Báo cáo Thực tập tại Công ty Cầu 12

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cầu 12, tôi nhận thấy Công ty là một trong những doanh nghiệp Nhà nước có hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Công ty, cán bộ nhân viên trong Công ty làm việc với năng suất cao đã đem lại nguồn lợi không chỉ cho riêng Công ty mà còn cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I. Để có được những thành tích như hiện nay có phần đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán. Công ty có bộ phận kế toán hợp lý, cán bộ nhân viên có trình độ và luôn nỗ lực phấn đấu dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Bên cạnh đó, Công ty áp dụng phương pháp hạch toán kế toán phù hợp, sử dụng hình thức Nhật ký chung, áp dụng kế toán máy trong việc hạch toán giúp cho công ty có số liệu chính xác, xử lý kịp thời thông tin, giúp cho công tác kế toán trở nên thuận tiện và đơn giản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ tình hình tài chính và bộ máy tổ chức quản lý và công tác tổ chức kế toán của Công ty hiện nay, chúng ta có thể tin tưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ ngày càng đạt nhiều kết qủa tốt, tăng thêm nhiều đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Mặc dù cố gắng nhưng vì thời gian, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên sự nhận thức, nội dung, cách trình bày cũng như phương pháp đánh giá của cá nhân tôi không tránh khỏi có thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên Công ty Cầu 12 để báo cáo thực tập tổng hợp được hoàn thiện. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Đỗ Mạnh Hàn, Ban giám đốc và các cán bộ, nhân viên phòng Kế toán - Công ty Cầu 12 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và viết báo cáo tổng hợp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cầu 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập giữ vị trí quan trọng, nó có nhiệm vụ tái sản xuất tài sản cố định, sử dụng lượng vốn tích luỹ rất lớn của xã hội, đóng góp đáng kể vào GDP (từ 6% đến 12%) là điều kiện thu hút vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá . Trong xu thế phát triển chung, đặt biệt trong cơ chế thị trường, lĩnh vực đầu tư xây lắp có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có ở nước ta. Điều đó có nghĩa là vốn đầu tư xây dựng giao thông cũng tăng lên. Vấn đề đặt ra làm sao quản lý vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất xây dựng cơ bản trải qua khâu (thiết kế, lập dự án, thi công, nghiệm thu ...) địa bàn sản xuất luôn thay đổi thời gian kéo dài có khi lên tới vài năm. Là sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán qua quá trình học tập và nghiên cứu lý thuyết đồng thời được thực tập thực tế tại Công ty cầu 12, tôi cảm thấy công tác kế toán trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề cực kỳ quan trọng, nó sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chính vì thế, tổ chức bộ máy kế toán hợp lý là một vấn đề hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng nguyên tắc tài chính công khai, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời đảm bảo lợi ích hài hoà của chủ doanh nghiệp và người lao động. Báo cáo thực tập gồm: + Lời nói đầu. + Chương I: Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cầu 12 + ChươngII: Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cầu 12. Với thời gian thực tập không nhiều, kinh nghiệm thực tế còn ít nên không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các anh, chị trong phòng Tài chính kế toán và thầy cô giáo. Phần I: Quá trình hình thành và phát triển công ty cầu 12 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cầu 12 1. Quá trình hình thành. Công ty cầu 12 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I - Bộ giao thông vận tải. Tên giao dịch quốc tế là: Contruction Company No12 - Viết tắt là CC12. Trụ sở chính: Thị Trấn Sài Đồng, Gia Lâm - Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: xây dựng cơ bản Tiền thân của công ty cầu 12 là một đội cầu chủ lực thành lập ngày 17 tháng 8 năm 1952 - là đơn vị xây dựng cầu đầu tiên của Việt Nam với cơ sở vật chất nghèo nàn. Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành với nhiều tên gọi khác nhau, năm 1977 đội cầu chủ lực được chuyển tên thành Xí nghiệp cầu 12. Từ đó, Xí nghiệp Cầu 12 đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ chế độ bao cấp sang chế độ kinh doanh với phương châm tự trang trải tiến tới đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Đến năm 1993, do sự phát triển ngày càng lớn mạnh và do yêu cầu tổ chức quản lý kinh doanh, Xí nghiệp cầu 12 đã đổi tên thành Công ty cầu 12 theo quyết định số 324/QĐ/TCCB-LĐ ngày 04/03/1993 của Bộ giao thông vận tải. Năm mươi năm xây dựng và trưởng thành, từ một đội cầu với máy móc thiết bị thô sơ, đến nay Công ty Cầu 12 đã có những bước tiến dài. Công ty đã sửa chữa và xây dựng mới trên 200 lượt chiếc cầu lớn, nhỏ với tổng chiều dài hơn 68.850 mét. Từ thời kỳ đầu chiến tranh Công ty Cầu 12 luôn đảm nhận công việc xây dựng mới và sửa chữa các cây cầu nơi tuyến lửa cũng như hậu phương đảm bảo giao thông xuyên suốt phục vụ cho tiền tuyến. Hoà bình lập lại, Công ty cầu 12 cùng với đồng bào chiến sỹ cả nước xây dựng đất nước với nhiều cây cầu hiện đại to lớn - đưa đất nước ta dần tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới trong việc phát triển và hiện đại hoá mạng lưới giao thông. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành Công ty Cầu 12 luôn đi đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ với tất cả các loại kết cấu kỹ thuật công trình và thi công bằng giải pháp đã có ở Việt nam. Một số cầu lớn công ty đã từng tham gia hoặc trực tiêp xây dựng : Cầu Chương Dương (1983-1985),Cầu Thái Bình(1986-1990), Cầu Đò Quan (1989-1994),Cầu Hồng Phú,... Với những thành tích lớn lao Công ty cầu 12 đã được nhà nước 2 lần phong tặng Đơn vị anh hùng lao động (năm 1985 và 1997), tặng thưởng nhiều huân huy chương các loại cho tập thể, cá nhân anh hùng lao động. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty Cầu 12 là đơn vị chuyên ngành xây dựng các công trình giao thông. Do đó, chức năng nhiệm vụ chính của Công ty là xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các công trình giao thông. Công ty Cầu 12 được thành lập với số vốn kinh doanh là 3.585 triệu đồng. Trong đó: + Vốn cố định: 2.107 triệu đồng + Vốn lưu động: 1.478 triệu đồng Bao gồm các nguồn vốn: + Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 1.304 triệu đồng + Vốn do doanh nghiệp tự bổ sung: 1.137 triệu đồng + Vốn vay: 1.144 triệu đồng Theo chứng chỉ hành nghề xây dựng số 113/BXD/CSKD ngày 02/07/1998 của Bộ xây dựng thì Công ty cầu 12 có năng lực hành nghề xây dựng như sau: Thực hiện các công việc xây dựng gồm: + Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình; + Thi công các loại móng công trình; + Xây lắp các công trình kết cấu; + Lắp đặt thiết bị cơ - điện - nước công trình; + Hoàn thiện xây dựng; Thực hiện xây dựng các công trình gồm: + Xây dựng các công trình giao thông; + Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp nhóm C. Những năm gần đây, công ty đã mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh, hợp tác liên doanh với một số hãng, công ty nước ngoài để tham gia đấu thầu và thi công một số công trình trong nước và nước ngoài có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp. Hàng năm, công ty đều hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng nhiều cây cầu ở nhiều địa phương. Công nhân luôn có việc làm, lợi nhuận tăng và đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng nhiều. Năm mươi năm qua, từ nhiệm vụ đảm bảo giao thông chuyển sang xây dựng kinh tế việc xây dựng và khôi phục mới hàng trăm cây cầu lớn nhỏ bằng các loại kết cấu và thi công bằng các giải pháp đã có ở Việt Nam từ đơn giản đến phức tạp. Một số cảng sông, cảng biển, sân bay CC12 cũng đã từng thi công. CC12 luôn khẳng định vai trò đầu đàn về công nghệ làm cầu và luôn chủ động chiếm lĩnh thị trường cầu mới tại Việt nam. Bằng chất lượng các sản phẩm cầu của mình, uy tín cũng như cơ hội hợp tác với các đối tác ở trong và ngoài nước ngay càng được mở rộng. Những năm gần đây, CC12 đã hợp tác liên doanh liên kết với một số hãng, công ty nước ngoài để tham gia đấu thầu và thi công xây dựng một số công trình trong và ngoài nưóc có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp. CC12 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, những công trình hoàn thành nghiệm thu đã được đánh giá cao về kỹ thuật mỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo đời sống cho 1.174 CBNV trong công ty, thu nhập bình quân 1.000.000đ/người /tháng. Để đạt được những thành tựu đó, lãnh đạo công ty đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính để theo kịp với đà phát triển của đất nước. Cùng với đội ngũ thợ lành nghề kế tục nhiều đời, có tính kỷ luật cao chiếm 14.3% tổng số thợ chuyên nghiệp. Đội ngũ kỹ sư kỹ thuật, kinh tế và đốc công năng động sáng tạo đã và đang được trẻ hoá. Qua quá trình xây dựng và trưởng thành đến nay CC12 đã được nhà nước trao tặng nhiều huy chương các loại. Quy mô và kết quả kinh doanh của công ty thể hiện qua các chỉ tiêu sau Bảng số 01: Quy mô và kết quả kinh doanh của công ty Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Giá trị tổng sản lượng 124.000 125.000 195.000 218.000 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 20.873 22.116 24.000 28.000 3 Giá trị sản lượng 100.080 103.240 107.900 116.700 4 Doanh thu 107.683 114.487 135.420 186.434 5 Nộp ngân sách nhà nước 3.416 4.760 2.113 7.857 6 Lợi nhuận trước thuế 1.776 1.695 2.500 3.500 3 .Đặc điểm sản xuất kinh doanh 3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý Bộ máy quản lý của công ty đặt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp đến từng xí nghiệp đơn vị trực thuộc. Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng nghiệp vụ. Đối với Công ty Cầu 12 ta có thể thấy bộ máy quản lý theo sơ đồ 2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: + Phòng kỹ thuật thi công : Có nhiệm vụ giám sát chất lượng, an toàn tiến độ thi công của toàn công ty, tham gia tính toán các công trình đấu thầu, chủ trì xem xét sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tổ chức hướng dẫn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của các phòng đối với các đơn vị trực thuộc. + Phòng quản lý chất lượng : Có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật giám sát, chỉ đạo các công trình thực hiện theo đúng thiết kế, quy trình quy phạm kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình, giảng dạy đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nâng cao tay nghề để đáp ứng nền công nghệ tiên tiến. + Phòng kinh tế thị trường : Tiếp cận thị trường tìm hiểu các dự án tham gia đấu thầu cho công ty. Nghiên cứu và lập hồ sơ thi công. Tính giá thành hoàn thiện hồ sơ thầu + Phòng quản lý vật tư :Nghiên cứu hồ sơ thiết kế để lấy chủng loại vật tư cần thiết cho công trình. Lập kế hoạch mua sắm xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho các công trình . Theo dõi số lượng cung cấp vật tư cho các công trình, giám sát sử dụng vật tư đó có đúng mục đích hay không. + Phòng quản lý thiết bị : Cung cấp các tính năng tác dụng, công suất của từng thiết bị, lập kế hoạch thiết bị cho các hồ sơ thiết kế, có quy trình hoạt động bảo quản , bảo dưỡng của từng thiết bị để người được giao sử dụng thực hiện. Mở sổ sách theo dõi máy móc thiết bị để biết rõ tình trạng cụ thể và có biện pháp xử lý kịp thời. Hướng dẫn, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của các chuyên viên và công nhân sử dụng máy. + Phòng kế hoạch kinh doanh: Phải chịu trách nhiệm chính trong công việc tham mưu cho giám đốc công tác giao khoán và cấp kinh phí khoán cho các công trình. Tham mưu ký hợp đồng thầu phụ, thanh lý hợp đồng, lập kế hoạch theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch. + Phòng tổ chức cán bộ lao động : Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc công ty về các lĩnh vực như xây dựng phương án mô hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động, đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng lao động hợp lý, quản lý quỹ lương. + Phòng tài chính kế toán : Tham mưu về tài chính cho giám đốc, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính của công ty, tổ chức giám sát, phân tích các hoạt động kinh tế từ đó giúp giám đốc công ty nắm bắt được tình hình cụ thể của công ty, giúp giám đốc soạn thảo hợp đồng giao khoán chi phí sản xuất cho các đơn vị trực thuộc và xây dựng quy chế phân cấp tài chính kế toán của công ty cho các đơn vị. + Phòng an toàn lao động: Phổ biến các chính sách chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về an toàn lao động của nhà nước đến người lao động, .... + Phòng hành chính quản trị : Tiếp nhận và trình giám đốc công văn giấy tờ, điện, fax đến và đi, vào sổ sách theo dõi và lưu trữ các công văn cho đơn vị. Quản lý và sử dụng con dấu sao cho đúng giá trị pháp lý. Quản lý toàn bộ đất đai, nhà cửa, và các trang thiết bị của công ty. Sơ đồ 02: Bộ máy quản lý công ty cầu 12 Ban giám đốc Phòng an toàn lao động Phòng hanh chính quản trị Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức cán bộ lao động Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng quản lý vật tư Phòng quản lý thiết bị Phòng kinh tế thị trường Phòng quản lý chất lượng Phòng kỹ thuật thi công Xưởng sửa chữa Đội thi công cơ giới Đội vận tải Đội công trình từ đội 120 đến 130 Đội quản lý máy móc thiết bị Xí nghiệp XDCT Chi nhánh tại thành phố HCM Các đ Các đơn vị thành viên của công ty Công ty chia lực lượng lao động ra thành các xí nghiệp, chi nhánh, các đội công trình nên dưới các đơn vị trực thuộc này cũng được phân ra thành các bộ phận chức năng: kỹ thuật, tài vụ, lao động, tiền lương, an toàn, các đội sản xuất. Các đơn vị này được phép mở tài khoản chuyên chi ở ngân hàng; được quản lý tài chính theo nguyên tắc hạch toán kế toán xí nghiệp thành phần, mở sổ sách cập nhật số liệu của chứng từ thu chi theo hướng dẫn của phòng kế toán tài chính công ty. Các đơn vị chủ động tổ chức sản xuất và quản lý đảm bảo an toàn lao động, hạch toán có lãi, hoàn thành các khoản trích theo quy định. Khi thu được tiền ở công trình thì chuyển về tài khoản của công ty. Phần giao khoán cho đội công trình bao gồm Đối với các đội, công trường nhận khoán khi nhận được bản giao khoán phải căn cứ vào tiến độ, thiết kế tổ chức thi công của phòng kinh tế kỹ thuật, giao cho các tổ nhóm. Với cơ chế giao khoán , càng tiêu hao ít chi phí thì phần đội được hưởng càng nhiều cho nên đã thúc đẩy tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Phần lãi từ công trình sẽ được phân phối như sau: + 50% quỹ phát triển sản xuất. + 30% quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, 10% quỹ dự phòng tài chính, 5% quỹ trợ cấp mất việc làm. 3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Do đặc thù công việc lưu động, địa bàn hoạt động rộng trên phạm vi cả nước và trong cùng một thời gian công ty phải thường xuyên triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau trên các địa bàn khác nhau. Để đáp ứng được yêu cầu thi công công ty có các đơn vị trực thuộc - Chi nhánh công ty cầu 12 tại thành phố Hồ Chí Minh - Xí nghiệp XDCT: Tổ chức hạch toán và quản lý theo cơ chế xí nghiệp thành viên - Đội quản lý máy, thiết bị chịu trách nhiệm theo dõi quản lý máy móc thiết bị của công ty. - Xưởng sửa chữa : Hoạt động như một đơn vị sản xuất phục vụ cho việc sửa chữa xe và các thiết bị thi công của công ty - Đội vận tải Có 11 đội công trình có tên từ đội 120 đến đội 130, có nhiệm vụ trực tiép thi công các hạng mục công trình theo hợp đồng đã ký kết, theo tiến độ và yêu cầu kỹ thuật mà công ty đưa ra. ( Xem sơ đồ 2) 3.3.Đặc điểm về quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh CC12 có những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu sau: - Sản phẩm đơn chiếc và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, địa bàn sản xuất kinh doanh rộng trên khắp cả nước - Chu kỳ sản xuất sản phẩm dài , thời gian thi công một cây cầu thường kéo dài 1 đến 3 năm. Vì chu kỳ sản xuất dài và sản phẩm cầu được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nên thường bị thanh toán chậm. Do đó, công ty thường xuyên phải vay vốn ngân hàng và hàng năm phải trả một khoản lãi vay rất lớn. - Quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi đơn vị phải có trình độ kỹ thuật cao, thiết bị thi công tiến độ và phải tuân theo một quy trình công nghệ sản xuất như sau: Sơ đồ 03: Quy trình thi công cầu Bệ, Thân, Mố trụ Hoàn thiện và thi công phần mặt. Thi công phần trên(bằng dây văng) Nền móng cọc Thi công phần tháp Thân Bệ Khoan nhồi Đóng cọc Lắp cac đốt dầm và căng cáp Lắp dựng ván khuôn đà giáo thân. Kiểm tra chất lượng cọc Rung cọc ống Điều chỉnh phần lực căng cáp Lắp đặt và buộc cốt thép thân Đập đầu cọc Đính chìm Đổ bê tông thân Uốn cốt thép cọc Lắp ván khuôn cốt thép bệ Đổ bê tông Phần II: tổ chức hạch toán kế toán ở công ty cầu 12 i. Đặc điểm về bộ máy kế toán ở công ty cầu 12 và các hình thức kế toán áp dụng. Bộ máy kế toán áp dụng ở công ty theo hình thức tập trung, mọi chứng từ đều và được gửi về phòng kế toán của công ty Chức năng của các nhân viên trong phòng như sau: Kế toán trưởng : Phụ trách về hoạt động tài chính tiền tệ toàn công ty 2. Thủ quỹ kiêm kế toán bảo hiểm : Đảm nhiệm việc xuất tiền mặt trên cơ sở phiếu thu, phiếu chi hợp lý. Làm các việc về bảo hiểm toàn công ty. 3. Kế toán nguồn vốn kiêm kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm cùng kế toán trưởng lo huy động huy động vốn từ ngân hàng và các nguồn khác phục vụ sản xuất của công ty. 4. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải trả nội bộ, tổng hợp chi phí phát sinh từ các đội sản xuất và tính giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình. 5. Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán công nợ : Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, quản lý hồ sơ tài sản cố định; theo dõi các khoản công nợ phải thu và phải trả của các đơn vị ngoài công ty. 6. Kế toán nguồn vốn : Theo dõi tình hình tăng giảm nguồn vốn của công ty, chịu trách nhiệm thanh toán vốn các công trình. 7. Kế toán thuế giá trị gia tăng: Hạch toán và kê khai thuế. 8. Kế toán vật tư: Theo dõi số lượng vật tư nhập và xuất cho các công trình. Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cầu 12 Kế toán trưởng Kế toán thuế Kế toán chi phí Phó phòng phụ trách tài vụ Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ Cg nợ nợ Thủ quỹ kiêm kế toán BH Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp Nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc Như mục 1.3 đã nêu công ty gồm 13 đội sản xuất và một chi nhánh hiện đang hạch toán theo hình thức báo sổ. Cuối kỳ hạch toán, đơn vị chuyển báo cáo về công ty cùng với chứng từ gốc. Tại phòng kế toán công ty kiểm tra số liệu giữa báo cáo với chứng từ gốc. Sau đó tính giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình, xác định kết quả sản xuất kinh doanh toàn công ty. Sơ đồ5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ nội bộ công ty Kế toán đội Kế toán tổng hợp Báo cáo quyết toán quí, năm (Chứng từ gốc) Báo cáo quyết toán Đối chiếu công nợ toàn công ty TM, vật tư Kế toán chi tiết Bảng cân đối PS Phương pháp kế toán hàng tồn kho công ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ 6: Kế toán chi tiết vật liệu áp dụng phương pháp thẻ song song Thẻ kho ở kho và phòng vật tư Chứng từ xuất Chứng từ nhập Sổ chi tiết nhập xuất Sổ chi tiết nhập xuất Bảng kê nhập X-T Ghi hàng ngày: Đối chiếu Ghi cuối tháng II. Tình hình thực tế tổ chức hạch toán kế toán ở Công ty Cầu 12. Hiện nay, phòng kế toán của Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Các biểu mẫu sổ kế toán theo hình thức này được thiết kế trên máy vi tính theo quy định của Bộ tài chính. Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung là việc kết hợp việc ghi sổ theo trình tự thời gian và sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế cùng loại trong sổ Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu nhập, phiếu xuất vật tư , phiếu chi, phiếu thu tiền mặt, . . . ) kế toán nhập dữ liệu vào máy tính. Tất cả các dữ liệu này sau khi được xử lý bằng phần mềm của chương trình kế toán nội bộ của Công ty sẽ tự động cập nhật vào các danh mục liên quan như sổ chi tiết các tài khoản: TK 152, TK 131, TK 331, TK 154, TK 627,... đã được chi tiết thành những tiểu khoản. Kết hợp danh mục tài khoản với danh mục các yếu tố chi phí để tổng hợp chi phí toàn Công ty. Sơ đồ 7: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý, ở Công ty Cầu 12 phân chia dự toán chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình thành các khoản mục chi phí: + Dự toán chi phí nguyên vật liệu: thường chiếm 60%-70% + Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: thường chiếm 10%-15%. Và phần còn lại là chi phí sản xuất chung và chi máy thi công. Thực tế tại công ty các khoản chi phí máy thi công công ty hạch toán vào đúng tài khoản 623. Không hạch toán khoản mục này vào tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung. Nhằm mục đích tránh sự nhầm lẫn với các khoản chi phí trực tiếp trong tài khoản 627. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty Cầu 12 . 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty Cầu 12 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm : + Chi phí nguyên vật liệu chính: cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, neo... + Chi phí vật liệu phụ: vữa phụ gia, nhựa đường, que hàn... Hàng quí, căn cứ vào bản giao khoán và kế hoạch sản xuất quí, khi có nhu cầu, công ty sẽ xuất một số vật tư đặc chủng đã hợp đồng trong bản giao khoán để công trường tiến hành thi công xây dựng. Việc này do phòng vật tư máy đảm nhiệm viết Phiếu xuất kho chuyển xuống kho, thủ kho công ty căn cứ vào đó để xuất kho. Do công ty đã giao khoán (khoán gọn), giá thành công trình, hạng mục công trình tới từng đội sản xuất, công trường nên các khoản công ty cung ứng cấp hoặc cho công trường vay, kế toán công ty sử dụng TK 136 - Phải thu nội bộ. Tài khoản này mở chi tiết cho từng công trường, đội sản xuất. Vì công ty sử dụng kế toán máy nên quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở công ty như sau: Sơ đồ 7: Quy trình kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ Dữ liệu đầu ra - Sổ NKC - Sổ các TK vật tư - Bảng lũy kế N-X-T - Sổ chi tiết Dữ liệu đầu vào - Phiếu nhập kho, xuất kho các chứng từ liên quan đến vật tư như kiểm kê Bước chuẩn bị - XĐ mã danh điểm vật tư, thu nhập chứng từ gốc Máy tính xử lý thông tin và đưa ra Cuối quí để tính giá trị nguyên vật liệu thực tế xuất kho thi công công trình, kế toán căn cứ vào số liệu nhập kho trong quí, tồn kho quí trước chuyển sang, để tính ra đơn giá xuất kho thực tế của nguyên vật liệu theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền. Giá trị thực tế tồn kho Giá trị thực tế XKNVL Đơn giá nguyên vật liệu đầu quý + trong quí bình quân = của NVL Số lượng tồn kho Số lượng nhập kho NVL đầu quí + NVL trong quí báo cáo Giá trị xuất Số lượng xuất Đơn giá bình dùng thực tế = dùng thực tế x quân quí báo cáo của NVL trong kỳ của NVL của NVL Cụ thể đối với xi măng PC40 đơn giá bình quân được tính như sau: * Tồn quý III chuyển sang: (số liệu lấy từ Bảng tổng hợp N-X-T quí III /2000) Số lượng: 7.000 kg Thành tiền: 6.581.000 đồng * Nhập trong quí IV/2000 (số liệu tổng cộng từ kê chi tiết nhập nguyên vật liệu quý IV/2000) Số lượng: 110.000 kg Thành tiên: 103.870.000 đồng Đơn giá bình quân 1 kg XMP40 = đồng Vậy giá trị XMPC40 xuất trong quí 4 là: 50.000 x 940đ = 47.000.000 đồng Với VD trên, giá thành nguyên vật liệu trực tiếp công trường Lạc Quần chi ra trong quí IV/2000 lấy ở dòng cộng của bảng tổng hợp Nhập - xuất - tồn vật tư quí IV là: 561.985.844 đồng Khi có chứng từ về, kế toán nhập chứng từ vào máy và máy tính xử lý phản ánh vào sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 621 Nợ TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 561.985.844 Có TK 136- PTNB (Chi tiết công trường Lạc Quần): 561.985.844 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các công trường khác cũng được tập hợp tương tự như vậy. Khi có nghiệp vụ kinh tế khác phát sinh kế toán lại nhập số liệu vào máy, máy tính xử lý đưa ra các loại sổ: sổ nhật ký chung, sổ cái TK 621. 2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. ở Công ty Cầu 12, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp (hạch toán trên tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp ) Hiện nay công ty Cầu 12 áp dụng hai hình thức tiền lương + Lương khoán (Lương sản phẩm) áp dụng đối với các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình theo khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá nhân công khoán. + Lương thời gian : áp dụng cho bộ máy chỉ đạo sản xuất thi công và bộ máy quản lý doanh nghiệp . Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty Cầu 12 đối với công nhân trong danh sách: ở dưới đội, công trường: các tổ trưởng sản xuất theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ, ghi vào bảng chấm công( mẫu5). Sau đó, cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong tháng của đội, kế toán tính ra tổng sản lượng khoán mà cả tổ, cả đội được hưởng. Kế toán tính các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT trích trên tiền lương của công nhân sản xuất theo tỷ lệ trong đó 19% trích vào chi phí trong kỳ, 6% người lao động chịu như chế độ quy định. Cách tính như sau: Sản lượng khoán Khối lượng công việc(i) Đơn giá khoán của công việc (i) = hoàn thành x áp dụng cho đơn vị hoàn thành trong tháng công việc (i ) Đơn giá khoán được xây dựng trên cơ sở đơn giá qui định của Nhà nước và những điều kiện cụ thể của từng công trình, hạng mục công trình. Cách tính lương: Lương khoán: Trước hết thực hiện tính lương theo cấp bậc của từng công nhân Sau đó thực hiện tính lương năng suất: Tiền lương cấp bậc của CNi = Hệ số lương* Lương cơ bản CNi cơ bản CNi Số công chế độ trong tháng Số ngày công x làm việc thực tế trong tháng của CNi Lương Lương cơ bản Hệ số tính theo Số công lương thời = * NSBQ của 1CN * lương thời gian gian 26 ngày trực tiếp * Đối với công nhân thuê ngoài: (Công nhân ngoài danh sách) Do công ty có nhiều công trình ở xa, khi cần không thể điều động được công nhân ở các công trình khác tới hỗ trợ thi công. cho nên để đảm bảo tiến độ thi công, công ty cho phép các công trường được thuê công nhân ngoài tại địa phương khi cần. Đối với công nhân ngoài danh sách, chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công là phiếu nghiệm thu và thanh toán khối lượng công việc thuê ngoài hoàn thành. Với công nhân thuê ngoài, công ty không thực hiện trích BHXH, KPCĐ mà khi kí hợp đồng công ty đã tính toán hợp lý trong đơn giá trả cho khối lượng công việc hoàn thành. Cụ thể Công trường Lạc Quần, thanh toán lương tháng 12/2000 cho công nhân đã vay chi lương một khoản là 40.348.000,đ (Số liệu lấy từ phiếu tạm ứng của công trường Lạc Quần ngày 30/12/2000). Số liệu này được kế toán phản ánh ở sổ chi tiết TK 136. Nợ TK 136 - chi tiết công trường Lạc Quần : 40.348.000 Có TK 111 (111) : 40.348.000 Như vậy, khi phát sinh chi lương ở đội, công trường, kế toán không hạch toán ngay vào TK 334, TK 622 mà ghi Nợ khoản vay chi lương vào tài khoản 136, chỉ có chi lương trên công ty cho bộ máy quản lý doanh nghiệp kế toán hạch toán ngay vào Tài khoản 334. Căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp lương của công trường Lạc Quần, kế toán hạch toán : Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp : 146.470.000 Có TK 334 - Chi phí công nhân : 146.470.000 Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp : 16.863.876 Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác : 16.863.876 Đồng thời máy tính xử lý và cho ra sổ chi tiết TK136, sổ nhật ký chung sổ cái tài khoản 622. Máy tự kết chuyển theo định khoản và phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản 154 và sổ cái TK 622. 2.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung Kế toán công ty sử dụng tài khoản tổng hợp là TK627 và tài khoản chi tiết của TK 627, ở công ty Cầu 12, chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý.... chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, chi phí khấu hao TSCĐ. Để hạch toán các yếu tố chi phí trên tương ứng với mỗi yếu tố chi phí kế toán công ty sử dụng một tài khoản cấp 2 tương ứng là: 6271, 6273, 6277, 6278 và tập hợp chung vào tài khoản 627. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất chung ở Công ty Cầu 12 2.3.3.1 Chi phí nhân viên quản lý Chi phí nhân viên quản lý bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích trên tiền lương cơ bản của nhân viên quản lý đội, công trường như đội trưởng, trưởng ban chỉ huy công trình. Cụ thể với số liệu lương gián tiếp được tập hợp trong quí IV/2000 của công trường Lạc Quần là: 33.612.992 đồng. Nợ TK 627 (6271) - Chi phí nhân viên quản lý: 32.572.991 Có TK 334 - Phải trả công nhân viên: 32.572.991 Nợ TK 627 (6271) : 1.040.001 Có TK 338 - PTPNK : 1.040.001 Sau đó kế toán chuyển sang tài khoản 154 - Chi phí sản xuất KDDD Nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang : 33.612.992 (Sổ chi tiết TK154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) Có TK 627 (6271) - chi phí nhân viên quản lý : 33.612.992 2.3.3.2 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài được tập hợp từ dưới công trường bao gồm: tiền điện, tiền nước, điện thoại, tiền thuê nhà, thầu phụ. Cụ thể chi phí dịch vụ mua ngoài của công trình Lạc Quần quí IV/2000 được tập hợp như sau: Chi phí máy thuê ngoài : 56.782.500 đồng Chi phí tiền điện : 17.076.000 đồng Chi tiền điện thoại: : 6.307.000 đồng Tổng cộng 80.165.500 đồng Số liệu này, cuối quí khi kế toán đội chuyển báo cáo quyết toán quí về, kế toán nhập số liệu vào máy và máy tính xử lý theo định khoản. Nợ TK 627 (6277): chi phí DVMN : 80.165.500 Có TK 136 - chi tiết Lạc Quần : 80.165.000 Sau đó tập hợp chi phí sang TK154 - chi phí sản xuất kinh doanh DD Nợ TK 154 - CFSXKDDD : 80.165.500 Có TK 627 - chi phí sản xuất chung : 80.165.500 Các công trường khác cũng tập hợp và ghi sổ tương tự như vậy. Trên cơ sở đó máy tính xử lý và ghi sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 627 . 2.3.3.3 Chi phí khác bằng tiền: Yếu tố chi phí này bao gồm các khoản chi như: chi tiếp khách, chi hành chính, chi công tác phí,... Chi phí khác bằng tiền cũng được tập hợp tương tự như chi phí dịch vụ mua ngoài: Cụ thể chi phí khác bằng tiền của công trường Lạc Quần Quí IV/2000 được tập hợp như sau: Chi tiếp khách : 20.976.000 Chi hành chính : 25.000.000 Chi công tác phí : 4.750.000 Công: : 50.726.000 Nợ TK 627 (6278) : 50.726.000 Có TK 136 : 50.726.000 Sau đó máy tính tự kết chuyển sang sổ tổng hợp chi tiết TK154, Nhật ký chung bút toán sau: Nợ TK 154 : 50.726.000 Có TK 627(8) : 50.726.000 2.3.4 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí mà công ty đã bỏ ra để phục vụ máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình thi công công trình. Do đó hạch toán chi phí sử dụng máy thi công sẽ bao gồm chi phí máy các tổ, đội tiếp nhận của công ty và cả phần thuê máy của các đơn vị khác. Hiện nay công ty trích khấu hao tất cả các TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất công trình, trong đó khoản trích khấu hao máy thi công được đưa vào chi phí sản xuất trong kỳ cho từng công trình, hạng mục công trình . Do vậy kế toán công ty tính khấu hao máy thi công vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ phần máy thi công động lực. Hiện nay công ty phân bổ chi phí sử dụng máy thi công theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Giá trị phân bổ chi phí khấu hao MTC của CT Lạc Quần = Tổng giá trị khấu hao MTC cần phân bổ trong các kỳ hạch toán x Chi phí nhân công trực tiếp của CT cầu Lạc Quần Tổng chi phí NVL cho tất cả các CT, HMCT trong kỳ Tổng giá trị KHMTC: 92.790.794 Giá trị phân bổ chi phí KHMTC CT Lạc Quần = 92.790.794 x 163.333.876 = 26.266.333 5.770.078.402 Kế toán công ty định khoản số tiền khấu hao trích: Nợ TK 6234 : 26.266.333 Có TK 214 : 26.266.333 Căn cứ vào các phiếu xuất kho nhiên liệu: xăng, dầu phục vụ cho máy thi công trích sổ chi tiết 623. Nợ TK 6232 : 67.267.983 Có TK 152 : 67.267.983. Vào cuối quí toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tập hợp được là Nợ TK154 :147.381.586 Có TK623(1) :29.766.898 Có TK623 (2) : 67.267.983 Có TK623 (4) : 26.266.333 Có TK623 (8) :24.080.372 2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất công trường. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, hơn nữa các công trình lại phân tán và xa công ty nên ở công ty Cầu 12 chỉ đến thời điểm cuối mỗi quý kế toán gửi báo cáo quyết toán quí cùng các chứng từ gốc . Kế toán tổng hợp tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình và nhập số liệu vào máy tính. Sơ đồ 8: Quy trình tập hợp chi phí sản xuất. Bước chuẩn bị - Đăng ký tên các đơn vị đặt hàng đối tượng tính giá thu nhập chứng từ Dữ liệu đầu vào Các dữ liệu có liên quan và các bút toán điều chỉnh kết chuyển Dữ liệu đầu ra - Số các TK 622,621, 627,154 - Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành Máy tính xử lý thông tin và đưa ra Kết luận Qua thời gian thực tập tại Công ty Cầu 12, tôi nhận thấy Công ty là một trong những doanh nghiệp Nhà nước có hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Công ty, cán bộ nhân viên trong Công ty làm việc với năng suất cao đã đem lại nguồn lợi không chỉ cho riêng Công ty mà còn cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I. Để có được những thành tích như hiện nay có phần đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán. Công ty có bộ phận kế toán hợp lý, cán bộ nhân viên có trình độ và luôn nỗ lực phấn đấu dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Bên cạnh đó, Công ty áp dụng phương pháp hạch toán kế toán phù hợp, sử dụng hình thức Nhật ký chung, áp dụng kế toán máy trong việc hạch toán giúp cho công ty có số liệu chính xác, xử lý kịp thời thông tin, giúp cho công tác kế toán trở nên thuận tiện và đơn giản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ tình hình tài chính và bộ máy tổ chức quản lý và công tác tổ chức kế toán của Công ty hiện nay, chúng ta có thể tin tưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ ngày càng đạt nhiều kết qủa tốt, tăng thêm nhiều đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Mặc dù cố gắng nhưng vì thời gian, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên sự nhận thức, nội dung, cách trình bày cũng như phương pháp đánh giá của cá nhân tôi không tránh khỏi có thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên Công ty Cầu 12 để báo cáo thực tập tổng hợp được hoàn thiện. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Đỗ Mạnh Hàn, Ban giám đốc và các cán bộ, nhân viên phòng Kế toán - Công ty Cầu 12 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và viết báo cáo tổng hợp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1075.doc
Tài liệu liên quan