Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

- Dự kiến quý I/2009, số công trình phấn đấu trúng thầu > 6, với giá trị > 150 tỷ đồng. - Tập trung mọi nguồn lực từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc để đấu thầu những công trình có giá trị lớn, đặc biệt quan tâm đến các công trình có yếu tố nước ngoài. - Bổ sung cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để tham gia công tác đấu thầu. - Tích cực nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, thường xuyên cập nhật các văn bản của Nhà nước và hoàn thiện tốt hồ sơ pháp lý.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÀN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 1 Giới thiệu về công ty Tên chính thức : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NÔI Tên giao dịch tiếng Anh : Hanoi Construction Joint Stock Company No1 Tên viết tắt : HHCC1 Địa chỉ trụ sở chính : Số 59 phố Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội. Điện thoại : 04.426 966 Fax : 04.426 956 Email : cclhscc@fpt.vn. 2 Hình thức sở hữu vốn Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội ( sau đây gọi tắt là (“Công ty”) là công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Công ty Xây dựng số 1, trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, theo quyết định số 1820/QĐ-BZD ngày 23/09/2005 của Bộ Xây dựng và quyết định số 2088/QĐ-BXD ngày 08/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc bổ sung Quyết định số 1820/QĐ/-BXD. Công ty hoạt động theo Giấy chuengs nhân đăng ký kinh doanh số 0103009808 ngày 16/11/2005 do Ảo Kế Hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Vốn điêu lệ trên Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh của Công ty là : 35.000.000.000 đồng Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, được đăng ký kinh doanh theo luật định, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của Công ty cổ phần đã được Đại hội cổ đông thông qua. Ngày 31/05/2007 tại nghị quyết số 738/NQ-ĐHĐCĐ, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2007 đã thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006 của Công ty và phê duyệt phương án phân chia lợi nhuận năm 2006, theo tờ trình của hội đồng Quản trị. Ngoài ra, Đại hội cũng thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ của Công ty từ 35.000.000.000 đồng lên 60.000.000.000 đồng trong thời gian tới. 3 Các lĩnh vực hoạt động của công ty Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông ( cầu, đường, sân bay, bến cảng ), thủy lợi (đê, đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp. Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (lữ hành nội địa, quốc tế). Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép ). Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp. Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường ). Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thủy điện. Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát nước và trạm bơm. Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị dân dụng công nghiệp, điện máy, điên lạnh và gia nhiệt. Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu, vật liệu xây dựng. II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội là doanh nghiệp hạng 1 thuộc Tổng Công Ty Xây dựng Hà Nội – tiền thân là Công ty Kiến Trúc Hà Nội được thành lập ngày 05/8/1958 theo quyết định số 117/QĐ-BKT của Bộ Kiến Trúc. Năm 1960 được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty Kiến Trúc Khu Nam Hà Nội. năm 1977 đổi thành Công ty Xây dựng số 1 năm 1982 Tổng công ty xây dựng Hà Nội được thành lập, Công ty Xây dựng số 1 trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội và được thành lập theo quyết định số 141 A/BXD-TCLĐ ngày 16/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Năm 2005, căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế của Công ty, Công ty Xây dựng số 1 lựa chọn hình thức cổ phần hóa theo mục 2 điều 3 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần, Công ty Xây dựng số 1 được chuyển thành Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 theo quyết định số 1820/QĐ-BXD ngày 23/9/2005 và đổi thành Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 Hà Nội theo quyết định số 2270/QĐ-BXD ngày 09/12/2005. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao. Đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiểu phần thưởng cao quý NHỮNG THÀNH TÍCH CỦA CÔNG TY Huân chương Lao động hạng Ba ( ngày 21 tháng 08 năm 1978 ) Huân chương Lao động hạng Nhì (ngày 04 tháng 09 năm 1982 ) Huân chương lao động hạng Nhất ( ngày 16 tháng 11 năm 1985 ) Huân chương độc lập hạng Ba ( ngày 27 tháng 11 năm 1998 ) Huân chương độc lập hạng Nhì ( ngày 24 tháng 02 năm 2004 ). Cờ thi đua của chính phủ ( ngày 05 tháng 01 năm 2004 ) Và các bằng khen của các Sở, Ban, Ngành, Bộ Xây Dựng 1. Công ty xây dựng số 1 – Chặng đường 50 năm hình thành và phát triển. Thời kỳ 1: Khôi phục kinh tế xây dựng miền bắc XHCN Đây là thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc nước ta sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp,cải tạo XHCN và tiếp theo là phát triển kinh tế, văn hóa trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Đảng và Nhà nước chủ trương hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, nhất là xây dựng các xí nghiệp công nghiệp nhẹ sản xuất những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Đáp ứng nhiệm vụ thời kỳ này, Công ty có hơn 1000 cán bộ, nhân viên quản lý và hơn 10000 công nhân trực tiếp sản xuất. Thời gian này, cán bộ, Đảng viên của Công ty phần lớn chuyển từ quân đội và thanh niên xung phong về. Tuy trình độ của cán bộ, công nhân có hạn nhưng họ giàu lòng yêu nước, yêu CNXH, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty, hăng hái lao động, sẵn sàng chịu gian khổ để xây dựng đất nước. Đặc biệt từ năm 1960-1971, Công ty có 2 nữ công nhân được cử tri Hà Nội bầu vào Quốc hội. Trong 7 năm (1958-1965) Công ty đã xây dựng nhiều công trình cho CNXH ở Thủ đô Hà Nội. Đáng chú ý nhất trong thời kỳ này, Công ty đã xây dựng khu công nghiệp Thượng Đình, khu công nghiệp đầu tiên của Hà Nội, trong đó có nhà cơ khí Hà Nội, là đơn vị cơ khí chế tạo máy đầu tiên của nước ta, con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam, xây dựng ĐH Bách khoa, Kinh tế quốc dân, Thủy lợi, Tổng hợp v.v…là những cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật cấp cao vào loại lớn nhất của nước ta. Thời kỳ 2: Xây dựng và chiến đấu chống đế quốc Mỹ Thời kỳ này chia làm 2 giai đoạn: 1. 1964-1972: Giai đoạn này, công ty phải tổ chức lại cho gọn nhẹ, vừa xây dựng vừa tham gia chiến đấu khi máy bay Mỹ đến đánh phá. Toàn ngành xây dựng thực hiện khẩu hiệu “tay bay tay súng”. Ở mỗi công trường, xí nghiệp được biên chế một đại đội hoặc một trung đội tự vệ. Trong hoàn cảnh chiến tranh bắn phá ác liệt của đế quốc Mỹ tại Miền Bắc, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Xây dựng, Công ty đã triển khai xây dựng một số công trình phục vụ công tác đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hóa sau này, trong đó có khách sạn Hòa Bình phục vụ cho chuyên gia Liên Xô khảo sát thiết kế xây dựng thủy điện Sông Đà. 2.Giai đoạn 1973-1975: Miền Bắc nước ta không còn chiến tranh, Công ty lại tiếp tục xây dựng những công trình mà trước đó đã phải tạm dừng. Công ty tuyển chọn công nhân để bổ sung lực lượng đủ mạnh để khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thiện các công trình dở dang, trong đó ưu tiên thi công các nhà máy của ngành xây dựng, như các xí nghiệp cơ khí Đại Mỗ, Tây Mỗ, Liên Ninh, nhà máy khóa Minh Khai, nhà máy gạch ngói Đại thanh. Xây dựng lại các cơ sở y tế, thông tin, vận tải, đã bị máy bay Mỹ phá hoại: Bệnh viện Bạch Mai, Đài phát song Mễ Trì, ga xe hỏa Hà Nội và một số khu nhà ở tại Thủ đô, lăng chủ tịch HCM. Thời kỳ 3: Xây dựng trong điều kiện hòa bình và thống nhất đất nước: Hai năm 75-76 thực hiện chủ trương của Bộ Xây dựng, Công ty đã cung cấp hàng trăm cán bộ khung cho các công ty mới được thành lập như: Công ty xây dựng số 7, Công ty vật liệu số 3 của Bộ Xây dựng ở tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, chưa kể hàng chục cán bộ của công ty tăng cường cho một số tỉnh ở phía Tây bắc và Tây nam của Tổ quốc. Có thể chia thời kỳ này làm 2 giai đoạn 1.1976-1985: Tốc độ xây dựng ở nước ta trong những năm này được tăng dần, vì thế số công nhân cán bộ cũng được tăng theo. Năm 1976, toàn bộ cán bộ công nhân học sinh là 7900 người (trong đó cán bộ quản lý là 850 người, có gần 100 người có trình độ đại học, công nhân trực tiếp sản xuất có 5850 người) có nhiều phong trào thi đua như: -Phong trào tập trung thi công dứt điểm với khẩu hiệu: “NHANH-NHIỀU-TỐT- Tháng 12/1982, Bộ xây dựng thành lập Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Công ty xây dựng số 1 đã cung cấp nhiều cán bộ chủ chốt, cơ sở vật chất như trụ sở và chuyển giao 6 đơn vị, gồm có: Xí nghiệp thi công cơ giới, Xí nghiệp lắp máy điện nước, Xí nghiệp cung ứng vận tải, Xí nghiệp xây dựng số 107, Trường công nhân kỹ thuật xây dựng, Ban kiến thiết 109. Từ 1984 Công ty tiếp tục chuyển giao, Xí nghiệp xây dựng số 104 thành Công ty xây dựng số 2, Xí nghiệp xây dựng số 106 (1986) thành Công ty xây dựng Tây Hồ và Xí nghiệp Hòan Thiện (1992) thành Công ty xây dựng số 5 trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Từ đó đến nay, công ty thường xuyên kiện toàn giữ vững ổn định và phát triển đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. 2.1986 đến nay(2009): Một sự kiện trọng đại trong giai đoạn này là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986), đánh dấu sự đổi mới toàn diện trên đất nước ta mà trước hết là đổi mới về quản lý kinh tế. Từ đây, nền kinh tế hàng hóa của nước ta có nhỉều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý mới đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải tính lỗ, lãi, nâng cao hiệu quả, chất lượng, chấp nhận cạnh tranh, đấu thầu. Chuyển đổi cơ chế không ít khó khăn song bước đầu đã mang lại sự khởi sắc và phát triển cho ngành xây dựng. Công ty xây dựng số 1 phải mất gần 3 năm (89-91) chao đảo, chật vật để đi vào cơ chế thị trường. Trong bối cảnh đó, từ năm 89 đến nay, nhất là trong những năm 90, công ty đã phát triển thành một doanh nghiệp mạnh của ngành xây dựng và đã thi công thành công nhiều dự án lớn yêu cầu kĩ thuật cao với thời gian thi công ngắn. Đó là: Nhà máy đèn Sài Đồng, Trung tâm thương mại Đại Hà, khách sạn Hà Nội mở rộng, khách sạn Quốc tế Tây Hồ, Tháp Trung tâm Hà Nội. Đặc biệt, 11/1995, Công ty Xây dựng Hà Nội đã ký kết liên doanh với tập đoàn xây dựng Quốc tế GAMON-Hồng Kông, thành lập công ty liên doanh Gamvico. Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của công ty. Cùng với sự hoạt động của công ty liên doanh công ty đã trúng thầu một số dự án quốc tế tại Thủ đô Hà Nội như: khách sạn 5 sao SHERATON Tây Hồ, Đệ nhất trung tâm Hà Nội, Văn phòng phát triển địa ốc 63 Lý Thái Tổ, với tổng giá trị 100 triệu đôla Mỹ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của công ty là nhạy bén với cái mới, cạnh tranh bằng chất lượng và tiến độ thi công, áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng các thiết bị thi công tiên tiến. Từ năm 1989 dùng 3 cẩu tháp KB-403 của Nga với độ cao 40 m, năm 1995 dùng cẩu TOPKIT có độ cao 100m để thi công công trình hơn 20 tầng trở lên. Giàn giáo thép và công cụ cầm tay, máy cắt và uốn thép tròn có đường kính 40mm được sử dụng phổ biến. Hầu hết các công trình đều dùng bê tông thương phẩm. Tại nơi xây dựng khách sạn K5 Hồ Tây, một sàn diện tích 1200m2 bằng thiết bị tiên tiến. Công ty chỉ thi công trong vòng 7 đến 10 ngày/ 1 tầng. Công tác đào tạo công nhân, cán bộ trong 5 năm 92-97 đã đạt được kết quả đáng kể, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Hàng năm có tử 100 đến 120 công nhân đi dự bổ túc tay nghề, có hơn 500 lượt công nhân được nâng bậc lương. Năm 1992, cấp bậc thợ bình quân toàn công ty là 4,17 trên 7 bậc, đến năm 1997 là 4,85. Công ty đã kết hợp với nhiều nhà trường đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao để đáp ứng yêu cầu sản xuất mới. Đối với cán bộ quản lý trong 5 năm, công ty đã cử 40 người đi học các lớp bồi dưỡng về kinh tế, cử 45 lượt người đi học ngoại ngữ tập trung và học các lớp do công ty tổ chức. Hiện có 27 cán bộ, công nhân đang học đại học tại chức, 2 cán bộ chủ chốt đang học lớp chính trị cao cấp. Trong 5 năm qua, đã để bạt 43 cán bộ giữ các chức từ đội trưởng đến phó giám đốc công ty. Năm 2005 ( chuyển đổi từ Công ty nhà nước sang Công ty cổ phần ) Năm 2005, căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế của Công ty, Công ty Xây dựng số 1 lựa chọn hình thức cổ phần hóa theo mục 2 điều 3 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần, Công ty Xây dựng số 1 được chuyển thành Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 theo quyết định số 1820/QĐ-BXD ngày 23/9/2005 và đổi thành Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 Hà Nội theo quyết định số 2270/QĐ-BXD ngày 09/12/2005. Với hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội đã trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam được tín nhiệm và có định hướng phát triển hữu hiệu. Ngày nay, Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội với bề dày kinh nghiệm thực tế, sự hiểu biết và kỹ năng tích lũy được đang góp phần trong công cuộc xây dựng đất nước, tạo lập cơ sở trong tương lai để ngành xây dựng phát triển và mở rộng không ngừng. Công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề có trách nhiệm cùng với năng lực về máy móc và thiết bị đồng bộ đã thi công thành công nhiều dự án lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, thời gian thi công ngắn. Cùng nhiều dự án khác trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội với địa bàn mở rộng trong cả nước. Để duy trì được vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực xây dựng và đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thời kỳ mới, Công ty không ngừng nâng cao trình độ đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất kinh doanh. Trên mọi lĩnh vực hoạt động, Công ty tin tưởng sẽ mang đến cho các bạn không chỉ chất lượng công việc mà hơn thế nữa là giá trị tinh thần cùng các ý tưởng mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Các đơn vị thành viên của Công ty - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội–Xí nghiệp xây dựng 101 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội–Xí nghiệp xây dựng 102 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội–Xí nghiệp xây dựng 103 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội–Xí nghiệp xây dựng 105 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội–Xí nghiệp xây dựng 106 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội–Xí nghiệp xây dựng 108 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội–Xí nghiệp xây dựng 109 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội–Xí nghiệp xây dựng 115 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội–Xí nghiệp xây dựng số 1 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội–Xí nghiệp xây dựng số 3 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội –Xí nghiệp xây lắp và mộc nội thất. - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội –Xí nghiệp xây lắp điện nước và xây dựng. - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội –Xí nghiệp xe máy gia công cơ khí và xây dụng. - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội –Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng. - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội –Xí nghiệp xây dựng và phát triển hạ tầng. - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội Số 116 - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội tại Miền Nam - Chi nhánh Công ty Công phần Xây dựng số 1 Hà Nội số 118 - Ban chủ nhiệm Công trình 104 - Ban chủ nhiệm Công trình Ba Đình. - Ban quan lý các dự án phát triển nhà - Đội xây dựng số 1. 3. Công ty đạt chứng chỉ ISO 9001 : 2000 Với việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, các sản phẩm của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 không ngừng được hoàn thiện về chất lượng và giá thành, góp phần tăng sức cạnh tranh của Công ty trong xu thế hội nhập hiện nay. 4. Các hoạt động liên doanh của Công ty 1 . Công ty xây dựng ( Gamvico Construction Company ). - Các đối tác liên doanh : a. Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội ( trước đây là Công ty Xây dựng số 1) b. Tập đoàn Gammon – HongKong. - Lĩnh vực hoạt động : Nhận thầu các dự án xây dựng, các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Tổng số vốn pháp định : 1,700,000 USD. Trong đó : - Gammon : 70%. - Công ty cổ phần Hà Nội : 30% 2. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng thương mại du lịch - Các đối tác liên doanh : a. Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội ( trước đây là Công ty Xây dựng số 1) b. Công ty đầu tư thương mại quốc tế ( thuộc phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ). c. Công ty TNHH thương mại và du lịch Hiệp Phúc. d. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang. e. Công ty cổ phần đầu tư Bắc Hà. f. Công ty cổ phần xây dựng phát triển nhà và thương mại. g. Công ty cổ phần thương mại IIG Việt Nam. h. Công ty xây dựng dân dụng Hà Nội. - Lĩnh vực hoạt động : Xây dụng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng. Kinh doanh bất động sản, dịch vụ môi giới đầu tư thương mại. Tổng số vốn pháp định : 20 tỷ đồng. Trong đó :Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội : 17% PHẦN II CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GĐ KỸ THUẬT- KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG PHÓ TỔNG GĐ HÀNH CHÍNH- QUẢN TRỊ PHÓ TỔNG GĐ KINH TẾ KẾ TOÁN BAN AN TOÀN LAO ĐỘNG P. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG P. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ P. KỸ THUẬT P. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG HÀNH CHÍNH P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 101 XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VÀ SX VẬT LIỆU XD XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 102 XÍ NGHIỆP XD VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 103 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 105 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 3 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 106 BQL CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 108 BAN CHỦ NHIỆM CÔNG TRÌNH 104 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 109 BAN CHỦ NHIỆM CÔNG TRÌNH BA ĐÌNH XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 115 CNT SỐ 116 XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VAG MỘC NỘI THẤT CNT TẠI MIỀN NAM XÍ NGHIỆP XE MÁY GCCK VÀ XAY DỰNG CNT SỐ 118 XÍ NGHIỆP LM, ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG CÁC ĐỘI XÂY DỰNG TRỰC THUỘC Với phương châm bộ máy gọn nhẹ, làm việc có tinh thần trách nhiệm và lấy hiệu quả công việc làm đầu, hiện nay trong công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là CÁN BỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY: Tổng số cán bộ công nhân viên chức là : 783 người Trong đó: - Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học : 344 người - Cán bộ có trình độ Cao Đẳng, trung cấp : 124 người - Công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề : 315 người Công ty đã có mô hình quản lý trực tuyến tham mưu. Với cơ cấu này, các bộ phận chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc. Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp quản lý. Cụ thể như sau: I. BỘ MÁY QUẢN TRỊ 1. Đại hội đồng cổ đông Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần xây lắp Công nghiệp Thực phẩm. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Thông qua định hướng phát triển của Công ty Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Thông qua báo cáo tài chính hằng năm. 2. Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội nghị quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Chủ tịch hội đồng quản trị được bầu trực tiếp bởi đại hội đồng cổ đông, phải có đủ năng lực và hành vi dân sự, là cổ đông sở hữu ít nhất 2% tổng số cổ phần phổ thông. Chủ tịch hội đồng quản trị có những quyền hạn và nghĩa vụ sau: Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức và thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông; 3. Ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọg trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính, , báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của Công ty. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu của Công ty. 4. Giám đốc công ty Giám Đốc công ty là người đại diện theo Pháp luật của Công ty. Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc công ty có quyền và nghĩa vụ sau: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có Quyết định của Hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị ( Phó giám đốc, Kế toán trưởng) Quyết định tuyển dụng lao động và lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 1. Phòng tổ chức lao động hành chính Tham mưu cho Ban Giám đốc về : - Tổ chức quản lý nhân sự. - Đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân viên. - Chính sách , chế độ : tiền lương , tiền thưởng , thôi việc , mất sức, hưu trí... - Chăm lo đời sống cho CB.CNV. - Công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy , an toàn, vệ sinh lao động. 2. Phòng kế toán tài chính Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty. Phản ánh và kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản , quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của Công ty. Tham gia hoạch định công tác tài chính của Công ty. 3. Phòng kỹ thuật Kiểm tra, giám sát chất lượng công trình theo từng giai đoạn hoàn thành và toàn bộ công trình hoàn thành, đảm bảo công trình được xây lắp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đúng tiến độ. Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật mẫu gốc, viết quy trình công nghệ sản xuất chung, chịu trách nhiệm triển khai kỹ thuật sản xuất tới các đội xây dựng. Phòng kỹ thuật còn chịu trách nhiệm về định mức vật tư, làm việc với khách hàng và chịu trách nhiệm về mẫu mã, chất lượng công trình. Kiểm tra chất lượng từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, đề xuất các phương án nhằm nâng cao chất lượng công trình. 4. Phòng kế hoạch đầu tư Có chức năng thẩm định dự án đầu tư, lập dự toán công trình để chuẩn bị tham gia đấu thầu. Lập kế hoạch để tiến hành xây dựng các công trình cho kịp tiến độ, trong đó bao gồm kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất, kế hoạch về nhân lực. Làm công tác thị trường để lựa chọn các hình thức kinh doanh phù hợp, từ đó tiến hành đầu tư đảm bảo đạt hiệu quả. 5. Phòng kinh tế thị trường Phòng kinh tế thị trường có chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc để triển khai chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện về lĩnh vực tiếp thị, kinh tế , các hợp đồng kinh tế Thường xuyên quan hệ với các cơ quan hữu quan, các đối tác trong và ngoài nước để nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế , thông tin có liên quan đến các dự án đầu tư, tham mưu cho Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc để có kế hoạch tiếp xúc và dự thầu công trình Chuẩn bị các số liệu, tài liệu, dữ kiện cần thiết của Tổng công ty để giới thiệu và quảng cáo với khách hàng. Chủ trì đề xuất kế hoạch, chiến lược tiếp thị, dự thầu hàng năm, ngắn hạn và dài hạn. Trực tiếp quan hệ với chủ đầu tư, các khách hàng để làm hồ sơ dự thầu Chỉ đạo phối hợp kiểm tra công tác tiếp thị và làm hồ sơ dự thầu của công ty. 6. Ban an toàn lao động Ban BHLĐ là ban chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc để chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường trong quá trình SXKD của Tổng công ty tới các đơn vị thành viên nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ người lao động và thực hiện các chế độ chính sách theo nội dung Bộ luật lao động và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước về BHLĐ. 7. Các đơn vị trực thuộc Được Công ty cho phép thành lập các bộ phận quản lý, hạch toán phụ thuộc, được dùng lực lượng sản xuất của đơn vị và có thể thuê thêm lao động ngoài làm theo thời điểm thi công, đảm bảo an toàn và chất lượng. Đảm bảo nghĩa vụ nộp các khoản chi phí cấp trên, thuế các loại...Các đơn vị này chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ. Giám đốc các đơn vị, xí nghiệp, đội trưởng đội xây dựng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các mặt sản xuất kinh doanh. PHẦN III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt có khả năng tạo và tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng vai trò của hoạt động sản xuất của Công ty có những đặc điểm sau : 1. Đặc điểm sản phẩm Sản xuất xây dựng là một dạng đặc thù của sản xuất công nghiệp (công nghiệp chế tạo). Bởi vậy, nó cũng có những đặc điểm chung của sản xuất công nghiệp: quá trình biến đổi, kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm với giá trị và giá trị sử dụng mới… Sản xuất xây dựng nếu xét về phương diện kỹ thuật sản xuất là tổng hợp các yếu tố: vật liệu, kết cấu, kiến trúc và phương pháp thi công: còn nếu xét theo quá trình lao động gồm có quá trình lao động trực tiếp và quá trình tự nhiên, xét theo quá trình đầu tư và xây dựng, thì đây là giai đoạn triển khai thực thi dự án đầu tư đã được phê duyệt. Nét đặc thù của sản xuất xây dựng so với các hoạt động khác biểu hiện ở chỗ: + Sản xuất xây dựng mang tính đơn chiếc, có chu kỳ sản xuất dài và thường di chuyển địa điểm. Do đó sản xuất trong xây dựng tính ổn định không cao, lưu động hết công trình này sang công trình khác. + Tổ chức sản xuaats và quản lý sản xuất xây dựng luôn biến đổi theo các giai đoạn xây dựng và theo trình tự công nghệ xây dựng. + Sản xuất xây dựng thực hiện ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên ( mùa mưa, mùa khô ) và điều kiện địa phương. Cách thức tổ chức sản xuất phụ thuộc nhiều vào mặt bằng. Kiểu bố trí sản xuất cố định vị trí. + Sản xuất xây dựng có công nghệ và tổ chức sản xuất rất phức tạp, khó áp dụng tiến độ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất hơn so với các ngành sản xuất khác. Cụ thể sản phẩm có những đặc điểm sau: Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đạt hàng của từng chủ đầu tư. Sản phẩm xây dựng rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao. Sản xuất xây dựng thường có kích thước quy mô lớn, chi phí nhiều, thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cũng kéo dài. Nên không thể làm ẩu và cần quan tâm tới công tác bảo trì bảo dưỡng, tính toán thời gian bỏ vốn cho hợp lý. Sản phẩm xây dựng gắn liền với việc sử dụng đất đai, là công trình gắn liền với vị trí nhất định nào đó, có thể là mặt nước, đất liền, mặt biển, thềm lục địa… phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ở ngoài trời. Sản phẩm xây dựng là sản phẩm kết tinh kết quả hoạt động của nhiều hoạt động, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành như: kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng. Trong các gói thầu lớn với giá trị hàng tỷ đồng hầu như Công ty xây dựng số 1 là nhà thầu chính hoặc chủ đầu tư. Với các gói thầu đa dạng đáp ứng nhu cầu xây dựng của các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó có các gói thầu hoàn thiện từ đầu đến cuối song cũng có những gói thầu chỉ làm một phần như phần móng hoặc phần thô. Có thể liệt kê các sản phẩm mà doanh nghiệp đã thầu xây lắp như: 1. CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG 1.1 Nhà ở 2. CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 2.1 Công trình văn hóa 2.2 Công trình giáo dục 2.3 Công trình y tế 2.4 Công trình thương mại 2.5 Văn phòng, nhà làm việc 2.6 Khách sạn, nhà khách 2.7 Nhà phục vụ giao thông 2.8 Công trình viễn thông, truyền thanh, truyền hình 2.9 Công trình thể thao 3. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP 4. CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 5. CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, HẠ TẦNG KỸ THUẬT Với các loại công trình trên Công ty có thể là : - Nhà thầu ( bên B ) : đi xây lắp " bảo hành sản phẩm - Chủ đầu tư ( bên A ) : từ khâu đầu tư " xây dựng " bán sản phẩm " bảo hành sản phẩm 2. Thị trường của Công ty Thị trường của Công ty rộng khắp bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước Trong nước : trải rộng cả 3 miền Bắc, Trung, Nam khoảng 40 tỉnh thành. Chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như : Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Huế, Quảng Ninh, Yên Bái… Có thể nói, đây là những thị trường lớn, quan trọng. Mặt khác,yêu cầu đòi hỏi của phần thị trường này về chất lượng các sản phẩm rất cao. Điều đó vừa đặt ra cơ hội và thách thức cho Công ty phải làm sao không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thiện hơn nữa những sản phẩmcuar mình để đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, củng cố giữ vững lòng tin của họ. Bên cạnh đó Công ty còn chú ý tới các thị trường mà thời gian qua Công ty chưa tập trung như : các công trình ở nông thôn, miền núi…đây là những thị trường có tiềm năng, để Công ty có thể phát huy thế mạnh của mình. Ngoài nước : công ty đã xây dựng một số công trình tại thị xã Thà Khịt tỉnh Khăm Muộn –Lào Năm 2007 cũng đánh dấu bước phát triển, hợp tác ở tầm cao mới của ngành Xây dựng Việt Nam với các bạn Lào và Campuchia về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà, phát triển các dự án thủy điện… Các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đã cùng hợp tác, góp vốn thành lập 2 Công ty Cổ phần để xúc tiến các hoạt động đầu tư tại Lào và Campuchia. Đây có thể được coi là một cơ hội lớn để Công ty Xây dựng số 1 vươn ra thị trường nước ngoài để khẳng định mình. Các công trình mà Công ty thi công được thực hiện từ nhiều nguồn vốn như : - Vốn ngân sách - Vốn đầu tư nước ngoài - Vốn tư nhân - Vốn cổ phần II KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1 Một số chỉ tiêu để đánh giá tình hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 1: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG VÒNG 3 NĂM QUA Đơn vị: Việt Nam đồng Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng số tài sản có 1.068.000.947.905 1.134.699.526.081 912.450.610.498 2. Tài sản ngắn hạn 997.142.542.259 1.074.071.329.946 835.689.696.372 3. Tổng tài sản nợ 1.068.000.947.905 1.080.310.330.789 855.742.536.500 4. Tài sản nợ ngắn hạn 1.029.366.256.243 1.059.323.073.082 844.177.167.345 5. Lợi nhuận trước thuế 3.616.875.388 20.250.249.064 8.549.678.506 6. Lợi nhuận sau thuế 2.602.550.281 20.250.249.064 8.549.678.506 7. Doanh thu 691.870.668.269 627.612.801.552 542.751.060.375 Nguồn: Phòng kế toán 1.1Doanh thu Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm vừa rồi của công ty, ta có thể nhận thấy rằng, doanh thu của công ty ngày càng tăng lên. Cụ thể như sau Biểu đồ 1: Doanh thu là một trong những yếu tố phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh thu không chỉ là yếu tố đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà qua đó ta có thể thấy được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đây ta thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan, nhất là trước những khó khăn của nền kinh tế hiện nay, Công ty vẫn đảm bảo doanh thu từ hơn 500 tỷ đến gần 700 tỷ. 1.2 Lợi nhuận Cùng với sự tăng lên của doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm qua. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Chúng ta cùng theo dõi bảng sau: Biểu đồ 2: Như vậy lợi nhuận năm 2006 đạt hơn 20 tỷ, đạt 778 % so với năm 2005. Có thể nói, để đạt được kết quả trên không thể không nhắc đến sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo của công ty. Trong năm 2007 vừa qua, mặc dù nền kinh tế đang lâm vào giai đoạn suy thoái nhưng tình hình kinh doanh của công ty vẫn khả quan, năm 2007 lợi nhuận công ty vẫn đạt hơn 8 tỷ đồng. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUÝ IV/2008 Bảng 2 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH QUÝ IV/2008 Đơn vị : Tỷ Đồng Chỉ tiêu Tháng 12/2008 Quý IV/2008 Tỷ lệ HT quý IV Thực hiện năm 2008 Tỷ lệ HT năm 2008 Giá trị SXKD 80,63 222,44 95,47% 618,43 102,16% Giá trị doanh thu 93,06 209,41 71,96% 467,81 100,00% Nộp ngân sách 9,08 13,23 147,00% 45,26 174,07% Lương bình quân ( đồng/ng/tháng ) 1.900.000,0 1.900.000,0 97,00% 1.800.800,0 92,30% Thu vốn 54,34 128,58 73,90% 484,48 100,93% Nguồn : Phòng kế toán Năm 2008 là năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế đất nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng do khủng khoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể : Lãi suất vay ngân hàng liên tục tăng cao trong 3 quý đầu năm; nhiều loại vật tư trên thị trường giá cao hơn so với giá được điều chỉnh thanh toán dẫn đến nhiều đơn vị thiếu vốn, việc làm và ảnh hưởng trực tiếp tới hạch toán kinh doanh. Song nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBCNV, Công ty đã hoàn thành được các chỉ tiêu kinh tế đề ra trong năm 2008. PHẦN IV: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Sau khi nước ta ra nhập WTO, cánh cửa thị trường xây dựng tất nhiên sẽ ngày càng mở rộng, ngành công nghiệp xây dựng cũng chịu ảnh hưởng ngày càng lớn. Có thể nói rằng, việc ra nhập WTO mang lại cho ngành xây dựng nhiều cơ hội và thách thức. Nhìn lại năm qua, năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của Ngành. Song dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Bộ Xây dựng, cùng với sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ, viên chức và người lao động, toàn ngành Xây dựng đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần cùng cả nước đẩy lùi lạm phát xuống còn 19,9%; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,23%; an sinh xã hội được đảm bảo; chính trị - xã hội ổn định Trước tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế nước nhà ta có thể thấy được ngành Xây dựng đang đứng trước cơ hội và thách thức sau : 1. Cơ hội Năm 2007 ngành Xây dựng có những đổi mới mạnh mẽ để hội nhập. Diện mạo đô thị thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại hơn : trình độ và công nghệ xây dựng trên một só lĩnh vực đã đạt tầm quốc tế và khu vực. Ngành đã có những đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của đất nước. Chính sách của nhà nước đã đem lại cho ngành xây dựng những cơ hội như: Năm 2007, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo, hoàn chỉnh, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua nhiều đề án. Trong đó có đề án quan trọng như Đề án Xây dựng cơ chế thí điểm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội để cho thuê, Đề án thí điểm chính sách nhà ở cho người nước ngoài tại Việt Nam. Năm 2007 cũng đánh dấu bước phát triển, hợp tác ở tầm cao mới của ngành Xây dựng Việt Nam với các nước bạn Lào và Campuchia về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà, phát triển các dự án thuỷ điện... Các doanh nghiệp trong và ngoài Ngành đã cùng hợp tác, góp vốn thành lập 2 Cty CP để xúc tiến các hoạt động đầu tư tại Lào và Campuchia; Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn đang tích cực triển khai giúp đỡ nước bạn Lào lập Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Thủ đô Viên Chăn. Trong năm 2008, Bộ đã chỉ đạo hoàn thành việc nghiên cứu điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển Đô thị Việt Nam đến năm 2025, trình Chính phủ phê duyệt. Mạng lưới đô thị quốc gia tiếp tục được mở rộng và phát triển cùng với các KCN, khu kinh tế cửa khẩu đã góp phần tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả hai khu vực đô thị và nông thôn. Dân số đô thị hiện có 26 triệu người, tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 30,5%, tăng 2,5% so với năm 2007 Về hạ tầng kỹ thuật đô thị,  Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2008/NĐ-CP (ngày 25/3/2008) về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư các nhà máy xử lý rác thải áp dụng công nghệ trong nước; quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch xử lý chất thải rắn cho 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020. Cùng với việc tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, các đơn vị trong ngành Xây dựng, các địa phương đã huy động mọi nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển các KĐTM, nhằm tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho nhân dân đô thị Trên đây là cơ hội mà ngành xây dựng có được do chính sách của Đảng và Nhà nước. Còn sau khi ra nhập WTO thì nền kinh tế nói chung cũng như ngành Xây dựng nói riêng cũng có thêm nhiều cơ hội mới : Vốn nước ngoài đầu tư vào nhiều sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh hơn Đầu tư tài sản cố định sẽ tăng Giá thành sức lao động khá thấp, nếu xuất khẩu lao động sang các nước đang phát triển sẽ có ưu thế cạnh tranh nhất định Mở rộng thị trường, tạo không gian rộng lớn hơn cho ngày càng nhiều doanh nghiệp xâu dựng trong nước tiến vào thị trường quốc tế và xuất khẩu lao động. Khi nhận thầu công trình ở nước ta, các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài do thiếu nguồn nhân lực, chưa thông thạo pháp luật Việt Nam nên nhất định phải hợp tác với các công ty xây dựng của ta, từ đó tạo cho các doanh nghiệp xây dựng chúng ta có cơ hội hợp tác hùn vốn với doanh nghiệp nước ngoài. Thông qua hùn vốn hợp tác, các công ty xây dựng Việt Nam được trực tiếp học hỏi kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật thi công tiên tiến của doanh nghiệp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp chúng ta nhanh chóng chuyển đổi cơ chế kinh doanh. Xét về toàn bộ là nâng cao được trình độ của các doanh nghiệp thi công xây dựng trong nước. Các doanh nghiệp nước ngoài nhận thầu công trình ở nước ta làm cho lực lượng lao động Việt Nam có thêm nhiều cơ hội nhận được việc làm. Đồng thời, trong điều kiện học tập kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật tiên tiến của doanh nghiệp nước ngoài, tố chất của công nhân sẽ được nâng cao. Có lợi cho việc thu hút các thành quả khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, hòa nhập trào lưu tư tưởng, trường phái và phong cách thiết kế xây dựng của các nước phát triển, học tập kinh nghiệm nước ngoài về quy phạm ngành dịch vụ trung gian liên quan, và có thể thích ứng với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đồng thời có thể phát triển thuận lợi, lành mạnh. Sau khi gia nhập WTO, nước ta được hưởng đãi ngộ tối huệ quốc của các nước thành viên WTO, ngành thiết kế xây dựng và dịch vụ trung gian cuả chúng ta sẽ có lợi khi tiến vào thị trường quốc tế. Có lợi cho việc thiết lập chế độ quản lý rủi ro công trình với nội dung chủ yếu là bảo hành công trình và bảo hiểm công trình, từ đó tránh và giảm bớt được tổn thất, rủi ro của công trình. 2. Thách thức Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có năng lực đầu tư mạnh, đa số có uy tín tốt trên thị trường quốc tế, có năng lực giúp đỡ chủ công trình về đầu tư hơn doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có tiền vốn hùng hậu, đóng vai trò là công ty chủ thầu chính dự án trong các dự án BOT. Còn đại đa số doanh nghiệp xây dựng trong nước không đủ tiền vốn, thể chế quản lý lạc hậu thì chỉ giữ vai trò thầu phụ trong dự án BOT. Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có mối quan hệ hợp tác khá ổn định với một số chủ đầu tư trên thế giới chẳng hạn như các công ty chế tạo lớn và  họ thường được chủ đầu tư chọn làm công ty nhận thầu chỉ định đặc biệt ở các dự án có liên quan tới bí mật kỹ thuật công nghệ sản xuất của chủ đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có ưu thế kỹ thuật cao rõ rệt ở nhiều lĩnh vực, cơ chế sử dụng nhân tài hợp lý, đãi ngộ tiền lương cao, thu hút được nhiều nhân tài trong nước. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp thi công xây dựng trong nước vốn đã thiếu nhân tài lại phải đứng trước thử thách; nạn cán bộ kỹ thuạt giỏi bỏ đi làm cho doanh nghiệp nước ngoài. II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Mục tiêu của công ty là hoạt động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh về thi công xây lắp dân dụng, công nghiệp giao thông thuỷ lợi nhằm mục tiêu: Thu lợi nhuận tối đa Tạo công ăn việc làm cho người lao động Tăng lợi nhuận cho các cổ đông Đóng góp vào ngân sách nhà nước và Công ty ngày càng lớn mạnh Xây dựng thương hiệu Công ty thành thương hiệu mạnh, mang tính cạnh tranh, cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng, độ tin cậy cao mang đẳng cấp quốc tế. Phát triển hơn nữa thế mạnh chuyên ngành trong việc thực hiện các công trình xây dựng. Mở rộng thị trường, tăng thị phần trong ngành xây dựng. Nhiệm vụ công tác quý I năm 2009 Trong quý I/2009 toàn Công ty phấn đấu thực hiện những nhiệm vụ như: Các chỉ tiêu kinh tế - Giá trị SXKD : 130,00 tỷ đồng - Giá trị doanh thu : 110,00 tỷ đồng - Nộp ngân sách : 8,00 tỷ đồng - Thu vốn : 150,00 tỷ đồng - Tiền lương bình quân : 1.950.000,0 đồng 2- Công tác thị trường - Dự kiến quý I/2009, số công trình phấn đấu trúng thầu > 6, với giá trị > 150 tỷ đồng. - Tập trung mọi nguồn lực từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc để đấu thầu những công trình có giá trị lớn, đặc biệt quan tâm đến các công trình có yếu tố nước ngoài. - Bổ sung cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để tham gia công tác đấu thầu. - Tích cực nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, thường xuyên cập nhật các văn bản của Nhà nước và hoàn thiện tốt hồ sơ pháp lý. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25503.doc
Tài liệu liên quan