Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hạ Long - Chi nhánh cấp II tỉnh Quảng Ninh

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì nguồn vốn cũng luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là trong nghành Ngân hàng thì vốn là yếu tố đầu tiên để chứng minh sự tồn tại của mình. Hơn nữa, ngành Ngân hàng phải làm thế nào để thực hiện chức năng chính của mình đó là huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế sao cho có hiệu quả và an toàn nhất. Qua thời gian thực tập tại NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long, em đã tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ của Ngân hàng đặc biệt là nghiệp vụ huy động vốn. Dựa vào những số liệu thực tế phân tích những ưu, nhược điểm trong hoạt động của Ngân hàng để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn trong công tác huy động vốn tại chi nhánh.

doc18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hạ Long - Chi nhánh cấp II tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Như chúng ta đã biết huy động vốn luôn là mục tiêu chính trong các Ngân hàng thương mại. Tìm kiếm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế là vô cùng quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đang có sự bùng nổ về số lượng các Ngân hàng thương mại trong và ngoài Quốc doanh. Vậy mỗi Ngân hàng làm thế nào để thu hút được một lượng vốn lớn, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án trung và dài hạn chính là động lực thúc đẩy các Ngân hàng thương mại ra sức cạnh tranh để thu hút khách hàng. Bên cạnh các Ngân hàng lớn đã tạo được chỗ đứng và niềm tin khách hàng trên thị trường thì các Ngân hàng, Chi nhánh nhỏ vấn đề thu hút nguồn vốn được đặt lên hàng đầu, tìm vốn để đầu tư và để cạnh trạnh. Với mong muốn được tìm hiểu và bổ sung kiến thức đã được học ở trường về các nghiệp vụ Ngân hàng, đồng thời bổ trợ cho quá trình hoàn thành luận văn cuối khoá học. Thời gian qua em đã được tiếp xúc và tìm hiểu một số nghiệp vụ tại NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long - chi nhánh cấp II của NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh. Qua quá trình thực tập, được sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên của NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Trương Minh Du em đã mạnh dạn chọn nghiệp vụ huy động vốn làm đề tài trong báo cáo thực tập của mình. Do hiểu biết còn hạn hẹp và thời gian thực tập chưa đủ dài nên trong báo cáo thực tập của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp của các Thầy Cô. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Ân Chương I Khái quát về NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long 1. Khái quát chung về NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long là chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh. NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long là một Ngân hàng còn non trẻ, vừa ra đời ngày 26/01/2005 theo Quyết định thành lập số 390/QĐ/HĐQT – TCCB của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo & PTNT Việt Nam ngày 22/10/2004. Khi mới thành lập chỉ có 8 cán bộ nhân viên nhưng cơ cấu là một Ngân hàng cấp II nên Ngân hàng cũng chia thành các phòng nghiệp vụ như: phòng Kế toán, phòng Ngân quỹ, phòng Tín dụng… Sau đó số cán bộ nhân viên chính thức đã dần tăng lên, đến nay đã có 13 cán bộ nhân viên trong biên chế và còn thêm 5 cán bộ làm việc hợp đồng thời vụ. Tuy với số nhân viên còn hạn chế nhưng các phòng, tổ nghiệp vụ vẫn đảm đương nhiệm vụ, nghiệp vụ của mình như một Ngân hàng lớn. Các phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam kèm theo quyết định 454 và quy định tổ chức điển hình, lề lối làm việc tại NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long làm tham mưu cho Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó, do ít người và là chi nhánh mới thành lập nên các nhân viên trong Ngân hàng và các phòng đều phải hỗ trợ, giúp đỡ hợp tác đoàn kết trong công việc. Chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long đóng trụ sở tại Phường Hồng Hải Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh - là nơi không tập trung các đầu mối trung tâm kinh doanh buôn bán sầm uất, cùng với việc là chi nhánh mới, địa điểm hơi sâu khuất nên người dân chưa biết đến nhiều. Đây là một khó khăn đối với ngân hàng. Tuy nhiên với nỗ lực của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên không kể ngày đêm, không quản ngại khó khăn, với phương châm “Phục vụ khách hàng tận nhà”, tận tình chu đáo với khách hàng… Song song với việc mở thêm Phòng giao dịch cột 8 (Ngày 19/9/2005) tại Phường Hồng Hà đến nay NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long đã được nhiều người biết đến và thu hút được nhiều khách hàng, cá nhân cũng như các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ không chỉ trong địa bàn mà nhiều vùng lân cận và nhiều khách hàng ở xa cũng tìm tới. Từ con số hạn chế ban đầu, qua hơn một năm nỗ lực của Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Ngân hàng cấp trên, đến nay NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long đã đạt được những kết quả đáng kể. Dư nợ tín dụng trên 17 tỉ VND, nguồn vốn đạt trên 30 tỉ VND, tổng thu 2.088 triệu VND, trong đó dịch vụ là 50 triệu VND. 2. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long Hiện nay NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long có 14 cán bộ công nhân viên biên chế và 7 lao động hợp đồng, trong đó số nhân viên có trình độ đại học là 10/14 chiếm 71,4% còn lại là các nhân viên được đào tạo cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long có 4 phòng chức năng hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Sơ đồ tổ chức của NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long Giám đốc Phó Giám đốc P. Kế toán P. Tín dụng P. Hành chính P. Giao dịch Nhiệm vụ của các phòng: * Phòng Kế toán – Ngân quỹ: - Trực tiếp hạch toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn, trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. - Chấp hành báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. * Phòng Tín dụng: - Xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với tổng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín (sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu) và gắn tín dụng sản xuất lưu thông và tiêu dùng. - Đề xuất chiến lược khách hàng, huy động vốn tại địa phương. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn đạt hiệu quả cao. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn cho NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long hướng kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh và NHNo & PTNT Việt Nam. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền, nắm bắt thông tin phòng ngừa rủi ro và đề xuất xử lý rủi ro tín dụng trình với ban giám đốc. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên trường hợp vượt mức phán quyết của chi nhánh. - Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các phòng giao dịch trực thuộc. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn làm tham mưu cho lãnh đạo điều hành hoạt động đơn vị. - Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. * Phòng Hành chính: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của ngân hàng và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và giao kết hợp đồng tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. - Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo & PTNT Việt Nam.ư - Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. - Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, thăm hỏi ốm đau hiếu hỉ của cán bộ nhân viên. * Phòng Giao dịch: - Huy động vốn trong nước cả nội tệ và ngoại tệ của mọi tổ chức kinh tế, cá nhân, dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. - Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng. - Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do giám đốc giao. - Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin vay vượt quyền phán quyết trình giám đốc xét duyệt cho vay. - Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng đã được giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long phê duyệt. - Theo dõi chặt chẽ khoản dư nợ, phân tích nợ quá hạn để chủ động thu và đề xuất phương án xử lý nợ quá hạn. - Mở tài khoản tiền gửi và dịch vụ chuyển tiền. - Thực hiện thu, chi tiền mặt. - Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng, các hồ sơ lưu của khách hàng và quản lý tài sản, trang thiết bị làm việc. - Tuyên truyền quảng cáo, giải thích các quy định về huy động vốn và thủ tục cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam. Chương II - Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long I. Hoạt động của NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long 1. Tình hình hoạt động vốn Do chi nhánh mới thành lập nên mục tiêu của chi tiêu của chi nhánh đặt ra trước mắt là huy động vốn để cho vay, chính vì vậy công tác huy động vốn được đặt lên hàng đầu. Sau gần 2 năm hoạt động vốn huy động của NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long ngày một tăng. Trong 06 tháng đầu năm 2005 số vốn huy động được 21 tỷ VND, 06 tháng cuối năm 2005 số dư nguồn vốn huy động đã lên tới gần 30 tỷ VND, tăng 25% so với 06 tháng đầu năm. Năm 2006, 06 tháng đầu năm số dư nguồn vốn lưu động lên tới con số 46 tỷ VND tăng 35% so với 06 tháng cuối năm 2005, và tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. Về chất lượng nguồn vốn cũng khá tốt và chắc chắn, có tới 40 – 50% là vốn có kỳ hạn, điều này cho thấy ngân hàng có tiềm lực rất lớn về nguồn vốn, là tiền đề tốt để ngân hàng đầu tư tín dụng cho mọi thành phần kinh tế trên địa bàn và thanh toán với khách hàng. 2. Hoạt động tín dụng Với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long đang từng bước tiếp cận thị trường thu hút thêm nhiều nguồn tiền gửi để từ đó định hướng phát triển trong các bước tiếp theo. Tính đến ngày 30/6/2005 dư nợ chỉ có 28 tỷ VND, con số này lên tới gần 32 tỷ VND vào cuối năm 2005 (tăng gần 12%). Đến đầu năm 2006, tổng dư nợ là 38,2 tỷ VND (tăng 14%). Tính từ khi thành lập đến nay nhìn chung tổng dư nợ của chi nhánh gia tăng đáng kể và ta có thể thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang có những bước phát triển lớn mạnh, được thể hiện qua bảng dưới đây: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 30/6/2005 31/12/2005 30/06/2006 Dư nợ Trong đó: Dư nợ trung hạn Dư nợ ngắn hạn 28.020 14.500 13.520 31.630 17.100 14.530 38.282 30.572 17.710 Tổng vốn huy động 210.100 304.300 352.000 Tăng trưởng 44.8% 15.6% 3. Hoạt động thanh toán Nhìn chung ta thấy hoạt động thanh toán của ngân hàng liên tục tăng, điều này cho ta thấy ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn và các khoản tiền luân chuyển qua ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2005 6 tháng cuối năm 2005 6 tháng đầu năm 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Thanh toán không dùng tiền mặt 97,20 91,31% 13,192 91,40% 14,740 91,46% Thanh toán tiền mặt 9,25 8,69% 1,240 8,60% 1,376 8,54% Tổng 106,45 100% 14,432 100% 16,116 100% 4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Đây là mặt còn hạn chế của NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long. Do mới thành lập, địa bàn xa khuất nên về mảng kinh doanh ngoại tệ và tiền tệ quốc tế, chi nhánh còn phụ thuộc vào NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh. Tại chi nhánh chỉ thực hiện mua chứ không bán ngoại tệ. Thanh toán L/C và thanh toán nhờ thu hầu như không có. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng trong thời gian tới ngân hàng đang cố gắng hoàn thiện để đưa tới khách hàng dịch vụ tốt nhất. 5. Kết quả kinh doanh Sau hơn 1 năm thành lập, NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long hoạt động là một ngân hàng độc lập với các nghiệp vụ huy động vốn, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ khách. Kết quả kinh doanh của khá tốt tuy chưa cao nhưng ngân hàng cũng đã thể hiện được tiềm lực của mình trên con đường phát triển sau này. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2005 6 tháng cuối năm 2005 6 tháng đầu năm 2006 Doanh thu 1.534 2.033 2.079 Chi phí 1.320 1.755 1.579 Lợi nhuận ròng 214 278 500 II. Các nghiệp vụ kế toán của NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long là chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh do đó mọi giao dịch cũng được hạch toán theo các nguyên tắc hạch toán toàn ngành như sau: 1. Tài khoản sử dụng a. Tài khoản sử dụng: Các tài khoản sử dụng tron nghiệp vụ huy động vốn được bố trí ở loại 4 (các tài khoản phải trả) trong hệ thống tài khoản của tổ chức tín dụng. * Các khoản tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá: - Bên Nợ ghi: Số tiền Ngân hàng phải trả (khách hàng lấy ra). - Bên Có ghi: Số tiền Ngân hàng nhận của khách hàng (số tiền khách hàng gửi vào). - Số dư có: Phản ánh số tiền khách hàng gửi tại Ngân hàng. - Hạch toán chi tiết: Mở chi tiết theo từng loại tiền gửi. * Các khoản đi vay: - Bên Có ghi: số tiền Ngân hàng phải trả nợ. Số tiền bị xử lý chuyển nợ quá hạn. - Bên Nợ ghi: Số tiền Ngân hàng đi vay. - Số dư nợ: Phản ánh số tiền còn nợ Ngân hàng khác. - Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại cho vay và theo từng Ngân hàng cho vay. * Tài khoản nhận vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư: - Bên Nợ ghi: Số vốn chuyển trả lại các tổ chức giao vốn. - Bên Có ghi: Số vốn nhận của Chính phủ, các tổ chức Quốc tế và tổ chức cho Ngân hàng. - Số dư bên có: Phản ánh số vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư được giao đang sử dụng. - Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức giao vốn và từng loại vốn. b. Chứng từ: Chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ huy động vốn gồm: - Chứng từ tiền mặt: Giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt. - Chứng từ thanh toán KDTM: Séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi. - Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Các loại sổ tiết kiệm. 2. Kế toán các hình thức huy động chủ yếu a. Kế toán tiền gửi thanh toán: * Kế toán nhận tiền gửi thanh toán: + Kế toán nhận tiền gửi thanh toán bằng tiền mặt. Người gửi tiền lập giấy nộp tiền kèm theo tiền mặt vào Ngân hàng. Căn cứ vào chứng từ thu tiền mặt, khi đã thu đủ tiền kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Bút toán phản ánh: - Bên Nợ ghi: Tài khoản tiền mặt. - Bên Có ghi: Tài khoản tiền gửi của người nộp tiền. + Kế toán nhận tiền bằng chuyển khoản: Ngân hàng nhận tiền gửi bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như: bảng kê nộp séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi … Căn cứ vào chứng từ này kế toán kiểm soát và vào sổ kế toán chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Bút toán phản ánh: - Bên Nợ ghi: Tài khoản tiền gửi của người chi trả (nếu thanh toán không cùng Ngân hàng) hoặc tài khoản thanh toán vốn giữa các Ngân hàng (nếu thanh toán khác Ngân hàng). - Bên Có ghi: Tài khoản tiền gửi cho người thụ hưởng. * Kế toán chi trả cho người thanh toán: + Chi trả bằng tiền mặt: Chủ tài khoản phải phát hành séc tiền mặt gửi Ngân hàng để lĩnh tiền mặt từ tài khoản thanh toán. Khi nhận séc kế toán phải kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm soát số dư tài khoản, hạn mức thấu chi (nếu áp dụng thấu chi tài khoản) vào sổ kế toán chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Bút toán phản ánh: - Bên Nợ ghi: tài khoản tiền gửi thanh toán. - Bên Có ghi: Tài khoản tiền mặt. + Chi trả bằng chuyển khoản. - Chủ tài khoản sử dụng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như: Uỷ nhiệm chi, séc bảo chi… Để trích tài khoản của mình chuyển trả cho người bán hoặc uỷ nhiệm thu để trích tài khoản của người mua chuyển vào tài khoản của người bán. Kế toán kiểm soát chứng từ, vào sổ tài khoản chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Bút toán phản ánh: - Bên Nợ ghi: Tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản (người chi trả) - Bên Có ghi: Tài khoản tiền gửi thanh toán của ngưởi thụ hưởng (nếu thanh toán cùng Ngân hàng). Hoặc tài khoản thanh toán vốn giữa các Ngân hàng (nếu thanh toán khác Ngân hàng). * Kế toán trả lãi vào tài khoản tiền gửi thanh toán: Hàng tháng (vào ngày 26 hoặc 27) kế toán tính lãi phải trả các tài khoản tiền gửi thanh toán và đến cuối tháng số lãi này được nhập vào tài khoản của đơn vị (đối với tiền gửi thanh toán) hoặc trả cho khách hàng (đối với tiền gửi tiết kiệm). Số lãi trong tháng = số tiền gửi x Lãi suất tháng Tổng số tích luỹ = S [Số dư có TK thanh toán x Số ngày dư có thực tế trong tháng] Bút toán phản ánh: - Bên Nợ ghi: Lãi phải trả khách hàng. - Bên Có ghi: Tài khoản tiền gửi của khách hàng. * Kế toán tiền gửi có kỳ hạn: Căn cứ vào giấy nộp tiền vào sổ chi tiết hoặc nhập số liệu vào máy tính. + Nếu khách hàng gửi tiền bằng tiền mặt: Bút toán phản ánh: - Bên Nợ ghi: Tài khoản tiền mặt. - Bên Có ghi: Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn theo 2 trường hợp: Tài khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng (số hiệu 4132) hoặc tài khoản tiền gửi từ 12 tháng trở lên (số hiệu 4313). + Khách hàng trích từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Căn cứ vào giấy rút tiền và gửi tiền kế toán ghi: Bên nợ ghi: Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Bên có ghi: Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (TK 4312 hoặc 4313) * Kế toán chi trả tiền gửi có kỳ hạn: Khi khách hàng rút tiền ở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn phải rút gọn số tiền của kỳ hạn. Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Khách hàng lập giấy lĩnh tiền tiền mặt, kế toán căn cứ giấy lĩnh tiền tiền mặt ghi: - Bên Nợ ghi: Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. - Bên Có ghi: Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. * Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn: Việc tính lãi được hạch toán theo phương pháp tính theo món theo công thức sau: Tiền lãi = Số tiền gửi vào x Thời gian gửi x Lãi suất tiền gửi/Tháng (Tháng) Khi tính được số lãi phải trả vào cuối tháng kế toán lập chứng từ và hạch toán. - Bên Nợ ghi: Tài khoản chi phí trả lãi. - Bên có ghi: Tài khoản lãi phải trả khách hàng. Khi khách hàng đến lĩnh tiền kế toán lập phiếu chi trả và hạch toán: - Bên nợ ghi: Tài khoản lãi phải trả. - Bên Có ghi: Tài khoản thích hợp (Tài khoản tiền mặt hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn). b. Kế toán tiền gửi tiết kiệm: + Khi khách hàng đến gửi tiền vào: Căn cứ giấy nộp tiền khách hàng lập kế toán ghi: - Bên Nợ ghi: Tài khoản tiền gửi tiết kiệm. - Bên Có ghi: Tài khoản tiền mặt. + Trả lãi tiền gửi tiết kiệm Lãi tiền gửi tiết kiệm được ngân hàng tính trước hàng tháng để ghi nhận vào tài khoản “Lãi phải trả”. Khi khách hàng lĩnh lãi thì ghi giảm tài khoản lãi phải trả. Nếu trả lãi bằng tiền mặt, kế toán lập phiếu chi và ghi: - Bên Nợ ghi: Tài khoản lãi phải trả khách hàng. - Bên Có ghi: Tài khoản tiền mặt. Nếu trả lãi ghi nhập vào tài khoản của khách hàng, kế toán lập phiếu chuyển khoản ghi: - Bên Nợ ghi: Tài khoản lãi phải trả. - Bên Có ghi: Tài khoản phải trả của khách hàng. c. Kế toán phát hành giấy tờ có giá * Kế toán giai đoạn phát hành: Người mua các loại giấy tờ có giá viết giấy nộp tiền kèm tiền mặt nộp vào ngân hàng. Căn cứ giấy nộp tiền, kế toán lập sổ. Kế toán áp dụng 2 cách tính như sau: + Kế toán kỳ phiếu, trái phiếu trả lãi trước Căn cứ vào giấy nộp tiền ghi: - Bên Nợ ghi: Tài khoản tiền mặt. - Bên Có ghi: Tài khoản kỳ phiếu, trái phiếu. Bút toán phản ánh: Kế toán lập phiếu chi tiền lãi và ghi: - Bên Nợ ghi: Tài khoản chi phí chờ phân bổ. - Bên Có ghi: Tài khoản tiền mặt. + Kế toán kỳ phiếu, trái phiếu trả lãi sau: Căn cứ giấy nộp tiền kế toán ghi: - Bên Nợ ghi: Tài khoản tiền mặt. - Bên Có ghi: Tài khoản kỳ phiếu, trái phiếu. Đồng thời kế toán tiến hành tính lãi của kỳ thứ nhất (có thể là tháng hoặc quý) để hạch toán vào tài khoản “Lãi phải trả khách hàng”: - Bên Nợ ghi: Tài khoản chi phí (chi trả lãi) - Bên Có ghi: Tài khoản lãi phải trả khách hàng. * Kế toán giai đoạn thanh toán giấy tờ có giá. +Kế toán thanh toán giấy tờ có giá tả kãi trước: Căn cứ giấy lĩnh tiền kế toán ghi: -Bên Nợ ghi: Tài khoản kỳ phiếu trái phiếu thích hợp -Bên Có ghi:Tài khoản tiền mặt. +Kế toán thanh toán giấy tờ có giá trả lãi sau: Chi gốc: căn cứ giấy lĩnh tiền kế toán ghi. - Bên Nợ ghi: Tài khoản kỳ phiếu, trái phiếu. - Bên Có ghi: Tài khoản tiền mặt. Chi lãi: Kế toán lập phiếu chi, ghi: - Bên Nợ ghi: Tài khoản lãi phải trả - Bên Có ghi: Tài khoản tiền mặt. Kiến nghị NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long là chi nhánh còn non trẻ, vì vậy càng cần sự quan tâm của cấp trên nhiều hơn nữa. Để các giải pháp của NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long thực hiện được cần có sự chỉ đạo và hỗ trợ từ các Ngân hàng cấp trên cụ thể là NHNo & PTNT Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. * Đối với NHNo & PTNT Việt Nam - Trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể quá trình hiện đại hoá ngân hàng, đồng thời hỗ trợ các công cụ bảo mật, giúp ngân hàng thực hiện được nhiệm vụ của mình như đã cam kết. - Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm thành công cũng như thất bại giữa các chi nhánh trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam để từ đó rút ra kinh nghiệm cho mỗi chi nhánh. - NHNo & PTNT Việt Nam cần xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh toàn ngành, phù hợp với thực tế từng địa phương. Tiến hành giao khoán phải căn cứ vào điều kiện môi trường hoạt động của chi nhánh. * Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nghiên cứu các chính sách kinh tế vĩ mô để đẩy lùi và khống chế lạm phát, ổn định đồng tiền, tạo điều kiện cho nền kinh tế cũng như cho hệ thống ngân hàng phát triển ổn định và có tăng trưởng. - Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, như vậy sẽ tránh được nạn rửa tiền, tiết kiệm chi phí và thời gian. Kết luận Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì nguồn vốn cũng luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là trong nghành Ngân hàng thì vốn là yếu tố đầu tiên để chứng minh sự tồn tại của mình. Hơn nữa, ngành Ngân hàng phải làm thế nào để thực hiện chức năng chính của mình đó là huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế sao cho có hiệu quả và an toàn nhất. Qua thời gian thực tập tại NHNo & PTNT Thành phố Hạ Long, em đã tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ của Ngân hàng đặc biệt là nghiệp vụ huy động vốn. Dựa vào những số liệu thực tế phân tích những ưu, nhược điểm trong hoạt động của Ngân hàng để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn trong công tác huy động vốn tại chi nhánh. Mục lục Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32780.doc
Tài liệu liên quan