Báo cáo Hướng dẫn kĩ thuật lập đánh giá tác động môi trường các dự án sản xuất hóa chất cơ bản

MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG . 3 1. Khái quát về việc triển khai các dự án Sản xuất hóa chất cơ bản . 3 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường . 4 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 6 4. Tổ chức thực hiện ĐTM . 7 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN . 1 1.1. Nguyên tắc . 1 1.2. Mô tả tóm tắt dự án 1 CHƯƠNG 2. THU THẬP SỐ LIỆU, KHẢO SÁT, MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN 17 2.1. Nguyên tắc . 17 2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án . 18 2.2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất . 18 2.2.2. Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn . 19 2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên khu vực dự án 23 2.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt 23 2.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất . 25 2.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí . 26 2.3.4. Hiện trạng tiếng ồn . 27 2.3.5. Hiện trạng rung động 28 2.3.6. Hiện trạng chất lượng môi trường đất 29 2.3.7. Hiện trạng hệ sinh thái 31 2.4. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực dự án . 31 2.4.1. Điều kiện về kinh tế - xã hội . 31 2.4.2. Đối tượng và hình thức điều tra thu thập thông tin 32 2.5. Đánh giá về tính nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường khu vực dự án . 35 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 39 3.1. Nguyên tắc đánh giá 39 3.2. Những nguồn gây tác động 40 3.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải . 40 3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 46 3.3. Đối tượng, quy mô tác động . 46 3.4. Đánh giá các tác động liên quan đến chất thải 48 3.4.1. Tác động môi trường không khí . 48 3.4.2. Tác động môi trường nước 58 3.4.3. Tác động môi trường đất 62 3.4.4. Chất thải rắn 63 3.5. Đánh giá tác động không liên quan đến chất thải 65 3.5.1. Tiếng ồn 65 3.5.2. Độ rung . 66 3.5.3. Ô nhiễm nhiệt . 67 3.5.4. Tác động chế độ thuỷ văn . 67 3.5.5. Tác động môi trường đất 68 3.5.6. Tác động môi trường sinh thái 68 3.5.7. Tác động đến môi trường kinh tế-xã hội 68 3.6. Đánh giá rủi ro, sự cố môi trường . 69 3.6.1. Nguồn gốc phát sinh rủi ro, sự cố . 69 3.6.2. Đánh giá rủi ro, sự cố môi trường 69 3.7. Đánh giá mức độ tác động tổng thể . 70 CHƯƠNG 4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG . 73 4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng . 73 4.1.1. Giai đoạn quy hoạch mặt bằng . 73 4.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng . 74 4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn vận hành dự án . 76 4.2.1. Giải pháp kỹ thuật xử lý khí thải 76 4.2.2. Giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải . 80 4.2.3. Các giải pháp khống chế tiếng ồn và rung động . 82 4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái 84 4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường kinh tế-xã hội 84 4.5. Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường . 85 CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG . 88 5.1. Chương trình quản lý môi trường 88 5.2. Chương trình giám sát môi trường 89 5.2.1. Giám sát chất thải . 89 5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh . 91 5.2.3. Giám sát khác . 93 5.3. Dự toán kinh phí cho hoạt động quản lý và giám sát môi trường . 93 CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 94 6.1. Đối tượng tham vấn . 94 6.2. Hình thức tham vấn . 95 6.3. Nội dung tham vấn 97 6.4. Ý kiến của chủ dự án trước kết quả tham vấn cộng đồng . 98 CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT . 99 PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM 100

pdf111 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hướng dẫn kĩ thuật lập đánh giá tác động môi trường các dự án sản xuất hóa chất cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Môi trường ***************** HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT HÓA CHẤT CƠ BẢN Hà nội, 2009 MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................. 3 1. Khái quát về việc triển khai các dự án Sản xuất hóa chất cơ bản ....................................... 3 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường ............................... 4 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM ...................................................................... 6 4. Tổ chức thực hiện ĐTM ..................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ............................................................................. 1 1.1. Nguyên tắc ................................................................................................................... 1 1.2. Mô tả tóm tắt dự án ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 2. THU THẬP SỐ LIỆU, KHẢO SÁT, MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN .............................................................................................. 17 2.1. Nguyên tắc ..................................................................................................................... 17 2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án ................................................................................. 18 2.2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất ................................................................................... 18 2.2.2. Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn ........................................................................... 19 2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên khu vực dự án .................................... 23 2.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt .......................................................... 23 2.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất ................................................... 25 2.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí ......................................................... 26 2.3.4. Hiện trạng tiếng ồn ................................................................................................. 27 2.3.5. Hiện trạng rung động .............................................................................................. 28 2.3.6. Hiện trạng chất lượng môi trường đất .................................................................... 29 2.3.7. Hiện trạng hệ sinh thái ............................................................................................ 31 2.4. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực dự án ......................................................................... 31 2.4.1. Điều kiện về kinh tế - xã hội ................................................................................... 31 2.4.2. Đối tượng và hình thức điều tra thu thập thông tin ................................................ 32 2.5. Đánh giá về tính nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường khu vực dự án ................... 35 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .......................................... 39 3.1. Nguyên tắc đánh giá ...................................................................................................... 39 3.2. Những nguồn gây tác động ............................................................................................ 40 3.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải ........................................................... 40 3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ................................................ 46 3.3. Đối tượng, quy mô tác động ......................................................................................... 46 3.4. Đánh giá các tác động liên quan đến chất thải .............................................................. 48 3.4.1. Tác động môi trường không khí ............................................................................. 48 3.4.2. Tác động môi trường nước .................................................................................... 58 3.4.3. Tác động môi trường đất ........................................................................................ 62 3.4.4. Chất thải rắn ............................................................................................................ 63 3.5. Đánh giá tác động không liên quan đến chất thải .......................................................... 65 3.5.1. Tiếng ồn .................................................................................................................. 65 3.5.2. Độ rung ................................................................................................................... 66 3.5.3. Ô nhiễm nhiệt ......................................................................................................... 67 3.5.4. Tác động chế độ thuỷ văn ....................................................................................... 67 3.5.5. Tác động môi trường đất ........................................................................................ 68 3.5.6. Tác động môi trường sinh thái ................................................................................ 68 3.5.7. Tác động đến môi trường kinh tế-xã hội ................................................................ 68 3.6. Đánh giá rủi ro, sự cố môi trường ................................................................................. 69 3.6.1. Nguồn gốc phát sinh rủi ro, sự cố ........................................................................... 69 3.6.2. Đánh giá rủi ro, sự cố môi trường .......................................................................... 69 3.7. Đánh giá mức độ tác động tổng thể ............................................................................... 70 CHƯƠNG 4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ........................................... 73 4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng ...................................................................................................................................... 73 4.1.1. Giai đoạn quy hoạch mặt bằng ............................................................................... 73 4.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng ................................................................................... 74 4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn vận hành dự án ............................. 76 4.2.1. Giải pháp kỹ thuật xử lý khí thải ............................................................................ 76 4.2.2. Giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải ......................................................................... 80 4.2.3. Các giải pháp khống chế tiếng ồn và rung động ..................................................... 82 4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái ................................ 84 4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường kinh tế-xã hội ........................ 84 4.5. Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường ............................................. 85 CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ................................................................................................................................ 88 5.1. Chương trình quản lý môi trường .................................................................................. 88 5.2. Chương trình giám sát môi trường ................................................................................ 89 5.2.1. Giám sát chất thải ................................................................................................... 89 5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh ............................................................................. 91 5.2.3. Giám sát khác ........................................................................................................... 93 5.3. Dự toán kinh phí cho hoạt động quản lý và giám sát môi trường ................................. 93 CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ............................................................ 94 6.1. Đối tượng tham vấn ....................................................................................................... 94 6.2. Hình thức tham vấn ....................................................................................................... 95 6.3. Nội dung tham vấn ........................................................................................................ 97 6.4. Ý kiến của chủ dự án trước kết quả tham vấn cộng đồng ............................................. 98 CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ................................................... 99 PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM ........................................................................................................ 100 DANH MỤC BẢNG Bảng 1-2. Sản phẩm và qui cách sản phẩm .............................................................................. 12 Bảng 1-3. Thiết bị chính của dây chuyền sản xuất xút - clo .................................................... 13 Bảng 1-4. Thiết bị chính của dây chuyền sản xuất axít sunfuric .............................................. 14 Bảng 1-5. Thiết bị chính của dây chuyền sản xuất axit photphoric ......................................... 15 Bảng 1-6. Tiến độ thực hiện dự án ........................................................................................... 16 Bảng 2-1. Nhiệt độ trung bình tháng khu vực dự án ................................................................ 19 Bảng 2-2. Độ ẩm tương đối trung bình tháng khu vực dự án ................................................... 20 Bảng 2-3. Số giờ nắng trung bình tháng khu vực dự án ........................................................... 20 Bảng 2-4. Tốc độ gió trung bình tháng khu vực dự án ............................................................. 21 Bảng 2-5. Lượng mưa trung bình tháng khu vực dự án ........................................................... 21 Bảng 2-7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt đối với dự án sản xuất hóa chất cơ bản ....................................................................................................................................... 24 Bảng 2-8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước dưới đất ........................................ 25 Bảng 2-10. Giá trị trung bình nồng độ các chất khí và bụi theo 8h hoặc 24h .......................... 27 Bảng 2-11. Giá trị tiếng ồn trung bình ..................................................................................... 28 Bảng 2-12. Giá trị trung bình mức rung ................................................................................... 29 Bảng 2-13. Chất lượng môi trường đất ..................................................................................... 30 Bảng 2-14. Hiện trạng sử dụng đất (hoặc quy hoạch sử dụng đất đến năm…) ........................ 30 Bảng 2-15. Các thông số cần khảo sát để đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội khu vực đối với dự án sản xuất hoá chất cơ bản ............................................................ 32 Bảng 3-1. Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và xây dựng ............ 40 Bảng 3-2. Tải lượng thải SO2 từ các nhà máy sản xuất axít sunfuric ....................................... 42 Hiệu suất chuyển hóa SO2 thành SO3 (%) .............................................................................. 42 Bảng 3-4. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải từ bãi chứa gíp ..................................... 44 Bảng 3-5. Đối tượng và phạm vi chịu tác động ........................................................................ 46 Bảng 3-6. Hệ số phát thải bụi trong xây dựng .......................................................................... 49 Bảng 3-7. Hệ số phát thải của các nguồn thải di động đặc trưng ............................................ 49 Bảng 3-8. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện dùng dầu DO .......... 54 Bảng 3-9. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện ......................................... 54 Bảng 3-10. Chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 1 người) ......................... 59 Bảng 3-11. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ............................................ 59 Bảng 3-12. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải giai đoạn xây dựng ............................ 60 Bảng 3-13. Tính chất chất thải rắn của Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao ........ 63 Bảng 3-14. Tính chất chất thải rắn của Nhà máy Supe Phốt phát Long Thành ....................... 64 Bảng 3-15. Mức ồn tối đa của các phương tiện vận chuyển và các phương tiện thi công ....... 65 Bảng 3-16. Mức độ gây rung của một số máy móc xây dựng .................................................. 66 Bảng 3-17. Hệ thống phân loại IQS ......................................................................................... 70 Bảng 4-1. Đặc tính của các thiết bị xử lý khí ........................................................................... 76 DANH MỤC HÌNH Hình 1-1. Sơ đồ công nghệ sản xuất xút kèm theo dòng thải ..................................................... 3 Hình 1-2. Sơ đồ công nghệ sản xuất axit Clohyđric kèm theo dòng thải ................................... 6 Hình 1-3. Sơ đồ công nghệ sản xuất axit Sunfuric ( H2SO4) từ nguyên liệu là lưu huỳnh ........ 7 Hình 1-4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất a xít Phôtphoric ( theo công nghệ bản quyền của Prayon-Mark IV – Bỉ) ........................................................................................................ 10 Hình 4-4. Sơ đồ xử lý nước thải nhiễm dầu ............................................................................. 81 Hình 4-5. Sơ đồ nguyên lý trạm xử lý nước thải tập trung ....................................................... 82 Hình 4-6. Sơ đồ thu gom và xử lý chất thải rắn ....................................................................... 83 1 LỜI NÓI ĐẦU Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ thuật được sử dụng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án đầu tư, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong thực tế triển khai. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động sẽ xảy ra phụ thuộc vào hai nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và phương pháp dự báo. Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về 2 đối tượng chính: một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trường – nguồn gây ra tác động; và hai là, những thành phần môi trường xung quanh, bao gồm cả một số yếu tố về kinh tế và xã hội liên quan, có khả năng bị tác động bởi dự án - đối tượng bị tác động. Mức độ đòi hỏi và mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào này là rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án và phương pháp dự báo áp dụng. Về phương pháp dự báo cũng có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào, loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án v.v… Vì vậy, nếu chỉ có những quy định về pháp luật như hiện hành thì công tác ĐTM ở Việt Nam sẽ rất khó mang lại những kết quả mong đợi và rất khó tạo lập được những cơ sở vững chắc phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải xây dựng được những hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM đối với từng loại hình dự án đầu tư khác nhau. Bản hướng dẫn được lập trên nguyên tắc tập trung vào những hướng dẫn mang tính kỹ thuật cho việc lập báo cáo ĐTM áp dụng đối với loại hình dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất hoá chất cơ bản ở Việt Nam, để làm nguồn tài liệu tham khảo cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường (chủ dự án, cơ quan tài trợ dự án, cộng đồng chịu tác động tiêu cực bởi dự án, các tổ chức, cá nhân tham gia lập báo cáo ĐTM, các cơ quan, tổ chức tham gia thẩm định báo cáo ĐTM, kiểm tra, giám sát việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án và các đối tượng khác có liên quan). Hướng dẫn được xây dựng với sự kết hợp của những kinh nghiệm thực tế thực hiện ĐTM đối với các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất hoá chất cơ bản và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam trong vòng gần 15 năm qua kể từ khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Với tính chất phức tạp và nhiều đòi hỏi đặt ra về mặt khoa học và kỹ thuật như đã nêu trên, bản hướng dẫn này chắc chắn còn những hạn chế và khiếm khuyết. Mặt khác, cùng với sự phát triển của công tác ĐTM ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian tới, bản hướng dẫn này cũng sẽ chắc chắn còn nhiều điểm phải được tiếp tục cập nhật. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để bổ khuyết cho hướng dẫn này trong tương lai. 2 Mọi ý kiến đóng góp và thông tin phản hồi về bản hướng dẫn này xin gửi về Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường 85 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội Điện thoại: 844-37734246 Fax: 844-37734916 3 GIỚI THIỆU CHUNG 1. Khái quát về việc triển khai các dự án Sản xuất hóa chất cơ bản Trên thế giới hiện nay công nghiệp hóa chất được coi là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm đối với những quốc gia muốn phat triển kinh tế theo con đường công nghiệp hóa đất nước. Công nghiệp hóa chất cung cấp nhiều sản phẩm hóa chất phục vụ cho các ngành công nghiệp và cho đời sống dân sinh.Sự phát triển công nghiệp hóa chất trong những nửa cuối của thế kỉ 20 đã để lại những dấu ấn đặc biệt từ những sản phẩm hóa dầu. Hiên nay trên thế giới, công nghiệp hóa chất đựoc tập trung vào phát triển trong nhưng lĩnh vực sau: 1. Các sản phẩm hóa dầu .Kết hợp có hiệu quả giữa khai thác dầu , lọc, hóa dầu ,chế biến khí để tạo nên các sản phẩm gốc làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác; 2. Các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất công nghiêp, bao gồm sản phẩm hóa chất cơ bán như các loại axit, xút, chất tẩy rửa và các sản phẩm khác như các sản phẩm điện hóa; 3. Các sản phâm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp như các sản phẩm phân bón hóa học vô cơ , các sản phẩm phân bón hóa học hữu cơ sinh học, các loại phân bón hỗn hợp và các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và kịh thích tăng trưởng; 4. Các sản phẩm hóa chất tiêu dùng như các hóa mĩ phẩm, hóa chất dược phẩm, chất tảy rửa, sơn màu, …. Tùy theo đặc điểm và yêu cầu thực tế mà các quốc gia sẽ có những định hướng khác nhau cho qui hoạch phát triển ngành hóa chất của mình. Với xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay, nhiều Công ty hóa chất đã phát triển theo hướng đa quốc gia và có cơ sở sản xuất hóa chất đặt tại nhiều nước trên khắp các lục địa, đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm tận dụng nguyên liệu tại chỗ và cung cấp sản phẩm hóa chất cho khu vực. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp hóa chất còn nhiều non trẻ và chỉ mới tập trung phát triển trong khoảng vài chục năm gần đây. Công nghiệp hóa chất của Việt Nam ban đầu tập trung vào sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp như phân đạm, phân lân nung chảy, phân Super lân, và phân hỗn hợp cùng với một số hóa chất cơ bản như axit , xút, và bước đầu quan tâm tới việc đầu tư các nhà máy sản xuất các sản phẩm hóa dầu. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất trong quá trình phát triển kinh tế, Chiến lược phát triển ngành hóa chất Việt nam đến 2010 (có tính đến 2020) đã được xây dựng và được chính phủ phê duyệt theo quyết định 207/2005/QD-TT. Trong nội dung của bản chiến lược này đã đề cập tới vai trò quan trọng của công nghiệp hóa chất đối với kinh tế Việt nam, coi đó là “một trong các ngành công nghiệp trọng điểm được ưu tiên phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kì” và với một trong các mục tiêu chung là xây dựng ngành công nghiệp hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao 4 gồm cả sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ nhiều ngành công nghiệp khác và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong qui hoạch phát triển ngành Công nghiệp hóa chất Việt nam đến 2010 ( có tính đến 2020) đã được chính phủ phê duyệt theo quyết định 343/2005/QD-TTg đã nhấn mạnh rất cụ thể một trong các mục tiêu phát triển là “Xây dựng ngành công nghiệp hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như phân bón, cao su kỹ thuật và tiêu dùng, hóa chất cơ bản (kể cả hữu cơ và vô cơ), hóa dầu, hóa chất tinh khiết, hóa dược, hóa chất tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Riêng đối với hóa chất cơ bản thì định hướng phát triển một số sản phẩm với mục tiêu cụ thể là “đảm bảo đủ axit sulfuric, axit photphoric cho sản xuất phân lân, phân DAP và các ngành kinh tế khác. Đầu tư cơ sở sản xuất xút và sôđa nhằm phục vụ sản xuất PVC, các chất tẩy rửa tổng hợp và các mặt hàng khác như giấy, alumin. Sản xuất axit nitric để sản xuất thuốc nổ phục vụ cho khai thác mỏ và an ninh quốc phòng. Sản xuất các loại oxyt cho công nghiệp gốm sứ, bột màu cho sơn, nhuộm và các ngành công nghiệp khác”. Giải pháp để thực hiện mục tiêu và định hướng trên, theo qui hoạch phát triển sẽ là “Phát triển những cụm nhà máy lớn, gắn với quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu hoặc các hộ tiêu thụ chính. Đầu tư dự án sản xuất xút, phục vụ cho sản xuất PVC, boxit, nhôm, giấy,... Đẩy mạnh việc sản xuất các loại hóa chất số lượng nhỏ, hóa chất tinh và tinh khiết, bao gồm việc nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm. Phát triển khai thác các loại tài nguyên như đá vôi, quặng apatit, quặng boxit, quặng imenhit, nước biển, muối mỏ kali... phục vụ sản xuất hóa chất cơ bản. Nhập kỹ thuật để sản xuất các loại hóa chất cơ bản đòi hỏi công nghệ phức tạp và trong việc triển khai các dự án, chương trình KHCN, cần đặc biệt chú ý tới các giải pháp về môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Tổng hợp các dự án đã, đang và sẽ đầu tư theo qui hoạch phát triển ngành hóa chất tới 2020 theo qui mô cả nước hoặc theo vùng có thể tham khảo tại phụ lục. 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường Cơ sở pháp lý (nêu đầy đủ, chính xác mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản): • Luật Đầu tư 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; • Luật Bảo vệ môi trường 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 19/11/2005; • Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; • Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; • Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; • Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của 5 Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; • Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/05/2008 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; • Nghị định số 82/2009/ND-CP của Chính phủ ngày 12/10/2009 sửa đổi một số điều của Nghị định 63/2008/ND-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; • Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/5/2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất; • Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất • Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; • Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; • Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”; • Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 và Nghị đinh số 26/2010/NĐ ngày 22/03/2010 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”; • Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; • Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; • Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; • Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại; Các TCVN/QCVN về môi trường liên quan: - Các văn bản ban hành các QCVN về môi trường: Quyết định 04/2008/QĐ- BTNMT, Quyết đinh 16/2008/QĐ-BTNMT, Thông tư 16//2009/TT-BTNMT, Thông tư 25/2009/TT-BTNMT; • QCVN về không khí: QCVN 05:2009, QCVN 06:2009, QCVN 19:2009, QCVN 20:2009; 6 • TCVN về độ ồn và rung động: TCVN 5949:1998, TCVN 3958:1999, TCVN 6962:2001; • TCVN và QCVN về nước: TCVN 5945:2005, QCVN 13:2008, QCVN 08:2008, QCVN 09:2008, QCVN 10:2008, QCVN 14:2008 • TCVN về chất thải nguy hại: TCVN 6705:2000, TCVN 6706:2000; TCVN 6707:2000; TCVN 7629:2007 • Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”; Các văn bản pháp lý liên quan đến việc thực hiện dự án Văn bản kỹ thuật • Liệt kê các văn bản kỹ thuật để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: • Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư. • Niên giám thống kê • Các tài liệu kỹ thuật khác Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường (tên gọi, xuất xứ thời gian, tác giả, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu) - Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo; - Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập. 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Đối với các dự án sản xuất hóa chất cơ bản, việc đánh giá tác động môi trường thường được tiến hành bằng những phương pháp sau đây: • Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực thực hiện dự án. • Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong quá trình điều tra các vấn đề về môi trường, kinh tế xã hội, lấy ý kiến tham vấn lãnh đạo UBND, UBMTTQ và cộng đồng dân cư xung quanh. • Phương pháp mạng lưới: Chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau. • Phương pháp tổng hợp, so sánh: Dùng để tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án. 7 • Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: Được sử dụng để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh khi triển khai xây dựng và thực hiện dự án. • Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí từ đó xác định mức độ và phạm vi tác động. • Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định vị trí các điểm đo đạc, lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án. • Phương pháp hội thảo khoa học: Tham vấn ý kiến các chuyên gia về các vấn đề môi trường của dự án. 4. Tổ chức thực hiện ĐTM Nêu tóm tắt quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM bắt đầu từ khảo sát, thu thập, nghiên cứu tài liệu có liên quan, lấy mẫu phân tích, gặp địa phương bao gồm chính quyền địa phương, cơ quan quản lý môi trường địa phương. Cơ quan tư vấn: tên cơ quan, địa chỉ, người đứng đầu, danh sách những người tham gia thực hiện chính. Lưu ý: cần có đại diện của chủ dự án tham gia lập báo cáo ĐTM. 1 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN Yêu cầu: Nội dung mô tả sơ lược về dự án sản xuất hóa chất cơ bản phải được trình bày ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và cần được minh hoạ bằng những số liệu, biểu bảng, bản đồ, sơ đồ với tỷ lệ thích hợp. 1.1. Nguyên tắc Mô tả sơ lược dự án phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tập trung mô tả các nội dụng của dự án liên quan đến môi trường và phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo khác tương đương; - Thể hiện đầy đủ các lựa chọn đầu tư dự án (phương án về địa điểm, phương án về quy mô, công suất, phương án về công nghệ, sản phẩm…); - Việc mô tả phải rõ ràng, dễ hiểu (không dùng quá nhiều từ chuyên môn) và được minh hoạ bằng những số liệu, biểu bảng, sơ đồ, bản đồ theo đúng quy phạm và ở tỷ lệ thích hợp. - Nên có chuyên gia về công nghệ sản xuất hóa chất cơ bản tham gia tư vấn cho phần viết này 1.2. Mô tả tóm tắt dự án 1.2.1. Tên dự án Nêu chính xác tên dự án trong báo cáo ĐTM phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đầu tư xây dựng công trình dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo khác tương đương; 1.2.2. Chủ dự án Nêu đầy đủ tên của cơ quan chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với cơ quan chủ dự án; họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án. 1.2.3. Vị trí địa lý của dự án - Mô tả rõ ràng vị trí (bao gồm cả tọa độ, ranh giới, diện tích…) của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên (hệ thống đồi, núi; hệ thống sông suối, ao hồ và các vực nước khác), các đối tượng về kinh tế- xã hội (khu dân cư, khu đô thị, các đối tượng sản xuất-kinh doanh-dịch vụ, các công trình giao thông, công trình văn hóa-tôn giáo, các di tích lịch sử…) và các đối tượng khác phân bố xung quanh khu vực dự án, kèm theo sơ đồ hoặc bản đồ vị trí địa lý thể hiện các đối tượng này đảm bảo tuân thủ danh pháp và quy phạm của bản đồ; 2 - Nhận định sơ bộ về những thuận lợi, cản trở về môi trường và điều kiện tự nhiên (tiêu thoát nước mưa, nguồn tiếp nhận nước thải), kinh tế-xã hội (đền bù, giải phóng mặt bằng) của vị trí được lựa chọn đối với dự án. 1.2.4. Nội dung chủ yếu của dự án Nội dung cơ bản của dự án được phản ánh thông qua các trình bày về mục tiêu, quy mô của dự án, các hạng mục công trình, khối lượng xây lắp; công nghệ sản xuất; nhu cầu về năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc và tiến độ thực hiện. Đây là những nội dung cần thiết liên quan một cách hữu cơ với quá tình thực hiện ĐTM của dự án. Mục tiêu, quy mô của dự án - Mục tiêu sản xuất của Dự án; - Quy mô của dự án: vốn đầu tư (trong nước, ngoài nước), hình thức kinh doanh, công suất thiết kế của dự án khi dự án đi vào hoạt động ổn định (sản phẩm/năm), thị trường phục vụ (% nội địa, % xuất khẩu); - Nhu cầu nhân lực, bộ máy tổ chức quản lý. Công nghệ sản xuất Mô tả chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu từ đầu vào nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng bao gồm công nghệ sản xuất, vận hành công nghệ sản xuất hoặc của từng hạng mục công trình của dự án, trong đó tập trung vào các công đoạn sản xuất phát sinh chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại. Phần nội dung này được minh họa bằng các sơ đồ công nghệ, trên đó chỉ ra các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh như nguồn chất thải và các yếu tố gây tác động khác (nếu có). Ngành sản xuất hoá chất cơ bản sản xuất ra các sản phẩm gồm axít sunphuric, axít photphoric, axít clohydric, axít nitríc, xút, sôđa, bột nhẹ…Tuy nhiên do ở Việt Nam ngành sản xuất này chưa thật phát triển và mới chỉ giới hạn trong việc sản xuất 3 hoá chất cơ bản là xút-clo, axít sunphuric và axít phôtphoric, do vậy, trong hướng dẫn này chỉ trình bày để tham khảo về đặc điểm công nghệ sản xuất 3 loại hoá chất cơ bản nói trên. ™ Công nghệ sản xuất xút Toàn bộ dây chuyền sản xuất xút (NaOH) là dựa trên phản ứng điện phân nước muối (nước cái). Trong quá trình này dung dịch muối (NaCl) được điện phân thành clo nguyên tố (trong buồng anốt), dung dịch natri hyđroxit, và hidro nguyên tố (trong buồng catôt). Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà máy xút-clo. Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện phân là: 2Na+ + 2H2O + 2e− → H2 + 2NaOH Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn là: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2 (Điều kiện: điện phân có màng ngăn) 3 Hình 0-1. Sơ đồ công nghệ sản xuất xút kèm theo dòng thải Quy trình sản xuất được hình thành từ 3 công đoạn sản xuất chính gồm: Công đoạn sản xuất nước muối, công đoạn điện phân và công đoạn cô đặc. • Công đoạn tinh chế nước muối Muối nguyên liệu có hàm lượng NaCl khoảng 90%, chứa một số tạp chất như Ca2+, Mg2+, SO42-, các tạp chất cơ học như đất, cát…gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điện phân, làm giảm hiệu suất của quá trình. Do vậy, nhiệm vụ của công đoạn này là làm sạch muối công nghiệp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho công đoạn điện phân tiếp theo. Muối nguyên liệu được hoà tan bằng nước muối thu hồi của công đoạn cô đặc và được sục hơi nóng để tăng tốc độ hoà tan. Nước muối đi từ dưới lên qua cột muối đạt nồng độ 310 - 315 g/l (gần bão hoà). Tiếp đó các ion Ca2+, Mg2+, SO42-- có ảnh hưởng xấu đến quá trình điện phân được kết tủa bằng Na2CO3, BaCl2, NaOH theo phương trình : SO42- + BaCl2 ---- > BaSO4 + 2 Cl- Ca2+ + Na2CO3 ---> CaCO3 + 2 Na+ 4 Mg2+ + NaOH ---> Mg(OH)2 + 2 Na+ Kết tủa cùng với tạp chất không tan được loại khỏi nước muối nhờ thiết bị lắng trong. Sau khi lắng trong, nước muối được đưa tới khâu xử lý nước muối thứ cấp. Tại đây chất không tan còn lại trong nước muối được tiếp tục loại bỏ bằng cột lọc antraxit. Sau đó nước muối được trung hoà, gia nhiệt và khử các ion Ca2+, Mg2+, Al3+ .... bằng cách cho đi qua cột trao đổi ion. Nước muối sau khi ra khỏi cột trao đổi ion có độ tinh khiết rất cao sẽ được bơm lên thùng cao vị trước khi cấp vào thùng điện giải. • Công đoạn điện phân Mục đích của công đoạn này là sản xuất ra xút lỏng, khí clo và khí hydrô. Nước muối đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật từ công đoạn nước muối được bơm lên thùng cao vị rồi xuống thiết bị trao đổi nhiệt, tại đây được nâng nhiệt độ lên 80 - 90oC sau đó chuyển xuống thùng điện phân. Tại đây, dưới tác dụng của dòng điện một chiều quá trình điện phân xảy ra theo phản ứng: 2 NaCl + 2H2O ----> 2 NaOH + Cl2 + H2 Xút sau khi ra khỏi thùng điện phân có nồng độ 10% và lượng muối còn nhiều do hiệu suất phân huỷ muối khoảng 50%, dung dịch xút loãng này được bơm sang thùng chứa của công đoạn cô đặc. • Công đoạn cô đặc Mục đích của công đoạn này là nâng cao nồng độ NaOH và tách thu hồi lượng muối trong dung dịch xút. Dung dịch xút loãng được bơm cấp vào thiết bị cô đặc có ống tuần hoàn trung tâm. Tại đây, dung dịch điện phân loãng đi trong ống, hơi nóng có nhiệt độ cao đi ngoài ống cấp nhiệt làm bốc hơi nước trong dịch nâng cao nồng độ xút. Mặt khác, để thu hồi lượng muối có trong dung dịch xút, dùng bơm tuần hoàn qua Xyclon lỏng tách muối. Dung dịch xút đạt nồng độ được làm lạnh và đưa về thùng chứa. Lượng xút và muối sau khi tách ở xyclon lỏng được đưa xuống thùng lọc muối. Tại đây, dùng nước rửa hết lượng xút kéo theo rồi dùng khí nén lượng dịch rửa nén ra thùng chứa dịch xút để vào cô đặc lại. Lượng muối tinh thể nằm trong thùng lọc được hoà tan bằng nước rồi nhờ khí nén, nén sang công đoạn nước muối để hoà tan muối nguyên liệu. Hiện nay có nhiều công nghệ sản xuất NaOH. Điểm phân biệt giữa các công nghệ này là ở phương pháp ngăn cản không cho natri hyđroxit và khí clo lẫn lộn với nhau, nhằm tạo ra các sản phẩm tinh khiết. • Buồng điện phân kiểu thủy ngân: Trong buồng điện phân kiểu thuỷ ngân thì không sử dụng màng hoặc màn chắn mà sử dụng thuỷ ngân như một phương tiện chia tách. • Buồng điện phân kiểu màng chắn: Trong buồng điện phân kiểu màng chắn, nước muối từ khoang anôt chảy qua màng chia tách để đến khoang catôt; vật liệu làm màng chia tách là amian phủ trên catôt có nhiều lỗ. 5 • Buồng điện phân kiểu màng ngăn: Trong buồng điện phân kiểu màng ngăn thì màng chia tách là một màng trao đổi ion Với đặc điểm công nghệ nêu trên, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là khí clo thoát ra. ™ Công nghệ sản xuất axít Clohyđric (HCl) Axít HCl được tổng hợp từ khí clo và khí hyđrô đã làm nguội, ở điều kiện áp suất dương. Quá trình tổng hợp là phản ứng giữa khí clo và hyđrô xẩy ra trong tháp tổng hợp theo phản ứng 1. Khí HCl tạo ra được làm nguội và hấp thụ bằng nước trong thiết bị hấp thụ đệm theo phản ứng 2. H2 (K) + Cl2 2 HCl(K) (1) HCl(K) + H2O HCl.H2O (2) Quá trình phản ứng xảy ra trong tháp diễn ra theo nguyên tắc: Khí đi từ dưới lên nước tưới từ trên xuống tạo ra axit HCl. Axit HCl được đưa sang thiết bị trao đổi nhiệt bằng nước công nghiệp để làm nguội rồi chảy về thùng chứa. Phần khí HCl chưa được hấp thụ hết đưa sang hấp thụ lại bằng nước ở thiết bị hấp thụ thải, phần dịch này có lẫn một phần axit cho qua bể đá để xử lý rồi thải. Axit loãng nhận được từ tháp thu hồi HCl được đưa trở lại tưới tháp hấp thụ để làm tăng nồng độ axit đến khi đạt yêu cầu. Dòng khí liên tục vào tháp tổng hợp nhờ hệ thống hút chân không (quạt hoặc sử dụng hơi hoặc nước có áp lực) đặt sau hấp thụ thu hồi khí HCl. Ra khỏi hệ thống tháp tổng hợp, axit sản phẩm có nồng độ đạt yêu cầu 31% HCl được chứa trong bồn chứa bằng composit. Nhiệt sinh ra do phản ứng tổng hợp HCl được tải đi nhờ hệ thống nước làm nguội. Với đặc điểm công nghệ nói trên, khí thải ra từ công đoạn sản xuất này sẽ có hơi HCl, Cl và nhiệt sinh ra lên tới xấp xỉ 40oC. Nước thải chứa axit HCl được sử dụng để sản xuất axit HCl nồng độ 32%. Chất thải rắn từ công đoạn sản xuất này là cặn muối, bùn thải chứa canxi, manhê và chất không tan khác. 6 Hình 0-2. Sơ đồ công nghệ sản xuất axit Clohyđric kèm theo dòng thải ™ Công nghệ sản xuất axít sunfuric Axít sunfuric được sản xuất từ hai dạng nguyên liệu chính là lưu huỳnh nguyên tố hoặc quặng chứa lưu huỳnh (như quặng pyrít) dựa trên hai phương pháp chính: - Phương pháp tiếp xúc đơn và hấp thụ đơn với hiệu suất chuyển hoá SO2 đạt 98%: Nguyên liệu sử dụng là quặng pyrit sẽ có tiềm năng cao gây ô nhiễm môi trường bởi: Khí thải chứa SO2, H2SO4 , bụi xỉ pyrit với nồng độ cao; Nước thải có tính axít cao và xỉ pyrit có chứa hàm lượng lưu huỳnh đáng kể (4% đối với lò đốt ghi bằng và 1% đối với lò đốt tầng sôi). Do vậy, hiện nay phương pháp này gần như không còn được áp dụng; - Phương pháp tiếp xúc kép và hấp thụ kép với hiệu suất chuyển hoá SO2 thành SO3 trong khoảng 99,5 - 99,9%. Phương pháp này sử dụng 2 thiết bị chuyển hoá (chuyển hoá 2 cấp), do hiệu suất chuyển hoá cao nên giảm được lượng SO2 7 thoát vào khí quyển và do hiệu suất hấp thụ SO3 với nước cao nên giảm được lượng SO3 thất thoát ra ngoài. Với việc áp dụng công nghệ này đồng thời nguyên liệu sử dụng là lưu huỳnh thay cho pyrit, sản xuất axit sunfuric gần như là công nghệ không có nước thải và chất thải rắn và khí thải có chứa chất ô nhiễm với nồng độ thấp. Dưới đây là những trình bày để tham khảo về công nghệ sản xuất axit sunfuric bằng phương pháp tiếp xúc kép và hấp thụ kép, nguyên liêu sử dụng là lưu huỳnh nguyên tố. Hình 0-3. Sơ đồ công nghệ sản xuất axit Sunfuric ( H2SO4) từ nguyên liệu là lưu huỳnh Công nghệ sản xuất axít sunfuric theo công nghệ này được hình thành từ 3 quá trình cơ bản gồm: đốt lưu huỳnh, chuyển hoá SO2 và sấy khô khí và hấp thụ SO3. - Quá trình 1: đốt lưu huỳnh Bản chất của quá trình này là ôxi hoá (đốt) lưu huỳnh để tạo thành SO2: S + O2 → SO2 Do vậy, trong quá trình này, lưu huỳnh nguyên tố trước hết được làm nóng chảy, được lọc và sau đó được bơm áp lực cao phun vào thiết bị đốt. Lưu huỳnh bị 8 cháy với không khí khô và sạch đã được sấy từ tháp sấy đưa tới (sử dụng axít H2SO4 93 -95%). Khí giầu SO2 nóng có nồng độ khoảng 10,5% thể tích được làm nguội trong nồi hơi tận dụng nhiệt và thiết bị gia nhiệt hơi quá nhiệt. Nhiệt độ khí ra khỏi thiết bị đốt là gần 1050oC và nhiệt độ khí ra khỏi thiết bị hơi quá nhiệt là 450oC. - Quá trình 2: Chuyển hoá SO2 Bản chất của quá trình 2 là oxy hoá SO2 để trở thành SO3: 2 SO2 + O2 → 2SO3 Khí SO2 được ôxy hoá thành SO3 với sự trợ giúp của xúc tác trong thiết bị chuyển hoá. Thiết bị này gồm 4 lớp xúc tác, trong đó 3 lớp đầu thuộc giai đoạn chuyển hoá thứ nhất và lớp còn lại thuộc giai đoại chuyển hoá thứ hai. Khí giầu SO2 có nhiệt độ 430oC đi vào lớp xúc tác thứ nhất. Qua ba lớp xúc tác khoảng 85% SO2 chuyển hoá thành SO3. Phản ứng chuyển hoá là toả nhiệt và nhiệt này dùng để gia nhiệt khí SO2 tuần hoàn lại tháp hấp thụ thứ nhất đến nhiệt độ 430oC và nhiệt còn lại dùng để gia nhiệt nước cấp cho nồi hơi trong thiết bị tận dụng nhiệt đầu tiên. Giai đoạn chuyển hoá thứ hai, đạt được hiệu suất chuyển hoá 99,7% và nhiệt phản ứng cũng được tận dụng tại thiết bị tận dụng nhiệt thứ hai. - Quá trình 3: Sấy khô không khí và hấp thụ SO3 Bản chất của quá trình này là SO3 được hấp thụ bằng nước trong dung dịch axít sunfuric để trở thành H2SO4: SO3 + H2O -----> H2SO4 Việc cung cấp không khí khô cho thiết bị đốt lưu huỳnh được thực hiện nhờ quạt hút qua tháp sấy để thu hơi nước trong không khí bằng axít sunfuric và tạo ra khí khô. Công nghệ sản xuất axit sunfuric sẽ phát sinh ra khí thải gồm bụi lưu huỳnh từ công đoạn cung cấp lưu huỳnh bột và khí SO2 , mù axit trong khí thải sau tháp hấp thụ. Chất thải rắn chủ yếu là cặn lưu huỳnh không cháy hết trong lò đốt lưu huỳnh. Quá trình sản xuất này hầu như không có nước thải. ™ Công nghệ sản xuất axít photphoric Có hai phương pháp sản xuất axít photphoric: - Phương pháp ướt: Quặng phốt phát phản ứng với axít sunfuric. - Phương pháp khô: Quặng phốt phát cùng với SiO2 được gia nhiệt trong lò điện, dùng than khử thành photpho sau đó được ôxi hoá và hiđrát hoá. Đối với quặng phốt phát của Việt nam, phương pháp ướt được lựa chọn do chi phí sản xuất thấp hơn. Trong phương pháp ướt, axít photphoric được tạo ra do phản ứng giữa axít sunfuric (H2SO4) với quặng phốt phát. Quặng phốt phát được sấy, nghiền cho tới khi 60 - 70% hạt quặng có kích thước nhỏ hơn 0,15 mm và sau đó được đưa liên tục vào thiết bị phản ứng với axít sunfuric. Phản ứng còn kết hợp canxi trong quặng phốt phát 9 với sunfat tạo thành CaSO4, hay được gọi là gíp. Gíp được tách ra khỏi dung dịch phản ứng bằng cách lọc. Phản ứng hoá học chính để sản xuất axít photphoric bằng phương pháp ướt như sau: Ca3(PO4) + CaF2 + 10H2SO4 → 6H3PO4 + 10CaSO4 + nH2O +2HF Axít photphoric được thu hồi bằng cách lọc và tách ra khỏi bùn tạo thành khi phân huỷ hai lần quặng phốt phát bằng axít sunfuric. Trong quá trình phản ứng, tinh thể gíp bị kết tủa và được tách ra khỏi axít bằng quá trình lọc. Các tinh thể được tách ra cần phải được rửa để thu hồi được ít nhất 99% axít photphoric trong phần lọc được. Như vậy, quá trình sản xuất axit photphoric gồm 5 công đoạn như sau: - Công đoạn1 : Chuẩn bị bùn quặng Quặng phốt phát được đưa tới hố bùn quặng qua cân cấp lượng không đổi. Trong hố quặng phốt phát được trộn với nước để chuẩn bị bùn quặng với nồng độ gần 40% trọng lượng. - Công đoạn 2 : Phân huỷ Bùn quặng phốt phát được cấp vào thiết bị trộn sơ bộ và bị phân huỷ một phần bằng axít sunfuric được pha loãng từ (98% đến 70 - 80% trọng lượng) và axít photphoric lấy ra từ công đoạn lọc. Bùn phốt phát trên và hỗn hợp axít được chuyển tới thiết bị phân huỷ photphat để tạo thành axít photphoric. Điều khiển nhiệt độ bằng cách thổi không khí trên bề mặt bùn qua một số ống và giữ nhiệt khoảng 85-900C, có khoảng 80% photphat được phân huỷ. Axít photphoric ngậm 1/2 nước là chất không ổn định được đưa vào công đoạn tiếp theo. - Công đoạn3 : Kết tinh Ra khỏi thiết bị cuối cùng, bùn nóng được đưa khỏi thiết bị kết tinh liên tục qua máng chảy tràn trong thiết bị kết tinh được làm nguội giữ ở nhiệt độ 55 -60oC bằng cách thổi không khí để đạt nhiệt độ bùn tối ưu cho kết tinh và hidrat hoá gíp ngậm 1/2 H2O chuyển thành gíp ngậm 2H2O. Cuối cùng thu được axít photphoric chứa 28 - 30% P2O5 và gíp ngậm 2 H2O có chất lượng mong muốn. - Công đoạn 4 : Lọc Ra khỏi thiết bị kết tinh, bùn được bơm đi lọc gồm 3 bậc lọc để tách bùn ra khỏi axít photphoric lẫn gíp. Axít sản phẩm là nước lọc 1 của bậc lọc thứ 1 được chứa trong thùng và chuyển tới công đoạn cô đặc. Nước lọc 2 của bậc lọc lần 2 là axít nồng độ trung bình được chuyển tới công đoạn phân huỷ được gọi là axít tuần hoàn. Sau khi điều chỉnh nồng độ P2O5 bằng cách thêm vào 1 lượng nhỏ của nước lọc lần 1. 10 Nước lọc 3 từ bậc lọc thứ 3 được dùng làm nước rửa cho bậc lọc 2. Nước lọc 4 được dùng làm nước rửa cho bậc lọc 3. Bã gíp ướt được chuyển tới bãi chất đống gíp ở bên ngoài băng tải. - Công đoạn 5 : Cô đặc axít Thiết bị có 2 cụm cô đặc gồm buồng bốc hơi, bơm tuần hoàn cho buồng bốc hơi, bộ phận gia nhiệt và máy tạo chân không. Axít tuần hoàn được gia nhiệt khi nó qua các ống của bộ phận gia nhiệt và nước trong axít được bay hơi trong buồng bốc hơi. Nguồn nhiệt cung cấp cho bộ phận gia nhiệt là hơi nước áp suất thấp buồng bốc hơi duy trì chân không nhờ hệ thống tạo chân không. Khí flo bay hơi trong khi cô đặc được thu hồi ở dạng dung dịch 20% H2SiF6 (theo trọng lượng) bằng tháp rửa khí flo. Hình 0-4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất a xít Phôtphoric ( theo công nghệ bản quyền của Prayon-Mark IV – Bỉ) Quá trình sản xuất axit photphoric sẽ phát sinh chất thải gồm khí thải và chất thải rắn. Khí thải chủ yếu là HF và SiF4 (trong khí thải thu được từ phản ứng giữa H2SO4 với quặng apatít để tạo H3PO4). Chất thải rắn là gyps (CaSO4.2H2O). - Nguyên liệu sử dụng: quặng apatit 32% P2O5 (tính trên cơ sơ khô); 11 - Sản phẩm đầu ra: acid H3PO4 52% P2O5. Thành phần chất thải: là bã gíp với thành phần chính là thạch cao: CaSO4 .2H20. Chất thải khí: Hàm lượng FloU 5mg/Nm3; bụi U 49mg/Nm3. Các hạng mục công trình và khối lượng xây lắp 1. Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng xây lắp và quy mô không gian (diện tích đất chiếm dụng) của tất cả các hạng mục công trình cần triển khai trong quá trình thực hiện dự án. Việc mô tả các công trình được phân làm 2 loại: - Các công trình chính: là các công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án (nhà xưởng….); - Các công trình phụ trợ: gồm hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước; hệ thống thoát nước mưa, nước thải sản xuất, hệ thống cây xanh, trạm xử lý nước thải, nơi thu gom hoặc trạm tập kết chất thải rắn (nếu có), công trình giao thông nội bộ… Phần nội dung này cần được minh họa bằng một sơ đồ mặt bằng tổng thể thể hiện một cách rõ ràng tất cả các hạng mục công trình của dự án (kể cả vị trí các công trình xử lí, lưu giữ chất thải) hoặc các sơ đồ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình (chú ý cần có cả sơ đồ cấp thoát nước của khu vực dự án) 2. Trình bày chi tiết và đầy đủ về phương thức, khối lượng vật liệu (đất, đá, cát, sỏi) cung cấp cho dự án để san lấp mặt bằng hoặc khối lượng đất đá đào, bóc và vật liệu xây dựng khác để xây dựng công trình. Nhu cầu về năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất Nhu cầu năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu phải được thể hiện một cách định lượng theo các tiêu chí như định mức tính theo tấn sản phẩm và tổng lượng tính theo công suất cho một năm. Các loại nguyên liệu phải nêu rõ thành phần các chất có trong nguyên liệu. Đối với hóa chất sử dụng phải thể hiện rõ tên thương hiệu, công thức hoá học để dựa vào đó lập phương án bảo quản, vận chuyển, sử dụng, phòng chống sự cố cháy nổ. Dưới đây là những trình bày về nhu cầu nguyên vật liệu, hoá chất cho sản xuất một số hoá chất cơ bản để tham khảo. Nguyên liệu và hoá chất chính sản xuất xút - clo Nguyên liệu chính là muối clorua natri công nghiệp (NaCl). Thông thường yêu cầu chất lượng muối dùng để điện phân sản xuất xút tối thiểu phải đạt 93% NaCl và có thành phần như trình bày tại Bảng 0-1. 12 Bảng 0-1. Thành phần muối nguyên liệu (Phân tích trên mẫu căn bản khô) Thành phần NaCl Ca Mg SO42- Chất không tan % 96,46 0,18 0,10 1,00 0,30 Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật môi trường và Hoá chất, 2002 Ngoài muối ra, nguyên vật liệu khác được sử dụng gồm: dầu đốt, sôđa, bariclorua, sunfit natri, chất trợ lắng, nhựa trao đổi ion, màng trao đổi ion. Đối với dây chuyền axit HCl, nguyên liệu dùng để tổng hợp là khí clo, khí hyđro. Ngoài ra trong quá trình tổng hợp axit HCl còn cần dùng khí nitơ để chống cháy nổ, số lượng không nhiều. Phương án sản phẩm và qui cách xem Bảng 0-2. Bảng 0-2. Sản phẩm và qui cách sản phẩm TT Sản phẩm Qui cách Bao bì Ghi chú 1 Xút NaOH : 31,5% NaCl < 0,004% NaClO3 < 0,002% Fe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsan_xuat_hoa_chat_co_ban.pdf
Tài liệu liên quan