Ông/Bà chính sách hỗ trợ đầu tư trong thời gian qua về các công trình sau đây có phù hợp và mang lại hiệu quả không? a. Xây dựng đường giao thông: A. Rất hiệu quả và phù hợp ; B. Phù hợp nhưng hiệu quả còn hạn chế ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp và kém hiệu quả do những nguyên nhân nào dưới đây? - Quy hoạch và thiết kế không phù hơp ; - Chất lượng công trình thi công kém kém ; - Công tác quản lý và khai thác chưa tốt ; - Thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng, vận hành sau khi đưa vào sử dụng ; ……………………………………………………. ………………………………………………………. b. Xây dựng đường điện: A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp và kém hiệu quả do những nguyên nhân nào? ……………………………………………………………….. c. Xây dựng thuỷ lợi nhỏ: A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp và kém hiệu quả do những nguyên nhân nào? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. d. Hệ thống nước sinh hoạt: A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp và kém hiệu quả do những nguyên nhân nào? ………………………………………………………. e. Xây dựng lớp học, nhà mẫu giáo: A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp và kém hiệu quả do những nguyên nhân nào? …………………………………………………………….. g. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng: A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp và kém hiệu quả do những nguyên nhân nào? ………………………………………………………………….. h. Một số công trình thiết yếu khác theo nhu cầu thực tế: A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp và kém hiệu quả do những nguyên nhân nào? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Câu 7. Theo Ông/Bà đối với các điểm định canh, định cư xen ghép: ngân sách nhà nước hổ trợ cho ngân sách xã với mức 20 triệu đồng/hộ, để sử dụng vào việc bồi thường đất ở, đất sản xuất cho dân sở tại bị thu hồi giao cho hộ định canh định cư theo chế độ quy định, phần còn lại sử dụng để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã . A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp thì tăng thêm hoặc giảm đi bao nhiêu là phù hợp với địa phương? Lý do? ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. Câu 8. Theo Ông/Bà quy định của Chính phủ, hỗ trợ cán bộ phát triển cộng đồng tại các điểm định canh, định cư tập trung, gồm cán bộ y tế và cán bộ khuyến nông, lâm (2 người); mức hỗ trợ tương đương mức lương bậc 1 của ngạch cán bộ, công chức quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ; thời gian hỗ trợ 3 năm tính từ khi các hộ dân về điểm định canh, định cư mới đã phù hợp chưa? A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp thì tăng giảm loại cán bộ nào, mức lương bao nhiêu là phù hợp với thực tiễn của địa phương? Lý do? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Câu 9. Ông/Bà đánh giá về mức hỗ trợ kinh phí áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới đưa vào sản xuất 3 năm đầu, mỗi năm 30 triệu đồng/thôn, bản cho điểm định canh, định cư tập trung đã phù hợp chưa? A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp thì tăng thêm hoặc giảm đi bao nhiêu là phù hợp với thực tiễn của địa phương? Lý do? Câu 10. Ông/Bà đánh giá về mức hỗ trợ trực tiếp cho mỗi hộ du canh, du cư thực hiện ĐCĐC là 15 triệu đồng/hộ để làm nhà ở, phát triển sản xuất, mua lương thực 6 tháng đầu đã phù hợp chưa? (Quyết định số 2045/QĐ-UBND ngày 8/10/2009 phê duyệt định mức hỗ trợ trực tiếp hộ đồng bào dân tộc thiểu số vào điểm ĐCĐC tập trung là 15.000.000 đồng/hộ bao gồm: Hỗ trợ làm nhà ở: 10.000.000 đồng; Hỗ trợ di chuyển từ nơi ở cũ đến điểm ĐCĐC: 1.000.000 đồng; Hỗ trợ lương thực 6 tháng: 3.000.000 đồng; Hỗ trợ mua dụng cụ nước sinh hoạt: 300.000 đồng; Hỗ trợ mua giống cây trồng, con vật nuôi: 700.000 đồng). A. Rất phù hợp ; B. Phù hợp ; C. Chưa phù hợp ; D. Khó trả lời ; Nếu chưa phù hợp thì tăng giảm phần nào, mức hổ trợ bao nhiêu là phù hợp với thực tiễn của địa phương? Lý do? Câu 11. Theo Ông/Bà các hộ du canh, du cư sau khi được định canh, định cư đã được hưởng các chính sách khác như người dân tại chổ và được vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống? A. Có được vay vốn ; B. Không được vay vốn; C. Khó trả lời  Câu 12. Ông/Bà đánh giá như thế nào về các chính sách định canh, định cư và xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số? A. Tốt ; B. Bình thường ; C. Chưa tốt ; D. Khó trả lời ; * Nếu chưa tốt thì vì những nguyên nhân nào sau đây? - Ban hành chính sách chưa đồng bộ ; - Chưa nghiên cứu, đánh giá đúng điều kiện thực tế của địa phương ; - Không đủ nguồn lực về tài chính, nhân lực để thực hiện mục tiêu các chính sách đã đề ra ; - Những nguyên nhân khác ………………………………………………………………………….……… 13.Ông/Bà cho biết những thách thức của địa phương trong việc tổ chức thực hiện CT ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS cho giai đoạn tiếp theo: - Điều kiện tự nhiên: ……………………………………………………….. - Nguồn lực kinh tế - Vấn đề xã hội, phong tục tập quán, môi trường.. - Vấn đề phát sinh…………….……………………..……………………… - Khác:……………………………………………………………………. Câu 14. Theo ông/bà, cần những giải pháp nào sau đây để nâng cao chất lượng công tác định canh, định cư trên địa bàn tỉnh nhà: a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư thực hiện định canh, định cư, thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống  b) Chỉ đạo các tổ chức và cộng đồng vùng dự án định canh, định cư tích cực tham gia thực hiện công tác định canh, định cư  c) Điều tra, khảo sát, lập, phê duyệt các dự án định canh, định cư; thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các điểm định canh, định cư tập trung (thôn, bản mới) và bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản tiếp nhận hộ du canh, du cư thuộc đối tượng định canh, định cư  d) Tổ chức huy động nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn để thực hiện kế hoạch, dự án định canh, định cư; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn để nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án định canh, định cư, bảo đảm định canh, định cư bền vững  đ) Bố trí kinh phí trong ngân sách địa phương hàng năm để điều tra, khảo sát và lập các dự án định canh, định cư  e) Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện các dự án định canh, định cư bảo đảm chất lượng công trình, không để lãng phí, thất thoát và tham nhũng; ưu tiên nguồn vốn thực hiện trước cho các đối tượng định canh, định cư, vùng dự án định canh, định cư được thụ hưởng các chính sách, chương trình, dự án khác trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư  f) Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công và hướng dẫn phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với giao khoán bảo vệ rừng cho hộ thuộc đối tượng định canh, định cư  g) Kiện toàn các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở tại các điểm đã tổ chức định canh, định cư (thôn, bản) và phát huy vai trò của các tổ chức trong các hoạt động kinh tế, xã hội góp phần sớm ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho đồng bào  i) Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hàng năm Ban quản lý dự án của huyện báo cáo tình hình thực hiện chính sách, kế hoạch, các dự án định canh, định cư với Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban dân tộc  k. Những giải pháp đề xuất bổ sung thêm của Ông/bà ……………………………………………………………. ………………………………………………………………… Câu 15. Kiến nghị của ông/ bà đối với Trung ương, Chính quyền tỉnh, huyện về thực hiện công tác định canh, định cư và nhà ở đồng bào Dân tộc thiểu số: …………………………………………………………………………………...................................................................................................................................................................................................................................................................................... Cuối cùng, xin Ông/Bà cho biết thêm một số thông tin về bản thân: Tuổi .........., giới tính: Nam  Nữ  Trình độ văn hoá: Phổ thông ; Trung cấp, CĐ ; Đại học ; Trên đại học . Nghề nghiệp: ....................................................................................................... Một lần nữa, xin chân thành cám ơn sự cộng tác của ông/bà!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDanhGiaChinhSachDCDC_QuangTri_sachvn247.doc
Tài liệu liên quan