Báo cáo Thực tập ban đầu tại Ban hợp tác Việt Lào

- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào cón nhỏ, các dự án với công nghệ không hiện đại cho nên sản phẩm của dự án chưa thực sự có sức cạnh tranh. Trước tình hình mới về phát triển và hội nhập khu vực, hợp tác về đầu tư ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, có tính chất quyết định kết quả hợp tác giữa hai nước, bởi vì nó là cơ sở để hai nước phát huy sức mạnh, tăng năng lực sản xuất nội địa, tận dụng tối đa nguồn nhân tài, vật lực của từng nước. Nhằm tăng hiệu quả của các việc quản lí nguồn vốn ODA và của các dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào, em xin đưa ra một số kiến nghị: - Để tạo chuyển biến cho đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào, trước hết cần phải phát huy thế mạnh của mỗi nước, thực hiện đầu tư theo công thức 3 + 2 kết hợp giữa vốn, công nghệ và thị trường Việt Nam với tài nguyên và lao động của Lào. - Cùng nhau rà soát lại các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp Việt Nam, tháo gỡ những khó khăn như đơn giản hoá thủ tục cấp phép đầu tư, giảm hoặc miễn một số phí, lệ phí, các vấn đề về thẻ lao động, thời gian cư trú để nâng cao hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh của các sản phẩm. - Cùng rà soát lại các cơ chế, chính sách đã ban hành, tìm các giải pháp đặc biệt để thực sự ưu đãi và khuyến khích các doanh nghiệp. - Tiến tới xây dựng ngân hàng thông tin liên quan đến đầu tư tại Lào bao gồm về các thông tin cơ bản cơ sở của đất nước Lào, các vấn đề pháp lí của Lào để hỗ trợ các doanh nghiệp làm cơ sở ban đầu cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Lào có cơ sở tham khảo. - Quan tâm đến quản lí việc phát huy hiệu quả của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA. - Tiến hành điều chỉnh văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án ODA sang Lào cho phù hợp với điều kiện mới.

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập ban đầu tại Ban hợp tác Việt Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch và kiến thiết - tiền thân của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay. Khi mới thành lập có 40 thành viên, gồm tất cả các Bộ trưởng và thứ trưởng các bộ, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Uỷ ban nghiên cứu Kế hoạch và Kiến thiết có nhiệm vụ nghiên cứu một cách khoa học và thiết thực để kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, hành chính, xã hội, văn hoá và thảo ra những đề án kiến thiết đưa lên Chính phủ. Ngay sau khi thành lập, Ban kinh tế Chính phủ đã bắt tay vào nghiên cứu, soạn thảo, trình Chính phủ các chính sách, các chương trình khoa học kĩ thuật, xã hội… và những vấn đề quan trọng nhằm động viên sức người, sức của cho kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi. 2. Thời kì 1955 -1960 và sự hình thành Uỷ ban Kế hoạch quốc gia Ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ đã họp và ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban Kế hoạch quốc gia và xác định: “ Uỷ ban Kế hoạch quốc gia là một cơ quan thuộc Chính phủ, để kế hoạch hoá công cuộc kiến thiết kinh tế và văn hoá, tổ chức chỉ đạo công tác thống kê, kế toán trong cả nước”. Kể từ đó, hệ thống cơ quan kế hoạch được hình thành từ trung ương đến địa phương bao gồm Uỷ ban Kế hoạch quốc gia, các bộ phận Kế hoach ở trung ương và các ban kế hoạch của các khu, tỉnh, huyện. Trong giai đoạn này, Uỷ ban kế hoạch nhà nước cùng với các cơ quan kế hoạch bắt tay vào nghiên cứu, xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế trong giai đoạn 1955 – 1960 gồm hai giai đoạn Giai doạn 1: Mục tiêu chủ yếu là khôi phục kinh tế, xã hội ( 1955 – 1957) Giai đoạn 2: Là giai đoạn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân cư (1958 – 1960). 3. Thời kì 1961 - 1965 và sự ra đời của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước Ngày 26/7/1960, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công bố sắc lệnh số 18/LCT về Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ. Theo điều số 3 của Luật này thì Uỷ ban Kế hoạch nhà nước là một trong 24 cơ quan Bộ và ngang Bộ. Ngày 9/10/1961, Hội đồng Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra quyết định số 158/CP qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước. Nghị định xác định rõ “ Uỷ ban kế hoạch nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế quốc dân và văn hoá theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho các mặt của nền kinh tế, văn hoá phát triển theo đúng qui luật của chủ nghĩa xã hội và nâng cao không ngừng đời sống vật chất và văn hoá quốc dân”. Việc ra đời và phát triển của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước ở trung ương và uỷ ban Kế hoạch nhà nước ở các địa phương tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong các ngành, lĩnh vực và địa phương trên toàn miền Bắc. Trong giai đoạn này Uỷ ban Kế hoạch nhà nước đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong các bộ, ngành, địa phương miền Bắc tổ chức triển khai nghiên cứu, thể hiện vai trò tham mưu cho Đảng và nhà nước trong xây dựng “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa” (1961- 1965). 4. Thời kì 1965 – 1975 với việc chuyển nền kinh tế sang thời chiến Từ năm 1965, Đảng và Chính phủ chủ trương chuyển nền kinh tế sang thời chiến. Kế hoạch thời chiến được chỉ đạo xây dựng và thực hiện từ năm 1965 đến giữa 1975. Uỷ ban kế hoạch nhà nước cùng với các Bộ, ngành, địa phương đã nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời chiến ở miền Bắc. Hình thức kế hoạch hoá thời kì này là kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch năm, kế hoạch quí thậm chí cả kế hoạch tháng để phản ứng nhanh nhạy với tình hình. Ngày 25/3/1975, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 49/CP phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước trong đó ghi rõ: “ Uỷ ban kế hoạch nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm trước toàn bộ công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, chuẩn bị cho cơ quan lãnh đạo của Đảng và nhà nước ra quyết định một cách có căn cứ khoa học về các vấn đề cơ bản của việc phát triển kinh tế có kế hoạch, cân đối với nhịp độ nhanh và hiệu quả cao, nghiên cứu làm dự đoán kinh tế, tổng hợp, cân đối và xây dựng các kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và tăng cường củng cố quốc phòng, nghiên cứu và hướng dẫn phương pháp và chế độ kế hoạch hoá, theo dõi kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hoá và kiến nghị các biện pháp thúc đẩy việc hoàn thành toàn diện kế hoạch Nhà nước…” 5. Thời kì 1975 – 1986 với việc hình thành kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế xã hội trong cả nước sau chiến tranh. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thu về một mối, mạng lưới cơ quan kế hoạch đã lan toả khắp đất nước, công tác kế hoạch chuyển sang nghiên cứu kế hoạch tái thiết kinh tế và phát triển các mặt văn hoá, xã hội sau chiến tranh chống Mỹ cứu nước, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Uỷ ban Kế hoạch nhà nước đã cùng với các ngành, các cấp, địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 – 1980), khôi phục và phát triển kinh tế của cả nước sau chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tiếp theo đó, toàn ngành kế hoạch và đầu tư đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 3 ( 1981 – 1985). 6. Thời kì đổi mới kinh tế xã hội và việc thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 4 (1986 – 1990) được tổ chức nghiên cứu trong bối cảnh thực trạng tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, yếu kém, đòi hỏi nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới cơ chế kế hoạch hoá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. Bước vào thời kì 1991 – 1995, bộ máy tổ chức của Uỷ ban Kế hoạch hoá nhà nước có một số thay đổi. Ngày 12/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/CP, qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban kế hoạch nhà nước, xác định rõ “ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và cơ chế chính sách quản lí kinh tế giúp Chính phủ phối hợp, điều hành thực hiện các mục tiêu và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Uỷ ban Kế hoạch nhà nước thực hiện nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lí nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ”. Những thay đổi trong chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước đã tạo ra phạm vi rộng hơn, sâu hơn và toàn diện hơn. Giai đoạn này Uỷ ban Kế hoạch nhà nước phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai nghiên cứu, soạn thảo “ Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội sau 10 năm (1991 – 2000)”. Đồng thời với việc tổ chức xây dựng chiến lược, Uỷ ban kế hoạch nhà nước đã tổ chức cùng với các bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng “ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 5 ( 1991 – 1995)”. Trong những năm cuối của thời kì kế hoạch 5 năm ( 1991- 1995), bộ máy tổ chức của các cơ quan của Chính phủ có một số thay đổi. Ngày 1/1/1995, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP thành lập Bộ Kế hoaạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban Kế hoạch nhà nước và Uỷ ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Sự thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư là kết quả của một quá trình phát triển với sự kế thừa của các tổ chức tiền thân trước đó. Nghị định số 75/CP của Chính phủ đã chỉ rõ: “ Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, về cơ chế chính sách quản lí kinh tế, quản lí nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước, giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân”. Tiếp đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với các có quan nghiên cứu kế hoạch từ trung ương đến địa phương tổ chức nghiên cứu và tổ chức triển khai “ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 6 ( 1996 – 2000). Kết thúc thời kì chiến lược 10 năm được cụ thể hoá trong hai kế hoạch 5 năm lần thứ 5 và thứ 6 nhìn chung mục tiêu của chiến lược đã cơ bản được thực hiện. Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các bộ, ngành, địa phương với hệ thống các Viện nghiên cứu, các trường đại học tổ chức nghiên cứu “ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu của thế kỉ XXI – Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đai hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu kế hoạch từ trung ương đến địa phương tổ chức triển khai nghiên cứu “ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 7 (2001 – 1005). Trải qua chặng đường 60 năm hình thành và phát triển, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã qua nhiều thời kì gắn với những biến động của lịch sử, vận mệnh của tổ quốc nhưng ngành kế hoạch và đầu tư thực sự là công cụ chủ yếu của nhà nước để điều hành quản lí và phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Bộ giúp Bộ có thể thực hiện hiệu quả công tác tổng hợp kế hoạch, thanh tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và làm tròn chức năng tham mưu cho cho Đảng và nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, Bộ Kế haọch và Đầu tư đang cùng với các cơ quan lập kế hoạch trong cả nước tổ chức nghiên cứu “ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 8 (2006 – 2010), tiếp tục cụ thể hoá chiến lược 10 năm 2001 – 2020 nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân, nhanh chóng đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển. II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1. Vị trí và chức năng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện các chức năng quản lí nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, về cơ chế, chính sách quản lí kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lí nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lí nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí của Bộ theo qui định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Nhiệm vụ cụ thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm: Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản qui phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch đầu và đầu tư thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, qui hoạch tổng thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính – ngân sách, tổ chức công bố chiến lược, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo qui định. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật; chiến lược, qui hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản qui phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lí của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí của Bộ. Về qui hoạch Trình Thủ tướng chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quí để báo cáo Chính phủ, điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực được Chính phủ giao. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xây dựng qui hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt. Tổng hợp qui hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch bố trí vốn đầu tư cho các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thẩm định các qui hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ thông qua theo phân cấp của Chính phủ. Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: cân đối tích luỹ và tiêu dung, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ nhà nước. Phối hợp với Bộ tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước. Về đầu tư trong nước và ngoài nước Trình Chính phủ qui hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hơp cần thiết. Trình Chính phủ qui hoạch, kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức và cơ cấu theo ngành, lĩnh vực cảu vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, tổng mức bổ sung dự trữ nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động và thưởng xuất, nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước; phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền; thực hiện việc uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư theo qui định của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất quản lí việc cấp giấy phép các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài. Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lí đối với đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cảu Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lí các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Về quản lí ODA Làm đầu mối trong việc thu hút, điều phối. quản lí ODA; chủ trì soạnthảo chiến lược, qui hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, qui hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA. Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA; đại diện cho Chính phủ kí kết Điều ước quốc tế khung về ODA với các nhà tài trợ. Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODa thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn vốn ngân sách; tham gia cùng với Bộ Tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA. Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lí các vấn đề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kì tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA. Về quản lí đấu thầu Trình Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các qui định của pháp luật về đấu thầu; quản lí hệ thống thông tin về đấu thầu. Về quản lí nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất Trình Chính phủ qui hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước. Thẩm định và triìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai qui hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt. Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và các hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lí đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất. (10) Doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lí và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lí nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước. - Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế của cả nước. Làm thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Thống nhất quản lí nhà nước về công tác đăng kí kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng kí kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng kí kinh doanh và sau đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lí vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng kí kinh doanh thuộc thẩm quyền, tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lí thông tin về đăng kí kinh doanh trong phạm vi cả nước. (11) Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lí của bộ. (12) Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lí của bộ theo qui định của pháp luật. (13) Quản lí nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lí của bộ theo qui định của pháp luật; quản lí và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ. (14) Quản lí nhà nước các hoạt động của quốc hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lí của bộ theo qui định trong pháp luật. (15) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của bộ. (16) Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. ( 17) Quản lí về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế đô tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc bộ quản lí, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nhgiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí của bộ. (18) Quản lí tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo qui định của pháp luật. III. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư IV. Vụ kinh tế đối ngoại 1. Chức năng, nhiệm vụ Vụ kinh tế đối ngoại thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng tổng hợp lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quản lý nhà nước về nguồn hỗ trợ chính thức ( ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và thực hiện nhiệm vụ hợp tác phát triển kinh tế- xã hội với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và vương quốc Campuchia. Vụ kinh tế đối ngoại có các nhiệm vụ sau đây: (1) Nghiên cứu, tham gia xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong phạm vi cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch 5 năm và hàng năm về những nội dung liên quan tới lĩnh vực kinh tế đối ngoại. (2) Chủ trì soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh vực kinh tế đối ngoại được giao. (3) Làm đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA: - Chủ trì soạn thảo chiến lược, qui hoạch thu hút và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. - Hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; - Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, qui hoạch và thu hút sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA. - Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA để lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền kí kết với nhà tài trợ. Hướng dẫn các đơn vị, tố chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA, theo dõi, hỗ trợ và tham gia đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với nhà tài trợ. - Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các cơ quan có liên quan xác định hình thức sử dụng ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại. Tổng hợp kế hoạch giải ngân, kế hoạch vốn đối ứng hang năm đối với các chương trình, dự án ODA thuộc diện cấp phát từ ngân sách; tham gia với Bộ tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ. thu hồi vốn vay ODA. - Thẩm định để lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện, chương trình, dự án ODA về đầu tư thuộc thảm quyền phê duyệt của thủ tướng Chính phủ. - Phối hợp với các đơn vị trong Bộ theo dõi, tổng hợp và đánh giá các chương trình, dự án ODA. Làm đầu mối trình lãnh đạo Bộ xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề về ODA có liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương. Tổng hợp báo cáo về tình hình thu hút và sử dụng ODA. (4) Hợp tác với Lào và Campuchia - Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ thường trực phân ban Việt Nam trong các Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia, làm thư ký phân ban Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia. Chuẩn bị Hiệp định Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật giữa Việt Nam và Lào, giữa Việt Nam và Campuchia. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác giữa hai nước trên cơ sở các Hiệp đinh đã được kí kết. - Nghiên cứu, tổng hợp cơ chế, chính sách và xây dựng kế hoạch hợp tác dài hạn, 5 năm và hàng năm về các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá và khoa học kĩ thuật, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và định kì báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hợp tác với Lào và với Campuchia. - Quan hệ trực tiếp với các bộ phận Tham tán kinh tế, văn hoá Việt Nam tại Lào giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp tác đã thoả thuận với Lào. - Làm đầu mối chuẩn bị và tổ chức thực hiện các nội dung đã thoả thuận trong quan hệ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với ngành kế hoạch và Đầu tư Lào và Campuchia (5) Về hợp tác kinh tế tiểu vùng song Mêkông mở rộng - Thực hiện nhiệm vụ điều phối viên quốc gia về hợp tác tiểu vùng song Mêkông mở rộng - Thực hiện nhiệm vụ thư kí thường trực quốc gia về hợp tác kinh tế tiểu vùng song Mêkông mở rộng (6) Về hội nhập kinh tế quốc tế - Làm đầu mối về hội nhập kinh tế quốc tế trong phạm vi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phân công cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Theo dõi, đôn đốc và báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế của các đơn vị trong Bộ (7) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ. (8) Thực hiện các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. Vụ kinh tế đối ngoại có Vụ trưởng, một số Phó vụ trưởng. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên. Biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư quyết định riêng. 2. Cơ cấu tổ chức của Vụ Kinh tế đối ngoại Vụ kinh tế đối ngoại gồm 7 phòng ban sau Phòng tổng hợp Phòng châu Á, châu Mỹ và hội nhập kinh tế quốc tế Phòng Nhật Bản và Đông Bắc Á Phòng châu Âu và châu Phi Phòng các tổ chức quốc tế và phi chính phủ nước ngoài Phòng các tổ chức tài chính quốc tế Ban hợp tác với Lào và Campuchia V. Ban hợp tác với Lào và Campuchia Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Cán bộ Theo dõi ngành Theo dõi bộ Địa phương Phó vụ trưởng Phụ trách chung hợp tác với Lào và Campuchia. Xây dựng nội dung chương trình hợp tác Lào và Campuchia trình Thủ tướng Chính phủ Giúp lãnh đạo Bộ về kế hoạch hợp tác với Lào và Campuchia hàng năm, quí, tháng và các vấn đề liên quan Dự thảo trình Bộ các văn bản quan trọng gửi ra ngoài cơ quan Quan hệ phối hợp chung với Ban Đối ngoại, Bộ ngoai giao Quan hệ phối hợp với Tham tán kinh tế tại Lào, Campuchia Phụ trách chung về hợp tác giữa các địa phương với Lào và Campuchia Chuyên viên chính 1 Giao thông, bưu điện, xây dựng. Hợp tác chung với các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ giao thông Vận tải, Bộ công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông Các chương trình, dự án, công việc phối hợp hợp tác của các địa phương có liên quan đến Bộ, ngành. Chuyên viên chính 2 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Chuyên gia, lao động Công việc văn thư. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động, thương binh và Xã hội, khối cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan trực thuộc văn phòng Chính phủ. Các chương trình, dự án, công việc hợp tác của các địa phương có liên quan đến Bộ, ngành. Chuyên viên 1 Tổng hợp hợp tác các bộ, ngành, địa phương với Lào. Thương mại, văn hoá, tài chính, hải quan, biên giới. Giúp một số công viêc do phụ trách Ban giao Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ văn hoá thông tin, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Bộ ngoại giao. Các chương trình, dự án, công việc hợp tác của các địa phương có liên quan đến Bộ, ngành Chuyên viên 2 Theo dõi hợp tác với Campuchia Công nghiệp, khoa học, điều tra cơ bản Giúp Lãnh đạo Vụ các công việc đối ngoại trong Ban Bộ công nghiệp, Bộ Tài nguyên và môi trường, trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Các chương trình, dự án, công việc hợp tác của các địa phương có liên quan đến Bộ, ngành Chuyên viên 3 Giáo dục, đào tạo, y tế, thể thao, du lịch. Tam giác phát triển. Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ quốc phòng, Bộ công an, Bộ Y tế, Uỷ ban thể dục thể thao, lưu trữ, Tổng cục du lịch. Các chương trình, dự án, công việc hợp tác của các địa phương có liên quan đến Bộ, ngành PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA BAN HỢP TÁC VIỆT - LÀO I. Quản lí nguồn vốn ODA 1. Quản lí nguồn vốn ODA cho giáo dục đào tạo - Vốn viện trợ không hoàn lại dành cho đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, học sinh Lào học tập tại Việt Nam hàng năm được xác định căn cứ vào : + Số lượng cán bộ học sinh hiện đang có mặt học tập tại Việt Nam. + Số các bộ học sinh cần đào tạo trong năm kế hoạch. + Suất chỉ đào tạo được quy định cho mỗi bậc học. - Sau khi Hiệp định hàng năm giũa hai chính phủ được ký kết: + Cơ quan đầu mối của Lào thông báo cụ thể danh sách từng loại cán bộ, học sinh cần đào tạo ở các bậc học và ngành học cho Việt Nam . + Ban hợp tác phân bố kế hoạch chi tiết về đào tạo cán bộ học sinh cho các bộ, ngành, địa phương Việt Nam để triển khai thực hiện, đồng thời thông báo cho cơ quan đầu mối của Lào. - Kinh phí đào tạo được Bộ Tài chính Việt Nam cấp trực tiếp cho các bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, học sinh Lào, thủ tục cấp áp dụng theo quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam. - Sau ngày 31 tháng 12 hàng năm, Bộ Tài chính Việt Nam lập bảng tổng hợp chi đào tạo cán bộ, học sinh Lào gửi Bộ tài chính Lào, trên cơ sở suất chi đào tạo và số lượng cán bộ, học sinh Lào thực có mặt và các khoản chi đột suất đặc biệt và ngoài phạm vi suất chi đào tạo (nếu có), được Đại sứ quán nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tại Viêt Nam xác nhận . Bảng tổng hợp là căn cứ để xác nhận khoản viện trợ không hoàn lại về đào tạo cán bộ, học sinh Lào hàng năm giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Lào. 2. Quản lí nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án tại Lào - Đối với các dự án mới : Căn cứ vào Hiệp định hợp tác 5 năm được chính phủ hai nước kí kết, các bộ ngành địa phương của hai bên tiến hành thoả thuận và phối hợp lập “Báo cáo tiền khả thi” (dối với các dự án đầu tư xây dựng ) hoặc “Đề cương sơ bộ” (đối với các dự án khác ) bao gồm những nội dung chu yếu như sau : + Sự cần thiết phải đầu tư. + Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức và địa điểm đầu tư. + Sơ bộ xác định tổng mức đầu tư, thời hạn đầu tư, phân tích sơ bộ các điều kiện cần thiết khác cho việc đầu tư. + Dự kiến kết quả của dự án. - Các Bộ, ngành, địa phuơng của mỗi bên lập tờ trình kèm theo hồ sơ đã được thoả thuận gửi thường trực phân ban hợp tác Việt Lào và các cơ quan có liên quan mỗi bên để tổng hợp trình Chính phủ hai nước xem xét đưa vào hiệp định hợp tác hàng năm. - Trước kỳ họp Uỷ ban liên Chính phủ hàng năm, ít nhất 40 ngày, phía Lào gửi cho Việt nam danh mục các dự án, công việc và dự kiến nhu cầu vốn viện trợ cho các dự án, công việc của năm kế hoạch, phía Việt Nam nghiên cứu đề nghị của Lào và thông báo ý kiến của Việt Nam ít nhất 10 ngày trước khi tiến hành cuộc họp Uỷ ban liên Chình phủ. - Các chương trình, dự án hợp tác được ghi cụ thể trong hiệp định hợp tác hàng năm giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào theo các nội dung : + Danh mục các dự án (dự án chuyển tiếp, mới, chuẩn bị). + Thời gian thực hiện. + Vốn được bố trí trong năm kế hoạch. 2.1 Đối với các dự án đầu tư xây dựng 2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư * Đối với dự án mới: Sau khi được Chính phủ hai nước giao nhiệm vụ, căn cứ vào thông báo kế hoạch, các bộ, các ngành, địa phương của mỗi bên lựa chọn đơn vị có đủ năng lực để lập ban quản lý dự án, phối hợp với đối tác bên kia lập “ Báo cáo nghiên cứu khả thi “ gồm những nội dung chủ yếu như sau +Xác định sự cần thiết phải đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư. + Các phương án địa điểm cụ thể. + Phương án giải phóng mặt bằng và bảo vệ môi trường. + Công suất, quy mô của dự án. + Lựa chọn phương án kỹ thuật, phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng. + Xác định tổng mức vốn đầu tư dự án, nhu cấu vốn theo tiến độ và nguồn huy động khác của mỗi bên (nếu có). + Hiệu quả của việc đầu tư, sản phẩm cuối cùng của dự án. + Phân công trách nhiệm của mỗi bên. + Thời gian tổ chức thực hiện (thời gian khởi công, thời hạn hoàn thành) và các mốc tiến độ chính. - Chủ dự án Việt Nam (là các Bộ, ngành, địa phương hoặc các đơn vị nhà nước có tư cách pháp nhân của Việt Nam được Chính phủ Lào giao nhiệm vụ thực hiện các dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào) gửi “ Báo cáo nghiên cứu khả thi ”của dự án để lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan của Việt Nam (trường hợp có nhiều ý kiến khác nhau, phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ). Trên cơ sở đó, phối hợp với chủ dự án Lào (là các Bộ, ngành, địa phương hoặc các đơn vị nhà nước có tư cách pháp nhân của Lào được Chính phủ Lào giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lí dự aánsử dụng cốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào) hoàn thành” Báo cáo nghiên cứu khả thi”. - Chủ dự án Lào thực hiện các bước trình duyệt “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi” theo đúng quy trình quản lý đầu tư xây dựng của Lào. Tất cả “ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi” của các dự án phải được cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Lào thẩm định và ra quyết định đầu tư. - Vốn để triển khai giai đoạn chuẩn bị đầu tư được lấy từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào được ghi trong hiệp định hợp tác hàng năm, được tính vào tổng kinh phí đầu tư của dự án. * Đối với các dự án chuyển tiếp: Chủ dự án hai bên phối hợp lập báo cáo giá trị và khối lượng thực hiện kể từ khi khởi công đén kỳ báo cáo, vốn đã được cấp thanh toán, dự kiến kế hoạch khối lượng và nhu cầu vốn triển khi cho năm kế hoạch gửi Thường trực phân ban hợp tác, Bộ Tài chính và cá cơ quan liên quan mỗi bên để tổng hợp đưa vào Hiệp định hợp tác hàng năm. 2.1.2 Giai đoạn tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng Sau khi Chính phủ Lào có quyết định đầu tư, các Bộ, các ngành, địa phương được giao nhiệm vụ của hai bên ký kết bản thoả thuận thực hiện dự án, trong đó xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của mỗi bên. * Chủ dự án Lào - Cung cấp các tài liệu cần thiết về tự nhiên, xã hội và quy hoạch phát triển có liên quan đến việc xây dựng công trình. - Cung cấp các hồ sơ tài liệu có liên quan đến đợn giá, định mức xây lắp công trình - Thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho cơ quan đối tác Việt Nam thiết kế, lập tổng dự toán. - Tổ chức thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán hoặc có thể uỷ quyền bằng văn bản cho cơ quan Việt Nam giúp thẩm định. - Tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, cung cấp nguồn điện nước, các loại tài nguyên, nhiên, vật liệu và các công việc khác mà bên Lào có khả năng tham gia để tiền hành thi công xây dựng công trình. - Cung cấp giấy phép xây dựng. - Tổ chức thực hiện đầu tư theo đúng quy định hiện hành của nhà nước Lào. - Phối hợp với cơ quan liên quan phía Việt Nam tổ chực triển khai các hợp đồng thi công xây lắp. - Quản lý chất lượng, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu và xác định kết quả thực hiện theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, xác định tổng quyết toán toàn bộ công trình. * Chủ dự án Việt Nam - Thiết kế hoặc tham gia với Lào cùng thiết kế theo các tiên chuẩn, định mức kỹ thuật hiện hành của nhà nước Lào. Trường hợp bên Lào chưa có quy định thì được áp dụng các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật tương đương của Việt Nam được bên Lào thoả thuận. - Lập tổng dự toán đầu tư tính bằng đồng Việt Nam cho toàn bộ dự án, bao gồm công việc chi bằng tiền đồng tại Việt Nam và chi bằng tiền LAK tại Lào.Chi phí đầu tư cho dự án tại đâu được áp dụng đơn giá là những quy định về quản lý giá tại nơii đó. Trường hợp không có đơn giá thì lấy theo đơn giá theo hai bên thoả thuận. Tổng dự toán công trình không được lớn hơn tổng mức vốn đầu tư của dự án được phê duyệt. Trường hợp dự toán lập lớn hơn tổng mức đầu tư được duyệt phải có văn bản giải trình gửi cho các cơ quan có thẩm quyền hai bên xem xét quyết định. - Chuyển hồ sơ thiết kế, tổng dự toán và các tài liệu có liên quan của dự án cho chủ dự án Lào làm thủ tục thẩm định và phê duyệt. - Lập kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn đầu tư cho cả năm có chia ra từng quý phù hợp với thiết kế và tiến độ xây dựng ghi trong quyết định đầu tư gửi Bộ Tài chính Việt Nam để thực hiện viếc cấp vốn đầu tư theo quy định hiện hành của Việt Nam. - Tổ chức thực hiện dự án, bao gồm cả việc đấu thầu, ký kết các hợp đồng thực hiện dự án với các nhà thầu của Việt Nam và của Lào. - Phối hợp với chủ dự án Lào kiểm tra và thực hiện các hợp đồng thi công xây lắp, định kỳ hàng quý và kết thúc 5 kế hoạch lập báo cáo tình hình thực hiện khối lượng công việc, thanh toán vốn gửi các cơ quan liên quan. -Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình cho chủ dự án Lào quản lý, sử dụng. Thực hiện bảo hành công trình theo thoả thuận 2 bên - Phối hợp với phía Lào lập báo cáo gửi các cơ quan lieê quan 2 bên và thực hiện quyết toán toàn bộ dự án. Đối với các dự án hai bên cùng hợp tác đầu tư xây dựng :Mỗi bên có trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn đầu tư xây dựng cho khối lượng do bên mình thực hiện và chịu sự quản lý kiểm tra, thanh tra theo quy định hiện hành và pháp luật của mỗi nước. Dự toán phần công việc cho mỗi bên đảm nhận cần có sự thoả thuận và thống nhất của bên kia, phù hợp với tổng mức đầu tư chung của toàn bộ dự án đã được phê duyệt. 2.1.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, nghiệm thu và bàn giao công trình - Sau khi hoàn thành công trình cơ quan chủ quản hai bên tiến hành lập hội đồng nghiệm thu chung để tiến hành nghiệm thu toàn bộ dự án. Chậm nhất 6 tháng sau khi hoàn thành toàn bộ dự án chủ dự án phảo gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho cơ quan có liên quan của hai bên. - Đối với các công trình xây dựng thi công nhiều năm phải báo cáo vốn đầu tư thực hiện hàng năm. 2.2. Đối với các dự án khác - Sau khi được Chính phủ hai nước giao nhiệm vụ, hai bên chỉ định đơn vị có đủ năng lực tiến hành triển khai thực hiện dự án. Đơn vị này sẽ lập hồ sơ dự án trình cơ quan có thẩm quyền của Lào phê duyệt và ra quyết định thực hiện. - Căn cứ vào kế hoạch vốn được bố trí cho thực hiện dự án, đơn vị tiến hành lập tiến độ khối lượng công việc, dự toán kinh phí từng quí và cả năm gửi cơ quan cấp vốn của hai bên. - Sau khi hoàn thành dự án hai bên lập bản nghiệm thu, bàn giao gửi cơ quan chủ quản hai bên. 2.3. Tình hình thực hiện cấp vốn ODA cho Lào Việt Nam tuy còn gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế nhưng vẫn dành cho Lào sự giúp đỡ về mọi mặt. Việt Nam giúp Lào theo phương thức viện trợ không hoàn lại và cho vay với lãi suất thấp. Năm Tổng vố viện trợ (tỷ đồng) 1996-2000 350 2001 90 2002 105 2003 120 2004 125 2005 150 Nguồn: Phân ban hợp tác Việt – Lào. Giai đoạn 1996 – 2000 Việt Nam đã dành cho Lào một khoản viện trợ không hoàn lại là 350 tỷ đồng. Số vốn viện trợ này đã thực hiện 31 dự án trực tiếp trên đất Lào với số vốn trực tiếp chiếm 51.4% tổng số vốn viện trợ. Số vốn còn lại tập trung cho giáo dục đào tạo chiếm 46%. Từ năm 2001 nguồn vốn viện trợ này không ngừng gia tăng nhằm giúp đỡ Lào phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp và thuỷ lợi. Mặc dù nguồn vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào là khá khiêm tốn và nhỏ bé chỉ bằng 2- 2.5% tổng số vốn viện trợ của các nước khác dành cho Lào nhưng với sự nỗ lực của hai bên, hợp tác hai nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và được thể hiện trong các lĩnh vực cụ thể sau * Về giáo dục đào tạo Năm Số lượng chung Đào tạo ngắn hạn Đào tạo dài hạn 1996 – 1997 219 114 105 1997 – 1998 188 120 68 1998 – 1999 176 127 49 1999 – 2000 193 163 30 2000 – 2001 146 116 30 2001 – 2002 575 350 223 2002 – 2003 615 370 245 2004 - 2005 721 403 318 Tổng 2833 1763 1070 Nguồn: Phân ban hợp tác Việt - Lào Có thể thấy rằng nguồn vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào đã đóng góp không nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho Lào. Số cán bộ, học sinh được đào tạo dài hạn ngày càng gia tăng với chất lượng ngày càng nâng cao. Số sinh viên và nghiên cứu sinh được đào tạo ở Việt Nam khi về nước đã phát huy được năng lực của mình. Có thể nói hợp tác trong lĩnh vực đào tạo là lĩnh vực thành công nhất trong quan hệ hợp tác Việt – Lào. Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA cũng được sử dụng để xây dựng một số trường học và kí túc xá cho sinh viên như: kí túc xá cho sinh viên nước ngoài của Đại học quốc gia, kí túc xá cho sinh viên nước ngoài ở Viêng chăn,hệ thống trường dân tộc nội trú… * Về nông nghiệp và thuỷ lợi Từ năm 1996 đến nay, hai bên đã có những chuyển hướng cơ bản trong lĩnh vực hợp tác nông nghiệp. Từ hình thức chủ yếu là hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn một số vùng cụ thể đã chuyển sang kết hợp giữa hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp với qui hoạch sản xuất lương thực và thủy lợi trên các cánh đồng lúa lớn của Lào. Cụ thể Việt Nam đã thực hiện các dự án qui hoạch sản xuất lương thực, qui hoạch thuỷ lợi, qui hoạch phát triển nông – lâm nghiệp tại một số tỉnh như : Noong Het – Xiêng Khoảng, Xiềng Khọ - Hủa Phăn, Viêng Khăm, Nậm Bạc, Mường Ngà – Uđôm xay, Mường Xinh - luôngnậmthà; qui hoạch sản xuất lương thực 7 cánh đồng lớn : Viêng Chăn, Chămpasắc, Khăm Muộn, Savanakhẹt, Xêđôn, Atapư, Bolykhắmsay. Ngoài ra còn một số dự án khác về thuỷ lợi như: xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu hồ Nậm Souang và đập tràn điều tiết Cơ Nơn tại Phôn Sủng, hệ thống kênh dẫn nước Lạc Sao, hệ thống đập nước thuỷ lợi Katúp, Phalin, Watthat… và đặc biệt là các hệ thống thuỷ lợi lớn Đôngphuxi và Thàphạnongphông vưa mới hoàn thành đã đóng góp không nhỏ vào tăng năng suất lúa, hoa màu cũng như diện tích canh tác. Có thể nói vốn viện trợ cũng được dành đáng kể cho các dự án thuỷ lợi và nông nghiệp chiểm khoàng hơn 20% tổng vốn viện trợ. * Về giao thông - Vận tải Lào nằm giữa Đông Nam Á lục địa, không có đường thông thương trực tiếp ra biển, không có đường sắt, đường bộ chưa thông suốt từ Bắc tới Nam. Vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào đã giúp Lào trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà trước hết là lĩnh vực giao thông vận tải. Giai đoạn 2001 – 2005 cơ bản hình thành hệ thống giao thông các tuyến đường 8, đường 9, đường 18B, và tập trung hoàn thành tuyến đường 12 ở mỗi nước và đặc biệt là xây dựng cảng Vũng Áng để cho Lào cùng sử dụng. Việc thực hiện các dự án hỗ trợ về giao thông - vận tải không chỉ góp phần phát triển kinh tế Lào và tạo điều kiện hội nhập mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa thuộc biên giới hai nước. Bên cạnh đó bằng nguồn vốn viện trợ Việt Nam đã tiến hành dự án chuyển giao công nghệ cho Lào hệ thống thông tin phục vụ thuỷ văn và tăng cường hệ thống phục vụ thuỷ văn tại Lào. Việt Nam đã ứng dụng những thành tựu đạt được trong công nghệ tin học cả phần cứng và phần mềm để xây dựng hệ thống thông tin điều khiển tự động khí tượng thuỷ văn tại Lào. Ngoài ra, còn một số dự án khác như hỗ trợ qui hoạch rừng, tài nguyên, khoáng sản, đô thị, nông thôn… II. Quản lí đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào Ban hợp tác Việt Lào là cơ quan tiến hành tổng hợp đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào. Cụ thể: * Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào phân theo năm Năm Tổng vốn đầu tư (USD) 1991 93.243 1992 251.768 1993 1.406.397 1994 706.820 1995 0 1996 0 1997 327.331 1998 1.603.000 1999 14.751.250 2000 1.631.000 2001 362.849.570 2002 6.373.000 2003 10.733.547 2004 42.310.705 2005 29.112.380 Tổng 472.131.011 Nguồn: Phân ban hợp tác Việt – Lào. Từ năm 1996 trở về trước Việt Nam chỉ có khoảng 10 dự án đầu tư sang Lào nhưng đến nay đã có 68 dự án với tổng số vốn đầu tư là 472.131.011US, là đối tác đứng hàng đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào. Đặc biệt phải xét đến năm 2001 số vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào tăng mạnh, đó là do việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Xêkamản 3 với số vốn đầu tư 360.000.000 USD,chiếm 76,3% tổng số vốn đầu tư tính từ năm 1991 đến nay và khi dự án này đi vào hoạt động Việt Nam sẽ là mua điện từ chính nhà máy này để cung cấp điện cho tình trạng thiếu điện trong nước hiện nay. Nhìn chung các doanh nghiệp đầu tư của Việt Nam hoạt động tại Lào đã chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, năng động, linh hoạt nắm bắt tình hình. Một số sản phẩm được thị trường chấp nhận như: dược phẩm, mì tôm, thép…. Tuy nhiên nhìn chung các dự án đầu tư vào Lào đều còn ở qui mô nhỏ, sản phẩm có sức cạnh tranh không cao. *Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào phân theo ngành Ngành Vốn đầu tư (USD) Nông lâm nghiệp 55.985.414 May mặc 650.000 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 11.058.430 Công nghiệp gỗ 5.597.580 Khai khoáng, mỏ 11.872.392 Thương mại, dịch vụ 18.957.545 Xây dựng 8.009.650 Năng lượng 360.000.000 Tổng 472.131.011 Nguồn: Ban hợp tác Việt – Lào Như vậy, trừ dự án đầu tư cho thuỷ điện với tổng vốn đầu tư 360.000.000 USD, chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp nhằm tận dụng ưu thế về tài nguyên rừng tại Lào, sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ, cao su sau đó nhập khẩu phục vụ nhu cầu trong nước. Tiếp theo là các dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ, đây là lĩnh vực có số dự án nhiều nhất, chiếm 28% tổng số dự án đầu tư vào Lào. Các dự án này sử dụng lượng vốn nhỏ khoảng 100.000 USD/ dự án, đáng kể nhất trong nhóm dự án này là dự án đầu tư vào ngân hàng liên doanh Việt – Lào với tổng vốn đầu tư la 10.000.000 USD. Có thể thấy rằng chủ yếu chúng ta còn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp, sản phẩm chưa thể phát huy được thế cạnh tranh và chưa thể xuất khẩu sang một nước khác. III. Hạn chế trong công tác quản lí hoạt động đầu tư của ban hợp tác Việt - Lào và một số kiến nghị Trong việc quản lí nguồn vốn ODA còn nhiều bất cập có thể điểm qua như sau: - Các dự án đầu tư còn dàn trải, chưa thực sự có những tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào. Sở dĩ như vậy là vì nước ta còn khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là kinh tế. Chúng ta vẫn còn thiếu vốn và đang còn phải nhận nguồn viện trợ từ nhiều nước khác. Do vậy, đầu tư dàn trải là tất yếu khi rất nhiều lĩnh vực, ngành, địa phương cần đến vốn mà chúng ta chỉ có thể viện trợ cho Lào khối lượng rất nhỏ, không đáng kể. - Việc tiến hành thực hiện các dự án còn chậm do chậm cấp vốn, thiếu nguồn vốn đối ứng từ phía Lào. Bên cạnh đó còn nhiều tiêu cực trong quản lí nguồn vốn này từ cả hai bên nên dẫn đến tình trạng thất thoát vốn. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các dự án. - Việc quản lí hậu dự án còn bị xem nhẹ dẫn đến tình trạng một số dự án hoạt động không hiệu quả. - Văn bản hướng dẫn việc quản lí nguồn vốn này không còn phù hợp với điều kiện, tình hình mới nhưng vẫn chưa có sự chính lí, sửa đổi. - Các dự án viện trợ còn hạn chế về mặt công nghệ. Nhìn chung không có những dự án áp dụng công nghệ hiện đại, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang Lào cũng gặp phảimột số những điểm hạn chế như: - Quan hệ đầu tư giữa hai nước còn nặng về thông lệ quốc tế, chưa thực sự dành những ưu đãi cho nhau. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật và duới luật của hai nước còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, hay thay đổi. - Mạng lưới hoạt động và trao đổi thông tin còn yếu kém đã chi phối hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đóng trên địa bàn Lào. - Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào cón nhỏ, các dự án với công nghệ không hiện đại cho nên sản phẩm của dự án chưa thực sự có sức cạnh tranh. Trước tình hình mới về phát triển và hội nhập khu vực, hợp tác về đầu tư ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, có tính chất quyết định kết quả hợp tác giữa hai nước, bởi vì nó là cơ sở để hai nước phát huy sức mạnh, tăng năng lực sản xuất nội địa, tận dụng tối đa nguồn nhân tài, vật lực của từng nước. Nhằm tăng hiệu quả của các việc quản lí nguồn vốn ODA và của các dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào, em xin đưa ra một số kiến nghị: - Để tạo chuyển biến cho đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào, trước hết cần phải phát huy thế mạnh của mỗi nước, thực hiện đầu tư theo công thức 3 + 2 kết hợp giữa vốn, công nghệ và thị trường Việt Nam với tài nguyên và lao động của Lào. - Cùng nhau rà soát lại các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp Việt Nam, tháo gỡ những khó khăn như đơn giản hoá thủ tục cấp phép đầu tư, giảm hoặc miễn một số phí, lệ phí, các vấn đề về thẻ lao động, thời gian cư trú để nâng cao hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh của các sản phẩm. - Cùng rà soát lại các cơ chế, chính sách đã ban hành, tìm các giải pháp đặc biệt để thực sự ưu đãi và khuyến khích các doanh nghiệp. - Tiến tới xây dựng ngân hàng thông tin liên quan đến đầu tư tại Lào bao gồm về các thông tin cơ bản cơ sở của đất nước Lào, các vấn đề pháp lí của Lào… để hỗ trợ các doanh nghiệp làm cơ sở ban đầu cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Lào có cơ sở tham khảo. - Quan tâm đến quản lí việc phát huy hiệu quả của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA. - Tiến hành điều chỉnh văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án ODA sang Lào cho phù hợp với điều kiện mới. ĐỀ CƯƠNG PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯVỤ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI, BAN HỢP TÁC VIỆT - LÀO I. Lịch sử hình thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.Thời kì 1945 – 1954: Sự ra đời và phát triển của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch và kiến thiết - tiền thân của ngành Kế hoạch và Đầu tư 2. Thời kì 1955 -1960 và sự hình thành Uỷ ban Kế hoạch quốc gia 3. Thời kì 1961 - 1965 và sự ra đời của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước 4. Thời kì 1965 – 1975 với việc chuyển nền kinh tế sang thời chiến 5. Thời kì 1975 – 1986 với việc hình thành kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế xã hội trong cả nước sau chiến tranh 6. Thời kì đổi mới kinh tế xã hội và việc thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1. Vị trí và chức năng 2. Nhiệm vụ và quyền hạn III. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư IV. Vụ kinh tế đối ngoại 1. Chức năng, nhiệm vụ 2. Cơ cấu tổ chức của Vụ Kinh tế đối ngoại V. Ban hợp tác với Lào và Campuchia PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA BAN HỢP TÁC VIỆT - LÀO I. Quản lí nguồn vốn ODA 1. Quản lí nguồn vốn ODA cho giáo dục đào tạo 2. Quản lí nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án tại Lào 2.1 Đối với các dự án đầu tư xây dựng 2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 2.1.2 Giai đoạn tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng 2.1.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng, nghiệm thu và bàn giao công trình 2.2. Đối với các dự án khác 2.3. Tình hình thực hiện cấp vốn ODA cho Lào II. Quản lí đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào III. Hạn chế trong công tác quản lí hoạt động đầu tư của ban hợp tác Việt - Lào và một số kiến nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC114.doc
Tài liệu liên quan