Báo cáo thực tập Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình

MỤC LỤC PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chon đề tài: 1 2. Đối tượng nghiên cứu: 1 3. Khách thể nghiên cứu: 1 4. Phạm vi nghiên cứu: 1 5. Mục đích nghiên cứu: 2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 7. Giả thuyết nghiên cứu: 3 8. Phương pháp nghiên cứu: 3 PHẦN 2: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Một vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo hành: 3 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài: 5 1.2.1 khái niệm nhận thức: 5 1.2.2 Khái niệm gia đình: 6 1.2.3 Khái niệm bạo hành: 6 1.3 Quyền của người phụ nữ được bảo vệ trước những hành vi bạo hành gia đình qua các văn bản pháp luật: 11 CHƯƠNG 2:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 14 2.1 Nhận thức của người dân về bản chất và các hình thức biểu hiện của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình : 15 2.1.1 Nhận thức của người dân về bản chất khái niệm bạo hành: 15 2.1.2 Hình thức bạo hành thể chất: 16 2.1.3 Hình thức bạo hành tinh thần: 18 2.1.4 Hình thức bạo hành tình dục: 20 2.2 Nhận thức của người dân về nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình: 22 2.2.1 Quan hệ của xã hội về mối quan hệ vợ chồng trong gia đình 22 2.2.2 Những nét tính cách của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình: 24 2.2.3 Nguyên nhân kinh tế và một số nguyên nhân khác :33 2.3 Nhận thức về những đối tượng có nguy cơ thực hiện bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình: 34 2.4 Nhận thức của người dân về hậu quả của hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình: 35 2.4.1 Hậu quả về thể chất: 35 2.4.2 Hậu quả về tinh thần: 37 2.4.3 Nhận thức của người dân về những cảm súc và phản ứng của phụ nữ bị bạo hành: 38 2.5 Nhận thức của người dân về những biện pháp ngăn chăn, giải quyết của nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội đối với những hành vi bạo hành với phụ nữ trong gia đình: 41 2.5.1 Những cảm xúc và phản ứng của người dân trước hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình: 41 2.5.2 Các biện pháp can thiệp của nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội đối với hiện tượng bạo hành với phụ nữ trong gia đình: 42 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 3.1 Kết luận: 44 3/2 Kiến nghị: 45 Tài liệu tham khảo 46 Phụ lục: 47

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời. đây là nguyên nhân ở cấp độ cá nhân. Một đứa trẻ phải chứng kiến cảnh bạo hành của ông bố đối với mẹ nó, hoặc những cảnh tượng bố mỗi lần say rượu về nhà dùng những lời lẽ thô tục chửi, mắng vợ con. hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho việc hình thành nhân cách của đứa trẻ và nhất là đứa trẻ trai sau khi trưởng thành hành vi bạo hành có thể được lặp lại đối với gia đình nó. Để tìm hiểu vấn đề này. tôi đưa ra câu hỏi “ Theo anh chị những nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây khiến người chồng có hành vi bạo hành đối với vợ.” Bảng 4: Nguyên nhân từ phía người chồng dấn đến hành vi bạo hành đối với phụ nữ. Nguyên nhân từ phía người chồng Điểm trung bình Đã lập gia đình chưa lập gia đình TB tổngTB tổng Tính gia trưởng độc đoán 5.25 5.6 3.62 Công việc của chồng quá căng thẳng 6.3 6.3 4.2 Chồng cờ bạc, nghiện ma tuý 4.8 4.9 3.23 Chồng không chung thuỷ 6.3 5.6 3.96 Chồng không thoả mãn tình dục 4.2 6.3 3.5 Theo cách cho điểm nguyên nhân chủ yếu là 1và giảm dần đến 7 ta có kết quả điểm trung bình của các nguyên nhân qua bảng số liệu ( bảng 4) nguyên nhân có điểm trung bình thấp nhất là 3.23 và cao nhất là 3.96. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng mỗi trường hợp bạo hành có những nguyên nhân chủ yếu của nó, cũng có trường hợp nguyên nhân giống nhau. Hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình xảy ra là nguyên nhân khác nhau. Qua bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy nhóm nguyên nhân từ phía người chồng được người dân cho là nguyên nhân chủ yếu như: “ người chồng mang tính gia trưởng, độc đoán” (3.62); “Chồng cờ bạc, nghiện ma tuý” ( 3.23)... So sánh tương quan giữa những người lập gia đình và chưa lập gia đình thấy nhóm người đã lập gia đình và chưa lập gia đình đều cho rằng “ tính gia trưởng độc đoán của người chồng” là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo hành đối với phụ nữ (Điểm tương ứng với từng nhóm là 5.25 và 5.6 ). Vậy tại sao phần lớn người dân lại cho rằng người chồng có tính độc đoán, gia trưởng là nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình? tính gia trưởng, độc đoán của đàn ông thể hiện ở chỗ: người đàn ông thu mọi quyền hành về bản thân mình, không cho phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định, không tôn trọng ý kiến của phụ nữ..., những việc phụ nữ làm đều bị kiểm soát và từ đây dẫn đến hành vi bạo hành. Có thể là hành vi bạo hành về thể chất như đấm, đá, tát, xô đẩy... hoặc bạo hành tinh thần như : chửi, mắng, xỉ nhục, lăng mạ... và ngay cả đời sống tình dục vợ chồng, người chồng cũng thể hiện tính gia trưởng, độc đoán của mình, chẳng hạn như đòi hỏi vợ, ép vợ làm tình, bắt sinh con trai... mà người vợ không được phép từ chối. Tính gia trưởng, độc đoán của người đàn ông đã chi phối mọi hoạt động của cuộc sống sinh hoạt gia đình, nó ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng. So sánh tương quan giữa nhóm người đã lập gia đình và nhóm người chưa lập gia đình cho rằng nguyên nhân “ Chồng không thoả mãn tình dục” không phải là nguyên nhân không chủ yếu (4.2). còn nhóm chưa lập gia đình cho rằng nguyên nhân “ công việc của chồng quá căng thẳng” ( 6.3) và nguyên nhân “ chông không thoả mãn tình dục”( 6.3 ) là nguyên nhân chủ yếu. Bên cạnh đó những ông chông rượu thường không kìm chế được bản thân, nhưng cũng có người mượn rượu để hành hung, bạo hành và cuối cùng người phụ nữ phải ngánh chịu. Hậu quả chị Hương kể “ Hôm đó uống rượu về chẳng biết có chuyện gì không mà anh ấy hậm hực, hỏi con xem mẹ ở nhà có ngủ trưa không? rồi có sang hàng xóm chơi không? Chơi, ngồi nói chuyện đến mấy giờ? con còn nhỏ có biết gì đâu, tôi đỡ lời thì bắt đầu anh ấy chửi đ... mẹ”, hành hung rồi tát tôi. Biểu hiện của những yếu tố riêng biệt của người đàn ông, đó là những nguyên cớ thường được dùng để biện minh cho hành vi bạo hành như : say rượu, nghiện ma tuý, stress về tâm lý, tình cảm... đúng là những nguyên cớ này có tác động trực tiếp đến hành vi bạo hành, nhưng không phải là nguyên nhân chính để trút hết cơn giận dữ và dùng bạo lực với phụ nữ. Bên cạnh những nguyên nhân từ phía người chồng thì người vợ cũng có những nguyên nhân làm cho người chồng có những hành vi bạo hành đối với bản thân mình. Bảng 5: nguyên nhân từ phía người vợ dẫn đến hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. Nguyên nhân từ phía người vợ Điểm trung bình Đã lập gia đình chưa lập gia đình TB tổng Vợ quá ỉ lại người chồng 3.1 4.8 2.63 Vợ nói nhiều 5.4 6.0 3.8 Vợ chăm sóc chồng con vụng về 2.4 3.6 2.0 Tính ghen tuông của vợ 2.8 4.8 2.53 vợ không chung thuỷ 3.2 4.2 2.46 Vợ không thoả mãn tình dục 3.8 5.4 3.06 Khi bàn đến yếu tố về tính cách của người phụ nữ, ngoài việc chưa nhận thức đầy đủ về quyền con người, quyền bình đẳng của phụ nữ còn có những biểu hiện ngộ nhận về các giá trị đạo đức của người phụ nữ như: “ chín bỏ làm mười” ( nhưng không có nghĩa là thủ tiêu đấu tranh) ; hy sinh vì chồng con ( nhưng không có nghĩa là không chăm sóc đến bản thân, không nâng mình lên ngang tâm với chồng con... ). Mặt khác, người phụ nữ, người vợ còn có những yếu tố riêng biệt khác, biểu hiện một sự ngộ nhận ngược chiều, ngày nay có không hiếm người phụ nữ thành đạt trên mọi lĩnh vực. Họ tự khẳng định mình, tự tin, độc lập hơn, nhất là độc lập về mặt kinh tế. Tuy nhiên có một số bộ phận phụ nữ vì thế, lại cực đoan, sống quá nhiều cho bản thân, tự buông thả, quên đi trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, thiếu lòng vị tha, không độ lượng, ngược lại còn coi thường chồng, nhà chồng. Khi có xung đột gia đình thì “ Lành làm gáo, vỡ làm Muôi”, thiếu sự yêu thương mềm dẻo và lòng kiên nhẫn để cùng chồng vượt qua xung đột, hàn gắn hạnh phúc gia đình. Kết quả bảng 5 cho thấy có một số nguyên nhân từ phía người vợ mang tính chất chủ yêu dẫn đến nguyên nhân hành vi bạo hành của những người chồng như: vợ nói nhiều, tính ghen tuông của vợ, vợ không thủy chung. Những người đã lập gia đình cho rằng “ vợ nói nhiều” là nguyên nhân chủ yếu nhất (5.4) và những người chưa lập gia đình nguyên nhân chủ yếu là do “vợ không chung thuỷ” ( 4.2) và cả 2 đối tượng này đều cho rằng “ vợ không thoả mãn tình dục”. Một số trường hợp khác có thể có trong trường hợp này nhưng không có trong trường hợp kia nên điểm trung bình là nguyên nhân không chủ yếu. Qua số liệu thu được, cùng với những phân tích trên, sự liên hệ biện chứng giữa các nguyên nhân với nhau. Ở người chồng tồn tại tính gia trưởng, độc đoán thì nhiều yếu tố từ người vợ có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành, như việc nói nhiều của vợ dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột chứ chưa nói gì đến nguyên nhân khác. Trong quan hệ tình dục cũng vậy ảnh hưởng bởi tính gia trưởng của người đàn ông, họ có quyền chủ động trong quan hệ, vi thế có nhiều hành vi tình dục mang tính ép buộc, chung ta thấy rõ nhất trong việc bắt sinh nhiều con, bắt đẻ con trai... Khi hỏi số nười phụ nữ, được biết có những nguyên nhân liên quan đến nhận thức, tính cách của chồng. Qua tâm sự chị Hiền “ Có lần anh ấy đi làm về cùng bạn bè ngồi uống rượu, khi rượu vào lời ra kích bác lẫn nhau vợ mày thế nọ, thế kia... là anh ấy trở mặt ngay” Còn đối với bản thân chị hiền thì sao, chị có lỗi không? “ Chuyện vợ chồng thắc mắc nhau, đầu tiên người phụ nữ không có lỗi gì hết. Thực tình từ các ông ấy mà ra, như người ta đã say rồi vợ con nói thì im đi. nhưng ông ấy cậy là chồng nên nói to hơn lấn áp vợ, dẫn đến vợ nói lại thì chửi bới, xúc phạm danh dự không những bản thân mình mà còn gia đình mình nữa”. Qua số liệu thu được, qua kết quả phỏng vấn. Tôi nhận thấy rằng bản thân người chồng và người vợ cũng có những sai trái mới nảy sinh mâu thuẫn, xung đột gia đình. Trong gia đình, vấn đề xung đột mầm mống gây ra những hành vi bạo hành của người đàn ông đối với phụ nữ. Xung đột là đặc trưng của quá trình vận động và phát triển của nhóm. Gia đình là một nhóm tâm lý đặc thù và ở trong gia đình cũng có những “ xung đột xảy ra”. Những xung đột lớn và sâu sắc sẽ dẫn đến “ bạo hành”. Tại sao lại như vậy? đây là một vấn đề khó giải thích, bởi mỗi trường hợp có những mâu thuẫn khác nhau, và mỗi cá nhân có sự nhận thức nhất định, nhưng cũng có thể do họ thiếu những kiến thức ứng xử trong gia đình, những nguyên nhân cơ bản vẫn là tồn tại cá tính gia trưởng, độc đoán ở người đàn ông, bên cạnh đó cách ứng xử của người phụ nữ đã tạo thói quen và duy trì tính gia trưởng ở người đàn ông, người chồng. Về phía người phụ nữ, có rất nhiều chị em có tính hay “ nói nhiều”, nhưng bản chất của nói nhiều không phải là xấu mà chẳng qua là cách ứng xử không khéo léo của người phụ nữ mà bất kể người đàn ông nào cũng không thích, có chị nói: “ cũng chỉ vì tốt đẹp nên mới góp ý nhưng các ông ấy cứ cho là tinh tướng, tinh vi”. Mỗi cá nhân không ai có thể hoàn hảo về mọi mặt, người được điểm này, người được điểm kia. Bên cạnh những khuyết điểm thật sự cùng với những động tác khách quan thì cũng có nhiều người đàn ông và người phụ nữ đã dẫn thân vào con đường ngoại tình, bồ bịch. Chưa cần bàn đến nguyên nhân vì sao họ lại như vậy nhưng có lẽ do cá tính, nhu cầu ham muốn nhục dục và cuối cùng là do nhận thức của mỗi người, vì vậy mà khi trở về cuộc sông với gia đình họ thường không hài lòng, dễ dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, và đó là mầm mống cho hành vi bạo hành xuất hiện. Tuy nhiên ở địa phương tôi không phải là nguyên nhân chủ yếu. Bên cạnh đó tính ghen tuông vô cớ của vợ hoặc của chồng cũng sẵn sàng châm ngòi cho ngon lửa bạo hành. Những lời tâm sự của chị Hương “ Có lúc anh ấy đang ngủ với tôi cũng sinh sự vì cho rằng tôi đi với người này, người kia”. Có rất nhiều ý kiến của người phụ nữ nói nhiều, nói không có cơ sở, hay ngồi lê buôn chuyện... thì thường bị các ông phản đối kịch liệt, thậm trí bực tức nên sinh ra chửi mắng, quát tháo và có thể dùng bạo lực. Ở người đàn ông còn có tính cách nóng nảy, không kim chế cảm xúc dễ hành hung. Nguyên nhân này bắt gặp với nguyên nhân nói nhiều của vợ thì càng dễ xảy ra xung đột. từ trước đến nay vẫn có câu “ Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”. Thế nhưng người phụ nữ ngày nay đã ý thức được vai trò của mình và vị tí cũng được khẳng định trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều phụ nữ không chịu cảnh chồng uy hiếp tinh thần, sỉ nhục...cũng uất ức tức giận và cũng sẵn sàng cãi lại, chống đỡ lại. Còn bệnh nói nhiều hẳn chúng ta hiểu đươc tâm lý phụ nữ là như thế nào? trong gia đình người phụ nữ phải đảm đương nhiều trách nhiệm, gia đình có chức năng nào thì phụ nữ có vai trò đó và dường như nhận thức xã hội và nhận thức người đàn ông luôn đổ dồn trách nhiệm gia đình cho ngưòi phụ nữ. Gánh nặng của công việc và trách nhiệm nguời phụ nữ phải chịu nhiều áp lực từ phía gia đình và xã hội. Chính điều đó đã hình thành nên những nét tính cách và tâm lý ngưòi phụ nữ. Mặc dù là thời đại bình đẳng dân chủ trong quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình thì quyền này chưa được người đàn ông thật sự chấp nhận, hơn nữa nhiều ngưòi đàn ông đã không chấp nhận một số tính cách người phụ nữ ngay cả khi họ đã là vợ của mình. Một vấn đề cũng cần được quan tâm là sự phát triển về tâm sinh lý có bình thường hay không của từng cá nhân. Có những trường hợp bạo hành xảy ra là do người chồng bị bệnh tâm thần ở mức độ nhẹ cũng làm nảy sinh bạo hành trong gia đình. Những phụ nữ như thế nào thì có nguy cơ bị bạo hành ? Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi nhằm tìm ra khía cạnh đối chứng với những nguyên nhân gây ra hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. Với câu hỏi : “ Theo anh /chị những người phụ nữ như thế nào mà hay bị chồng đánh, chửi, mắng? “ Các câu trả lời rất phong phú, tuy nhiên phần lớn câu trả lời tập trung vào một số đặc điểm, tính cách của người phụ nữ. Tôi liệt kê ra một số nội dung trả lời mang tính điển hình và chung nhất. Những người phụ nữ hay bị chồng đánh, mắng, chửi có những đặc điểm sau: - Thiếu hiểu biết, vụng về, không chăm sóc gia đình. - Nói nhiều, ương bướng, ngoa ngắt, cãi lại. - Không hiểu tâm lý người chồng, không tin yêu và thông cảm với chồng. - Không chung thuỷ, lẳng lơ. - Hay ghen tuông vô cớ. - Nhu nhược, đần độn. - Nói xấu chồng trước mặt người khác. - Quá ỷ lại vào chồng, phá hoại kinh tế. - Không tôn trọng chồng, gia đình nhà chồng. Trong hầu hết các câu trả lời đều cho rằng phụ nữ lắm lời và trên thực tế chung ta đều nhận thấy điều đó. Có lẽ do đặc điểm tâm lý cộng với những bộn bề lo toan của cuộc sống khiến cho người phụ nữ luôn muốn được chia sẻ, muốn được người khác san sẻ và thừa nhận công sức của mình đối với gia đình. Nói nhiều cũng có thể coi là một đặc điểm tâm lý, nhưng nói nhiều cũng là một tật xấu mà người phụ nữ cần sửa. Bởi không chỉ các ông chồng mà ngay bản thân nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu khi gặp một người hay nói, nói dai, nói lặp đi lặp lại một vấn đề... Tâm lý của người chồng, người chủ trong gia đình, họ không thích bị trì triết. Họ coi trọng sự tế nhị, khéo léo của người phụ nữ là niềm hãnh diện đối với họ chứ không phải cách nói thẳng thừng, thô tục của một số chị em phụ nữ, nhất là những người phụ nữ hay ra vẻ dạy khôn chồng, nói chuyện chồng mình với người khác, không tôn trọng gia đình nhà chồng... Chúng ta nhận thấy “ bệnh nói nhiều” ở phụ nữ có mâu thuẫn với tính gia trưởng, độc đoán của người đàn ông trong gia đình. Người đàn ông có tính gia trưởng thì mọi ý kiến của người phụ nữ đều khó được chấp nhận. Họ tự quyết, làm chủ và người phụ nữ chỉ là người tuân theo. Bên cạnh đó có nhiều lý do để phụ nữ nói nhiều nhưng nói như vậy không có tác dụng gì đối với những ông chồng “gia trưởng” thậm trí còn bị hành hung, chửi rủa. Sự mâu thuẫn này đã sinh ra nhiều mâu thuẫn khác trong đời sống sinh hoạt của gia đình. Những người phụ nữ không chung thuỷ thì chẳng có lý do gì để chồng yêu thương, chiều chuộng được, không chăm lo gia đình, sống buông thả, đã vậy lại ngoa ngắt, đanh đá... với những tính cách đó, ngay cả xã hội cũng không chấp nhận được huống gì người chồng. Chẳng hạn như một câu trả lời của một phụ nữ 45 tuổi ( 25) : “ Nói nhiều, nói không đúng sự thật, làm mất lòng tin, vụng về, chậm chạp, sống không khoa học, không gọn ngàng ngăn nắp, hay phê bình chồng trước bạn bè, có tính lả lơi tình tứ với đàn ông khác.” làm cho người chồng cảm thấy khó chịu, bực dọc. * Những người đàn ông như thế nào thì không bao giờ có hành vi bạo hành với vợ? Vậy câu hỏi “ Những người đàn ông như thế nào thì không bao giơ có hành vi bạo hành với vợ?”với câu hỏi này tôi mong muốn xem xét sự tương quan giữa tính cách của người đàn ông và tính cách của người phụ nữ trên phương diện đối lập trong cùng một vấn đề, từ đó có những khuyến khích, hay góp ý cho mọi người sửa chữa những khuyết điểm và noi theo những ưu điểm để hạn chế mâu thuẫn, bạo hành trong gia đình. Các câu trả lời tập trung vào một số đặc điểm sau: Những người đàn ông không bao giờ đánh vợ, chửi mắng vợ là những người: - Có trình độ học vấn, có lối sống văn hoá. - Tôn trọng, thông cảm, yêu thương vợ, có trách nhiệm chăm lo gia đình. - Rộng lượng, điềm đạm, suy nghĩ chín chắn. - Không tham gia các tệ nạn xã hội như:cờ bạc, rượu chè, ma tuý... - Chung thuỷ không ghen tuông vô cớ. Nếu nói rằng, người đàn ông không bao giờ có những va cham, xích mích với vợ thì có lẽ là hơi chủ quan. Vì trong mối quan hệ, trong đó có cả mối quan hệ vợ chồng cũng không thể tránh khỏi những va vấp, xích mích. Còn có dẫn đến hành vi bạo hành hay không tuỳ thuộc vào cách ứng xử của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, những nét tính cách của người đàn ông cũng đóng vai trò quan trọng, có nhiều người đàn ông do tính cách nóng nảy quá mức, không kìm chế được cảm xúc dễ dẫn đến hành hung hơn là những người có tính cách điềm đạm, chín chắn. Khi nói về các đặc điểm tính cách người đàn ông không bao giờ đánh vợ cũng là bàn về vấn đề làm sao để hạn chế những hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. Chúng ta nhận thấy, trong cuộc sống, con người sống với nhau không có sự chia sẻ, thông cảm, yêu thương thì khó tồn tại một cuộc sống bình yên. Trong gia đình cũng vậy, vợ chồng với nhau luôn coi trọng “ tình nghĩa”. ca dao có câu “ Râu tôm nấu với ruột bầu chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”, “ Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, người việt luôn đề cao tính chung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, dù khó khăn đến mấy cũng yêu thương, gắn bó vượt qua sóng gió. Trong gia đình ngày nay cũng vậy, không những vợ có trách nhiệm với chồng mà chồng cũng có trách nhiêm với vợ, với con, chung thuỷ là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho gia đình tồn tại hạnh phúc. Chung thuỷ sẽ thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm với gia đình. Ngày nay cùng với nền kinh tế thị trường, xã hội có sự du nhập của nhiều nền văn hoá khác nhau, gia đình cũng một phần chịu ảnh hưởng của nền văn hoá bên ngoài. Vì vậy đạo đức và thuần phong mĩ tục đang bị mai một dần khiến cho nhiều gia đình bị rạn nứt. Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Mỗi thành viên trong gia đình cần tôn trọng, thông cảm, yêu thương nhau để tình cảm giữa vợ chồng thêm bền chặt hơn. 2.2.3 Nguyên nhân kinh tế và một số nguyên nhân khác. Nguyên nhân về kinh tế cũng góp một phần không nhỏ đến tình trạng bạo hành đối với phụ nữ. Khi không làm ra kinh tế, sự chi tiêu trong gia đình bị bó hẹp người vợ là người luôn phải lo toan nhiều hơn vì vậy thường kêu ca, người chồng cảm thấy bị bực tức và dẫn đến bạo hành với vợ là điều dễ xảy ra. Bảng 6: Những nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. Nguyên nhân khách quan Điểm trung bình Đã lập gia đình chưa lập gia đình TB tổng Kinh tế gia đình khó khăn, thiếu thốn 7.0 6.3 4.43 Trình độ học vấn chênh lệch 5.25 5.6 3.62 Gia đình không có con trai 3.3 4.9 2.43 Vợ chồng cưới nhau do ép buộc 2.43 3.5 1.98 Vợ chồng khác nhau về quan điểm sống 5.93 4.2 3.38 Không thống nhất trong việc nuôi dạy con cái 6.3 5.6 3.97 Ở chung trong gia đình nhiều thế hệ 5.6 6.3 3.63 Qua bảng số liệu ta thấy nguyên nhân kinh tế có điểm trung bình cao nhất ( 4.43) kể cả những người đã lập gia đình (7.0) và những người chưa lập gia đình (6.3). Chứng tỏ kinh tế khó khăn, thiếu thốn là nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. Kinh tế khó khăn, các nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình không được thoả mãn, dần đổi lỗi cho nhau, bực dọc, mất lòng tự trọng, không tự chủ. đặc biệt trong gia đình người đàn ông không có công ăn việc làm. Trước cảnh như vậy mâu thuẫn, xung đột càng có cơ hội chiếm lĩnh cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, những gia đình kinh tế ổn định, khá giả, giàu có không phải là hiện tượng bạo hành không xảy ra có nhưng ít hơn. Ngoài những vấn đề về kinh tế ra Trình độ học vấn chênh lệch giữa chồng và vợ, vợ chồng khác nhau về quan điểm sống, về cách chăm sóc giáo dục con cái cũng gây ra những mâu thuẫn xung đột bạo hành trong gia đình. 2.3 Nhận thức về những đối tượng có nguy cơ thực hiện bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình Trong gia đình có rất nhiều đối tượng có nguy cơ thực hiện bạo hành với phụ nữ. để tìm xem đối tượng nào có nguy cơ thực hiện bạo hành cao nhất, ở mức độ nào ? với câu hỏi được đặt ra “ Theo anh /chị trong gia đình có những đối tượng nào sau đây có hành vi bạo hành đối với phụ nữ?” kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 7: Những đối tượng trong gia đình có hành vi bạo hành đối với phụ nữ ( viết tắt – SL) Kết quả Các mức độ Thường xuyên thỉnh thoảng không có Các đối tượng SL % SL % SL % Chồng 17 56.6 7 23.4 6 20 Cha mẹ chồng 5 16.7 8 26.7 17 56.6 Anh chị em chồng 6 20 8 26.7 16 53.3 Họ hàng nhà chồng 2 6.6 3 10 25 83.4 Cha mẹ đẻ 1 3.3 3 10 26 86.7 anh chị em ruột 1 3.3 2 6.6 27 90 Con cái 1 3.3 3 10 26 86.7 Qua bảng số liệu chúng tôi thấy tỉ lệ người dân xác định người chồng là đối tượng thường xuyên có hành vi bạo hành đối với phụ nữ nhiều nhất là 17 người chiêm ( 56.6%), ở mức độ thỉnh thoảng, người chồng cũng là đối tượng của hành vi bạo hành với 7 người chọn chiếm ( 23.4 %), còn lại là anh chị em chồng 6 người chọn chiếm ( 20 % ). Chúng ta có thể thấy rằng vì sao đối tượng này lại có nguy cơ bạo hành cao đối với người phụ nữ còn đối tượng khác lại ít hoặc không có trong quan hệ vợ chồng, người chồng thường có nguy cơ thực hiện cả 3 hình thức bạo hành( bạo hành thể chất, tinh thần, tình dục) bởi mối quan hệ chứa đựng từ việc ăn ở, tổ chức sinh hoạt gia đình, ứng xử với họ hàng, làng xóm... Nhưng trong mối quan hệ giữa người phụ nữ với cha mẹ chồng; anh chị em chồng, họ hàng nhà chồng, thì nguy cơ bạo hành tinh thần xảy ra nhiều hơn. Tất nhiên cũng vì những định kiến trong quan hệ đã làm cho người dân nhận thức không đúng về cách ứng xử trong mối quan hệ này, khiến cho trong mối quan hệ của người phụ nữ với gia đình nhà chồng có nhiều vấn đề rất dễ hiểu lầm, nên thường có mâu thuẫn nảy sinh xung đột. Còn trong mối quan hệ giữa người phụ nữ với cha mẹ đẻ, anh chị em ruột, lại ít có nguy cơ bạo hành hơn và phần lớn là không có, bởi vì quan hệ ruột thịt lúc nào cũng mang theo tình yêu thương và trách nhiệm, đặc biệt với người con gái đã đi lấy chồng. Nhìn chung, các đối tượng có nguy cơ thực hiện hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình phần lớn là người chồng, cha mẹ chồng, anh chị em chồng. Người chồng có nguy cơ thực hiện tất cả các hành vi bạo hành ( thể chất, tinh thần, tình dục) đối với người vợ, còn đối tượng là cha mẹ chồng, các anh em bên chồng, họ hàng nhà chồng chủ yêu gây bạo hành tinh thần cho người phụ nữ. Những người ruột thịt của người phụ nữ ít hoặc không có hành vi bạo hành đối với phụ nữ. 2.4 Nhận thức của người dân về hậu quả của hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. 2.4.1 Hậu quả về thể chất Những hành vi bạo hành mang lại nhiều hậu quả cho người phụ nữ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Nói riêng về các hậu quả để lại trên cơ thể người phụ nữ ( bạo hành thể chất); với câu hỏi được đặt ra “ Theo anh / chị Những hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình đã để lại hậu quả như thế nào đối với người phụ nữ?”. Hậu quả được người dân đánh giá theo mức độ “ Thường thấy nhất” là (1 và giảm dần đến 5).với bảng số liệu sau: Bảng 8: Hậu quả để lại trên cơ thể người phụ nữ. Kết quả Điểm trung bình Hậu quả thể chất Đã lập gia đình chưa lập gia đình TB tổng Cơ thể đau đớn triền miên 4.75 3.0 2.58 Bị gẫy xương, bỏng, bầm tím, đau ngực, đau cơ bắp 3.75 3.5 2.42 Sức khoẻ bị giảm sút 5.0 4.5 3.16 Để lại di tật 2.0 2.0 1.33 Bị tử vong 1.5 1.5 1 Dựa vào kết quả thu được ta thấy, hậu quả “ cơ thể đau đớn triền miên” là hậu quả để lại thường thấy nhất ở người phụ nữ bạo hành (2.58). Hậu quả “bị tử vong” ( 1) và hậu quả “để lại di tật” (1.33) là những hậu quả ít nhất đối với người phụ nữ bị bạo hành. Bên cạnh đó người dân còn nhận thấy những hậu quả như: gẫy xương, bỏng, thâm tím, đau đầu, đau ngực, đâu cơ bắp... ( 2.42) và hậu quả “sức khoẻ của người phụ nữ bị giảm sút” ( 3.16) đây là những hậu quả mà người ngoài dễ nhận ra. Các câu trả lời có tương quan như nhau giữa nhóm người lập gia đình với nhóm người chưa lập gia đình. Theo trao đổi phỏng vấn chị Hương nói: “Cách đây 1 tuần, tôi bị đánh một trận. lúc đó khoảng 8 giời tối, cho đến nay đang còn thâm tím hết cả người và đầu bị đau”. Chính vì những trận đòn như vậy qua tìm hiểu hàng xóm và người xung quanh chị mới chịu tậm sự còn nếu không với những tâm lý “ Xấu chàng hổ ai” nên chị em phụ nữ cam chịu là chính, những vết thương bên ngoài mọi người có thể nhìn thấy được, chứ vết thương lòng thì ai thấu hiểu cho họ. So sánh giữa khách thể lập gia đình và khách thể chưa lập gia đình thì sự đánh giá lựa chọn các hậu quả để lại trên cơ thể người phụ nữ bị bạo hành có sự tương quan với nhau. đa số họ có sự đánh giá lựa và chọn như nhau. Hậu quả để lại trên cơ thể người phụ nữ có thể hiểu ở mức độ nhẹ của hành vi bạo hành. Đó là những hành vi đáng lên án, thậm trí còn có biện pháp thích đáng để trừng phạt. 2.4.2 Hậu quả về mặt tinh thần. dù ở hành vi bạo hành thể chất hay bạo hành tinh thần, bạo hành tình dục thì vẫn cứ luôn mang đến hậu quả tinh thần vô cùng nguy hiểm. Chúng ta có thể đánh giá theo bảng số liệu sau: Bảng 9 : Hậu quả tinh thần ở người phụ nữ bị bạo hành. Kết quả Điểm trung bình Hậu quả tinh thần Đã lập gia đình chưa lập gia đình TB tổng Người phụ nữ sống trong hoang mang lo sợ 5.4 5.4 3.6 Bị trầm cảm (các bệnh tâm thần khác) 2.7 2.4 1.7 Trở nên thiếu tự chủ 3.4 3.0 2.13 Thiếu / không nhận thức được giá trị của bản thân 3.9 1.8 1.9 Cô đơn, xấu hổ, tự trách mình 5.1 3.6 2.9 Sử dung rượu chất gây nghiện 3.3 1.8 1.7 Qua bảng điểm trung bình, ta thấy hậu quả làm cho người phụ nữ sống trong hoang mang lo sợ có điểm trung bình cao nhất (3.6 ) chứng tỏ đây là hậu quả thường thấy nhất. Ngoài ra hậu quả bị trần cảm( hoặc các bệnh tâm thần khác) cũng được người dân cho là ít thấy, ( với điểm trung bình là 1.7). Hậu quả để lại cho người phụ nữ phải sử dụng rượu, chất gây nghiện thì ít thấy ở điểm trung bình là (1.7) Sự tương quan nhận thức về hậu quả bạo hành tinh thần giữa người đã lập gia đình và chưa lập gia đình là như nhau không có sự chênh lệch nhiều. Theo bảng số liệu về hậu quả của bạo hành tình dục, ta thấy những hành vi bạo hành tình dục đã đem lại tâm lý hoang mang lo sợ, tuyệt vọng, có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong, bỏ đi... Trong qua hệ tình dục mang tính ép buộc đã để lại hậu quả nặng nề làm cho nhiều phụ nữ bị lãnh cảm, mất ham muốn tình dục. Trên thực tế, người phụ nữ bị bạo hành phải ngánh chịu những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Họ vốn bị “ lép vế” trong gia đình, giờ lại trở nên thiếu tự chủ và không nhận thức được giá trị của bản thân, họ cô đơn, xấu hổ với mọi người xung quanh và với chính bản thân mình. Vì vậy có nhiều phụ nữ đã nghĩ đến việc ly thân, ly hôn hoặc tự tử nhưng nghĩ lại thương con mà không giám làm gì. Như trường hợp Chị Thu “ nhiều lúc chị không muốn sống nữa, nghĩ thương con, nếu mình chết đi, con nó rơi vào tình trạng thiếu mẹ chăm sóc nghĩ lại và chị cố sống để nuôi con và mặc kệ. Đón nhận sự bạo hành của người chồng”. Sự cam chịu, nhẫn nhục và có lòng vị tha của người phụ nữ giúp họ vượt qua đau đớn và tiếp tục sông cho gia đình yên ổn. 2.4.3 Nhận thức của người dân về cảm xúc và phản ánh của phụ nữ bị bạo hành. Cùng với nguyên nhân nhận thức chưa đúng đắn của xã hội nói chung và của phụ nữ nói riêng về vấn đề bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, nên phần lớn phụ nữ còn chấp nhận, cam chịu hoặc phản ứng rất yếu ớt đối với hành vi bạo hành của chồng. Mặc dù người phụ nữ bị bạo hành có những cảm xúc âm tính, tiêu cực nhưng dường như họ luôn tự làm cho bản thân họ thích ứng với những cảm xúc đó. Để hiểu rõ về cảm xúc người phụ nữ khi bị bạo hành với câu hỏi đặt ra: “Theo anh/ chị người phụ nữ thường cảm thấy như thế nào khi họ phải ngánh chịu những hành vi bạo hành?”. Kết quả chọn các phương án trả lời thể hiện ở kết quả của bảng sau: Bảng 10: Cảm xúc của người phụ nữ khi bị bạo hành. Kết quả Số lần lựa chọn Tỷ lệ % Cảm xúc của phụ nữ Lo sợ 25 83.3 Uất ức, phẫn nộ 10 33.3 Bình thường 2 6.7 chán nản buồn rầu 15 50 Vô tư 3 10 Thờ ơ 7 23.3 Qua bảng số liệu chúng tôi thấy, người dân cho rằng cảm xúc; “ Chán nản, buồn rầu” xuất hiện ở người phụ nữ bạo hành là nhiều nhất ( 50%), tiếp đó là xúc cảm uất ức phẫn nộ ( 33.3%), thứ ba là nỗi lo sợ ( 83.3%). Như vậy những cảm xúc tiêu cực được người dân lựa chọn nhiều nhất... cũng rất ít phụ nữ tỏ ra “bình thường” hay “vô tư”. Nhưng cũng có một phần người dân cho rằng có một số phụ nữ tỏ ra “thờ ơ” với những hành vi bạo hành đối với mình. Tuy nhiên, tôi nhận thấy ở phụ nữ bị bạo hành thường có nhiều cảm xúc khác nhau; người phụ nữ lo sợ, có cả uất ức, phẫn nộ và trong tư tưởng lúc nào cũng chán nản buồn rầu.Với nhiều cảm xúc, tâm trạng như vậy người phụ nữ bị bạo hành họ sẽ phản ứng như thế nào. Câu hỏi “ Theo anh/ chị người phụ nữ thường phản ứng như thế nào khi bị bạo hành?” đã đem lại kết quả như sau: Kết quả được đánh giá bằng điểm trung bình, mức độ phản ứng thường thấy nhất là (1 và giảm dần đến 10) Bảng 11: Những phản ứng của người phụ nữ khi bị bạo hành. Kết quả Điểm trung bình Phản ứng của người phụ nữ Đã lập gia đình chưa lập gia đình TB tổng Che giấu 9.0 7.0 5.33 Nói lại, chửi lại 8.0 8.0 6.0 Chống đỡ lại 8.5 6.0 4.83 Bỏ đi nơi khác 4.0 9.0 4.33 Nhờ sự can thiệp của người khác ( cha mẹ, anh chị em, hàng xóm) 6.0 9.0 5.0 Không nói chuyện với chồng "chiến tranh lạnh" 9.0 9.0 6.0 Cam chịu nhẫn nhục 9.5 6.0 5.13 Ly thân 6.0 4.0 3.33 Ly dị 5.0 3.0 2.66 Đi báo với chính quyền địa phương 3.5 9.0 3.83 Kết quả cho thấy, điểm trung bình đánh giá của người dân về phản ứng bằng cách “che dấu”( 5.33)sự đánh giá của người lập gia đình có phản ứng này có điểm trung bình ( 9.0), cao hơn điểm đánh giá của những người chưa lập gia đình (2.0). Những phản ứng mà người dân cho rằng là “ít báo với chính quyền địa phương”, “ ly thân”, “ ly di”. phần lớn những phản ứng có điểm trung bình dưới 5 thì đó là những phản ứng mà người dân thấy người phụ nữ bị bạo hành thường hay sử dụng như “ Tóm lại”, “ chống đỡ lại”, “bỏ đi nơi khác”, “Nhờ sự can thiệp của người khác” hoặc dùng “ Chiến tranh lạnh”. Những phản ứng nhằm chống đỡ lại hết sức yếu ớt như khóc lóc. giận dỗi, lầm lì không nói, cam chịu. Rất ít phụ nữ chồng hành hung, chửi mắng lại báo cáo chính quyền địa phương cũng vì tâm lí không muốn “ Vạch áo cho người xem lưng”, nhiều chị em ngại không dám đề cập ở các cuộc họp phụ nữ, mỗi lần người khác thăm hỏi lại không muốn nói chuyện hoặc có nói cũng giảm nhẹ tình tiết cho chồng. Tại sao phần lớn người phụ nữ bị bạo hành đều có những biểu hiện phản ứng tiêu cực, mà hầu như không có phụ nữ nào có phản ứng tích cực. Cũng vì ảnh hưởng của những quan niệm về cuộc sống vợ chồng. Họ không dám đứng lên đấu tranh, phản kháng lại những hành vi của người đàn ông trong gia đình. Những tư tưởng phong kiến “ trọng nam, khinh nữ” còn có sức mạnh chi phối cuộc sống của người dân ở các vùng nông thôn, vì thế mà áp lực của gia đình, làng xóm và xã hội càng trở lên nặng nề với người phụ nữ hơn. Vấn đề bạo hành cũng như nhiều vấn đề khác liên quan đến cuộc sống gia đình thì phần lớn người dân đều cho rằng đó là vấn đề riêng của mỗi gia đình, vì thế xã hội luôn có quan niệm cho rằng gia đình có khúc mắc gì thì “ đóng cửa bảo nhau”. Chính vì vậy việc có những phản ứng tích cực ở phụ nữ trước những hành vi bạo hành là ít xảy ra. Bởi vì, nếu có những phản ứng tích cực thì người phụ nữ không nhận được sự ủng hộ từ hàng xóm, họ hàng nên họ cam chịu để có sự yên ổn. Bản thân người phụ nữ đã xây dựng gia đình, có con cái rồi thì cuộc sống thế nào họ vẫn chịu nhẫn nhục để giữ một chỗ dựa gia đình cho con. Đôi lúc họ nghĩ đến việc ly thân, ly dị. Chính những sự nhẫn chịu đó của phụ nữ đã là một điều kiện cho hành vi bạo hành tồn tại. Người phụ nữ không phản ứng đấu tranh ngay từ đầu và hành vi bạo hành của người chồng trở thành thói quen như một cơ chế “ quen nhờn” với sự nhẫn nhục của người phụ nữ. Ngay cả trong đời sống tình dục của vợ chồng có xảy ra bạo hành hay không, thì mọi người xung quanh cũng không thể biết được để có biện pháp can thiệp, vì phần lớn phụ nữ ngại chia sẻ vấn đề này với mọi người, đó cũng là ngại về tâm lý, mọi người đều cho rằng khi nói ra vấn đề riêng tư của vợ chồng thì thật là thô thiển. Tâm lý của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng nông thôn còn ngại khi nói về quan hệ tình dục, chính những điều đó hạn chế kiến thức hiểu biết của người phụ nữ đời sống tình dục trong hôn nhân. cùng với tính độc đoán, gia trưởng của người đàn ông thì hiện tượng bạo hành về tình dục lại càng dễ dàng tồn tại và phát triển trong gia đình. Dù sao thì mong muốn, nguyện vọng của những người phụ nữ trong hoàn cảnh như vậy làm sao có cuộc sống yên ổn. Sự phản kháng yếu ớt, những lời nói vẫn chưa làm thay đổi hành vi của người đàn ông vũ phu, tệ bạc... 2.5 Nhận thức của người dân về biện pháp ngăn chặn, giải quyết của nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội đối với những hành vi bạo hành với phụ nữ trong gia đình. Trước thực trạng của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. Qua lời kể của người dân về các trường hợp bạo hành mà họ được chứng kiến. Tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về những cảm xúc và phản ứng của họ trước những cảnh bạo hành như vậy. 2.5.1 Những cảm xúc và phản ánh của người đân trước hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. Khi được hỏi : Trước những hành vi đánh chửi người phụ nữ thì anh chị coi đó là: chuyện bình thường? cảm thấy bất bình và cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương( Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ hoà giải, công an) ? Kết quả được tới 5 người cảm thấy bình thường chiếm ( 16, 6 %), cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương, và các tổ chức xã hội ( như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Tổ hoà giải có tới 25 người chọn ( chiếm 83.4 % ) Bảng 12: Cảm xúc của người dân khi phải chứng kiến hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. Cảm xúc của người dân Số lượng Tỷ lệ % Chuyện bình thường 5 16.6 Cảm nhận bất bình và cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ hoà giải, công an...) 25 83.4 Tổng 30 100 Thực tế ở địa phương mối quan hệ hàng xóm láng riềng rất cần thiết, gần gũi “ tối lửa tắt đèn có nhau” chính vì thế hàng xóm có chuyện gì lục đục, xô xát họ cũng không ngại ngần mà chạy sang can thiệp và tỏ rõ thái độ bất bình với những hành vi bạo hành đối với phụ nữ. Với câu hỏi đặt ra: Nếu anh/ chị phải chứng kiến ở gia đình hàng xóm của anh chị đang xảy ra hành vi bạo hành đối với phụ nữ, anh / chị sẽ làm gì và tại sao anh/ chị lại làm như vậy?” Có rất nhiều người trả lời rằng họ sẽ can thiệp, khuyên giải và phân tích đúng sai cho cả hai vợ chồng, nếu không họ sẽ đi báo chính quyền địa phương, và họ làm như vậy vì tình nghĩa hàng xóm, cũng như không thể chấp nhận được những hành vi bạo hành đối với phụ nữ. Họ mong muốn trong gia đình được êm ấm hạnh phúc, khu phố được trật tự, yên ổn. Mặc dù vậy vẫn có một số người cho rằng chẳng làm gì cả đó là chuyện riêng của mỗi gia đình. Chính vì sự nhận thức không đúng về cách giải quyết theo pháp luật đối với các hành vi bạo hành, phần lớn vẫn mang tư tưởng dàn xếp chứ không nên để cho to chuyện. Hơn nữa người dân chỉ xem đây mới chỉ thuộc phạm vi gia đình chứ không phải thuộc trách nhiệm của xã hội, nên sự can thiệp của người thân quen, hàng xóm để hạn chế hành vi bạo hành là kém hiệu quả. 2.5.2 Các biện pháp can thiệp của nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội đối với hiện tượng bạo hành phụ nữ trong gia đình. Hầu hết người dân đều nhận thức được rằng sự can thiệp của chính quyền địa phương có làm giảm bớt và ngăn chặn tình trạng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình có 27 người chiếm ( 90%) trong khi đó chỉ có 3 người chiếm ( 10%) chính quyền địa phương không có ảnh hưởng đến việc giảm bớt hoặc ngăn ngừa hiện tượng này. Các hình thức can thiệp chủ yếu ở địa phương sử dụng được liệt lê trong bảng dưới đây ( những hình thức can thiệp có hiệu quả được xắp xếp (từ 1 đến 5). Bảng 13: Những hình thức can thiệp của người dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội với hành vi bạo hành. Những hình thức can thiệp Điểm trung bình KHuyên giải người gây ra bạo hành 1.41 Đưa người phụ nữ đi nơi khác né tránh 3.28 Bắt giữ người gây ra bạo hành 2.74 Đưa người phụ nữ đi cứu chữa 3.62 Khuyên người phụ nữ lánh đi nơi khác 3.37 Chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn địa phương cho rằng việc sử dụnghình thức “ khuyên giải người gây ra bạo hành” là hiệu quả nhất với điểm trung bình 1.41. Nêu trường hợp nào căng thẳng có thể bắt giữ người gây ra bạo hành ( 2.74) chỉ có như vậy mới ngăn chặn được hành vi bạo hành người phụ nữ. “đưa người phụ nữ đi nơi khác né tránh” hoặc “ khuyên họ đi lánh đi nơi khác” chỉ là những biện pháp thức thời. Tất cả các hình thức này đều ở mức xử phát rất nhẹ, liệu rằng hành vi bạo hànhcó chấm dứt được không, trong khi chính quyền địa phương lại ít can thiệp ? số người cho rằng chính quyền địa phương thường xuyên can thiệp chỉ có 4 người chiếm 13, 3 %, chính quyền địa phương ít can thiệp là 16 người chiếm ( 53.4 %) còn lại không can thiệp là 10 người chiếm ( 33.3 %). Các biện pháp can thiệp cũng như mức độ can thiệp của chính quyền địa phương mới chỉ mang tính chất ứng phó tạm thời, những biện pháp, giải quyết hạn chế đi đến ngăn chặn hiện tượng này vẫn triển khai một cách sơ sài; như tuyên truyền giáo dục tư tưởng, xử phạt hành chính... Tom lại, nhũng phản ứng của người dân trước hành vi bạo hành phần lớn là những phản ứng tích cực nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, những can thiệp của nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội mới chỉ dừng lại ở biện pháp khuyên giải. Hơn nữa, chính quyền địa phương, các cơ quan có chức năng ít can thiệp, giải quyết những trường hợp nào có đơn kiến nghị. Trong khi vẫn còn có những trường hợp có hành vi bạo hành cần phải xử lý theo pháp luật. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Các số liệu thu được với sự quan sát, ghi chép phỏng vấn, sau khi phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu thực tiễn tôi xin được rút ra một số kết luận sau: - Trong cuộc sống xã hội nói chung, cuộc sống gia đình nói riêng, hình thức bạo hành được người dân biết đến, được quan tâm như một vấn đề tâm lý xã hội. - Phần lớn người dân hiểu bản chất của hiện tượng bạo hành nói chung và bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình nói riêng. - Tuy nhiên hầu hết người dân vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ về các hình thức biểu hiện của hiện tượng bạo hành. Người dân mới chỉ tập trung vào một số biểu hiện của bạo hành thể chất và bạo hành tinh thần. Với cách hiểu thông thương như đánh đập chửi mắng... - Về mức độ xảy ra của các hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, đa phần người dân cho rằng các hành vi này thường xảy ra ở mức độ thỉnh thoảng. Tuy nhiên, ở một số gia đình thì hình thức bạo hành lại xảy ra là thường xuyên. bên cạnh bạo hành thể chất, bạo hành tinh thần, còn có hình thức bạo hành tình dục, nhưng hình thức này chưa được người dân chú ý, dường như họ không chú ý đến hành vi bạo hành tình dục, nhiều người dân cho rằng, những hành vi liên quan đến tình dục là người hành vi mà người chồng có quyền đòi hỏi. Thực tế trên địa bàn nghiên cứu, hình thức bạo hành tình dục xảy ra ít, vì thế người dân không đánh giá sự nguy hiểm trầm trọng của nó. - Nhận thức về nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. Người dân đã chỉ ra được nhiều nguyên nhân; có nguyên nhân chủ yêu và nguyên nhân không chủ yếu. Tại địa bàn nghiên cứu có một số nguyên nhân cơ bản sau: + Do những nét tính cách của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình + Nguyên nhân kinh tế và một số nguyên nhân khác. - Hậu qủa của các hành vi được nhân dân nhận thức một cách đầy đủ và đã phân loại theo mức độ thường thấy ở trong gia đình có bạo hành. Hậu qủa để lại trên cơ thể người phụ nữ là chủ yếu vết thương, bầm tím, bỏng.. còn hậu quả tinh thần thi để lại hậu quả hoang mang, lo sợ, uất ức, phẫn nộ... với hình thức bạo hành tình dục, chỉ biểu hiện ở việc phụ nữ ép buộc sinh nhiều con, bắt đẻ con trai. - Người đàn ông nhận thức về hiện tượng bạo hành ( hình thức, nguyên nhân, hậu quả) mà còn có những cảm xúc, phản ứng trước hiện tượng đó. Với thái độ bất bình và cảm thấy cần thiết phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương, phần lớn người dân đều có ý thức can thiệp để hạn chế và ngăn chặn hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. - Tuy nhiên trước thực trạng như vậy, nhưng chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Tổ hoà giải... đều chưa thực sự vào cuộc, chưa có biên pháp can thiệp hiệu quả và mức độ can thiệp còn ít, chỉ có những trường hợp nào có đơn kiến nghị mới giải quyết. - Sự hiểu biết về pháp luật, về quyền nghĩa vụ của công dân của người dân còn hạn chế. - Người dân quan tâm đến giải pháp hạn chế và ngăn chặn những hành vi bạo hành, nhưng với chỉ những biện pháp trước mắt như : khuyên giải, hoà giải, can ngăn... những biện pháp mang tính chất lâu dài để phát triển bền vững, nhiều người cũng đưa ra những kiến nghị thiết thực với mong muốn góp sức cùng cộng đồng xây dựng cuộc sống ổn định và hạnh phúc. 3.2 Kiến nghị Trước thực trạng của hiện tượng bạo hành với phụ nữ. Tôi nhận thấy không ít gia đình tan vỡ, cuộc sống gia đình bị đảo lộn, kinh tế khó khăn thiêu thốn, mối quan hệ gia đình trở nên căng thẳng. Trong khi những nguyên nhân dẫn đến bạo hành chủ yếu là nhận thức của cá nhân. vấn đề gia đình luôn được xã hội quan tâm cần có những cái nhìn sâu sắc hơn về nó. - Đối với mỗi cá nhân: Không ngừng rèn luyện, đặc biệt là bản thân người phụ nữ cần học tập, nâng cao trình độ, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, hiểu biết sâu về pháp luất và những kiến thức về gia đình... thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội, sống có trách nhiệm và tình yêu thương đối với mọi người xung quanh. - Đối với cấp chính quyền các tổ chức xã hội cần hạn chế ngăn chặn các hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ. + Có biện pháp phạt năng đối với những trượng hợp có hành vi bạo hành đối với phụ nữ. + Có những buổi tập huấn, tuyên truyền về luật hôn nhân và gia đình trong đó nhân mạnh đến vấn đề bạo hành gia đình để chị em và những người được nghe tuyên truyền hiểu. + Thường xuyên có cuộc nói chuyện, trong các buổi sinh hoạt tổ nhóm phụ nữ, Hướng dẫn cho chị em cách làm kinh tế, cách nuôi dạy con theo khoa học để chị em phụ nữ học tập. - Bên cạnh đó, địa phương tạo điều kiện cho cá nhân đặc biệt là chị em phụ nữ có những trung tâm dạy nghề, giải quyết việc làm để phụ nữ có công ăn việc làm ổn định, nâng cao đời sống gia đình. Cá nhân và gia đình phối kết hợp với các tổ chức bài trừ tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, lô đề... không để xâm nhật vào trong gia đình của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật sư - Thạc sĩ NGuyễn Văn cừ, Ngô Thị Hường ( Một số vấn đề thực tiễn về luật hôn nhân và gia đình năm 2000) – NXB Chính trị Quốc gia. 2. 2. Vũ Hiếu Dân – Ngân Hà “ Văn hoá tâm lý gia đình” – NXB – văn hoá TT Hà Nội. 3. TS NGuyễn Văn Đồng “ Tâm lý học phát triển” – NXB Chính Trị Quốc gia. 4. Dương Tự an “ Nhân tố ảnh hưởng tới gia đình hiện nay” 5. Phạm Minh Hạc “ Tâm lý học đại cương” tập 1 – NXB giáo dục 1988. 6. Ngô Công Hoàn “ Tâm lý học gia đình” – NXB khoa học Hà Nội 1996 7. Hoàng Mộc lan, tập bài giảng “ Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học” năm 2003 – 2004 8. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện “ Tâm lý học gia đình ) NXB - Gia đình Đại học quốc gia Hà nội Trường đại học Khoa học & Nhân văn Khoa tâm lý học - - - - - - - - - - - - - - - PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Hiện nay vấn đề bạo hành trong gia đình đối với phụ nữ ngày càng gia tăng. để làm rõ và sâu sắc hơn vấn đề này chúng tôi đưa ra một số câu hỏi. Mong được sự giúp đỡ cộng tác của anh/ chị. xin vui lòng điền vào những chỗ có..... hoặc đánh dấu X vào những câu hỏi mà anh chi chi là đúng. Xin TRân thành cảm ơn! Câu 1: Theo anh/ chị bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình được thể hiện như thế nào?.................................................................................. ............................................................................................................... Câu 2: Theo anh / chị Người chồng gây ra hoặc bạo hành đối với phụ nữ, người chồng thường sử dụng những cách nào sau đây để gây đau khổ về mặt thể chất cho người phụ nữ. Hay chọn những phương án mà anh/ chị cho là đúng. a. đánh, tát, đá ¨ b. Dùng các vật dụng trong gia đình để đánh vợ.....¨ c. dùng gậy, que đánh vào thân thể người phụ nữ ¨ d. Cách khác ( Xin vui lòng nói rõ)....................................... ......................................................................................................... Câu 3: Theo anh/ chị Trong gia đình người chồng gây ra hoặc bạo hành đối với phụ nữ, người chồng thường sử dụng những cách nào sau đây để gây đau khổ về mặt tinh thần cho người phụ nữ. Hãy chọn những phương án mà anh/chị cho là đúng. a. Xử xự với vợ như người hầu, bắt vợ làm theo ý mình..¨ b.Cấm vợ tham gia các họt động xã hội..¨ c. Chồng cặp bồ lấy vợ bé..¨ d. Lạnh lùng bỏ rơi không quan tâm đén vợ..¨ e. Bảo vợ ngu đần, dở hơi, vô dụng..¨ f. Có những lời nhận xét không hay về vợ với người khác..¨ i. tất cả các biểu hiện trên.¨ j. Ý kiến khác( xin vui lòng nói rõ)............................................ ......................................................................................................... ........................................................................................................ Câu 4: Theo anh/ chị trong đời sống tình dục vợ chồng. những hành vi nào sau đây được coi là không tự nguyện. a. Ép buộc quan hệ tình dục ngay cả khi vợ không có hứng thú, cả khi đau ốm..¨ b. Người chồng hoặc người thân trong gia đình, ép vợ phải sinh nhiều con..¨ c. Bắt đẻ con trai..¨ d. Xem phụ nữ chỉ là người thoả mãn tình dục..¨ e.Bàn luận về những bộ phận trên cơ thể của người phụ nữ. ¨ f. các ý kiến khác..¨ Câu 5: Theo anh/ chị trong gia đình ngày nay. mối quan hệ giữa vợ chồng là : quan hệ bình đẳng dân chủ, quan hệ chuyên quyền độc đoán: a. Vợ chồng đều thống nhất bàn bác ý kiến. ¨ b. Người chồng đưa ra quyết định¨ c. Ý kiến khác........................................................................ ............................................................................................................ Câu 6: Theo anh / chị nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây khiến người chồng có những hành vi bạo hành đối với vợ. a. Tính gia trưởng độc đoán. ¨ b. Công việc của chồng quá căng thẳng. ¨ c. Chồng cờ bac, nghiện rợu, nghiện ma tuý. ¨ d. Không chung thuỷ¨ e. Không thoả mãn tình dục¨ f. ý kiến khác......................................................................... ........................................................................................................... Câu 7: Theo anh/ chị những phụ nữ như thế nào hay bị chồng đánh chửi. a. Thiếu hiểu biết, vụng về¨ b. Không chăm sóc gia đình. ¨ c. Nói nhiều, ương bướng, ngoa ngoắt, cãi lại. ¨ d. Không hiểu tâm lý chồng, không tin yêu và thông cảm với chồng. ¨ e. Nói xấu chồng trước mặt người khác ¨ f. Ý kiến khác........................................................................ ............................................................................................................ Câu 8: Theo anh / chị những hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đìnhđã để lại hậu quả về thể chất như thế nào đối với phụ nữ. a. Cơ thể đau đớn triền miên. ¨ b. Gẫy xương, bỏng, thâm tim, đau đầu, đau ngực. ¨ c. Sức khoẻ giảm sút. ¨ d. Để lại di tật. ¨ e. Tử vong. ¨ f. Tất cả hiện tượng trên. ¨ Câu 9 : Theo anh/ chị người phụ nữ thường cảm thấy như thế nào khi họ phải gánh chịu những hành vi bạo hành. a. Lo sợ¨ b. Uất ức, phẫn nộ. ¨ c. Bình thường. ¨ d. Chán nản, buồn rầu. ¨ e. Thờ ơ, lạnh nhạt¨ f. Ý kiến khác........................................................................ ........................................................................................................................ Câu 10 : Nếu anh / chị phải chứng kiến ở gia đình hàng xóm của chị đang xảy ra hành vi bạo hành đối với phụ nữ anh / chị sẽ làm gì?................................................................................................................... .................................................................................................................... Câu 11: Theo anh/ chị để ngăn chăn tình trạng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương cần làm gì? a. Tuyên truyền về gia đình làm thay đổi nhận thức của nam giới và nữ giới. ¨ b.Mở các lớp học về cách ứng xử cho các bạn trẻ trước khi kết hôn. ¨ c. Ban hành rõ ràng phổ biến một bộ luật về bạo hành gia đình. ¨ d.Các tổ chức cơ quan phản ứng nhanh để can thiệp khi cần thiết. ¨ e. Tất cả ý kiến trên. ¨ MỤC LỤC PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chon đề tài: 1 2. Đối tượng nghiên cứu: 1 3. Khách thể nghiên cứu: 1 4. Phạm vi nghiên cứu: 1 5. Mục đích nghiên cứu: 2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 7. Giả thuyết nghiên cứu: 3 8. Phương pháp nghiên cứu: 3 PHẦN 2: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Một vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo hành: 3 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài: 5 1.2.1 khái niệm nhận thức: 5 1.2.2 Khái niệm gia đình: 6 1.2.3 Khái niệm bạo hành: 6 1.3 Quyền của người phụ nữ được bảo vệ trước những hành vi bạo hành gia đình qua các văn bản pháp luật: 11 CHƯƠNG 2:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 14 2.1 Nhận thức của người dân về bản chất và các hình thức biểu hiện của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình : 15 2.1.1 Nhận thức của người dân về bản chất khái niệm bạo hành: 15 2.1.2 Hình thức bạo hành thể chất: 16 2.1.3 Hình thức bạo hành tinh thần: 18 2.1.4 Hình thức bạo hành tình dục: 20 2.2 Nhận thức của người dân về nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình: 22 2.2.1 Quan hệ của xã hội về mối quan hệ vợ chồng trong gia đình 22 2.2.2 Những nét tính cách của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình: 24 2.2.3 Nguyên nhân kinh tế và một số nguyên nhân khác :33 2.3 Nhận thức về những đối tượng có nguy cơ thực hiện bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình: 34 2.4 Nhận thức của người dân về hậu quả của hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình: 35 2.4.1 Hậu quả về thể chất: 35 2.4.2 Hậu quả về tinh thần: 37 2.4.3 Nhận thức của người dân về những cảm súc và phản ứng của phụ nữ bị bạo hành: 38 2.5 Nhận thức của người dân về những biện pháp ngăn chăn, giải quyết của nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội đối với những hành vi bạo hành với phụ nữ trong gia đình: 41 2.5.1 Những cảm xúc và phản ứng của người dân trước hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình: 41 2.5.2 Các biện pháp can thiệp của nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội đối với hiện tượng bạo hành với phụ nữ trong gia đình: 42 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 3.1 Kết luận: 44 3/2 Kiến nghị: 45 Tài liệu tham khảo 46 Phụ lục: 47

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH 26.doc
Tài liệu liên quan