Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần bao bì Sông Đà

Khi tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 621(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).Tài khoản 622 (chi phí nghân công trực tiếp).Tài khoản 627 (chi phí sản xuất chung).Tài khoản này được mở thành 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6271: chi phí nhân viên phân xưởng.Tài khoản 6272 (chi phí vật liệu).Tài khoản 6273 (chi phí công cụ dụng cụ sản xuất).Tài khoản 6274 (chi phí khấu hao tài sản cố định).Tài khoản 6277 (chi phí dịch vụ mua hàng).Tài khoản 6278 (chi phí khác bằng tiền).Tài khoản 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ.Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 155- thành phẩm, TK 632- giá vốn hàng bán Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (CFNVLTT) Phương pháp: đối với những vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đối với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán cho đối tượng đó. Nếu vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp

doc45 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần bao bì Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoặc không tráng nhựa, đầu bao được gấp, may bằng chỉ may PE. Vỏ bao KP: (Kraft - PP) gồm 01 lớp giấy kraft phức hợp với 01 lớp vải dệt PP, sau đó may đầu bao bằng chỉ may PE có băng nẹp giấy. Loại vỏ bao này dùng để đóng bao các loại khác theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm vỏ bao xi măng cung cấp cho các Công ty Xi măng có yêu cầu rất cao về đặc tính kỹ thuật vật lý trên các tiêu thức như: Sức căng, độ nén, độ bền, mềm và dai, có khả năng chịu được va đập và chống nước .... Bên cạnh các tính năng kỹ thuật vật lý nêu trên vỏ bao xi măng còn phải đáp ứng được các yêu cầu về tính tiện ích, mẫu mã thiết kế đẹp và có tính hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng và nhu cầu của thị trường, Phòng Tổng hợp sẽ xem xét khả năng đáp ứng của Công ty đối với các nhu cầu đó và đề xuất các biện pháp thống nhất thích hợp để thực hiện. Quá trình sản xuất thử bao gồm xây dựng chỉ tiêu chất lượng, sản xuất thử và kiểm tra chất lượng. Quá trình này được các bộ phận có liên quan của Công ty thực hiện một cách nghiêm túc, tuân thủ các quy trình chặt chẽ với phương châm: nỗ lực hết mình, giảm tiêu hao vật tư và đem lại sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Hiện nay, sản phẩm của Công ty được phân phối trên thị trường toàn quốc và tập trung cung cấp cho các Công ty sản xuất xi măng lò quay như: Hoàng Thạch; Hoàng Mai; Chinfon, Bỉm Sơn; Phúc Sơn; Luks… Đây là các Công ty Xi măng có thương hiệu mạnh và thị phần lớn trên thị trường trong và ngoài nước. Trong số các khách hàng hiện tại của công ty, các nhà máy xi măng Chinfon, Hoàng Thạch và Hoàng Mai chiếm gần 70% tổng doanh số vỏ bao của công ty Công tác quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện theo quy trình ISO quy định chặt chẽ ở tất cả các công đoạn sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đem ra thị trường tiêu thụ bởi bộ máy kỹ thuật và quản đốc các phân xưởng. Ban hành hệ thống các chỉ tiêu kỹ thuật của từng loại sản phẩm để triển khai kịp thời và chính xác theo yêu cầu của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm. Hệ thống ISO 9001 : 2000 được duy trì đánh giá nội bộ và đánh giá của trung tâm Quacert nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nhờ đó mà sản phẩm tới người tiêu dùng luôn được đảm bảo chất lượng. Dưới đây là một số sản phẩm về vỏ bao xi măng mà công ty sản xuất: Hình ảnh một số sản phẩm của công ty: Cơ cấu doanh thu, lợi nhuận và doanh số năm 2005 - 2006 theo nhóm sản p 1.1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu Kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 năm 2007 Tổng giá trị tài sản Doanh thu thuần Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức Tỷ lệ trả cổ tức(% vốnđiềulệ) 38.704.320.162 71.263.497.190 1.578.302.044 26.405.586 1.604.707.630 0 1.604.707.630 46,74% 15% 43.086.076.181 86.743.564.005 3.033.583.266 164.643.611 3.198.226.877 0 3.198.226.877 40,02% 16% s Nguồn: Báo cáo tài chính 2005, 2006, 2007 đã kiểm toán và báo cáo tài chính Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm báo cáo Năm 2005 doanh thu đạt 71.263.497.190 đồng, tăng 78% so với doanh thu năm 2004. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế tăng từ 688.435.636 đồng năm 2004 đến 1.604.707.630 đồng năm 2005, đạt tỷ lệ tăng 133%. Số liệu trên cho thấy tỷ lệ tăng lợi nhuận cao hơn so với tốc độ tăng doanh số. Nguyên nhân của kết quả này là do năm 2005 doanh số công ty tăng mạnh, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng không đáng kể. Nói cách khác hiệu quả hoạt động sản xuất đã được nâng lên rõ rệt. Năm 2006 là năm tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động mạnh. Do giá dầu tăng cao nên dẫn đến việc giá thành nguyên vật liệu đầu vào được nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao. Đặc biệt hạt nhựa PP sản phẩm sau dầu và là một nguyên liệu đầu vào chính của quá trình sản xuất vỏ bao xi măng tăng giá mạnh. Nhờ có phương án dự phòng tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, đồng thời Công ty cũng thuyết phục được các đơn vị khách hàng của Công ty mua sản phẩm với giá tăng tương ứng nên giá nguyên vật liệu tăng không làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty. Năm 2006 doanh thu thuần của Công ty đạt 86.743.564.005 đồng, tăng 15.480.066.815 đồng so với doanh thu 71.263.497.190 đồng của năm 2005, đạt tỷ lệ tăng 21,72%. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế của năm 2006 tăng từ 1.604.707.630 đồng năm 2005 lên 3.198.226.877 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 99,30%. Sở dĩ có việc tăng trưởng ngoạn mục về mặt lợi nhuận như trên là do Giá vốn hàng bán năm 2006 chỉ chênh năm 2005 số tiền là 12.883.729.149 (so với mức tăng 15.480.066.815 đồng của doanh thu thuần), tương đương với tỷ lệ tăng 19,85%. Điều đó cho thấy chi phí sản xuất của năm 2006 có hiệu quả hơn so với năm 2005. Năm 2007, doanh thu thuần đạt 43.624.740.332 đồng, chiếm 50,29% doanh thu thuần của cả năm 2006 (86.743.564.005 đồng), trong khi đó, lợi nhuận sau thuế sáu tháng đầu năm 2007 đạt 3.161.007.565 đồng chiếm 98,84% lợi nhuận sau thuế của năm 2006 (3.198.226.877 đồng). Biến động như vậy là do một lượng lớn sản phẩm dở dang đã hoạch toán chi phí vào năm 2006, sang năm 2007 được chuyển thành thành phẩm, bán ra thị trường và hạch toán doanh thu Ta thấy doanh thu hàng năm của công ty tăng dần lên theo từng năm .Điều đó chứng tỏ công ty đang có nhiều tiềm lực phát triển sản xuất kinh doanh được thể hiện cụ thể theo bảng trên.Ban giám đốc công ty, cùng các phòng ban trong công ty và cán bộ công nhân viên nỗ lực phấn đấu không ngừng trong công việc để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượnggiá thành phù hợp với thị trường. Ban giám đốc công ty có những nhậy bén với thị trường nhất là trong thời kỳ sau cổ phần hoá. Công ty đã đầu tư nhiều dây truyền công nghệ mới cải tiến kỹ thuật tăng năng xuất lao động đặc biệt là khâu mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty bằng nhau là vì công ty sau khi cổ phần hoá được miễn thuế. Nhìn vào biểu đồ trên ta cũng thấy lợi nhuận của công ty ngày một tăng. Nhất là năm 2006 so với năm 2005 lợi nhuận tăng từ 1.605 triệu đồng lên3198triệu đồng năm sau tăng gần gấp đôi năm trước tương đương tăng 170% , qua đó ta thấy công ty đang trên đà phát triển tăng trưởng đều đặn qua các chỉ tiêu. Theo bảng kết quả sản xuất kinh doanh trên được lấy số liệu từ báo cáo thuyết minh tài chính của công ty qua các năm tài chính do phòng kết toán công ty cung cấp ta thấy công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà . Trong 5 năm vừa qua đã và đang là minh chứng cho sự phát triển không ngừng . Thực tế hơn trong ba năm hoạt động theo mô hình cổ phần hoá đã nâng cao được năng lực cạnh tranh và sản xuát kinh doanh có hiệu quả. Theo bảng kết quả kinh doanh qua các thời kỳ trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu thực hiện so sánh giữa năm 2006 & 2005 đều (>100%) điều đó xét về tổng quan về công ty thực tế cho thấy công ty đã thực hiện sản xuất kinh doanh vượt kế hoạch của năm 2005 tình hình nhìn chung công ty là tốt. Tình hình tăng trưởng của hoạt động kinh doanh qua các chỉ tiêu kinh tế của 2006 so với năm 2005 tăng cao nhất là 68% và tăng thấp nhất là 2%. điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã đạt được trình đọ tăng trưởng khá. Theo bảng tổng kết trên thì tình hình sản xuất kinh doanh 05 năm gần đây của công ty từ 2002 đến năm 2006 ta thấy tốc độ tăng trưởng liên tục giá trị sản lượng hàng năm không ngừng tăng lên mặt hàng sản phẩm năm 2006 tăng so năm 2005 là 895.000 sản phẩm (104%). Giá trị sản lượng tăng 18.806triệu đồng(124%) . theo bảng trên các chỉ tiêu kinh tế đều tăng như không đồng đều có chỉ tiêu đạt 170% song có chỉ tiêu chỉ đạt 102%. Như vậy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp diễn ra không đồng đều .Mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với năng lực sản xuất theo số liệu trên ta thấy các chỉ tiêu giá trị sản lượng tăng nhanh hơn các chỉ tiêu năng lực sản xuất kinh doanh tương ứng . chỉ tiêu doanh thu tăng nhanh hơn giá trị tài sản cố định bình quân. Doanh thu của năm 2006 tăng hơn năm 2005 là15.958.triệu đồng (123%). Lợi nhuận của năm 2006 tăng hơn năm2005 là: 1.323.000.000đ( tương đương với 170%) do chế độ của nhà nước tạo điều kiện cho các công ty cổ phần hoá sau 3 năm mới phải đóng thuế ,công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận trước thuế bằng lợi nhuận sau thuế Về tổng chi phí năm 2006> tổng chi phí của năm 2005 (84105 tr >69870 tr). Vậy hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất của năm 2006 tốt hơn năm 2005 nghĩa là vừa nâng cao hiệu quả sử dụng sản xuất và sử dụng năng lực sản xuất vừa phát triển năng lực sản xuất của mình vừa tăng hiệu quả sản xuất và mở rộng qui mô sản xuất của doanh nghiệp . Tỷ suất LN/Doanh thu: Tỷ suất LN /doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần = 73.083.208/27.438.790.458 =0,27% Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Tỷ suất LN vốn CSH = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ SH bquân = 73.083.208/3.729.412.331 = 1,96 % Tỷ suất LN/nguồn vốn: Tỷ suất LN/tổng nguồn vốn KD = Lợi nhuận trớc thuế/Tổng nguồn vốn KD bquân = 73.083.208/3.656.329.123 = 2 % CHỈ SỐ NĂM 2003 (9T) NĂM 2004 NĂM 2005 Năm 2006 Tỷ suất LN sau thuế/Doanh thu 3,9% 1,7% 2,3% 2.9% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu 19,5% 12,4% 29,4% 9,1% Tỷ suất LN sau thuế/tổng tài sản 3,3% 2,2% 4,1% 1,4% Công tác đời sống và an toàn lao động. Thu nhập bình quân của CBCNV tăng dần theo các năm đánh dấu kết quả của sự cố gắng phấn đấu không ngừng của tập thể CBCNV Công ty, đặc biệt là giai đoạn sau cổ phần hóa. Dưới đây là các số liệu cụ thể: Năm 2002: Thu nhập bình quân =732.860 đ/người/tháng. Năm 2003: Thu nhập bình quân =1.026.244 đ/người/tháng. Năm 2004: Thu nhập bình quân =1.188.000 đ/người/tháng. Năm 2005: Thu nhập bình quân =1.582.000 đ/người/tháng. Năm 2006: Thu nhập bình quân = 1.886.780 đ/người/tháng Năm 2007: Thu nhập bình quân = 1.921.773 đ/người/tháng 100% người lao động được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, hàng năm thực hiện đầy đủ và hiệu quả công tác huấn luyện an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên. Các chế độ chính sách đối với người lao động được quan tâm giải quyết kịp thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động. Trong những năm qua không còn ý kiến thắc mắc nào của CBCNV công ty về việc giải quyết các chế độ đối với người lao động. Đầu tư sửa chữa nhà xưởng, cải thiện điều kiện môi trờng làm việc cho công nhân như: trang bị quạt công nghiệp, lắp đặt trên 3000 m2 trần xốp chống nóng cho các khu nhà xởng có công nhân làm việc làm giảm nhiệt độ từ 5 - 8oC trong mùa hè, cải thiện môi trường làm việc ngày càng tốt hơn cho người lao động. Lắp đặt các nhà cầu nối liền các nhà xưởng giúp cho việc luân chuyển bán thành phẩm giữa các bộ phận không bị ách tắc trong điều kiện thời tiết mưa gió. Tham gia đầy đủ các phong trào, các hội thi do Tổng công ty tổ chức: thi nữ công, thi nấu ăn, các phong trào từ thiện tại địa phương và Tổng công ty tổ chức như: đóng góp các quỹ, ủng hộ tiền xây dựng trường học cho các tỉnh miền núi, tặng quần áo, sách vở cho người nghèo... Tuy nhiên so với nhiều công ty khác và nhu cầu ngày càng cao của cán bộ công nhân viên chức thì mức thu nhập trên vẫn còn thấp. Vì thế mục tiêu mà công ty đặt ra trong những năm tới là đưa mức thu nhập của cán bộ công nhân viên chức ngày càng cao hơn nữa. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Do là một công ty cổ phần và là công ty trực thuộc trong Tổng công ty Sông Đà, công ty có tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng vẫn chịu sự quản lý của cấp trên. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty như sau: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔNG HỢP XƯỞNG I XƯỞNG II PHÒNG VẬT TƯ – THỊ TRƯỜNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, ĐHĐCĐ sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các cán bộ quản lý khác. Hiện tại Hội đồng quản trị của công ty có 5 thành viên. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và bãi nhiệm với đa số tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Công ty. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên. Ban Giám đốc Ban Giám đốc của công ty gồm có Giám đốc điền hành và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc điều hành: là đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh doanh được toàn quyền quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật Nhà nước về mọi sự quản lý, điều hành của mình đối với công ty. Chủ tịch HĐQT của công ty là người kiêm Giám đốc Phó giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc, là người giúp Giám đốc điều hành công việc hoạt động của công ty theo nhiệm vụ đă được giao. * Phòng tổng hợp Là phòng tham mưu giúp giám đốc công ty để thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng quản lý, xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành chính giúp Giám đốc công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung trong hoạt động SXKD. * Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo toàn bộ tài chính kế toán. * Phòng vật tư thị trường Pḥòng vật tư thị trường công ty là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty chỉ đạo kiểm tra thực hiện công tác quản lý vật tư trong công ty. Giúp giám đốc công ty trong công tác kinh doanh vật liệu xây dựng và các mặt hàng khác mà pháp luật cho phép, công tác sản xuất và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của công ty. * Xưởng Công ty có 2 xưởng sản xuất và mỗi phân xưởng thực hiện chỉ một số công đoạn nhất định trong quy tŕnh sản xuất sản phẩm. Xưởng 1 thực hiện công đoạn kéo sợi và công đoạn dệt. Xưởng 2 thực hiện công đoạn phức, dựng bao và may. *Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp Hoạt động tổ chức sản xuất và kinh doanh được chỉ đạo thống nhất từ công ty trực tiếp tới các phòng ban, xưởng sản xuất. Quan hệ chỉ đạo của công ty với các bộ phận theo nguyên tắc trực tuyến: công ty - Các phòng ban, công ty – các phân xưởng sản xuất, công ty trực tiếp và điều hành sản xuất, các xưởng sản xuất do quản đốc trực tiếp quản lý sản xuất. Các phòng ban có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau: Nhận lệnh điều động sản xuất từ Giám Đốc công ty tới phòng Tổng hợp, phòng tổng hợp soạn thảo công văn : Lệnh điều động sản xuất, giấy giao nhiệm vụ, lập tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm cần làm, giấy yêu cầu giao hàng, trình Giám Đốc công ty duyệt rồi giao cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất, phân xưởng trực tiếp chỉ đạo kiểm tra thực hiện tới từng bộ phận tổ sản xuất, phòng tổng hợp quản lý về công tác tổ chức nhân sự sắp xếp lao động hợp lý cho từng bộ phận kiểm tra đôn đốc về kỷ luật lao động theo dõi thực hiện các định mức kinh tế, gửi công văn dự trù vật tư, lệnh giao hàng tới phòng vật tư thị trường. Phòng vật tư chỉ đạo tới từng bộ phận trong phòng dự trù cấp vật cho từng tổ sản xuất, nhập hàng khi sản phẩm đã hoàn thành được nhận từ bộ phận kỹ thuật may bao của xưởng II.và lo khâu giao hàng đủ số lượng và chất lượng theo đúng tiến độ mà công ty yêu cầu . phòng vật tư có trách nhiệm dự trù mua vật tư, bảo quản kho vật tư khi vật tư nhập kho cùng phòng tổng hợp kiểm tra chất lượng và số lượng lập biên bản kiểm tra nguyên vật liệu khi số lượng và chất lượng đạt yêu cầu chuyển lên phòng kế toán công ty làm thủ tục nhập kho. Phòng tổng hợp lập các hợp đồng kinh tế chuyển lên ban Giám Đốc duyệt sau đó chuyển tới từng phòng ban trong công ty. Khi được lệnh của Giám Đốc công ty triển khai công việc trực tiếp tới các phòng ban trong công ty, phòng vật tư có trách nhiệm phát triển công tác tiếp thị thị trường, quảng cáo sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ, kiểm tra theo dõi các nhà cung ứng đã nhập hàng theo hợp đồng và báo cho phòng tổng hợp khi đã hoàn tất theo hợp đồng. Các phòng ban trong công ty đều có liên quan tới nhau, xưỏng chỉ đạo trực tiếp sản xuất thống kê toàn bộ sản phẩm từng tổ, nhóm, cá nhân trong tuần, trong tháng chuyển về phòng kế toán để tính lương cho từng bộ phận. Từng tổ sản xuất viết yêu cầu cấp vật tư chuyển cho. Quản đốc phân xưởng ký duyệt chuyển lên phòng vật tư duyệt viết phiếu xuất kho. Khi cấp bảo hộ lao động tổ trưởng viết yêu cầu cấp bảo hộ lao động quản đốc phân xưởng ký duyệt chuyển phòng tổng hợp duyệt cấp, phòng vật tư viết phiếu xuất và xuống bộ phận kho cấp, Phòng tổng hợp chuyển bậc lương, mức đóng bảo hiểm xã hội về phòng kế toán, phòng vật tư chuyển toàn bộ phiếu xuất vật tư về phòng kế toán, phòng kế toán tập hợp phiếu nhập vật tư, phiếu xuất bán ngoài, phiếu thu, phiếu chi, bảng lương chuyển Giám đốc công ty duyệt. Toàn bộ giấy tờ từ các phòng ban trong công ty chuyển tới phòng kế toán công ty để vào hạch toán và phòng kế toán có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ tính hợp pháp hợp lý của chứng từ. Viết phiếu xuất bán ngoài, phiếu nhập gửi xuống phòng vật tư để vào thẻ kho vật tư. Và hàng tháng, quý, kiểm kê 6 tháng, một năm, đối chiếu cùng thủ kho theo lũy kế nhập-xuất-tồn Phòng tổng hợp lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, máy móc thiết bị gửi tới văn phòng xưởng chỉ đạo trực tiếp tới tổ cơ điện. Các phòng ban trong công ty có những công việc cần giải quyết trực tiếp gặp Giám đốc công ty xin lệnh điều động công việc. Giám đốc công ty trực tiếp hàng ngày giao nhiệm vụ tới từng bộ phận phòng ban, phân xưởng và ngược lại các phòng ban, phân xưởng có công việc cần thiết lên trình giám đốc duyệt và tìm phương hướng chỉ đạo sản xuất. 1.2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất Công ty sản xuất dưới loại hình phân xưởng, có 2 xưởng sản xuất và mỗi phân xưởng thực hiện chỉ một số công đoạn nhất định trong quy trình sản xuất sản phẩm. Xưởng 1 thực hiện công đoạn kéo sợi và công đoạn dệt. Xưởng 2 thực hiện công đoạn phức, dựng bao và may. Công ty đã chú trọng đầu tư trang bị dây chuyền máy móc thiết bị đồng bộ, tiên tiến trên thế giới, có xuất xứ đài Loan, ấn Độ, Trung Quốc...là các nước có thế mạnh trong việc chế tạo các thiết bị công nghệ sản xuất bao bì trên thế giới. Các máy móc thiết bị chính của công ty đều là các máy móc hiện đại so với các doanh nghiệp trong nước sản xuất cùng ngành hàng bao bì đang sử dụng. Sử dụng công nghệ mới này cho phép tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm vật tư nhiên liệu. Chất lượng sản phẩm của công ty hiện được khách hàng đánh giá cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ mới, tiên tiến và đồng bộ chủ yếu do Đài Loan sản xuất gồm: 02 dây chuyền máy kéo sợi, 01 máy phức hợp, 01 dây chuyền máy dựng bao, 32 máy dệt vải PP, 04 dây chuyền máy may CN. Hiện nay công ty tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất bằng công nghệ máy móc của Đài Loan, ấn Độ do tính ưu việt của công nghệ mới này nhằm thực hiện dự án nâng cao năng lực sản xuất thêm 15-20 triệu vỏ bao/năm với giá trị đầu tư dự kiến khoảng hơn 21 tỷ đồng thực hiện năm 2007 sẽ đưa vào vận hành đầu 2008. Trong công ty cổ phần công nghiệp thương mại sông đà sản phẩm chính của công ty là sản xuất ra vỏ bao xi măng. dây truyền làm hoàn thành ra sản phẩm ở công ty là dây truyền làm ra sản phẩm vỏ bao xi măng trải qua 05 công đoạn sản xuất sau: Nhiệm vụ từng công đoạn: Quy trình sản xuất công nghệ đơn giản nhưng có mối quan hệ móc xích liên tục qua các công đoạn nhất định. Quy trình này được khái quát qua 5 công đoạn như sau: CÔNG ĐOẠN KÉO SỢI CÔNG ĐOẠN DỆT VẢI CÔNG ĐOẠN DỰNG BAO CÔNG ĐOẠN PHỨC CÔNG ĐOẠN MAY Nhựa kéo sợi Nhựa Taical Nhựa tái sinh Nhựa Bicoat Nhựa sủi Sợi Vải Bao Phôi Manh VỎ BAO Nhựa các loại Giấy Nhựa các loại Giấy Mực Chỉ may Giấy nẹp Công đoạn 1: Kéo sợi Quy trình sản xuất sợi là quá trình sử dụng thiết bị chuyên dùng nấu chảy hạt nhựa, kéo thành mảng mỏng, chẻ thành sợi gia công cho sợi nhựa có tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu. Nguyên liệu được trộn theo chỉ tiêu kỹ thuật và đưa vào máy, nhựa được đẩy ra miệng khuôn tạo thành một màng nhựa chảy dẻo, màng nhựa được bể nước làm nguội và định hình, sau đó được hệ thống lô ép kéo căng và trục dao chẻ thành các sợi nhỏ. Sợi sau khi chẻ được kéo dăn qua bàn nhiệt để có sợi theo tiêu chuẩn và được cuộn lại thành từng ống sợi để chuyển sang công đoạn dệt bao. Công đoạn 2: Dệt vải PP Dệt vải PP là quá trình sử dụng sợi nhựa PP đan sợi ngang bằng thoi vào giàn sợi dọc theo một quy trình được thiết kế trên máy dệt để dệt thành vải PP dạng ống tṛơn hoặc manh vải phẳng. Công đoạn 3: Phức Phức hợp là việc ép dán giữa hai lớp nguyên vật liệu bằng 1 lớp liên kết để cho ra một sản phẩm mới Công đoạn 4: Dựng bao Dựng bao là quá trình dùng manh phức KP định dạng hình dáng của bao theo yêu cầu kỹ thuật, theo mẫu mã của khách hàng, lồng lớp giấy Krap làm ruột vào trong gấp cạnh dán và chặt thành các ống bao có kích thước theo quy định. Vải KP được chuyển sang bộ phận in, và được in mẫu mă theo yêu cầu của từng khách hàng rồi lắp các cuộn giấy vào trục máy, lồng giấy vào trong lòng manh KP, đục lỗ thoát khí đối với loại bao khách hàng yêu cầu, định hình bao, dán các mép bao và cắt bao. Công đoạn 5: May May bao là bước gấp tạo van nẹp và may hai đầu ống bao tạo thành vỏ bao hoàn chỉnh. Các ống bao trước khi may được gấp tạo van để nạp xi măng. Các van này sau khi đóng đầy xi măng sẽ tự động đóng kín. Sau khi được tạo van sẽ được chuyển lên để may hai đầu có nẹp bao bắng 1 đến 2 lớp nẹp tuỳ theo yêu cầu. Trang thiết bị được sử dụng trong công ty như sau: STT Loại trang thiết bị ĐVT Số lượng Năm sx Nước sx 1 Máy kéo sợi Dàn 02 2005 Đài loan 2 Máy dệt 06 thoi Dàn 15 2004 Đài loan 3 Máy dệt 4 thoi Dàn 18 1998 Trung quốc 4 Máy dệt 06 thoi Dàn 06 2007 Ân độ 5 Máy Fức Dàn 02 2002 Trung quốc 6 Máy dựng bao Dàn 01 2004 Đài loan 7 Máy may CN Dàn 04 2005 Nhật bản Đặc điểm bố trí mặt bằng nhà xưởng: mặt bằng nhà xưởng rộng rãi, thoáng mát, diện tích nhà làm việc của khối văn phòng là dãy nhà 3 tầng, xưởng sản xuất được bố trí trên một mặt bằng rộng với diện tích: 4.500m2 gồm 5 dãy nhà xưởng, và 3 nhà cầu với diện tích 1. 340m2 rất thuận tiện cho việc sản xuất một dây truyền sản xuất khép kín. Nhà xưởng được bố trí xung quanh là quạt thông gió và điện ánh sáng đầy đủ Loại hình sản xuất của doanh nghiệp: là loại hình sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, làm theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất tùy theo số lô, mà khách hàng yêu cầu. Công ty ký hợp đồng theo chu kỳ là từng năm với các bạn hàng lớn như công ty xi măng Hoàng thạch, công ty xi măng Hoàng Mai, công ty xi măng Chin fon, công ty xi măng Thanh Ba…theo năm và được lấy theo từng tháng với số lượng đã được ấn định trước để công ty lập kế hoạch sản xuất và giao hàng theo đúng tiến. Chu kỳ sản xuất cũng có lúc làm theo thời vụ (ví dụ: mùa mưa thì nhu cầu cần vỏ bao xi măng giảm, còn mùa khô nhu cầu xây dựng cần nhiều và gấp thì công ty lại đẩy nhanh tiến độ sản xuất để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng nên công ty luôn trú trọng đổi mới công nghệ sản xuất, máy móc thiêt bị phù hợp với tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng) Đặc điểm tổ chức công tác kế toán Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty có một phòng kế toán tài chính riêng nằm ở tầng hai của dãy nhà hành chính. Hiện nay công ty đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán từ việc lập chứng từ, ghi sổ chi tiết đến tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính... đều được thực hiện tại phòng kế toán tài chính của công ty. Ở mỗi phân xưởng đều có bộ phận thống kê làm nhiệm vụ ghi chép những thông tin kinh tế ban đầu về nguyên vật liệu, sản phẩm, tiền lương...sau đó định kỳ bộ phận này sẽ lập báo cáo theo từng chỉ tiêu để gửi về phòng kế toán tài chính để các nhân viên kế toán xử lý số liệu và lập các sổ sách, báo cáo cần thiết. Phòng kế toán có 5 người trong đó có 1 kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ và 3 kế toán còn lại thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty như sau: Kế toán trưởng Kế toán tiền lương Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán vật tư và tài sản cố định Thủ quỹ Kế toán trưởng: điều hành bộ máy kế toán, thực thi theo đúng chế độ đồng thời là người đề xuất với các giám đốc về các chính sách tài chính, các quy định kế toán riêng cho công ty, các chiến lược kinh doanh... nhưng cũng phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty, trước pháp luật, các bên có liên quan đến số liệu mà kế toán cung cấp như công ty kiểm toán, nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp... Kế toán vật tư và tài sản cố định: hàng ngày giám sát tình hình nhập-xuất-tồn vật tư và ký xác nhận về số lượng, chủng loại vật tư thực nhập, thực xuất, đối chiếu phiếu xuất kho cho từng phân xưởng với bảng định mức vật tư cấp, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý với lãnh đạo những trường hợp vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượngj Đồng thời kiêm luôn kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định hàng tháng và tiến hành trích khấu hao tài sản cố định, phân bổ cho từng đối tượng có liên quan và ghi sổ kế toán Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính tiền lương và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), phụ cấp, tiền thưởng cho từng người ở từng bộ phận, phòng ban sau đó lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toan bộ công ty Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ hàng tháng tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất, tính giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành Thủ quỹ: hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, kế toán thực hiện việc thu, chi đối với khách hàng và cuối ngày kế toán sẽ vào sổ thu chi tồn quỹ Các phần hành kế toán không chỉ có mối liên hệ mật thiết với nhau mà còn có sự quan hệ mật thiết với các phòng ban khác trong công ty thông qua việc cung cấp số liệu. Tuy rằng phòng kế toán tài chính được phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng kế toán viên, tuy nhiên thực tế mọi người đều có thể làm tất cả các phần hành và nó không nhất thiết như sự phân công đó. 1.3.2.Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán Bắt đầu niên độ kế toán, kế toán sẽ mở một bộ sổ mới và cuối niên độ thì thực hiện khóa sổ sau khi đã cộng sổ, tính số phát sinh và số dư cuối kỳ. Niên độ kế toán tại công ty bắt đầu từ ngày 01/12 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà là một công ty cổ phần có quy mô vừa. Để thuận tiện cho việc ghi chép, hệ thống hóa số liệu, hiện nay công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán là “Nhật ký chung” tức là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Đồng thời sử dụng phần mềm kế toán SAP của trung tâm UNESCO Phát triển công nghệ thông tin để hỗ trợ quá trình ghi chép, lập sổ sách. Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chung” kết hợp với phần mềm kế toán như sau: Sơ đồ luân chuyển chứng từ Các bút toán điều chỉnh kết chuyển Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ chi tiết tài khoản Sổ cái tài khoản Chứng từ gốc Bảng cân đối thử Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó tự phần mềm kế toán sẽ ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp, rồi ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ. Công ty không lập nhật ký đặc biệt. Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác Phần 2: Đặc điểm một số phần hành kế toán 2.1. Đặc điểm các phần hành kế toán riêng 2.1.1. Kế toán về tiền a) Đặc điểm Kế toán về tiền theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ của các loại tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý… và các khoản tạm ứng, thanh toán tạm ứng của đơn vị nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho kế toán và quản lý đơn vị trong lĩnh vực tiền tệ. Nhờ đó mà các nhà quản lý nắm bắt được tình hình tài chính của mình, từ đó ra các quyết định đầu tư phù hợp đồng thời có biện pháp để điều chỉnh và ồn định luồng tiền trong công ty nhằm luôn đảm bảo khả năng thanh toán Việc thanh toán cho công nhân viên trong doanh nghiệp chủ yếu bằng tiền mặt. Vì là công ty cổ phần, giao dịch thường xuyên trên sàn chứng khoán và có khách hàng, nhà cung cấp ở khắp trong và ngoài nước nên việc sử dụng tài khoản ở ngân hàng để thanh toán là rất phổ biến. Ngân hàng chính mà công ty thường giao dịch và gửi tiền là ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Tây, ngoài ra công ty còn giao dịch với rất nhiều các ngân hàng khách như: ngân hàng công thương chi nhánh Hà Tây, ngân hàng ACB, ngân hàng Incombank… Địa bàn của công ty tuy hơi xa trung tâm thành phố nhưng công ty không sử dụng tài khoản 113- tiền đang chuyển, đây chính là một hạn chế của kế toán tiền b) Chứng từ sử dụng Để phục vụ cho hạch toán, kế toán tiền sử dụng các chứng từ sau: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kê ngoại tệ, vàng bạc, đá quý; bảng kiểm kê quỹ; báo cáo số dư tiền gửi ngân hàng Quy trình hoạt động của phần hành kế toán tiền: khi khách hàng thanh toán cho công ty hoặc khi công ty thu được một khoản tiền nào đó về quỹ thì đồng thời kế toán phải tiến hành lập phiếu thu. Ngược lại khi công ty phải bỏ tiền ra để thanh toán cho nhà cung cấp, trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên hay chi mua các vật dụng cần thiết…. thì kế toán phải ghi phiếu chi. Nếu bỏ tiền ra tạm ứng trước thì ghi vào phiếu chi tạm ứng. Sau đó kế toán sẽ phải hạch toán vào Nợ- Có của tài khoản thích hợp. Quy trình hoạt động của phần hành kế toán tiền Hóa đơn bán hàng, bảng thanh toán cho nhà cung cấp, công nhân viên Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có-nợ,giấy thanh toán tạm ứng Tài khoản 111,112,141 2.1.2. Kế toán tiền lương a) Đặc điểm Kế toán tiền lương theo dõi tình hình sử dụng thời gian lao động và các khoản thanh toán cho người lao động như: tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm xã hội và tiền thưởng theo thời gian và hiệu quả lao động. Đồng thời cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc hạch toán chi phí sản xuất cụ thể như chi phí nhân công trực tiếp, tính giá thành sản phẩm, hạch toán thu nhập và một số nội dung khác có liên quan. Vì tiền công là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng tương đối trong giá thành sản phẩm ( 10 - 12 % ) nên kế toán tiền lương có vai trò rất quan trọng. Do đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ và trình độ quản lý xí nghiệp đã áp dụng 2 hình thức trả lương sau: Hình thức trả lương theo thời gian ( xí nghiệp chỉ áp dụng hình thức này để tính lương cho bộ phận gián tiếp, phục vụ, sửa chữa...): là hình thức căn cứ vào giờ công lao động, lương cấp bậc, đơn giá tiền lương cho một ngày công hay tùy theo ca làm việc. Kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân viên như sau: Lương thời gian = Số giờ công x đơn giá lương Hình thức trả lương theo sản phẩm: Đây là hình thức chủ yếu mà công ty áp dụng, đa số công nhân trực tiếp sản xuất tại Xí nghiệp làm theo hợp đồng đã ký. Xí nghiệp chỉ trả lương cho công nhân sản xuất ra bán thành phẩm, hoặc thành phẩm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật qui định không kể đến sản phẩm làm dở. Theo hình thức này kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành (bán thành phẩm) ở từng tổ do bộ phận OTK và tổ trưởng đã ký xác nhận gửi lên. Cùng với đơn giá khoán mà Xí nghiệp xây dựng cho từng tổ (ghi trong hợp đồng khoán) để tính ra chi phí tiền lương phải trả cho từng tổ như sau: Lương sản phẩm phải trả = Số lượng sản phẩm x Đơn giá khoán cho từng tổ hoàn thành Tổng tiền lương sản phẩm phải trả của các tổ là toàn bộ chi phí tiền lương sản phẩm toàn Xí nghiệp phải tính vào chi phí nhân công trực tiếp.. VD: Ở bộ phận táo sợi băng máy khi hoàn thành được một sản phẩm A ở ca 1, ca 2 thì đơn giá sản phẩm là 128đ/sp, ở ca 3 thì được hưởng 167đ/sp Ngoài lương chính (lương thời gian, lương sản phẩm ) trong chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cả trong khoản phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn ca, các khoản tiền thưởng, tiền làm thêm vào những ngày lễ, chủ nhật. Toàn bộ những khoản tiền này được cộng vào lương chính và được trả cho công nhân vào cuối tháng. Đối với tiền làm thêm vào ngày chủ nhật sẽ được tính bằng 150% lương ngày thường, ngày lễ Tết được tính 200% lương ngày thường. Vì đa số lao động của Xí nghiệp được trả lương theo hình thức khoán sản phẩm nên Xí nghiệp không phải trả lương cho công nhân trong những ngày ngừng, nghỉ vì thiếu nguyên vật liệu. Đồng thời để khuyến khích người lao động gắn trách nhiệm của họ với kết quả lao động nhằm nâng cao tinh thần làm việc, nâng cao năng xuất lao động. Xí nghiệp đã áp dụng chế độ tiền thưởng phải rất hợp lý. VD: Với bộ phận dệt vải PP khi hoàn thành vượt mức khoán được thưởng như sau: Nếu tăng từ 1000 đến 2000 kg được nhận 120% lương sản phẩm phần tăng thêm. Nếu tăng từ 2500 đến 3500 kg được nhận 140% lương sản phẩm phần tăng thêm. Nếu tăng từ 4000 đến 5000 kg được nhận 160% lương sản phẩm phần tăng thêm. Số tiền này được xí nghiệp hạch toán vào chi phí nhân công trong kỳ. Tiền lương nghỉ phép: Trong công ty tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy ngay tháng 1 kế toán đã trích trước tiền lương nghỉ phép vào chi phí trong tháng theo kế hoạch nghỉ phép cả năm. Do đó các tháng tiếp theo trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không phát sinh mục này. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ (theo chế độ quy định): phải trích nộp 25% theo lương cấp bậc, trong đó:20% BHXH được tính theo lương cấp bậc: trong đó 15% BHXH hạch toán vào giá thành (tức khoản này được người sử dụng lao động nộp,không trừ vào lương), 5%người lao động phải nộp (hàng tháng được khấu trừ ngay khi phát lương). Kinh phí công đoàn 2%: khoản này được tính trên tiền lương thực tế của công nhân sản xuất, được hạch toán vào giá thành. BHYT: 3% tính theo lương cấp bậc trong đó 1% được trừ vào lương 2% được tính vào giá thành sản phẩm. Như vậy 19% được tính vào chi phí trong kỳ, 6% người lao động phải chịu. b) Chứng từ sử dụng Để phục vụ cho việc hạch toán kế toán, kế toán tiền lương sử dụng các chứng từ sau: 1.Bảng chấm công (mẫu số 01-LĐTL) theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ bảo hiễm xã hội để có căn cứ tính trả lương, báo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Mỗi phân xưởng phải lập bảng chấm công hàng tháng. Hàng ngày tổ trưởng phân xưởng căn cứ vào tình hình thực tế chấm công cho từng người trong ngày. Cuối tháng bảng chấm côngvà các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội….. được chuyển cho bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để tính lương, bảo hiểm xã hội. 2.Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02-LĐTL): là căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Nó được lập hàng tháng tương ứng với bảng chấm công. Bộ phận kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương 3.Phiếu nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số 03-LĐTL): giấy này xác nhận số ngày nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ trông con ốm… của người lao động, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ quy định 4.Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội (mẫu số 04- LĐTL): công ty lập theo tháng để đề nghị xét duyệt bảo hiểm xã hội 5.Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 05- LĐTL) 6.Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (mẫu số 06-LĐTL): là cơ sở để lập bảng thanh toán tiền công cho người lao động (chủ yếu áp dụng cho công nhân hay cho lao động trực tiếp) 7.Phiếu báo làm thêm giờ (mẫu số 07- LĐTL): là chứng từ xác nhận giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc, là cơ sở tính lương cho người lao động. 8.Hợp đồng giao khoán (mẫu số 08- LĐTL): là chứng từ ghi rõ trách nhiệm, quyền lợi của người nhận khoán và người giao khoán. 9.Biên bản điều tra tai nạn lao động (mẫu số 09- LĐTL): nhằm xác định các vụ tai nạn xảy ra tại đơn vị để có chế độ bảo hiểm cho người lao động một cách thỏa đáng và có các biện pháp ngăn ngừa tai nan, bảo đảm an toàn lao động. Quy trình hoạt động của phần hành kế toán tiền lương Bảng chấm công và các bảng khác có liên quan Bảng lương Tài khoản 334 2.1.3. Kế toán tài sản cố định a) Đặc điểm Kế toán tài sản cố định phản ánh tình hình biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản cố định. Giám đốc chặt chẽ tình hình sử dụng, thanh lý và sửa chữa tài sản cố định Tài sản cố định được theo dõi theo giá trị còn lại bằng nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế. Nguyên giá gồm toàn bộ chi phí để tài sản cố định có thể sẵn sàng sử dụng.Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng trên thời gian hữu dụng ước tính. Mỗi laoij tài sản cố định khác nhau lại có số năm tính khấu hao khác nhau, như:nhà cửa vật kiến trúc 12-30 năm, máy móc thiết bị 5-8 năm, phương tiện vận tải truyền dẫn 5 năm, thiết bị dụng cụ quản lý 4-5 năm. b) Chứng từ sử dụng Để phục vụ cho việc hạch toán kế toán, kế toán tài sản cố định sử dụng các chứng từ sau: Biên bản giao nhận tài sản cố định (mãu số 01-TSCD): xác nhận việc giao nhận tài sản cố định sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp phát, được tặng biếu, viện trợ, nhận vốn góp liên doanh, tài sản cố định thuê ngoài… đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị được bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng liên doanh. Thẻ tài sản cố định (mẫu số 02- TSCD): theo dõi chi tiết tưng tài sản cố định của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của tài sản cố định Biên bản thanh lý tài sản cố định (mẫu số 03-TSCD) Biên bản giao nhận sữa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04-TSCD): xác nhận việc giao nhận tài sản cố định sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCD và bên sủa chữa TSCD, là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa Biên bản đánh giá lại TSCD (mẫu số 05-TSCD) Ngoài ra công ty còn sử dụng rất nhiều chứng từ khác như: báo cáo tổng hợp tăng, giảm TSCD; bảng kê chi tiết tăng, giảm TSCD; bảng chi tiết và bản tổng hợp phân bổ khấu hao TSCD, báo cáo TSCD bình quân cần tính khấu hao….. Quy trình hoạt động của phần hành kế toán TSCD Biên bản giao nhận, thanh lý TSCD Bảng phân bổ khấu hao TSCD Tài khoản 211,213,214 2.1.4. Kế toán vật tư, hàng hóa (kế toán hàng tồn kho) a) Đặc điểm Kế toán HTK theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng vật tư, sản phẩm, hàng hóa, làm căn cứ kiểm tra tình hình tiêu dùng, dự trữ vật tư, sản phẩm hàng hóa và cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý HTK Ở công ty HTK được xác định trên cơ sở giá gốc gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác liên quan trực tiếp để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị HTK được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Dự phòng giảm giá HTK được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của HTK trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Đối với công ty, HTK gồm có nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng gửi đi bán. Trong năm 2007 HTK của công ty là 12.835.286.819 cao hơn so với năm 2006 là 10.534.065.457 đó là do thành phẩm tồn kho rất nhiều. b) Chứng từ sử dụng Để phục vụ cho việc hạch toán kế toán, kế toán HTK sử dụng các chứng từ sau: Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT): xác nhận số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán. Phiếu xuất kho (mẫu số 02- VT): theo dõi số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa (mẫu số 05-VT): xác định số lượng, quy cách và chất lượng vật tư, sản phẩm, hàng hóa trước khi nhập kho, làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản Thẻ kho (mẫu số 06-VT): theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn làm căn cứ xác định tồn kho dự trữ vật tư, sản phẩm, hàng hóa và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 07-VT) Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (mẫu số 08-VT) Quy trình hoạt động phần hành kế toán HTK Phiếu nhập, phiếu xuất kho Thẻ kho Tài khoản 152,153,154, 155,156,157 Như vậy khi công ty mua nhập kho vật tư, sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn cổ phần, nhận liên doanh hoặc vật tư thừa phát hiện trong kiểm kê thì bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập phiếu nhập kho. Khi xuất vật tư cho sản xuất hoặc xuất thành phẩm để bán thì bộ phận xin lĩnh hoặc phòng cung ứng lập phiếu xuất kho. Cả phiếu nhập và phiếu xuất kho đều phải có chữ ký của thủ kho. Sau đó thủ kho lấy đó làm cơ sở để ghi vào thẻ kho, rồi gửi lên cho phòng kế toán để hạch toán vào Nợ-Có tài khoản 152,153,154,155,156,157. 2.2. Đặc điểm phần hành kế toán chi phí a) Đặc điểm Loại hình sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất hàng loạt với số lượng lớn nên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo công đoạn, dựa trên cách tính từng loại măt hàng, loại vỏ bao theo đơn đặt hàng khác nhau tính đơn giá khác nhau Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều cách phân loại. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất nội dung của chi phí, theo mục đích công dụng của chi phí, theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ; theo phương pháp tập hợp chi phí; theo nội dung cấu thành của chi phí. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt đối với kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành thì chi phí sản xuất được chia theo mục đích công dụng của chi phí gồm 3 loại sau: 1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, NVL phụ, nhiên liệu...tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm. 2.Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuât. 3.Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ những chi phí phục vụ quản lý sản xuất kinh doanh phát sinh trong phạm vi phân xưởng, tổ, đội. Trong khoản mục này bao gồm: + Chi phí vật liệu xuất dùng cho phục vụ quản lý sản xuất chung. + Chi phí nhân viên phân xưởng: Là các chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán phân xưởng... -Chi phí công cụ dụng cụ. -Chi phí khấu hao tài sản cố định. -Chi phí dịch vụ mua ngoài. -Chi phí khác bằng tiền. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng kinh tế của chi phí có tác dụng phục vụ cho công tác quản lý chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Khi tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 621(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).Tài khoản 622 (chi phí nghân công trực tiếp).Tài khoản 627 (chi phí sản xuất chung).Tài khoản này được mở thành 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6271: chi phí nhân viên phân xưởng.Tài khoản 6272 (chi phí vật liệu)..Tài khoản 6273 (chi phí công cụ dụng cụ sản xuất).Tài khoản 6274 (chi phí khấu hao tài sản cố định).Tài khoản 6277 (chi phí dịch vụ mua hàng).Tài khoản 6278 (chi phí khác bằng tiền).Tài khoản 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ.Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 155- thành phẩm, TK 632- giá vốn hàng bán Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (CFNVLTT) Phương pháp: đối với những vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đối với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán cho đối tượng đó. Nếu vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp -Trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiép được biểu hiện qua sơ đồ sau: TK152 TK621 TK152 1 3 TK111,112 TK 154 2 4 TK 331 *Chú thích : Trị giá NVL xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Trị giá NVL mua ngoài xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Trị giá NVL còn chưa sử dụng và phế liệu thu hồi. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào chi phí kinh doanh dở dang. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản sử dụng là TK 622- chi phí công nhân trực tiếp- không chi tiết cho từng phân xưởng. tổ đội, TK 334- phải trả công nhân viên, TK 3384 - BHYT, TK 3383 - BHXH, TK 3384 - KPCĐ Về nguyên tắc và phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cũng tương tự như hạch toán chi phí NVLTT. Toàn bộ lương chính, lương phụ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tập hợp trực tiếp vào bên nợ TK 622 mà không chi tiết cho từng phân xưởng. Vì vậy kế toán chỉ lập bảng phân bổ tiền lương. tổng thể (không phải chi tiết cho từng tổ đội ) Trình tự kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: TK334 TK622 TK154 1 4 TK335 2 TK 338( 3382,3383,3384) 3 *Chú thích : 1.Lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp phải trả cho CNSX. 2.Trích trước tiền lương nghỉ phép. 3.Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tiền lương của công nhân sản xuất. 4.Phân bổ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang chi phí kinh doanh dở dang. Tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến từng đối tượng vì vậy khi phát sinh chi phí phải được hạch toán riêng cho từng phân xưởng tổ đội sau đó phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức hợp lý. *Chú thích: 1-Giá trị NVL xuất dùng cho quản lý phân xưởng 2-(2a) giá trị CCDC loại phân bổ 1 lần xuất cho quản lý phân xưởng (2b) giá trị CCDC loại phân bổ 2 lần xuất cho quản lý phân xưởng Trình tự tập hợp chi phí sản xuất chung đươc phản ánh qua sơ đồ sau: TK152 TK627 TK154 1 8 TK153 2a TK142 2b TK 334,338 3 TK214 4 TK311,111 5 TK335 6 TK111,112 7 4-Chi phí khấu haoTSCĐ cho sản xuất ở từng phân xưởng 5-Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, vào chi phí trong kỳ 6-Chi phí dịch vụ mua ngoài 7-Chi phí khác bằng tiền 8-Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang chi phí kinh doanh dở dang. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Chi phí sản xuất trong kỳ sau khi đã tập hợp theo 3 khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Sẽ lần lượt được phân bổ và kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và được chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp đươc biểu hiện: TK621 TK154 TK152 1 4 TK622 TK 138 2 5 TK 627 TK155 3 6 TK632 7 Giải thích sơ đồ: Kết chuyển chi phí NVLTT sang chi phí KDDD Kết chuyển chi phí NCTT sang chi phí KDDD Kết chuyển chi phí SXC sang chi phí KDDD Phế liệu thu hồi. Giá trị thiệt hại của sản phẩm hỏng bắt bồi thường. Giá trị thành phẩm nhập kho. 7- Giá trị sản phẩm lao vụ xuất bán trực tiếp không qua kho. b) Hệ thống sổ sách kế toán phản ánh trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tuỳ theo mỗi hình thức kế toán sẽ có một hệ thống sổ sách kế toán thích hợp để phản ánh quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì công ty hạch toán theo hình thức kế toán nhật ký chung nên sử dụng các sổ sách kế toán sau: -Sổ nhật ký chung. -Sổ cái các tài khoản: 621, 622, 627, 154. -Và các sổ chi tiết cho các tài khoản trên. -Các bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ NVL, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Phần 3: Đánh giá và một số kiến nghị sơ bộ 3.1. Đánh giá 3.1.1 Ưu điểm 3.1.2 Nhược điểm 3.2. Một số kiến nghị sơ bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26328.doc
Tài liệu liên quan