Báo cáo môn công nghệ môi trường - Nội dung: Ô nhiễm nước

- Các chất hữu cơ: Chứa trong nước thải chủ yếu ở dạng dễ phân hủy. trong nước thải chứa các chất như: cacbonhydrat, protein, chất béo, khi xả vào nguồn nước sẽ làm giảm nồng độ ỗi hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hưu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các loài song dưới nước. Lượng oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước - Chất rắn lơ lủng: làm cho nước đục hoặc có màu nó hạn chế độ sâu tầng nước được chiếu sáng gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong, rêu, chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan gây hiện tượng bồi lắng. - Chất dinh dưỡng: nồng độ các chất nito, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân ủy gây nên hiện tượng thiếu oxi. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước thủy vực. ngoài ra các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành màng che phủ không cho ánh sáng chiếu xuống mặt nước làm cho quá trình quang hợp của các loài thực vật tầng dưới bị ngưng trệ.

docx24 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo môn công nghệ môi trường - Nội dung: Ô nhiễm nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN @&? BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NỘI DUNG: Ô NHIỄM NƯỚC Giáo viên giảng dạy: Đặng Thị Thu Hiền Nhóm thực hiện: Nhóm I Lớp: K7-KHMT Năm học: 2015 DANH SÁCH NHÓM I TRƯƠNG QUÂN BẢO MAI LINH ĐÌNH BUPHAVAN KỆT U ĐON HOÀNG THỊ HÀ NGUYỄN THỊ HẰNG PHÂN THỊ HUỆ TRẦN MINH HOÀNG NGUYỄN XUÂN HOÀNG NGUYỄN THỊ LINH BUA LÃ PHĂN PHAMI THONG ĐƯƠN DÀNG NÃO LY PHẠM VĂN SÁNG TRƯƠNG THỊ THANH HỒ THỊ QUỲNH TRÂM TÔ THỊ QUỲNH TRÂM TRẦN THỊ QUỲNH TRANG ĐOÀN THỊ YẾN MỤC LỤC A Mở đầu B Nội dung I Tổng quan về ô nhiễm nước 1.1Khái niệm về ô nhiễm nước 1.2Nguồn gốc gây ô nhiễm nước 1.2.1Ô nhiễm tự nhiên 1.2.2Ô nhiễm nhân tạo IITổng quan về nước thải 2.1Thành phần 2.2Chỉ tiêu chất lượng nước thải IIIThực trạng ô nhiễm nước 3.1Trên thế giới 3.2Ở Việt Nam IVKhảo sát đánh giá chất lượng nước ở một số địa điểm trong thành phố Hà Tĩnh 4.1Khảo sát tại chợ hà Tĩnh 4.1.1Giới thiệu về chợ 4.1.2Khảo sát tại chợ 4.2Khảo sát tại bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh 4.2.1Giới thiệu về bệnh viện 4.2.2Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện 4.2.3Thành phần nước thải bện viện 4.3Khảo sát tại dãy quán ăn ở sau ký túc xá CS3 trường đại học Hà Tĩnh.. 4.3.1Giới thiệu về dãy quán ăn 4.3.2Khảo sát VTác hại của ô nhiễm môi trường nước C Kết quả MỞ ĐẦU Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết yếu đối với sự sống trên trái đất. Thực tiễn chỉ ra rằng quốc gia nào quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước, thường xuyên bảo đảm cho nguồn nước trong sạch, thì hạn chế được nhiều dịch bệnh, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Bởi vậy, ở nước ta, một mặt khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, xây dựng, nhưng mặt khác cần coi trọng việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt sạch. Nhà nước có chiến lược phát triển bền vững nguồn nước, nhưng mỗi tổ chức, cá nhân trong cộng đồng cần nâng cao ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ, giữ gìn sự trong sạch của nguồn nước sinh hoạt, hạn chế tình trạng nguồn nước bị nhiễm bẩn không đáng có. Ðối với người dân vùng lũ lụt, sau nước rút, môi trường sống, nhất là nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Ði liền với công tác vệ sinh, dọn sạch bùn đất, ngành y tế cung ứng đủ Clo-ra-min B cho các hộ gia đình diệt khuẩn, bảo đảm có nguồn nước sinh hoạt. Ðiều đó cũng có nghĩa góp phần loại trừ các loại dịch bệnh nguy hiểm, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nước nói riêng luôn là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới, mặc dù đã có nhiều biện pháp, nhiều chương trình hành động nhưng thực sự vẫn chưa đạt được nhiều kết quả. Là những sinh viên trường Đại học Kinh Tế - Luật, ý thức được về tài nguyên môi trường,chúng em lựa chon tìm hiểu về vấn đề này mong sẽ có thu thập thêm được nhiều thông tin bổ ích, tích lũy thêm kiến thức cho bản thân và giúp mọi người hiểu nhiều hơn về sự ô nhiễm nguồn nước hiện nay NỘI DUNG TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC KHÁI NIỆM Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối. NGUỒN GỐC GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ô nhiễm tự nhiên Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt,gió bão hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi , chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm. hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. Ô nhiễm nhân tạo Từ sinh hoạt Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Nước thải đô thị (municipal wastewater): là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt. Ở nhiều vùng , phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. Lượng rác thu gom đổ vào bãi rác chỉ khoảng 60%, số còn lại người dân đổ ra sông, ao hồ, cống rãnh, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các bãi rác là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn, xử lý triệt để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồ gần khu dân cư, hoặc thấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm. Từ các hoạt động công nghiệp Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,... Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đó chủ yếu là: - Do các hoạt động sản xuất: Hiện nay trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Do khai thác khoáng sản: Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Trong chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt. Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải hàng năm, không được quản lý và xử lý, gây ô nhiễm môi trường. Hiện tượng ô nhiễm và lắng đọng trầm tích ở các sông và biển do khai thác khoáng sản cũng có thể đe dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy vực, đe dọa đến sức khỏe của người dân gần đó, và xa hơn nữa là làm ảnh hưởng đến các cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước. Các chất thải có thể làm bẩn các nguồn nước dự trữ khác như các túi nước ngầm. Xói lở từ các mái dốc không có rừng bao phủ làm các con sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng khả năng lũ lụt. Khai thác khoáng sản gần các lưu vực sông, đặc biệt là mỏ than hầm lò càng làm tăng thêm những nguy cơ tai nạn do bị ngập lụt. Từ các lò nung và chế biến hợp kim: Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại như đồng, nicken, kẽm, bạc, kobalt, vàng và kadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng nề. Hydrofluor, Sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nickel, đồng và kẽm bị thải ra môi trường.Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng tới nguồn nước Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Từ y tế Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòngxét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng... cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong BV. Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Đặc tính của nước thải BV: ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của BV cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý nước thải BV. Điểm đặc thù của nước thải BV là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những BV chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các BV khác. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100 - 1.000 lần tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng mức, không chỉ gây bệnh mà còn gây mùi hôi thối nồng nặc, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư. Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân. Từ hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp: Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động. Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu... Trong sản xuất ngư nghiệp: Nước ta là nước có bờ biển dài và có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồn nước do các hồ nuôi trồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ. Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Bên cạnh đó, các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải sản, tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản. Ngoài ra, nhiều loại thủy hải sản chỉ lấy một phần, phần còn lại vứt xuống sông, biển làm nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi khó chịu. Một thực trạng đang xảy ra với các cơ sở nuôi trồng thủy sản là hiện tượng thức ăn nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm. Do thiếu quy hoạch và ý thức về môi trường, ở các doanh nghiệp và cá nhân, nước ta có nghề nuôi cá lồng trên biển đang phát triển rất mạnh. Ô nhiễm môi trường biển ở khu vực này đang diễn biến hết sức phức tạp. Mỗi ngày ở những ô lồng nuôi cá giò, người nuôi đã đưa xuống biển một lượng thức ăn nuôi cá gồm hàng chục tấn các loại. Lượng thức ăn này một phần do cá ăn không hết, hoặc lọt qua lưới rơi xuống đáy biển, trôi sang khu vực biển gần đó. Mỗi bè lại có một kiểu cho cá ăn riêng. Các loại cá sống, cá chết đựơc băm nhỏ dùng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươiTất cả đều tống xuống hàng chục nghìn ô lồng 1.3 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI 1.3.1 THÀNH PHẦN Bảng 1: Các chất ô nhiễm quan trọng cần chú ý đến trong quá tŕnh xử lý nước thải Chất gây ô nhiễm Nguyên nhân được xem là quan trọng Các chất rắn lơ lửng Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải chưa xử lý được thải vào môi trường. Biểu thị bằng đơn vị mg/L. Các chất hữu cơ có thể phân hủy bằng con đường sinh học Bao gồm chủ yếu là carbohydrate, protein và chất béo. Thường được đo bằng chỉ tiêu BOD và COD. Nếu thải thẳng vào nguồn nước, quá tŕnh phân hủy sinh học sẽ làm suy kiệt oxy hòa tan của nguồn nước. Các mầm bệnh Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Thông số quản lý là MPN (Most Probable Number). Các dưỡng chất N và P cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật. Khi được thải vào nguồn nước nó có thể làm gia tăng sự phát triển của các loài không mong đợi. Khi thải ra với số lượng lớn trên mặt đất nó có thể gây ô nhiễm nước ngầm. Các chất ô nhiễm nguy hại Các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có khả năng gây ung thư, biến dị, thai dị dạng hoặc gây độc cấp tính. Các chất hữu cơ khó phân hủy Không thể xử lư được bằng các biện pháp thông thường. Ví dụ các nông dược, phenols... Kim loại nặng Có trong nước thải thương mại và công nghiệp và cần loại bỏ khi tái sử dụng nước thải. Một số ion kim loại ức chế các quá tŕnh xử lý sinh học Bảng 2: Các loại chất thải và các nguồn thải chính Loại chất thải Từ cống rănh, kênh thoát nước Từ các nguồn chảy tràn Nước thải sinh hoạt Nước thải công nghiệp Chảy tràn từ khu sx nông nghiệp Chảy tràn ở khu vực thành thị Các chất thải cần oxy để phân hủy ü ü ü ü Dưỡng chất ü ü ü ü Các mầm bệnh ü ü ü ü Chất rắn lơ lửng/cặn lắng ü ü ü ü Muối ü ü ü Kim loại độc ü ü Chất hữu cơ độc ü ü Nhiệt ü 1.3.2 Chỉ tiêu chất lượng nước thải Bảng 3: Các thông số đánh giá chất lượng nước mặt STT THÔNG SỐ ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ GIỚI HẠN 1 pH 6,5 – 8.5 2 Oxy hòa tan (DO) Mg/l >4 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Mg/l 100 4 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) Mg/l 1000 5 Nitrit (NO2 – tính theo N) Mg/l 0,02 6 Nitrat (NO3 – tính theo N) Mg/l 5 7 Amoni (NH4+ - tính theo N) Mg/l 1 8 Xyanua (CN) Mg/l 0,01 9 Asen (As) Mg/l 0,02 10 Cadimi (Cd) Mg/l 0,005 11 Chì (Pb) Mg/l 0,02 12 Crom (Cr) Mg/l 0,02 13 Đồng (Cu) Mg/l 0,2 14 Thủy ngân (Hg) Mg/l 0,001 15 Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ Aldrin Chlordane DDT Dieldrin Endrin Heptachlor Toxaphene Mg/l 3,0 2,4 1,1 0,24 0,09 0,52 0,73 16 Hóa chất trừ cỏ 2,4 D 2,4,5 T Paraquat Mg/l 0,2 0,1 1,2 17 Tổng dầu, mỡ khoáng Mg/l 0,05 18 Phenol (tổng số) Mg/l 0,005 19 Chất hoạt động bề mặt Mg/l 0,2 II THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC 2.1 TRÊN THẾ GIỚI Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ thuật công nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu. Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên. Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng. 2.2 Ở VIỆT NAM Ở nước ta, tình trạng ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát được nguồn gây ô nhiễm hiệu quả. Thực tế này đang gây ra những ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe của người dân, làm tăng nguy cơ ung thư, sẩy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống. Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang vượt khỏi khả năng kiểm soát do các hoạt động sản xuất, khai thác, kinh doanh và dịch vụ. Hiện nay, hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và tp.Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm.Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt(khoảng 600.000m³ mỗi ngày,với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp(khoảng 260.000 m³ và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ,sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông.  Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ, các khu công nghiệp, làng nghề và ngay cả bệnh viện(khoảng 7000 m³ mỗi ngày,và chỉ có 30% là được xử lý)cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.   Những con số đau long, hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động, thực vật và hàng triệu người. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết”.Mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát nguồn gây ô nhiễm hiệu quả. Thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm. III KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM TRONG TP HÀ TĨNH 3.1 KHẢO SÁT TẠI CHỢ HÀ TĨNH 3.1.1 Giới thiệu về chợ Hà Tĩnh Hình 1: Hình ảnh về chợ Hà Tĩnh Chợ hà tĩnh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố hà tĩnh về cả quy mô lẫn doanh số. Trong khu vực chợ có các khu vực chính sử dụng và xả thải nước thải như sau: - khu vực hàng thịt: bán thịt lợn, thịt bò, - Khu vực hải sản: bán cá, tôm, mực,có xen lẫn với gia cầm - Khu vực bán hàng rau củ quả - Khu vực hàng ăn: chè, bánh bèo, - Khu vực nhà vệ sinh 3.1.2 Khảo sát tại chợ * Khu vực hàng thịt: các tiểu thương sử dụng nước cho vệ sinh, chùi rửa. và mỗi khi chùi rửa thì nước chảy tràn ra nền lênh láng rồi lẫn cả rác, túi ni lông nhìn mất vệ sinh, mất mĩ quan Hình 2: Nước lênh láng trên nền trong các quầy hàng thịt * Khu vực hàng hải sản: nước ở khu vực này được các tiểu thương chùi rửa,vệ sinh, nuôi cá,có mùi hôi, tanh Hình 3: Rác thải vứt bừa bãi bên các rảnh nước đầu khu vực hàng hải sản * Khu vực hàng rau củ: nước được sử dụng để tưới. Vào những ngày trời mưa nước đọng trên nền có lẫn với rau củ thừa, rác thải, bốc lên mùi hôi thối gây mất mĩ quan,mất vệ sinh. Hình 4: cống thoát nước ở khu vực rau, củ, quả * Khu vực nhà hàng ăn; sử dụng cho việc chùi rửa, nước ở đây có chứa dầu, mỡ * Khu vực nhà vệ sinh: dùng để chùi rửa nhà vệ sinh, nước thải ra có chứa hóa chất chùi rửa. * Nước thải từ các khu vực hàng được dẫn xuống các cống, rãnh thoát nước rồi lại chảy ra các con kênh. Nước thải chảy ra các con kênh, con sông có lẫn cả rác thải, túi nilong,bốc mùi hôi thối, làm mất vệ sinh, mất cảm quan. Hình 5: Các đường ống dẫn nước trong khu vực chợ Hình 6: Nước thải từ chợ chảy ra các con sông gần đó Nước thải ở đây chứa các: Các chất hữu cơ: Chứa trong nước thải chủ yếu ở dạng dễ phân hủy. trong nước thải chứa các chất như: cacbonhydrat, protein, chất béo,khi xả vào nguồn nước sẽ làm giảm nồng độ ỗi hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hưu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các loài song dưới nước. Lượng oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước Chất rắn lơ lủng: làm cho nước đục hoặc có màu nó hạn chế độ sâu tầng nước được chiếu sáng gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong, rêu, chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan gây hiện tượng bồi lắng. Chất dinh dưỡng: nồng độ các chất nito, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân ủy gây nên hiện tượng thiếu oxi. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước thủy vực. ngoài ra các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành màng che phủ không cho ánh sáng chiếu xuống mặt nước làm cho quá trình quang hợp của các loài thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Vi sinh vật: các vi sinh vật đặt biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong bùn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng các nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho con người như: bệnh lị, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính 3.2. KHẢO SÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 3.2.1 Giới thiệu về bệnh viện Hình 7: Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh Hình 8: Đường ống dẫn nước thải của bệnh viện Hình 9: Con kênh quanh bệnh viện 3.2.2 Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện Nước thải bệnh viện được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau: - Sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh, cán bộ và công nhân viên của bệnh viện - Pha chế thuốc - Tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế - Các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân - Nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, từ giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng... 3.2.3 Thành phần nước thải bệnh viện - Các chất hữu cơ - Các chất vô cơ - Các chất dinh dưỡng của ni-tơ(N), phốt-pho(P) - Các chất rắn lơ lửng - Các vi trùng, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại - Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí có cả chất phóng xạ - Các chất trong nước thải có các dạng vật lý: * Các chất rắn không tan trong nước có kích thước và tỷ trọng lớn dễ lắng và dễ lọc. * Các chất rắn có kích thước nhỏ tạo nên huyền phù lơ lửng trong nước. * Các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước (kể cả các chất khí và ion). * Các chất dầu mỡ có tỷ trọng nhỏ nổi trên mặt nước. • Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. • Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD) của nước thải. • Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. • Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵ... làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1.200mg/l, trong đó chất rắn lơ lửng là 350mg/l; tổng lượng các-bon hữu cơ 290mg/l, tổng phốtpho (tính theo P) là 15mg/l và tổng ni-tơ 85mg/l; lượng vi khuẩn coliform từ 108 đến 109. Ở nước ta, tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại II (TCVN 7382-2004) mới được phép đổ vào hệ thống thoát nước của thành phố và các hồ chứa nước quy định. Tiêu chuẩn loại II nước thải bệnh viện quy định chỉ số độ pH=6-9, chất lơ lửng không lớn hơn 100mg/l, sunphua không lớn hơn 1mg/l, dẫn xuất a-mô-ni không quá 10mg/l và ni tơ-rát không quá 30mg/l, chỉ số BOD5 nhỏ hơn 30mg/l, không phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh, tổng coliform dưới 5000. 3.3 KHẢO SÁT Ở DÃY QUÁN ĂN Ở SAU KÝ TÚC XÁ CS3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH 3.3.1 Giới thiệu về dãy quán ăn Phía sau ký túc xá trường đại học Hà Tĩnh tại cơ sở 3 có một dãy quán ăn gồm quán phục vụ nhu cầu ăn uống của sinh viên. Ngoài ra còn có một số dịch vụ như: cho thuê xe, phục vụ việc đi lại cho họ. Ở phía trước dãy quán ăn có một con kênh để thoát nước. 3.3.2 Khảo sát Quá trình hoạt động của các quán ăn đã sử dụng lượng nước để rửa thực phẩm, chén bát,..cùng với đó là một lượng lớn các loại dầu mỡ, nước nửa chén bát và các loại bao bì được thải ra và chảy xuống đó gây ô nhễm nguồn nước. Lượng chất béo, dầu mỡ trong nước cao làm ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới đó. Hơn nữa, đó là con kênh hẹp lại ở sát đường đi lại của các quán ăn nên khi bị ô nhiễm sẽ bốc mùi hôi và làm mất mĩ quan ở đây. Đó là chưa kể đến một số người còn dựng lán trên con kênh này để bán hàng ( hoa quả, chè, sinh tố,) làm mất vệ sinh. Hình 10: Nước từ các quán ăn chảy theo rảnh ra con kênh Hình 11: Con kênh ở phía trước quán ăn Hình 11: Lấy mẫu nước IV TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng. Ở nước ta đã từng xảy ra tình trạng dân cư quanh các khu công nghiệp phải chống chọi với căn bệnh ung thư máu do nguồn nước sử dụng nhiễm quá nhiều chất độc hại. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản. Ung thư da là căn bệnh thường gặp nếu con người dùng nước có quá nhiều chất Asen tức thạch tín. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu. KẾT QUẢ Bảng 4: Kết quả đo các thông số của các mẫu nước thải từ các điểm khảo sát Đầu nguồn ở chợ Cuối nguồn ở chợ Đầu nguồn dãy quán ăn Cuối nguồn dãy quán ăn Đầu nguồn bệnh viện Cuối nguồn bệnh viện TDS (mg/l) 1803 355 343 168 411 362 pH 5,88 6,88 6,68 6,62 7,05 6,92 Độ đục 4,13 25,14 4,88 5,23 0,01 25,40 Qua bảng kết quả thu được ta thấy nhìn chung các nguồn nước được khảo sát ô nhiễm đang ở mức thấp. Đối với nguồn nước ở chợ Hà Tĩnh: Nguồn nước ở đây có màu đen, trong nước có lẫn rất nhiều rác thải, rau củ thừa, túi nilonglàm cho nguồn nước ở đây bị ô nhiễm, mất mĩ quan. Nguồn nước đầu nguồn được lấy tại các cống dẫn thoát nước trong chợ, nước ở đây có màu đen và bốc mùi hôi thối, có tổng hàm lượng chất rắn hòa tan cao (1803 mg/l) đã vượt quá mức cho phép (mức cho phép 1000 mg/l theo tcvn-2011), độ pH là 5,88 cũng vượt quá mức quy định cho phép (mức cho phép 6,5 – 8,5). Ở cuối nguồn hàm lượng tổng chất rắn hòa đã giảm chỉ còn 355 mg/l ở trong mức cho phép, độ pH là 6,88 cũng trong mức cho phép. Nhưng nguồn nước ở đây vẫn có lẫn rất nhiều rác thải, túi nilong Nguồn nước cuối nguồn ở đây có độ đục cao (25,14) đã phản ảnh được thực trạng nơi đây nguồn nước ở đây có các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ hòa tan rất nhiều. Nguồn nước đầu nguồn và cuối nguồn ở chợ đã có sự khác nhau nhưng vấn đề chung là trong nước thải vẫn chứa rất nhiều rác gây nên tình trạng mất vệ sinh, mất cảm quan. Đối với nguồn nước ở bệnh viện: Nước đầu nguồn được lấy từ cống chảy từ trong bệnh viện ra, nguồn nước cuối nguồn được lấy từ con kênh quanh bệnh viện, nơi các cống từ trong bệnh viện chảy ra đó. Nguồn nước ở đây có màu đen, tổng hàm lượng chất rắn hòa tan và pH đều nằm trong giới hạn cho phép. Nguồn nước cuối nguồn ở đây có độ đục cao (25,40) Đối với nguồn nước ở dãy quán ăn: Nguồn nước ở nơi đây có màu đen ngòm, mùn hôi thối bốc lên nồng nặc, các thông số tổng chất rắn hòa tan và pH đang ở trong mức gới hạn cho phép. Để hạn chế việc ô nhiễm môi trường nước, đầu tiên phải thay đổi được ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Cần giáo dục ý thức cộng đồng và phải có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc nhất. Cần xây dựng và lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, đó là việc của các cơ quan chức năng. Còn đối với người dân, không còn cách nào khác là “sống chung với lũ”. Chúng ta không thể cải thiện môi trường nước ngay lập tức được, nhất là khi nguồn nước đã bị nhiễm các chất hóa học, các kim loại nặng. Mặt khác các chất hóa học đã ăn sâu vào lòng đất, lẫn trong đất, chúng ta không thể cải tạo hết được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxo_nhiem_nuoc_1341.docx