Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội

Công ty cổ phần dược phẩm Hà nội là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng dược phẩm ( bao gồm tândược và đông dược). Mặc dù Công ty mới thành lập năm 2003 và chuyển đổi lại bản đăng ký kinh doanh lần cuối vào 04/10/2006 với số vốn điều lệ là 7,9 tỷ đồng nhưng công ty đã có từ lâu đời, tiền thân của công ty là xí nghiệp dược phẩm Hà Nội và nó chính thức thành lập và hoạt động từ năm 1965. Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội ngoài hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước thì công ty còn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm và các nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, đây là hoạt động chủ yếu của công ty. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là thị trường miền bắc và các khách hàng của công ty là các công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm khác, công ty hầu như không phân phối hàng hóa cho các bệnh viện và không bán lẻ thuốc cho tư nhân. Trong những năm gần đây hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chưa cao. Công ty đã và đang hoàn thiện các chế độ phúc lợi cho công nhân viêc để thu hút lao độngcó chất lượng. Năng suất lao động của công nhân viên tăng nên đáng kể qua các năm, đồng thời thu nhập của lao động cũng tăng, công ty đang chú trọng đổi mới phương pháp quản lý, đầu tư công nghệ mới, và mở rộng ngành kinh doanh như cho thuê nhà kho chứa thuốc, cho thuê văn phòng, kinh doanh sữa uống. Mục tiêu của công ty là tổng doanh thu của công ty đến năm 2010 đạt 40 tỷ đồng, đây là con số khá lớn và công ty cần phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện.

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại mà ngoài ra xuất nhậpkhẩu còn góp phần vào đóng góp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, là phúc lợi xã hội. Chính vì vai trò quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu mà hoạt động này càng ngày càng được Đảng, nhà nước và công ty quan tâm, chọn là hướng đi chủ yếu của công ty trong quá trình phát triển. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ thực tập cuối khoá, việc chọn công ty Cổ phần Dược phẩm Hà nội là địa điểm thực tập còn là nguyện vọng rất lớn của tôi. Trước hết đây là cơ hội để tôi được tiếp cận với công tác xuất nhập khẩu, đặc biệt là nghiệp vụ xuất nhập khẩu, điều này phụ vụ đắc lực trong việc kết hợp kiến thức quản trị kinh doanh tôi đã được tiếp thu ở trường ĐHKTQD. Hơn nữa qua quá trình thực tập tôi cũng mong tìm hiểu ngành dược phẩm nước nhà, một ngành mà có liên quan nhiều vấn đề phục vụ cho cuộc sống nhân dân. Trong quá trình thực tập tại công ty tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS. TS Nguyễn Thành Độ , Cô chú trong ban lãnh đạo, các anh chị công nhân viên của công ty Cổ phần dược phẩm Hà nội và rất mong có được sự giúp đỡ tận tình hơn nữa của lãnh đạo công ty, cán bộ công nhân viên trong viện tiếp cận, tìm hiểu để thực hiện đề tài chuyên đề tốt nghiệp sắp tới. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI. 1 quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1.1 quá trình hình thành. Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nội – Hanoi Pharmaceutical Joint Stock Company có trụ sở chính tại số 170 Đường La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Công ty được thành lập vào ngày 01/01/2003 theo quyết định số 1524/QĐ- UB của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội trên cơ sở ban đầu là xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội, nay chuyển sang hình thức cổ phần hoá và lấy tên là công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nội. Công ty chiụ sự quản lý trực tiếp của uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội và cơ quan quản lý chuyên môn là Sở Y Tế Hà Nối. Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là 7,9 tỷ đồng, với 206 lao động trong đó số công nhân sản xuất là 126 người, cán bộ quản lý là 80 người. Công ty thay đổi lại bản đăng ký kinh doanh lần cuối vào 04/10/2006. Công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng dược ( Tân dược và Đông dược). Ngoài ra, công ty Cổ Phần Dược phẩm Hà Nội còn tiến hành hoạt động dịch vụ nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị bạn để thu phí, nhập khẩu và kinh doanh sữa… 1.2 quá trình phát triển của công ty. mặc dù Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nội được thành lập năm 2003, nhưng lịch sử phát triển của công ty có từ rất lâu (từ năm 1965), khi đó công ty là xí nghiệp dược phẩm Hà Nội. Công ty đã trải qua nhiều thời kỳ với nhiều sự kiện khác nhau, tuy nhiên có thể chia quá trình phát triển của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nội thành hai giai đoạn chính: Giai đoạn trước cổ phần hoá ( từ năm 1965 đến năm 2002 ) và giai đoạn sau cổ phần hoá ( từ năm 2003 đến nay). 1.2.1 Giai đoạn trước cổ phần hoá. Xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội trước kia là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội, thành lập năm 1965 với mục đích nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho con người. Năm 1983, theo quyết định số 143 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội ra ngày 17/01/1983 thành lập nên xí nghiệp lien hợp Dược Hà Nội trên cơ sở kết hợp giữa xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội với Công ty Dược Phẩm Hà Nội. Năm 1988, xí nghiệp lien hợp Dược Hà Nội tiến hành phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc trong khối xí nghiệp sản xuất chia làm hai xí nghiệp là: Xí nghiệp Dược Phẩm Thịnh Hào và Xí nghiệp Dược Phẩm Quảng An. Tháng 01/1993 thực hiện quyết định số 2914 QĐ/UB ngày 20/11/1992 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội về việc tổ chức sắp xếp lại các đơn vị sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp lien hợp Dược Hà Nội được tách ra làm ba doanh nghiệp: Xí nghiệp kính mắt, công ty Dược Phẩm thiết bị y tế Hà Nội, xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội. Trong đó, xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội đươdj tổ chức lại dựa trên cơ sở kết hợp hai xí nghiệp dược phẩm Thịnh Hào và xí nghiệp Dược phẩm Quảng An. Xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội được chính thức thành lập theo quyết định số 784/QĐ-UB ngày 22/02/1993 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội. 1.2.1 Giai đoạn sau cổ phần hoá ( từ 2003 đến nay). Trên cơ sở đề nghị của sở y tế Hà Nội, Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định cho phép xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội được cổ phần hoá, trong đó người lao động giữ 60% cổ phần và nhà nước giữ 40% cổ phần. Từ ngày 01/01/2003 xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội được đổi tên thành Công ty cổ phần Dược Phẩm Hà Nội. Từ khi cổ phần hoá công ty vẫn tiếp tục phát triển sản xuất và mở rộng chức năng kinh doanh dược phẩm đạt kết quả khá cao. Doanh số sản xuất và kinh doanh của công ty năm 2004 đạt gần 100 tỷ đồng. Hiện nay, công ty cổ phần Dược Phẩm Hà Nội đã triển khai xây dựng một xí nghiệp sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP tại Quang Minh, Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. 2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị. Bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nội được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng do đại hội đồng cổ đông đứng đầu. Tiếp đến là hội đồng quản trị. dưới đó là các phòng ban.( Theo bảng 1.1) 2.1 chức năng nhiệm vụ của các chức danh trong bộ máy quản trị. - Giám đốc: là người trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và chiuj trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm. Nhiệm vụ của giám đốc là: Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương thức đầu tư của công ty. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty ( trừ một số vị trí do hội đồng quản trị quyết định). Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc. Tổ chức công tác thống kê, kế toán, tài chính trong công ty, xây dựng báo cáo quyết toán hàng năm. phối hợp với phó giám đốc kỹ thuật trong công tác sản xuất của công ty. - Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc trong công việc điều hành của công ty, được uỷ quyền trực tiếp. Nhiệm vụ và chức năng của phó giám đốc là: Điều hành sản xuất của công ty theo kế koạch đã được duyệt sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn về người, cùng thiết bị. Điều hành việc thực hiện các kế hoạch phục vụ cho việc sản xuất như: Kế hoạch tiến độ kỹ thuật làm mặt hàng mới, kế hoạch công tác dược chính, kế hoạch an toàn lao động, kế hoạch an toàn lao động, kế hoạch huấn luyện đào tạo. Thay mặt giám đốc giải quyết những công việc được uỷ quyền. - Trưởng phòng tổ chức - hành chính: Phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến tổ chức - hành chính như: Quản lý nguồn nhân lực, phụ trách công tác tuyển dụng, công tác đào tạo. - Trưởng phòng kế toán tài vụ: Phụ trách công tác kế toán tài chính cho công ty. Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất phòng kế toán. Kế toán trưởng tổ chức theo dõi giám sát công việc của các kế toán viên, lập sổ tổng hợp, báo cáo kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tài chính, và giải trình các báo cáo kế toán với cơ quan quản lý cấ trên. - Trưởng phòng kinh doanh: Phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: Mua nguyên vật liệu, phụ liệu; phân phối hàng hoá; nghiên cứu thị trường… chủ yếu trên địa bàn trong nước. - Trưởng phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu: Phụ trách các vấn đề liên quan đến việc điều phối và đôn đốc hoạt động sản xuất kinh doanh cho đúng tiến độ đồng thời đảm bảo về chất lượng; và các vấn đề về xuất khẩu nhập khẩu. 2.2 Chức năng, nhiện vụ của các phòng ban trong bộ máy quản trị. - Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách các vấn đề về tổ chức lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, quản trị, hành chính, văn thư lưu trữ, bảo mật, lễ tân, khánh tiết, y tế dự phòng, lái xe, sửa chữa nhỏ, vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động. Nhiệm vụ của phòng là: Tham mưu cho giám đốc thực hiện nhiệm vụ của công ty trên các lĩnh vực tạo nguồn lực lao động. Công tác tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ lập kế hoạch lao động, dự thảo các quyết định, văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn. Xây dựng thể chế kỷ cương, thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, tiền lương, khen thưởng đảm bảo công bằng dân chủ. Mua sắm thiết bị văn phòng phục vụ cho các bộ phận, giúp việc giám đốc hoạt động. Thực hiện quản lý hành chính, tiếp cận công văn đến, công văn đi, vào sổ theo dõi lưu trữ và boả mật. Quản lý con dấu và các chức danh. Trang trí, khánh thiết hội nghị phục vụ các ngày lễ hội của công ty. Lập dự toán sửa chữa nhỏ trình giám đốc, triển khai thực hiện phương án đã được duyệt. Đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, khám sức khẻo định kỳ, theo dõi sức khoẻ từng người, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Lập kế hoạch bảo hộ lao động, theo dõi vệ sinh môi trường, công tác phòng dịch. - Phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu. phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, bao bì, máy móc, thiết bị y tế phục vụ cho sản xuất của công ty với chi phí thấp nhất kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm, thuốc thực phẩm… theo chức năng đã được phép để kinh doanh và nhập uỷ thác theo pháp luật quy định. Tổ chức xuất khẩu, xuất khẩu uỷ thác theo chức năng đăng ký kinh doanh. - Phòng kinh doanh. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu, phụ liệu trình giám đốc ký duyệt và đặt hàng với phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu. chủ tịch HĐQT Giám đốc điều hành Trưởng phòng tổ chức - hành chính Trưởng phòng kế toán - tài vụ Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng XNK & ĐĐSX Phó giám đốc Trưởng ban cơ điện TP kỹ thụât TP kiểm nghiệm TPnghiên cứu Quản đốc PX mắt ống Quản đốc PX viên Quản đốc PX đông dược Trưởng ca 1 Trưởng ca 2 Tổ trưởng1 Tổ trưởng 2 Tổ trưởng 1 Tổ trưởng 2 Trưởng ca 1 Trưởng ca 2 Tổ trưởng 1 Tổ trưởng 2 Tổ trưởng 1 Tổ trưởng 2 Trưởng ca 1 Trưởng ca 2 Tổ trưởng 1 Tổ trưởng 2 Tổ trưởng 1 Tổ trưởng 2 Giới thiệu nguồn cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu, bao bì cho công ty. Tổ chức đấu thầu, chộn thầu mua nguyên liệu, phụ liệu, bao bì phục vụ sản xuất. Thực hiện bán buôn, đấu thầu các lô hàng hoá do công ty sản xuất, phân phối trang thiết bị y tế theo nhu cầu thị trường. Quản lý hoạt động của các quầy hàng, các đại lý, chi nhánh theo quy định, quy chế của công ty. Tổ chức nghiên cứu thị trường, đề xuất cải tiến kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chất lượng và thị hiếu của khách hàng. Thực hiện tốt công tác quản lý tiền hàng để không bị thất thoát. Cùng phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu và các phòng ban khác có liên quan lập biên bản, tìm ra nguyên nhân hàng bán bị trả lại. Nếu do sơ suất về quy chế, về kỹ thuật không đảm bảo thì công ty phải thực hiện thu hồi, nếu vì chậm lưu thông thì công ty không nhận lại. - Phòng kế toán tài vụ. Chức năng của phòng là làm tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc về vấn đề tài chính của công ty. Thực hiện chức năng hạch toán trên cơ sở ghi chép sao chụp phản ánh trung thực các hoạt động của công ty theo nguyên tác tài chính. quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn, giám sát việc sử dụng vốn và quản lý vốn theo chế độ hiện hành. Đồng thời phân tích số liệu thu được so sánh giữa các kỳ báo cáo, tìm nguyên nhân tăng giảm giá thành, tham mưu cho giám đốc quyết định phương hướng sản xuất, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư, lựa chọn công nghệ. Quản lý tài sản hữu hình ( nhà xưởng, máy móc, thiết bị vật tư, hàng hoá, tiền bạc, thiết bị văn phòng…) có hệ thống, thực hiện thu chi theo nguyên tắc, chế độ hiện hành. - Phòng kỹ thuật: Có chức năng làm tham mưu cho ban giám đốc và giám sát về toàn bộ hoạt động kỹ thuật của công ty dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc mà trực tiếp là phó giám đốc kỹ thuật. Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật là: Quản lý quy trình kỹ thuật và theo dõi việc thực hiện quy trình. Thực hiện quy phạm sản xuất: Xây dựng chế độ làm việc, điều kiện, trang thiết bị cần thiết đối với từng vị trí làm việc của người công nhân trong từng công đoạn sản xuất. Thực hiện chế độ vệ sinh môi trường, vệ sinh ngoại cảnh, chống ô nhiễm chéo trong quá trình sản xuất, xử lý chất thải. Quản lý công nghệ: Bố trí dây chuyền sản xuất theo một trình tự nhất định, bố trí lắp đặt máy móc, thứ tự thao tác, thời gian vận hành của từng công đoạn, thời gian hoàn thành của một lô mẻ sản xuất. Định mức vật tư kỹ thuật: Căn cứ vào tình hình sản xuất hàng năm, quá trình tiêu hao vật tư thu hồi thành phẩm, thống kê, tổng hợp bổ sung, hoàn thiện định mức vật tư. - Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu nâng cấp tiêu chuản của công ty. Theo dõi độ ổn định của thuốc. Hướng dẫn, đào tạo kiểm nghiệm phân xưởng, hệ thống kiểm soát ban chuyên trách, học sinh sinh viên thực tập. Tổ chức học tập, nghe báo cáo, tham quan những cơ sở tiên tiến cho cán bộ trong phòng và đồng nghiệp. - Phòng kiểm nghiệm. Chức năng chính của phòng kiểm nghiệm là kiểm tra những thành phẩm, bán thành phẩm và nguyên liệu xem đã đạt các yêu cầu về kỹ thuật để nhập kho hay chưa nhằm đả bảo chất lượng hàng hoá của công ty theo tiêu chuẩn áp dụng. Tổ chức kiểm nghiệm nhằm đảm bảo sản xuất kịp thời. Đảm bảo chất lượng đầu vào gồm: Nguyên liệu, phụ liệu, tá dược, bao bì, đơn nhãn, hộp phải đạt những tiêu chuẩn quy định. Thu hoá phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nội dung theo mẫu, có dấu hiệu không đúng phải báo cáo và xin ý kiến giám đốc. kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu kho sau những thời gian quy định. đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất xưởng theo các tiêu chuẩn hiện hành mà công ty đang áp dụng. kiểm tra hậu mãi sản phẩm của công ty. - Ban cơ điện. Tham mưu cho giám đốc về công tác lựa chọn máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty khi đầu tư mới; về công tác bảo dưỡng, trung đại tu máy móc thiết bị và lập kế hoạch bảo dưỡng; về việc bố trí, lắp đặt, đào tạo công nhân vận hành, chế độ bảo dưỡng định kỳ, quy trình vận hành máy móc thiết bị, điện, nước, hơi bảo đảm an toàn. Ban cơ điện có nhiệm vụ đảm bảo điều kiện về máy móc, thiết bị điện nước cũng như các yêu cầu khác nằm ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng của công ty tới yêu cầu sản xuất. - Phân xưởng sản xuất. Tổ chức sản xuất, hoàn thành kế hoạch theo tiến độ sản xuất của công ty. Kèm cặp bồi dưỡng tay nghề cho công nhân đảm bảo mỗi công nhân thành thạo một việc, biết nhiều việc, hướng dẫn học sinh sinh viên về thực tập tại cơ sở. Tổ chức phong trào thi đua nhân rộng điển hình tiên tiến thực hiện tốt nội quy quy chế của công ty, pháp luật của nhà nước, thực hiện phong chào tiết kiệm chống lãng phí. 3 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty. 3.1 Đặc điểm về sản phẩm. Công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu các mặt hàng về dược phẩm. Đặc điểm về kinh doanh dược phẩm. - Dược phẩm là loại hàng hoá đặc biệt, có tính đặc thù cao, liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của con người: về cơ bản thì dược phẩm cũng là một loại hàng hoá, nó chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế như: Quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh…tuy nhiên, dược phẩm vẫn khác các loại hàng hoá khác vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và mạng sống con người. Do vậy, khi tham gia kinh doanh dược phẩm thì công ty phải quan tâm đến chất lượng và tiêu chuẩn về sản phẩm nhiều hơn là lợi nhuận của công ty. - Sức cầu về sản phẩm dược không hoàn toàn tuân theo quy luật của cung cầu: Thưòng khi người tiêu dùng mua sản phẩm dược không bao giờ họ trả giá, và số lượng thuốc họ mua để uống nhiều hay ít phụ thuộc vào các toa đơn kê thuốc của bác sỹ. Do đó, giá cả của sản phẩm dược có tăng hay giảm cũng không ảnh hưởng đến cầu. - Doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm chịu sự quản lý chặt chẽ của bộ y tế, cụ thể là cục quản lý dược: Do dược phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng con người nên nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng này rất chặt chẽ. Dược phẩ là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Để được sản xuất kinh doanh dược phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất kinh doanh dược phẩm. Đối với hoạt động nhập khẩu, thì với mỗi chuyến hàng nhập khẩu, doanh nghiệp phải làm đơn hàng lên Bộ Y Tế ( cục quản lý dược), chỉ khi được bộ y tế phê duyệt thì doanh nghiệp mới được phép nhập lô hàng đó. Bên cạnh đó, thuốc nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại chỉ thị số 03/1998/CT-BYT ngày 17/02/1998 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế và quy chế quản lý chất lượng thuốc ban hành kèm theo quyết định của bộ trưởng bộ y tế số 2412/1998/QĐ-BYT ngày 15/09/1998. khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp phải xuất trình hải quan cửa khẩu phiếu kiểm nghiệm gốc của nhà sản xuất, chỉ khi các thông số trên phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quy định thì hàng hoá mới được thông quan. Ngoài ra, các loại thuốc muốn được lưu hành trên thị trường thì phải có số đăng ký của cục quản lý dược, nếu thuốc nào không có số đăng ký thì sẽ không được gia nhập thị trường. 3.2 Đặc điểm về lao động Con người là động lực của sự phát triển, nhưng cũng sẽ là vật cản nếu không biết khơi dậy ở đó khả năng tiềm tang. Việc sắp xếp, bố trí hợp lý đúng người, đúng việc, đúng khả năng trình độ của từng nhân lực cụ thể sẽ tạo thành một hệ thống chặt chẽ với đầy đủ sức mạnh và khả năng hoạt động đạt hiệu quả cao. Ý thức được vai trò to lớn đó ngay từ những ngày đầu, công ty đã chú trọng chăm lo công tác nhân sự cả về số lượng lẫn chất lượng cùng các mối quan hệ xã hội khác nhau, các biện pháp khác nhau động viên thu hút, đào tạo nhân lực một cách hệ thống, kết hợp với sắp xếp tổ chức hợp lý. Bảng 1.2: Đặc điểm chung về số lượng lao động tính đến 31/12/ 2006 của công ty. Chỉ tiêu Tổng số Nữ Nam Tỷ trọng % Nữ % Nam Lao động trực tiếp Lao động phục vụ Lao động gián tiếp 132 53 23 94 22 16 38 31 7 63,4% 25,4% 11,2% 45,2% 10,1% 8,2% 18,2% 15,3% 3,0% Tổng 208 132 76 100% 63,5% 36,5% ( nguồn: phòng tổ chức - hành chính) Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng số lao động là 208 trong đó riêng nữ là 132 chiếm tỷ trọng 63,5%. Đây là một tỷ lệ khá cao phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty đòi hỏi sự khéo léo, chính xác và nắm chắc yêu cầu kỹ thuật chứ không đòi hỏi yêu cầu nặng nhọc. Bảng 1.3: Trình độ học vấn, kinh nghiệm của lao động trong các phân xưởng ( năm 2006) Phân xưởng Số lượng Trình đô Thâm niên công tác ĐH CĐ CN <5 năm >5 năm 1- PX viên 2- PX tiêm 3- PX đông dược 4- PX mắt ống 5- PX bao bì 41 15 23 28 5 5 3 2 1 1 11 4 5 5 1 25 8 16 22 3 30 10 13 16 4 11 5 10 12 1 Tổng số 112 12 26 74 73 79 ( nguồn: phòng tổ chức- hành chính) Nhìn chung,chất lượng lao động của công ty như vậy là chưa cao vì số lượng lao động đạt trình độ là trung cấp khá nhiều. Trong khi đó hiện nay, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng về dược là khá nhiều. Theo trưởng tổ chức hành chính thì công ty cổ phần Hà Nội đang từng bước thay đổi về cơ cấu nhân sự cũng như chất lượng lao động. Công ty có kế hoạch tuyển thêm nhân sự chủ yếu trình độ đại học và cao đẳng để thay thế một số vị trí, và thêm vào một số vị trí mới. 3.3 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty Dược phẩm Hà Nội ta thấy việc sản xuất ở đây phần lớn là cơ giới hoá (đặc biệt ở hai công đoạn pha chế và dập viên). Do đó, máy móc đóng mộ vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của công ty. Nó thể hiện qua quy trình sản xuất. Xuất xưởng Đóng gói Dập viên Phối hợp tá dược ngoài máy chộn chữ v trong 5 – 10 phút Sấy khô 45 – 50 độ c/ 10%- 15% Sát hạt qua rây 2000 Tinh bột sắn Thiamine Nitrat Talc +Lactoese Rây qua Rây 355 Rây qua rây 355 Rây qua rây 355 Tạo hỗn hợp bột kép Nhão ướt Sấy nhẹ Hồ sắn 10% KNBTP KNTP Bảng 1.4: sơ đồ các giai đoạn sản xuất Nguồn: PhòngXNK & ĐĐSX. Nhân thức được vấn đề này, ban lãnh đạo công ty tìm nguồn vốn bổ sung cho quỹ phát triển của công ty, đầu tư vào mua sắm một số thiết bị sản xuất nhằm đảm bảo cho sự phát triển của công ty có đủ sức cạnh tranh trên thương trường hiện nay. Có thể nói rằng thuốc là một sản phẩm đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật tỷ mỷ và quy trình sản xuất chặt chẽ theo những công thức được quy định và phê duyêt từ bộ y tế. Chính vì vậy việc bố trí sắp xếp dây chuyền sản xuất ( cả về công nghệ lẫn lao động) phải tính đến yếu tố này mới đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhìn chung mỗi sản phẩm thuốc đều được sản xuất theo một công nghệ quy trình nhất định: Với quy trình sản xuất thuốc viên tân dược thì người công nhân sản xuất phải theo các quy trình: Pha chế, dập viên, thành phẩm. Mỗi một quy trình sản xuất có các thao tác, động tác thực hiện nhất định nên hao phí lao động để thực hiệnchúng cũng hoàn toàn khác nhau. Nên việc xây dựng định mức áp dụng cho từng quy trình hoàn toàn khác nhau. 3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu cung cấp để làm một sản phẩm của xí nghiệp nó không chỉ có một vài nguyên vật liệu nhất định mà nó có thể bao gồm nhiều loại nguyên vật liệu chính cùng với nhiều loại tá dược, hóa chất kèm theo. Phần nhiều những nguyên vật liệu này là quý hiếm, có nguyên liệu nhập từ nước ngoài như bột B, bột C… trong đó rất nhiều loại chỉ có tác dụng sử dụng trong một thời gian ngắn nhất định. Vì vậy việc cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, tá dược hóa chất luôn phải đồng bộ, kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng, và theo tiêu chuẩn chặt chẽ. Bên cạnh đó, yêu cầu về phụ liệu bao bì đều có quy cách được phê duyệt, chấp nhận mẫu mã của cơ quan quản lý. Nên không thể mua bừa bãi ở thị trường mà phải dự trù, hợp đồng theo yêu cầu sản xuất. Bên cạnh đó công ty chủ yếu nhập các loại hàng hóa và nguyên vật liệu từ thị trường các nước khác như: Ấn độ, Trung Quốc, Singapore, …do đó, công ty luôn đảm bảo chất lượng, sự đa dạng, uy tín của sản phẩm của công ty trên thị trường. Bảng 1.5: Kim ngạch chập khẩu theo mặt hàng của công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội từ năm 2002 đến nay. Đơn vị tính: 1000 USD Mặt hàng Năm 2002 Năm2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 GT TT% GT TT% GT TT% GT TT% GT TT% Nguyên liệu 1098 29,9 1140 26,42 1125 28,2 1230 30,56 1240 30,8 Tốcđộ tăng % 3,83 -1,32 9,33 0,8 Thành phẩm 2074 70,1 3175 73,58 2864 71,8 2795 69,44 2875 69,2 Tốcđộ tăng % 23,35 -9,79 -2,4 2,86 Tổng 3672 100 4315 100 3989 100 4025 100 4115 (Nguồn: phòng XNK & ĐĐSX) Ta thấy công ty nhập khẩu mặt hàng thành phẩm với số lượng khá lớn, tuy nhiên công ty nhập khẩu thuốc thành phẩm theo hình thức dịch vụ nhận ủy thác nhập khẩu từ các công ty khác ở trong nước, nên kim ngạch nhập khẩu được tính cả giá trị hợp đồng ( tức là cả phí ủy thác nhập khẩu và phần giá vốn của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ ủy thác). Chính sách của công ty là ưu tiên nhập khẩu đối với mặt hàng nguyên liệu hơn. Vì đối với mặt hàng này công ty vừa làm nhận ủy thác nhập khẩu vừa nhập khẩu trực tiếp về để trực tiếp kinh doanh nên doanh thu cũng như lợi nhuận thu được đối với hoạt động kinh doanh từ mặt hàng này luôn cao hơn mặt hàng thành phẩm. Thị trường nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 1.6 Kim ngạch nhập khẩu của công ty theo thị trường. Đơn vị tính: 1000 USD Stt Thị trường Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 GT TT% GT TT% GT TT% GT TT% 1 Ấn độ 1679,6 38,92 1532,9 38,43 1438,4 35,74 1497,1 37,05 2 Trung quốc 765,8 17,75 795,3 19,94 870,5 21,63 906,4 21,96 3 Singapore 334,1 7,743 284,6 7,135 302,6 7,518 397,3 8,096 4 Italy 96,3 2,232 84,7 2,123 78,6 1,953 106,4 1,727 5 Hà lan 217,4 5,038 189,8 4,758 204,5 5,081 263,7 5,458 6 Đức 118,2 2,739 109,1 2,735 120,9 3,004 106,1 2,889 7 Hàn quốc 137,4 3,184 148,9 3,733 169,7 4,216 114,5 3,118 8 Nhật bản 243,5 5,643 235,4 5,901 208,8 5,118 187,2 5,098 9 Mỹ 114,2 2,647 99,7 2,499 95,2 2,365 104,3 2,84 10 Pháp 93,7 2,171 91 2,281 107,4 2,668 109,7 2,987 11 Bungari 88,5 2,051 77,2 1,935 73,2 1,819 102,1 2,781 12 Canada 72,6 1,683 61,3 1,537 56,8 1,411 89,9 2,448 13 Nước khác 353,7 8,197 279,1 6,997 298,4 7,414 130,3 3,548 14 Tổng 4315 100 3989 100 4025 100 4115 100 (Nguồn: phòng XNK & ĐĐSX) Thị trường nhập khẩu của công ty hầu hết là các nước công nghiệp phát triển, có nền sản xuất thuốc nổi tiếng trên thế giới, do đó thuốc của công ty nhập về đảm bảo chất lượng và uy tín. Và theo bảng 1.6 thì thấy tỉ trọng nhập khẩu của công ty là kha đều qua các năm, mặc dù có sự chênh lệch nhưng nó không đáng kể. như vậy thị trường tiêu thụ của công ty là khá ổn định. 3.5 đặc điểm về vốn và nguồn vốn. Xí nghiệp dược phẩm Hà Nội được thành lập năm 1965; trải qua nhiều năm hoạt động, xí nghiệp đã lớn nên cả về quy mô và nguồn lực cũng như nguồn vốn. Xí nghiệp dược phẩm Hà Nội được thay đổi khá nhiều tên khác nhau, và hình thức hoạt động. Năm 1993, xí nghiệp dược phẩm Hà nội được chính thức thành lập theo quyết định số 784/QĐ – UBND ngày 22/2/1993 của thành phố Hà Nội. Lúc này, xí nghiệp haọt động với số vốn kinh doanh là 4512,4 triệu đồng. Trong đó vốn cố định là 3097,8 triệu đồng và vốn lưu động là 1128,3 triệu đồng, vốn khác 286,3 triệu đồng. Năm 2003, xí nghiệp dược phẩm Hà Nội chuyển sang là công ty cổ phần dược phẩm hà nội với số vốn điều lệ là 7,9 tỷ đồng. Công ty thay đổi bản đăng ký kinh doanh lần cuối vào ngày 04/10/2006 cũng với số vốn điều lệ 7,9 tỷ đồng. Như vậy, qua bốn năm hoạt động nhưng nguồn vốn của công ty hầu như không thay đổi. Nguồn vốn của công ty vẫn chủ yếu là vốn của nhà nước, chiếm hơn 50% tổng số vốn của công ty; số vốn còn lại của công ty được huy động dưới các cá nhân và tổ chức khác. Ta thấy công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội là một công ty cổ phần nhưng lại có số vốn của nhà nước chiếm rất lớn, nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải chịu sự quản lý của nhà nướcbằng các cơ quan chủ quản ( người đại diện cho nhà nước về nguồn vốn nhà nước và bộ y tế), do đó nguồn vốn của công ty đôi khi không chủ động trong sản xuất kinh doanh, và hình thành nên tư tưởng dựa vào nguồn vốn của nhà nước, không tích cực trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn công ty. CHƯƠNG 2: CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 1 Lĩnh vực kinh của công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội. Trước kia khi nói đến công ty dược phẩm, người ta thường nghĩ là công ty chỉ sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuốc và dược phẩm. Hiện nay, các công ty dược phẩm không chỉ sản xuất kinh doanh các mặt hàng dược phẩm mà còn kinh doanh thêm các mặt hàng khác mà công ty có đủ chuyên môn cũng như nguồn lực.Các lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội gồm có: Sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe cho người , sản xuất mỹ phẩm. Xuất khẩu dược liệu, tinh dầu, dược phẩm, nông lâm sản. Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm, thuốc thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho thuê văn phòng làm việc và kho chứa hàng hóa, nguyên liệu bao bì, thành phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế. Các hoạt động liên doanh liên kết kinh tế. Tham gia với các liên doanh sau. Liên doanh Việt Đức (B/Braun) Chuyên sản xuất dung dịch tiêm, truyền huyết thanh. liên doanh Việt Thái (TN. Group) TNM: Chuyên sản xuất, kinh doanh hóa mỹ phẩm. Oriental durk: Chuyên kinh doanh nhà cửa, địa ốc cùng các dụng cụ gia dụng. Liên doanh Việt Mỹ (KIMBLY – CLARK) Chuyên sản xuất kinh doanh hàng vệ sinh và các sản phẩm dùng khi xa nhà. Trong nước: Liên kết sản xuất một số mặt hàng thuốc với các xí nghiệp dược trong nước. 2 chiến lược và kế hoạch. Trong những năm vừa qua, thị trường dược phẩm nước ta có nhiều biến động lớn; ngày càng có nhiều công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm ở trong nước cũng như ở nước ngời xâm nhập vào thị trường Việt Nam làm cho mức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Hiện nay thuốc nhập ngoại ngày càng tràn lan trên thị trường, gia thuốc tăng đột biến. Trước tình hình đó công ty đã đề ra các chỉ tiêu tổng quát từ nay đến năm 2010 là: tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường, tăng cường chất lượng phục vụ và sản xuất kinh doanh mặt hàng thuốc tân dược ( mặt hàng thuốc tân dược có tỉ trọng chiếm trên 80% về mặt giá trị), tăng cường hoạt động kinh doanh nhập khẩu, nguyên liệu. Mở rộng kênh phân phối sản phẩm, không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông và nâng cao đời sống của công nhân viên trong công ty. Công ty dự tính đạt tổng doanh thu năm 2010 là 40 tỷ đồng và đạt mức cổ tức là 1,4%. Dựa trên các chỉ tiêu mà công ty đạt ra mà các phòng ban sẽ xây dựng kế hoạch cho mình nhằm đạt được mục tiêu chung của công ty. Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội hoạt động nhiều trong lĩnh vực nhập khẩu thuốc và nguyên liệu dược cho nên công ty luôn coi trọng hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Việc thực tốt hoạt động kinh doanh nhập khẩu nó sẽ phục vụ tốt cho các hoạt động khác của công ty, giúp công ty hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Dưới đây là một số chỉ tiêu mà công ty đặt ra trong thời gian tới. Bảng 2.1: Chỉ tiêu kế hoạch chung của công ty năm 2007 – 2008. STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Giá trị Tỷ lệ tăng (%) Giá trị Tỷ lệ tăng (%) 1 Giá trị sản lượng sx (trđ) 24200 25700 6,20 27500 7,00 2 Tổng doanh thu (trđ) 32393 34000 4,96 36000 5,88 3 Lợi nhuận trước thuế(trđ) 2200 2400 9,09 2600 8,33 4 Lợi nhuận sau thuế(trđ) 1980 2160 9,09 2340 8,33 5 Thu nhập BQ (trđ/người/t) 1,6 1,65 3,12 1,75 6,06 6 Cổ tức (%/ tháng) 0,9 0,95 5,56 1 5,26 (Nguồn: phương hướng hoạt động của hộ đồng quản trị) Bên cạnh việc lập kế hoạch thực hiện mục tiêu chung của công ty trong thời gian tới, công ty đồng thời cũng lập kế hoạch đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu như sau. Bảng 2.2: Chỉ tiêu kế hoạch nhập khẩu của công ty năm 2007 - 2008 Đơn vị tính : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Giá trị Tỷ lệ tăng ( %) Giá trị Tỷ lệ tăng ( %) 1 Doanh thu Hàng nguyên liệu Thành phẩm thuốc 2000 1150 850 2200 1250 950 10 8,7 11,76 2400 1350 1050 9,09 8 10,53 2 Lợi nhuận nhập khẩu 57 63 10,53 69 9,52 (Nguồn: phòng XNK & ĐĐSX) Như vậy, trong những năm qua công ty có sự tăng trưởng liên tục. Nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp, nó đánh giá việc sử dụng nguồn lực của công ty đạt hiêu quả không cao. Bên cạnh đó công ty đưa ra các chỉ tiêu cần đạt trong những năm tới là hoàn toàn khả quan vì đất nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao,việc Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại WTO sẽ thúc đẩy việc kinh doanh giữa các công ty trong nước và ngoài nước thuận tiện hơn và khả quan hơn. Bên cạnh đó, do tốc độ tăng trưởng kinh tế là khá cao nên môi trường hiện tại bị ô nhiễm, nhiều người mắc bệnh hơn, và người dân hiện nay cũng chú ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn cho nên lượng thuốc kháng sinh cũng như thuốc bổ sẽ được tiêu thụ nhiều hơn trong thời gian tới. 3. Sản phẩm chủ yếu và thị trường tiêu thụ. Hiện nay công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng chủ yếu. Chuyên sản xuất các dạng: Thuốc viên nén, viên bao đường, bao film, thuốc viên nén đóng gói, trong lọ, trong hộp, ép vỉ và một số loại viên nang. Sản xuất thuốc tiêm các loại. Sản xuất các loại Xirô, rượu thuốc, kem mỡ bôi da và các thuốc dùng ngoài khác. Và các hoạt động kinh doanh khác như: xuất nhập khẩu các lọai thuốc, cho thuê văn phòng làm việc và kho chứa hàng hóa, nguyên liệu, bao bì, thành phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, tang thiết bị y tế. Hoạt động kinh doanh sữa. Công ty tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là phân phối cho các công ty khác, tổ chức, bệnh viện; và ngoài ra có cả cá nhân. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ của công ty hiên nay mới chỉ tập trung ở khu vực miền bắc, công ty đang xây dựng kế hoạch để phân phối sản phẩm vào thị trường miền nam. Dưới đây là một số công ty là khách hàng của công ty dược phẩm Hà Nội. Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo khách hàng Đơn vị tính: 1000 USD Stt Thị trường Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 GT TT% GT TT% GT TT% GT TT% 1 Thiên thảo 1073,2 24,87 1015,7 25,46 902,5 22,42 910,8 22,13 2 Hà lan 898,6 20,83 701,3 17,58 776,1 19,28 766,5 18,87 3 Đại bắc 905,7 20,99 754,9 18,92 752,3 18,69 611,4 14,86 4 Phươngđông 204,5 4,73 126,7 3,17 179,8 4,47 275,6 6,69 5 Trường sơn 208,1 4,82 219,2 5,49 237,4 5,9 227,1 5,52 6 T&B 101,7 2,36 173,5 4,35 204,3 5,08 232,9 5,66 7 Việt mỹ 205,3 4,76 204,1 5,12 275,1 6,84 278 6,76 8 Đông đô 123,6 2,86 211,2 5,29 163,5 4,06 150,7 3,66 9 Sao đỏ 117,8 2,73 135,3 3,39 109,8 2,73 217,5 5,28 10 Công tykhác 476,5 11,04 447,1 11,21 424,2 10,54 444,5 10,80 11 Tổng 4315 100 3989 100 4025 100 4115 100 (N guồn : phòng XNK & ĐĐSX) Thị trường chủ yếu của công ty là miền bắc, chiếm tỷ trọng70%. Hiện nay, công ty đang quan hệ với hơn 20 bạn hàng trong nước, tuy nhiên chỉ có một số công ty là khách hàng chủ yếu và thường xuyên. Theo bảng 2.3 ta thấy khách hàng chủ yếu của công ty là ba công ty Thiên Thảo, Hà Lan và Đại Bắc. Đây là ba khách hàng có quan hệ lâu dài đối với công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội, họ vừa là khách hàng nhập khẩu có uy tín vừa là khách hàng liên kết nhiều mặt hàng trong sản xuất. Do đó công ty phải có chế dộ đãi ngộ hợp lý để đuy trì khách hàng và tiếp tục mở rộng với các khách hàng khác. Các công ty dược phẩm như Trường Sơn, Traphaco, công ty thiết bị y tế dược phẩm Hà nội… sẽ cạnh tranh trực tiếp với công ty cổ phần dược phẩm Hà nội. 4. Hoạt động marketing. Hoạt đông marketing của công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội do phàng marketing đảm nhận. Chức năng của phòng marketing: Xây dựng chiến lược sản phẩm cho công ty: Xây dựng thương hiệu công ty. Giới thiệu sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có tác dụng chữa bệnh. Giá: Tham mưu cho giám đốc để xây dựng giá phù hợp với thị trường. Đề ra chiến lược phân phối sản phẩm. Đối với khách hàng: đề xuất các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Xây dựng cầu nối giữa công ty và thị trường tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, có trọng điểm,phù hợp với thị trường để đạt được mục tiêu quảng bá thương hiệu của công ty, tăng doanh số, tăng lợi nhuận Nhiệm vụ của phòng marketing: Về sản phẩm: Sản phẩm hiện có của công ty bao gồm: sản lượng, sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm có doanh số cao, sản phẩm mang lại lợi nhuận cao, có định hướng cụ thể cho từng tiêu chí trên. Nghiên cứu thị trường, đề xuất sản phẩm mới ( mẫu mã, bao bì, và nhóm sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường), cụ thể: Mỗi năm triển khai và đưa vào sản xuất 5 – 10 sản phẩm mới. Cải tiến bao bì mẫu mã các sản phẩm đang sản xuất để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Mỗi năm phải có chiến lược marketing mới Dự đoán chu kỳ sản phẩm. Đề xuất cải tiến hoặc ngừng sản xuất với các mặt hàng đã lạc hậu với thị trường. Trên cơ sở phân tích thị trường đề xuất với lãnh đạo công ty về kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm và chiến lược lâu dài của công ty. Về giá bán: Đề xuất giá bán cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm dựa vào các tiêu chí sau: Định giá trên cơ sở giá thành sản phẩm. Định giá theo chiến lược thu lợi nhanh. Định giá theo chiến lược thâm nhập thị trường. Đề xuất về điều chỉnh giá bán sản phẩm. Về bán hàng: Tổng hợp phân tích điểm mạnh điểm yếu của các kênh hàng có chính sách hỗ trợ. Để xuất chiến lược, điều chỉnh, củng cố các kênh phân phối. Phân tích khả năng mở rộng kênh phân phối ( mở rộng quy mô của kênh đã có, tìm kiếm, khai thác thị trường mới) Lựa chọn các phương tiện vận chuyển với tiêu chí giá rẻ, linh hoạt. Về xây dựng thương hiêu và uy tín cho công ty: Triển lãm, quảng cáo, báo trí, radio, trang web, xúc tiến bán hàng thông qua hình thức có thưởng cho khách hàng; tuyên truyền,thành tích, truyền thống của công ty. Ngoài ra phòng marketing phải củng cố lòng tin của khách hàng, đề ra các phương thức hoạt động, tổ chức thực hiện công việc. Đối với khách hàng: Công ty củng cố long tin của khách hàng truyền thông qua chất lượng sản phẩm, giá bán, nhu cầu đích thực. Dự báo và kkhai thác các khách hàng tiềm năng, chiến lược kế hoạch chăm sóc khách hàng. Hiện nay công ty sử dụng kênh phân phối sau: Bảng 2.4: kênh phân phối hiện tại của công ty cổ phần dược phẩm Hà nội. Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội Công ty kinh doanh dược phẩm Công ty sản xuất dược phẩm Người tiêu dùng (Nguồn: phòng XNK & ĐĐSX) Như vậy công ty mới chủ yếu phân phối cho các công ty khác là chủ yếu và việc phân phối đến các bệnh viện và người tiêu dung còn hạn chế. Công ty cần mở rộng thêm các chi nhánh, đại lý của công ty tại các khu vực thị trường ở xa như miền trung, miền nam… nhằm khai thác thị trường tiềm năng của công ty. Đặc biệt bệnh viện là nơi trực tiếp đưa thuốc đến tay người tiêu dung rất hiệu quả, do đó công ty cần có biện pháp để phân phối cho các bệnh viện, nhà thuốc để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. 5. Chi phí sản xuất và giá thành. Chi phí sản xuất bao gồm các loại chi phí: Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí hoạt động quản lý. Chi phí khác. Về giá thành sản phẩm. Giá thuốc trên thị trường nước ta hiện nay đang có xu thế tăng. Nguyên nhân là các cơ sở sản xuất thuốc đầu tư công nghệ mới, đầu vào các nguyên liệu tăng lên, các doanh nghiệp hiện nay phải chú ý đến chất lượng nhiều hơn để đảm bảo đạt tiêu chuẩn của bộ y tế đề ra. Mặt khác, giá thuốc trên thế giới tăng lên, công ty cổ phần dược phẩm Hà nội lại là công ty nhập khẩu thuốc nên giá cả phải phụ thuộc vào giá của thị trường. Công ty cổ phần dược phẩm Hà nội hoạt động sản xuất kinh doanh các hang hoá về dược phẩm, nên chịu sự kiểm tra chặt chẽ của bộ y tế, cho nên nhiều khi công ty phải chịu những khoản chi phí cho quan hệ, chịu chi phí về hoạt động nhập khẩu tăng nên. Do giá của nguyên liệu tăng nên, do thuốc nhập khẩu của các nước khác cũng tăng lên, vấn đề chi phí lao động cũng tăng nên. Cho nên giá thuốc của công ty cũng phải tăng theo, và điều này ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. 6. Vấn đề tài chính của công ty Công ty cổ phần dược phẩm Hà nội chính thức được thành lập năm 2003 và thay đổi lần cuối vào 04/10/2006 với số vốn điều lệ là 7,9 tỷ đồng. Như vậy trong mấy năm gần đây, công ty không huy động them vốn của chủ sở hữu mà công ty chỉ huy động vốn bằng phương pháp vay ngân hang. Nguồn vốn của công ty bao gồm nguồn vốn của nhà nước và nguồn vốn của tư nhân, tất cả được đóng góp dưới dạng cổ phần, vốn của tư nhân chủ yếu là vốn góp của công nhân viên trong công ty. Trong đó nguồn vốn của nhà nước chiếm hơn 50% tổng số vốn điều lệ của công ty. Trước kia công ty là xí nghiệp dược phẩm Hà nội, toàn bộ số vốn của xí nghiệp là vốn của nhà nước do nhà nước quản lý. Nhưng từ khi xí nghiệp dược phẩm Hà nội chuyển sang hình thức là công ty cổ phần Dược Phẩm Hà Nội thì số vốn của công ty bao gồm số vốn của nhà nước và số vốn của tư nhân. Và việc phân phối vốn của công ty hiện nay được phân chia theo tỷ lệ góp vốn. Hiệu quả sử dụng vốn của công trong những năm gần đây không cao lắm, vì theo trưởng phòng xuất nhập khẩu và điều độ sản xuất thì trong năm gần đây lượng hang tồn kho của công ty là tương đối nhiều cho nên lượng vốn bị ứ đọng trong các kho xưởng và phải chịu chi phí bảo quản, ngoài ra chất lượng thuốc chỉ đảm bảo trong khoảng thời gian nhất định, nếu công ty không bán được sẽ phải huỷ bỏ và gây ra thiệt hại cho công ty. 7. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Hà nội. Theo báo cáo của công ty thì hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có tăng lên qua các năm nhưng tố độ tăng không cao. Bảng 2.5: Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Giá trị sản xuất(tr) 21300 23100 24200 2 tổng doanh thu(tr) 25620 30125 32393 3 lợi nhuận trước thuế(tr) 1800 2050 2200 4 lợi nhuận sau thuế 1560 1764 1980 5 Thu nhập bình quân (tr/người/th) 1,2 1,5 1,6 6 cổ tức(%/tháng) 0,6 0,8 0,9 (Nguồn: phòng kế toán) Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua liên tục tăng, công ty có những bước đổi mới như vậy là nhờ công ty đã có sự đổi mới trong phương pháp quản lý, đầu tư công nghệ mới và có sự đầu tư trong việc nâng cao chất lượng lao động. Mỗi năm công ty nộp cho ngân sách nhà nước hơn 2 tỷ đồng. Công ty cũng thực hiện các phúc lợi xã hội cho người lao động khá tốt. Bảng 2.6: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty từ năm 2002 đến nay. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Trị số Trị số tỷ lệ tăng % Trị số Tỷ lệ tăng % Trị số Tỷ lệ tăng % Trị số Tỷ lệ tăng % Doanh thu nhập khẩu 1765 2350 33.14 1872 -20.34 1900 1.5 2014 6 Chi phí nhập khẩu 1716 2291 33.46 1820 -20.55 1846 1.66 1960 6.17 lợi nhuận nhập khẩu 48.74 59.49 22.04 52.14 -12.36 54.2 -3.48 54.1 -0.18 Nộp ngân sách nhà nước 1096 1856 69.34 1106 -40.41 1172 5.97 1214 3.58 Nguồn: Phòng XNK & ĐĐSX Nhìn bảng 2.6 ta thấy doanh thu nhập khẩu của công ty có sự tăng lên so với năm trước đó. Đặc biệt năm 2003 tăng lên đột ngột cao nhưng lại giảm mạnh vào năm 2004 và tiếp tục tăng chậm vào các năm tiếp theo. Bên cạnh việc biến động của doanh thu nhập khẩu kéo theo là sự biến động của chi phí nhập khẩu, của lợi nhuận nhập khẩu và việc nộp ngân sách nhà nước, và nó phản ánh sự không ổn định trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên ta thấy công ty nộp vào ngân sách nhà nước qua các năm với một số lượng tiền đáng kể khoảng hơn một tỷ đồng, vì nhập khẩu dược phẩm chịu nhiều loại thuế như: thuế nhập khẩu, thuế VAT… 8 Đánh giá chung + Điểm mạnh và điểm yếu của công ty: - Hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây luôn luôn có lãi, lợi nhuận từ hoạt động này luôn dương. Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh. Như phần trên ta thấy trong những năm gần đây hoạt động của công ty luôn thu được lợi nhuận. Mặc dù mức lợi nhuận này còn chưa đều theo các năm, song với những biến động của thị trường thì để đạt được điều đó đòi hỏi công ty phải nỗ lực rất lớn. - Đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Công ty CPDPHN chưa phải là một công ty lớn, song hang năm công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước đáng kể, cụ thể trung bình một số năm gần đây trung bình hàng năm công ty nộp ngân sách nhà nước hơn 2 tỷ đồng, trong đó phải kể tới là đóng góp của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hơn 1 tỷ. điều này cho thấy vai trò của hoạt động nhập khẩu của công ty là rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả xã hội. + Những tồn tại của công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chưa ổn định và có xu hướng giảm. Theo phân tích ở trên , ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng dần từ năm 2001( 47,484 triệu đồng) đến năm 2003 là 59,487 triệu đồng. Nhưng từ năm 2003 đến năm 2005 thì lợi nhuận có xu hướng giảm chỉ còn 50,32 triệu đồng. Đây là dấu hiệu không mấy khả quan của hoạt động công ty. Nguyên nhân chủ ếu là do tình hình tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn. Vì vậy công ty cần đặt ra biện pháp để khắc phục tình trạng này. + Hiệu quả sử dựng vốn còn thấp Doanh lợi của tổng vốn của công ty có xu hướng giảm dần vào những năm gần đây. Năm 2003 lọi nhuận của tổng vốn nhập khẩu cao nhất là 3,4%. Sau đó giảm dần đến năm 2005 còn 3,15%, điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm từ 11,9 triệu đồng/ người vào năm 2003 và còn 10,06 triệu đồng/ người vào năm 2003. Mặc dù công ty thường xuyên đào tạo , bồi dưỡng nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động nhập khẩu song sự bố trí của công ty còn chưa phù hợp, có nhiều sự vụ còn chồng chéo. Ví dụ khi nhập khẩu hàng từ nước ngoài thì việc thanh toàn công ty giao cho phòng kế toán thực hiện và vì thế khi cần nhân viên tới ngân hàng mở L/C thi0f nhân lực phòng kế toán sẽ không thực hiện được công việc này. Do sự phân công công tác như trên mà các nhấn viên kế toán do hạn chế kiến thức XNK nên làm công việc thức hiện bị trì trệ, kéo dài, mất uy tín và ảnh hưởng tới cơ hội kinh doanh của công ty. Từ đó là cho hiệu quả của kinh doanh xuất nhập khẩu bị giảm xuống + Nguyên nhân của những tồn tại trên: Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty có những tồ tại sau: Nguyên nhân từ phía công ty: Nguồn vốn của công ty còn hạn chế và công tác quản lý chưa tốt. Phong cách làm việc của lao động còn chậm chạp Mạng lưới phân phối của công ty chưa mang tính hệ thống là ảnh hưởng tới việc tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty. Nguyên nhân từ phía Nhà nước: Thủ tục nhập khẩu còn khá phức tạp, phải trải qua nhiều bước, nhiều khâu làm ảnhhưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Công tác quản lý của nhà nước về nhập khẩu và thị trường dược còn nhiều bất cập. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI. 1. Mục tiêu của công ty trong những năm tới: Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường, tăng cường chất lượng phục vụ và sản xuất thuốc tân dược( Mặt hàng chiếm 80% về mặt giá trị) Tăng cường hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm hướng tới doanh thu năm 2010 đạt 40 tỷ đồng. Không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông và nâng cao đời sống công nhân viên trong công ty, phấn đấu dạt cổ tức 1,4% năm 2010. 2. Các định hướng chủ yếu của công ty: Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, thị trường nhập khẩu. Củng cố quan hệ tốt với các nguồn cung ứng có uy tín và bạn hàng quan trọng Đẩy mạnh hàng nhập khẩu trong nước Chú trọng nhập khẩu các loại thuốc đặc trị, biệt dược và chủ động phân phối. 3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Hà nội. Đối với công ty: Tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn. Tổ chức phân công lại chức năng, nhiệm vụ cho các phòng ban một cách hợp lý và nâng cao trình độ cho người lao động Hoàn thiện hệ thống phân phối hàng nhập khẩu. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và bán hàng. + Quảng cáo sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau: quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí y học, quảng cáo trên truyền hình, trên đài phát thanh… + Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng. +Mở các quầy bán và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty. + Tổ chức đội ngũ nhân viên marketing và bán hàng chuyên nghiệp. - Công ty cần có sự đầu tư hơn nữa vào hệ thống trao đổi thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Đối với nhà nước: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính Nhà nước cần quản lý chặt chẽ chất lượng thuốc. Thường xuyên kiểm tra tránh tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu. Nhà nước cần có những biện pháp điều tiết giá thuốc trên thị trường KẾT LUẬN Công ty cổ phần dược phẩm Hà nội là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng dược phẩm ( bao gồm tândược và đông dược). Mặc dù Công ty mới thành lập năm 2003 và chuyển đổi lại bản đăng ký kinh doanh lần cuối vào 04/10/2006 với số vốn điều lệ là 7,9 tỷ đồng nhưng công ty đã có từ lâu đời, tiền thân của công ty là xí nghiệp dược phẩm Hà Nội và nó chính thức thành lập và hoạt động từ năm 1965. Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội ngoài hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước thì công ty còn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm và các nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, đây là hoạt động chủ yếu của công ty. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là thị trường miền bắc và các khách hàng của công ty là các công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm khác, công ty hầu như không phân phối hàng hóa cho các bệnh viện và không bán lẻ thuốc cho tư nhân. Trong những năm gần đây hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chưa cao. Công ty đã và đang hoàn thiện các chế độ phúc lợi cho công nhân viêc để thu hút lao độngcó chất lượng. Năng suất lao động của công nhân viên tăng nên đáng kể qua các năm, đồng thời thu nhập của lao động cũng tăng, công ty đang chú trọng đổi mới phương pháp quản lý, đầu tư công nghệ mới, và mở rộng ngành kinh doanh như cho thuê nhà kho chứa thuốc, cho thuê văn phòng, kinh doanh sữa uống. Mục tiêu của công ty là tổng doanh thu của công ty đến năm 2010 đạt 40 tỷ đồng, đây là con số khá lớn và công ty cần phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện. LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI. 2 1 quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2 1.1 quá trình hình thành. 2 1.2 quá trình phát triển của công ty. 2 1.2.1 Giai đoạn trước cổ phần hoá. 3 1.2.1 Giai đoạn sau cổ phần hoá ( từ 2003 đến nay). 3 2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị. 4 2.1 chức năng nhiệm vụ của các chức danh trong bộ máy quản trị. 4 2.2 Chức năng, nhiện vụ của các phòng ban trong bộ máy quản trị. 5 3 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty. 11 3.1 Đặc điểm về sản phẩm. 11 3.2 Đặc điểm về lao động 12 3.3 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị. 13 3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu. 15 3.5 đặc điểm về vốn và nguồn vốn. 17 CHƯƠNG 2: CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 19 1 Lĩnh vực kinh của công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội. 19 Các hoạt động liên doanh liên kết kinh tế. 19 2 chiến lược và kế hoạch. 20 3. Sản phẩm chủ yếu và thị trường tiêu thụ. 22 4. Hoạt động marketing. 24 5. Chi phí sản xuất và giá thành. 26 6. Vấn đề tài chính của công ty 27 7. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Hà nội. 28 8 Đánh giá chung 30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI. 32 1. Mục tiêu của công ty trong những năm tới: 32 2. Các định hướng chủ yếu của công ty: 32 3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Hà nội. 32 KẾT LUẬN 34

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC198.doc
Tài liệu liên quan