Báo cáo Thực địa về Vườn quốc gia Ba Vì

Giới thiệu chung I. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực VQGBV 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ của Vườn quốc gia Ba Vì 1.2. Địa hình và các thảm thực vật 1.3. Khí hậu và thuỷ văn 1.4 Các dạng tài nguyên thiên nhiên khu vực 2. Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực 2.1 Dân cư 2.2 Hoạt động kinh tế 2.3 Giao thông vận tải 2.4 Giáo dục, văn hoá, y tế, du lịch II. Môi trường địa chất 1. Các loại đá chính 2. Các khoáng sản chính 2.1. Khoáng sản kim loại 2.2. Khoáng sản phi kim 2.3. Nước khoáng 2.4. Tác động môi trường của khai thác khoáng sản trong khu vực 3. Các biểu hiện địa động lực nội sinh và tai biến liên quan 3.1 Biểu hiện tân kiến tạo- kiến tạo hiện đại và các yếu tố kiến trúc liên quan 3.2 Các kiến trúc phá huỷ kiến tạo hiện đại và tai biến động đất 4. Các biểu hiện địa động lực ngoại sinh và tai biến liên quan 4.1 Các biểu hiện của các quá trình địa động lực ngoại sinh 4.2 Các biểu hiện tai biến liên quan 4.3 Quan sát vỏ phong hoá tai địa điểm cách Đá Chông 11 km 5. Tác động nhân sinh và các tai biến liên quan III. Đa dạng sinh học VQGBV 1. Đa dạng thực vật 1.1. Các loài, họ thực vật 1.2. Các kiểu rừng khu vực VQGBV 1.3. Sự phân bố thực động vật theo các đai cao 2. Đa dạng động vật 3. Bảo tồn sinh vật 3.1. Bảo tồn chuyển vị các loài thực vật 3.2. Xu hướng biến đổi đa dạng sinh học đối với động vật 3.3. Vườn cò Ngọc Nhị Kết luận

doc32 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 7201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực địa về Vườn quốc gia Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực địa về Vườn quốc gia Ba Vì MỤC LỤC 3.3. Vườn cò Ngọc Nhị Kết luận Giới thiệu chung Vườn quốc gia Ba Vì là vườn quốc gia của Việt Nam, được thành lập năm 1991, theo quyết định số 407-CT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng Việt Nam. Vườn nằm tên địa phận huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây và huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, cách Hà Nội 50 km về phía tây. Vườn quốc gia Ba Vì là đơn vị kinh tế, sự nghiệp khoa học , có chức năng trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học kết hợp với tham quan, học tập, du lịch. Bản đồ vườn Quốc gia Ba Vì Bài báo cáo này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết các môn học liên quan, những quan sát thực tế trong đợt thực tập cùng với những kiến thức tham khảo từ cuốn”hướng dẫn thực tập về các khoa học Trái Đất và đa dạng sinh học tại vườn Quốc gia Ba Vì”-GS.TS Nguyễn Cẩn chủ biên. I. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực VQGBV 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ của Vườn quốc gia Ba Vì Vườn quốc gia Ba Vì (VQGBV) gồm hai vùng: vùng rừng cấm và vùng đệm. VQGBV có toạ độ địa lý: 21◦01  - 21◦07 vĩ độ bắc; 105◦18  – 105◦25  kinh độ đông. VQGBV nằm ở trung tâm núi Tản Viên Ba Vì, có diện tích 7377 ha. Phía bắc VQG là các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh; phía đông là các xã Vân Hoà, Yên Bài, thuộc huyện Ba Vì; phía nam là huyện Lương Sơn, tỉnh hoà Bình. 1.2. Địa hình và các thảm thực vật Ba Vì là vùng núi cao trung bình nằm ở rìa tây của đồng bằng Bắc Bộ với 3 đỉnh núi cao nhất là: đỉnh Vua 1298 m, đỉnh Tản Viên 1227 m và đỉnh Ngọc hoa 1180 m và một số đỉnh thấp hơn là: Hang Hùm 776 m, Gia Dê 714 m.Xung quanh là các dãy núi, dãy đồi thấp, lượn sóg xen kẽ với ruộng nước và các thuỷ vực.Vùng núi Ba Vì có độ dốc tương đối cao, với độ dốc trung bình 25◦. Từ cốt 400 trở lên độ dốc trung bình là 35◦ và cao hơn, thậm chí có nơi lộ ra các vách dựng đứng. Ở khu vực thấp xung quanh núi Ba Vì, địa hình tương đối bằng phẳng. Theo độ cao địa hình, có thể phân ra các mức địa hình: địa hình núi 300 m trở lên, địa hình đồi 15-250 m, địa hình đồng bằng và thung lũng dươi 15 m. Địa hình được chia thành 18 dạng thuộc 3 nhóm nguồn gốc : * Địa hình do hoạt động của dòng chảy, gồm: Đáy thung lũng và bãi bồi thấp, phân bố dọc theo dòng chảy song suối nhỏ trong vùng. Các bãi bồi cao, phân bố chủ yếu dọc song Đà từ Đá Chông đền Đá Chẹ và rải rác ở các suối Ca, suối Ổi với hình thái bề mặt khá bằng phẳng. Ven dòng chảy, sát mép nước, nhiều nơi có tạo gờ cát, phân bố chủ yếu dọc song Đà từ Phú Thứ đến Tân Mỹ. Thềm tích tụ bậc I, có độ nghiêng nhỏ hơn 3◦, cao từ 8-12m so với mặt nước. Thềm tích tụ xâm thực bậc II có hình thái lượn song với độ cao 20 m so với mực nước, độ dốc sườn thay đổi từ 3-15◦, phân bố chủ yếu ở khu vực nông trường Ba Vì. Thềm xâm thực bậc III phân cách mạnh tạo dạng đồi thoải với độ cao tuyệt đoói có thểđạt 80-100 m, độ dốc sườn 8-25◦, phân bố chủ yếu ở Ba Trại. * Địa hình tạo thành do hoạt động của dòng chảy tạm thời, gồm: - Máng trũng xâm thực phân bố trên các sườn núi dưới dạg đáy các mương xói đang phát triển. - Máng trũng tích tụ phân bố ở vùng đồi dưới dạng các mương xói ở giai đoạn già, đáy rộng được lấp đầy bằng các sản phẩm trầm tích mịn và thực vật. - Bề mặt tích tụ chân núi proluvi-deluvi phân bố rất hạn chế, có thành phần gồm cát sỏi sạn lẫn cát pha, bề mặt nghiêng thoải từ 8-15◦ theo địa hình. * Địa hình thành tạo do quá trình bóc mòn, gồm: - Địa hình vùng núi cao nhất trong vùng có độ cao tuyệt đối 1000 m và trên 1200 m. - Địa hình núi thấp và trung bình độ cao khoảng 700-800m. - Địa hình núi thấp độ cao 300-400m. - Địa hình đồi cao thấp khác nhau độ cao khoảng 200 m trở xuống. Địa hình có sườn dốc thay đổi từ 8-25◦ khá phổ biến gồm nhiều loại như sườn rửa trôi, sườn deluvi, sườn trọng lực. Thảm thực vậtrÇu cauủa Ba Vì khá phong phú gồm rừng tự nhiên và rừng tái sinh trên đỉnh núi cao, tập trung chủ yếu trong lãnh thổ VQGBV; rừng trồng và cây bụi ở các dải đồi vànúi thấp; còn lại là vườn cây, ruộng lúa, đồng cỏ chăn nuôi. 1.3. Khí hậu và thuỷ văn Khu vực VQGBV có khí hậu phong phú và đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh khí hậu đặc thù. Do nằm ở vĩ độ 21 độ Bắc và chịu tác động của chế độ gió mùa, khí hậu khu vực thuộc loai khí hậu nhiệt đới ẩm với 2 mùa điển hình là mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh. Tuy nhiên, địa hình núi cao khu vực BaVì đã làm cho khí hậu điển hình trên bị phân hoá thành các vi khí hậu, đặc biệt thuận lợi cho hoạt động du lịch, nghỉ nghơi vào mùa hè. * Chế độ nhiệt Phân bố nhiệt trung bình năm ở các vùng thấp dưới 100 m khỏang 23-23,5◦C, tương ứng với tổng nhiệt 8300-8400◦C. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm dần, cứ cao 100 m thì nhiệt độ giảm 0.55◦C. Ở độ cao 500 m nhiệt độ trung bình la 20◦C còn ở 100 m là 18◦ C. Sự biến đổi nhiệt di kèm với biến đổi khí hậu cảnh quan từ nóng ẩm ở dưới thấp lên khô lạnh ở trên 500 m. Biến đổi nhiệt theo mùa trong năm khá cao, khoảng 12 đô. Mùa lạnh ở vùng chân núi kéo dài từ tháng 11 đến giữa tháng 3, còn lại là mùa nóng. Tháng nóng nhất nhiệt độ lên tới 28-29◦C, tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình 16-16,5◦C. Ở vùng núi cao trên 1000 m, nhiệt độ trung bình tháng không vượt quá 23◦C. Dao động nhiệt ngày đêm có biên độ nhiêt khá lớn, khoảng 8◦C. * Chế độ ẩm- mưa - Lượng mưa trung bình hằng năm tương đối cao và không đồng đều. Ở vùng núi cao và sườn đông của sườn núi lượng mưa từ 2000-2400 mm trên năm, ở vùng xung quanh núi từ 1600-2000 mm trên năm. Số ngày mưa trong năm từ 130 đến 150 ngày, tỉ lệ thuận với lượng mưa. Lượng mưa phân phối không đều trong năm, lượng mưa 6 tháng trong mùa mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 7, 8, 9. - Khả năng bốc hơi khoảng 1000-1200 mm trên năm. * Các yéu tố khí hậu và thời tiết khác - Bức xạ hang năm từ 120-130 Kcal trên 1cm2 trong năm, thấp hơn so với các vùng khác cùng vĩ độ. - Tốc độ gió ở vùng khuất núi tương đối yếu, trung bình khoang 1,0-2,0 m trên s. - Không khí khu vực hầu như ẩm ươt quanh năm, độ ẩm trung bình tháng 80-90 %. 1.4 Các dạng tài nguyên thiên nhiên khu vực * Tài nguyên đất Các loai đất chính trong khu vựcgồm các loạ đất phát sinh trên các loại đá khác nhau Đất feralit màu vàng trên đá cát kết, bột kết và đá phiến Đất bận màu nâu đỏ trên đá phun trào Đất phù sa không được bồi Đất phù sa loang lỗ màu đỏ vàng Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ Đất lầy * Tài nguyên thực vật -Theo nghiên cứu thì có 812 loài thực vật bậc cao, thuộc 472 chi, 98 họ. Các cây quý hiếm có 8 loài: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc,Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Hoa tiên và Râu hùm. Cây đặc hữu có 2 loài: Cà lồ BaVì và Bời lời Ba Vì. Các loại cây có giá trị sử dụng gỗ như Giổi lá bạc, Sến, Chè sim, Sồi đỏ, Nhội, Giẻ gai, Lim sẹt, Sồi phẳng, Trường mật, Trường vân,…Cây đa dụng có 2 loài là Trám và Sến. - Có 3 kiểu rừng phân bố là: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kìn thường xanh mưa ẩm cận nhiệt đới và rừng kìn hỗn hợp lá rộng-lá kim cận nhiệt đới. * Tài nguyên động vật Động vật hoang dã gồm 45 loài động vật có vú. Khỉ vàng, sơn dương,gấu sống chủ yếu ở sườn phía tây. Hoẵng và lợn rừng chủ yếu ở sườn đông. Có các loài thú quý hiếm trong sách đỏ như: Cu li lớn, Chồn bạc má, Gấu ngựa, Cầy vằn,Cầy mực, Sơn dương, Tê tê vàng, sóc bay trâu,Sóc đen. Động vật làm thuốc 35 loài. Chim gồm 113 loài thuộc 40 họ, 17 bộ.Côn trùng có 86 loài thuộc 17 họ, 9 bộ. * Tài nguyên nước Tài nguyên nước khá phong phú do lượng mưa cao và thảm thực vật còn đảm bảo che phủ tốt. Mật độ lưới sông suối dao động 0.1-1.5 km trên một km2. * Tài nguyên khoáng sản Hầu hết là các điểm quặng không có giá trị công nghiệp và quy mô nhỏ. Các khoáng sản điển hình được khai thác trong vùng: sét caolin, pirit, amiăng, puzơlen, laterit, cát, vật liệu xây dựng. * Tài nguyên khí hậu cảnh quan Tài nguyên khí hậu cảnh quan có vị trí đặc biệt với vùng nhờ các yếu tố thuận lợi như địa hình phân cắt, núi cao sông sâu liền nhau,khí hậu thay đổi theo độ cao, cùng với thảm thực vật được bảo tồn tốt. 2. Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực 2.1 Dân cư Khu vực rừng cấm của VQGBV hầu như không có dân cư tập trung, nhưng dân ở 7 xã vùng đêm tập trung tương đối cao. 2.2 Hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế của cư dân vùng đệm chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và hoa màu, một số trồng rừng và cây ăn quả. Ngoài ra họ còn tham gia khai thác cây thuốc, gỗ củi và tài nguyên rừng tự nhiên khác. Chăn nuôi bò sữa, bò thịt, dê phát triển. hiện nay hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ. Các điểm du lịch nổi tiếng như:Ao Vua, Khoang Xanh, Đồng Mô, các điểm nước khoáng nóng Bảo Yên,… 2.3 Giao thông vận tải Khu vực VQGBV và thành phố Sơn Tây có hệ thống giao thông thuận lơi với các vùng khác trong cả nước. Từ VQG có thể đến các địa phương khác ở miền bắc thông qua hệ thống đường thuỷ theo sông Đà và sông Hồng như Phú Thọ, Việt Trì, Hoà Bình, Hà Nội,.. 2.4 Giáo dục, văn hoá, y tế, du lịch Hệ thống giáo dục của dân cư vùng đệm nhìn chung không phát triển do đời sống kinh tế thấp, phong tục lạc hậu, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Đây là vùng có tiềm năng phát triển văn hoá đa dạng và phong phú. Núi BaVì và các đền chùa trong khu vựclà những địa danh gắn liền với những truyền thuyết văn hoá đẹp qua câu chuyện Sơn Tinh-Thuỷ Tinh. Làng cổ Đường Lâm và lăng Ngô Quyền là di tích văn hoá quan trọng…Đặc biệt là đền thờ Bác đặt tại đỉnh Vua. Các loại hình du lịch trong khu vực: Du lich sinh thái và tìm hiểu thiên nhiên tại VQG, lạng cò Ngọc Nhị,.. Du lịch văn hoá tai đèn thờ Sơn Tinh, khu di tích Hồ Chí Minh, làng Đường Lâm, chùa Mía,… Du lịch nghỉ ngơi tại Đồng Mô, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Mơ,Suối Hai,.. Một số hình ảnh ở làng cổ Đường Lâm II. Môi trường địa chất 1. Các loại đá chính Theo tuổi địa chất các loai đá có mặt trong khu vực được chia làm 4 loại: Các đá cổ có tuổi địa chất Tiền Cambri Đá lộ ra ở rìa tây, sát sông Đà và khu vực thành phố Sơn Tây. Tại thành phố Sơn Tây, đá có tuổi địa chất xấp xỉ 2 tỷ năm . Thành phần thạch học gồm: các đá phiến mica, gonai bi micmatit hoa. Tại rìa tây sông Đà đá có tuổi khoảng 1.027 tỷ năm,thành phần thạch học gồm: đá phiến múcovit-biotit xen kẹp vớicác lớp quaczit múcovit. Đá có tuổi địa chất Đại Cổ Sinh Phân bố chủ yếu ở phía nam VQG, với đại diện duy nhất là hệ tầng Bản Điệt,có tuổi tuyệt đối 250 triệu năm. Thành phần của đá: đá vôi phân lớp, đá vôi dậng khối, đá bột kết, đá phiến xen kẹpcác thấu kính đá vôi. Các đá có tuổi địa chất Đại Trung Sinh Các loại đá này phong phú về loai và quy mô phân bố trong khu vực. Chúng gồm 3 hệ tầng chính: -Đá phun trào bazơ:andezitobazan, bazan pocfirit, bazan hạnh nhân. - Đá phun trào axit, phun trào trung tính,và một ít phun trào bazơ: riolit, daxit, trachit, bazan, dăm kết dạng dung nham. - Đá trầm tích, trầm tích phun trào: đá phiến set, cát bột kết, bột kết tuf. Theo thang tuổi tuyệt đối, tuổi các đá này khoảng từ 170-205 triệu năm. Các đá tuổi Đại Tân Sinh Chúng gồm: Đá trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo: phân bố thành dải kéo dài từ Bất Bạt đến khu vực hồ Suối Hai; thành phần là cuội kết đa khoáng, cát kết, bột kết, sét than, thấu kính than lihit. Trầm tích hệ tầng Hà Nội: có thành phần gồm cuội ,sỏi, sạn,cát hạt trung, hạt thô; phân bố ở tây nam đá hệ tầng Vĩnh Bảo. Đá hệ tầng Thái Bình: phân bố trên diện rộng rìa đê sông Hồng và sông Đà; gồm bột, sét, bột cát. Đá hệ tầng Vĩnh Phúc: phân bố chủ yếu ở một vài khu vực như Tân Phụng, Tòng Lệnh; gồm sét bột màu vàng, màu đen chứa di tích hữu cơ. Các đá trầm tích hiện đại phân bố ở bãi bồi ngoài đê và trong long các sông suối cạn. 2. Các khoáng sản chính 2.1. Khoáng sản kim loại Có Cu, Au và một số biểu hiện quặng Pb, Zn. Vàng có mặt dưới dạng các vảy xâm tán và các ổ, mạch quặng nhỏ nằm trong các thân quặng sunfat tai mỏ Ba Trại, mỏ Minh Quang và mỏ quặng sunfua Cu đa kim tại cốt 260 và 400. hiện chưa phát hiện được thân quặng và mỏ quặng Cu có giá trị. 2.2. Khoáng sản phi kim Có pirit, kaolin,puzowlan, amiăng, đá ong, vật liệu xây dựng,.. Pirit là khoáng sản quan trọng của vùng được phát hiện ở hai mỏ có giá trị công nghiệp: Ba Trại, Minh Quang. Cả hai mỏ sét kaolin: Thủ Đức và Chu Mật đều có nguồn gốc phong hoá. Tại VQGBV, nhiều điểm khai thác amiăng đã được phát hiện và khai thác. Amiăng là chất cách nhiệt, cách âm, cách điện rất tốt và rất bền dưới tác động cơ họcc, hoá học, nhưng nó cũng là chất gây ung thư nguy hiểm. 2.3. Nước khoáng Là một trong các loại hình khoáng sản tiềm năng của khu vực. Tuy nhiệ hiện nay mới phát hiện và đưa vào khai thác: điểm khai thác nước khoáng thiên nhiên Tản Viên, thuộc xã Tản Lĩnh,Ba Vì, Hà Tây và điểm khai thác nước khoáng thuộc xã Bảo Yên, Thanh Sơn, Phú Thọ. Đá ong là loại khoáng sản phổ biến trong vùng. Đây là loại khoáng sản có nguồn gốc phong hoá, hình thành do kết quả quá trình phong hoá laterit cac loại đá phun trào và trầm tích phun trào. 2.4. Tác động môi trường của khai thác khoáng sản trong khu vực Toàn bộ quá trình hoạt động khai thác khoáng sản đều gây chấn động đến hệ thống sinh thái. Khai thác và chế biến khoáng sản thải ra các chất gây ô nhiễm có hại đến hệ thống sinh thái theo nhiều con đường khác nhau. Trong phạm vi VQGBV, đáng chú ý là phân xưởng khai thác pirit Minh Quang. Mặc dù hoạt động khai thác tại đây đã bị đóng cửa nhưng hậu quả của quá trình khai thác vẫn rất lớn. Những quan sát và phân tích nhận thấy tác độnh của chúng gồm: - Rửa trôi đất và làm thay đổi môi trường sống của các loài động thực vật hoang dã. Khi thi công các công trình thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản đòi hỏi phải gạt bỏ lớp đất mặt, thảm thực vật với diện tích lớn dẫn đến làm thay đổi môi trường sống động thực vật hoang dã. Phá hoại nơi cư trú và đường di chuyển của các loài vật, địa hình bị biến dạng, đất bị trôi mất. - Gây ô nhiễm môi trường nước. Các hoạt động khai thác và tuyển khoáng làm cho nước mặt và nước ngầm bị nhiễm axit, kim loại nặng và các nguyên tố độc hại khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước giếng của nhân dân và nguồn nước tự nhiên. - Ô nhiễm thổ nhưỡng và đất. Quá trình khai thác mỏ đặc biệt là khai thác bằng phương pháp lộ thiên làm cho đất bị phá hoại với diện tích lớn. Bãi thải đất bóc và bãi thải quặng đuôi chiếm diện tích đất lớn đồng thời gây ra xâm thực làm ô nhiễm đất dẫn đến năng suất giảm, chất lượng sản phẩm trở nên xấu. - Ô nhiễm không khí. Bụi tạo ra trong quá trình khai thác, quá trình đập nghiền quặng, vận chuyển bốc dỡ quặng, quặng đuôi, đất đá thải cùng với lượng lớn khí có hại bốc lên . Dưới tác động của gió và trong điều kiện khí hậu khô dễ tạo ra những vụ nổ bụi từ các bãi thải quặng đuôi và đất bóc gây ra ô nhiễm không khí môi trường cục bộ. - Ô nhiễm tiếng ồn. Âm thanh các vụ nổ mìn, khoan, tiếng ồn của các phương tiện giao thông gây ra xáo trộn các hoạt động của con người và các động vật hoang dã dẫn đến nhiều loài vật phải di chuyển chỗ ở do ảnh hưởng của tiếng ồn. Một số hình ảnh tại mỏ Minh Quang 3. Các biểu hiện địa động lực nội sinh và tai biến liên quan Các quá trình địa động lực nội sinh trực tiếp tác động đến quá trình hình thành, biến đổi các hợp phần chính của môi trường hiện đại trong vùng như các thành tạo trầm tích tuổi Neogen- Đệ Tứ, các thành tạo phong hoá, các tài nguyên khoáng sản, sự xuất lộ nước nóng, nước khoáng cũng như đặc điểm kiến trúc địa hình mặt đất,.. đều liên quan đến hoạt động kiến tạo và tân kiến tạo của vùng. Các quá trình địa động lực nội sinh còn tác động gây nên các tai biến liên quan, trong đó động đất là hoạt động đáng quan tâm nhất trong vùng. 3.1 Biểu hiện tân kiến tạo- kiến tạo hiện đại và các yếu tố kiến trúc liên quan Biểu hiện tân kiến tạo- kiến tạo hiện đại khá phân dị v à đ ược chia thành hai đ ới c ó h ư ớng v ận đ ộng ch ủ đạo khác h ẳn nhau đ ồng th ời t ạo n ên hai b ộ ph ận c ó đ ặc đi ểm t ài nguy ên m ôi tr ư ờng kh ác h ẳn nhau, lấy đ ới s ông H ồng l àm ranh gi ới: * Đ ới Đông BẮc Đ ây là một bộ phận thuộc rìa tây bắc c ử tr ũng s ông Hông v ới hướng vận động ch ủ đạo là l ún h ạ. Bi ên đ ộ lún h ạ chỉ đạt trên d ưới 500 m tính chung cho giai đoạn t ân kiến tạo. * Đ ới T ây Nam Đây là một bộ phận của khu vực nâng t ạo núi, v ới c ường đ ộ vận động phân d ị, thay đ ổi t ừ m ức yếu đ ến trung b ình v ới bi ên đ ộ n âng thay đ ổi t ừ vài trăm đ ến 1000-1200 m. kèm với nó các quá trình động lực ngoai sinh là bóc mòn, rửa tr ôi,xâm thực sâu, ph ân cắt s âu m ạnh mẽ tạo nên cảnh quan hùng vĩ c ủa n úi Tản Viên, suối khe, thác gh ềnh. Trong quá trình nâng kiến t ạo, uốn n ếp tạo núi, c ác kiến trúc ph á huỷ kiến t ạo, đặc biệt là các đứt gãy kiến tạo trẻ được hình thành hoạt động, một mặt tạo nên trang thái phân dị khối tảng, mặt khác dẫn kênh nước nóng, nước khoáng từ dưới sâu lên mặt đất. Điểm khai thác nước khoáng Tản Viên liên quan đến đứt gãy phương á vĩ tuyến. Từ trên cao xuống thấp, cấu trúc địa hình như sau: * Địa hình núi thấp và trung bình, mang tính chất bóc mòn, rửa trôi khá điển hình phân bố tập trung trên khối núi Tản Viên. Đây là vùng địa hình bị phân cách mạnh mẽ nhất trong vùng, sườn dốc đạt tới mức từ 15-20◦ cho đến 30◦. Các địa hình bắt gặp: - Bề mặt đỉnh với độ cao thay đổi từ trên dưới 1000m đến 1200-1300 m, được hình thành vào thời kì đầu của pha sớm trong giai đoạn tân kiến tạo. - Mức địa hình với độ cao khoảng 700-800 m, hình thành vào cuối pha sớm tân kiến tạo. - Mức địa hình với độ cao khoảng 300-400 m, hình thành vào cuối pha muộn tân kiến tạo. - Mức địa hình với độ cao dưới 200 m, hình thành vào nửa đầu kỷ Đệ Tứ * Địa hình thoải và đồng bằng cao, phân bố rộng rãi ở rìa bắc và phía đông khối núi Tản Viên, với độ cao thay đổi từ 50-60 m đến dưới 100 m, phân cắt yếu. Đây là kiểu địa hình bình nguyên ven sườn hoặc peđimen, hình thành vào giữa kỉ Đệ Tứ. * Địa hình xâm thực tích tụ liên quan đến các dòng chảy trong vùng . 3.2 Các kiến trúc phá huỷ kiến tạo hiện đại và tai biến động đất Động đất có thể coi như là tai biến đại diện cho các tiềm năng có thể gây tai biến liên quan đến quá trình địa động lực nội sinh của vùng. Các đới đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là đứt gãy kiến tạo hiện đại và đứt gãy tân kiến tạo, đa phần là các đới sinh động đất. Tại vùng gần xã Phú Châu, huyện BaVì đã từng xảy ra động đất với cấp chấn 5.1- 5.5 độ richter. Trên khối núi Tản Viên và các vùng liên quan đến VQGBV còn phát triển một số đứt gãy kiến tạo quy mô địa phương với bề dày khoảng từ vài đến mươi km trở lại. 4. Các biểu hiện địa động lực ngoại sinh và tai biến liên quan Địa động lực ngoại sinh tác động vào môi trường thiên nhiên, một mặt chịu sự chi phối định hướng của các quá trình địa động lực nội sinh, mặt khác có tác động điều chỉnh tạo nên trạng thái cân bằng đối với cảnh quan môi trường. 4.1 Các biểu hiện của các quá trình địa động lực ngoại sinh * Tác động phong hoá Các sản phẩm phong hoá phát triển rộng rãi và biểu hiện ở vùng núi thấp- trung bình ở khố núi Tản Viên. Nhờ tác động của phong hoá các thành tạo đá gốc từ đá gốc trầm tích , đá mắc ma, đá phun trào, đá biến chất vốn cứng rắn trở thành đá mềm với độ gắn kết yếu, kết hợp với mùn hữu cơ tạo nên lớp thổ nhưỡng, đất trồng. * Tác động bóc mòn rửa trôi: là kết quả của hoạt động nước chảy tràn trên các bề mặt địa hình, với độ nghiêng dốc thoải khác nhau. Tại đới đông bắc địa hình thấp tương đối bằng phẳng quá trình rửa trôi là đặc trưng, còn bộ phận núi Tản Viên và lân cận quá trính bóc mòn diễn ra mãnh liệt kết hợp với quá trình rửa trôi, quá trình xâm thực… dã gây hiện tượng xói đất khá mạnh mẽ. * Tác động xâm thực- tích tụ: xảy ra rộng khắp vùng nhưng đặc điểm tác động lên mỗi bộ phận lại khác biệt nhau. Tại khối núi Ba Vì các dòng chảy nhỏ, ngắn, độ dốc long chảy lớn, thung lũng hẹp, xâm thực sâu ưu thế, bào phá mạnh, di chuyển vật liệu xuống những vùng thấp. Tại thung lũng sông Đà thấy hiển diện đầy đủ các cộng đoạn xâm thực, di chuyển vật liệu và các quá trình bồi tụ, các thung lũng sông mở rộng với các dạng địa hình khác nhau. * Tác động trượt lở, đổ lở: diễn ra chủ yếu trên bộ phận núi Tản Viên, nơi có địa hình sườn dốc lớn, đó là sự phát triển các thành tạo phong hoá tương đối mạnh mẽ, triệt để. 4.2 Các biểu hiện tai biến liên quan * Xói mòn đất là tai biến ngoại sinh phổ biến, thuộc loại trường diễn, quá trình diễn ra chậm nhưng thường xuyên liên quan đến quá trình rửa trôi, bóc mòn * Trượt lở, đổ lở: là loại tai biến cấp diễn nguy hiểm, dạng này trong khu vực biểu hiện ở dạng tiềm năng. * Xói lở dọc các triền sông: là một trong các tai biến cấp diễn, liên quan trực tiếp đến quá trình xâm thực của các dòng chảy sông suối. Trên sông Đà một đoạn bờ phải của xã Thuận Mỹ những năm gần đây bị xói lở bờ mạnh mẽ. Tuy số nhà cửa vườn tược của dân bị xói lở , hư hại ít song diện tích đất xói lở, bị dòng nước cuốn đi khá lớn. Từ năm 1995 đến 2000 diện tích đất bị xói lở, cuốn đi lên tới 70-80 ha. 4.3 Quan s át vỏ phong hoá tai địa điểm cách Đá Chông 11 km. Sự đa dạng về thành phần đá gốc, địa hình phân cắt mạnh, lượng mưa lớn và độ ẩm không khí cao là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển quá trình phong hoá và hình thành các kiểu vỏ quá trình phong hoá trên khu vực. Ba loại vỏ phong hoá điển hình : * Vỏ phong hoá sialit, với sản phẩm phổ biến là caolin và khoáng sét, phát triển trên đá phun trào axit, trầm tích phun trào và các thấu kính pecmatit trong đá biến chất cổ. * Vỏ phong hoá latarit phát triển trên các đá phun trào bazơ, trầm tích, trầm tích phun trào * Vỏ phong hoá feróialit phát triển rộng rãi trên các loại phun trào bazơ và trung tính có độ dốc lớn. 5. Tác động nhân sinh v à các tai biến liên quan. Tác động nhân sinh và tai biến nhân sinh trong vùng liên quan chặt chẽ tới các loại hình hoạt động kinh tế của các cơ sở kinh tế xã hội và cư dân địa phương. Các hoạt động kinh tế chủ yếu có khả năng tạo ra các tác động nhân sinh mạnh mẽ và các tai biến tiềm ẩn: - Hoạt động sản xuất công nghiệp Trong phạm vi vườn Quốc gia, đáng chú ý là phân xưởng khai thác pirit Minh Quang thuộc Xí nghiệp khai thác mỏ Giáp Lai. Mặc dù hoạt động của nó tạm thời bị đóng cửa, nhưng hậu quả của quá trình khai thác vẫn còn, tai biến lở đất và dòng bùn cát từ đất đá thải, vẫn còn là nguy cơ đối với những cư dân sống bên suối. Nồng độ kim loại nặng trong nước sông và nước giếng gần suối cao hơn giá trị giới hạn của tiêu chuẩn nước mặt nhiều lần. - Giao thông vận tải và xây dựng cơ sở hạ tầng VQGBV nằm trên địa hình núi dốc có mức địa hình thay đổi từ núi cao đến địa hình đồng bằng , việc xây dựng và vận hành trên các tuyến đường giao thông thường tiềm ẩn các tai nạn giao thông, đặc biệt là đường từ VQG lên đỉnh Vua, đỉnh Ngọc Hoà, đỉnh Tản Viên. Việc xây dựng nhà và biệt thự ở cốt 400, cốt 700 cũng tiềm ẩn nhiều tác động đến hệ sinh thái của vườn Quốc gia. Theo đánh giá của các giáo sư Bỉ, mật độ xây dựng nhà tại cốt 400 hiện đã vượt quá khả năng xây dựng mô hình du lịch sinh thái bền vững cho VQGBV. - Khai thác tài nguyên thiên nhiên Khai thác tài nguyên sinh học khu vực VQGBV là hoạt động truyền thống của cư dân địa phương và phụ cận. Các tài nguyên sinh học được quan tâm trước tiên là cây thuốc, động vât hoang dã và gỗ củi. Tuy nhiên nhiều loài thuốc đã và đang suy kiệt do khai thác quá mức. Khai thác gỗ củi và săn bắt động vật hoang dã là các hoạt động tàn phá môi trường đã bị cấm. Việc quản lý không đồng bộ dẫn đến nhiều khu rừng tự nhiên vẫn bị chặt phá để lấy đất, lấy củi, gỗ. - Hoạt động nông lâm nghiệp và cháy rừng Hoạt động đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc, tuy bị cấm nhưng vẫn diễ ra với quy mô nhỏ. Hoạt động trồng rừng tạo màu xanh cho khu vực vườn quốc gia, nhưng việc đưa vào hệ sinh thái tự nhiên các loài mới có khả năng tạo tai biến tiềm ẩn chưa lường hết được. Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là các loài ngoại lai về lâu dài tiềm ẩn tác động tiêu cực tới môi trường và hệ sinh thái tự nhiên Ba Vì. - Hoạt động du lịch và dịch vụ Hoạt động du lịch và dịch vụ khu vực đều dựa vào việc khai thác tài nguyên khí hậu, cảnh quan và tài nguyên vị thế của vùng. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch thể hiện: xả thải rác sinh hoạt, chất thải rắn, lỏng, tạo tiếng ồn và sưu tầm tiêu bản. Mặt khác du lịch phát triển đi kèm với mức tiêu thụ tài nguyên địa phương. III. Đa dạng sinh học VQGBV Do rừng núi Ba Vì có nhiều đai cao nên có nhiều kiểu rừng khác nhau phụ thuộc vào vi khí hậu của các đai cao. Thảm thực vật ở đây rất phong phú, vừa có các loài thực vật nhiệt đới vừa có loài á nhiệt đới. Với một hệ thực vật loài đa dạng như vậy nên Ba Vì cũng có hệ động vật hoang dã đa dạng, phong phú. 1. Đa dạng thực vật 1.1 Các loài, họ thực vật Các loài quý hiếm: bách xanh, thông tre, sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, hoa tiên, bát giác liên, râu hùm. Các loài đặc hữu: cà lồ Ba Vì, bời lời Ba Vì. Các loại cây gỗ Cây đa dụng Các loài cây làm thuốc Những loài quả có cánh Cây lá rộng cho nhánh nhiều màu sắc Các loái cây mọc nhanh Những họ đặc hữu của khí hậu nhiệt đới: proteaceae,moraceae, rubiaeae,euphorbiaceae. Những họ tìm thấy dưới vành đai á nhiệt đới: arecaeae, moraceae ,lawraceae, rosaceae, theaceae, magnoliaeae. Những họ có các loài quý hiếm: họ thiên tuế, họ kim giao, họ thông trê,họ hoàng đàn. 1.2. Các kiểu rừng khu vực VQGBV Rừng được chia làm 3 kiểu chính: Rừng kín ẩm thường xanh nhiệt đới Rừng kìn ẩm thường xanh á nhiệt đới Rừng kín ẩm thường xanh lá rộng- lá kim á nhiệt đới Những kiểu rừng này thường tạo thành rất nhiều tầng, mức độ che phủ thực vật khá dày. Một số kiểu rừng ở VQGBV: Rừng rêu( kiểu rừng nguyên) Ở Ba Vì, có thể bắt gặp trên đỉnh cao nhất, vùng đất rộng lớn ở độ cao 1201 m và vùng nhỏ hơn ở Tấn Vinh được bao phủ bởi kiểu rừng rêu phát triển trên đất feralit và porphiric nông màu vàng tươi. Do đó thực vật là cây thấp bé, đặc biệt có loại tre lùn mọc thành từng khóm tương đối đồng đều, cao 2-3 m. Kiểu rừng này được đánh giá theo thông số: Dbh=16cm; H=8.2m; N∕ ha=1.060; G∕ ha=23; M∕ ha=84. Rừng thưa á nhiệt đới( kiểu rừng bị tác động) Kiểu rừng này phát triển từ rừng kín ẩm thường xanh á nhiệt đới, là kết quả của sự tàn phá rừng nghiêm trọng. Có rất nhiều loài dây leo và tre, đặc biệt là cây tre bò phát triển mạnh. Kiểu rừng này được đánh giá theo các thông số: Dbh=21cm; H=14.2 m; N∕ ha=334; G ∕ha=1.195; M ∕ha=73 Rừng kín ẩm thường xanh lá rộng- lá kim á nhiệt đới Phía tây dốc Tản Viên ở 900m thấy có dấu vết tích của kiểu rừng này. Rừng được đánh giá trên thông số:Dbh=23 cm; H=16,1; N ∕ha =520; G∕ ha= 20,6; M ∕ha=149 Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh núi thấp Phân bố ở độ cao 400-800m, độ dốc 26-35◦. Thành phần các loài cây khá phức tạp. Các thông số đặc trưng: Dbh=21cm; h=14.2 m; N ∕ha=334; G ∕ha=11.5; M ∕ha=73. Rừng tre Loài tre bò tái sinh sau khi khai thác rừng và sau hoạt động canh tác đã tạo nên kiểu rừng đặc biệt này ở Ba Vì. Rừng tái sinh Rừng do tái sinh các loài tiên phong ở vùng đất hoang sau canh tác, từ đó tạo ra khu rừng mới ở độ cao 400 m, nằm dọc theo các đường mòn tới đỉnh núi cao hơn(600 m). Rừng có cấu trúc một tầng đồng nhất đơn giản. Các thông số đặc trưng: Dbh=9cm; H=7.2m; N ∕ha=670; G ∕ha=3.39; M ∕ha=12.3. 1.3. Sự phân bố thực động vật theo các đai cao Sự phân bố các thảm thực vật và động vật phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm địa hình và hệ sinh thái ở các đai khác nhau. Ở địa hình đồi từ cốt 15 m đến cốt 250 m các loài thực vật cây bụi, cây cỏ tự nhiên chiếm ưu thế. Từ 1990 đến nay xuất hiện thêm các loại cây trồng, chủ yếu là keo tai tượng. Ở đây thường xuất hiện các loài động vật không xương sống như côn trùng, giun đất, vắt, chuột, chim nhỏ… Ở địa hình núi, từ cốt tồn tại nhiều đai độ cao khác nhau về địa hình, địa vật và các loài sinh vật, gồm: + Từ cốt 260-400 m: phần lớn trước năm 1990 là đồi trọc, sau 1990 được phủ xanh bằng rừng trồng; động vật thường gặp là côn trùng, giun đất, vắt, các loài thú nhỏ, chim nhỏ, bò sát,.. + Từ cốt 400- 600 m là rừng trẻ tái sinh sau canh tác + Từ cốt 600-800 m phổ biến là các loại rừng thứ sinh. Đây là kiểu rừng thưa trên đỉnh núi đá và đất; thành phần loài thú, chim phong phú nhất ở Ba Vì. + Từ cốt 800m đến cốt 1200, thảm thực vật còn giữ được trạng thái nguyên sinh. Kiểu rừng thường gặp ở đây là rừng kín thường xanh lá rộng- lá kim á nhiệt đới. Thực vật tại cốt 400. 2. Đa dạng động vật Động vật có vú có 44 loài thuộc 9 bộ: + bộ gặm nhấm 13 loài + bộ ăn thịt 14 loài + bộ dơi 3 loài + bộ ngón chẵn 6 loài + bộ ăn sâu bọ 2 loài + bộ nhiều răng 1 loại + bộ tê tê 1 loại + bộ cánh da 1 loài + bộ linh trưởng 3 loài Động vật có vú phân bố theo địa hình như sau: + từ 30m đến 100 m có 13 loài + từ 100 m đến 400 m có 27 loài + từ 400 m đến 800 m có 23 loài + từ 800 m trở lên có 11 loài Các loài thú quý hiếm: một số loại được đưa vào sách đỏ Việt Nam như culi lớn, gấu ngựa, cầy vằn, cầy mực, sơn dương,sóc bay trâu, sóc đen, chồn bạc má bắc. Sóc bay trâu là loài thú quý hiếm được tìm thấy ở độ cao 800 m đến 1200 m, chỉ phân bố ở rừng ẩm thường xanh Đông Nam Á. Đây cũng là nguồn gen độc đáo của vườn. Đến với núi Đá chông ta bắt gặp sơn dươnglà loài thú quý hiếm và có giá trị kinh tế, được ghi trong sách đỏ thế giới, cần được bảo vệ để nhân giống. Chim có 113 loài, 46 loài, 17 bô. Có thể khẳng định không có vườn Quốc gia nào trong cả nước lại có số lượng chim như ở Ba Vì. Các loại ếch nhái và thuỷ sinh rất phong phú, sơ bộ tìm thấy 27 loài thuộc 6 họ trong bộ không đuôi. Thuỷ sinh ở Ba Vì rất phong phú gồm thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy và các loài cá. Côn trùng có 86 loài, thuộc 17 họ, 9 bộ; bộ cánh cứng có 7 họ, 28 loài; bộ cánh phấn có 4 họ; bộ hai cánh có 3 họ; bộ cánh úp, bộ mối, bộ cánh màng;.. Cá gồm cả cá nuôi và cá tự nhiên 3. Bảo tồn sinh vật 3.1. Bảo tồn chuyển vị các loài thực vật Mục tiêu của phương pháp này ở VQGBV là nâng cao và làm giàu nguồn thực vật của vườn, đặc biệt đói với rừng bị suy thoái, quần thể cây bụi và vùng đất trống… Tổng diện tích của vườn 70377 ha; trong đó đất rừng chiếm 6272 ha dduwowcj chia thành vùng bảo tồn thiên nhiên: 2140 ha, vùng rừng phục hồi và nuôi trồng: 4132 ha; diện tích cơ sở hạ tầng: 105 ha. 3.2. Xu hướng biến đổi đa dạng sinh học đối với động vật Hiện nay, xu hướng này ở VQGBV là làm giàu các nguồn tài nguyên động vật. Khi nghiên cứu làm giàu các tài nguyên thực động vật cho một hệ sinh thái thì việc đầu tiên là hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu về môi trường sinh thái động thực vật ở vùng nguyên tản, đồng thời đối chiếu với đặc điểm của các hệ sinh thái muốn di thực đến. Sự đồng nhất hệ sinh thái nguyên vị và hệ sinh thái chuyển vị là điều kiện cần thiết để đảm bảo hoạt động chuyển cư thành công. Việc chăn nuôi thú để nhân giống hoặc kinh doanh dưới 2 hình thức: nuôi bán hoang dã hoặc nuôi trong môi trường nhân tạo đúng theo yêu cầu sinh thái của các loài động vật cũng là việc làm có lợi nhiều mặt. Biết phát huy những hiểu biết về nuôi dưỡng động vật hoang dã, biết chọn cây dễ thuần dưỡng và nhân giống, biết huy động lao động và vốn của nhân dân trong vùng và một phần đầu tư nhà nước thì trong thời gian tới các hệ sinh thái VQGBV thêm đa dạng. 3.3. Vườn cò Ngọc Nhị Đây là khu bảo tồn thiên nhiên và du lịch đặc biệt của Ba Vì với diện tích 3.6 ha. Khu vực này trước kia là khu vực sống tự nhiên của loài cò, sau này được quy hoạch và sửa sang lại với mục đích bảo vệ số lượng cò đang bị suy giảm về số lượng , phục vụ nghiên cứu khoa học và kinh doanh. Hiện nay, đây là vườn cò lớn nhất miền Bắc về quy mô lẫn số lượng cò đang sống. Ở đây có 150 loài cây chủ yếu là tre, còn lại là cây mọc tự nhiên. Hiện đang sinh sống trong vườn có 8 loài. Ngoài hoạt động săn bắt của con người, nguy cơ huỷ diệt của cò còn có các loài thiên địch và bão. Vườn cò Ngọc Nhị là một mô hình sinh thái độc đáo kết hợp hài hoà giữa mục đích bảo tồn và kinh doanh, mở ra hướng du lịch sinh thái cho vùng. Kết luận Có thể nói rằng không một vườn Quốc gia nào ở Việt Nam lại có tài nguyên vị thế độc đáo cùng những ưu đãi thiên nhiên như VQGBV. Đây là nền tảng, là một điều kiện thuận lợi để tạo dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ về động vật hoang dã, thu hút nhiều khách tham quan hơn. Để trở thành một khu du lịch sinh thái tầm cỡ, VQGBV cần ưu tiên các biện pháp quản lý khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường: + Bảo vệ tính đa dạng sinh học và các động vật quý hiếm, nơi cư trú của các loài động vật có nguy cơ diệt vong. + Xây dựng các công viên hoặc khu bảo vệ thay cho nơi cư trú của chúng sẽ không thể tránh khỏi bị phá hoại theo thiết kế của các dự án hoạt động khoáng sản. + Di chuyển chỗ sinh sống cho các loài động vật quý hiếm hoặc loài có nguy cơ diệt vong hoặc tìm cách để đưa vào nuôi dưỡng nhân tạo. Tạo hành lang cho các loài động vật hoang dã có nguy cơ diệt vong. + Bảo vệ và phục hồi các thảm thực vật, hạn chế lượng đất bị trôi. Áp dụng biện pháp nhằm giảm mức xâm nhập thổ nhưỡng tới mức thấp nhất lượng đất bị trôi.Trong hoạt động khai thác khoáng sản phải khống chế diện tích bóc đất mặt với các mục đích khác nhau ở mức tối thiểu. Ngăn ngừa tình trạng chăn thả súc vật một cách bừa bãi và tuỳ tiện. + Ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ tình trạng đổ đống một cách tuỳ tiện các nguyên liệu sản xuất có hại và chất thải công nghiệp lên các vùng thổ nhưỡng và thảm thực vật. Tăng cường việc kiểm soát, sử dụng đất không hợp lý dẫn đến sự thoái hoá tài nguyên, giám sát chặt chẽ hệ thống sinh thái và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sính thái, kiện toàn hệ thống thể chế quản lý môi trường. + Khi chọn địa điểm cho các dự án hoạt động khoáng sản, đặc biệt là những dự án dễ gây ra ô nhiễm phải tránh những vùng nhạy cảm về sinh thái nhằm giảm bớt áp lực đối với môi trường bản địa. + Tăng cường kiểm soát các phương thức sử dụng đất không hợp lý gây ra thoái hóa tài nguyên đất, giám sát chặt chẽ hệ thống sinh thái và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sinh thái, kiện toàn hệ thống thể chế quản lý môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực địa về Vườn quốc gia Ba Vì.doc
Tài liệu liên quan