Báo cáo Thực tập tại công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình

Hệ thống cơ chế quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong quản trị tài chính công ty. Đây là cơ sở pháp lý thống nhất để các đơn vị tiến hành hạch toán kinh doanh, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích tài chính và quản trị tài chính đơn vị mình. Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN đã đánh dấu một bước ngoặt trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn đổi mới quản lý tài chính DNNN. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện, một số điều quy định trong Nghị định này không còn phù hợp, cần được sửa đổi nếu không sẽ trở thành vật cản trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế. Ngày 20/4/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/CP nhằm sửa đổi bổ sung quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN. Về cơ bản, Nghị định 27/CP và các thông tư của Bộ tài chính đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Song bên cạnh đó đã bộc lộ một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và bổ sung như: quy định về vấn đề sở hữu đối với DNNN, vấn đề về hạch toán doanh thu và chi phí, hay quy định về các khoản dự phòng, quy định về công khai tài chính. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quỹ, các công ty tài chính trên thị trường để các công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính phủ cần sớm thành lập một cơ quan chuyên thu thập số liệu để đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành mang tính cập nhật nhất để các công ty có cơ sở tham chiếu trong việc đánh giá vị thế của công ty mình Chính phủ cần có biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán để tạo nhiều kênh huy động vốn cho công ty. Mặt khác cần tăng cường công tác cổ phần hoá các công ty Nhà nước để tạo thêm nhiều hàng hoá cho thị trường tài chính từ đó thúc đẩy nhu cầu cần thiết phải phân tích tài chính công ty tạo động lực đưa nền kinh tế phát triển hoà nhập cùng các nước trong khu vực và trên thế giới

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản của công ty được hình thành bằng nguồn vốn ngắn hạn, dẫn đến cán cân thanh toán mất cân bằng, công ty phải dùng tài sản dài hạn để thanh toán nợ tới hạn. Ta lập bảng về vốn hoạt động thuần của công ty như sau .Bảng 2.22 Bảng : Vốn hoạt động thuần §¬n vÞ : §ång ChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 Tæng TSL§ 105.428.583.477 86.859.500.851 139.130.925.550 Tæng sè nî ng¾n h¹n 120.607.380.036 103.377.560.075 144.641.944.136 Vèn ho¹t ®éng thuÇn -15.178.796.599 -16.518.059.154 -5.511.018.600 Như vậy, vốn hoạt động thuần của công ty cả 3 năm đều < 0 .Phản ánh tình hình tài chính của công ty không được tốt, mức tài sản lưu động chưa tương ứng và chưa đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. c. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn: * Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty. Mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đều liên quan đến vốn. Do đó hiệu quả sử dụng vốn có ảnh hưỏng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, nó còn phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của công ty trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích và tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục đích kinh doanh. Kết quả sử dụng vốn tốt là phải đáp ứng được lợi ích của công ty, các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội. Hiệu quả của sử dụng vốn được thể hiện trên hai mặt: Bảo toàn được vốn và tạo ra các kết quả theo mục đích kinh doanh. Trong đó đặc biệt là kết quả mức sinh lời của đồng vốn. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn cần lần lượt phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, tài sản cố định và sau đó phân tích khả năng sinh lợi của đồng vốn. + Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản được phân tích trên nhiều chỉ tiêu, trong đó ba chỉ tiêu cơ bản: Sức sản xuất của tổng tài sản, sức sinh lợi của tổng tài sản, suất hao phí của tổng tài sản. +Sức sản xuất của tổng tài sản: Là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng giảm. Søc s¶n xuÊt cña tæng tµi s¶n = Doanh thu thuÇn (hoÆc Gi¸ trÞ s¶n l­îng) Tæng tµi s¶n b×nh qu©n Trong ®ã: Tæng doanh thu thuÇn ®­îc lÊy c¨n cø vµo sè liÖu trªn b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh cña c«ng ty. Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng cách lấy tổng giá trị tài sản hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ chia 2. +Sức sinh lợi của tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế. Sức sinh lợi của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại. Søc sinh lêi cña tæng TS = LN thuÇn tr­íc thuÕ Tæng tµi s¶n b×nh qu©n +Suất hao phí của tổng tài sản: SuÊt hao phÝ cña tæng TS = Tæng tµi s¶n b×nh qu©n Lîi nhuËn thuÇn Chỉ tiêu này thể hiện để có một đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần có bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và ngược lại. Ta lập bảng phân tích về hiệu quả sử dụng tài sản như sau (Bảng 2.24) Bảng : Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản §¬n vÞ : §ång ChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 Doanh thu thuÇn 136.546.924.615 131.362.102.057 169.799.000.000 LN thuÇn tr­íc thuÕ 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.180 Tæng gi¸ trÞ hiÖn cã TS ®Çu kú 104.599.277.201 133.882.824.075 116.986.842.726 Tæng gi¸ trÞ hiÖn cã TS cuèi kú 133.882.824.075 116.986.847.726 169.723.034.667 Søc s¶n xuÊt cña tæng tµi s¶n 1.145 1.047 1.184 Søc sinh lêi cña tæng TS 0.011 0.013 0.024 SuÊt hao phÝ cña tæng tµi s¶n 88.51 78.33 41.20 Với chỉ tiêu: + Sức sản xuất của tổng tài sản, các số liệu tính toán cho thấy, sức sản xuất của tổng tài sản năm 2005 là lớn nhất và tổng tài sản được sử dụng hiệu quả nhất vì thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 là lớn nhất. Chỉ số sức sản xuất năm 2005 tăng là do tổng tài sản tăng. Để nhận xét chỉ tiêu này cần kết hợp với chỉ tiêu quay vòng vốn lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản cố định vì hiệu suất sử dụng tổng tài sản chịu ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động. Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu, ta còn so sánh lợi nhuận với tổng tài sản để xem xét một đồng tài sản thu bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu sức sinh lời của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình là khá thấp. Năm 2005 hiệu quả có cao hơn năm 2003, 2004 một chút. Năm 2005 sức sinh lời đạt được là 0,024 nghĩa là cứ một trăm đồng tài sản tạo ra 2,4 đồng lợi nhuận. Với hệ số sinh lời tài sản và doanh thu như vậy, công ty cần điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Với chỉ tiêu suất hao phí tổng tài sản: 2 năm 2003, 2004 chỉ tiêu này là rất thấp, công ty đã có những biện pháp điều chỉnh trong năm 2005, để có một đơn vị lợi nhuận trước thuế cần 41,20đ tài sản. Công ty cần phát huy hơn nữa. + Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản của công ty bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, ta phân tích trên 2 góc độ tài sản cố định và tài sản lưu động. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định sử dụng các chỉ tiêu sau: - Sức sản xuất của tài sản cố định - Sức sinh lợi của tài sản cố định. - Suất hao phí của tài sản cố định. Sức sản xuất của tài sản cố định = Tổng số DTT (hoặc giá trị tổng sản lượng) Nguyên giá bình quân tài sản cố định (hoặc giá trị còn lại bình quân) Trong ®ã: Nguyªn gi¸ b×nh qu©n tµi s¶n cè ®Þnh ®­îc tÝnh nh­ sau: Nguyªn gi¸ b×nh qu©n Tài sản cố định = Tæng nguyªn gi¸ tµi s¶n cè ®Þnh hiÖn cã ®Çu kú vµ hiÖn cã cuèi kú 2 Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của tài sản cố định” cho biết 1 đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp) sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại. Sức sinh lợi của tài sản cố định = Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá bình quân tài sản cố định (hay giá trị còn lại bình quân tài sản cố định) * Chỉ tiêu thứ 3 là chỉ tiêu “ suất hao phí của tài sản cố định”: Suất hao phí của tài sản cố định = Nguyên giá bình quân hay giá trị còn lại bình quân tài sản cố định DTT hay lợi nhuận thuần (hay giá trị tổng sản lượng) Chỉ tiêu này cho thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta tính được kết quả theo bảng sau: Bảng .Hiệu quả sử dụng tài sản cố định §¬n vÞ : §ång ChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 Doanh thu thuÇn 136.546.924.615 131.362.102.057 169.799.000.000 LN thuÇn tr­íc thuÕ 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.184 Tæng nguyªn gi¸ TSC§ hiÖn cã ®Çu kú 18.936.839.737 38.152.302.326 52.501.231.697 Tæng nguyªn gi¸ TSC§ hiÖn cã cuèi kú 38.152.302.326 52.510.231.697 61.692.383.549 Nguyªn gi¸ b×nh qu©n TSC§ 28.544.571.030 45.331.267.010 57.096.807.600 Søc s¶n xuÊt cña TSC§ 4.78 2.90 2.97 Søc sinh lîi cña TSC§ 0.09 0.035 0.06 SuÊt hao phÝ cña TSC§ 0.21 0.345 0.336 Sức sản xuất của tài sản cố định từ 4,78 năm 2003 giảm xuống còn 2,9 năm 2004 và tăng lên 2,97 năm 2005. Phản ánh sức sản xuất của tài sản cố định biến động khá lớn và có xu hướng giảm, kết hợp với sức sinh lợi cũng như suất hao phí của tài sản cố định ta thấy mức hiệu quả trong sử dụng tài sản cố định là chưa cao. + Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu: Sức sinh lợi và suất hao phí của tài sản lưu động. Sức sản xuất của vốn lưu động( số vòng quay của VLĐ) = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của vốn lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của vốn lưu động càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng giảm. Trong công thức trên, vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính như sau: Giá trị vốn lưu động bình quân = Giá trị vốn lưu động hiện có đầu kỳ và cuối kỳ 2 * Sức sinh lợi của tài sản lưu động : Sức sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động cho biết 1 đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần. Sức sinh lợi của vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. * Suất hao phí của vốn lưu động : Suất hao phí của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Lợi nhuận thuần Qua chỉ tiêu này ta thấy để có 1 đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần phải có bao nhiêu đơn vị vốn lưu động bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp và ngược lại. Ta tính được kết quả thể hiện theo bảng 2.26 như sau: Bảng : Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động §¬n vÞ :®ång ChØ tiªu N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 Doanh thu thuÇn 136.546.924.615 131.362.102.507 169.799.000.000 LN thuÇn tr­íc thuÕ 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.184 Vèn l­u ®éng b×nh qu©n 98.598.843.750 96.144.042.150 112.995.213.200 Søc s¶n xuÊt cña VL§ 1.385 1.366 1.503 Søc sinh lîi cña VL§ 0.027 0.017 0.031 SuÊt hao phÝ cña VL§ 36.59 60.04 32.48 Ta thấy sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động biến động lớn qua các năm, đặc biệt năm 2005 sức sản xuất của vốn lưu động là 1,503. Đây là năm công ty sử dụng khá hiệu quả vốn lưu động: Sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động tăng còn suất hao phí tài sản lưu động giảm. Trong tổng số tài sản của công ty thì tài sản cố định có thời quay vòng cũng như thời gian thu hồi vốn tương đối dài. Còn tài sản lưu động là những tài sản có thời gian quay vòng ngắn, thu hồi vốn nhanh ,có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp đổi mới, cải tiến trong sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn hiệu quả hơn. * Phân tích khả năng sinh lợi của vốn: Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, ngoài việc xem xét đến việc sử dụng tổng tài sản, tài sản cố định và tài sản lưu động, còn xem xét đến khả năng sinh lợi của đồng vốn. Tức là khả năng tìm kiếm lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận thuần tuý là thước đo quan trọng và duy nhất của tính sinh lợi. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh, hệ số sinh lợi doanh thu thuần, suất hao phí vốn. + Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Cách tính: Hệ số sinh lợi của Vốn kinh doanh = Lợi nhuận Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay với các công ty khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của công ty càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn. Ngược lại, hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn càng nhỏ. Trong công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận có thể là: Tổng lợi nhuận thuần trước thuế - phản ánh khả năng sinh lợi chung; Lợi nhuận sau thuế - phản ánh khả năng sinh lợi sau khi đã làm nghĩa vụ với Nhà nước; có thể là lợi nhuận gộp- phản ánh khả năng sinh lợi trước khi loại trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Trong phạm vi của đồ án này, chỉ sử dụng chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận thuần trước thuế ” để đánh giá khả năng sinh lợi chung của vốn kinh doanh. Cũng như chỉ tiêu lợi nhuận, nội dung của chỉ tiêu vốn kinh doanh có thể thay đổi tuỳ theo mục đích phân tích. + Đánh giá khả năng sinh lợi chung của vốn : Hệ số sinh lợi của Vốn kinh doanh = Lợi nhuận thuần trước thuế Tổng số nguồn vốn + Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ta có công thức: Hệ số sinh lợi của Vốn chủ sở hữu = LN thuần trước thuế Vốn chủ sở hữu Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại. + Đánh giá khả năng sinh lợi của tổng số vốn vay: HÖ sè sinh lîi cña Tæng sè vèn vay = Lîi nhuËn thuÇn tr­íc thuÕ Vay ng¾n h¹n +Vay dµi h¹n Dùa vµo sè liÖu trªn b¶ng C§KT vµ b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh cña c«ng ty ta cã kÕt qu¶ theo b¶ng 2.30. Bảng . Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của vốn kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số nguồn vốn 133.882.824.075 116.986.842.726 169.723.034.667 LN thuần trước thuế 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.184 Vốn chủ sở hữu 6.229.730.095 3.527.748.483 5.791.526.902 Vay ngắn hạn 39.891.577.248 64.551.432.125 85.772.763.922 Vay dài hạn 7.045.713.944 10.016.534.168 19.289.563.629 Hệ số sinh lãi của vốn kinh doanh 0.02 0.014 0.02 Hệ số sinh lãi của vốn CSH 0.432 0.454 0.60 Hệ số sinh lãi của tổng vốn vay 0.057 0.021 0.033 Về hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh: Hệ số này trong cả 3 năm của công ty đều khá thấp, năm 2004 giảm so với năm 2003 nhưng năm 2005 lại tăng so với năm 2004 với một tỷ trọng nhỏ. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả. Về hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu: Công ty đạt được hệ số này khá cao, tăng dần theo các năm, phản ánh đồng vốn bỏ ra ngày càng có hiệu quả. Về tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay: Năm 2004 tỷ suất này giảm khá lớn so với năm 2003, năm 2005 có tăng một chút so với năm 2004. Điều này phản ánh sự bất ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tuy năm 2005 quản trị công ty đã có một số biện pháp khắc phục nhưng kết quả đạt được là chưa cao. Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích Tình hình tài chính của công ty I. Đánh giá tình hình tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình 1,Thực trạng về tình hình tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình Sau khi đã phân tích tình hình tài chính của công ty ở chương 2 em nhận thấy thực trạng tài chính các năm của công ty như sau: -Về tài sản : Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2003 là 133.882.824.075đ, năm 2004 116.986.842.726đ, năm 2005 169.723.034.667đ. Như vậy, tổng tài sản và nguồn vốn có những biến động lớn qua các năm. Năm 2004 giảm so với năm 2003 là 16.895.981.349đ “-12,62%”, nhưng đến năm 2005 lại tăng so với 2004 là 52.736.191.931đ “+45,08%” -Về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Năm 2004 giảm so với 2003 là 18.569.082.556đ “-17,61%”, năm 2005 tăng so với 2004 là 52.271.424.650đ “+60,18%”. -Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1.643.101.250đ “+5,77%”, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 401.130.880đ “+1,33%”. -Về nợ phải trả : Nợ phải trả của công ty các năm như sau: năm 2003 127.653.093.980đ, năm 2004 là 113.459.094.243đ, năm 2005 là 163.931.507.765đ Năm 2004 giảm so với năm 2003 là 14.193.999.737 “-11,12%”, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 50.472.413.512đ “+44,49%”. - Về nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2003 là 6.229.730.095đ, năm 2004 là 3.527.78.83đ, năm 2005 là 5.791.526.902đ. Năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu giảm so với năm 2003 là 2.701.981.612đ “-76,59%”, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 2.263.778.419đ “+64,17%”. -Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: + Về tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2003 là 136.546.924.615đ, năm 2004 131.362.102.057đ, năm 2005 là 169.799.000.000đ. Doanh thu giai đoạn 2003-2005 biến động là khá lớn, tăng giảm không đều, năm 2004 doanh thu sụt giảm nghiêm trọng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vấn đề tài chính của công ty chưa thực sự ổn định. Doanh thu không ổn định kéo theo lợi nhuận của công ty thu được qua các năm cũng biến động khá lớn, năm 2003 là 2.694.327.972đ, năm 2004 là 1.088.980.074đ, năm 2005 là 3.479.130.184đ. Sơ bộ tình hình tài chính của công ty ta nhận thấy: Nhìn chung tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2003-2005 có khá nhiều biến động, sự tăng giảm lớn về tài sản và nguồn vốn qua các năm, lợi nhuận thu được chưa thực sự ổn định. Bên cạnh đó những nguy cơ tiềm tàng như khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của công ty còn thấp do công ty còn để ứ đọng vốn và hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu gia tăng chứng tỏ công ty chưa chú ý đến việc thu hồi các khoản phải thu, chưa có biện pháp hữu hiệu để làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, khả năng sinh lời của vốn còn thấp. Tuy nhiên, những nhận định trên chỉ là sơ bộ, để có những kết luận chính xác về tình hình tài chính của công ty trong 3 năm liên tục cần phải tiến hành phân tích một cách chi tiết các số liệu trên các báo cáo tài chính, bên cạnh đó cần có thêm các thông tin cần thiết như: Thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, đặc điểm kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ, các số liệu trung bình của nghành và khảo sát ở các công ty cùng nghành khác. Tuy vậy, em cũng xin đưa ra một số giải pháp cho vấn đề về hoạt động tài chính của công ty như sau: 2, Một số giải pháp về hoạt động tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình. Qua phần phân tích chi tiết thực trạng tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình trong 3 năm liên tiếp 2003, 2004, 2005 ta nhận thấy tình hình tài chính của công ty còn khá nhiều bất cập, đòi hỏi quản trị công ty cần có những giải pháp tức thời cũng như lâu dài cho vấn đề tài chính của công ty cho năm tài chính tiếp theo. Những vấn đề về tài chính mà công ty còn tồn đọng đến cuối năm 2005, qua phân tích đã nhận thấy và cần có những giải pháp cho những tồn đọng này như sau : - Về tình hình công nợ: Đây là vấn đề nổi cộm nhất của công ty trong những năm qua và đặc biệt là vào cuối năm 2005. Tỷ trọng của nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng số nguồn vốn của công ty. Điều này phản ánh một thực trạng là trong tổng số nguồn vốn mà công ty đang quản lý và sử dụng chủ yếu là do vốn vay nợ mà có. Như vậy, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính và rủi ro về tài chính của công ty sẽ tăng lên. Qua phân tích ta nhận thấy, tỷ trọng của nợ ngắn hạn chiếm rất lớn trong tổng số nợ phải trả. Kết hợp với phần phân tích khả năng thanh toán cũng như khả năng thanh toán tức thời của công ty là rất thấp. Do vậy, công ty không có khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn. Như vậy, rủi ro về khả năng thanh toán là rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thậm chí công ty còn bị phá sản. Tỷ trọng của nợ vay ngắn hạn lớn tức là tỷ trọng của nợ dài hạn và tỷ trọng của nợ khác chiếm trong tổng số nợ là nhỏ. Do vậy, biện pháp đưa ra ở đây là công ty cần có giải pháp chuyển một phần nợ vay ngắn hạn thành nợ vay trung và dài hạn( nếu có thể). Vay ngắn hạn trong công ty chủ yếu là vay ngắn hạn từ ngân hàng nên công ty có thể gia hạn nợ những khoản đến hạn trả. Những biện pháp này sẽ làm giảm một phần gánh nặng nợ nần, gánh nặng rủi ro thanh toán cho công ty trước mắt. Bên cạnh đó, qua phân tích về các khoản nợ phải thu, ta thấy công ty cũng bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng. Điều này phản ánh công ty chưa thực sự chú ý hoặc không thể thu hồi các khoản nợ đọng. Vì vậy, công ty cần phải có các biện pháp thu hồi nợ đọng, có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền đúng hạn. Các biện pháp này sẽ giúp công ty thanh toán các khoản nợ nần một cách tốt nhất, đồng thời góp phần làm lành mạnh hoá tình hình hoạt động tài chính của công ty. Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty : Tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của công ty là khá lớn, phản ánh sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng bên cạnh đó tỷ trọng của tiền chiếm trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn là quá nhỏ, điều này gây khó khăn lớn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thậm chí không đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Điều này dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, công ty cần có ngay biện pháp bổ xung thêm lượng tiền mặt ở mức vừa phải đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định, liên tục. - Qua bảng cân đối kế toán ta cũng thấy, công ty chưa chú trọng đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty nên có phương hướng đầu tư vào lĩnh vực này trong năm tới. Bởi đây là khoản có khả năng tạo ra nguồn lợi tức trước mắt cho công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng tạo ra nguồn lợi tức trước mắt càng lớn. -Tỷ trọng của hàng tồn kho: Tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn, phản ánh mức tồn kho của công ty là khá lớn, hàng tồn kho tồn đọng nhiều. Công ty cần chi tiết từng loại mặt hàng tồn kho, xác định rõ nguyên nhân và tìm mọi biện pháp giải quyết dứt điểm các mặt hàng tồn đọng, nhằm thu hồi vốn, góp phần cho vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Công ty cần kết hợp với chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình đang thi công nhằm đưa lượng hàng tồn kho lớn vào sản xuất kinh doanh. -Về tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn: Tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn là khá lớn trong tổng tài sản của công ty, điều này là hợp lý bởi trong nghành xây dựng, việc đầu tư mua sắm thiết bị máy móc phục vụ sản xuất thi công chiếm một lượng vốn khá lớn. Tỷ trọng này trong công ty gia tăng hàng năm chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ngày càng được tăng cường và quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Công ty cần phát huy hơn nữa trong việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm cạnh tranh tốt hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và trong tương lai. -Một bất cập đối với công ty hiện nay đó là công ty chưa chú ý đến các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Bởi đây là khoản đầu tư có khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty, đầu tư vào lĩnh vực này càng nhiều thì khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty ngày càng lớn và ổn định. Bên cạnh đó công ty cũng vẫn chưa sử dụng tài sản cố định thuê tài chính. Đôi khi sử dụng loại tài sản này phát huy hiệu quả rất lớn, giảm bớt được một lượng vốn lớn khi phải mua những tài sản giá trị lớn không thực sự cần thiết. Lượng vốn đó dùng vào đầu tư lĩnh vực khác mang lại hiệu quả cao hơn cho công ty. -Về tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Tỷ trọng này lại chiếm lớn trong tổng số tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn cũng như trong hàng tồn kho. Điều này phản ánh vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản dở dang chưa hoàn thành của công ty là rất lớn. Do đó, công ty cần phải tìm mọi biện pháp để gấp rút hoàn thành và đưa các công trình xây dựng dở dang vào tiến độ. Những công trình có đủ vốn và thủ tục xây dựng cơ bản cần làm nhanh thủ tục nghiệm thu và bám sát chủ đầu tư để thanh toán kịp thời. Những công trình chưa có vốn hoặc thiếu thủ tục xây dựng cơ bản cần chủ động phối hợp với chủ đầu tư tháo gỡ từng bước để thu hồi nhanh nợ khối lượng. Những công trình làm B phụ cần thường xuyên bám sát nhà thầu chính để thanh toán. Những công trình hoàn thành cần phối hợp với chủ đầu tư duyệt nhanh quyết toán để thanh toán hết kinh phí giữ lại 5% chờ quyết toán. -Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty, một mặt công ty cần phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh, mặt khác công ty phải sử dụng hợp lý về cơ cấu vốn kinh doanh hiện có của công ty. Về cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng nghành. Hay nói một cách khác, mỗi ngành kinh tế, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty, ngay cả những doanh nghiệp cùng ngành kinh tế nhưng cũng có một cơ cấu nguồn vốn riêng và do đó cũng không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi : Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh nào là hợp lý nhất. Song để đảm bảo cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý và sử dụng có hiệu quả, công ty cần tập trung giải quyết một số biện pháp sau: +Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa tài sản cố định tích cực và tài sản cố định không tích cực. +Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các bộ phận, giữa các đơn vị trong công ty. +Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa ba yếu tố của quá trình kinh doanh. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. -Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh nguồn tự tài trợ của công ty: Qua phân tích ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của công ty là quá nhỏ. Phản ánh khả năng tự tài trợ của công ty là rất thấp,công ty không thể chủ động đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này phản ánh sự mất ổn định về tài chính của công ty trong năm tài chính vừa qua và trong tương lai gần. Công ty cần có biện pháp làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, bởi khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng công ty có thể chủ động trong việc đảm bảo vốn cho nhu cầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro về tài chính của công ty sẽ giảm, góp phần làm bình ổn tình hình tài chính của công ty, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, ổn định vững chắc trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. -Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất tự tài trợ về tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ về tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn: Do lượng vốn chủ sở hữu nhỏ, vì vậy các tỷ suất này công ty đạt được là rất thấp, kéo theo rủi ro về tài chính đối với công ty sẽ rất cao, sự phụ thuộc về tài chính vào khách hàng và bạn hàng là rất lớn. Thực tiễn chứng minh rằng : Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển thành công ty cổ phần đã hoạt động có hiệu quả. Ngoài việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng các khoản nộp ngân sách nhà nước, thu nhập của người lao động cũng được tăng đáng kể, thì cổ phần hoá là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm huy động nguồn vốn nhàn dỗi trong nhân dân, nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Biện pháp này đã khắc phục được tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng trong một số doanh nghiệp. Do vậy, công ty nên có phương hướng chuyển thành công ty cổ phần nhà nước ( Nhà nước nắm giữ > 51% cổ phần). Như vậy, công ty mới giải quyết được các vấn đề về tình hình tài chính tài chính hiện tại : Nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu, bổ xung nguồn vốn rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. -Nhóm các chỉ tiêu phản ánh thực trạng về khả năng sinh lời của vốn : Qua phân tích ta thấy cả hệ số sinh lời của vốn kinh doanh và hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay công ty đạt được trong các năm đều ở mức thấp. Điều này thể hiện sự bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả. Công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, tài sản cố định, giảm tới mức tối thiểu thời gian quay vòng của tài sản lưu động, cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả cao hơn. -Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty : Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Khối lượng sản phẩm hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật, tổng giá trị sản lượng, giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình đạt được các chỉ tiêu này khá thấp. Công ty cần phải tăng cường quy mô của kết quả đầu ra, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh. Trên đây là một số đánh giá và biện pháp sử lý đối với một số chỉ tiêu tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình. Tuy mỗi chỉ tiêu có sự khác nhau về ý nghĩa kinh tế nhưng đều có tác dụng nhất định trong việc quan sát, nghiên cứu đánh giá tình hình tài chính của công ty trong một kỳ kinh doanh nhất định. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết hữu cơ, bổ xung cho nhau nhằm đáp ứng cho việc đánh giá đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở đó giúp cho các nhà quản trị công ty có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục được những tồn tại yếu kém ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty, tránh được những rủi ro không đáng có về tài chính. 3, Hoàn thiện công tác kế toán Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính đi từ việc thu thập thông tin, xử lý thông tin và cuối cùng dự đoán và đưa ra quyết định. Trong bước thứ nhất, công ty cần thu thập các thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của công ty. Những thông tin này bao gồm những thông tin kế toán và thông tin quản trị khác, trong đó thông tin kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng. Qua việc chỉ ra thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cho thấy để hoàn thiện công tác phân tích tài chính trước hết cần hoàn thiện công tác kế toán. Hoàn thiện công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin cần thiết, chính xác, đầy đủ cho phân tích tài chính. Vì kế toán là việc quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các hoạt động của công ty và trình bày kết quả của chúng nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về tài chính và đánh giá hoạt động của công ty. Những thông tin kế toán được phản ánh tập trung chủ yếu trên các báo cáo tài chính chính là nền tảng, là cơ sở nâng cao chất lượng phân tích tài chính bởi vì chúng ta chỉ có được những kết quả phân tích tin cậy dựa trên những thông tin toàn diện, đầy đủ, các số liệu chính xác, tỷ mỷ. Công tác kế toán bao gồm rất nhiều nội dung. Do đó để hoàn thiện công tác này, công ty cần tiến hành đồng bộ trên tất cả các nội dung của kế toán, kiểm toán. Cụ thể : Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cần hoàn thiện các mặt sau: aCông tác hạch toán ban đầu. aCông tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. aCác loại sổ sách sử dụng cho kế toán. aCông tác lập các BCTC. aTổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán. aTrang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ. aKiểm tra kế toán. Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, công ty đặc biệt chú ý đến công tác trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho công tác kế toán, mà cụ thể ở đây là việc ứng dụng tin học, sử dụng phần mềm kế toán trong công tác quản lý để thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển ở nước ta và hội nhập với thế giới. Công tác kế toán thủ công sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh, cập nhật, chính xác, toàn diện, tốc độ xử lý thông tin nhanh, khối lượng thông tin xử lý lớn. Trên thực tế, Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình đã nhận thức rõ vai trò của tin học hoá, Ban giám đốc đã đầu tư, trang bị máy tính cho các phòng ban. Công ty đã sử dụng một số phần mềm kế toán để giảm bớt sổ sách kế toán, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, những phần mềm kế toán này còn nhỏ, chưa đủ tầm quản lý cho một công ty lớn. Trong những năm tới, công ty dự định trang bị thêm số máy cho phòng kế toán, mua sử dụng các phần mềm kế toán hiện đại hơn nhằm nâng cao đồng bộ nội dung quản lý kế toán. Mặc dù công tác kiểm toán nội bộ của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình được tiến hành nghiêm túc. Song để có được những thông tin tin cậy Công ty cần kiểm toán một cách thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa, nhằm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hệ thống chứng từ về việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, phát hiện sai lầm để sửa từ khâu đầu, cung cấp nguồn thông tin “sạch” cho phân tích tài chính và góp phần lành mạnh hoá tài chính của công ty. 4, Thực hiện công tác phân tích tài chính một cách thường xuyên + Để hoàn thiện công tác phân tích tài chính tài công ty Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình góp phần nâng cao hiệu qủa hoạt động tài chính, Công ty cần chú trọng tới công tác phân tích tài chính, cụ thể hơn công tác phân tích tài chính cần được tiến hành thường xuyên. Tại Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình, công tác phân tích tài chính đã được tiến hành thông qua thuyết minh Báo cáo tài chính và nội dung phân tích đã được đề cập ở chương 2. Kết quả phân tích chủ yếu được sử dụng cho mục đích báo cáo, tổng kết chưa phục vụ cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty từ đó ra các quyết định tài chính phù hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh sau. Như vậy, Ban lãnh đạo Công ty và các bộ phận phân tích cần nhận thức được vai trò và ý nghĩa của công tác phân tích tài chính để nó trở thành công việc có vị trí, có quy trình thực hiện chặt chẽ như các công tác kế toán bắt buộc thực hiện của Công ty. Thường Công ty tiến hành phân tích vào cuối mỗi niên độ kế toán nhằm mục đích báo cáo thì bây giờ Công ty có thể tiến hành thường xuyên hơn. theo quý,hoặc theo tháng. Tuy nhiên, việc thay đổi trong tư duy không phải là việc có thể thay trong một sớm một chiều, do vậy Công ty cần hết sức lưu tâm. + Sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích tài chính Một trong những tồn tại của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình trong công tác phân tích tài chính là việc sử dụng phương pháp phân tích cứng nhắc, đơn điệu thiếu linh hoạt giữa phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh làm giảm hiệu quả hoạt động phân tích tài chính. Để khắc phục tồn tại này cán bộ phân tích cần nhạy bén, linh hoạt trong việc sử dụng và kết hợp hai phương pháp này. Cán bộ phân tích khi sử dụng phương pháp so sánh không chỉ so sánh số đầu kỳ với số cuối kì mà cần kết hợp với phương pháp tỷ lệ để tính các tỷ lệ tài chính cũng như tỷ trọng các khoản mục, kết cấu nguồn vốn, kết cấu tài sản, để từ đó có sự đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách chính xác.Từ đó ban lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định tài chính phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Do vậy, cán bộ phân tích có năng lực chuyên môn, có đầu óc nhạy bén sẽ quyết định nhiều tới hiệu quả phân tích tài chính. II. Kiến nghị Khi tiến hành hoạt động phân tích tài chính của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cho thấy còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong đó một số nguyên có thể khắc phục được, còn một số nguyên nhân nằm ngoài tầm xử lý của Công ty như thông tin của các công ty cùng ngành... Mặt khác kết quả phân tích tài chính cho thấy tình hình tài chính của Công ty còn một số điểm yếu cần khắc phục. Vì vậy, để hoạt động phân tích tài chính được tiến hành thuận lợi và để cải thiện tình hình tài chính của Công ty được tốt hơn em xin đưa ra một số kiến nghị sau: + Đối với công ty - Lập kế hoạch tài chính: Kế hoạch tài chính là một chiến lược cực kỳ quan trọng, nó quyết định trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty. Vì vậy, khi lập kế hoạch tài chính không chỉ dựa vào các kế hoạch, mà còn phải căn cứ vào thực tế hoạt động của Công ty trong thời gian trước cũng như khả năng thực hiện trong thời gian tới. Muốn vậy, nhà quản lý cần phải dựa vào kết quả phân tích tài chính tại Công ty để nắm bắt được tình hình. Kế hoạch tài chính của Công ty hiện nay mới chỉ là những dự tính ngắn hạn (cho năm tiếp theo) cho một số chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân. Công ty cần phải xây dựng một kế hoạch dài hạn với các chiến lược phát triển lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, Công ty cũng cần xác định các kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản lý tài chính ngắn hạn như quản lý ngân quỹ, các khoản phải thu, dự trữ và nợ ngắn hạn. - Vì cơ chế điều chuyển vốn của Công ty là cơ chế điều chuyển vốn tập trung, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty nên xem xét sự thiết lập một dòng thông tin thống nhất giữa các bộ phận có kế hoạch sử dụng vốn và bộ phận đáp ứng nhu cầu về vốn. Cụ thể là phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty với các Phòng Kỹ thuật, Phòng Đầu tư, Phòng Kinh tế thị trường và bộ phận kế toán của các đơn vị trực thuộc thông qua mạng nội bộ để việc điều chuyển vốn được kịp thời tránh tình trạng nơi thừa vốn nơi thiếu vốn. - Công ty nên chú trọng hơn nữa công tác thẩm định năng lực tài chính khách hàng trước khi ra quyết định cho khách hàng nợ (bao gồm cả năng lực tài chính và năng lực pháp lý) tăng cường công tác theo dõi và thu hồi công nợ. - Tăng cường thúc đẩy hoạt động Marketing ở các đơn vị sản xuất- kinh doanh trực thuộc Công ty, không ngừng tiết kiệm chi phí, chủ yếu là chi phí quản lý công ty. - Phân tích tài chính là một công việc phức tạp đòi hỏi nhà phân tích phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực này và phải hiểu biết sâu sắc tình hình của Công ty. Hiện nay Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cũng như hầu hết các công ty khác đều chưa có cán bộ chuyên trách, phân tích tài chính được tiến hành sơ lược bởi các kế toán viên. Vì vậy, để hoạt động phân tích tài chính đạt kết quả cao, Công ty cần có sự đầu tư thích đáng, có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo hoặc tuyển dụng cán bộ chuyên đảm nhiệm về phân tích tài chính. - Công ty cần tiến hành phân tích tài chính thường xuyên và định kỳ để nắm bắt tình hình tài chính một cách chính xác và ra các quyết định tài chính kịp + Đối với Nhà nước Qua nghiên cứu phân tích tài chính, chúng ta đã thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với Công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, các công ty không ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Và các giải pháp đưa ra ở trên là thiết thực đối với Công ty . Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện tốt, có động lực thúc đẩy đối với công ty thì từ phía Nhà nước cần cú sự hỗ trợ tích cực thông qua việc ban hành các quy định, các chính sách cụ thể về phân tích tài chính, quản lý tài chính, môi trường kinh doanh thuận lợi... cho các công ty. Xuất phát từ suy nghĩ đó em xin đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Thứ nhất: Để tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin kinh tế tài chính đầy đủ, chính xác, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán Trong hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều biến chuyển lớn, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện, ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Ngày 20/5/1988 Hội đồng nhà nước đã công bố Pháp lệnh kế toán- thống kê. Sự ra đời của pháp lệnh này góp phần tạo ra sự quản lý thống nhất chế độ kế toán ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với vị trí của nó trong quản lý kinh tế. Điều này đòi hỏi hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam không ngừng hoàn thiện và phát triển, đổi mới sâu sắc và toàn diện trên nhiều nội dung. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược Tài chính- Kế toán 2000-2010 cũng đã chỉ rõ “ Cải thiện môi trường pháp lý về lĩnh vực tài chính”, “ Kiện toàn hệ thống kế toán thống kê nhằm đảm bảo tính trung thực trong công tác kế toán, thống kê”, “ Hệ thống kế toán, kiểm toán, thống kê là điều kiện tiên quyết để thực hiện giám sát tài chính”. Hiện nay Luật kế toán đã được ban hành. Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển ổn định, do đó Nhà nước cần ban hành các chính sách hạch toán kế toán ổn định tránh tình trạng thay đổi liên tục gây khó khăn cho các công ty. Bộ tài chính yêu cầu các Công ty phải lập đầy đủ các BCTC với các mẫu bảng biểu thống nhất. Các cơ quan kiểm toán Nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, tăng cường sự kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các công ty một cách kịp thời và đầy đủ để phát hiện những bất hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán, nhằm kiểm chứng tính chính xác, trung thực các số liệu tài chính của công ty góp phần mang lại một kết quả phân tích tài chính được sát thực hơn. Thứ hai: Để lành mạnh hóa tài chính công ty, cần quy định bắt buộc Công ty phải nộp báo cáo phân tích tài chính hàng năm. Thậm chí Nhà nước cần có những quy định cụ thể về thời gian nộp báo cáo, quy định về việc công bố thông tin phân tích tài chính trên phương tiện thông tin đại chúng, và quy định về trình độ của người tiến hành phân tích. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy công ty hoạt động sản xuất hiệu quả hơn, làm lành mạnh hoá tài chính công ty. Bộ Tài chính có thể hỗ trợ thêm bằng cách mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về phân tích tài chính cho các công ty nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ phân tích. Bộ tài chính cần có quy định yêu cầu các công ty bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp các thông tin về luồng tiền vào, ra trong kỳ, phản ánh trạng thái động của công ty để bổ sung cho các tài liệu khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh khi đánh giá về hoạt động của công ty. Vì thực tế hiện nay rất nhiều các công ty Việt Nam chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bộ tài chính cần tiến tới yêu cầu các công ty phải thực hiện phân tích tài chính một cách nghiêm túc để tự đánh giá hoạt động tài chính của mình đề ra phương huớng phát triển và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên, để các cơ quan này nắm vững hơn tình hình hoạt động của đơn vị mình quản lý để có các quyết định quản lý thích hợp và thúc đẩy được hoạt động phân tích tài chính phát triển. Nhà nước nên có quy định yêu cầu các công ty phải công khai các báo cáo tài chính để làm cơ sở cho việc phân tích tài chính được dễ dàng và thuận lợi hơn. Hiện nay chỉ có trong công ty là có đủ tài liệu để phân tích tài chính còn những người ngoài công ty chưa thể tìm hiểu cụ thể về công ty mà mình quan tâm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các công ty Nhà nước chuyển thành các Công ty cổ phần. Thứ ba: Để có chuẩn mực, thước đo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Nhà nước phải quy định về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành. Chỉ tiêu ngành sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các công ty, nó là cơ sở tham chiếu để các nhà phân tích có thể đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận về hoạt động tài chính của công ty mình một cách chính xác. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đã có chỉ tiêu trung bình ngành nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời, chưa thể hiện được vai trò tham chiếu nên gây ra cho công ty nhiều khó khăn, lúng túng khi đối chiếu đánh giá hoạt động của công ty mình. Do đó, chính phủ cần sớm có những văn bản hướng dẫn việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình các ngành. Các cơ quan có trách nhiệm cần phối hợp xây dựng để có sự thống nhất trong toàn nền kinh tế, bảo đảm tính chuẩn mực, khách quan cho những chỉ tiêu này. Thứ 4: Để nâng cao hoạt động tài chính của công ty, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với công ty. Hệ thống cơ chế quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong quản trị tài chính công ty. Đây là cơ sở pháp lý thống nhất để các đơn vị tiến hành hạch toán kinh doanh, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích tài chính và quản trị tài chính đơn vị mình. Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN đã đánh dấu một bước ngoặt trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn đổi mới quản lý tài chính DNNN. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện, một số điều quy định trong Nghị định này không còn phù hợp, cần được sửa đổi nếu không sẽ trở thành vật cản trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế. Ngày 20/4/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/CP nhằm sửa đổi bổ sung quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN. Về cơ bản, Nghị định 27/CP và các thông tư của Bộ tài chính đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Song bên cạnh đó đã bộc lộ một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và bổ sung như: quy định về vấn đề sở hữu đối với DNNN, vấn đề về hạch toán doanh thu và chi phí, hay quy định về các khoản dự phòng, quy định về công khai tài chính... Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quỹ, các công ty tài chính trên thị trường để các công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính phủ cần sớm thành lập một cơ quan chuyên thu thập số liệu để đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành mang tính cập nhật nhất để các công ty có cơ sở tham chiếu trong việc đánh giá vị thế của công ty mình Chính phủ cần có biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán để tạo nhiều kênh huy động vốn cho công ty. Mặt khác cần tăng cường công tác cổ phần hoá các công ty Nhà nước để tạo thêm nhiều hàng hoá cho thị trường tài chính từ đó thúc đẩy nhu cầu cần thiết phải phân tích tài chính công ty tạo động lực đưa nền kinh tế phát triển hoà nhập cùng các nước trong khu vực và trên thế giới KẾT LUẬN Phân tích tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng... trong việc ra quyết định. C«ng ty t­ vÊn gi¸m s¸t vµ x©y dùng c«ng tr×nh còng lµ mét c«ng ty ViÖt Nam ®ang trong qu¸ tr×nh héi nhËp, víi nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®­îc vµ nh÷ng tån tại hạn chế trong hoạt động tài chính của Công ty, Em thiết nghĩ Công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích tài chính và việc sử dụng, áp dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với công ty nhằm nâng cao hoạt động phân tích tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa do chưa có nhiều thông tin “động” khi phân tích do đó những đánh giá trên có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các Thầy Cô giáo,và các bạn quan tâm tới vấn đề này. M ục l ục Chương I. khái quát chung về công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình 1.Giới thiệu chung về công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình……............................................................................................................. 2.Chức năng nhiệm vụ của công ty: ………………………………….…. 3. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình………………………………….………………………………………… chương II:phân tích tình hình tài chính công ty tư vấn và xây dựng công trình I. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và năng lực tài chính công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình ……………………………….……………... 1,phương pháp kế toán TSCĐ 2, Năng lực tài chính của công ty……………………….. II. phân tích khái quát tinh hinh tài chính.......................... 1 Phân tích quy mô vốn của công ty:……………………………………… 2. Phân tích tình hình phân bổ vốn: ………………………………………... 3. Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty……………………………….. 4.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty……….. a.Phân tích tình hình công nợ của công ty………………………………. .phân tích các khoản phải thu: ……………………………………….. .Các khoản phải trả………………………………….………………... . Tỷ trọng các khoản phải thu, phải trả chiếm trong tổng số vốn lưu động……………………………………………………………………………. b.Phân tích nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty….. . Hệ số khả năng thanh toán………………………………….…………... . Hệ số thanh toán hiện hành………………………………….………….. . Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn………………………………… . Hệ số thanh toán nhanh………………………………….……………… . Hệ số thanh toán của vốn lưu động………………………………….…. . Vốn hoạt động thuần……………………………………………………. c. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn:…… ..... .Phân tích hiệu quả sử dụng vốn………………………………………….. . Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản………………………………… . Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định…………………………… . Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động…………………………. . Phân tích khả năng sinh lợi của vốn…………………………………. . Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh………………………………… Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trìnhI Đánh giá tình hình tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình………………………………….…………………………………….…... 1.Thực trạng về tình hình tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình………………………………………………………………………. 2.Một số giải pháp về hoạt động tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình………………………………….……………………………... 3. Hoàn thiện công tác kế toán………………………………….………... 4. Thực hiện công tác phân tích tài chính một cách thường xuyên và linh hoạt………. ...............................................………………. II. Kiến nghị…………………………………………………………….…... .Đối với công ty………………………………………………………… . Đối với nhà nước………………………………….………………….... Kết luận………………………………….……………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21280.doc
Tài liệu liên quan