Báo cáo Thực tập tại chi nhánh điện lực Hà Nam

Đơn vị sẽ cố gắng nâng sản lượng điện thương phẩm lên 1 tỷ kWh/năm với doanh thu khoảng 800 tỷ đồng/năm. Tất nhiên, để có được kết quả kinh doanh như trên, đòi hỏi tập thể Điện lực Hà Nam cố gắng nhiều hơn nữa, như: không ngừng củng cố công tác quản lý, vận hành; xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các loại quy trình phục vụ cho công tác quản lý, vận hành; thực hiện thay đổi kết dây của lưới điện nhằm làm cho công tác vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả; phấn đấu không để xảy ra sự cố chủ quan, hạn chế mức thấp nhất sự cố khách quan, xử lý sự cố trong thời gian nhanh nhất; thường xuyên kiểm tra định kỳ lưới và thiết bị điện nhằm phát hiện ra những khiếm khuyết tồn tại về mặt kỹ thuật để có kế hoạch sửa chữa kịp thời. Đồng thời, làm tốt công tác đầu tư xây dựng từ lập báo cáo đầu tư cho đến công tác đấu thầu, giám sát thi công với mục tiêu hiệu quả, hạn chế thấp nhất sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng công trình. Về công tác quản lý kỹ thuật và phát triển lưới điện, mặc dù tốc độ tăng trưởng điện trên địa bàn tỉnh chậm nhưng tập thể CBCNV trong đơn vị không lơ là, chủ quan. Bên cạnh việc thực hiện tốt phương thức vận hành phù hợp với thực tế lưới điện khu vực, Điện lực chú trọng công tác kiểm tra, phát hiện xử lý sự cố, đồng thời đẩy mạnh công tác sửa chữa, cải tạo lưới điện, phát huy đối đa năng lực thiết bị, nâng cao công suất trạm biến áp tại các điểm nóng, các khu vực đông dân cư, giải quyết cơ bản tình trạng quá tải cục bộ. Đây là một trong những biện pháp quan trọng đảm bảo cho lưới điện vận hành an toàn, liên tục. Bên cạnh công tác sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện trên phạm vi toàn tỉnh, Điện lực Hà Nam đã thi công hoàn thành 6 công trình trạm biến áp phục vụ chống quá tải cho các xã Đại Cương, Châu Lý; các đường dây từ hạ thế đến 35 kV Đập Môi, Bình Lục; các khu hạ thế số 2 thị trấn Quế, số 3, số 4 thị trấn Vĩnh Trụ. Đồng thời tiếp tục thi công các khu hạ thế số 1 thị trấn Quế; đường dây 35 kV khu công nghiệp Đồng Văn; đẩy mạnh tiến độ xây dựng đường dây cấp điện cho các khu, cụm công nghiệp Biên Hoà (huyện Kim Bảng), Hoà Hậu (Lý Nhân), Đo Xá (thị xã Phủ Lý), Hoàng Đông (Duy TIên) và Nhà máy Xi măng Kiên Khê. Dự kiến trong năm nay, Điện lực sẽ triển khai xây dựng mới trạm biến áp 110 kV Thanh Nhị (huyện Thanh Liêm) để cấp điện cho khu công nghiệp, nhằm ổn định phụ tải cho huyện Kim Bảng và các vùng phụ cận trong nhiều năm tới.

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4006 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại chi nhánh điện lực Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán trình Giám đốc phê duyệt; Kiểm tra việc tuân thủ các chế độ, các quy định quản lý tài chính của Nhà nước, TCT và Công ty đã ban hành đối với các đơn vị, bộ phận trong Công ty; Phối hợp, tham gia cùng các phòng chức năng Công ty trong các chương trình, công việc khác khi có yêu cầu của Giám đốc Công ty; Phối hợp với Kiểm toán nội bộ của TCT khi có yêu cầu. Phòng Kiểm toán nội bộ có 6 người, có 1 trưởng phòng và không có phó phòng, 100% có trình độ đại học và đều là chuyên ngành kinh tế. Thực tế, vai trò của phòng rất mờ nhạt, hoạt động chỉ mang tính hình thức, không đúng như chức năng nhiệm vụ đã đề ra, mặt khác, kết quả kiểm toán của phòng cũng không được chấp nhận khi có kiểm toán Nhà nước hay kiểm toán của Tổng công ty đến làm việc, chính vì vậy mà hoạt động của phòng gần như không hiệu quả. 1.1.15. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Bảo hộ lao động. Tham mưu giúp Giám đốc và thực hiện công tác an toàn, BHLĐ trong công ty, cụ thể: Xây dựng kế hoạch KTAT, các biện pháp ATLĐ; Tổ chức biên soạn, trình duyệt các nội quy, quy chế, quy trình, quy định, biện pháp đảm bảo ATLĐ - BHLĐ - VSLĐ - PCCN; Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước, các chỉ thị, nội quy, quy chế , quy trình, quy phạm của ngành về ATLĐ - BHLĐ - VSCN; Điều tra các vụ tai nạn lao động, sự cố lưới điện, cháy nổ, tổ chức kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp phòng ngừa; Phối hợp với phòng BVQS và các đơn vị lập phương án PCCC của Công ty, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện phương án đã được duyệt đối với các đơn vị. Phòng Bảo hộ lao động hiện có 6 người, 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 5 người trình độ đại học (83,33%) và 1 người trình độ cao đẳng (16,67%). Phòng hoạt động tương đối có hiệu quả, không để xẩy ra hiện tượng nào đáng tiếc. 1.1.16. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Quản lý đấu thầu. Thực hiện các thủ tục đấu thầu mua sắm VTTB; Tham gia thẩm tra và trình duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, nội dung hợp đồng với các nhà thầu của các dự án do các đơn vị chủ trì trình Giám đốc phê duyệt. Phòng Quản lý đấu thầu có 5 người, 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 100% trình độ đại học, trong đó 2 người chuyên môn kỹ thuật và 3 người có chuyên môn kinh tế. Nói chung, hoạt động của phòng tương đối có hiệu qủa, đảm bảo đúng quy trình mời thầu và thẩm định kết quả đấu thầu. 1.1.17. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Thi đua tuyên truyền. Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng và tuyên truyền trong công tác sản xuất kinh doanh của Công ty; Nghiên cứu, tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn thi đua để tổ chức phát động các phong trào thi đua quý, năm và hướng dẫn tổ chức thực hiện; Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, là đầu mối liên hệ giữa Công ty và các cơ quan báo chí – phát thanh – truyền hình và các phóng viên, biểu dương các gương người tốt việc tốt và sự phát triển của Công ty; Quản lý và xây dựng phòng truyền thống của công ty, thu thập các tư liệu, dữ liệu, hiện vật có giá trị bổ sung vào phòng truyền thống. Phòng hiện nay có 6 người, 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 4 người trình độ đại học (66,67%) và 2 người trình độ cao đẳng (33,33%). Nhiệm vụ chính của phòng là thi đua và công tác tuyên truyền. Trên thực tế, phòng chủ yếu làm công tác thi đua, còn công tác tuyên truyền và đầu mối liên hệ với các cơ quan báo chí – tuyên truyền hầu như không có. Nói chung, chức năng nhiệm vụ thực tế của phòng không đủ để cán bộ làm, hay nói cách khác, với nhiệm vụ chức năng như vậy, công ty bố trí riêng 1 phòng để phụ trách là hơi lãng phí. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bộ máy của công ty thêm cồng kềnh. 2. Phương pháp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty 2.1. Phương pháp xây dựng chiến lược của công ty. Công ty chịu trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm có phân ta từng năm trên cơ sở thực tế nguồn lực hiện có, trình Tổng công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện. Theo hướng dẫn của Công ty, các đơn vị tiến hành lập kế hoạch của đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch phát triển 5 năm, kế hoạch năm, quá trình Công ty xét duyệt và tổ chức thực hiện. Qua tham khảo một số mô hình quản lý kinh doanh điện năng của các nước trên thế giới gắn liền với việc xem xét thực trạng mô hình quản lý độc quyền nhà nước cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh ngành Điện Việt Nam. Với những định hướng phát triển của ngành Điện trong thời gian tới cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường điện lực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có thể xem xét biến động của từng đối tượng tham gia vào thị trường điện trong giai đoạn 2005-2010 để xây dựng mô hình hợp lý, cụ thể như sau: - Đối với EVN: do đặc thù của ngành điện Việt Nam trong điều kiện hiện nay là mức cung khó có thể đáp ứng được cầu điện năng trong giai đoạn này. EVN cần chủ động điều tiết các nguồn phát đảm bảo cân bằng hệ thống, do vậy có thể trở thành người mua duy nhất của các nhà máy điện. - Đối với các nhà máy điện: từng bước thực hiện cổ phần hoá các nhà máy điện, chuyển các nhà máy điện thuộc EVN thành các nhà máy điện độc lập. Các nhà máy điện chỉ bán điện trực tiếp cho EVN thông qua chào giá cạnh tranh. Tuy nhiên trong điều kiện phát triển hơn của hệ thống lưới điện, các khách hàng lớn cũng có thể mua trực tiếp từ các nhà máy điện. - Đối với các công ty truyền tải: với bản chất là độc quyền tự nhiên, do vậy Nhà nước vẫn nắm giữ thực hiện các hoạt động truyền tải điện từ người mua duy nhất (EVN) đến các công ty điện lực. - Đối với các công ty phân phối điện năng: thực hiện chuyển đổi trở thành đơn vị độc lập với EVN dưới hình thức Công ty mẹ - Công ty con. Do việc chuyển đổi thị trường điện thực tế không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các công ty phân phối điện do vậy vẫn giữ nguyên chức năng kinh doanh là độc quyền phân phối điện năng cho khách hàng. - Do cần đảm bảo tính phù hợp của một số hoạt động độc quyền trong mô hình như: EVN độc quyền mua điện từ các nhà máy điện độc lập, độc quyền bán điện cho các công ty phân phối điện năng, các công ty phân phối độc quyền bán điện cho khách hàng cuối cùng do vậy cần thiết phải có một cơ quan đứng ra kiểm soát hoạt động này với tư cách hoàn toàn độc lập. - Đối với khách hàng: Tiếp tục chịu mua điện từ một công ty phân phối điện duy nhất trong phạm vi địa lý do bởi các cơ sở hạ tầng của ngành điện trong giai đoạn này có thể chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất theo mô hình của thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn. Tuy nhiên đối với các khách hàng có phụ tải lớn có thể mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện hoặc thông qua lưới truyền tải của EVN Riêng đối với Điện lực Hà Nam, một mặt, lãnh đạo đơn vị vừa lo triển khai bộ máy quản lý, xây dựng lực lượng, đào tạo công nhân kỹ thuật, tiếp nhận quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn nhằm ổn định cơ sở vật chất nơi làm việc. Mặt khác, tiếp tục củng cố lưới điện để đảm bảo vận hành, cấp điện ổn định cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho địa phương. Tuy nhiên, khó khăn cứ chồng thêm khó khăn khi cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị nghèo nàn, nguồn vốn hạn hẹp, lưới điện của khách hàng cũ nát, lại nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, thường có mưa giông, bão lũ nên các sự cố về lưới và thiết bị điện lớn hay xảy ra, ảnh hưởng nhiều đến hệ thống lưới điện nói chung của toàn tỉnh cũng như công tác quản lý, kinh doanh của đơn vị. Về cơ bản, bộ máy quản lý và sản xuất khá hoàn chỉnh; đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo đủ khả năng quản lý vận hành lưới điện; cơ sở vật chất kỹ thuật được củng cố; việc xây lắp, sửa chữa, cải tạo lưới điện do cấp trên giao đều được hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng. Ngoài việc đảm bảo tốt công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập ổn định, giải quyết kịp thời, thoả đáng các chế độ theo đúng quy định của Nhà nước và thực hiện tốt việc điều dưỡng phục hồi chức năng cho cán bộ, công nhân viên, lãnh đạo đơn vị còn rất chú trọng tới các hoạt động của đoàn thể như Phụ nữ, Thanh niên, Công đoàn,… Do đó, trong suốt thời gian qua, Đảng bộ Điện lực luôn được công nhận là tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức Công đoàn mạnh, Đoàn Thanh niên được Trung ương Đoàn tặng cờ cơ sở Đoàn vững mạnh trong 5 năm liền và luôn là Đoàn cơ sở mạnh dẫn đầu khối cơ quan Dân - Chính - Đảng ở tỉnh, năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Không những thế, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc đã được tập thể cán bộ công nhân viên nơi đây biến thành những hành động cụ thể thiết thực như: nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp tích cực cho các quỹ từ thiện, công ích, động viên thăm hỏi gia đình chính sách... Thời gian qua, Điện lực Hà Nam đã nhận được nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của các Bộ, ban, ngành. Và như đã nói ở trên, trong những thành tích này, công lớn thuộc về tập thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên Điện lực Hà Nam trong suốt thời gian dài bền bỉ phấn đấu, nỗ lực không ngừng trên tinh thần đoàn kết. Nhưng, sẽ là chưa đủ khi không nhắc tới kỹ sư Vũ Thanh Liêm - người lãnh đạo đứng mũi chịu sào của Điện lực Hà Nam, người góp một phần công sức vào những thành công nói trên. Ông chính là một trong những cá nhân tiêu biểu mới được trao tặng Cúp vàng Giám đốc Tài năng năm 2009 tại Hà Nội vào cuối tháng 3 vừa qua.        2.2. Chiến lược của công ty đến năm 2012 Định hướng phát triển Điện lực trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nhấn mạnh: phát triển nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống truyền tải, đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Đối với Tổng công ty Điện lực Việt Nam nói chung và của công ty Điện lực Hà Nam nói riêng đã được Tổng công ty định hướng: " Tập trung phát triển cơ khí Điện lực và chế tạo thiết bị viễn thông, tiến tới nghiên cứu chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế. Phấn đấu đến năm 2012 hoàn toàn tự chủ về thiết bị điện có thể đáp ứng nhu cầu máy biến áp 220KV và các thiết bị 220KV khác. Đầu tư chế tạo các thiết bị thủy lực và các cấu kiện của các Nhà máy thủy điện , nhiệt điện được chế tạo trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu. Trên cơ sở đó, định hướng phát triển của Công ty CKĐL Điện lực đề ra các nhiệm vụ chủ yếu và kế hoạch phát triển đến năm 2012 nằm trong tổng thể phát triển của Điện lực Hà Nam là: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng truyền thống: phụ kiện đường dây, cột thép mạ kẽm nóng, sửa chữa và xây lắp các công trình điện, tăng cường công tác kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phát triển sản xuất kết cấu thép cho các Nhà máy thủy điện, nhiệt điện. Đồng thời hướng tới sản xuất một số thiết bị phụ trợ cho các Nhà máy nhiệt điện và các thiết bị điện khác đáp ứng mục tiêu phát triển của Tổng công ty Điện lực Việt Nam và sản xuất các sản phẩm kết cấu thép mà thị trường cần. Phấn đấu đến năm 2012 đạt doanh thu 300 tỷ đồng vừa đảm bảo vốn góp của Nhà nước, vừa tích lũy vốn nhằm liên kết với các đơn vị khác tham gia đầu tư xây dựng một Nhà máy thủy điện có công xuất 10-30Mw. Và sẽ phát triển thành một Công ty đa ngành, đa nghề . Biểu 3: Năm 2008 các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu đạt được như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính TH 2007 TH 2008 So sánh (2008/2007) 1. Điện thương phẩm Tr.kWh 519,63 569,7 9,6% 2. Tỷ lệ tổn thất % 6,39 5,88 - 0,51% 3. Giá bán BQ đ/kWh 701,0 708,467 + 7,5đ/kwh 4.Doanh thu tiền điện Tr. đồng 364,261 403,614 +10,8% Điện lực Hà Nam đã và đang phấn đấu hoàn thành kế hoạch với mục tiêu góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao và có hiệu quả hơn trong nhu cầu tiêu thụ điện của nhân dân. Bên cạnh đó, Điện lực Hà Nam còn tạo mọi điều kiện thuận lợi để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng, nhất là các nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác đầu tư. 3. Phân tích công tác quản trị sản xuất 3.1. Về việc xây dựng kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất. 3.1.1. Về kinh doanh điện năng- điện nông thôn - Công tác kinh doanh điện năng: Tính đến thời điểm 31/12/2008 Điện lực có tổng số 27.745 khách hàng mua điện với 29.084 công tơ các loại, trong đó : Khách hàng dùng điện 1pha là 26.386 khách hàng, khách hàng dùng điện 3 pha là 1.359 khách hàng Hiện đang vận hành 2.501 công tơ điện tử 1 pha của Hãng OMNI SYSTEM Hàn Quốc để bán điện trong khu vực Thành phố Phủ Lý đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước. Điện lực đã tiến hành kiểm tra quy trình kinh doanh năm 2008 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành, cho các Cán bộ công nhân viên trong dây truyền sản xuất kinh doanh của Điện lực, kết quả kiểm tra đạt 91% - Quản lý điện nông thôn: Đã thực hiện việc tiếp nhận bán điện đến từng hộ dân ở nông thôn là 06 xã thuộc Huyện Kim Bảng và Lý Nhân. Đang hoàn thiện thủ tục tiếp nhận 05 xã Huyện Bình Lục. 3.1.2. Về công tác đầu tư xây dưng Kế hoạch đầu tư năm 2008 công ty giao là 70 công trình với tổng giá trị là 46,5 tỷ đồng, trong đó : Chuyển tiếp từ năm 2007 sang : 39 công trình, với giá trị 18,5 tỷ đồng Khởi công mới : 31 công trình với giá trị 28 tỷ đồng Ngoài ra Điện lực Hà Nam đang chuẩn bị triển khai 02 dự án lớn + Xây dựng Trạm biến áp 110kV tại Khu công nghiệp Châu Sơn + Mở rộng nhà điều hành sản xuất Điện lực Hà Nam. Hai dự án này sẽ được ghi kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2009 3.1.3. Về công tác quản lý, vận hành lưới điện Biểu 4: Tình hình sự cố lưới điện năm 2008 cụ thể như sau: ĐZ và thiết bị Loại sự cố Năm 2007 Năm 2008 So sánh Đường dây 35kV Sự cố vĩnh cửu 80 lần 79 lần - 0,1 lần Đường dây 6, 10, 22kV Sự cố vĩnh cửu 35 lần 59 lần +24 lần Sự cố thiết bị 85 lần 81 lần - 0,4 lần Cộng 200 lần 219 lần +19 lần 3.1.3.1. Công tác vận hành : Phòng kỹ thuật luôn duy trì chế độ kiểm tra công tác kỹ thuật tại các đơn vị mỗi quý 1 lần Biên soạn các quy định, quy trình vận hành, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về công tác QLKT như quy định chu kỳ kiểm tra định kỳ đường dây và TBA, quy định đánh số cột, mẫu tên trạm biến áp Đã chuyển đổi xong lưới 10kV lộ 917 Mai Xá, tuyến cấp điện về Phủ Lý ( gồm 27 trạm biến áp) lấy nguồn điện 22kV, chuyển đổi cơ bản các phụ tải phường Lê Hồng Phong lấy nguồn 22kV đảm bảo cấp điện ổn định cho các cơ quan, ban ngành của tỉnh tại khu vực phường Lê Hồng Phong Lập phương án kỹ thuật thi công hoàn thiện, tiếp nhận bán điện đến từng hộ dân Thực hiện hoàn thành dự án IVO cải tạo lưới điện huyện Kim Bảng và dự kiến hoàn thành trong năm 2008 bán điện đến từng hộ dân thuộc 05 xã, phường Tham gia và thực hiện đề án tiếp nhận lưới điện nông thôn về Điện lực Hà Nam quản lý và bán điện đến từng hộ dân đã được UBND tỉnh và Công ty Điện lực phê duyệt 3.1.3.2. Công tác định kỳ hành năm Đã lập và ban hành phương án giảm tổn thất điện năng năm 2008, phương án phòng chống lụt bảo năm 2008 và tổ chức diễn tập Phòng chống lụt bảo theo phương án giả định tại chi nhánh điện Kim Bảng, Duy Tiên, Lý Nhân đạt kết quả tốt. Theo dõi thí nghiệm định kỳ các trạm trung gian 35/10- 6kV và các trạm biến áp phân phối. Đôn đốc các đơn vị lập ngay phương án xử lý các khiếm khuyết thí nghiệm định kỳ 3.1.3.3 Công tác quy hoạch lưới điện Tham gia góp ý kiến cùng với Sở Công thương Hà Nam tham mưu cho Tỉnh về phát triển quy hoạch lưới điện cho các huyện, thị trong Tình Để đảm bảo đáp ứng cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bản Tỉnh đề nghị Công ty Điện lực 1 đôn đốc các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình 110kV Đồng Văn, trạm 110 Thanh Nghị... 3.1.4 Về công tác kinh doanh viễn thông: Về cơ sở hạ tầng viễn thông Các vị trí BTS : Đến thời điểm hiện tại đã xây dựng và đưa vào hoạt động 19 trạm thu phát sóng đó là các trạm BTS : trụ sở Điện lực, CNĐ Kim Bảng, CNĐ Thanh Liêm, TG Hòa Mạc, TG Tiên Hiệp, UBND xã Nhân Mỹ, 110kV Lý Nhân, xã Nguyên Lý, xã Nhân Đạo, xã Tân Sơn, xã Trịnh Xá, xã Liêm Sơn, CNĐ Bình Lục, 110kV Đồng Văn, xã Thanh Hải, 110kV Phủ Lý, BTS Ba Sao- Kim Bảng, xã Ngọc Lũ và TT Kiện Khê Các tuyến cáp quang: Hiện nay TT Viễn thông Điện lực đã và đang quản lý vận hành 14 tuyến cáp quang với tổng chiều dài 112km và 03 tuyến cáp quang truyền số liệu có chiều dài 3,05km. Tình hình kinh doanh dịch vụ viễn thông Công tác quảng cáo, tuyên truyền : Trung tâm viễn thông Điện kực đã phát tờ rơi, treo băng zôn tại tất cả các trạm trung gian, chi nhánh điện và trung tâm các huyện, thị trấn Kênh phân phối sản phẩm dịch vụ: Mạng lưới phát triển khách hàng là cán bộ, công nhân viên trong ngành, cộng tác viên ngoài ngành, các đại lý và hợp tác xã trong địa bàn tỉnh Hà Nam. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh viễn thông: Tổng số thuê bao lũy kế đến ngày 31/12/2008 là 19,023 thuê bao + E-Com l : 15.572 thuê bao + E- Phone: 1.206 thuê bao + E- Mobile: 2.245 thuê bao Tổng doanh thu thực hiện năm 2008 là 10.771 tỷ đồng + E- Com: 9.674 tỷ đồng + E- Phone: 379 triệu đồng + E- Mobile: 718 triệu đồng 3.2. Công tác điều độ sản xuất Về mặt sản xuất- kinh doanh, công ty thực hiện công việc chủ yếu là bán điện do đó khâu quyết định là khâu thu tiền điện và quản lý chống thất thoát điện. Để khắc phục tình trạng lấy cắp điện công ty điện lực Hà Nam thực hiện việc lắp công tơ điện ngoài cột và tiến hành kiểm tra thường xuyên đảm bảo độ chính xác của công tơ điện là một bước đột phá tạo lợi nhuận lớn cho công ty. Việc đến từng hộ vừa thu tiền vừa thuận lợi cho người tiêu dùng vừa nhanh chóng thu được tiền ngay, giảm hiện tượng nợ đọng qua nhiều tháng. Công ty cũng đang từng bước giảm biên chế trong khâu phân phối và trong các phòng ban nhằm tinh giảm bộ máy, tạo ra sự linh hoạt hơn trong công việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao đời sống của công nhân viên trong công ty. Về giá điện nhất là điện nông thôn đã qua nhiều đợt điều chỉnh và đến nay các xã đã có giá điện về dưới giá trần. 3.2.1. Công tác quản lý kỹ thuật lưới điện. Công ty chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý vận hành an toàn, liên tục, bảo đảm chất lượng điện của hệ thống lưới điện toàn Công ty. Các Điện lực chịu trách nhiệm: bảo đảm quản lý, vận hành an toàn lưới điện từ 35 KV trở xuống. Xí nghiệp quản lý lưới điện 110 KV chịu trách nhiệm bảo đảm quản lý vận hành an toàn các thiết bị trạm biến áp và đường dây không 110 KV. Trường hợp có sự cố lớn nghiêm trọng vượt khả năng của mình phải báo cáo kịp thời với Công ty xin hướng chỉ đạo giải quyết. Xem xét và quyết định việc thay đổi kết cấu lưới điện hạ thế trong phạm vi đơn vị quản lý, nhưng phải bảo đảm việc cấp điện an toàn. Việc thiết kế lưới điện trung áp trở lên do Trung tâm thiết kế thực hiện. 3.2.2. Công tác sửa chữa lưới điện. Theo kế hoạch hàng năm được Tổng công ty duyệt, Công ty tổ chức thực hiện, nghiệm thu và duyệt quyết toán các công trình sửa chữa lớn có giá trị từ 6 tỷ đồng Việt Nam trở xuống. Các công trình điện, sửa chữa đường dây và trạm biến áp 3.2.3. Công tác điều độ – thông tin hệ thống điện. Công ty chấp hành sự chỉ huy thống nhất của Trung tâm điều độ quốc gia và Trung tâm điều độ hệ thống miền. Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành, điều hành toàn bộ lưới điện trung áp, chịu trách nhiệm quản lý và sửa chữa toàn bộ hệ thống tổng đài tự động. Giải đáp và xử lý các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện về: báo sửa chữa điện, lắp đặt công tơ, ghi chữ số công tơ, thu tiền điện, giá bán điện, các yêu cầu phát triển hệ thống điện … Các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm: quản lý vận hành, điều hành toàn bộ lưới điện hạ áp. 3.2.4. Công tác khoa học công nghệ – môi trường và máy tính. Công ty phát triển, khai thác có hiệu quả hệ thống máy tính. Thống nhất quản lý mạng máy tính toàn Công ty, chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu trên mạng máy tính. Đề xuất nhập công nghệ kỹ thuật mới trình Tổng công ty. Xét thưởng sáng kiến cải tiến mức dưới 10 triệu đồng. Các đơn vị trực thuộc được xét duyệt, quyết định khen thưởng tới mức 500.000 đồng sáng kiến theo quy định; được phép khai thác các cơ sở dữ liệu của Công ty theo phân cấp để tự lập các phần mềm ứng dụng của đơn vị mình mà Công ty chưa có. 4. Phân tích tình hình quản trị và phát triển nguồn nhân lực của công ty. 4.1. Cơ cấu và tình hình sử dụng lao động 4.1.1. Công tác tổ chức : Công ty hàng năm xây dựng, trình Tổng công ty duyệt tổng số lao động, biên chế bộ máy quản lý, kế hoạch và đơn giá tiền lương. Duyệt kế hoạch lao động và biên chế bộ máy quản lý các đơn vị trực thuộc trong tổng số biên chế lao động đã được Tổng công ty duyệt . Xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng, xây dựng đơn giá tiền lương sản xuất khác đăng ký với Tổng công ty. Ký kết HĐLĐ, xây dựng TƯLĐTT, nội quy lao động và kỷ luật lao động, giải quyết các tranh chấp về HĐLĐ. Các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm: Ký HĐLĐ theo mùa vụ dưới 1 năm theo chỉ tiêu tuyển dụng lao động hàng năm do Công ty duyệt, thực hiện theo đúng luật lao động, được thuê lao động để thực hiện các công việc không thường xuyên. Công ty xây dựng dự thảo điều lệ, tổ chức hoạt động của Công ty trình Tổng công ty phê duyệt. Duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc. Xây dựng quy chế phân cấp quản lý của Công ty trên cơ sở phân cấp quản lý của Tổng công ty, báo cáo Tổng công ty và tổ chức thực hiện. Xây dựng phương án quy hoạch cán bộ, chức danh tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, quyết định nghỉ hưu … các cán bộ thuộc diện quản lý sau: + Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, phó các đơn vị trực thuộc. + Trưởng, phó phòng Công ty + Trưởng phòng Kế toán các đơn vị trực thuộc. + Cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ ngạch chuyên viên cấp chính trở lên. Xem xét đề nghị Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động các Giám đốc cá đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc thực hiện áp dụng mô hình cơ bản nên trong quy chế đã quy định cho từng đơn vị, khi muốn thay đổi một đơn vị trong mô hình, hoặc thành lập một đơn vị mới thì đơn vị phải lập phương án trình Giám đốc Công ty duyệt và quyết định, hoặc uỷ nhiệm cho đơn vị quyết định. Được ra quyết định bổ nhiệm các trưởng, phó các đơn vị (sau khi ra quyết định bô rnhiệm, phải báo cáo Giám đốc Công ty) xét và quyết định nâng bậc lương cho nhân viên của đơn vị có hệ số lương từ 2,21 trở xuống (việc chuyển ngạch lương do Công ty xét duyệt). Xét và quyết định khen thưởng thi đua hàng năm, đột xuất cho tập thể, cá nhân từ Phó Giám đốc xí nghiệp, Điện lực trở xuống. Được ra quyết định thi hành kỷ luật đến hình thức kỷ luật chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn, khi xử lý kỷ luật hình thức sa thải phải báo cáo và gửi hồ sơ kỷ luật về Công ty. 4.1.2. Công tác thực hiện phát triển nguồn nhân lực + Hoàn thiện hồ sơ nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy- PC1 quản lý và cán bộ các đơn vị trực thuộc Điện lực năm 2007 + Đã hoàn thành hồ sơ, quy trình giới thiệt nguồn quy hoạch cán bộ A1 diện Ban thường vụ Tỉnh ủy- Công ty Điện lực 1 quản lý và luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Điện lực, trình PC1 duyệt + Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, việc lưu trữ hồ sơ tài liệu tại các đơn vị trực thuộc + Hoàn thành thủ tịch cho 04 CNV nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ theo quy định 306 của EVN + Xây dựng phương án tổ chức hoạt động, thành lập phòng Giám sát. kiểm tra công tác mua bán điện của Điện lực và thành lập phân xưởng đo lường thí nghiệm điện trình PC1 + Thực hiện soạn thảo và ký lại hợp đồng đại lý dịch vụ điện nông thôn xã Đại Cương, Kim Bảng + Triển khai thực hiện rà soát chính trị nội bộ phục vụ cho công tác điều động, luân chuyển công tác đối với 06 đồng chí trường- phó các đơn vị trực thuộc Điện lực, đề bạt, bổ nhiệm mới 03 đồng chí các đơn vị phó + Thành lập phòng Giám sát, kiểm tra công tác mua bán điện của Điện lực, chính thức hoạt đồng từ ngày 01/07/2008 Công ty Điện lực Hà Nam có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện lực, đặc biệt là có đội ngũ công nhân lành nghề, có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động cho việc đầu tư hiện đại hoá lưói điện, cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển công ty. 4.1.3. Thực trạng về đội ngũ lao động quản lý Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò của các quản trị viên. Chất lượng của đội ngũ quản tri viên đóng góp một phần vô cùng quan trọng đến kết quả hoạt động của công ty. Biểu 5: Cơ cấu lao động quản lý theo chức danh (theo trình độ học vấn) TT Chức danh Trưởng Phó CM kỹ thuật CM kinh tế CM khác ĐV công tác ĐH TC ĐH TC ĐH TC 1 Giám đốc 1 1 - - - - - 2 Phó giám đốc 0 3 3 - - - - - 3 Văn phòng công ty 1 2 1 1 - 1 - - 4 Phòng Kế hoạch 1 2 2 1 - - - - 5 Phòng Tổ chức – lao động 1 1 1 1 - - - - 6 Phòng Kỹ thuật 1 1 2 - - - - - 7 Phòng Tài chính kế toán 1 1 - - 2 - - 8 Phòng Vật tư 1 1 1 1 - - - - 9 Phòng Bảo vệ quân sự 1 1 1 1 - - - - 10 Phòng quản lý ĐTXD 1 2 2 - - 1 - - 11 Phòng Kinh doanh 1 2 2 - 1 - - - 12 Phòng KTĐN & XNK 1 0 1 - - - - - 13 Phòng Thanh tra 1 1 - - 1 - 1 - 14 Phòng Kiểm toán nội bộ 1 0 - - 1 - - - 15 Phòng QL điện nông thôn 1 1 2 - - - - - 16 Phòng BHLĐ 1 1 1 1 - - - - 17 Phòng quản lý đấu thầu 1 1 1 - 1 - - - 18 Phòng Thi đua tuyên truyền 1 1 - 1 - - 1 - 19 Phòng Điều độ thông tin 1 3 2 1 1 - - - Cộng 18 24 22 9 7 2 2 0 Biểu 6: Cơ cấu lao động quản lý theo chức danh TT ĐV công tác Số CB Đã qua Độ tuổi Trình độ c/trị Nữ lớp QLý 31-40 41-50 51-60 Cao cấp Cử nhân/ Sơ cấp 1 Giám đốc - 1 - - 1 - 1 2 Phó giám đốc - 3 - 3 - - 3 3 Văn phòng công ty - 1 - 2 1 1 - 4 Phòng Kế hoạch - 1 2 - 1 1 - 5 Phòng Tổ chức – lao động - 1 - 1 1 1 - 6 Phòng Kỹ thuật - 1 - 1 1 1 - 7 Phòng Tài chính kế toán 2 0 - 2 - 1 1 8 Phòng Vật tư 1 0 1 - 1 - - 9 Phòng Bảo vệ quân sự - 0 - 1 1 1 1 10 Phòng quản lý ĐTXD 1 0 - 1 2 - 1 11 Phòng Kinh doanh 1 0 1 2 - - 1 12 Phòng KTĐN & XNK 1 0 - 1 - 1 - 13 Phòng Thanh tra - 0 - 1 1 1 1 14 Phòng Kiểm toán nội bộ 1 0 - - 1 - 1 15 Phòng QL điện nông thôn - 1 - - 2 1 - 16 Phòng BHLĐ - 0 - 2 - 1 - 17 Phòng quản lý đấu thầu 1 0 - - 2 - - 18 Phòng Thi đua tuyên truyền 1 1 - 1 1 1 - 19 Phòng Điều độ thông tin - 0 1 3 0 1 - Cộng 9 10 5 21 16 12 10 Qua biểu 2 và biểu 5, ta thấy cán bộ chức danh có tất cả là 42 người (trên tổng số 367 lao động của cơ quan công ty), trong đó số cán bộ lãnh đạo nữ là 9, chiếm tỷ trọng 21,43% (9/42). Trong tổng số 42 cán bộ chức danh, có 31 người được đào tạo qua đại học, như vậy tỷ lệ đại học trong cán bộ chức danh của công ty là 31/42, tương đương 73,8%; trong đó đại học kỹ thuật là 22 người, chiếm 22/31= 70,96%, đại học kinh tế là 7 người, tương đương 7/31 = 22,58%, còn lại là đại học Luật (phòng Thanh tra pháp chế) và đại học Tổng hợp khoa văn (phòng Thi đua tuyên truyền) là 2 người, tương đương (6,4%). Bên cạnh đó, số cán bộ được đào tạo qua lớp quản lý lại chiếm tỷ trọng thấp: 10/31 = 32,25%. Như vậy tỷ lệ cán bộ chức danh được đào tạo qua đại học còn chưa cao (73,8%). Ở công ty, đa số cán bộ chức danh có chuyên môn kỹ thuật, được chuyển sang làm công tác quản lý, trực tiếp tham gia công tác quản lý, nhưng lại chưa được đào tạo thêm về quản lý (32,25%). Trong thực tế hiện nay, vai trò quản lý ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý lại vừa là nghệ thuật, lại vừa mang tính khoa học, các nhà quản lý ngoài trình độ chuyên môn vững vàng, còn cần phải có một trình độ, kỹ năng quản lý nhất định. Điều này đòi hỏi, trong tương lai, công ty phải tích cực tăng cường nâng cao và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cả về kinh tế và kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ chức danh của mình. 4.2. Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực 4.2.1. Tuyển dụng lao động Công ty Điện lực Hà Nam là doanh nghiệp kinh doanh điện năng trong toàn tỉnh Hà Nam, một mặt hàng có tầm quan trọng không chỉ về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đến vấn đề xã hội- chính trị của đất nước, mặt khác, công ty còn có những chức năng quan trọng khác như thí nghiệm, sửa chữa thiết bị điện, xây lắp các công trình điện đến 110KV, … đòi hỏi lực lượng lao động của công ty phải có trình độ văn hoá chuyên môn, sức khỏe tốt, có kỷ luật và tác phong công nghiệp. Trong việc tuyển dụng, công ty chú trọng những cán bộ nhân viên có kiến thức trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng được nhiệm vụ của công ty. Trình độ cán bộ công nhân viên của công ty Điện lực Hà Nam trong một số năm gần đây được tổng hợp ở biểu sau: Biểu 7: Trình độ học vấn của CBCNV từ năm 2004 đến 2008 Năm Trình độ 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số lao động 3096 3206 3510 3663 3967 - Trên đại học 0 0 7 7 7 - Đại học 497 612 722 879 987 - Trung học – cao đẳng 318 315 328 355 349 - CNKT 1036 1037 1085 1598 1729 - CNPT 1245 1242 1368 824 895 Tuy nhiên, công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, đánh giá và khuyến khích năng lực hoạt động của cán bộ thiếu độ tin cậy, đôi lúc không có cơ sở khoa học, lệ thuộc vào nhận định chủ quan của lãnh đạo 4.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực Công ty đã hết sức chú trọng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, công tác đào tạo gồm: đào tạo mới, đạo tạo nâng cao, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng các hình thức: đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đạo tạo tại chỗ (kèm cặp), thực tập sinh, đào tạo tại chức, hội thảo, hội nghị, đào tạo theo các chuyên đề, tham quan, khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước. Tuỳ từng đối tượng công ty có các hình thức đào tạo khác nhau phù hợp, với mục đích tạo hiệu quả cao đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tăng cường chất lượng đội ngũ lao động quản lý trên các mặt như: Tiêu chuẩn hoá trong việc lựa chọn cán bộ mới; Đào tạo lại những người còn khả năng cống hiến (về năng lực và tuổi tác); Tăng cường sự phù hợp trên các mặt: chuyên môn – năng lực – vị trí công tác trong việc bố trí cán bộ quản lý… Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Cán bộ công nhân viên lao động, công tác nhận xét đánh giá phân loại, điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc Điện lực đúng quy chế công tác cán bộ của PC1( Công ty Điện lực 1), gắn liền giữa số lượng với chất lượng, giữa đào tạo bồi dưỡng với việc sử dụng cán bộ 4.3. Về công tác chính sách lao động, tiền lương + Giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên đảm bảo đúng đủ, chính xác, kịp thời. + Thanh toán chi trả tiền lương, đảm bảo ổn định việc làm cho 100% cán bộ công nhân viên, tạo thu nhập lương bình quân cho mỗi cán bộ công nhân viên trong Điện lực ngày càng được nâng cao có thu nhập ổn định năm sau cao hơn năm trước. + Nghiên cứu, soạn thảo và ban hành thêm các quy định về công tác tiền lương nhằm nâng cao hiệu quả trả lương theo kết quả sản xuất- kinh doanh trong mỗi đơn vị + Tiếp tục tổ chức phong trào thi đua luyện tay nghề, thi thợ giỏi nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, tác phong công nghiệp, lối sống lành mạnh, kỷ luật lao động và chất lượng tay nghề của công nhân viên chức lao động. + Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn và công nhân có tay nghề tốt coi đây là việc làm cấp bách trong chiến lực phát triển nguồn nhân lực. + Phát động đăng ký thi đua lao động sản xuất trong các đơn vị trực thuộc và khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị có thành tích cao trong sản xuất kinh doanh Điện lực. Hoàn thành công tác định mức lao động đối với các đơn vị sản xuất trực thuộc Điện lực Hoàn thành công tác duyệt và thanh quyết toán quỹ lương và thu nhập khác của Điện lực năm 2007, chi trả cho CBCNV theo quy định phân phối tiền lương của Điện lực Xét nâng lương cho CBCNV thuộc bộ phận gián tiếp năm 2008 với tổng số là 41 người Triển khai soạn thảo Quy chế phân phối tiền lương SXKD điện, kinh doanh viễn thông, sản xuất khác, quy chế thưởng VHAT, lương KKKD Kiểm tra công tác giải quyết các chế độ chính sách, tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác cho CBCNV lao động đối với các đơn vị sản xuất. 5. Phân tích tình hình quản trị các yếu tố vật chất tại công ty 5.1. Tình hình cơ sở hạ tầng và cung ứng nguyên vật liệu 5.1.1. Nguồn cung ứng Điện năng có thể được sản xuất từ nhiều nguồn nhiên liệu khác nhau như than, nước, năng lượng nguyên tử, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển...Xem bảng: Biểu 8: Tỷ trọng điện năng sản xuất theo loại nguồn phát TT Điện năng sản xuất Tỷ trọng(%) Ghi chú 1 Thuỷ điện 60 2 Nhiệt điện chạy than 17 3 Nhiệt điện chạy khí 7 4 Nhiệt điện chạy dầu 15 5 Diesel 1 Tổng cộng 100 Qua các biểu trên ta thấy: Ngành điện vẫn hết sức lệ thuộc vào thuỷ điện, trong khi thuỷ điện chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết. Đây có thể coi là nguyên nhân sâu xa gây sự mất ổn định trong cung ứng điện. Trong khi nguồn khí đốt tiềm tàng, công suất có thể phát tới 19 % tổng công suất thì hiện tại mới chỉ sản xuất được 7%.Những năm có nguồn nước nhiều, các Nhà máy thuỷ điện phát hết công suất thì giá thành rẻ, lợi nhuận nhiều. Ngược lại những năm thiếu nguồn nước phải huy động hết công suất các nhà máy nhiệt điện chạy dầu, điezel phát bù vào phần thiếu hụt dẫn. Nhu cầu sử dụng điện có đặc điểm là thay đổi đáng kể giữa lúc cao điểm và thấp điểm, giữa mùa hè và mùa đông, gây khó khăn rất lớn cho công tác bảo dưỡng, xác định phương thức tối ưu để quản lý vận hành hệ thống. Lúc cao điểm thì nguồn điện thiếu, các đường dây và trạm đều quá tải. Ngược lại vào những lúc thấp điểm thì công suất không được sử dụng hết, gây lãng phí nghiêm trọng. Vì công suất phát ra mà không có người tiêu thụ thì ngành điện không thu được tiền, dẫn đến doanh thu giảm, lợi nhuận giảm Công suất tiêu thụ vào giờ cao điểm (thường là 18 – 20 giờ hàng ngày) cao hơn công suất tiêu thụ vào giờ thấp điểm (thường là 2 – 3 giờ tới 65 – 70%). Quá trình sản xuất và phân phối điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng phải thông qua một hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối, ... và trong quá trình này luôn luôn có một lượng điện năng bị tiêu hao, lượng điện tiêu hao này gọi là tổn thất kỹ thuật và trong sử dụng ta vẫn coi là mất đi một cách vô ích trên đường truyền dẫn. Nhưng thực chất đây chính là lượng điện cần thiết để "vận chuyển" hàng hoá điện năng từ nơi sản xuất (nhà máy điện) đến nơi sử dụng (khách hàng). Tổn thất điện năng kỹ thuật tương tự như sự tiêu hao tự nhiên của các hàng hoá khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổn thất điện năng kỹ thuật bao gồm: tổn thất điện năng trên đường dây tải điện, trên đường dây phân phối điện, tổn thất điện năng trong các máy biến áp, tổn thất điện năng do chế độ vận hành... Tổn thất kỹ thuật là khách quan và không tránh khỏi trong quá trình cung ứng điện. Nó là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí và do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận, thu nhập...trong quá trình sản xuất kinh doanh điện năng. Tuy nhiên con người có thể can thiệp để giảm thấp tổn thất điện năng kỹ thuật bằng cách đầu tư cho các giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Ngoài ra còn tổn thất điện năng phi kỹ thuật, gọi là tổn thất thương mại. Đó là những mất mát trong khâu tổ chức quản lý, tổ chức bán điện làm cho lượng điện năng bán ra được (điện thương phẩm) ít hơn lượng điện năng mua vào (sản xuất ra hoặc mua vào ở đầu nguồn). Loại tổn thất này liên quan rất lớn đến công tác quản lý. Việc sắp xếp mô hình hợp lý và có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng tin học trong quản lý có các chương trình phần mềm ứng dụng sẽ có thể làm giảm đáng kể dạng tổn thất này. Việc phân phối thù lao lao động và thu nhập cho quản trị viên đúng với khả năng và năng lực cống hiến của họ sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, cần thường xuyên giáo dục cho đội ngũ cán bộ coi chiến lược hướng tới khách hàng là chiến lược trọng tâm trong điều kiện môi trường đã xuất hiện những yếu tố mang tính cạnh tranh, xoá bỏ thị trường kinh doanh hàng hoá độc quyền. 5.1.2. Về cơ sở hạ tầng viễn thông - Các vị trí BTS : Đến thời điểm hiện tại đã xây dựng và đưa vào hoạt động 19 trạm thu phát sóng đó là các trạm BTS : trụ sở Điện lực, CNĐ Kim Bảng, CNĐ Thanh Liêm, TG Hòa Mạc, TG Tiên Hiệp, UBND xã Nhân Mỹ, 110kV Lý Nhân, xã Nguyên Lý, xã Nhân Đạo, xã Tân Sơn, xã Trịnh Xá, xã Liêm Sơn, CNĐ Bình Lục, 110kV Đồng Văn, xã Thanh Hải, 110kV Phủ Lý, BTS Ba Sao- Kim Bảng, xã Ngọc Lũ và TT Kiện Khê - Các tuyến cáp quang: Hiện nay TT Viễn thông Điện lực đã và đang quản lý vận hành 14 tuyến cáp quang với tổng chiều dài 112km và 03 tuyến cáp quang truyền số liệu có chiều dài 3,05km. 6. Phân tích tình hình tài chính của công ty 6.1. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 6.1.1 Đánh giá tình hình chung - Đã quyết toán xong 27 hạng mục công trình sửa chữa lớn với tổng giạ trị 9,5 tỷ đồng - Các công trình xây dựng cơ bản , số lượng công trình đã được duyệt quyết toán là 36 công trình với tổng giá trị là 13 tỷ đồng. Số lượng công trình chưa được duyệt quyết toán là 10 công trình với tổng giá trị 61,332 tỷ đồng 6.1.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách và phân phối lợi nhuận + Thuế GTGT : Nộp địa phương 590tr. đồng Nộp công ty Điện lực 1 34,262 tỷ đồng + Thuế TNDN 280 triệu đồng + Thuế nhà đất 248triệu đồng + Thuế môn bài 9 triệu đồng + Phí và lệ phú các khoản nộp khác 3 triệu đồng. - Giải ngân : năm 2008 đã tiến hành giải ngân cho các công trình với tổng giá trị thực hiện là 41.5 tỷ đồng đạt so với kế hoạch là 88% 6.1.3. Đánh giá tình hình sử dụng quỹ phúc lợi Ngoài việc đảm bảo tốt công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập ổn định, giải quyết kịp thời, thoả đáng các chế độ theo đúng quy định của Nhà nước và thực hiện tốt việc điều dưỡng phục hồi chức năng cho cán bộ, công nhân viên, lãnh đạo đơn vị còn rất chú trọng tới các hoạt động của đoàn thể như Phụ nữ, Thanh niên, Công đoàn... Do đó, trong suốt thời gian qua, Đảng bộ Điện lực luôn được công nhận là tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức Công đoàn mạnh, Đoàn Thanh niên được Trung ương Đoàn tặng cờ cơ sở Đoàn vững mạnh trong 5 năm liền và luôn là Đoàn cơ sở mạnh dẫn đầu khối cơ quan Dân - Chính - Đảng ở tỉnh, năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Không những thế, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc đã được tập thể cán bộ công nhân viên nơi đây biến thành những hành động cụ thể thiết thực như: nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp tích cực cho các quỹ từ thiện, công ích, động viên thăm hỏi gia đình chính sách,... Năm 2006, số tiền được đơn vị trích quỹ phúc lợi dành cho hoạt động này là 150 triệu đồng. Tới năm 2007, đơn vị dành tặng 175 triệu đồng và sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa trong tương lai. 6.2. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty Phấn đấu năm 2009 hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh điện năng Công ty giao, cụ thể : + Điện thương phầm : 664 triệu kWh + Tỷ lệ điện tổn thất < 5.5% + Giá bán bình quân > 715,5 đồng /kWh + Doanh thu tiền điện 475 tỷ đồng + Dư nợ : < 3 tỷ đồng 7. Thực trạng tính chi phí - Chi phí giá thành : Tổng chi phí giá thành năm 2008 là 52,8 tỷ đồng. Trong đó có 03 khoản mục chi phí trực tiếp bao gồm ( Vật liệu + Dịch vụ mua ngoài + chi phí khác) STT Chỉ tiêu KH năm 2008 TH năm 2008 1 Vật liệu, công cụ dụng cụ 5,009 tỷ đồng 5,1 tỷ đồng 2 Dịch vụ mua ngoài 821 tr. đồng 1 tỷ đồng 3 Chi bằng tiền khác 2,47 tỷ đồng 2,2 tỷ đồng Tổng cộng 8,3 tỷ đồng 8,3 tỷ đồng - Chi phí kinh doanh viễn thông : TH năm 2008 là 5,227 tỷ đồng Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu : 370 tr. đồng Chi phí KHCB TSCĐ : 630 tr. đồng Tiền lương : 1,3 tỷ đồng BHXH, YT, KPCĐ : 55 tr. đồng Ăn ca : 100 tr đồng Các chi phí khác 2,575 tỷ đồng Các chỉ tiêu kinh doanh trên chưa tính đến công tác tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn. PHẦN III: ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI CỦA CHI NHÁNH ĐIỆN LỰC HÀ NAM 1. Ưu điểm - Công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất đã thực hiện tốt có sự thống nhất cao từ Điện lực đến các đơn vị trực thuộc. - Công tác quản lý tài chính luôn đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy định của Nhà nước, việc thanh quyết toán, chi phí đảm bảo cho lưu thông trong sản xuất- kinh doanh - Thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh” Thực hành chi tiêu tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch chi phí giá thành( gồm có các khoản mục chi phí biến động) Công ty giao. - Chủ động, tích cực trong việc lập dự án và xây dựng các đường dây các trạm biến áp cấp điện đến chân hàng rào cho các doanh nghiệp, chống quá tải lưới điện trung áp nông thôn, góp phần ổn định chính trị và đẩy mạnh sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa trong tỉnh Hà Nam. - Công tác kinh doanh điện năng hoàn thành vượt mức so với kế hoạch Công ty giao, các chỉ tiêu kinh doanh quan trong như tỷ lệ tổn thất, giá bán bình quân thực hiên tốt hơn nhiều so với năm 2007. Có được kết quả này là do sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ làm công tác kinh doanh điện nói riêng và của toàn thể Cán bộ công nhân viên Điện lực Hà Nam nói chung. 2. Những tồn tại hạn chế Ngoài những ưu điểm trên, trong sản xuất kinh doanh của Điện lực còn tồn tại 1 số yếu kém như sau: - Công tác an toàn lao động vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn, Cán bộ Công nhân viên còn chủ quan chưa thấy rõ được tầm quan trọng của công tác an toàn, còn vi phạm quy trình chưa chấp hành tốt kỷ luật lao động, chế độ phân công công việc và giám sáy kiểm tra của các tổ công tác còn bị buông lỏng. - Tiến độ thi công một số công trình đầu tư xây dựng còn chậm, dây dưa kéo dài làm ảnh hưởng đến công tác củng cố lưới và cung cấp điện cho khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. - Cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông chưa khai thác được tối đa, số lượng trạm thu sóng còn hạn chế chưa thể phủ sóng được khắp địa bàn, cấu hình mạng chưa tốt thường xuyên xảy ra tình trạng nghẽn mạng hoặc lỗi. Chất lượng thiết bị đầu cưới chưa đảm bảo, pin kém chất lượng, mẫu mã chưa đa dạng phong phú, chưa đáp ứng được nhuc ầu và thị hiếu của khách hàng. - Số lần sự cố năm 2008 nhiều, những lần sự cố chủ yếu là do lưới điện của khách hàng gây nên. Mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần và Điện lực đã tập trung hợp các khách hàng có lưới điện hay sự cố để bàn và thống nhất biện pháp giải quyết, nhưng một số khách hàng là doanh nghiệp tư nhân vẫn không tích cực sửa chữa đường dây và trạm biến áp của mình, gây nên sự cố làm ảnh hưởng chung đến lưới điện trong toàn tỉnh. PHẦN IV: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2012 1. Nhiệm vụ của chi nhánh - Các đơn vị phải phối hợp với nhau vì lợi ích chung của đơn vị, mỗi cán bộ công nhân viên phát huy quyền dân chủ, khả năng sáng tạo, tăng cường đoàn kết để nâng cao thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - Về hoạt động kinh doanh Viễn thông Điện lực: ước tính trong năm 2009 sẽ xây dựng và đưa vào hoạt động 30 trạm BTS, phát triển tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông điện lực là 25.652 thuê bao và doanh thu đạt 13,7 tỷ đồng. Để hoàn thành các chỉ tiêu này chúng ta cần phải thực hiện tốt một số công việc sau: + Nâng cấp đầu tư xây dựng thêm trạm BTS để mở rộng vùng phủ sóng, cải thiện mạng ổn định, tránh để xảy ra nghẽn mạng, không thực hiện được cuộc gọi, rớt cuộc gọi. + Củng cố, hoàn thiện 8 tổng đài tính cước chính xác, tránh gây ra tâm lý bức xúc chi khách hàng. + Toàn thể Cán bộ công nhân viên trong Điện lực cần phải tích cực hơn nữa để tham gia công tác phát triển khách hàng. - Rà soát, lập kế hoạch tăng cường kiểm tra các lộ đường dây trung thế hay sự cố nhiều, xử lý triệt để các tồn tại được phát hiện sau kiểm tra( hành lang tuyến, cách điện, tiếp địa, các điểm giai chéo...). Đảm bảo giảm suất sự cố thấp hơn và chỉ tiêu suất sự cố mà Công ty giao. - Tăng cường kiểm tra đôn đốc công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành tại các đơn vị sản xuất trực thuộc, bổ sung cập nhật đầy đủ và kịp thời hồ sơ lý lịch đường dây và trạm biến áp. Xây dựng các quy trình vận hành, các phưuơng án xử lý sự cố phù hợp, khắc phục sự cố nhanh, gọn, dứt điểm hạn chế đến mức thấp nhất thời gian mất điện, nâng cao chất lượng cung cấp điện phục vụ khách hàng. - Tập trung cao độ sự lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, gắn luền với việc hoàn thiện các hạng mục công trình sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng phát triển mở rộng lưới điện khu vực. Thường xuyên kiểm tra định kỳ, kiểm tra trên lưới và thiết bị điện, phát hiện khắc phục kịp thời các khiếm khuyết tồn tại nhằm phát huy hết năng lực của thiết bị, cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục. - Tăng cường tự kiểm tra và kiểm tra giám sát công tác Quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, an toàn- bảo hộ lao động thuộc phạm vi đơn vị quản lý. Phần đầu năm 2009 không để xảy ra tai nạn lao động, sự cố chát nổ do chủ quan gây nên. - Tuyên truyền đến các địa phương và nhân dân tích cực sửa chữa lưới điện hạ thế nông thôn đảm bảo vận hành an toàn, hạn chế sự cố xảy ra. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% cán bộ công nhân viên theo quy định. - Cung cấp điện đầy đủ ổn định cho mọi khách hàng sử dụng điện với chất lượng cao. 2. Phương hướng Đơn vị sẽ cố gắng nâng sản lượng điện thương phẩm lên 1 tỷ kWh/năm với doanh thu khoảng 800 tỷ đồng/năm. Tất nhiên, để có được kết quả kinh doanh như trên, đòi hỏi tập thể Điện lực Hà Nam cố gắng nhiều hơn nữa, như: không ngừng củng cố công tác quản lý, vận hành; xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các loại quy trình phục vụ cho công tác quản lý, vận hành; thực hiện thay đổi kết dây của lưới điện nhằm làm cho công tác vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả; phấn đấu không để xảy ra sự cố chủ quan, hạn chế mức thấp nhất sự cố khách quan, xử lý sự cố trong thời gian nhanh nhất; thường xuyên kiểm tra định kỳ lưới và thiết bị điện nhằm phát hiện ra những khiếm khuyết tồn tại về mặt kỹ thuật để có kế hoạch sửa chữa kịp thời. Đồng thời, làm tốt công tác đầu tư xây dựng từ lập báo cáo đầu tư cho đến công tác đấu thầu, giám sát thi công với mục tiêu hiệu quả, hạn chế thấp nhất sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng công trình. Về công tác quản lý kỹ thuật và phát triển lưới điện, mặc dù tốc độ tăng trưởng điện trên địa bàn tỉnh chậm nhưng tập thể CBCNV trong đơn vị không lơ là, chủ quan. Bên cạnh việc thực hiện tốt phương thức vận hành phù hợp với thực tế lưới điện khu vực, Điện lực chú trọng công tác kiểm tra, phát hiện xử lý sự cố, đồng thời đẩy mạnh công tác sửa chữa, cải tạo lưới điện, phát huy đối đa năng lực thiết bị, nâng cao công suất trạm biến áp tại các điểm nóng, các khu vực đông dân cư, giải quyết cơ bản tình trạng quá tải cục bộ. Đây là một trong những biện pháp quan trọng đảm bảo cho lưới điện vận hành an toàn, liên tục. Bên cạnh công tác sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện trên phạm vi toàn tỉnh, Điện lực Hà Nam đã thi công hoàn thành 6 công trình trạm biến áp phục vụ chống quá tải cho các xã Đại Cương, Châu Lý; các đường dây từ hạ thế đến 35 kV Đập Môi, Bình Lục; các khu hạ thế số 2 thị trấn Quế, số 3, số 4 thị trấn Vĩnh Trụ. Đồng thời tiếp tục thi công các khu hạ thế số 1 thị trấn Quế; đường dây 35 kV khu công nghiệp Đồng Văn; đẩy mạnh tiến độ xây dựng đường dây cấp điện cho các khu, cụm công nghiệp Biên Hoà (huyện Kim Bảng), Hoà Hậu (Lý Nhân), Đo Xá (thị xã Phủ Lý), Hoàng Đông (Duy TIên) và Nhà máy Xi măng Kiên Khê... Dự kiến trong năm nay, Điện lực sẽ triển khai xây dựng mới trạm biến áp 110 kV Thanh Nhị (huyện Thanh Liêm) để cấp điện cho khu công nghiệp, nhằm ổn định phụ tải cho huyện Kim Bảng và các vùng phụ cận trong nhiều năm tới. Với mục tiêu xây dựng đơn vị mạnh toàn diện, chuẩn bị các điều kiện để thích ứng với cơ chế quản lý mới, Lãnh đạo Điện lực Hà Nam đã đề ra một số chỉ tiêu phấn đấu. Đồng thời, chủ động các phương án mở rộng thị trường kinh doanh theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực và sớm xây dựng hoàn thiện các phương án về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự... để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, tinh thần cho người lao động, thiết thực góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. KẾT LUẬN Là một doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất quan trọng cả về mặt kinh tế và về mặt xã hội, để giải quyết hài hoà được các lợi ích, cũng như các mục tiêu của mình, công ty Điện lực Hà Nam đã nhiều lần tiến hành cải tiến cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên việc cải tiến, chấn chỉnh đó chưa mang tính khoa học và chiến lược, vẫn còn những bất hợp lý và không phù hợp. Trong thời gian tới, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể mà mục tiêu trước tiên là “Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các bộ phận quản lý của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên để đảm bảo nhanh, đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng ngày càng tốt hơn”. Trước tình hình đó, Công ty Điện lực Hà Nam đã xây dựng cho mình chiến lược trong thời gian tới là : “sẽ tiến hành việc củng cố và phát triển lưới điện tỉnh Hà Nam theo hướng hiện đại hoá, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung hiện đại phân cấp mạnh xuống các xí nghiệp, đơn vị cơ sở, ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và các giải pháp mới vào khâu quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng”, nên việc cải tiến lại bộ máy quản lý của công ty đang là nhu cầu cần giải quyết. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền đã hướng dẫn và giúp em hoàn thành Báo cáo này, em cũng xin cảm ơn các cô chú cán bộ phòng Hành chính Quản trị Công ty Điện lực Hà Nam đã tạo điều kiện cho em có được đầy đủ thông tin và tư liệu cho bài Báo cáo của mình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21191.doc
Tài liệu liên quan