Báo cáo Lập, kiểm tra và phân tích tài chính tại tổng công ty chè Việt Nam

Tổng công ty nên từng bước tỡm hiểu, phõn tớch và so sỏnh cỏc chỉ tiờu, nội dung phõn tớch bỏo cỏo tài chớnh với cỏc số liệu, chỉ tiờu tương ứng của các doanh nghiệp khác trong ngành và chỉ tiêu trung bỡnh ngành bằng những nguồn thông tin có được và đáng tin cậy, để đánh giá đầy đủ hơn về quy mô, tốc độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong điều kiện kinh doanh chung của toàn ngành, biết được lợi thế so sánh của doanh nghiệp mỡnh so với cỏc doanh nghiệp khác cũng như những biện pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp đang áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỡnh. ỉ Về phương pháp sử dụng để phân tích: Tổng công ty nghiên cứu và áp dụng phương pháp đồ thị vào thực tế công việc phân tích báo cáo tài chính để phát huy các lợi thế của phương pháp này, nâng cao khả năng cung cấp thông tin về xu hướng và lượng hoá sự tăng trưởng và phát triển của các chỉ tiêu phân tích, góp phần vào việc dự báo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn bổ sung cho các năm tiếp theo.

doc105 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Lập, kiểm tra và phân tích tài chính tại tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích từ đó tổng hợp và rút ra nhận xét về từng nội dung phân tích. Về việc áp dụng phần mềm kế toán máy: Cũng như công tác hạch toán kế toán nói chung, việc phân tích báo cáo tài chính được sự hỗ trợ của phần mềm kế toán nên việc tính toán các chỉ tiêu được thực hiện tự động bởi chương trình. Nhờ vậy,công việc được tiến hành nhanh hơn và khối lượng công việc phải thực hiện giảm đi rất nhiều mà chủ yếu chỉ là việc đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đã được tính sẵn. Phòng tài chính kế toán chỉ thực hiện tính toán lại để đảm bảo sự chính xác hơn của số liệu phân tích. Về nội dung phân tích: Tổng công ty Chè Việt Nam tiến hành phân tích báo cáo tài chính trên tất cả các khía cạnh tài chính của Tổng công ty từ đánh giá khái quát tình hình tài chính, đánh giá cấu trúc tài chính cho đến phân tích khả năng thanh toán và phân tích hiệu quả kinh doanh. Các phân tích này đều được thực hiện một cách tỉ mỉ, chi tiết để thấy sự biến động và nguyên nhân biến động của từng chỉ tiêu cụ thể và mối tương quan từng khoản mục với các chỉ tiêu tổng quát. Về kết quả phân tích: Một ưu điểm nên duy trì và phát huy trong công tác phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam là kết quả của phân tích báo cáo tài chính không dừng ở việc đưa ra các kết luận về thực trạng tình hình tài chính của Tổng công ty phản ánh qua hệ thống báo cáo tài chính mà còn nêu ra các phương hướng và giải pháp có tính chất khả thi để phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu trong hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp mình. 2.1.2 Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để công tác này thực sự phát huy được hiệu quả hơn. 2.1.2.1 Về công tác lập báo cáo tài chính. Những hạn chế trong công tác lập báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam chủ yếu là do những bất đồng trong xử lý kế toán. Không giống với quy định trong chính sách kế toán áp dụng của Tổng công ty Chè Việt Nam thì các khoản góp vốn liên kết được trình bày trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, số dư các khoản đầu tư vào công ty liên kết của Tổng công ty tại ngày kết thúc niên độ kế toán trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất được trình bày theo giá gốc thay vì phương pháp vốn chủ sở hữu theo như quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07 "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết" và chuẩn mực số 08 "Thông tin tài chính về các khoản góp vốn liên doanh". Chưa có bất kỳ một điều chỉnh nào trên báo cáo tài chính hợp nhất liên quan đến những thay đổi nếu có của phần vốn góp của Tổng công ty trong phần tài sản thuần của các công ty liên kết của Tổng công ty. Tổng công ty cũng chưa phân loại và hợp nhất báo cáo tài chính đối với các công ty cổ phần mà Tổng công ty chiếm trên 50% quyền biểu quyết là Công ty cổ phần chè Trần Phú, Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ, Công ty cổ phần chè Liên Sơn. Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty tại ngày 31/12/2006 bao gồm khoản nợ phải thu dài hạn về tiền đầu tư cho các nhà máy chè trong cả nước từ nguồn vốn hợp tác Liên Xô, Ba Lan và Việt Nam và nguồn vốn vay ODA của chính phủ Ấn Độ với số tiền 79.404 triệu đồng. Các khoản nợ này đã tồn đọng trên 2 năm mà chưa thu hồi được. Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty chưa phản ánh khoản Dự phòng nợ phải thu khó đòi cho số nợ tồn đọng này. Điều này không đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán. Các giao dịch nội bộ về mua hàng hoá và cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán tập trung của Tổng công ty, phần lãi nội bộ nằm trong hàng tồn kho không xác định được và chưa có bất kỳ sự điều chỉnh nào lên báo cáo tài chính hợp nhất để loại trừ số dư và các giao dịch nội bộ này theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 " Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con". Việc chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh ở nước ngoài là Công ty chè Ba Đình tại Cộng hoà liên bang Nga để lập báo cáo tài chính hợp nhất, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 "Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái", các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty này cần được chuyển đổi ra đồng Việt Nam để lập báo cáo tài chính hợp nhất theo tỷ giá của ngày phát sinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá trung bình. Tuy nhiên, Tổng công ty đã chuyển đổi toàn bộ các báo cáo tài chính của Công ty chè Ba Đình được lập bằng đồng đôla Mỹ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày kết thúc năm tài chính. 2.1.2.2 Về công tác kiểm tra báo cáo tài chính. Kiểm tra báo cáo tài chính là để phát hiện những sai sót trên các báo cáo tài chính để từ đó có những điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên, do giới hạn về nội dung, quy mô và thời gian kiểm tra nên phương pháp kiểm tra chọn mẫu là phù hợp nhưng phương pháp này cũng tiềm tàng rủi ro do không thực hiện kiểm tra trên tất cả các khoản mục trên các báo cáo tài chính điều đó là do mẫu chọn không điển hình cho tổng thể hệ thống báo cáo tài chính cần kiểm tra. Do đó có thể đưa ra những kết luận sai lầm, có thể có sai lệch giữa kết quả thực tế và kết quả chọn mẫu. Việc tăng kích cỡ chọn mẫu có thể làm giảm rủi ro song lại đồng nghĩa với chi phí và thời gian tăng lên. 2.1.2.3 Về công tác phân tích báo cáo tài chính. Mặc dù công tác phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam đã có nhiều ưu điểm từ quy trình đến chất lượng phân tích nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Về lao động kế toán thực hiện phân tích: Kế toán trưởng chịu trách nhiệm phân tích báo cáo tài chính làm cho khối lượng công việc của kế toán trưởng phải thực hiện sẽ rất nhiều và các đánh giá có thể mang tính chủ quan. Công viẹc này chỉ do một người đảm nhiệm nên các thông tin và đánh giá, phân tích sẽ chịu ảnh hưởng quan điểm riêng của người phân tích, mang tính phiến diện không đầy đủ, tính khách quan có thể bị vi phạm. Đặc biệt là vào thời điểm kết thúc năm tài chính ngoài việc thực hiện công việc hàng ngày, kế toán trưởng còn phải kiểm soát quá trình lập và kiểm tra báo cáo tài chính đồng thời thực hiện thêm công việc phân tích khiến cho chất lượng phân tích có thể bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do các phần việc phân tích đã được giao cho từng phần hành, từng nhân viên trong Phòng kế toán tài chính, phần việc đưa ra các đánh giá nhận xét là của kế toán trưởng. Về phạm vi phân tích: Công tác phân tích báo cáo tài chính hoàn toàn chỉ được thực hiện trong nội bộ Tổng công ty, chỉ bằng số liệu tài chính của Tổng công ty mà chưa có sự so sánh với số liệu tương ứng của các doanh nghiệp khác hay số liệu trung bình ngành. Giới hạn phạm vi phân tích khiến cho những nhận xét về các chỉ tiêu sẽ không thật đầy đủ và chưa so sánh được tương quan vị trí của Tổng công ty trong toàn ngành, có thực sự đúng với tiềm năng và quy mô của doanh nghiệp hay chưa. Song điều này không dễ dàng khắc phục được, phải khắc quan nhìn nhận rằng hiện nay do điều kiện cạnh tranh trong kinh doanh nên các doanh nghiệp có xu hướng không tiết lộ thông tin về tinh hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy việc đánh giá tình hình công ty trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác và toàn ngành là không khả thi trong giai đoạn hiện nay. Về phương pháp sử dụng phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích báo cáo tài chính giúp cho Tổng công ty có được cái nhìn tổng quan về xu hướng phát triển của doanh nghiệp mình theo thời gian. Song nếu sử dụng đồng thời với phương pháp đồ thị để cung cấp cho cả người thực hiện lẫn các đối tượng quan tâm một cách nhìn nhận trực quan, rõ ràng về sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Bởi lẽ các tính toán các chỉ tiêu tài chính cơ bản được thể hiện bằng các bảng biểu sơ đồ là phù hợp với các nhà phân tích chuyên nghiệp và những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính nhưng không phải bất kỳ ai quan tâm đến thông tin trên các báo cáo tài chính của Tổng công ty cũng đủ trình độ chuyên môn về tài chính kế toán để đọc được các phân tích này do vậy sẽ gặp một số trở ngại nhất định trong việc đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu quan tâm. Mặt khác, với sự trợ giúp của phần mềm kế toán hay chỉ đơn giản trên bảng tính Excel cũng dễ dàng đưa ra các đồ thị này mà không cần phải tốn thật nhiều thời gian và lao động kế toán. Về nội dung phân tích: Phải nói rằng việc phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam đã tương đối đầy đủ trên tất cả các khía cạnh tài chính của doanh nghiệp nhưng vẫn còn một số nội dung phân tích mà nếu được đưa vào phân tích sẽ hoàn thiện hơn nội dung phân tích của Tổng công ty. Trong nội dung phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, Tổng công ty chưa tiến hành phân tích tuổi nợ phải thu cũng như phải trả và cũng chưa phân tích tính cân đối giữa nhu cầu và khả năng thanh toán để đánh giá được hiệu quả quản lý nọ phải thu, phải trả và trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, biết khả năng huy động tài sản để thanh toán (các khoản có thể dùng để thanh toán sắp xếp theo khả năng thanh khoản giảm dần) với nhu cầu thanh toán (các khoản phải thanh toán sắp xếp theo tính cần thiết từ quá hạn, đến hạn…) mà như ta đã biết tình hình thu hồi nợ phải thu là chưa tốt cũng như tỷ lệ nợ quá hạn của toàn Tổng công ty là nhiều và doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ và vay quá hạn này do tình hình kinh doanh gần đây không tốt. Tổng công ty cũng chưa phân tích cụ thể về khả năng thanh toán nợ dài hạn mới chỉ dừng lại ở việc phân tích hệ số nợ để xem xét khả năng tự chủ về tài chính mà chưa phân tích hệ số sinh lời của lãi vay để xem xét hiệu quả lãi vay và khả năng bù đắp chi phí lãi vay vì trong cơ cấu nguồn vốn của các đơn vị thành viên và Tổng công ty thì nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn. Trong nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh, Tổng công ty nên sử dụng lợi nhuận trước thuế sẽ cung cấp thông tin khách quan hơn do thực tế Tổng công ty kinh doanh thua lỗ, thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là tạm nộp chứ không phải là theo mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như nhà nước quy định (tham khảo ở Bảng 1.6), nghĩa là sẽ không có sự tương quan về tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và sau thuế như thông thường.Cũng do không theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp quy định và thống nhất cho các năm nên khi phân tích hiệu quả kinh doanh thì Tổng công ty cũng không tiến hành phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROI (Rate of Investment). Một nội dung quan trọng khác mà Tổng công ty đã không phân tích đó là dự báo tài chính, dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và xác định nhu cầu vốn cần bổ sung cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới trên cơ sở các số liệu trên các báo cáo tài chính trong một số năm gần năm cần dự báo, các phân tích thị trường và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó. Các phân tích báo cáo tài chính mới chỉ chủ yếu dừng lại ở phân tích các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh với Thuyết minh báo cáo tài chính mà chưa sử dụng nhiều đến các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nên chăng, Tổng công ty tính cả hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với nợ phải trả để đánh giá rõ thêm về khả năng thanh toán dài hạn? Thêm vào đó khi phân tích,cần tính và so sánh tỷ trọng tiền tạo ra từ các họat động so với tổng lượng tiền lưu chuyển trong kỳ để biết được hoạt động tạo ra dòng tiền chủ yếu cho doanh nghiệp. Việc so sánh thực hiện với cả số tuyệt đối và số tương đối giữa kỳ gốc và kỳ phân tích trên cả 3 hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính để biết mức độ ảnh hưởng của lưu chuyển tiền trên từng hoạt động đến lưu chuyển tiền thuần cả kỳ. Về quy trình phân tích: Mặc dù có giai đoạn lập kế hoạch phân tích, thực hiện phân tích song giai đoạn kết thúc phân tích lại không rõ ràng, không hình thành một hồ sơ phân tích mà chỉ như một báo cáo trình lên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc gây khó khăn cho các đối tượng quan tâm mà không có chuyên môn sâu về đánh giá tài chính doanh nghiệp. Hạn chế này phải đề cập đến trách nhiệm của cơ quan tài chính nhà nước và cả các đối tượng quan tâm vì hiện nay chưa có một quy định cụ thể và bắt buộc các doanh nghiệp phải giải trình báo cáo tài chính cũng như thực trạng hoạt động tài chính bằng văn bản cụ thể, doanh nghiệp không có lý do phải thực hiện công khai kết quả phân tích tài chính của mình. Về kết quả phân tích: Một hồ sơ cụ thể về quy trình phân tích báo cáo tài chính chưa được đặt ra hạn chế phần nào các phương hướng biện pháp được đặt ra, làm giảm tính khả thi của chúng, khiến cho công tác phân tích báo cáo tài chính vẫn còn mang tính hình thức. Đánh giá thực trạng tài chính Tổng công ty Chè Việt Nam qua phân tích hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty cho thấy thực trạng kinh doanh cũng như năng lực tài chính là chưa tốt. Mặc dù khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả ngắn hạn là cao nhưng khả năng thanh toán nợ dài hạn lại thấp, hiệu quả kinh doanh cũng không cao, không đúng với tiềm lực của một đơn vị đứng đầu ngành chè trong cả nước. Bộ chủ quản, Hội đồng quản trị cũng như Ban Tổng giám đốc Tổng công ty cần sớm đưa ra và thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp, phát huy hiệu quả của công tác phân tích báo cáo tài chính nói riêng và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung. 2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu khách quan ngày càng cao của sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi thông tin ngày càng chính xác và đa dạng đặc biệt là thông tin kế toán. Là sản phẩm cuối cùng và quan trọng nhất của hạch toán kế toán, hệ thống báo cáo tài chính có vai trò cung cấp thông tin chất lượng, đầy đủ và toàn diện nhất về thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp. Khi các hoạt động kinh tế ngày càng mở rộng, tính cạnh tranh ngày càng cao thì việc có đủ thông tin để ra các quyết định chính xác và kịp thời là điều đặc biệt quan trọng và thông tin trên các báo cáo tài chính là cần thiết cho quá trình ra quyết định đó. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không chỉ là mối quan tâm của Hội đồng quản trị hay Ban Tổng giám đốc mà còn là của Bộ chủ quản, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, những người làm tài chính nhà nước,… Khi mà nhu cầu thông tin kế toán trong quản lý là lớn trong bối cảnh các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng thì các báo cáo tài chính theo đó cũng phải hoàn thiện để phản ánh đầy đủ và chính xác các hoạt động đó, đáp ứng yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế. Với bản thân Tổng công ty Chè Việt Nam, đứng trước tình hình thị trường cả trong nước và thế giới có nhiều biến động như hiện nay, với quy mô hoạt động dàn trải trên khắp cả nước và doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiến hành cổ phần hoá bắt đầu từ các đơn vị thành viên theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thì sẽ có rất nhiều đối tượng quan tâm đến thông tin tài chính của Tổng công ty, việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính là cần thiết. Cùng với thực trạng lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định đặt ra yêu cầu khắc phục các hạn chế và nâng cao chất lượng thông tin trên các báo cáo tài chính này. Đặc biệt, cần nhận thức rõ sự cách biệt giữa thực trạng hoạt động tài chính (thông tin tài chính phát ra) với sự phản ánh của nó trong kế toán (thông tin tài chính thu được qua kế toán). Đây là khoảng cách tất yếu giữa kỳ vọng của nhiều người quan tâm đến hoạt động tài chính với những giới hạn cho phép về nghề nghiệp trong các chính sách kế toán; giữa tính đa dạng thường xuyên của thông tin phát ra từ hoạt động tài chính với sự giới hạn không tránh khỏi về phương tiện thu thập thông tin. Để rút ngắn khoảng cách này thì công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác lập, phân tích báo cáo tài chính phải được đặt trong một quy trình kiểm tra nghiêm túc trên cả chu trình kế toán cũng như trên từng nghiệp vụ, từng bước của chu trình. Tóm lại, hoàn thiện việc lập, kiểm tra báo cáo tài chính và hoàn thiện nội dung cùng quy trình phân tích báo cáo tài chính là cần thiết không chỉ với riêng Tổng công ty Chè Việt Nam mà còn với các doanh nghiệp khác để từ đó hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp thông tin ngày càng chính xác hơn, góp phần tích cực vào quá trình ra quyết định quản trị. Việc hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính cong là để đáp ứng những thay đổi trong chính sách chế độ kế toán mới do Bộ tài chính quy định. Thêm vào đó, việc hoàn thiện hơn nữa công tác này để thông tin kế toán trở nên dễ hiểu, có thể so sánh được và đầy đủ cho những đối tượng quan tâm đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. 2.3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty. 2.3.1 Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính. Có thể nhận thấy công tác lập báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam là đúng với các quy định kế toán hiện hành, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định cần hoàn thiện hơn nữa để hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chế độ kế toán cũng như của các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính. Về lao động kế toán: Với chất lượng đội ngũ lao động kế toán của Tổng công ty như hiện nay là một ưu thế cần duy trì và phát huy. Công tác hạch toán kế toán được phân công, phân nhiệm rõ ràng và hợp lý nên không có tình trạng chồng chéo và nhầm lẫn trong công việc. Các nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đồng đều, đáp ứng yêu cầu của công việc đặc biệt là việc luân chuyển công việc trong phòng tạo điều kiện để các nhân viên nâng cao trình độ trên tất cả các phần hành của kế toán cũng như phát hiện ra thế mạnh của mình để có hiệu quả công việc là cao nhất. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, các thông tin kế toán tài chính ngày càng trở nên quan trọng hơn đồng thời doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến kế toán quản trị trong quản lý kế toán tài chính để tạo thế mạnh so với các đối thủ cạnh tranh. Và vấn đề nữa đặt ra là đào tạo cán bộ kế toán quản trị. Công tác kế toán quản trị có thể giúp cho doanh nghịêp nắm bắt được những cơ hội lớn để phát triển, tìm ra được những nguy cơ tiềm ẩn trong kinh doanh từ đó đề ra những chính sách phù hợp phát triển doanh nghiệp. Về chính sách kế toán áp dụng: Tổng công ty cần thống nhất lại chính sách kế toán áp dụng cho tất cả các đơn vị thành viên để khắc phục các bất đồng trong xử lý kế toán khi lập báo cáo tài chính. Cụ thể là Tổng công ty cần có những điều chỉnh trên các báo cáo tài chính những năm tiếp theo nhằm loại trừ các số dư và các giao dịch nội bộ về mua bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán tập trung của Tổng công ty và xác định rõ phần lãi nội bộ nằm trong hàng tồn kho cuối kỳ. Tổng công ty cần điều chỉnh các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tại ngày kết thúc niên độ kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu như quy định tại Chuẩn mực kế toán số 07 "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết" và Chuẩn mực kế toán số 08 "Thông tin tài chính về các khoản góp vốn liên doanh" đồng thời phân loại và hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty cổ phần mà Tổng công ty chiếm hơn 50% quyền biểu quyết như đã chỉ ra ở mục 2.1.2.1. Đồng thời, khi hợp nhất báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh ở nước ngoài Tổng công ty cần chuyển đổi các chủ tiêu trên báo cáo tài chính của cơ sở này theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá trung bình thay vì tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày kết thúc năm tài chính như hiện nay để đảm bảo tính chính xác của số liệu. Thêm vào đó, Tổng công ty tiến hành đánh giá khả năng thu hồi và lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi liên quan đến khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa thu hồi được trên báo cáo tài chính hợp nhất, đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán và tính chính xác của thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính của mình. Về chế độ kế toán áp dụng: Vẫn biết do quy mô của Tổng công ty là lớn và dàn trải nên việc cập nhật chế độ kế toán mới trong phạm vi toàn Tổng công ty gặp khó khăn song trong những năm tới Tổng công ty cần cập nhật những thay đổi của chế độ, chuẩn mực kế toán và các quyết định mới của Bộ tài chính liên quan đến công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác lập báo cáo tài chính nói riêng và yêu cầu các đơn vị thành viên thực hiện thống nhất các chế độ kế toán mới này; tổ chức hướng dẫn và áp dụng các thay đổi đó cho các kế toán viên và các bộ phận kế toán của các đơn vị thành viên. Đặc biệt là trong thời gian tới Tổng công ty cần thực hiện kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp mới được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Về phần mềm kế toán áp dụng: Với ưu điểm được thiết kế riêng cho Tổng công ty, phần mềm kế toán mà Tổng công ty đang áp dụng phát huy được lợi thế của mình giúp cho công tác hạch toán kế toán thuận tiện và hiệu quả hơn. Trong quá trình sử dụng Tổng công ty nên yêu cầu phía cung cấp phần mềm kế toán tiến hành cập nhật chế độ kế toán mới để đảm bảo tính quy chuẩn của công tác hạch toán kế toán và của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. 2.3.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra báo cáo tài chính. Mặc dù bản thân kế toán với đặc trưng cơ bản là gắn chặt hai chức năng thông tin và kiểm tra không chỉ trên cả chu trình kế toán mà ngay cả trên từng yếu tố, từng bước của chu trình đó. Nhưng điều đó không đảm bảo rằng kế toán mà cụ thể là hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp phản ánh chính xác hoàn toàn thực trạng hoạt động tài chính. Chính vì vậy, công tác kiểm tra báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam được thực hiện một cách nghiêm túc ở tất cả các cấp của bộ máy kế toán song nếu được hoàn thiện hơn nữa sẽ cung cấp thông tin một cách trung thực và khách quan hơn. Nếu như phương pháp kiểm tra chọn mẫu không đáp ứng được tính chính xác cho toàn bộ các nội dung chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính thì Tổng công ty có thể áp dụng kết hợp với một phương pháp kiểm tra khác đó là phương pháp phối hợp kiểm tra từ nhiều phía. Phương pháp này được thực hiện bằng cách so sánh, đối chiếu các nghiệp vụ, các đối tượng, các bút toán khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn như đối chiếu với người bán, người mua, với ngân sách, với ngân hàng về các nghiệp vụ thanh toán; đối chiếu số vật tư mua vào, số xuất dùng cho sản xuất, số tồn kho với lượng thành phẩm hoàn thành, xuất bán và còn lại… Phương pháp này không quá tốn thời gian cũng như chi phí để thực hiện mà cũng không quá khó vì về bản chất nó sử dụng tính cân đối và lôgic của các nghiệp vụ kinh tế và các bút toán kế toán nên dễ dàng tiến hành đối với các nhân viên kế toán và các nhà quản lý nắm được những nguyên tắc cơ bản của kế toán. 2.3.3 Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính. Có thể nhận xét rằng việc phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam được thực hiện khá bài bản và đầy đủ so với các nội dung phân tích báo cáo tài chính nói chung và so với thực tế ở các doanh nghiệp khác hiện nay. Những ưu điểm đó nên tiếp tục phát huy đồng thời khắc phục một số hạn chế trong phân tích báo cáo tài chính để hoàn thiện hơn nữa công tác này. Về lao động kế toán thực hiện công việc phân tích: Phòng tài chính kế toán nên bổ sung thêm nhân viên thực hiện phụ giúp kế toán trưởng trong việc phân tích báo cáo tài chính để giảm bớt khối lượng công việc của kế toán trưởng đồng thời có cái nhìn đa chiều hơn về những nhìn nhận, đánh giá tình hình tài chính của Tổng công ty. Hoặc có thể những kế toán viên thực hiện các phần hành kế toán sẽ có những đánh giá sơ bộ về mảng hoạt động đó của Tổng công ty trong năm và kế toán trưởng là người hoàn thiện những đánh giá đó và đánh gía tổng quan tình hình tài chính. Như thế có thể những đánh giá, nhận xét và các giải pháp đưa ra sẽ đầy đủ, chính xác và khả thi hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc và yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và cả của các đối tượng quan tâm khác. Về phạm vi phân tích: Tổng công ty nên từng bước tìm hiểu, phân tích và so sánh các chỉ tiêu, nội dung phân tích báo cáo tài chính với các số liệu, chỉ tiêu tương ứng của các doanh nghiệp khác trong ngành và chỉ tiêu trung bình ngành bằng những nguồn thông tin có được và đáng tin cậy, để đánh giá đầy đủ hơn về quy mô, tốc độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong điều kiện kinh doanh chung của toàn ngành, biết được lợi thế so sánh của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác cũng như những biện pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp đang áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Về phương pháp sử dụng để phân tích: Tổng công ty nghiên cứu và áp dụng phương pháp đồ thị vào thực tế công việc phân tích báo cáo tài chính để phát huy các lợi thế của phương pháp này, nâng cao khả năng cung cấp thông tin về xu hướng và lượng hoá sự tăng trưởng và phát triển của các chỉ tiêu phân tích, góp phần vào việc dự báo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn bổ sung cho các năm tiếp theo. Về nội dung phân tích: Trong nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty nên bổ sung thêm các nội dung, các chỉ tiêu như đã đề cập ở mục 2.1.2.3 Hạn chế của công tác phân tích báo cáo tài chính cụ thể là: trong phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán phân tích thêm tuổi nợ phải thu, phải trả và lập Bảng cân đối nhu cầu và khả năng thanh toán (tham khảo mẫu bảng tại Phụ lục 2.1) để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi cũng như đánh giá khả năng thanh toán chung cho các khoản nợ theo mức độ ưu tiên; trong phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn tính thêm Hệ số sinh lời của lãi vay để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay vốn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty; trong phân tích hiệu quả kinh doanh nên sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế để tính các hệ số tỷ suất sinh lời thay vì sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế như hiện nay để đảm bảo tính chính xác hơn của các hệ số đó; bổ sung phân tích các dòng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tiến hành dự báo tài chính. Việc dự báo tài chính chính là dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và xác định nhu cầu vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Điều này là thực sự cần thiết và hiệu quả trong điều kiện hiện nay khi mà hầu hết các đơn vị thành viên của Tổng công ty đều đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn và nguồn vốn phụ thuộc phần lớn vào việc đi vay các ngân hàng thương mại trong nước mà chủ yếu là vay tín chấp. Phương pháp để dự báo tài chính là xác định các chỉ tiêu theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu theo các bước sau: - Bước 1: Xác định các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính có thể biến đổi theo doanh thu chẳng hạn như giá vốn hàng bán, tiền, phải thu của khách hàng, hàng tồn kho… - Bước 2: Dự báo doanh thu cụ thể là xác định những kỳ tới doanh thu là bao nhiêu dựa vào những phân tích thị trường và tốc độ tăng trưởng của doanh thu trong những năm vừa qua. - Bước 3: Dự báo các chỉ tiêu cụ thể trên báo cáo tài chính. - Bước 4: Xác định nhu cầu vốn bổ sung cho Tổng công ty theo công thức: Nhu cầu vốn bổ sung = ∑TS - ( ∑NPT + VCSH ) (sau dự báo) Song, việc bổ sung thêm các chỉ tiêu phân tích không có nghĩa là cần phải phân tích quá nhiều chỉ tiêu trong mỗi nội dung mà việc phân tích chỉ cần đảm bảo phân tích những chỉ tiêu quan trọng và thiết thực đảm bảo cơ sở để đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính, khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong năm tài chính đó, khắc phục được tính hình thức, những nhận xét chung chung, bề ngoài của phân tích báo cáo tài chính mà chưa chỉ ra được bản chất của những thay đổi của các chỉ tiêu tài chính. Về quy trình và kết quả phân tích: Phân định và chỉ rõ mục tiêu và yêu cầu của giai đoạn kết thúc phân tích cùng với việc lưu giữ kết quả phân tích, hình thành nên một hồ sơ phân tích bằng văn bản gửi kèm với hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty. Trong hồ sơ phân tích báo cáo tài chính lưu giữ những tính toán và các số liệu ngoài báo cáo tài chính, làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của việc phân tích, trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc phân tích cũng như trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng công việc phân tích đồng thời làm tài liệu tham khảo cho việc phân tích báo cáo tài chính các năm tiếp theo. Về việc mở rộng phạm vi phân tích: Nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích hệ thống báo cáo tài chính như hiện nay thì mới chỉ nhìn nhận tình hình hoạt động kinh doanh do nguyên nhân chủ quan của Tổng công ty, trong khi nếu phân tích tổng quan tình hình tài chính sẽ đánh giá được tình hình hoạt động cũng như năng lực tài chính của Tổng công ty trong mối quan hệ với tác động môi trường kinh doanh bên ngoài nhờ đó có được đánh giá tổng quan hơn. Ngoài các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, việc phân tích tài chính còn phải thu thập các thông tin khác có liên quan về tình hình kinh tế, môi trường pháp lý các chính sách của nhà nước, thông tin về thị trường trong nước và thế giới, thị trường đầu vào đầu ra… Từ đó doanh nghiệp sử dụng tối đa mọi nguồn lực để có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Vấn đề đặt ra đối với công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là nội dung phân tích chưa được chuẩn hoá bằng các văn bản mang tính pháp quy mà việc phân tích chủ yếu là phụ thuộc vào nhu cầu của bản thân doanh nghiệp và của các đối tượng bên ngoài. Không chỉ riêng Tổng công ty Chè Việt Nam mà cả các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nước ta hiện nay, phân tích báo cáo tài chính và phân tích tài chính đều chưa được thực hiện thống nhất. Do vậy, hạn chế trong phân tích là không thể tránh khỏi và Tổng công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác lập, kiểm tra báo cáo tài chính làm cơ sở cho phân tích báo cáo tài chính và phân tích tài chính đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nền kinh tế. 2.4 Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện. 2.4.1 Đối với các cơ quan chức năng. - Nhà nước cần có biện pháp hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực tài chính kế toán, có sự kết hợp trong việc ban hành các chính sách tài chính, chính sách kế toán và chính sách thuế; hệ thống lại các văn bản kế toán đã ban hành sao cho khoa học và logic, tránh những mâu thuẫn trong nội dung để giảm thiểu sơ hở cho việc gian lận kế toán và có sự điều chỉnh phù hợp với công tác hạch toán kế toán ở doanh nghiệp. Và nhà nước cần có hình thức xử phạt nghiêm minh khi phát hiện các gian lận kế toán. - Việc ban hành các chính sách, chế độ kế toán mới cần dựa trên những biến động của môi trường kinh doanh, những đòi hỏi, yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế do vậy có sự lạc hậu tương đối của các chính sách hiện hành từ đó có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và kịp thời. - Khi ban hành các quyết định, các chuẩn mực kế toán mới cần đẩy nhanh việc ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện kèm theo để nhanh chóng đưa các quyết định, chuẩn mực đó vào thực hiện trong thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp. - Đối với công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Bộ tài chính cần sớm có quy định thống nhất và chi tiết cả về nội dung và hình thức, ban hành một khuôn mẫu mở để tuỳ từng hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng vào thực tiễn công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình, để công tác này được thực hiện một cách thống nhất và đầy đủ hơn. - Để có nguồn số liệu đầy đủ hơn phục vụ công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê nên công khai số liệu trung bình ngành và các số liệu có thể công bố được của các doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu bí mật thông tin kinh tế của các doanh nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, để cung cấp cơ sở số liệu cho các doanh nghiệp thực hiện việc so sánh, đánh giá tương quan doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác cùng ngành và với các chỉ tiêu trung bình ngành. 2.4.2 Đối với các đối tượng khác quan tâm đến thông tin báo cáo tài chính của Tổng công ty. Các đối tượng khác như ngân hàng, các tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp…đều có quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến Tổng công ty, vì vậy họ quan tâm đến thực trạng tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty để từ đó ra các quyết định. Do đó họ quan tâm đến những thông tin tài chính phản ánh qua hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty và tuỳ theo trình độ chuyên môn về kế toán và phân tích tài chính mà có những yêu cầu giải trình cụ thể, chi tiết hoặc chỉ sơ bộ về thực trạng tình hình tài chính của Tổng công ty thông qua hệ thống báo cáo tài chính và các số liệu phân tích báo cáo tài chính đó. 2.4.3 Đối với Tổng công ty. Trước hết Bộ chủ quản là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần quan tâm sát sao hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng của Tổng công ty để Tổng công ty phát huy đúng tiềm lực kinh tế của mình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Tổng công ty quan tâm và tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ công tác kế toán đặc biệt là phát triển đội ngũ phân tích báo cáo tài chính thông qua các hình thức mời chuyên gia về đào tạo trực tiếp, tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn… Cập nhật các thông tin mới về chế độ kế toán, tổ chức phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ kế toán mới để nhanh chóng đưa vào áp dụng tại Tổng công ty cho phù hợp. Riêng đối với công tác phân tích báo cáo tài chính, để dễ dàng có sự so sánh trong toàn ngành và tạo sự thống nhất trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, Tổng công ty nên có hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính Tổng công ty. Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc nên yêu cầu Phòng tài chính kế toán cung cấp một hồ sơ hoàn chỉnh lưu giữ các số liệu tính toán và làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. KẾT LUẬN Trong hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành, báo cáo tài chính được xác định là loại báo cáo tổng hợp phản ánh hệ thống thông tin được xử lý bởi hệ thống kế toán, tài chính nhằm cung cấp những thông tin có ích cho các đối tượng sử dụng, được thể hiện thông qua một hệ thống chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau do nhà nước quy định thống nhất và mang tính chất bắt buộc. Nó cung cấp cho người sử dụng thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực hàng nông sản - mặt hàng đang được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển nhằm nâng cao đời sống người lao động, Tổng công ty Chè Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do điều kiện thị trường chè thế giới và trong nước có nhiều biến động, lại thêm nguồn nguyên liệu cung cấp không đủ cả về số lượng và chất lượng nên hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Chè Việt Nam chưa cao, chưa đúng với tiềm lực và khả năng của công ty. Chính vì vậy, Bộ chủ quản là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Tổng công ty đã và đang tìm hướng phát triển doanh nghiệp mình mà một trong những vấn đề Tổng công ty quan tâm là công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính nhằm đảm bảo cung cấp thông tin về thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực, hợp lý và kịp thời. Do hạn chế về nguồn thông tin nên Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tập trung vào tìm hiểu thực trạng, đánh giá, phân tích những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty. Kết hợp với những kiến thức đã học em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến hoàn thiện hoạt động lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính cũng như việc sử dụng thông tin báo cáo tài chính trong quản lý tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông và các cô chú trong Tổng công ty Chè Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. PHỤ LỤC 1.1: CÔNG TY MẸ VÀ CÁC CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT THUỘC TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON I/ Công ty mẹ: Bao gồm: Văn phòng Tổng công ty. Các đơn vị trực thuộc: Công ty thương mại và Dịch vụ Hồng Trà. Công ty Chè Sài Gòn Công ty kinh doanh thương mại tổng hợp Nam Sơn Công ty thương mại Hương Trà Chi nhánh chè Hải Phòng Trung tâm PHCN và ĐTBNN Đồ Sơn- Hải Phòng II/ Công ty con: Công ty TNHH nhà nước một thành viên: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chè Sông Cầu Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chè Mộc Châu Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chè Long Phú Công ty cổ phần do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối: Công ty cổ phần Chè Trần Phú Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ Công ty cổ phần Chè Liên Sơn Công ty liên doanh Chè Phú Đa Công ty Chè Ba Đình hoạt động tại Cộng hoà Liên bang Nga có 100% vốn của Tổng công ty. III/ Các công ty liên kết: Doanh nghiệp đã cổ phần hoá: Công ty cổ phần Chè Quân Chu; Công ty cổ phần Chè Kim Anh; Công ty cổ phần Chè Hà Tĩnh; Công ty cổ phần Xây lắp Vật tư kỹ thuật; Công ty cổ phần Cơ khí chè; Công ty Thái Bình Dương; Công ty Chè Thái Nguyên; Công ty Chè Việt Cường; Công ty Chè Bắc Sơn; Công ty Chè Yên Bái; Xí nghiệp Chè Văn Tiên; Công ty liên doanh với nước ngoài: Công ty Liên doanh Indochine. PHỤ LỤC 1.2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2004 (Của toàn Tổng công ty) Đơn vị: VNĐ Tài sản Mã số Năm 2004 Số đầu kỳ Số cuối kỳ A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn I. Tiền 1. Tiền mặt tại quỹ 2.Tiền gửi ngân hàng 3. Tiền đang chuyển II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2. Đầu tư ngắn hạn khác 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Thuế GTGT được khấu trừ 4. Phải thu nội bộ Phải thu VKD các đơn vị phụ thuộc Phải thu nội bộ khác 5. Phải thu hàng hợp tác Liên Xô-Ba Lan 6. Các khoản phải trả khác 7. Các khoản phải thu khác 8. Dự phòng phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 1. Hàng mua đang đi đường 2. Nguyên vật liệu 3. Công cụ, dụng cụ 4. Chi phí sản xuất dở dang 5. Thành phẩm 6. Hàng hoá tồn kho 7. Hàng gửi bán 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác 1. Tạm ứng 2. Chi phí trả trước 3. Chi phí chờ kết chuyển 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 5. Ký quỹ mở L/C VI. Chi sự nghiệp 1. Chi sự nghiệp năm trước 2. Chi sự nghiệp năm nay B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn I. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư tài chính dài hạn 2. Góp vốn liên doanh 3. Đầu tư dài hạn vốn ODA 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn III. Xây dựng cơ bản dở dang IV. Chi phí trả trước thời hạn 100 110 111 112 113 120 121 128 129 130 131 132 133 134 136 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 150 151 152 153 154 155 160 161 162 200 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 228 664.336.003.187 29.013.00.914 3.328.569.254 25.684.431.660 0 823.127.914 823.127.914 0 0 453.041.204.310 224.349.005.515 6.806.779.396 8.248.447.446 97.332.112.677 41.804.579.721 55.517.532.956 70.265.428.716 225.771.270 29.060.462.785 (3.236.803) 115.076.680.257 2.183.833.789 2.729.278.657 1.163.087.398 35.617.907.778 4.627.013.074 65.979.990.116 2.797.249.514 (21.680.069) 61.509.795.517 47.852.100.336 6.801.831.771 4.729.230.161 357.441.438 1.769.191.811 4.872.194.275 3.775.936.197 1.096.258.078 231.134.483.187 84.690.162.792 84.515.436.612 179.010.196.372 (94.494.759.760) 0 0 0 174.726.180 253.746.228 (79.020.048) 138.986.913.803 2.523.715.416 117.373.970.642 19.089.227.745 0 2.840.527.618 2.616.878.974 540.858.842.742 26.994074.545 3.954.967.498 23.039.107.047 153.200.000 153.200.000 338.107.293.634 202.238.347.874 3.012.992.383 5.065.749.128 4.272.237.737 28.186.170.478 98.339.102.490 (3.007.306.456) 131.295.305.929 1.685.530.125 20309.415.316 1.055.185.014 21.274.879.414 13.299.158.756 91.604.497.783 648.545.983 (581.906.552) 40.396.614.425 35.297.492.063 1.987.610.497 870.130.091 462.896.818 1.410.484.956 4.280.354.209 2.670.929.218 1.519.424.991 257.988.098.006 90.460.641.405 87.962.215.528 179.254.273.368 (91.292.057.840) 2.414.873.397 4.066.494.926 (1.651.621.529) 83.552.480 94.172.900 (10.620.420) 144.932.784.173 2.490.950.000 120.409.463.213 22.032.370.960 20.633.882.258 1.960.790.170 Tổng cộng tài sản 895.470.486.374 798.846.940.748 Nguồn vốn A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3. Phải trả người bán 4. Người mua trả trước 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 6. Phải trả công nhân viên 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả khác II. Nợ dài hạn 1. Vay dài hạn 2. Nợ dài hạn III. Nợ khác 1. Chi phí phải trả 2. Tài sản thừa chờ xử lý B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn – Quỹ 1.Nguồn vốn kinh doanh 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3. Chênh lệch tỷ giá 4. Quỹ đầu tư phát triển 5. Quỹ ƯĐG XD nhà Hồ Quỳnh 6. Quỹ dự trữ tài chính 7. Quỹ dự trữ hợp tác 8. Lãi chưa phân phối 9. Nguồn vốn xây dựng cơ bản II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 3. Quỹ quản lý cấp trên 4. Quỹ hiệp hội Chè 5. Nguồn kinh phí sự nghiệp - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 6. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 250 0 0 300 310 311 312 313 314 315 316 317 318 320 321 323 330 331 332 400 410 411 412 413 414 414 415 415 418 419 420 421 422 423 424 635.639.061.106 493.152.953.769 238.180.929.621 1.862.000.000 27.835.971.265 27.570.571.111 7.454.342.971 2.335.548.467 111.814.583.516 75.999.006.818 113.562.067.278 39.313.551.484 74.248.515.7+4 28.924.040.059 28.905.617.269 18.422.790 259.831.425.268 253.034.657.852 114.039.013.560 85.088.154.439 15.866.404.388 9.709.067.982 1.858.411.625 3.297.075.655 36.917.030.458 (14.995.719.522) 1.255.219.267 6.796.767.416 1.135.053.122 (728.783.198) 815.530.447 0 5.535.807.045 5.535.807.045 0 39.250.000 525.278.540.534 361.951.340.757 203.687.069.242 2.970.000.000 20.958.515.161 22.956.148.603 6.143.597.892 4.388.394.674 163.306.945 101.044.308.240 138.214.277.300 43.014.722.300 95.199.555.000 25.112.922.477 25.060.227.827 52.694.650 273.568.400.214 263.585.347.780 112.193.108.194 85.088.154.439 15.937.709.416 8.911.128.134 39.992.029.544 (679.766.033) 2.142.984.086 9.983.052.434 0.188.555.709 1.295.954.650 161.318.028 7.3337.224.045 Tổng cộng nguồn vốn 895.470.486.374 798.846.940.748 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Tại ngày 31/12/2006 Tại ngày 31/12/2005 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền. 1. Tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn. 1. Phải thu của khách hàng. 2. Trả trước cho người bán. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Các khoản phải thu khác 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Phải thu dài hạn nội bộ 3. Phải thu dài hạn khác 4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 2. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 3. Đầu tư tài chính dài hạn khác V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn 100 110 111 120 121 130 131 132 133 135 139 140 141 149 150 151 152 154 158 200 210 211 213 218 219 220 221 222 223 227 228 229 230 250 251 252 258 260 261 4.1 4.2 4.3 4.3 4.4 4.5 381.903.529.552 27.803.517.779 27.803.517.779 - - 194.812.857.823 166.920.563.123 4.627.823.685 3.228.640.172 22.669.640.573 (2.633.809.730) 138.508.754.901 138.727.965.249 (219.210.348) 20.778.399.049 2.647.206.310 12.354.285.235 12.348.164 5.754.559.340 215.578.347.760 86.061.041.332 82.115.503.056 807.097.223 3.117.372.347 (38.931.294) 82.225.347.002 69.783.497.060 167.780.324.111 (97.996.827.051) 158.769.180 253.746.228 (94.977.048) 12.283.080.762 46.441.851.575 - 45.718.651.575 723.200.000 850.107.851 850.107.851 365.459.644.402 26.658.581.405 26.658.581.405 823.127.914 823.127.914 208.070.467.292 188.978.029.667 5.817.607.294 972.742.893 14.326.578.947 (2.024.491.509) 110.789.811.685 110.789.811.685 - 19.117.656.106 7.079.582.465 7.706.486.729 12.348.164 4.319.238.748 306.623.745.219 166.916.509.895 70.265.428.716 93.757.994.307 2.803.086.872 - 80.296.354.762 75.461.853.767 166.147.845.695 (90.685.991.928) 174.726.180 253.746.228 (79.020.048) 4.659.774.815 56.388.210.978 1.884.400.000 35.014.583.233 19.489.227.745 3.022.669.584 3.022.669.584 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 579.481.877.312 672.083.389.621 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khỏan phải nộp nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ. 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn khác 3. Vay và nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3. Quỹ đầu tư phát triển 4. Quỹ dự phòng tài chính 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 300 310 311 312 313 314 315 316 317 319 330 331 333 334 400 410 411 415 417 418 420 421 430 431 432 433 4.6 4.7 4.8 444.194.710.834 325.797.553.353 195.708.290.728 47.404.119.573 17.447.699.341 5.275.016.529 3.645.606.501 6.304.598.356 16.933.958.717 33.078.263.608 118.397.157.481 113.511.660 5.471.985.619 112.811.660.202 153.287.166.478 147.409.391.725 104.349.418.652 15.790.497.949 9.755.251.582 31.405.630.640 (13.891.407.098) - 5.877.774.753 (1.486.304.146) 7.324.828.899 39.250.000 515.014.634.088 402.874.297.482 191.899.389.527 16.581.970.933 19.094.583.430 7.744.688.540 2.205.382.089 13.940.134.886 121.200.479.076 30.207.669.001 112.140.336.606 - 1.226.172.149 110.914.164.457 - 157.068.755.533 154.991.989.657 96.478.228.455 15.866.404.388 9.781.057.231 42.163.711.338 (9.290.215.371) 2.076.765.876 (375.497.615) 2.413.013.491 39.250.000 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 597.481.877.312 672.083.389.621 PHỤ LỤC 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH TUỔI NỢ Khách hàng/Nhà cung cấp Tổng nợ < 30 ngày 31-60 ngày 61-90 ngày >90 ngày A B C …… Cộng BẢNG CÂN ĐỐI NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Khả năng thanh toán Số tiền Nhu cầu thanh toán Số tiền I. TS có thể huy động ngay 1. Tiền 2. Đầu tư chứng khoán NH II. TS có thể huy động khác 1. Phải thu khách hàng 2. Hàng tồn kho …… I. Nợ quá hạn 1. Thuế phải nộp 2. Nợ ngân hàng 3. Phải trả công nhân viên 4. Phải trả người bán II. Nợ đến hạn 1. < 30 ngày 2. 31-60 ngày …… Cộng Cộng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính - 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2) ban hành theo quyết định số 165/2003/TT-BTC. 2. Bộ Tài chính - Thông tư số 105/2003/ TT-BTC ngày 04/11/2003 - Hướng dẫn kế toán 06 chuẩn mực (đợt 2) - NXB Tài chính - 2003. 3. Bộ Tài chính - 06 chuẩn mực kế toán đợt 3 ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC 4. Bộ Tài chính - Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 hướng dẫn kế toán 06 chuẩn mực (đợt 3) - NXB Tài chính - 2005. 5. PGS.TS Nguyễn Văn Công - Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính - NXB Tài chính - 2005. 6. Các website: www.tapchiketoan. info www.kiemtoan.com.vn www.vinatea.com.vn. BẢNG GIẢI NGHĨA CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ký hiệu Tài sản Nguồn vốn Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu Phải thu khách hàng Phải trả người bán Doanh thu Hoạt động kinh doanh TS NV TSNH TSDH TSCĐ VCSH PTKH PTNB DT HĐKD BẢNG GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Số thứ tự Tên sơ đồ, bảng biểu Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ 1.5 Sơ đồ 1.6 Sơ đồ 1.7 Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Bảng 1.4 Bảng 1.5 Bảng 1.6 Bảng 1.7 Bảng 1.8 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè xanh Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè Oolong Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè ướp hương hoa Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè theo công nghệ OTD Sơ đồ bộ máy quản lý Tổng công ty Chè Việt Nam Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty Quy trình hạch toán bằng phần mềm kế toán Kết quả hoạt động của Tổng công ty Chè Việt Nam từ 2004-2006 Bảng thời gian khấu hao TSCĐ Bảng phân tích cơ cấu tài sản Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng phân tích tình hình thanh toán với người mua Bảng phân tích tình hình thanh toán với người bán Nhóm các tỷ suất sinh lời Các chỉ tiêu khác về doanh số bán hàng 9 9 9 10 13 22 29 18 41 51 53 55 57 61 66 MỤC LỤC BẢNG GIẢI NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT BẢNG GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0249.doc
Tài liệu liên quan