Báo cáo thực tập tại Ngành da giầy Việt Nam

Trong những năm vừa qua Công ty giầy Thượng Đình đã đạt được những kết quả khả quan ngoài những kết quả ở trên công ty còn đạt được những kết quả khác. + Chiến lược của Công ty là hướng ra thị trường thế giới, sản phẩm chất lượng cao. Mẫu mã phù hợp với yêu cầu khách hàng, đặc biệt là thị trường EU nơi có nhu cầu khắt khe về chất lượng và mẫu mã. + Sản phẩm đạt chất lượng, mẫu mã tốt có nghĩa là dây chuyền sản xuất hiện đại hơn, tay nghề của công nhân, nhân viên kỹ thuật cao hơn. + Việc có thị phần trên thị trường thế giới là một thắng lợi lớn trong liên tục các năm. Đặc biệt là thị trường EU, một thị trường lớn có tiềm năng, người tiêu dùng có thu nhập cao và tỷ lệ dành cho người tiêu dùng cũng rất cao. Tuy nhiên họ lại những thượng đế khó tính về mẫu mã, mốt và chất lượng Để chiếm lĩnh và củng cố thị trường này công ty cần phải có những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của họ. Tóm lại: Trên đây chúng ta đã xem xét một cách tổng thể khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thượng Đình. Qua kết quả công ty đã đạt được doanh thu xuất khẩu của năm 1998, 1999, 2000, 2001 đều thấp hơn năm 1997. Vấn đề quan tâm nhất là hoạt động xuất khẩu vì hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của Công ty giầy Thượng Đình nên cần được nghiên cứu, phân tích nhằm đưa ra những biện pháp thúc đảy mạnh hoạt động này, đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn của Công ty, giúp công ty ổn định và phát triển.

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngành da giầy Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Bối cảnh chung của toàn ngành da giầy Việt Nam Trong thời gian từ 1993 đến nay, tiếp nhận sự chuyển dịch từ các nước trong khu vực, ngành da giầy có tốc độ phát triển xuất khẩu cao. Năm 2000 tốc độ phát triển toàn ngành đạt kim ngạch 1.468 triệu USD, tăng gấp 12 lần so với năm 1993. Tuy nhiên, do phương thức gia công là chủ yếu nên sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong toàn ngành phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài. Năm 2001, do biến động của trong nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành chững lại và có dấu hiệu suy giảm. Năm 2001 đạt 1575 triệu USD (tăng 5,6% so với năm 2000). Dự kiến kế hoạch năm 2002 đạt khoảng 1800 triệu USD. Nguyên nhân + Thị trường thế giới gặp khó khăn, sức mua giảm, đơn đặt hàng cho Việt Nam giảm, giá gia công cũng như giá bán bị ép giảm theo. + Chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá với giầy dép của Trung Quốc. + Đồng Euro mất giá tác động mạnh tới sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành, do xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu sang thị trường Euro là chính (hơn 80%), các nhà nhập khẩu thay đổi cách thức mua hàng và yêu cầu ngày càng cao về các mặt. + Các lợi thế của ngành đã và đang dần mất đi trên thị trường quốc tế và trong khu vực (giá nhân công rẻ, môi trường đầu tư…) + Hạn chế trong việc mở rộng sang các thị trường mới (Nhật, Mỹ, Đông Âu). Những thách thức hạn chế khả năng xuất khẩu giày dép. + Nguyên phụ liệu (đặc biệt là da thuộc thành phẩm) sản xuất trong nước chưa cho phép đáp ứng nhu cầu của ngành giầy (về số lượng, chất lượng, chủng loại) cộng với các khó khăn hạn chế khác (vốn, kỹ thuật khách hàng) nên phần lớn các doanh nghiệp phải thực hiện phương thức gia công hoặc nhập nguyên liệu ngoại. Từ đó, các doanh nghiệp bị động trong sản xuất và hiệu quả mang lại rất thấp, phụ thuộc nhiều vào phía đối tác (từ nguồn hàng, kế hoạch sản xuất, thời gian giao hàng, giá cả v.v..). Hạn chế trong tiếp cận thị trường. + Chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế chuyển dịch và sự thay đổi của chính sách nhập khẩu của các thị trường lớn. - Thị trường EU: Những ưu đãi đặc biệt sẽ mất dần đi đặc biệt là sau năm 2004 (kết thúc giai đoạn được hưởng ưu đãi thuế quan) và khi kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào EU > 25% tổng kim ngạch nhập khẩu giầy dép của EU. - Thị trường Mỹ: Hiệp định NAFTA đã tạo điều kiện cho Canada và Mehico trở thành các nước xuất khẩu giày dép lớn vào Mỹ, đồng thời giầy dép của Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với giầy dép của Trung Quốc trên thị trường Mỹ (kể cả khi hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ được ký kết). Nếu ngành Da giầy Việt Nam không lựa chọn chiến lược sản phẩm thích hợp (phải lựa chọn các loại giầy trung cao cấp chứ không thể cấp thấp như giầy của Trung Quốc). - Thị trường Nhật: Tuy đã ưu đãi về chính sách thuế theo hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ, trong đó có mặt hàng giầy dép nhưng khả năng xuất khẩu giầy dép sang thị trường Nhật là rất khó do thị trường naỳ yêu cầu rất cao về chất lượng, mẫu mã. Sức mua của thị trường này bị hạn chế (do kinh tế Nhật vẫn ảnh hưởng của suy thoái). - Thị trường Đông Âu và các thị trường khác, chưa có khả năng cải thiện phương thức thanh toán còn nhiều rủi ro mạo hiểm. + Khả năng tạo mẫu, tự thiết kế sản phẩm và chào hàng của các doanh nghiệp trong ngành còn nhiều hạn chế. + Giá gia công ngày càng bị ép giảm trong bối cảnh tiền lương công nhân và các chi phí khác trong nước (điện, vận tải, hải quan, xăng dầu, cước phí…) ngày càng gia tăng. + Chính sách bảo hộ hàng trong nước cùng hàng rào thuế quan ngày càng được tháo bỏ cùng với tiến trình hoà nhập AFTA (đến năm 2006). + Những hạn chế thuộc nội lực của các doanh nghiệp trong ngành (sự hạn chế về kỹ năng quản lý, trình độ kỹ thuật, vốn và sự non yếu về marketing…) 1. Đặc điểm về quy trình sản xuất Nghề làm giầy đã được người Trung Quốc tìm ra từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Với mục đích ban đầu là giữ ấm đôi chân và giúp cho việc đi lại đơn giản hơn. Từ đó cùng với sự thay đổi của thị trường thói quen tập quán sinh hoạt của xã hội ngành sản xuất giầy không ngừng phát triển và gắn với nhu cầu ăn mặc thời trang. Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động, rất phù hợp với những nước nghèo và có nguồn lao động dồi dào. Quy trình sản xuất giầy được chia thành các bước công việc nhỏ. Đây là cơ sở để đào tạo bố trí từng người lao động cụ thể và việc thao tác được chuyên môn hoá. Thao tác càng đơn giản thì thời gian đào tạo càng nhanh phát huy hiệu quả. Thông thường một người công nhân có thể đào tạo trong vòng từ 02 đến 03 tháng là có thể nắm bắt được công việc. Quy trình sản xuất giầy cơ động, nó cho phép bố trí dây truyền sản xuất linh hoạt và có điều kiện nâng cao năng suất. Với lợi thế ấy có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất, cho phép quay vòng vốn nhanh. Để nâng cao năng suất lao động có nhiều phương pháp tiên tiến, ví dụ: "chế độ sản xuất đúng hạn". Với quy mô đa dạng tổ chức sản xuất cơ động bởi công cụ lao động và nơi làm việc không có tính khắt khe như một số ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp giầy đã được nhiều doanh nghiệp chọn làm ngành xuất phát của mình. Tổ chức hàng giầy có thể đơn giản, công cụ không đòi hỏi cồng kềnh và tối tân, nếu chưa đủ điều kiện sắp xếp vị trí, quy mô cơ động uyển chuyển lúc muốn chuyên môn từng thao tác để có năng suất cao thì có thể chia nhỏ từng bước công việc hoặc ngược lại, thu hẹp dây truyền lắp ráp sản phẩm để phù hợp với mặt bằng sản xuất. 2. Đặc điểm về công nghệ máy móc Công nghệ sản xuất giầy đơn giản và ít thay đổi, đầu tư trang thiết bị không đắt tiền. Công nghiệp sản xuất giầy là ngành sử dụng nhiều nguyên liệu mỏng nên áp dụng tự động hoá vào ngành này là rất khó. Do đó xưa nay người ta vẫn coi ngành giầy là một ngành tăng cường độ và rất khó cải tiến kỹ thuật để đưa lại hiệu quả cao. Ngay cả những nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến như (Anh, Pháp, Mỹ…) cũng không thể tự động hoá ngành giầy theo ý muốn. Đặc điểm của ngành công nghiệp giầy là ngành công nghiệp nhẹ nhóm sản phẩm 5 của quốc gia (loại sản phẩm thường xuyên thay đổi). Do vậy trang thiết bị đòi hỏi phải khấu hao nhanh để tiếp tục đầu tư mới. Máy móc thiết bị là những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến sản phẩm, nguyên vật liệu. Như vậy nó tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất. Máy móc thiết bị trong một dây chuyền sản xuất giầy khép kín được chia thành các nhóm. - Nhóm máy móc thiết bị phục vụ bồi cắt. - Nhóm máy móc thiết bị phục vụ cán, luyện ép đế. - Nhóm máy móc thiết bị may. 3. Đặc điểm về nguyên vật liệu Do đặc thù của sản phẩm nên nguyên vật liệu dùng cho ngành là rất phong phú và đa dạng. Nguyên vật liệu có thể là các nguồn trong nước nhập khẩu hoặc cũng có thể là do khách hàng mang tới. Nguồn nguyên vật liệu trong nước dồi dào nhưng chất lượng chưa cao tác động không tốt đến chất lượng sản phẩm. Trong khi nguồn nguyên vật liệ nhập khẩu giá cao, làm tăng chi phí, tăng giá thành. Việc cung ứng nguyên vật liệu cũng bị ảnh hưởng theo mùa. Về mùa lạnh việc cung ứng nguyên vật liệu đòi hỏi diễn ra nhanh chóng kịp thời và đồng bộ do sản xuất chủ yếu với số lượng lớn. Về mua nóng việc sản xuất có phần chậm lại nên tốc độ cung ứng cũng không yêu cầu cao. 4. Đặc điểm về lao động Do trong ngành giầy có nhiều công đoạn không thể tự động hoá được nên quá trình sản xuất cần rất nhiều lao động. Các công đoạn sản xuất không yêu cầu trình độ cao do đó trong ngành giầy tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao. Đối với các nước đông dân, nền kinh tế chưa phát triển thì đây là giải pháp hữu hiệu để giải quyết nạn thấp nghiệp. ở các nước này mức sống còn thấp nên tiền lương, chi phí cho một lao động thấp. ở Việt Nam da giầy là ngành thu hút một lượng lớn lao động trong đó đa phần là lao động nữ. Do đó việc phân công lao động và định mức lao động là một vấn đề có tính cấp thiết với ngành giầy da. Đặc biệt là việc chú trọng quan tâm giải quyết các vấn đề chế độ chính sách cho phù hợp. 5. Đặc điểm chung về sản phẩm và thị trường xuất khẩu 5.1. Về sản phẩm a) Mặt hàng giầy vải Do liên minh châu Âu EU đánh thuế chống phá giá với mặt hàng giầy nhập từ Trung Quốc có mũ giầy bằng vải (từ ngày 02/01/1996) do vậy có sự chuyển dịch đơn hàng sang Việt Nam, đây là lợi thế để các đơn vị thành viên ngành da giầy Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất giầy vải của mình. Ngoài ra do được sự đầu tư về kỹ thuật nên chất lượng giầy vải tăng lên một cách đáng kể, đã tạo được uy tín trên thị trường. b) Mặt hàng giầy thể thao Đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng ở mức độ ổn định, tuy nhiên năm 1998 mức độ tăng trưởng xuống thấp là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Mặc dù vậy nhưng năm sau số lượng sản phẩm sản xuất vẫn cao hơn năm trước. Những năm trước đây, nguyên liệu cho sản xuất đế và vật liệu mũ giầy vẫn phụ thuộc vào nước ngoài thì trong vài năm gần đây đế giầy thể thao đã phần lớn được sản xuất ở trong nước (trừ các loại đế phylon và các loại đế cao cấp). Do đó đây là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giầy thể thao. c) Mặt hàng giầy da nam, nữ Giầy da (đặc biệt là giầy da nữ) là mặt hàng có mẫu mã đa dạng, phong phú, được đầu tư đồng bộ thông qua các đối tác Đài Loan, Hàn Quốc… phần nguyên liệu mũ giầy chủ yếu nhập từ nước ngoài, chỉ có phần đế và lót giầy là tổ chức sản xuất tại chỗ. Khâu thiết kế mẫu mã hiện đang còn phụ thuộc vào bạn hàng. 5.2. Về thị trường xuất khẩu Các thị trường xuất khẩu trong tời gian qua không ngừng được mở rộng hiện tại các sản phẩm của ngành đã được xuất khẩu qua hơn 40 nước trong đó phải kể đến các thị trường chính là thị trường EU và Đông Âu, Đông á. a) Thị trường EU Liên minh châu  (EU) là một trong những thị trường lớn về nhập khẩu giầy dép trên thế giới và cũng là nơi có ngành công nghiệp giầy dép phát triển từ lâu đời. Từ đầu thập kỷ 90 do việc cạnh tranh lấn lướt tại các quốc gia có giá nhân công thấp đã kéo theo sự phá vỡ định vị của các cơ sở sản xuất trong EU. Vì thế mức tăng trưởng sản xuất của EU bị suy giảm và thay vào đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của nhạap khẩu từ các nước ở ngoài cộng đồng. Hiện nay, ngành da giầy trong khu vực EU đang rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại do các nhà sản xuất phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh ngoài cộng đồng về giá nhân công thấp. Ngành công nghiệp giầy bị giảm sút nhanh chóng, nên số lượng các công ty và công nhân trong ngành da giầy bị giảm sút. Mặt khác các nước thành viên của EU lại hướng vào sản xuất các mặt hàng công nghiệp điện tử và chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển. Châu á là khu vực tiếp nhận công nghệ này chủ yếu là các nước: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc… và đồng thời các nước này cũng chuyển giao công nghệ cho các nước kém phát triển hơn trong đó có Việt Nam. Hiện nay, hàng năm EU nhập khẩu trên 800 triệu đôi giầy các loại chủ yếu là từ châu á và gần đây nhất là từ các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêsia, Thái Lan và Việt Nam. Việt Nam có nhiều lợi thế hơn các nước sản xuất giầy dép trong khu vực về giá nhân công rẻ. Do đó giá thành tính trên một đơn vị sản phẩm rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ các nước khác trong khu vực. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu giầy dép trực tiếp sang thị trường EU mà sản xuất giầy dép trong thị trường EU ngày càng giảm, trong khi sức tiêu thụ ngày càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bình quân đầu người trong các nước EU sử dụng khoảng 1-5 đôi giầy một năm, với dân số 365 triệu người hàng năm tiêu thụ trên 1 tỷ đôi giầy các loại và vì thế việc nhập khẩu từ các nước ngoài cộng đồng là không thể tránh khỏi. Giầy dép là loại mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu, nó được hưởng mức thuế xuất bằng 70% thuế xuất tối huệ quốc. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm về các khía cạnh chất lượng giá cả, thời hạn giao hàng, để tranh thủ nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong sản xuất giầy của Việt Nam chưa phải áp dụng hạn ngạch xuất khẩu như các nước khác. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn xuất xứ và tránh gian lận trong thương mại. b) Thị trường Mỹ Ngoài các nước trong khu vực EU, Mỹ cũng là một trong những thị trường nhập khẩu tiêu thụ giầy dép vào loại hàng đầu của Thế giới. Tuy nhiên mặt hàng da giầy của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là sản phẩm của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Bởi đây là thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp hợp thời trang. Do đó các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường này. Mặt khác, Việt Nam chưa được chính phủ Mỹ dành cho ưu đãi thương mại nên mặt hàng da giầy thâm nhập vào thị trường này phải chịu thuế xuất rất cao, gây sức ép lớn đối với các công ty. Như vậy thị trường Mỹ vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng đối với ngành. c) Thị trường Đông á (chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc) Trong khu vực thị trường các nước Đông á thì thị trường Đài Loan và Hàn Quốc là các đối tác quan trọng của ngành Da giầy Việt Nam ở cả lĩnh vực xuất và nhập khẩu. Đây là 2 quốc gia mà ngành nhận gia công nhiều nhất, đồng thời hàng năm cũng phải nhập chủ yếu nguyên vật liệu, phụ liệu máy móc, thiết bị… của họ để phục cho sự phát triển của ngành. Bên cạnh đó thị trường Nhật Bản cũng là thị trường quan trọng trong việc xuất khẩu giầy dép. Tuy nhiên thị trường Nhật Bản rất khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm. Đồng thời chính phủ Nhật Bản áp dụng chính sách bảo hộ sản phẩm sản xuất trong nước làm sản phẩm của ngành khó có thể cạnh tranh nổi với sản phẩm của nội địa. Đây là thị trường có nhu cầu nhập tương đối lớn, khoảng 350 triệu đôi/năm, vì vậy muốn tăng cường thị phần xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thì cân tăng cường cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. d) Thị trường SNG và Đông Âu Trước kia, khu vực này là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của ngành, mức tiêu dùng trung bình của người dân vào khoảng 5-6 đôi/năm. Là thị trường tiêu thụ rộng lớn về giầy dép nhưng chủ yếu là tiêu dùng các loại giầy phổ thông, chất lượng không quá cao. Tuy nhiên trong tương lai đây vẫn có thể là thị trường đầy hứa hẹn với ngành da giầy Việt Nam. IV. Những kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 1997-2001 Đặc điểm của ngành giầy dép là vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp giầy dép là ngành sản xuất gắn với nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vì vậy nó có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành thu hút nhiều lao động của xã hội, cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, tạo nguồn hàng xuất khẩu. Trong những năm gần đây ngành giầy dép Việt Nam đã có hướng đi đúng đắn, tận dụng được lợi thế của mình nhằm sản xuất và xuất khẩu giầy dép ra thị trường nước ngoài. Trong bối cảnh đó Công ty giầy Thượng Đình đã mạnh dạn đầu tư công nghiệp, khảo sát, nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Trải qua những khó khăn thử thách công ty đã đạt được những kết quả đáng kể. Bảng: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (1997-2000) Các chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 2000 2001 2001/1998 Giá trị sản xuất công nghiệp 1000đ 68.182.138 83.367.577 79.051.207 101.662.631 110.066.262 1.325 Doanh thu Tỷ đồng 127,9 103 107,5 120 115 1,12 Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 6,36 6,2 4,31 4,6 4.324 0,7 Lợi nhuận Tỷ đồng 1,3 1,1 1,5 1,6 1,8 1,64 Nộp ngân sách Tỷ đồng 1,7 2,31 1,547 1,7 1,76 0,76 - Tổng sản phẩm xuất khẩu 11 1000 đôi 3.890 4.755 4.296 3.820 4.276 0,89 + Xuất khẩu 1000 đôi 2060 1970 1220 1776 1.733 0,88 + Nội địa 1000 đôi 1892 29.65 3.075 1334 2.543 0,857 Thu nhập bình quân 100 đ 740 750 760 780 810 1,08 Đầu tư Tỷ đồng 2,43 4,1 2,55 10 0,96 0,234 Tỷ suất lợi nhuận/đồng vốn Triệu đồng 0,074 0,104 0,15 0,18 0,17 1,16 Nguồn: Báo cáo phòng kế toán Công ty giầy Thượng Đình Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động trên ta thấy tốc độ phát triển không ngừng của Công ty qua các năm. Năm 2001 so với năm 1998, doanh thu tăng 1.12, lợi nhuận tăng 1,64 lần đầu tư tăng 0,234 lần vốn tăng 2,43 lần. Qua bảng trên ta thấy nổi một số quan điểm quan trọng. Doanh thu của doanh thu cao nhất là năm 1997 là 127 tỷ đồng. Năm 1998 và các năm tiếp theo do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thay đổi đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng ta dễ thấy doanh thu xuất khẩu đều chiếm trên 50% trung bình > 60% (giai đoạn 1997-2001). Trong khi đó sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn (1996-2000) đều dưới 50% chỉ có năm 1997 là cao nhất đạt 52,7%. Điều đó chứng tỏ chiến lược kinh doanh của công ty là hướng về xuất khẩu. Doanh thu xuất khẩu là nguồn thu quan trọng của công ty, do vậy một sự biến động nhỏ của thị trường thế giới cũng có ảnh ưởng đáng kể tới tổng doanh thu của công ty. Trong những năm vừa qua Công ty giầy Thượng Đình đã đạt được những kết quả khả quan ngoài những kết quả ở trên công ty còn đạt được những kết quả khác. + Chiến lược của Công ty là hướng ra thị trường thế giới, sản phẩm chất lượng cao. Mẫu mã phù hợp với yêu cầu khách hàng, đặc biệt là thị trường EU nơi có nhu cầu khắt khe về chất lượng và mẫu mã. + Sản phẩm đạt chất lượng, mẫu mã tốt có nghĩa là dây chuyền sản xuất hiện đại hơn, tay nghề của công nhân, nhân viên kỹ thuật cao hơn. + Việc có thị phần trên thị trường thế giới là một thắng lợi lớn trong liên tục các năm. Đặc biệt là thị trường EU, một thị trường lớn có tiềm năng, người tiêu dùng có thu nhập cao và tỷ lệ dành cho người tiêu dùng cũng rất cao. Tuy nhiên họ lại những thượng đế khó tính về mẫu mã, mốt và chất lượng… Để chiếm lĩnh và củng cố thị trường này công ty cần phải có những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của họ. Tóm lại: Trên đây chúng ta đã xem xét một cách tổng thể khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thượng Đình. Qua kết quả công ty đã đạt được doanh thu xuất khẩu của năm 1998, 1999, 2000, 2001 đều thấp hơn năm 1997. Vấn đề quan tâm nhất là hoạt động xuất khẩu vì hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của Công ty giầy Thượng Đình nên cần được nghiên cứu, phân tích nhằm đưa ra những biện pháp thúc đảy mạnh hoạt động này, đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn của Công ty, giúp công ty ổn định và phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC726.doc
Tài liệu liên quan