Báo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Nam Hà Nội

Qua gần 4 năm hoạt động, Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận: nguồn vốn huy động không ngừng tăng qua các năm, nợ xấu và nợ quá hạn có xu hướng giảm, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được đa dạng hoá, mạng lưới chi nhánh cấp II và phòng giao dịch được mở rộng, liên tục đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ cho xử lý công việc, chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng cao, trình độ các cán bốn nhân viên tăng cao,ứng dụng nhiều phầm mềm tin học mới, đời sống của cán bộ nhân viên được nâng cao

doc25 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội là một trong số các chi nhánh cấp I hoạt động tích cực và hiệu quả nhất trong hệ thống các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam. Sự ra đời của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp nam Hà Nội là một bước đột phá trong chủ trương phát triển các chi nhánh NHNo trên các địa bàn thành phố, thị xã lớn của Chính phủ và NHNo&PTNT Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định của chi nhánh NHNo Nam Hà Nội trong vài năm qua đã chứng minh cho chủ trương đúng đắn của Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam. Ngày 08/05/2001, chi nhánh đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Ngân hàng nông nghiệp Nam Hà Nội ra đời đã, đang và sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế – xã hội của địa bàn TP Hà nội khai thác các nguồn vốn nội lực, điều hoà vốn đáp ứng nhu cầu về vốn của Khách hàng … tại các đô thị lớn đặc biệt là địa bàn nơi Chi nhánh đặt trụ sở; bên cạnh đó nó còn góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn và góp phần cải tạo bộ mặt văn hoá xã hội của địa bàn. Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh luôn được coi là đơn vị đi đầu trong sự nghiệp đổi mới công nghệ ngân hàng, phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới, tích cực triệt để trong công tác khoán đến người lao động, luôn chú ý bồi dưỡng trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Chi nhánh vv… Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội đang dần khẳng định vị thế của mình trước những đòi hỏi của xu thế hội nhập và phát triển của toàn ngành Ngân hàng ong khu vực và trên thế giới. Với thời gian thực tập Tổng hợp không dài, bài viết còn nhiều hạn chế và thiếu sót trong việc tiếp cận vấn đề, thu thập và xử lý số liệu cũng như bổ sung tài liệu liên quan. Do vậy, em hi vọng được cô chỉ bảo thêm! Xin trân trọng cảm ơn cô! I/ Giới thiệu chung về Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Nam Hà Nội Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) là một trong số các ngân hàng thương mại Nhà nước, được thành lập theo quyết định số 400/CT ngày 26/03/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nươc; có trụ sở chính tại số 2 Phố Láng hạ, quận Ba Đình, TP hà Nội; có tên tiếng Anh là AGRIBANK và tên viết tắt là VABRD. Sau một thời gian hoạt động NHNo&PTNT Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trong hầu hết các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế đặc biệt là việc đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm ngư nghiệp. Là một Ngân hàng đa năng nên các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng khá đa dạng và phong phú. Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng có tổng nguồn vốn lớn nhất trong số các NHTM của Việt Nam. Đây cũng là Ngân hàng có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trải dàI khắp lãnh thổ Việt Nam. Là một Ngân hàng uy tín, có quan hệ với nhiều ngân hàng và các chi nhánh Ngân hàng nước ngoàI, các tổ chức tàI chính lớn.Tổng tàI sản đến thời đIểm hiện nay là 176.000 tỷ đồng, vốn huy động 160.000 tỷ, cho vay nền kinh tế 145.749 tỷ trong đó cho vay nông thôn chiếm 73%. Tham gia đồng tàI trợ các dự án lớn Trong năm 2004 NHNo&PTNT Việt nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Công tác quyết toán năm 2004 có nhiều điểm khác biệt so với các năm trước đó là cùng một lúc vừa thực hiện quyết toán năm tàI chính 2004 và chuyển đổi áp dụng hệ thống tàI khoản mới theo các quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành hệ thống tàI khoản các TCTD, Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28/04/2004 về chế độ thông tin báo cáo của TCTD và Quyết định số 1161/QĐ-NHNo-TCKT ngày 03/08/2004 TGĐ NHNo&PTNT Việt nam. NHNo&PTNT Việt Nam đang đứng vững bước trên con đường hội nhập quốc tế và đã được nhiều thành tựu trong năm qua trên nhiều lĩnh vực: Huy động vốn Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực giảm nợ đọng và nợ xấu Triển khai tốt các công việc theo đề án táI cơ cấu đã được phê duyệt áp dụng công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ: thẻ, Western Union. Công nghệ thông tin đáp ứng được sự phát triển. Có hệ thống mạng Wan lớn nhất Việt nam, hệ thống IPCAS hiện đại. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đã cung cấp 20/39 sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mà các Ngân hàng Quốc tế đang áp dụng. Cho vay 9,7 triệu khách hàng, hộ gia đình =80% dân số Việt nam và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chi phí thấp 2,6%/Tổng tàI sản sinh lời. Dư nợ cho vay hộ gia đình chiếm 60%/ Tổng dư nợ 1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà nội Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội chia thành 3 thời kỳ: 1.1 Thời kỳ chuẩn bị thành lập: T11/2000 Ban “Trù bị thành lập NHNo&PTPT Nam Hà Nội” được thành lập - Địa chỉ: Phòng D13 khu Tập thể Nam Thành công, Ba đình, Hà Nội - Ban trù bị gồm 6 ngưòi - Những công tác chính đã làm được: Chuẩn bị các cơ sở pháp lý và các điều kiện cần thiết về con người, cơ sở vật chất để thành lập Chi nhánh: + Dự thảo đề án thành lập Chi nhánh được NHNN và NHNo&PTNT Việt nam chấp thuận; + Xét đề án về Tổ chức nhân sự ; + Tìm hiểu thị trường và tiếp xúc khách hàng. - Quyết định số 48/NHNo/QĐHĐBT ngày 12/03/2001 của chủ tịch HĐQT V/v thành lập Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà nội trực thuộc NHNo&PTNT Việt nam. Trụ sở chính tại C3 Phương liệt, Thanh xuân, Hà Nội. Biên chế gồm 36 người. * Tổ chức bộ máy Ban giám đốc: 4 cán bộ Các phòng chuyên môn 5 phòng - Phòng Kế hoạch - kinh doanh: 8 cán bộ - Phòng Thanh toán – Quốc tế: 5 cán bộ - Phòng Kế toán – Ngân quỹ: 10 cán bộ - Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: 4 cán bộ - Phòng Hành chính – Nhân sự: 5 cán bộ Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là: @ Khẩn trương ổn định về tổ chức, tập huấn nghiệp vụ, tổ chức đào tạo và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khai truơng Chi nhánh @ Tiếp nhận các cán bộ nhân viên từ các nguồn, tìm hiểu và sắp xếp bố trí, phân công việc cho từng người @ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, thực tập làm việc tại Sở Giao dịch @ Đề xuất đôn đốc các Ban, nghành, Trụ sở chính, hoàn thiện cơ sở vật chất ban đầu @ Chuẩn bị các thủ tục, điều kiện vật chất để khai trương hoạt động. 1.2 Thời kỳ bắt đầu hoạt động Ngày 08/05/2001 Chi nhánh tổ chức khai trương hoạt động ngày tạ tầng 1 trụ sở C3 Phương liệt, Quận Thanh Xuân TP Hà Nội. Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội là một trong những Chi nhánh cấp I đầu tiên tại các đô thị lớn được thành lập Theo chủ trương của Ban lãnh đạo mới Nhno&PTNT Việt Nam và là đơn vị phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt nam Việc khai trương hoạt động của Chi nhánh tại C3 Phương Liệt không chỉ góp phần phát triển kinh tế của địa bàn Hà Nội, khai thác khả năng nguồn vốn nội lực tại các đô thị lớn phục vụ nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, mà còn góp phần cảI tạo bộ mặt văn hoá xã hội của địa bàn. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là nhanh chóng ổn định hoạt động của Chi nhánh về con người cũng như trang bị cơ sở vật chất. Triển khai các hoạt động kinh doanh với phương châm “Vì sự thành đạt Khách hàng và Ngân hàng”. ^Tăng cường công tác Marketing thu hút khách hàng. Là một chi nhánh mới hoàn toàn, không được hỗ trợ của TW về Khách hàng, nguồn vốn. ^Tổ chức các dịch vụ, tăng tính tiện ích cho Khách hàng nhất là dịch vụ thu chi tiền mặt tại chô, phục vụ các Khách hàng như công ty UNILEVER, công ty đầu tư và phát triển đô thị, dịch vụ vận chuyển và kho tiền cho Chi nhánh Kho bạc Thanh Xuân … những dịch vụ đó đã thu hút được rất nhiều khách hàng cho Ngân hàng. ^Xây dựng các nội quy, quy chế điều hành, cơ chế khoán, tổ chức thảo luận trong toàn thể CBVC ^Thành lập các tổ chức Đảng, Đoàn ^Tiếp tục hoàn thiện hoàn chỉnh cơ chế hoạt động, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang bị đủ phương tiện làm việc cần thiết. Thuyên chuyển điều động các cán bộ nhân viên linh hoạt đáp ứng nhu cầu của công việc thực tế và phù hợp khả năng nguyện vọng của từng người. Xây dựng Quy chế , cơ chế hoạt động, phối hợp hành động các phòng ban … Qua một năm hoạt động, bằng tất cả sự cố gắng tích cực của toàn thể các cán bộ nhân viên, Chi nhánh đã nhanh chóng vượt qua khó khăn ổn định và bước đằu tăng trưởng tốt. Những thành tựu một năm hoạt động của Chi nhánh là một minh chứng lịch sử chứng minh chủ trương phát triển các Chi nhánh tại các đô thị lớn của Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ mở rộng địa bàn kinh doanh, tăng thị phần của NHNo&PTNT Việt nam, thu hút thêm nguồn vốn phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn mà còn góp phần sắp xếp lại biên chế của Trụ sở chính và giảI quyết một phần khó khăn về hợp thức hoá gia đình cho một số cán bộ đã được chuyển công tác về Hà Nội. 1.3 Thời kì ổn định và tăng trưởng Tình hình kinh doanh của Chi nhánh 2001-2004 STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 1 Tổng nguồn 635.000 1.139.000 2.550.000 3.781.271 2 Tổng dư nợ 160.000 479.000 1.279.000 1.571.394 3 Tổng thu 15.053 52.940 120.440 208.150 4 Tổng chi 15.670 46.336 89.599 162.599 5 Chênh lệch thu chi -617 6.604 30.841 45.551 Tính đến 08/05/2005 nguồn vốn 3.766.975tỷ tăng 175,8% so với 08/05/2004. Trong đó tiền gửi dân cư và các TCKT là 1.992 tỷ tăng 51,6% so với 08/05/2004. Tổng dư nợ: 1.342.808 tỷ tăng 21,81% so với 8/5/2004. Số lượng khách mở TK: 1179 tăng 152,9% so với 8/5/2004 Làm tốt công tác Thanh toán quốc tế: phục vụ khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế. Đảm bảo đủ ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán, tổng kết năm 2002 công tác thanh toán quốc tế được xếp loại trong những đơn dẫn đầu của toàn hệ thống. Tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh, đi đôi quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn kinh phí. Triển khai thành công chương trình hệ thống Ngân hàng bán lẻ và mô hình giao dịch một cửa: chương trình ngân hàng bán lẻ và mô hình giao dịch một cửa là cách thức giao dịch của một ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho KH, phù hợp với chủ trương cảI tiến, đơn giản hoá thủ tục hành chính của Đảng và Chính phủ. Luôn đổi mới các phương thức huy động vốn kết hợp các dịch vụ ngân hàng linh hoạt phù hợp với các đối tượng khách hàng. Kiên trì thực hiện và đổi mới phương thức phục vụ các dự án Ngày 2/5/2005 Tổng giám đốc đã ra quyết định số 487/NHNo-TTCNTT/2002 ngày 21/ /2002 cho phép triển khai thử nghiệm dự án Ngân hàng bán lẻ và giao dịch một cửa tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội từ 14/05/2002. Sau đó đến tháng 8/2002 Tổng giám đốc đã chính thức cho phép triển khai chương trình Ngân hàng bán lẻ trên toàn hệ thống Tổ chức đón tiếp tham quan, hướng dẫn cho hầu hết các Chi nhánh cấp I trong toàn quốc về mô hình Ngân hàng hiện đại. Tính đến nay, mặc dù mới được thành lập hơn 4 năm nhưng chi nhánh đã thiết lập được 3 chi nhánh cấp 2, 3 phòng giao dịch và 02 phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh. * Bộ máy tổ chức Chi nhánh 2001-2004 Tên phòng, Chi nhánh Đơn vị 2001 2002 2003 2004 Phòng Nghiệp vụ Phòng 5 5 6 7 CN cấp 2 Chi nhánh 0 1 2 2 Phòng giao dịch Phòng 5 3 4 4 Điểm giao dịch Điểm 0 0 2 2 Số CBNV Người 36 75 95 105 NHNo&PTNT Nam hà nội là một trong hai chi nhánh được Tổng giám đốc cho phép Thành lập phòng Thẩm định. Ngày 1/6/2003 Chi nhánh là đơn vị đầu tiên trong hệ thống NHNo Thành lập phòng Thẩm định Thay thế HĐTD của Chi nhánh. Tính đến hết năm 2004, số cán bộ toàn Chi nhánh là 105 đồng chí tăng 10 đồng chí so với năm 2003 (tương đương9,4%) Các khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp trên địa bàn trong đó các DNNN chiếm tỷ trọng cao nhất: Công ty CP Đầu tư và xây dựng Việt nam, Công ty TNHH Cavico Xây lắp điện, Cty XNK và hợp tác đầu tư Vilexim, Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, công ty Intimex, công ty Thực phẩm miền Bắc, công ty vận tảI Biển Đông, Cty CP XL&TBCN, Cty TNHH in bao bì Minh Hạnh, Công ty Hoàng lâm,… Chênh lệch lãI suất bình quân thực tế năm 2004: + LãI suất BQ thực tế đầu vào 0,41% tăng 0.053% tương đương 115% so với năm 2003 tăng 122% so với kế hoạch. + LãI suất BQ thực tế đầu ra: 0,765% tăng 0,073% tương đương111% so với năm 2003, tăng 106% so với kế hoạch. 2/ Chức năng của Chi nhánh Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp. 3. Nhiệm vụ 3.1 Huy động vốn - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoàI bằng đồng Việt nam và ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tráI phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. - Được phép vay vốn các tổ chức tàI chính, tín dụng trong nước khi Tổng Giám đốc NHNo cho phép. 3.2 Cho vay - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dàI hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dàI hạn bằng đồng Việt Nam đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế 3.3 Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của CHính phủ, Ngân hàng nhà nước và NHNo 3.4 Kinh doanh dịch vụ: thu chi tiền mặt, mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ tín dụng; két sất; nhận giữ, chiết khấu các loại giấy tờ trị giá được bằng tền, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tàI chính tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoàI nước; các dịch vụ Ngân hàng được nhà nước, NHNo cho phép. 3.5 Cân đối điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các Chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. 3.6 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối quỹ thu nhập theo quy định của NHNo 3.7 Thực hiện đầu tư dưới các hình thức: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức dầu tư khác đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo cho phép 3.8 Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo 3.9 Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đạo tạo tay nghề trên địa bàn (nếu được Tổng giám đốc NHNo Giao). 3.10 Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHNo. 3.11 Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo 3.12 Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy ché nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành Ngân hàng và Ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các Chi nhánh NHNo&PTNT. 3.13 Nghiên cứu phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với Kế hoạch kinh doanh của NHNo và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. 3.14 Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng Giám đốc NHNo. 3.15 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc NHNo giao. 4 Các phòng ban Hiện này, bộ máy tổ chức các phòng ban của NHNo&PTNT Nam Hà nội được tổ chức theo mô hình sau: Ban Giám đốc Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng Thẩm định Phòng Kế toán – Ngân qũy Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Nguồn vốn Phòng Kế hoạch – Kinh doanh CN Giảng Võ CN Tây Đô CN Nam Đô PGD số 4- Triệu Quốc Đạt PGD số 5 Thanh xuân PGD số 6 - ĐHKTQD ĐIểm GD Chùa Bộc ĐIểm GD Học viện ngân hàng 5. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5.1 Phòng Kế hoạch – kinh doanh - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãI đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoàI. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc CHính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tê, cá nhân trong và ngoàI nước. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng Giám đôc cho phép nhân rộng. - Giúp Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các Chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. - Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT giao 5.2 Phòng Kế toán – ngân quỹ: - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNH và NHNo - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tàI chính, quyết toán kế hoạch thu chi tàI chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trình NHNo cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tàI liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoàI nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phcụ vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT giao. 5.3 Phòng Hành chính - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo&PTNT - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ nhân viên và tàI sản của Chi nhánh NHNo&PTNT. - Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo - Đầu mối giao tiếp với Khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh NHNo&PTNT. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh NHNo&PTNT - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản sửa chữa TSCĐ, mua sám công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà ăn tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan - Thực hiện công tác thông tin , tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá - tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỉ cán bộ nhân viên. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT giao 5.4 Phòng Thanh toán quốc tế - Xây dựng và niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng. - Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ: mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và các dịch vụ ngoại hối khác theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN và các quy định của NHNo Việt nam đáp ứng nhu cầu giao dịch của Khách hàng. - Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng tại chi nhánh: thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền, thương lượng bộ chứng từ xuất khẩu, các dịch vụ về bao thanh toán. - Phát hành thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy định của NHNo Việt Nam: thư tín dụng dự phòng, bảo lãnh ngân hàng, các chứng từ bảo lãnh. - Thực hiện các giao dịch thanh toán phi mậu dịch cho các cá nhận trong và ngoàI nước. - Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại chi nhánh. - Tham mưu cho Ban giám đốc về các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. 5.5 Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: - Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT và các đơn vị trực thuộc theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHNo. - Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, NHNo. - Giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàn. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tàI chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng. - Báo cáo Tổng giám đốc NHNo, giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT kết quả kiểm tra và đề xuất bịên pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại. - GiảI quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh NHNo&PTN trên địa bàn trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo. - Làm đầu mối trong vệc kiểm toán độc lập , thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các Chi nhánh NHNo trên địa bàn; sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định. - Thực hiện báo các chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh, Trương Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao. 5.6 Phòng nguồn vốn - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dàI hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo. - Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. - Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo giao. 5.7 Phòng Thẩm định: - Thực hiện thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo phân cấp uỷ quyền. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án theo phân cấp uỷ quyền - Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định của NHNoViệt nam - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Giao. 6. Các lĩnh vực hoạt động: - Huy động vốn - Cho vay - Thanh toán - Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế - Dịch vụ chuyển tiền - Chiết khấu thương phiếu, tráI phiếu và các giấy tờ có giá. 7. Các sản phẩm dịch vụ - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dàI hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Cho vay thấu chi đối với các nhà phân phối. - Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên thông qua tổ chức công đoàn tại các DNNN. - Cho vay đối với các hộ mua nhà. - Cho vay trả góp - Cho vay theo hạn mức thấu chi - Giao dịch một cửa - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn trong và ngoàI nước, bảo lãnh dự thầu. - Thanh toán quốc tế và tàI trợ xuất nhập khẩu - Mua bán các loại ngoại tệ - TàI trợ, uỷ thác - Chiết khấu thương phiếu, các giấy tờ có giá - Dịch vụ chuyển tiền nanh Western Union - Dịch vụ chuyển tiền điện tử - Dịch vụ thu hộ, chi hộ - Dịch vụ tư vấn đầu tư thương mại - Dịch vụ Phone – Banking - Ngân hàng tại nhà HomeBanking - Một số sản phẩm dịch vụ khác. II/. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Nam hà Nội *Thuận lợi: Trong vàI năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng vẫn tiếp tục ổn định và phát triển. Năm 2004, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng khá - tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,7% - mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực. Một số doanh nghiệp đã dần đứng vững trong cơ chế thị trường, một số ngành, mặt hàng có uy tín trong nước và trên thị trường thế giới. Một số chính sách kinh tế của Nhà nước và cơ chế của ngành Ngân hàng đã tạo đIũu kiện cho các doanh nghiệp phát triển thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà nội nói riêng. Là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Ngân hàng có mạng lưới Chi nhánh nhiều nhất ở Việt Nam và trảI rộng khắp đất nước).Đây là thuận lợi cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ của mình rộng rãI trên phạm vi toàn quốc và có thể tận dụng mạng lưới thông tin của Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam; có nhiều thuận lợi trong việc thu hút đối tượng Khách hàng, xác định chiến lược kinh doanh, thị phần hoạt động… Năm vừa qua cũng là năm mà NHNo&PTNT Việt nam có nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu (TàI trợ giảI bóng đá AGRIBANKCUP, tổ chức huy động tiết kiệm AGRIBANK CUP; tiết kiệm với giảI thưởng bằng vàng “3 chữ A’; Đồng tàI trợ Festival Huế và nhiều sự kiện văn hoá, thể thao khác) khiến cho uy tín của toàn ngành được nâng cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Chi nhánh. Chi nhánh ra đời và hoạt động từ con số không nên không phảI chịu gánh nặng về tàI chính do hoạt động cũ để lại như những Chi nhánh khác. Đây là năm thứ 4 hoạt động nên Chi nhánh đã có được sự ổn định về tổ chức, đường lối chiến lược kinh doanh, Chi nhánh đã đI vào hoạt động và phát triển khá ổn định; ngày càng khẳng định được uy tín và chất lượng hoạt động kinh doanh của mình đối với Khách hàng. Chi nhánh có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được yêu cầu phát triển. Có trụ sở hoạt động khang trang (Tòa nhà 14 tầng hiện đại), thuận lợi cho việc tạo uy tín và thu hút khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh. Vị trí của ngân hàng rất thuận tiện: năm trên Quốc lộ 1, gần các nút giao thông quan trọng của Thành Phố: nút Vọng, nút giao thông Kim Liên …; bên cạnh đó địa bàn chưa có các Chi nhánh, phòng giao dịch khác do đó có khách hàng tiềm năng của Chi nhánh là khá lớn. Chi nhánh NHNo Nam Hà nội được sự ủng hộ và chỉ đạo sát sao của Tổng Giám đốc, HĐQT, Ban lãnh đạo và các phòng ban tại Trung tâm điều hành cả về đường lối và chiến lược kinh doanh, nghiệp vụ… Đội ngũ cán bộ, nhân viên giàu kinh nghiệm có trình độ cao (trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 70%), các nhân viên có độ tuổi từ 22-35 chiếm tỷ trọng cao. Hầu hết họ đều có khả năng làm việc độc lập và làm việc với áp lực cao cũng như thời gian dài. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ từng bước nâng cao đáp ứng yêu cầu cho việc triển khai thực hiện áp dụng công nghệ tin học trong hoạt động Ngân hàng. Mặt khác phong cách giao dịch của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh đã được thay đổi một cách căn bản tạo chữ tín trong quan hệ với Khách hàng. Đội ngũ cán bộ nòng cốt đều đạt trình độ Đại học, một số có học vị cao (2 tiến sỹ, 5 thạc sỹ); có khả năng tiếp thu và triển khai các nghiệp vụ mới. Chi nhánh đã mở thêm một số chi nhánh cấp II, phòng giao dịch nhờ đó đã góp phần mở rộng thị phần. Chi nhánh đầu tiên áp dụng thành công nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, giao dịch một cửa làm hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, tăng tiện ích cho Khách hàng, góp phần tạo vị thế, uy tín của Chi nhánh trong giao dịch với Khách hàng. Trong vàI năm trở lại đây tỷ giá đồng USD và một số đồng tiền khác với VNĐ tiếp tục ổn định mặc dù tỷ giá của các đồng tiền này trên thị trường tiền tệ thế giới liên tục biến động. * Khó khăn: - Là đơn vị phụ thuộc nên bị ràng buộc bởi nhiều quy định của cấp trên, hạn chế tính tự chủ trong quản lý và kinh doanh, không tạo được môI trường thông thoáng, tạo đIũu kiện cạnh tranh bình đẳng, mang tính thị trường. - Sự phát triển màng lưới tại đô thị lớn của các NHTM kèm theo nhiều hình thức, chiến dịch kinh doanh thu hút khách hàng mới khiến cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ở tất cả các lĩnh vực từ huy động vốn, cho vay đến các loại hình dịch vụ. - Sự biến động về giá cả trong nền kinh tế, giá vàng tăng nhanh khiến cho nhiều ngành kinh tế trong đó có ngành Ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng. - Quý IV/2004, do lãI suất ngân hàng biến động nhiều, cùng với toàn ngành NHNo&PTNT Nam Hà nội cũng phảI đối mặt với thực trạng khan hiếm nguồn vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kinh doanh của Ngân hàng. -Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên còn có những hạn chế nhất định, nhất là những nghiệp vụ hiện đại, chuyên môn về dịch vụ Ngân hàng theo tiêu chuẩn Quốc tế. Một số cán bộ chưa có kinh nghiệm thực tế, một số cán bộ mới chuyển từ các tỉnh về chưa thích nghi ngay với môI trường kinh doanh mới. *Cơ hội: Cơ hội triển khai các dịch vụ mới phù hợp nhu cầu thị trường để thu hút khách hàng, đặc biệt là nhân dân có cuộc sống ngày càng khá giả, nhu cầu các dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên đáng kể. Giảm chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận khi ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa các sản phẩm, quy trình thủ tục. Đã xây dụng chiến lược kinh doanh đúng đắn này từ khi mới thành lập, đIũu này đã đem lại thuận lợi rất lớn trong việc triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. * Thách thức: - Trên địa bàn có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các Ngân hàng. Các đối thủ cạnh tranh như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương có nguồn lực lớn mạnh, có sản phẩm cạnh tranh và quan hệ khắng khít với khách hàng. Bên cạnh đó còn có các ngân hàng ngoàI quốc doanh, loại hình này ít chịu chi phối theo các quy định của cơ quan nhà nước về kinh doanh. - Sự chậm chạp trong việc triển khai các kênh phân phối cũng như các sản phẩm dịch vụ mới sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh. - Chưa có hệ thống, phương pháp quản lý tiên tiến cũng như các chính sách chiến lược dàI hạn, chưa quy định đồng bộ về quy trình, tiêu chuẩn chất lượng đIều này làm giảm sức mạnh, uy tín trên thương trường. *Những thành tựu đạt được: Sau hơn 4 năm hoạt động, kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đang trở nên ổn định và ngày càng phát triển. Nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã có được kết quả đáng kể sau: @ Nguồn vốn Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm thể hiện như sau: năm 2004 tăng 148% so với năm 2003, năm 2003 tăng 224% so với năm 2002 và năm 2002 tăng 179% so với năm 2001- năm mới thành lập. Biểu đồ 1 : Đến thời điểm 31/12/2004 tổng nguồn vốn huy động được là 3.784.271 triệu, đạt 30% kế hoạch năm, tăng 148% so 31/12/2003. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc tăng cường huy động vốn trong quý IV/2004 nguồn vốn bình quân đã tăng thêm 152 tỷ so với 15/10/2004. *Cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu theo kỳ hạn: Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm so với 2003(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - Nguồn vốn không kỳ hạn 362.492 14,21 720.120 19,03 130,4 - Nguồn vốn có KH<12T 693.862 27,21 1.444.878 38,18 125,8 - nguồn vốn có KH từ 12T trở nên. 1.493.932 58,58 1.619.274 42,79 8,9 TĐ:+ NV có KH từ 12T đến<12T 1.079.341 42,32 1.033.795 27,32 -4,2 +NVtừ 24T – 60T 414.591 16,26 585.479 15,47 43,9 Tổng nguồn 2.550.286 100 3.784.272 100 48,4 Việc mở rộng mạng lưới đã có tác động tăng thêm nguồn tiền gửi không kỳ hạn của kế hoạch trong năm. Cơ cấu theo đồng tiền: Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm so với 2003(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - Nguồn vốn nội tệ 2.101.784 82,41 3.061.582 80,9 45,67 - Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ 448.502 17,59 722.690 19,1 61,13 Tổng nguồn 2.550.286 100 3.784.272 100 48,4 Theo bảng số liệu trên, năm 2004 nguồn huy động tăng chủ yếu bên “Nguồn vốn nội tệ” tăng 959.798 triệu so với năm 2003 và chiếm 80,9% tổng nguồn huy động của năm. Cơ cấu theo tự lực: Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm so với 2003(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nguồn huy động hộ TW 433.591 17 432.819 11,44 -0,2 Nguồn huy động được tại địa phương 2.116.695 83 3.351.453 88,56 58,3 +Nội tệ 1.660.228 65,11 2.665.636 70,44 60,6 +Ngoại tệ 456.467 17,89 685.815 18,12 50,2 Tổng Nguồn 2.550.268 100 3.784.272 100 48,4 Như vậy theo cơ cấu này thì tổng nguồn huy động năm 2004 tăng so với năm 2003 chủ yếu là do tăng nguồn huy động tại địa phươn, mức tăng 58,3% so với năm 2003, chiếm 88,56% trong tổng nguồn huy động và đạt 116% so với kế hoạch. Trong đó, nguồn nội tệ tăng tới 60,6%, còn nguồn ngoại tệ tăng 50,2% so với năm 2003, tốc độ tăng khá cao nhưng so với kế hoạch năm 2004 giao chưa đạt vì kế hoạch năm 2004 giao quá cao (tăng 90%). - Cơ cấu theo loại nguồn vốn: Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm so với 2003(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi dân cư 874.622 34,29 1.121.080 29,62 31,0 TĐ: ngoại tệ quy VND 318.321 12,48 318.321 8,41 75,3 Tiền gửi TCTD 859.643 33,71 1.224.447 32,36 43,9 TĐ: Ngoại tệ quy đổi VND 268.029 10,51 268.029 7,08 -29,5 Tiền gửi TCKT, TCXH 299.370 11,74 1.026.121 27,12 243,9 TĐ: ngoại tệ quy đổi VNĐ 54.440 2,13 54.440 1,44 -6,7 Vốn uỷ thác đầu tư (Trừ NHCS) 516.651 20,26 412.620 10,9 -20,0 TĐ: Ngoại tệ quy đổi VNĐ 15.645 0,61 12.621 0,33 -19,3 Tổng nguồn 2.550.286 100 3.784.272 100 48,4 Như vậy, theo số liệu trên năm 2004 tiền gửi dân cư tăng 265 tỷ so với năm 2003 tăng 31% tỷ trọng đạt 30%, so với kế hoạch đạt 86%; nguồn vốn TCTD theo chỉ đạo của NHTWƯ đã giảm dần trong quý 3 chỉ tăng lên trong quý 4 mức tăng 374 tỷ tương đương 43,9%. Năm 2003 nguồn vốn của Chi nhánh tăng nhanh chủ yếu là do trong năm Chi nhánh đã nhận được nguồn vốn uỷ thác đầu tư khá lớn: 516.651 triệu, chiếm 20,26% tổng nguồn vốn; năm 2004, con số này chỉ là 412.620triệu chiếm 10,9% tổng nguồn huy động và giảm 20% so với năm 2003. Nguồn vốn uỷ thác năm 2004 của Chi nhánh giảm chủ yếu ở khoản mục VNĐ. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2003 và 2004 không có sự chuyển biến lớn: Năm 2003, tỷ trọng tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất 34,29%, sang năm 2004 tỷ trọng cao nhất thuộc về “Tiền gửi TCTD” 32,36% tiếp đến mới là ‘ Tiền gửi dân cư” 29,62%. @ Sử dụng vốn: Biểu đồ 2: Đơn vị: triệu đồng. Số liệu trên cho thấy, Tổng dư nợ của Chi nhánh tăng khá cao qua các năm: Tổng dư nợ đến 31/12/2004 đạt 1571 tỷ, tăng 293 tỷ so với 31/12/2003 và tốc độ tăng trưỏng tín dụng so với năm 2003 là 22,9%. Trong đó: + Dư nợ TW 697.630 trđ tăng 4,4% so với năm 2003 + Dư nợ địa phương là 873.764trđ tăng 43,2% so với năm 2003. - Cơ cấu dư nợ địa phương * Theo thời gian: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm so với 2003(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 398.142 65,24 580.765 66,47 45,9 Trung hạn 30.943 5,07 132.203 15,13 327,2 DàI hạn 181.192 29,69 160.796 18,4 -11,3 Tổng dư nợ 610.277 100 873.764 100 43,2 Theo bảng số liệu trên, tổng dư nợ năm 2004 tăng 263.847 trđ tương đương 43,2% so với năm 2003. Trong đó chủ yếu tăng do dư nợ trung hạn: 101.260 trđ tương đuơng 327,2%, dư nợ dàI hạn lại có xu hướng giản 20,39% trđ tương đương 11,36%. Như vậy, trong cơ cấu dư nợ theo thời gian hai năm vừa qua dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất >65% và dư nợ trung hạn có xu hướng tăng lên. * Theo thành phần kinh tế tại địa phương: Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng giảm so với 2003(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - DNNN 521.113 85,39 671,885 76,89 28,9 TĐ dư nợ trung, dàI hạn 181.193 29,69 225.767 25,85 24,6 Số DN còn dư nợ 19 26 17,45 36,8 - DNNQD 60.697 9,95 152.446 2,04 151,2 TĐ dư nợ trung, dàI hạn 10.954 1,79 17.799 62,5 Số DN còn dư nợ 35 64 82,9 - Dư nợ HTX 0 100 TĐ dư nợ trung, dàI hạn 0 100 Số HTX còn dư nợ 0 1 - Tư nhân, cá thể, hộ gia đình 28.467 4,66 49.333 5,65 73,3 TĐ dư nợ trung, dàI hạn 19.988 3,28 37.189 4,26 86,1 Số hộ còn dư nợ 491 807 64,4 Tổng dư nợ 610.277 100 873.764 100 43,2 Như vậy, trong 2 năm qua dư nợ đối với các DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất >75% đặc biệt năm 2004 lên tới 85,39%. Năm 2004 dư nợ đối với các DNNN tăng 150.772 trđ tương đương 28,9% so với năm 2003 chiếm tỷ trọng 76,89% trong tổng dư nợ; trong khi đó năm 2003 tỷ trọng này là 85,39%. Năm 2004 đánh dấu sự tăng trưởng dư nợ đối với các DNNQD, tăng hơn 2,5 lần tương đương 151,25 so với năm 2003, bên cạnh đó là sự giảm sút dư nợ đối với các DNNN trong tổng dư nợ. Và số khách hàng còn dư nợ tăng mạnh nhất tập trung chủ yếu ở các hộ tư nhân cá thể và hộ gia đình, tăng 316 hộ so với năm 2003. Nợ quá hạn: 31/12/2002: Chi nhánh không có nợ quá hạn; 31/12/2003: + NQH là 2.264trđ, trong đó: +NQH bằng VNĐ 2.264trđ + NQH bằng ngoại tệ : 0 đ 31/12/2004: NQH là 545trđ, trong đó + NQH bằng VND 545 trđ + NQH Bằng ngoại tệ: 0 trđ Như vậy NQH đầu năm 2004 là 2.262 trđ đến 31/12/2004 chỉ còn 545 trđ, giảm 1.717 triệu tương đương 75,9%; tỷ lệ NQH là 0,06% dưới mức TW cho phép 1%. Tuy nhiên có NQH nhóm II ( công ty TNHH Thiên Lưong 296 triệu). Đơn vị triệu đồng STT Chỉ tiêu 31/12 /04 (+)(-) so với năm 2003 NQH nhóm 2 NQH nhóm 3 NQH nhóm 4 Số dư % Số dư % Số dư % I Tổng dư NQH 545 (1.718) 247 45 298 55 Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 0,03% -0,14% 1 - Dư NQH DNNN 2 - NQH DNNQD 296 (996) 296 100 3 Dư NQH HTX 249 -722 247 99 2 1 4 Dư NQH tư nhân, cá thể, hộ gia đinh II Nợ chờ xử lý (TK 28) III Nợ khoanh (TK 29) *Trích lập Dự phòng rủi ro: Đơn vị: Triệu đồng Năm Số tiền 2002 1519 2003 1179 2004 1959 Như vậy, năm 2002 mặc dù không có NQH nhưng theo Quy chế điều hành của Tổng Giám Đốc, Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro số tiền 1.519 trđ. Sang năm 2003 mặc dù NQH khá cao 2.264 trđ nhưng số trích lập chỉ là 1.179 trđ, giảm so với năm 2002 là 22,38%. Năm 2004 số trích lập lại tăng đột biến, tăng 66,23% so với năm 2003 và tăng 28,97% so với năm 2002 cho dù NQH đã giảm mạnh so với năm 2003. Số trích lập dự phòng tăng cao trong năm 2004 - điều này sẽ làm tăng chi phí cho Chi nhánh vì theo quy chế mới số trích lập dự phòng rủi ro sẽ được tính vào chi phí mà không lấy từ lợi nhuận sau thuế như trước đây. Đầy sẽ là một khó khăn đối với các NHTM Việt Nam hiện nay nói chung và Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng. Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong năm 2003,2004 hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra khá nhộn nhịp, doanh số thanh toán hoạt động xuất nhập khẩu tăng khá. Chi nhánh ngày càng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu của Khách hàng trong và nước về việc thanh toán hoá đơn xuất nhập khẩu, bảo lãnh, mở L/C, thanh toán L/C…; đảm bảo đủ ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán, điều này đã góp phần tăng nguồn thu dịch vụ cho Chi nhánh mở rộng hoạt động, nâng cao chất lượng thanh toán cả về thời gian và thủ tục, góp phần tăng trưởng tín dụng nội tệ và ngoại tệ… từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn Thành phố. Năm 2002, công tác Thanh toán quốc tế của Chi nhánh được xệp loại một trong những đơn vị dẫn đầu của toàn hệ thống. Kết quả tàI chính: Theo bán cáo tàI chính do đơn vị lập, chênh lệch thu chi năm 2003 đạt 30.841trđ, năm 2004 đạt 45.551trđ đạt 147% kế hoạch năm và tăng 47,69% so với năm 2003. Qua 4 năm hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội đã có chênh lệch thu lớn hơn chi, thu nhập cán bộ nhân viên đạt mức cao trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Quỹ thu nhập đủ chi lương, thưởng và ăn ca theo chế độ. Các tiêu chí chấm điểm thi đua của Chi nhánh đều đạt và vượt ở mức cao so với kế hoạch đề ra. Kết quả đó chứng tỏ sự phát triển và hoạt động một cách có hiệu quả của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội. Mục tiêu, giảI pháp hoạt động kinh doanh năm 2005: Mục tiêu phấn đấu: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2005, cố gắng đưa Chi nhánh vươn lên ngang tầm với những đơn vị “mạnh” trên địa bàn hà nội Hướng tới mục tiêu là Ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh Định hướng chung: + Nguồn vốn: 4.100 tỷ bẳng 123% so với năm 2004 và tăng 30% so với 15/10/2004 (toàn ngành 22%) + Dư nợ: 1.500 tỷ (không kể dư nợ hộ TW, tăng 72% so với 31/12/2004 , tăng 57% so với 15/10/2004. đây là mức rất cao. + Nợ quá hạn: <= 1% + TàI chính: Quỹ thu nhập: 48 tỷ tăng 6,6% + Giữ vững danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn vững mạnh, Đoàn thanh niên xuất sắc. Các biện pháp chính sẽ triển khai thực hiện năm 2005 - Đẩy mạnh công tác tín dụng đI đôI với việc nâng cao chất lượng tín dụng. - Mở rộng thêm mạng lưới, tăng thêm 2 phòng giao dịch. - Tìm mọi biện pháp tăng cường huy động vốn, nhất là huy động vốn dân cư, từ các tổ chức kinh tế, từ các dự án. - Nâng cao chất lượng công tác tự đào tạo. - Tổ chức việc khoán tàI chính cho các đơn vị trực thuộc, chỉnh sửa lại cơ ché khoán, cơ chế giao kế hoạch. - Phát triển các dịch vụ Ngân hàng: trang bị thêm máy ATM; chuyển tiền điện tử, chi hộ lương, thu hộ học phí của một số trường học. Kết luận Qua gần 4 năm hoạt động, Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận: nguồn vốn huy động không ngừng tăng qua các năm, nợ xấu và nợ quá hạn có xu hướng giảm, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được đa dạng hoá, mạng lưới chi nhánh cấp II và phòng giao dịch được mở rộng, liên tục đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ cho xử lý công việc, chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng cao, trình độ các cán bốn nhân viên tăng cao,ứng dụng nhiều phầm mềm tin học mới, đời sống của cán bộ nhân viên được nâng cao… Tuy vậy, trong thời gian qua NHNo Nam Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn: sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn, sự biến động về lãI suất và giá cả trong nền kinh tế, sự khan hiếm nguồn vốn. Bên cạnh đó là một số tồn tại: chất lượng tín dụng chưa cao, việc triển khai và thực hiện các đề án còn nhiều bất cập, tiến độ giảI ngân và xét duyệt hồ sơ còn chậm, tháI độ phục vụ của nhân viên ngân hàng chưa tốt, việc áp dụng công nghệ mới nhìn chung chưa rộng… Như đã nói ở trên, Chi nhánh NHNo Nam Hà nội là một trong số các Chi nhánh hoạt động năng động và hiệu quả nhất trong hệ thống các chi nhánh NHNo Việt nam. Chi nhánh đã, đang và ngày càng khẳng định uy tín và vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay, Chi nhánh đang thực hiện chiến lược thu hút khách hàng rất hiệu quả. Với đà này, trong tương lai khong xa Chi nhánh có thể vượt lên dẫn đầu toàn hệ thống về nhiều mặt: huy động vốn, đầu tư, tiếp thị khách hàng, mở rộng thị phần. Do thời gian thực tập không dàI, các số liệu thu thập chưa phản ánh toàn diện các hoạt động của Ngân hàng, việc phân tích và xử lý số liệu cũng chưa đầy đủ và chưa phản ánh hết những thành tích mà Ngân hàng đã đạt được cũng như những khó khăn, tồn tại của Chi nhánh trong thời gian qua nên bàI viết còn nhiều hạn chế. Và một lần mữa mong được sự chỉ bảo của cô! Chân thành cảm ơn cô!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34792.doc
Tài liệu liên quan