Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 34

Trong năm 2005, sau khi mới cổ phần được 1 năm (năm 2004) công ty đã đạt mức doanh thu 96000 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1100 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận là 1,46%. Đến năm 2006, doanh thu của công ty đạt 100690 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 4960 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 4,88%. Lợi nhuận năm 2006 là 1000 triệu đồng, giảm 100 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với mức giảm 9.09%, tỷ suất lợi nhuận năm 2006 là 0.993%. Năm 2007 công ty đã làm ăn có hiệu quả hơn khi hầu hết các chỉ tiêu đều tăng. Cụ thể doanh thu trong năm 2007 của công ty là 105000 triệu đồng, tăng 4310 triệu đồng tương ứng với mức tăng 4.28%. Từ đó dẫn đến lợi nhuận trong năm 2007 cũng tăng lên 1300 triệu đồng, tăng 30% so với 2006, tỷ suất lợi nhuận năm 2007 là 1,238%. Năm 2008 do kinh tế đất nước tăng trưởng chậm nên doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng giảm nhưng không đáng kể. Trong năm 2008 doanh thu của công ty đạt mức 102500 triệu đồng, giảm 2500 triệu đồng so với 2007, tương ứng tỷ lệ giảm 2.38%, lợi nhuận năm 2008 là 1200 triệu đồng, giảm 100 triệu đồng so với 2007, tương ứng tỷ lệ giảm 7,69%, tỷ suất lợi nhuận trong năm 2008 là 1.17%. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản ảm đạm làm ảnh hưởng đến mọi doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng. Năm 2009 doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm rõ rệt, với doanh thu là 80000 triệu đồng, giảm 22500 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ giảm 21,95%. Lợi nhuận của công ty chỉ đạt 1055 triệu đồng, giảm 145 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ giảm 12.08%, tỷ suất lợi nhuận năm 2009 là 1,32%

doc25 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Phần I. Qúa trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 Tên gọi: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 Tên giao dịch đối ngoại: INVESTMNT&CONSTRUCTION STOCK COMPANY NO34 Tên viết tắt: JSC.34 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Nhà nước Địa chỉ trụ sở chính: Ngõ 164, đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Website: Điện thoại: (04) 38.541.252 ; (04)38.544.753 -Fax : (04) 38.545.383 Tài khoản : 10201 – 000005418 Tại ngân hàng: Ngân hàng Công thương Thanh xuân. Vốn điều lệ: 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng) Người đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc Hoàng Văn Bình Xác nhận đăng ký bảng lương số 439/LĐTBXH – CSLĐVL ngày 18/06/2007 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội: Xác nhận Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng số 34 được áp dụng thang lương, bảng lương Công ty Doanh nghiệp hạng I (Một) 1.2. Qúa trình hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 trước đây là xí nghiệp xây dựng số 34 thuộc Công ty xây dựng số 3-Tổng công ty xây dựng Hà nội,là một đơn vị chuyên xây dựng và sửa chữa các đại sứ quán và trụ sở các đoàn ngoại giao tại Việt Nam. Đến ngày 1/4/1983,theo quyết định số 442/BXD-TCLĐ của Bộ Xây dựng,xí nghiệp xây dựng số 34 chính thức được tách thành xí nghiệp số 34 trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.Nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sửa chữa,cải tạo các công trình cho Đại sứ quán của các nước tại Việt nam phục vụ cho ngoại giao. Đến ngày 3/1/1991,theo quyết định số 14/BXD-TCLĐ,xí nghiệp xây dựng số 34 được đổi tên thành Công ty xây dựng số 34,căn cứ quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 140A/BXD-TNC ngày 26/3/1993 của Bộ Xây dựng,theo quyết định số 22/BXD-QLXD ngày 24/4/1993,Bộ Xây dựng đã cấp giấy phép hành nghề kinh doanh cho công ty xây dựng số 34 với đăng ký kinh doanh là ĐK 108 071.Công ty xây dựng số 34 là doanh nghiệp nhà nước,có tư cách pháp nhân,hạch toán kinh tế độc lập thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội-Bộ Xây dựng. Nội dung giấy phép hành nghề bao gồm: Làm các công việc xây dựng công trình dân dụng vừa và nhỏ,công trình công nghiệp trang trí nội thất,xây dựng kỹ thuật hạ tầng khu dân cư. Địa bàn thi công:Lúc này công ty được Bộ Xây dựng cho phép hoạt động từ Thanh Hoá trở ra. Đến năm 1994, địa bàn được phép mở rộng-từ Quảng Nam-Đà Nẵng trở ra. Từ khi thành lập đến năm 2001,Công ty xây dựng số 34 đã tiến hành thi công nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp với chất lượng cao,bàn giao đúng tiến độ,giá cả hợp lý nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng trên thị trường do đó các công trình đã được thực hiện và bàn giao trong năm không ngừng tăng thêm.Theo chứng chỉ hành nghề số 108 ngày 4/7/1997, địa bàn hoạt động thi công của công ty đã được mở rộng ra cả nước và có khả năng đảm nhận tất cả các công trình. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của cả nước,Công ty xây dựng số 34 đã có những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành sản xuất tạo ra nề nếp làm việc mới có bài bản, đáp ứng sự phát triển của công ty,sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường.Năm 1996,Công ty đã lập được điều lệ tổ chức hoạt động của công ty ra quyết định ban hành quy chế công tác quản lý kinh tế,thành lập một xí nghiệp xây lắp và 2 đội xây dựng trực thuộc xí nghiệp xây lắp số 1(đội 1, đội 2) bổ sung 4 đội xây dựng trực thuộc công ty(đội xây dựng số 6,7,8,9). Năm 1997 hay nói chính xác hơn,sau khi trụ sở của công ty chuyển ra chỗ làm việc mới,công ty có nhiều thuận lợi trong giao dịch với khách hàng.Từng cán bộ công nhân viên đều phấn khởi nhận nhiệm vụ được giao với tinh thần, ý thức trách nhiệm cao yên tâm làm việc và từng bước nâng dần năng suất chất lượng sản phẩm, đã tạo được uy tín của công ty đối với khách hàng để công ty ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Năm 1998,công ty có khả năng đảm nhận được mọi công việc với khối lượng lớn,phức tạp,yêu cầu thi công và kỹ thuật cao.Tập hợp một đội ngũ kỹ sư các ngành nghề,công nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng cơ bản đồng thời công ty đang đầu tư với thiết bị hiện đại như:dây chuyền thi công đường bộ của Nhật,dây chuyền sản xuất cấu kiện bê tông,các thiết bị thi công cầu cảng,… để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành sản xuất công nghiệp xây dựng Việt Nam. Đến năm 2003,dựa vào tình hình thực tế và chủ trương của nhà nước,Công ty xây dựng số 34 đã tiến hành cổ phần hoá để chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức Công ty Cổ phần Nhà nước.Ngày 28/7/2004,Công ty xây dựng số 34 chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 theo quyết định số 1218/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103006276 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 19/02/2009. Trong những năm gần đây,với tiềm năng sẵn có và chiến lược phát triển đúng đắn,giá trị sản xuất tại công ty không ngừng tăng lên.Cùng với kinh nghiệm thực tế, sở trường và tri thức tiếp thu trong hơn 20 năm qua cùng với tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đã được chứng nhận,Công ty đã và đang tạo lập cơ sở cho tương lai để ngành xây dựng phát triển và mở rộng không ngừng.Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 đã và đang thi công nhiều công trình dân dụng và công nghiệp có quy mô lớn,tốc độ thi công nhanh,kết cấu hiện đại.Các liên doanh ôtô VMC,TOYOTA,VIDAMCO,FORD,DAEWOO,HANEL,nhà máy gốm GRAND Thạch bàn,liên doanh sản xuất xe máy HONDA,nhà máy xi măng Nghi sơn và trụ sở làm việc UBND-HĐND các tỉnh Thanh hoá-Vĩnh phúc,trường công nhân kỹ thuật Việt nam-Hàn quốc,các trường học vốn ADB,ODA,bệnh viện đa khoa ở Bắc Giang,Tuyên Quang… Ngoài việc phát triển xây dựng dân dựng và công nghiệp,Công ty đã mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh,tham gia thi công các công trình hạ tầng,công trình giao thông,xây dựng các kênh mương thuỷ lợi,kè đê sông, đê biển,kinh doanh vật liệu xây dựng,kinh doanh nhà… Với những ý tưởng trên Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 luôn mong muốn đem kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trên 20 năm qua để xây dựng những công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, điện nước ... góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế nước nhà theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và thế giới.Đồng thời công ty luôn theo sát những công nghệ mới trong xây dựng để đáp ứng thật tốt những đòi hỏi của thời kỳ mới. Công ty luôn học hỏi và phát huy những công nghệ tiên tiến để thúc đẩy kế hoạch phát triển công cuộc kinh doanh. 1.3.Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty: Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở cửa,giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới nên sự cạnh tranh thị trường nội địa ngày càng cao. Đất nước ta đang đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá,chính vì vậy cơ sở hạ tầng,vật chất kỹ thuật đang được xây dựng mạnh mẽ,nhiều khu công nghiệp mọc lên.Công tác xây dựng ngày càng được chú ý.Mỗi công ty xây dựng đều ngày càng nâng cao năng lực của mình và nâng cao chất lượng công trình.Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 34 thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập,thực hiện sản xuất,kinh doanh xây dựng theo quy hoạch,kế hoạch phát triển ngành xây dựng của Nhà nước,là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng,với sự lớn mạnh của mình đã mở rộng ra nhiều ngành nghề kinh doanh,hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau.Bao gồm các lĩnh vực: Xây dựng các công trình giao thông,thuỷ lợi,bưu điện. Thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp. Xây dựng và lắp đặt các trạm biến thế và các đường dây tải điện. Xây dựng các công trình kỹ thuật trong các khu đô thị,khu công nghiệp Sản xuất kinh doanh vật tư,thiết bị,cấu kiện vật liệu xây dựng. Lắp đặt các thiết bị điện nước, điện lạnh và trang trí nội ngoại thất Đầu tư,kinh doanh,phát triển nhà. Kinh doanh vận tải,vật liệu xây dựng. Đầu tư và tư vấn xây dựng các công trình bao gồm: Thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án và tổ chức thực hiện dự án Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và du lịch Quản lý dự án, tư vấn thẩm định dự toán Thiết kế kiến trúc công trình Tư vấn chất lượng xây dựng và quản lý dự án, đấu thầu, hồ sơ mời thầu, công nghệ môi trường, sản xuất vật liệu xây dựng ( không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính) Thiết kế chế bản, in ấn, lắp đặt các loại biển quảng cáo (theo quy định của pháp luật hiện hành) Cũng giống như những công ty xây dựng khác,Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 không chỉ có nhiệm vụ tạo ra của cải vật chất,tài sản cố định,xây dựng cơ sở hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các ngành sản xuất khác mà còn giải quyết các mối quan hệ giữa công nghiệp,nông nghiệp,giữa kiến trúc đô thị với truyền thống văn hoá của đất nước. Với năng lực sẵn có như trên Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 34 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn ở Hà Nội và các tỉnh trong cả nước.Cụ thể như sau: 1.Tổng số năm kinh nghiệm trong công tác xây dựng dân dụng: 27 năm 2.Tổng số năm kinh nghiệm trong công tác xây dựng chuyên dụng: Tính chất công việc Số năm kinh nghiệm 1.Thi công xây lắp các công trình công nghiệp,dân dụng 27 2.Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi 18 3.Trang trí nội,ngoại thất công trình 27 4.Lắp đặt các thiết bị điện nước cho công trình dân dụng và công nghiệp 27 5.Sản xuất cấu kiện,phụ kiện kim loại cho xây dựng 20 6.Kinh doanh phát triển nhà 14 7.Kinh doanh vận tải,vật liệu xây dựng 10 1.4.Khách hàng và đối tác: *Đối tác trong nước Tổng công ty xây dựng Hà Nội Trường Đại học xây dựng Hà Nội Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội Công ty Phụ tùng MACHINCO Việt Nam *Đối tác Quốc tế Công ty BEEAHN Việt Nam – Chủ đầu tư Hàn Quốc Công ty TNHH Cao su INOUE – Chủ đầu tư Nhật Bản Công ty TNHH TERUMO – Chủ đầu tư Nhật Bản Trung tâm Kỹ Thuật Đa Ngành – Cộng Hoà Liên Bang Nga Công ty TNHH Xây dựng LANS – Philipines Công ty TNHH cáp điện SH VINA – SH.VINA Electric Cable Co.Ltd – Hàn Quốc TẬP ĐOÀN SHIMIZU – Nhật Bản Phần II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 2.1. Đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh *Môi trường kinh doanh trong nội bộ ngành (M.Porter) Đe doạ từ sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Sức ép từ phía nhà Cung cấp Cạnh tranh giữa các Hãng trong ngành Sức ép từ phía Khách hàng Đe doạ của các sản phẩm Thay thế Các hãng trong ngành: Là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, có thể kể đến như Vinaconex, công ty phát triển nhà và hạ tầng đô thị, Lilama,… Nhà cung cấp: Là các nhà sản xuất thép, gạch, cát, sỏi, xi măng,vôi,… trên toàn quốc. Có thể kể một số doanh nghiệp lớn như thép Hòa Phát, thép Việt Úc,…gạch Vigracera, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Cẩm Phả,… Khách hàng: Là các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cơ sở hạ tầng đất nước. Đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn: Việt Nam là quốc gia đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng quốc gia, hiện tại và trong tương lai thị trường bất động sản sẽ phát triển rất mạnh nên sẽ có rất nhiều đối thủ mới gia nhập ngành. Sản phẩm thay thế: Trong ngành xây dựng hầu như không có sản phẩm thay thế. 2.2.Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:Hội đồng quản trị,Giám đốc,các Phó giám đốc và các trưởng phòng. *Các phòng ban trong công ty: -Phòng Tổ chức hành chính -Phòng Quản lý dự án -Phòng Kinh tế kỹ thuật đầu tư -Phòng Tài chính kế toán *Chức năng,nhiệm vụ của từng phòng ban Hội đồng quản trị:Là cơ quan quản lý công ty,quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,quyền lợi của công ty,trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông. Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị (Chủ tịch HĐQT) Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng tổ chức Hành chính Phòng kinh tế kỹ thuật đầu tư Phòng tài chính kế toán Ban quản Lý dự án Phòng quản lý vật tư thiết bị Xí nghiệp xây dựng số 1 Xí nghiệp xây dựng số 2 Xí nghiệp xây dựng số 3 Xí nghiệp xây dựng số 4 Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Cty xây dựng và kinh doanh VTTB Trung tâm tư vấn thiết kế XD Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 . Bảng 1.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Phó giám đốc: Giúp Giám đốc theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc công ty,chịu trách nhiêm trước Giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ được phân công uỷ quyền.Các phó giám đốc luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc Phó giám đốc kỹ thuật là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về những mảng công việc tổ chức quản lý thi công công trình,những vấn đề về kỹ thuật và điều hành bộ phận kỹ thuật trong phòng kỹ thuật vật tư tiếp thị. Phó giám đốc kinh tế kế hoạc phụ trách mảng công việc về giá cả dự toán,về nguồn vật tư và theo dõi các hạng mục công trình,dự toán kinh tế quá trình thi công, điều hành bộ phận tiền lương trong phòng kinh tế kế hoạch vật tư tiếp thị Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực quản lý,sử dụng lao động,quản lý tiền lương. Phối hợp với các phòng chức năng,các đơn vị để tổ chức một bộ máy với phương thức gọn nhẹ,có hiệu lực trong sản xuất kinh doanh. Bồi dưỡng, đào tạo, đề bạt cán bộ,nâng lương hàng năm cho những cán bộ đủ tiêu chuẩn. Phòng kinh tế kỹ thuật đầu tư: Giúp giám đốc Công ty tìm hiểu thị trường,xây dựng và tổng hợp kế hoạch dài hạn,trung hạn và hàng năm của Công ty trên cơ sở những nguồn lực hiện có và nhu cầu thị trường.Tìm đối tác trong lĩnh vực đầu tư từ chủ trương của Công ty và kế hoạch được duyệt.Kiếm tra dự toán công trình xây dựng,thống nhất giá cả theo định mức dự toán. Kiểm tra việc thi công các lĩnh vực:Chất lượng,tiến độ,hình thức thi công,biện pháp an toàn lao động,quy phạm xây dựng đối với các công trình của Công ty. Kiếm tra thủ tục xây dựng của các đơn vị để tránh thi công tuỳ tiện. Phòng tài chính-kế toán: Giúp việc giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính.Tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê,tổ chức hướng dẫn công tác hạch toán kinh tế. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế đầy đủ,chính xác,kịp thời giúp lãnh đạo công ty chỉ đạo sản xuất, điều hành đúng hướng để hoàn thiện nhiệm vụ kế hoạch với giá thành sản xuất. Phối hợp với các phòng có liên quan để làm tốt kế hoạch thu,chi tài chính,chịu trách nhiếm về công tác tài chính trong công ty,tham mưu cho giám đốc ra quyết định chi tiêu trên cơ sở tính toán những hiệu quả kinh tế. Phòng quản lý dự án: Tìm hiểu thị trường. Nghiên cứu hồ sơ,kiểm tra khối lượng thiết kế,giải quyết các vướng mắc trong quá trình xem xét hồ sơ với chủ đầu tư. Thông qua Ban giám đốc về giải pháp thi công,phương pháp lập giá thầu,số lượng,chủng loại thiết kế công trình. Ngoài ra,Công ty còn có 4 xí nghiệp xây dựng, đội thi công,chi nhánh tại Thái nguyên và văn phòng giao dịch đặt tại Bắc Giang. Tóm lai,Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 34 với 1 cơ cấu tổ chức bộ máy chặt chẽ từ trên xuống dưới đã giúp cho công ty ngày càng mạnh mẽ hơn.Khi công ty tham gia đấu thầu 1 công trình mới,lãnh đạo công ty sẽ thành lập 1 nhóm kỹ sư giỏi từ nhiều phòng ban chức năng tập hợp lại.Việc tập hợp thành 1 nhóm tham gia có tác dụng tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công ty.Tận dụng được khả năng của từng kỹ sư trên từng lĩnh vực cụ thể,tạo nên mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty nâng cao trình độ của các phòng.Chính những điều này nói lên rằng công ty có một khối đoàn kết,có trách nhiệm trong công việc giúp công ty thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường. 2.3. Đặc điểm về lao động: Đối với các doanh nghiệp hay công ty nói chung,nguồn nhân lực cũng là một nhân tố cơ bản nhưng rất quan trọng và quyết định trong sản xuất kinh doanh.Lao động được sử dụng hợp lý và có năng lực là một trong những nhân tố tạo nên thành công trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.Một đội ngũ công nhân lành nghề,trình độ chuyên môn và tay nghề cao thì công ty mới có cơ hội trúng thầu lớn đặc biệt là những công trình đòi hỏi trình độ tay nghề cao,nhà thầu có năng lực thì mới có cơ hội thắng thầu. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 đã có bước phát triển ngày càng lớn mạnh với đội ngũ cán bộ nhân viên là 419 người.Trong đó,trình độ đại học và trên đại học là 64 người,trung cấp và cao đẳng là 42 người,công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề bậc 4 trở lên là 309 người,lao động phổ thông là 4 người. Trong đó: 1-Kỹ sư xây dựng: 30 người 2-Kiến trúc sư: 9 người 3-Kỹ sư máy XD: 6 người 4-Kỹ sư kinh tế: 9 người 5-Kỹ sư điện nước: 6 người 6-Kỹ sư thuỷ lợi: 4 người 7-Trung cấp: 42 người 8-Công nhân lành nghề: 313 người Có thể thấy rõ được qua biểu đồ sau: Biểu đồ cơ cấu trình độ lao động của công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 34 Ban giám đốc cùng các phòng chức năng điều hành hoạt động sản xuất thi công một cách thống nhất đối với đội xây dựng và xí nghiệp xây lắp.Các đội và xí nghiệp lại căn cứ vào điều kiện cụ thể của các đơn vị trực thuộc để phân công các phần việc.Với những công trình có qui mô lớn,kết cấu phức tạp thì có thể các đội và xí nghiệp xây lắp cùng phối hợp thi công.Cuối từng tháng hoặc khi hoàn thành hợp đồng,các đội tiến hành tổng kết,nghiệm thu đánh giá công việc về số lượng,chất lượng đã hoàn thành của các đội để làm cơ sở thanh toán từng khoản theo quy định trong hợp đồng. 2.4. Đặc điểm tổ chức,quy trình sản xuất và tính chất công việc 2.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất: Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 34 có 4 xí nghiệp xây dựng(XNXD) trực thuộc là XNXD số 1,XNXD số 2,XNXD số 3,XNXD số 4,và 03 đội xây dựng,01 đội công trình.Do các công trình có thời gian địa điểm thi công khác nhau,thời gian xây dựng dài,mang tính đơn chiếc nên lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các tổ đội sản xuất theo yêu cầu thi công trong từng thời ký,vì vậy số lượng các đội công trình,các tổ đội sản xuất sẽ thay đổi theo điều kiện cụ thể. Các xí nghiệp hoạt động theo hình thức tự chủ về tài chính,tiến hành hạch toán kinh doanh lãi hưởng,lỗ chịu và quan hệ với Công ty thông qua công ty giao vốn,tài sản, đồng thời phải nộp cho công ty những khoản như:Lệ phí sử dụng vốn,các loại thuế nộp cho Nhà nước hoặc được sự uỷ quyền của Công ty để vay vốn ngân hàng.Bên cạnh đó,Công ty còn tổ chức một đội xây dựng trực thuộc Công ty,nhiệm vụ chính của đội này là thi công xây dựng các công trình nội thành Hà nội với qui mô không lớn lắm do Công ty trực tiếp quản lý. 2.4.2.Qui trình sản xuất: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 34 là doanh nghiệp xây dựng nên sản xuất kinh doanh chủ yếu là thi công,xây mới,nâng cấp và cải tạo,hoàn thiện và trang trí nội thất các công trình dân dụng và công nghiệp,công trình công cộng.Do đó,các sản phẩm của Công ty là sản phẩm xây lắp có qui mô vừa và lớn,mang tính đơn chiếc,thời gian kéo dài,chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi có nguồn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư,Công ty phải dựa vào bản vẽ thiết kế dự toán xây lắp,giá trúng thầu,hạng mục công trình để tiến hành thi công.Trong quá trình thi công,Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo từng thời kỳ và so sánh với giá trúng thầu.Khi công trình hoàn thành thì dự toán,giá trúng thầu là cơ sở nghiệm thu,xác định quyết toán và để đối chiếu thanh toán,thanh lý hợp đồng với bên A. Bên cạnh đó,sản phẩm mà công ty sản xuất ra được hình thành và trải qua một thời gian dài gồm nhiều khâu để cuối cùng tạo ra một sản phẩm công trình mới.Do đó,chu kỳ để tạo ra một sản phẩm mới thường kéo dài ít nhất là 6 tháng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đòi hỏi tập trung một cách cao độ các yêu cầu phải cung ứng cho công trình đó. 2.5. Đặc điểm về vốn,tài chính Đối với các chủ đầu tư, điều họ quan tâm nhất là khả năng huy động các nguồn vốn và khả năng tài chính hiện có sẽ mang lại nhiều thuânj lợi cho chủ đầu tư.Chính vì thế vấn đề sử dụng vốn và tình hình tài chính của công ty là yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả trong quá trình tham gia các dự án xây dựng của Công ty. Vấn đề quản lý các chỉ tiêu về tài chính đúng chế độ quy định là một đòi hỏi thường xuyên và liên tục trong quá trình kinh doanh. Phòng tài chính-kế toán phải lập sổ sách rõ ràng,kiểm tra giám sát các bộ phận phòng ban của công ty về vấn đề thu-chi tài chính tránh các khoản thu chi không hợp lý để nguồn vốn của công ty không bị thất thoát.Vấn đề vốn của công ty ngày càng đòi hỏi lớn vì công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh xây dựng nên vấn đề vốn rất quan trọng, đòi hỏi cần phải có một lượng vốn lớn. Đặc biệt là vốn lưu động,trong xây dựng cơ bản có 2 hình thức: Vốn lưu động trong lưu thông: Đây là số vốn mà công ty hiện đang sử dụng gồm tiền mặt và số vốn dùng để thanh toán giá trị công tác xây lắp hoàn thành và số vốn dùng để thanh toán các giá trị công tác xây dựng dân dụng đã hoàn thành bàn giao đang trong quá trình thanh toán với chủ đầu tư nhưng chưa tới kỳ trả. Vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất:Nguyên vật liệu,các linh kiện xây dựng,…dùng để dự trữ cho sản xuất cơ bản dở dang của công ty. Vấn đề sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng số 34 nói riêng có nhiều điểm khác biệt so với các hình thức sản xuất kinh doanh khác. Trước hết,do quá trình xây dựng một công trình thường kéo dài,nên cần phải huy động một số lượng lớn vốn nhằm cung cấp liên tục cho công trình được thực hiện đều đặn.Vì thế công ty cần phải đi vay các ngân hàng với lãi suất cao và cần phải có sự thế chấp,bảo lãnh phức tạp.Do vậy công ty thường gặp khó khăn cùng 1 lúc khi thực hiện nhiều công trình,gây ra sự chậm trễ trong thi công.Qua đó làm tăng chi phí sản xuất của công ty vì bị ứ đọng vốn do các chi phí xây dựng dở dang trước đó tạo ra.Mặt khác không phải công trình nào khi thực hiện xong và bàn giao đưa vào sử dụng thì cũng được chủ đầu tư thanh toán ngay sau khi bàn giao công trình cho họ.Từ đó,dẫn tới tình hình vốn lưu động của công ty bị ứ đọng trong trường hợp này là rất lớn gây ra sự khó khăn về việc huy động vốn của công ty cho các công trình tiếp theo.Bên cạnh đó,với yêu cầu của chủ đầu tư là cần phải có một khoản bảo lãnh hợp đồng chiếm khoảng 10-15% tổng giá trị hợp đồng công trình khi trúng thầu nên công ty cần phải có 1 lượng tiền dự trữ lớn để có thể nhanh chóng đáp ứng điều kiện bắt buộc này. Vốn kinh doanh của Công ty:114.643.368.586 đồng Trong đó: -Vốn lưu động 108.038.980.907 đồng -Vốn cố định 6.604.387.679 đồng 2.5.1.Một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty Bảng 2. Một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty qua 2 năm (2005-2006) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1 Doanh thu 150.232.868.149 154.642.158.553 2 Sản lượng 231.076.000.000 269.900.000.000 3 Tổng vốn 110.256.113.531 114.643.368.586 4 TSLĐ 99.093.505.211 108.038.980.907 5 Nộp NSNN 4.307.114.012 2.876.905.628 6 Lợi nhuận thu được 12.307.114.012 12.892.756.301 7 Số lượng lao động 392 419 8 Thu nhập bình quân(đồng/người/tháng) 1.107.892 1.688.056 (Nguồn: Văn phòng công ty) Từ biểu trên có thể thấy rằng tổng vốn kinh doanh của công ty qua 2 năm(2005-2006) đã tăng 4.387.255.055 đồng với tỷ lệ tăng 3.97%;điều này giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng qui mô hoạt động.Mặt khác,cùng với sự tăng lên về nguồn vốn thì tổng TSLĐ cũng tăng từ 9.093.505.211 đồng tăng lên 108.038.980.907 đồng với tỷ lệ 9.02%.Như vậy,doanh nghiệp đã làm ăn tốt hơn,hoàn thành nhiều công trình,trúng thầu thêm nhiều công trình mới, đây là minh chứng cho sự phát triển của công ty trong mấy năm vừa qua.Ngoài ra,nhìn vào bảng biểu ta thấy,năm 2006 doanh thu tăng 4.409.290.404 đồng với tỷ lệ tăng 2.93% làm cho lợi nhuận thu được tăng 585.642.289 đồng với tỷ lệ tăng 4.75%,điều này không chỉ tạo cho Công ty tăng hệ số tín nhiệm đối với ngân hàng, đối với khách hàng, đối với nhà cung cấp,mà qua mức tăng thu nhập bình quân đầu người so với năm 2005(là 151.547 đồng/người/tháng),còn tạo ra sự phấn khởi,sự tin tưởng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2.6. Đặc điểm về máy móc thiết bị Về máy móc thiết bị cho quá trình thi công của công ty được thể hiện ở bảng sau: TT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Số lượng Thuộc sở hữu cty Công suất Nước SX 1 Máy ép cọc thuỷ lực Cái 3 3 180T Việt nam 2 Máy đóng cọc Trung quốc Cái 5 5 1.8-5T Nhật bản 3 Lurang bánh sắt Nhật 3 Cái 4 4 15T Nhật bản 4 Đầm chân cừu Nhật Cái 12 12 Nhật bản 5 Lurang bánh lốp Nhật Cái 4 4 20T Nhật bản 6 Máy sau gạt Nhật Cái 3 3 Nhật bản 7 Máy xoa bê tông Cái 10 10 Việt nam 8 Máy ủi Nhật Cái 3 3 Nhật bản 9 Xe tải Huyndai Cái 6 6 2.5T Hàn quốc 10 Xe tải MAZ Cái 5 5 7.5T Nga 11 Xe tải TOYOTA Cái 7 7 4.5T Hàn quốc 12 Máy phát điện Missubishi Cái 4 4 35KVA Nhật bản 13 Máy súc lậy bánh lốp GEHL Cái 3 3 2M3 Việt nam 14 Máy đào đất HITACHI Cái 4 4 0.7M3 Nhật bản 15 Cần trục bánh lốp KC-3575A Cái 4 4 20T Việt nam 16 Cần trục tháp LINDEN Cái 3 3 Việt nam 17 Bơm nước HONDA(chạy xăng) Cái 16 16 30M3/h Việt nam 18 Máy bơm PENTAX Cái 13 13 Việt nam 19 Máy bơm nước GOLSTAR Cái 14 14 Việt nam 20 Máy tời thép Cái 11 11 Việt nam 21 Máy cắt,uốn thép Trung quốc Cái 10 10 Trung quốc 22 Máy cắt thép Trung quốc Cái 8 8 Trung quốc 23 Máy uốn thép Trung quốc Cái 9 9 Trung quốc 24 Máy đầm dùi Cái 35 35 Việt nam 25 Máy đầm bàn Cái 12 12 Việt nam 26 Máy hàn hồ quang Cái 15 15 Việt nam 27 Máy hàn hơi Cái 5 5 Việt nam 28 Máy trộn bê tông ZJ250 lít Cái 14 14 12M3/h Việt nam 29 Máy trộn vữa Cái 12 12 160 lít/mẻ Việt nam 30 Máy vận thăng Cái 15 15 Việt nam 31 Dàn giáo Pan Khung 30.000 30.000 Việt nam 32 Giáo Minh khai Khung 13.000 13.000 Việt nam 33 Ván khuôn thép M2 16.000 16.000 Việt nam 34 Cột chống thép có điều chỉnh Cái 11.000 11.000 Việt nam 35 Máy đầm cóc MIKASA Cái 10 10 Nhật bản 36 Máy đầm bàn MIKASA Cái 8 8 Nhật bản 37 Máy khoan bê tông BOSCH Cái 20 20 Đức 38 Máy COMPRESSER-7 atm Bộ 4 4 Việt nam 39 Máy cắt thép hình BOSCH Cái 17 17 Đức 40 Máy cắt gạch BOSCH Cái 15 15 Đức 41 Máy mài BOSCH Cái 12 12 Đức 42 Súng bắn vít BLCH-DEKER Cái 11 11 Việt nam 43 Thiết bị kiểm tra kỹ thuật Bộ 7 7 Việt nam 44 Máy trắc địa Nhật bản Bộ 6 6 Nhật bản 45 Máy khoan cọc nhồi KH150-3 Cái 1 1 60.000Nm Nhật bản 46 Máy khoan cọc nhồi CX 500 Cái 1 1 90.000Nm Nhật bản 47 Và 1 số dụng cụ thi công khác (Nguồn:Phòng vật tư) Nhìn chung,máy móc thiết bị của công ty khá hiện đại, đây là 1 phần làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trước các đối thủ khác.Nhưng đối với ngành xây dựng thì tư liệu sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất không phải một lần mà là nhiều lần và nó bị hao mòn dần theo thời gian.Chính vì vậy mà nhiều công trình lớn,hiện đại,công ty còn phải thuê ngoài những thiết bị hiện đại hơn để phù hợp với công việc. Mặt khác,có những máy móc thiết bị của công ty được sản xuất khá lâu,hao mòn lớn dẫn đến khả năng làm việc của máy móc thiết bị hạn chế.Do vậy sang năm 2008,công ty đã dành một khoản tài chính lớn để mua sắm máy móc thiết bị hiện đại,mở rộng qui mô làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. 2.7. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Là một công ty xây dựng,nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản trong quá trình xây dựng thi công. Đây là bộ phận trực tiếp tạo nên thực thể 1 công trình và quyết định việc công ty có trúng thầu hay không.Mặt khác,nguyên vật liệu là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng công trình.Nếu nguyên vật liệu mà công ty sử dụng có chất lượng cao thì uy tín của công ty càng được nâng cao hoặc ngược lại. Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh,công ty thường sử dụng các loại nguyên vật liệu là:Sắt,thép,xi măng,gạch, đá,cát,vôi,sỏi…Qúa trình tham gia vào tính toán vào đơn giá(thường chiếm 60-65% chi phí xây dựng công trình) Trong những năm qua,Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 34 không ngừng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình rộng ra trên toàn quốc nên vấn đề nguyên vật liệu được công ty coi trọng.Vì thế công ty quan hệ và làm ăn lâu dài với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu trên toàn quốc để có được nguồn nguyên vật liệu ổn định,chất lượng đảm bảo,giá thành hợp lý mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty trên thị trường. 2.8. Định hướng phát triển doanh nghiệp Tiêu chí kinh doanh: Xây dựng những công trình vững bền với thời gian, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng đất nước, đem lại nguồn tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư,các đối tác và cộng đồng người dân cư. Tầm nhìn trong vòng 20 năm tới: Là 1 trong 10 doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam kể cả lĩnh vực xây dựng dân dụng công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Chiến lược dài hạn: Ngoài xây dựng là ngành chủ đạo, công ty sẽ mở rộng lĩnh vực kinh doanh trong các ngành đầu tư bất động sản, mở rộng kinh doanh vật liệu xây dựng, tư vấn và thiết kế công trình Phần III. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG 4 NĂM (2005-2008) (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Mã số 31/12/05 31/12/06 31/12/07 31/12/08 TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100=110+120+130+140+150 100 65,136,308,817 68,459,130,204 96,150,113,203 101,184,052,360 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3,663,783,499 2,906,404,429 2,066,331,624 5,187,510,043 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 266,000,000 11,681,567,286 18,857,573,708 III.Các khoản phải thu 130 41,543,423,873 47,493,562,258 45,702,650,998 31,387,260,639 IV.Hàng tồn kho 140 17,646,419,905 12,994,270,884 29,175,783,458 37,990,759,160 V.Tài sản ngắn hạn khác 150 2,282,681,540 4,798,892,633 7,523,779,837 7,760,948,810 B.TAÌ SẢN DÀI HẠN 200=210+220+240+250+260 200 10,184,514,273 26,038,169,486 9,761,396,293 9,433,259,544 I.Các khoản phải thu dài hạn 210 II.Tài sản cố định 220 10,085,601,741 26,013,896,509 9,761,396,293 7,690,259,544 III.Bất động sản đầu tư 240 IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 1,440,000,000 V.Tài sản dài hạn khác 260 98,912,532 24,272,977 303,000,000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 75,320,823,090 94,497,299,690 105,911,509,496 110,617,311,904 NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 300 64,792,079,610 81,120,402,986 85,183,138,163 76,038,350,163 I.Nợ ngắn hạn 310 64,648,359,614 74,323,100,852 74,001,160,764 75,819,698,765 II.Nợ dài hạn 320 143,719,996 6,797,302,134 11,181,977,399 218,651,398 B.Nguồn vốn chủ sở hữu (400=410+420) 400 10,528,743,480 13,376,896,704 20,728,371,333 34,578,961,741 I.Vốn chủ sở hữu 410 10,562,243,480 13,372,965,413 20,367,646,556 34,015,159,121 II.Nguồn vốn kinh phí,quỹ khác 420 -33,500,000 3,931,291 360,724,777 563,802,620 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430=300+400) 430 75,320,823,090 94,497,299,690 105,911,509,496 110,617,311,904 (Nguồn:Phòng kế toán) BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Mã số Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I.Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Tiền thu từ bán hàng,cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 1 91,844,547,209 88,312,276,206 101,853,879,000 106,888,956,010 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 2 -6,735,445,197 -2,663,481,907 -13,698,743,384 -28,171,962,342 Tiền chi trả cho người lao động 3 -1,249,953,707 -1,341,736,814 -15,535,110,725 -1,550,082,515 Tiền chi trả lãi vay 4 -3,485,923,820 -2,509,678,765 -2,345,400,745 -1,552,009,193 Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5 -9,266,552 -70,000,000 -1,407,447,906 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6 21,594,428,201 56,805,416,052 169,061,149,845 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 7 -50,401,490,700 -70,575,316,651 -103,026,402,080 -228,466,390,363 Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh 20 51,566,161,986 38,430,054,672 23,983,638,118 15,202,213,536 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Tiền chi để mua sắm,XD TSCĐ & TS dài hạn khác 21 -1,206,601,618 -827,727,711 -609,424,853 Tiền thu từ thanh lý,nhượng bán TSCĐ & các TSDH khác 22 9,026,250 651,636,363 173,919,545 Tiền chi cho vay mua các công cụ của đơn vị khác 23 -12,807,007,286 -44,812,378 Tiền thu hồi cho vay bán lại công cụ nợ của đơn vị khác 24 1,500,000,000 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 -1,440,000,000 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 Tiền thu lãi cho vay,cổ tức và lợi nhuận được chia 27 480,162,219 3,154,073,595 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 -1,197,575,368 -11,002,936,415 1,233,755,909 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 43,000,000 1,397,500,000 Tiền chi trả vốn góp chủ sở hữu,mua lại cổ phần DN đã phát hành 32 -24,000,000 -1,262,500,000 Tiền vay ngắn hạn,dài hạn nhận được 33 5,573,314,500 7,170,198,170 14,052,002,413 Tiền chi trả nợ gốc vay 34 -53,828,320,626 -46,000,692,076 -26,811,978,921 -11,038,331,026 Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 Cổ tức,lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 -375,939,836 -1,060,798,000 -2,411,460,000 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 -48,255,006,126 -39,187,433,742 -13,820,774,508 -13,314,791,026 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20+30+40) 50 2,113,580,492 -757,379,070 -840,072,805 3,121,178,419 Tiền vaà tương đương tiền đầu kỳ 60 1,550,203,007 3,663,783,499 2,906,404,429 2,066,331,624 Anhr hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái qui đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50+60+61) 70 3,663,783,499 2,906,404,429 2,066,331,624 5,187,510,043 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TT CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐƠN VỊ TÍNH NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 I GIÁ TRI SẢN XUẤT KINH DOANH Tr.đ 162050 164103 167001 162262 150748 1 Giá trị SX Xây Lắp(Kể cả vật tư A cấp) Tr.đ 143550 108232 150002 145674 108898 2 GTSXCN - VLXD (giá trị hiện hành) Tr.đ 3 Giá trị khảo sát - thiết kế - tư vấn Tr.đ 4 Giá trị sản xuất và kinh doanh khác Tr.đ 18500 16410 16999 16588 41850 5 Tổng giá trị kim ngạch XNK 1000USD II TỔNG DOANH THU Tr.đ 96000 100690 10500 102500 80000 1 DT xây lắp Tr.đ 83500 86600 96163 92653 65275 2 DT SXXCN, VLXD Tr.đ 12500 14090 8837 9847 14725 3 DT tư vấn, khảo sát, thiết kế Tr.đ 4 DT khác Tr.đ III TỔNG HỢP SỐ NỘP NGÂN SÁCH Tr.đ 5618 12975 7140 6720 5520 1 Thuế GTGT Tr.đ 5618 2975 7000 6500 4782 2 Thuế thu nhập doanh nghiệp Tr.đ 140 120 738 3 Thuế XNK Tr.đ 4 thuế khác Tr.đ 10000 2 IV LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ Tr.đ 1100 1000 1300 1200 5000 V ĐẨU TƯ XDCB Tr.đ 12400 50200 38250 45601 15516 1 Tổng số( bao gồm các nguồn vốn) Tr.đ 11400 50000 37600 44617 48000 2 Đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua XDCB Tr.đ 1000 200 658 984 864 VI LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG + BHXH 1 Tổng tiền lương+ BHXH Tr.đ 11000 11500 12550 19564 2 Lao động danh sách quản lý Tr.đ 420 390 416 384 3 Lao động sử dụng bình quân Tr.đ 580 1815 1750 1785 386 4 Thu nhập bình quân người/ tháng 1000đ 1300 1750 3100 3000 2950 5 Đơn giá tiền lương đ/1000 đDT 400 400 400 400 400 VII ĐÀO TẠO, Y TẾ, N/C KH, BHLĐ Tr.đ 205 130 146 157 134 VIII TỔNG SÔ DS CÔNG TRÌNH THI CÔNG Tr.đ 26 32 29 30 21 (Nguồn: Phòng kinh tế kỹ thuật) 3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: Trong năm 2005, sau khi mới cổ phần được 1 năm (năm 2004) công ty đã đạt mức doanh thu 96000 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1100 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận là 1,46%. Đến năm 2006, doanh thu của công ty đạt 100690 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 4960 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 4,88%. Lợi nhuận năm 2006 là 1000 triệu đồng, giảm 100 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với mức giảm 9.09%, tỷ suất lợi nhuận năm 2006 là 0.993%. Năm 2007 công ty đã làm ăn có hiệu quả hơn khi hầu hết các chỉ tiêu đều tăng. Cụ thể doanh thu trong năm 2007 của công ty là 105000 triệu đồng, tăng 4310 triệu đồng tương ứng với mức tăng 4.28%. Từ đó dẫn đến lợi nhuận trong năm 2007 cũng tăng lên 1300 triệu đồng, tăng 30% so với 2006, tỷ suất lợi nhuận năm 2007 là 1,238%. Năm 2008 do kinh tế đất nước tăng trưởng chậm nên doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng giảm nhưng không đáng kể. Trong năm 2008 doanh thu của công ty đạt mức 102500 triệu đồng, giảm 2500 triệu đồng so với 2007, tương ứng tỷ lệ giảm 2.38%, lợi nhuận năm 2008 là 1200 triệu đồng, giảm 100 triệu đồng so với 2007, tương ứng tỷ lệ giảm 7,69%, tỷ suất lợi nhuận trong năm 2008 là 1.17%. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản ảm đạm làm ảnh hưởng đến mọi doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng. Năm 2009 doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm rõ rệt, với doanh thu là 80000 triệu đồng, giảm 22500 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ giảm 21,95%. Lợi nhuận của công ty chỉ đạt 1055 triệu đồng, giảm 145 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ giảm 12.08%, tỷ suất lợi nhuận năm 2009 là 1,32% 3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty là tạm ổn với mức lợi nhuận trước thuế đều dương qua các năm. Điều đó chứng tỏ phương thức quản lý công việc kinh doanh trong công ty đã có nhiều tiến bộ. Nhìn vào bảng báo cáo các chỉ tiêu kinh tế của công ty chúng ta có thể thấy công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hơn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy trong 3 năm 2005, 2006, 2007 giá trị sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng, cụ thể năm 2006 tăng 1.27% so với năm 2005, năm 2007 tăng 1.77% so với 2006. Điều này cho thấy công ty đã trúng thầu được nhiều dự án và công trình hơn.Từ đó dẫn đến doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm trên cũng đều tăng ( vừa phân tích ở phần trên). Năm 2008 và năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng công ty vẫn tiếp tục đầu tư mới thêm nhiều máy móc thiết bị. Tuy giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận đều giảm nhưng giảm không quá nhiều (phân tích ở mục trên) chứng tỏ công ty cũng đã sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo công việc kinh doanh được thuận lợi. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh công ty vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục. Nhìn vào bảng chỉ tiêu tổng hợp chúng ta có thể thấy công ty vẫn thường phải huy động thêm vốn trong một số năm ( năm 2005 là 2 tỷ, năm 2009 là 5 tỷ đồng) để bù đắp cho các khoản đầu tư mới và một phần lợi nhuận giữ lại bị âm (sau khi đã trừ đi các khoản phải nộp). Ngoài ra tỷ suất lợi nhuận của công ty trong 5 năm cũng không cao lắm ( chỉ nằm trong khoảng 1- 1.5%). Điều đó chứng tỏ vẫn có nhiều hoạt động của công ty hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến chi phí cao và lợi nhuận thấp. Công ty nên phân tích từng công việc để tăng hiệu quả của các hoạt động gây lãng phí làm tăng chi phí. Ngoài ra công ty có thể đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và dùng các biệt pháp khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả và chất lượng hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26333.doc
Tài liệu liên quan