Báo cáo thực tập Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

MỤC LỤC I. TỨ TRỤ 3 II. VĂN MIẾU MÔN 3 III. ĐẠI TRUNG MÔN 4 IV. KHUÊ VĂN CÁC 4 V. GIẾNG THIÊNG QUANG, BIA TIẾN SĨ 5 VI. ĐẠI THÀNH MÔN, NGỌC THÀNH MÔN, KIM THÀNH MÔN 6 VII. VĂN MIẾU, TẢ VU VÀ HỮU VU 7 VIII. ĐỀN KHẢI THÁNH - QUỐC TỬ GIÁM 7 Lời nói đầu Một khung tường xây bằng những viên gạch vỡ cỡ lớn- một loại kiến trúc phổ biến của thời hậu Lê tường để hình chữ nhật, chiều dài hơn 300 mét, chiều rộng 70 mét, chạy dài suốt từ đường Quốc Tử Giám vắt ngang tới đường Nguyễn Thái Học, tự thân nó qua dáng bên ngoài đã đủ gây nên một không khí cổ kính. Bất cứ ai qua đây dù vô tình cũng không thể nào không tìm hiểu xem đây là nơi nào? Di tích của thời đại nào? Đó là khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám . Văn Miếu quí giá này được xây dựng năm 1070, dưới triều vua Lý Thánh Tông và được dành để thờ cúng Khổng Tử, song thân phụ mẫu của ông, Tứ phối (bốn học trò xuất sắc nhất là Nhan Hồi, Tử Tư, Tăng Tử và Mạnh Tử), Thập Triết (mười nhà tư tưởng ưu việt nhất) và Thất thập nhị hiền (72 học trò giỏi của ông) và cho Hoàng Thái Tử đến học. Chu Văn An tư nghiệp Quốc Tử Giám sau khi mất (1370) cũng được phối thờ ở Văn Miếu. Chúng ta hãy xem thứ tự từ trước đến sau từ ngoài vào trong để từng bước tìm hiểu dấu tích từ nguyên sơ đến hiện đại của khu di tích lịch sử hiếm có này.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC --------------- Báo cáo thực tập Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám Lời nói đầu Một khung tường xây bằng những viên gạch vỡ cỡ lớn- một loại kiến trúc phổ biến của thời hậu Lê tường để hình chữ nhật, chiều dài hơn 300 mét, chiều rộng 70 mét, chạy dài suốt từ đường Quốc Tử Giám vắt ngang tới đường Nguyễn Thái Học, tự thân nó qua dáng bên ngoài đã đủ gây nên một không khí cổ kính. Bất cứ ai qua đây dù vô tình cũng không thể nào không tìm hiểu xem đây là nơi nào? Di tích của thời đại nào? Đó là khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám . Văn Miếu quí giá này được xây dựng năm 1070, dưới triều vua Lý Thánh Tông và được dành để thờ cúng Khổng Tử, song thân phụ mẫu của ông, Tứ phối (bốn học trò xuất sắc nhất là Nhan Hồi, Tử Tư, Tăng Tử và Mạnh Tử), Thập Triết (mười nhà tư tưởng ưu việt nhất) và Thất thập nhị hiền (72 học trò giỏi của ông) và cho Hoàng Thái Tử đến học. Chu Văn An tư nghiệp Quốc Tử Giám sau khi mất (1370) cũng được phối thờ ở Văn Miếu. Chúng ta hãy xem thứ tự từ trước đến sau từ ngoài vào trong để từng bước tìm hiểu dấu tích từ nguyên sơ đến hiện đại của khu di tích lịch sử hiếm có này. I. TỨ TRỤ Ngay bên cạnh quầy bán vé là tứ trụ cho chúng ta biết một đôi điều về học thuyết của Khổng Tử. Xung quanh tứ trụ có các câu đối chữ Hán trong đó có các câu: “Cương thường đổng cán tồn thiên địa Đạo đức cung tường tự cổ kim” (Rường cột cương thường tồn tại cùng trời đất Đạo đức trường học có từ xưa tới nay). “Đông Tây Nam Bắc do tử đạo Công, khanh, phu sĩ xuất thân từ đường này). Trên đỉnh hai trụ giữa xây cao hơn có hình hai con nghê chầu vào, trên đỉnh hai trụ ngoài đắp nổi bốn con chim phượng hoàng (biểu tượng quyền lực của trời, sự phù hộ siêu hình và sự sống chết vĩnh hằng). II. VĂN MIẾU MÔN Hai tâm bia “Hạ mã” dựng trong hai nhà bia nho nhỏ là mốc ranh giới chiều nang trước mặt. Xưa kia dù công hâu hay khanh, dù võng lọng hay ngựa xe đi vào đều phải xuống kiệu hay ngựa trước khi vào Văn Miếu. Một sân đất thênh thang từ bia “Hạ mã” tới tường phía trước của Văn Miếu là khoảng thứ nhất bên ngoài. Sân này bị con đường lát gạch sẻ đôi. Đường thẳng tắp qua cổng giữa rồi nối với những đoạn phía trong, thành một đường trục giữa xuyên suốt khu kiến trúc tạo nên kiểu dáng đối xứng tuyệt đối. Văn Miếu môn tức là cổng Tam quan ngoài cùng cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Tầng trên có ba chữ “Văn Miếu môn”. Di tích còn lại ngày này là sản phẩm của thời Nguyễn. Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu Môn có nhiều nét độc đáo. Nhìn bên ngoài tam quan là ba kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa được xây 2 tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới, do đó xung quanh thừa ra môt hàng hiên rộng, 4 mặt có lan can. Phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở một cửa cuốn, hai cánh bằng gỗ và mi cửa hình bán nguyệt cũng bằng gỗ chạm nổi hình đôi rồng chầu mặt nguyệt. Phía bên trong lại mở ra 3 cửa cuốn không cánh. Tầng trên làm 8 mái, 4 mái hiên, 4 mái nóc. Mái tầng trên làm cong lên ở 4 góc. Tả môn và hữu môn hai bên nhỏ hơn, thấp hơn cũng xây kiểu 4 mái hiên và 4 mái nóc. Hai cửa này ngày xưa là nơi đóng mở ra hàng ngày, còn cửa chính thì quanh năm cửa đóng then cài chỉ mở ra vào những dịp quan trọng như vua chúa tới thăm, ngày tế lễ… III. ĐẠI TRUNG MÔN Từ cổng chính Văn Miếu môn, theo đường lát gạch đi thẳng đến cổng thứ hai là Đại Trung Môn. Ngang hàng với Đại Trung Môn, bên trái có Thánh Đức môn, bên phải có Đạt tài môn. Bức tường ngang nối 3 cửa vươn dài ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khung hình móng có tường xây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn, Tả môn và Hữu môn ở phía trước và bằng Đại Trung môn. Thành Đức môn vàĐạt Tài môn ở phía sau. Trong khu vực này chỉ trồng cây to bóng mát phủ kín khắp mặt bằng. Hai chiếc hồ hình chữ nhật nhỏ nằm sát theo chiều dọc của đường vây dọc bên ngoài. Con đường lát gạch từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn lại vườn tiếp thẳng tới Khuê Văn Các. Từ hai cửa Đạt Tài và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường lát gạch nhỏ hơn chạy song song với trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành 4 dải khá cân bằng. Hai hồ nước hình chữ nhật được đào ở vị trí tương tự như hai hồ nước ở khu vực thứ nhất. Ở đây cũng là những bãi cỏ trồng ít cây cổ thụ đã rất cao tuổi. Việc lắp lại một khu vực chỉ có cây cỏ lại làm thêm dãy tường ngăn và một lớp cửa ra vào như thế làm tôn thêm vè thâm nghiêm, tĩnh mịch của Văn Miếu. IV. KHUÊ VĂN CÁC Đây là công trình có giá trị thẩm mĩ cao, được xây dựng năm 1805 ở vị trí trung tâm của Văn Miếu, là biểu tượng về lịch sử- văn hoá của Thủ đô Hà Nội. Góc Khuê Văn là một loài vuông 8 mái, dựng trên một nền vuông cao lát gạch Bát Tràng. Tầng dưới là 4 trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ từ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát. Sàn gỗ có chừa hai khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm trạm trổ tinh vi, lan can con tiện cũng làm bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm bằng một cửa tròn có những thanh gỗ chống toả ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chốgn tượng trưng cho sao Khue và những tia sáng của sao. Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thếp vàng. Cửa Bi văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Thành Đức bên trái. Bi văn có nghĩa là trang sức nên vẻ đẹp, ý nói văn chương trau chuốt sáng sủa, có sức truyền cảm thuyết phục con người. Cửa súc văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đại Tài bên phải. Súc văn có nghĩa là văn chương hàm súc phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. Hai cửa này cùng với gác Khuê Văn mở đầu cho khu vực thứ ba, khu vực giếng Thiêng Quang và vướn bia tiến sĩ. V. GIẾNG THIÊNG QUANG, BIA TIẾN SĨ Giếng Thiên Quang còn gọi là Văn Trì (Ao Văn) Giếng hình vuông quanh bờ đều có hàng lan can. Người xưa có quan niệm giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê văn tượng trưng cho trời. Tinh hoá của trời và đất đều tập trung ở nơi đây- Trung tâm Văn hoá giáo dục uy nghiêm này. Những có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 85 tấm bia Tiến sĩ dựng ở bên phải và bên trái của giếng Thiên quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành hai hàng ngang, mặt bia đều quay về phía giếng. Những “cuốn sách bằng đá” này được đặt trên lưng rùa. Đối với người Việt Nam, rùa là con vật linh thiêng đã giúp cho An Dương Vương xây thành Cổ Loa vào thế kỷ thứ III TCN, giao kiếm thần cho Lê Lợi đánh đuổi giặc ngoại xâm đầu thế kỷ thứ XV. Sau khi thắng lợi rùa lại nổi lên ở Hồ Gươm để nhận lại thanh gươm đó. Ngoài ra, người Việt Nam còn coi lưng con rùa là trời, bụng của nó là đất. Rùa là biểu tượng của sức mạnh và sự trường thọ. Bia Tiến sĩ có những nội dung sau đay: Ca ngợi công đức của vua, cho biết lý do mở các khoa thi và tên học thứ hạng của các thí sinh trung tuyển. Việc dựng các bia Tiến sĩ nhằm nhắc nhở các thí sinh may mắn được có tên ghi vào bia đó phải phục vụ một sự nghiệp tốt đẹp, làm điều đúng và rèn luyện đạo dức và ngay cả khi ở địa vị cao tại triều đình họ phải lao tâm khổ tứ để hiến dâng những kế sách hay và những ý kiến khôn ngoan, nếu được giao nhiệm vụ duy trì pháp luật, kỉ cương họ phải trung thực và chính đại. Với tư cách là quan lại địa phương, họ phải noi theo đạo đức của nhà vua, phải quan tâm đến những khổ đau của nhân dân. Chính vì thế việc đào tạo và sử dụng nhân tài được coi là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngay ở tấm bia đầu tiên (khoa 1442) đã nêu rõ vai trò và vị trí kẻ sĩ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh, thinh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên cái đấng thánh đế minh vương không ái không chăm lo xây dựng nhân tài”. VI. ĐẠI THÀNH MÔN, NGỌC THÀNH MÔN, KIM THÀNH MÔN Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ tư, khu vực chính của di tích Quốc Tử Giám- Văn Miếu- Hà Nội. Cũng như cửa Đại Trung, cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 giàn với hai hàng cột hiên trước sau và môt hàng cột giữa. Hàng cột giữa đổ sà nóc, đồng thời cũng là cột để lắp cửa. Ba gian đều được lắp cửa hai cánh. Chính giữa trên giáp nóc có treo một bức hoành khắc ba chữ “Đại Thành môn” theo chiều ngang dọc từ phải qua trái. Cửa Đại Thành mở đầu cho khu vực những kiến trúc chính nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối… và cũng là nơi giảng dạy của trường Giám thời xưa. Hai bên cửa nhỏ Kim Thành bên phải và Ngọc Thành bên trái nằm ngang với cửa Đại Thành, song 2 cửa này không mở thẳng khu vực chính mà để đi qua con đường lát gạch phía sau 2 dãy tả vu, hữu vu để tiếp tục đi qua khu Khải Thánh phía cuối của di tích. VII. VĂN MIẾU, TẢ VU VÀ HỮU VU Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng lát gạch Bát Tràng. Hai bên phải trái của sân là hai dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính giữa là toà Đại Bái Đường to lớn thâm nghiêm, trải suốt chiều rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu hai bên thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Sau Đại Bái và song song với Đại Bái, toà Thượng Điện có qui mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề rộng, với Đại Bái là kiến trúc cuối cùng của khu vực thứ 4. Đại bái đường nối với Thượng Điện bằng một Tiền Đình hình vuông. Hai kiến trúc này mang đậm phong cách kiến trúc của thời Hậu Lê. Đại Bái Đường là nơi hành lễ trong các kỳ lễ tự, ở giữa là chân dung Chu Văn An- Tể tướng của Quốc Tử Giám từ 1292 đến 1370. Thượng điện là nơi thờ Đức Khổng Tử (531-472 TCN), Tứ phối, thập triết, ở chính giữa điện Đại Thành là tượng của Khổng Tử, mặt quay về phía Nam, phái sau là khám thờ trên có ngai và bài vị. Bên Đông là trường Phục Thánh Nhan Hồi và thuật thánh Tử Tư. Bên tây là tông Thánh Tăng tử và Á Thánh Mạnh tử. Hai gian đầu hồi là 10 bia đá bài vị Thập triết là những người tiêu biểu cho 4 khoa là: Đức Hạnh, Ngôn ngữ, Chính trị, Văn học. VIII. ĐỀN KHẢI THÁNH - QUỐC TỬ GIÁM Khu Khải Thánh là khu sau cùng cùa di tích. Từ Văn Miếu sang đến Khải Thánh người ta có thể đi theo hai con đường lát gạch phía sau Tả Vu và Hữu Vu người ta cũng có thể đi từ sau lưng Thượng Điện qua cửa Tam quan. Cửa này là cửa chính cũng xây ba gian có mái lợp và cánh cửa đóng mở. Từ bên ngoài vào khu Khải Thánh cũng có thể đi qua một cổng nhỏ có cánh mở ở góc Đông Nam tới tiếp giáp với bức tường ngăn 2 khu Văn Miếu và Khải Thánh. Đền Khải Thánh là nơi thờ cha mẹ Khổng Tử, kiến trúc sơ sài hơn song cũng có Tả Vu , Hữu Vu hai bên và đều thờ ở giữa. Đền Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử Giám nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại. Trên đây là những nét kiến trúc cơ bản nhất của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hiện nay Văn Miếu không chỉ là nơi tham quan du lịch mà còn là nơi tổ chức các cuộc hội thảo, nơi tuyên dương những nhân tài của quốc gia. Văn Miếu Quốc Tử Giám mãi mãi là một bông hoa ngát hương, một viên ngọc sáng trong lòng thủ đô Hà Nội. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (4).doc
Tài liệu liên quan