Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( VP Bank ) chi nhánh Hà Nội

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước Chính phủ và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nghiệp, mặt khác thì doanh nghiệp cũng phải hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ DNVVN, chính sách thuế, chính sách thương mại, đất đai 3.3.2. Kiến nghị với VPBank Ban hành, hoàn thiện đồng bộ các văn bản về hoạt động sản xuất kinh doanh tín dụng của các chi nhánh trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cũng như với DNVVN. Có những chính sách hỗ trợ tài chính và xử lý nợ đọng, nợ khó đòi của DNVVN. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp Việt Nam. Tăng cường vai trò tư vấn đối với các doanh nghiệp. Cần chủ động tích cực tham mưu, tư vấn cho chính phủ để sớm hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN, mở rộng thêm chi nhánh, phòng giao dịch để tăng cường hỗ trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. 3.3.3. Kiến nghị đối với các DNVVN - Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có giải pháp tạo vốn tự có. - Các doanh nghiệp phải xây dựng được các phương án kinh doanh có hiệu quả và có tính khả thi - Đổi mới trang thiết bị - Coi trọng phát triển nguồn nhân lực

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( VP Bank ) chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã phải đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực; những thiên tai nặng nề liên tiếp xảy ra. Vượt lên tất cả, Việt Nam vẫn hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, vững bước đưa Việt Nam trở thành con rồng Châu Á. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, một bộ phận không thể không nhắc đến đó là hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.Vì vậy mà cách tiếp cận thận trọng là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. “ Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung các dịch vụ thanh toán.” Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( VP Bank ) chi nhánh Hà Nội, em xây dựng báo cáo thực tập theo kết cấu sau: Chương 1. Giới thiệu chung về VP Bank Chương 2. Hoạt động cho vay tai VP Bank Hà Nội Chương 3. Giải pháp và kiến nghị CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VP BANK 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VP Bank chi nhánh Hà Nội Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, tên quốc tế là Vietnam joint- stock Commercial Bank for Private Enterprises viết tắt là VP Bank là một ngân hàng thương mại cổ phần được ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động số 0042/ NH-GP có hiệu lực từ ngày 12 tháng 08 năm 1993 trong thời hạn 99 năm. ngân hàng chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép hoạt động số 1535/QĐ – UB từ Ngày 04 tháng 09 năm 1993. VP Bank là ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của VP Bank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dung của dân cư. Phạm vi hoạt động là địa bàn có trụ sở hoặc chi nhánh hoạt động, nơi có dân cư đông đúc, kinh tế - xã hội của vùng phát triển, tập trung đầy đủ các ngành nghề đặc biệt phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ… VP Bank chi nhánh Hà Nội ( VP Bank Hà Nội ) là một chi nhánh có vai trò quan trọng trong sự phát triển của VP Bank. VP Bank Hà Nội được thành lập theo công văn chấp thuận số 1128/NHNN – CNH ngày 6/10/2004 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép mở chi nhánh cấp I Hà Nội ( số 4 Dã Tượng – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội ). Ngày 2/11/2004, hội đồng quản trị VP Bank đã ban hành quyết định số 77-2004/QĐ – HĐQT thành lập chi nhánh Hà Nội và chi nhánh chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 4/1/2005. VP Bank Hà Nội hoạt động trên sự kế thừa toàn bộ bộ máy, cơ cấu hoạt động cũng như thị trường của hội sở trước đây. Điều đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong quá trình hoạt động so với các chi nhánh mới thành lập khác trong cùng hệ thống. Trong một thời gian ngắn hoạt động, chi nhánh đã kinh doanh hiệu quả, đạt lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống, luôn dẫn đầu về huy động vốn và cho vay. Hiện nay ngân hàng VP Bank Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại có trên 85% nhân viên ở trình độ đại học và trên đại học. Mặc dù là chi nhánh nhưng ngân hàng VP Bank Hà Nội luôn được xem là hội sở của ngân hàng vì thế vẫn có những khách hàng truyền thống đến xin vay vốn và tìm kiếm các dịch vụ của ngân hàng. Chi nhánh VP Bank Hà Nội luôn nâng cao chất lượng đào tạo cho nhân viên tín dụng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đã có và sẽ có. 1.2 Cơ cấu tổ chức các phòng ban Ban Giám Đốc Các chi nhánh cấp 2 Phòng giao dịch kho quỹ Phòng kế toán Phòng A/O doanh nghiệp Phòng A/O cá nhân Phòng thẩm định tài sản bảo đảm Phòng thanh toán quốc tế Phòng hành chính tổ chức Sơ đồ bộ máy tổ chức CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI VP BANK HÀ NỘI 2.1. Tình hình huy động vốn và cho vay Năm 2009 là một năm thị trường NH đã trải qua những biến động về lãi suất, tỷ giá. Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu cũng ảnh hưởng làm cho tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn. Vì vậy mà VPBank nói chung và VPBank chi nhánh Hà Nội nói riêng đã chọn phương án triển khai thận trọng, ổn định, yếu tố an toàn và tăng cường quản trị lên hàng đầu, siết chặt tăng trưởng tín dụng, hạn chế các khoản đầu tư lớn, tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã có, rà soát và thẩm định chặt chẽ các khoản cho vay, chú trọng thu hồi nợ cũ, nợ xấu. Do tình hình kinh tế mà các hoạt động chính của VPBank bao gồm: huy động vốn, cho vay…. hầu như là không tăng trưởng đáng kể. 2.1.1.Dư nợ cho vay của VP Bank - Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2008 đạt 1211 tỷ đồng, tăng 755 tỷ đồng so với cuối năm 2007 (tương ứng tăng 162% so cuối năm 2007) và vượt 51% so với kế hoạch cả năm 2008, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 1012 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 12/2008 là  0,49%. 2.1.2. Tín dụng và huy động vốn - Năm 2009 là một năm khó khăn đối với hoạt động tín dụng và huy động vốn. Tính đến 31/12/2009, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 1298 tỷ đồng, tăng 87 tỷ đồng so với cuối năm 2008 (tương đương tăng 6.5%), và chỉ đạt 66% so với kế hoạch. Trong đó: Nguồn vốn huy động của TCKT và dân cư (thị trường I) đạt 1201 tỷ đồng tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm đạt 985 tỷ đồng tăng so với cuối năm 2008. Ngay từ đầu năm với những khó khăn về nguồn vốn, Hội đồng quản trị, Ban điều hành VPBank đã thống nhất chủ trương thu hẹp tín dụng, tập trung thu hồi nợ cũ, thận trọng đối với khoản cho vay mới. Do ảnh hưởng của lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay nên lãi suất cho vay của VPBank biến động liên tục, trong năm 2009 VPbank đã ban hành đến 17 văn bản quyết định điều chỉnh lãi suất cho. Dư nợ đến cuối năm 2009 đạt gần 13 ngàn tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 65% kế hoạch đã đề ra Về chất lượng tín dụng:  Mặc dù VPBank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ ở Hội sở và các chi nhánh, nhưng do ảnh hưởng chung từ những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước các doanh nghiệp là khách hàng của VPBank cũng gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ nợ xấu tăng cao là điều không tránh khỏi. Nợ xấu từ mức 0.49 % tại thời điểm cuối năm 2008 đã tăng lên 3.4% vào thời điểm 31/12/2009 (tỷ lệ nợ xấu trung bình của ngành là 3.5%).Dự kiến năm 2010 VPBank cũng như các NHTM nói chung vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình trạng nợ xấu. Bảng 1: Doanh thu của VP Bank: (triệu đồng) TT Các chỉ tiêu Năm 2009 KH năm 20010 % so với 2009 I. Riêng cho NH 1 Huy động vốn 15,709 21,420 136% 2 Dư nợ cho vay 12,973 16,5 127% 3 Tỷ lệ nợ xấu 3.4% <4% 4 LN trước thuế 198.188 276.886 167% (Nguồn: Bảng báo cáo thường niên của VP Bank) 2.2. Tình hình dư nợ đối với DNVVN tại VP Bank Hà Nội Bảng 2: dư nợ đối với DNVVN tại NHVPBank Hà Nội : Từ các số liệu trên ta có các biểu đồ sau: (triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I. Dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN 152,536 500,515 660,252 1. Nội tệ 137,217 496,257 650,148 Nợ quá hạn 536 1,000 385 2 Ngoại tệ 15,319 4,258 10,103 Nợ quá hạn 10 70 100 II Dư nợ cho vay trung và dài hạn DNVVN 200,281 260,000 100,270 1. Nội tệ 188,703 250,717 96,386 Nợ quá hạn 2,827 1,630 75.3 2. Ngoại tệ 11,578 9,283 3000 Nợ quá hạn 37 19 808.7 Tổng dư nợ đối với DNVVN 352,817 760,515 760,522 Tổng dư nợ tín dụng chi nhánh 487,379 949,650 900,620 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của VP Bank Hà Nội) 2.2.1. So sánh dư nợ nội tệ và ngoại tệ Bảng 3: Dư nợ nội tệ và ngoại tệ (triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nội tệ 325920 746974 746534 Ngoại tệ 26897 13496 13103 Tổng dư nợ 352397 761515 760522 Biểu đồ1: so sánh dư nợ nội tệ và ngoại tệ Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính- báo cáo thường niên) Biểu đồ 1 cho ta thấy mức dư nợ nội tệ rất cao so với tổng dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 92,4% trong năm 2007. Tỷ lệ trong năm 2008 là 98,2% .Năm 2009 tỷ lệ này tiếp tục tăng đạt 98,2%. Mức dư nợ ngoại tệ năm 2007 cao nhất chỉ đạt 7,6%. 2.2.2. So sánh dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn với tổng dư nợ đối với DNVVN Bảng 4: dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn với tổng dư nợ đối với DNVVN ( triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ ngắn hạn 152536 500515 660252 Dư nợ trung hạn 200281 260000 100270 Tổng dư nợ đối với DNVVN 352817 760515 760522 (Nguồn: Báo cáo thường niên) Biểu đồ 2: So sánh dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn với tổng dư nợ đối với DNVVN: Triệu đồng (Nguồn: báo cáo thường niên) Theo số liệu của biểu đồ 2 ta thấy năm 2007 mức dư nợ ngắn hạn chiếm 43,23% tổng dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trung và dài hạn chiếm 56,77%. Theo định hướng của Ngân hàng VPBank cũng như thực tế thực hiện của Ngân hàng VPBank Hà Nội về việc tăng mức cho vay ngắn hạn và giảm bớt tỷ lệ cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, thì năm 2008 và năm 2009 tỷ lệ cho vay ngắn hạn lần lượt đạt 65,8% và 63.2%; cho vay trung dài hạn đạt 34,2% và 31,26%. Đây là thành tích rất cao của chi nhánh bởi không những đã thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam mà còn từ những đồng vốn đó đem cho vay ngắn hạn để tăng vòng quay của vốn tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngoài ra nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn nên việc tăng cho vay ngắn hạn cũng phù hợp với hướng kinh doanh của ngân hàng.Với xu hướng ngày nay sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là tất yếu, cũng theo xu hướng này VPBank đã nhanh chóng chuyển hướng cho vay đó là chú trọng vào cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi đây là thị trường tiềm năng và là các “mỏ” để ngân hàng khai thác. Thật vậy, mức dư nợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng, năm 2007đạt 352.817 triệu VNĐ (chiếm72.4%), năm 2008 đạt 760.515 triệuVNĐ (chiếm 80.1% ), năm 2009 đạt 760.522 triệu VNĐ (chiếm 80.07%). 2.2.3. So sánh dư nợ DNVVN với tổng tín dụng của ngân hàng Bảng 5: dư nợ DNVVN với tổng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ DNVVN 352,817 761,515 761,522 Tổng dư nợ tín dụng 487,379 949,650 900,620 ( Nguồn: báo cáo tài chính – báo cáo thường niên) Biểu đồ 3: So sánh dư nợ DNVVN với tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. (Triệu đồng) (Nguồn: báo cáo thường niên) Những số liệu trên đây đã phần nào cho ta thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất hiệu quả (Xem biểu đồ3) Qua 3 biểu đồ trên ta có thể thấy toàn cảnh tình hình cho vay, thời hạn cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và để có được góc nhìn chi tiết hơn về thực trạng tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Hà Nội theo từng loại hình doanh nghiệp, ta xem xét số liệu của bảng phân tích: 2.2.4. Tình hình dư nợ đối với từng thành phần kinh tế doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Hà Nội. Bảng 6: Dư nợ đối với từng thành phần kinh tế doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Hà Nội. ( triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I. Dư nợ cho vay ngắn hạn 152,536 500,515 660,252 1. Doanh nghiệp nhà nước 100,000 400,284 475,812 Nợ quá hạn 1,515 1,129 817 2. CTCP và TNHH 29,121 50,039 67,456 Nợ quá hạn 100 50 68 3. Công ty tư nhân 23,415 50,192 116,984 Nợ quá hạn 90 90,5 165 II. Dư nợ cho vay trung và dài hạn 200,281 260,000 100,270 1. Doanh nghiệp nhà nước 155,912 160,412 90,265 Nợ quá hạn 980 1000 182 2. CTCP và TNHH 28,271 60,154 8,203 Nợ quá hạn 523 0 100 3. Công ty tư nhân 16,098 39,434 1440 Nợ quá hạn 202 359,5 53 Tổng dư nợ đối với DNVVN 352,817 760,515 760,522 (nguồn: Báo cáo thường niên) Những nguồn số liệu trên cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc doanh nghiệp nhà nước vẫn là khách hàng chủ yếu của ngân hàng. Năm 2007 tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước chiếm 72.5%, tỷ trọng này ngày càng có xu hướng tăng lên khi mà năm 2008 chiếm 73.73%, năm 2009chiếm 73,7%. Để có được thành tích trên ngoài việc tăng doanh số cho vay với những khoản vay an toàn, ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc hạn chế tối đa các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. 2.3. Tình hình nợ quá hạn của VP Bank Hà Nội Bảng 7: Nợ quá hạn (triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ quá hạn 3,410 2,719 11,372 Tổng dư nợ đối với DNVVN 525,817 760,515 760,522 NQH/Tổng dư nợ DNVVN 0.966% 0.36% 0.149% ( Nguồn: báo cáo thường niên ) Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH) qua các năm giảm dần từ 0,966% xuống còn 0,144%. Đây là tỷ lệ thấp, chấp nhận được (so với mức NQH tối đa cho phép là 5%) và nó cũng phù hợp với định hướng kinh doanh của chi nhánh.Với tỷ lệ thấp như vậy chứng tỏ các khách hàng của chi nhánh sử dụng vốn vay có hiệu quả. Những số liệu và kết quả phân tích ở trên đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hệ thống khách hàng của VP Bank Hà Nội. Chính vì vậy bên cạnh việc chú trọng vào việc mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp lớn thì ngân hàng cũng cần có sự quan tâm chú trọng hơn việc mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này. Có như vậy mới bảo đảm cho giữ vững và mở rộng thị phần của ngân hàng trong khu vực, tạo điều kiện để ngân hàng phát triển vững chắc, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của thành phố đề ra. Nói chung hoạt động tín dụng Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp xây dựng, giao thông, xây lắp, điện, viễn thông thuộc kinh tế Nhà nước.Tuy nhiên trong những năm trở lại đây Ngân hàng đã nhìn thấy tiềm năng của các loại hình doanh nghiệp khác đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính vì vậy các doanh nghiệp này đang được Ngân hàng quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt để họ có thể tiếp cận được với đồng vốn tín dụng của ngân hàng. Như vậy, VPBank Hà Nội không những đang mở rộng thị phần, nâng cao uy tín cho mình mà còn đang trực tiếp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, giúp họ phát triển . CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Đánh giá chung về kết quả hoạt động cho vay đối với DNVVN tại VP Bank chi nhánh Hà Nội. 3.1.1. Những thành tựu đạt được - Đối với DNVVN Phần thực trạng đã cho ta thấy một cái nhìn khách quan về hoạt động tín dụng đối với DNVVN, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng đối với DNV&N đều tăng nhưng cũng chưa đáng kể do tình hinh kinh tế chung. Số lượng các DNVVN được VPBank hỗ trợ vốn tăng qua các năm và ngày càng đa dạng các ngành nghề khác nhau. - Vốn tín dụng của VP Bank đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho các DNVVN, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, phần nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm được vật tư thiết bị máy móc công nghệ, nguyên vật liệu, nâng cao tay nghề của người lao động… - Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của VP Bank đã kịp thời đáp ứng những nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhờ có vốn này mà nhanh chóng mua được nguyên vật liệu sản suất kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp với thời vụ tiêu thụ của sản phẩm như doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, bánh kẹo nhất là trong các dịp lễ tết. - Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của VP Bank là nguồn vốn bổ sung nguồn vốn thiếu hụt cho nhu cầu vốn dài hạn của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đầu tư tài sản cố định như mua máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất và đã là nguồn vốn cứu cánh quan trọng giúp một số doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản - Thông qua việc đầu tư vốn dài hạn của VP Bank trình độ kỹ thuật công nghệ của nhiều DNVVN được nâng cao, nhiều dây truyền sản xuất mới hiện đại như dây truyền sản xuất xi măng, dây truyền chế biến thực phẩm, …để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, chất liệu hiện đại đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng. - Nhìn vào hoạt động cho vay và kinh doanh của VP Bank thì dư nợ cho vay tăng, chứng tỏ hiệu quả của việc đầu tư vốn tín dụng đã tăng lên. Nhờ vậy mà nhiều DNVVN đã nắm bắt kịp thời cơ để kinh doanh, thâm nhập vào thị trường mới, mở rộng thị phần… kết quả là lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, không những đủ để trả nợ mà còn dùng để tích lũy vốn cho bản thân doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín. 3.1.2 Những mặt hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP Bank còn một số tồn tại nhất định: - Về quản lý tín dụng: chưa có tiêu thức chuẩn đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư, dó đó việc quyết định cho vay chưa đảm bảo tính khách quan. - Về việc chấp hành cơ chế, quy chế: việc chấp hành quy trình tín dụng chưa được coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với khách hàng và bản thân cán bộ tín dụng. Việc đưa ra quy định, chính sách chưa được sát với thực tế. Trong quá trình thực hiện có nhiều vấn đề phát sinh nhưng chưa được giải quyết kịp thời, và có hiệu quả. - Thủ tục cho vay: còn cứng nhắc, chưa được linh hoạt, nhất là về các thủ tục về cầm cố thế chấp. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay còn kéo dài. - Về chất lượng tín dụng: trong những năm gần đây, tỷ trọng nợ quá hạn có giảm nhưng không đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng này còn cao do việc cấp tín dụng không đảm bảo, bảo lãnh mở L/C cho cổ đông vượt quá hạn mức. Các khoản nợ những năm trước có thu hồi lại được nhưng không đáng kể do tình hình khủng hoảng kinh tế chung của toàn cầu. Đây cũng là nguyên nhân làm nên tình trạng không mấy khả quan của VP Bank. Những năm gần đây thì cho vay có đảm bảo nên tình trạng về nợ quá hạn được giảm thiểu và hạn chế. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại VP Bank Hà Nội. + Đa dạng hóa hình thức tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Đa dạng hóa phương thức cho vay . + Nâng cao chất lượng thẩm định dể thực hiện đúng quy trình. + Tổ chức công tác huy động vốn được tốt đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. + Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng. + Hoàn thiện và đổi mới chính sách. 3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tín dụng đối với DNVVN 3.3.1 Kiến nghị với nhà nước Chính phủ và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nghiệp, mặt khác thì doanh nghiệp cũng phải hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ DNVVN, chính sách thuế, chính sách thương mại, đất đai… 3.3.2. Kiến nghị với VPBank Ban hành, hoàn thiện đồng bộ các văn bản về hoạt động sản xuất kinh doanh tín dụng của các chi nhánh trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cũng như với DNVVN. Có những chính sách hỗ trợ tài chính và xử lý nợ đọng, nợ khó đòi của DNVVN. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp Việt Nam. Tăng cường vai trò tư vấn đối với các doanh nghiệp. Cần chủ động tích cực tham mưu, tư vấn cho chính phủ để sớm hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN, mở rộng thêm chi nhánh, phòng giao dịch để tăng cường hỗ trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. 3.3.3. Kiến nghị đối với các DNVVN - Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có giải pháp tạo vốn tự có. - Các doanh nghiệp phải xây dựng được các phương án kinh doanh có hiệu quả và có tính khả thi - Đổi mới trang thiết bị - Coi trọng phát triển nguồn nhân lực… Kết luận Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại VP Bank chi nhánh Hà Nội được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên trong ngân hàng, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Văn Hưng đã giúp em nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của một sinh viên khoa tài chính ngân hàng sắp rời ghế nhà trường có thêm những kinh nghiệm thực tế. Với thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bản báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy giáo, các anh, chị trong ngân hàng để em hiểu thêm vấn đề một các sâu sắc và bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VP BANK 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VP Bank chi nhánh Hà Nội 1.2 Cơ cấu tổ chức các phòng ban Chương 2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI VP BANK HÀ NỘI 2.1. Tình hình huy động vốn và cho vay 2.1.1.Dư nợ cho vay của VP Bank 2.1.2. Tín dụng và huy động vốn 2.2. Tình hình dư nợ đối với DNVVN tại VP Bank HN 2.2.1. So sánh dư nợ nội tệ và ngoại tệ 2.2.2. So sánh dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn với tổng dư nợ đối với DNVVN 2.2.3. So sánh dư nợ DNVVN với tổng tín dụng của ngân hàng 2.2.4. Tình hình dư nợ đối với từng thành phần kinh tế doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Hà Nội. 2.3. Tình hình nợ quá hạn của VP Bank Hà Nội Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Đánh giá chung về kết quả hoạt động cho vay đối với DNVVN tại VP Bank chi nhánh Hà Nội. 3.1.1. Những thành tựu đạt được 3.1.2 Những mặt hạn chế 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại VP Bank Hà Nội. 3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tín dụng đối với DNVVN 3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 3.3.2. Kiến nghị với VPBank 3.3.3. Kiến nghị đối với các DNVVN KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26219.doc
Tài liệu liên quan