Báo cáo thực tập tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang

Đáp ứng các yêu cầu cơ bản về sử dụng và phát triển nông nghiệp theo định hướng “ Xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái. Thực hiện đa canh, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tăng nhanh nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhân dân với nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới ”. Việc sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện theo các phương hướng sau:

doc41 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém; lao động trong nông nghiệp chiếm tới gần 90%, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Trước những khó khăn, thách thức trên, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ: Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá; bình quân hàng năm tăng gần 8,7%/năm; năm 2006 tăng 9,5%, cao hơn so với bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người tăng hơn 2 lần; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 14,5%; công nghiệp- xây dựng tăng 9,9%; dịch vụ tăng 4,6% so với năm 1997. Công nghiệp bước đầu có sự khởi sắc, nông nghiệp phát triển theo hướg sản xuất hàng hoá. Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 24,5%, năm 2006 đạt trên 700 tỷ đồng; xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 26%, năm 2006 đạt trên 80 triệu USD. Các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, TDTT đạt nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân ổn định và từng bước cải thiện. Trong 10 năm qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động đạt trên 15 ngàn tỷ đồng, riêng năm 2006 đạt 3,2 ngàn tỷ đồng. Hàng loạt các công trình giao thông quan trọng như các quốc lộ 1A mới, 31, 37, 279, các tỉnh lộ 398, 295, 292; các cầu lớn như: Xương Giang, Vát (Hiệp Hoà), Bố Hạ (Yên Thế), An Châu (Sơn Động), Chũ (Lục Ngạn), Lục Nam, Bắc Giang, Bến Đám (Yên Dũng)... được đầu tư, nâng cấp và trên 2.700 km đường giao thông nông thôn được cứng hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế; nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng như các hồ Khe Chão, Khe Đặng (Sơn Động), Lòng Thuyền (Lục Ngạn), Suối Nứa, Suối Mỡ (Lục Nam), Chồng Chềnh (Yên Thế)....; cùng với hàng trăm km đê, kè, cống và hệ thống kênh mương được tu bổ, kiên cố hoá đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Bộ mặt đô thị và nông thôn ngày một đổi thay; hạ tầng đô thị và một số khu dân cư mới được hoàn thành; thị xã Bắc Giang đã trở thành thành phố thuộc tỉnh; nhiều thị trấn, thị tứ của các huyện được quan tâm đầu tư, nâng cấp trở nên khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 20%, năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.723 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với năm 1997. Đáng chú ý, tỉnh đã triển khai xây dựng 3 khu công nghiệp là: Đình Trám với quy mô 100 ha đã cho thuê hết đất; Song Khê – Nội Hoàng quy mô 150 ha; Quang Châu quy mô 426 ha đang tích cực triển khai, cùng 25 cụm công nghiệp, làng nghề, thu hút trên 4,5 ngàn lao động. Các thành phần kinh tế được quan tâm khuyến khích phát triển. Kinh tế tập thể có bước củng cố, mở rộng; đến năm 2006, toàn tỉnh đã có 670 hợp tác xã, thu hút gần 150 ngàn xã viên tham gia. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh; đến nay, có 1.280 doanh nghiệp dân doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện, với tổng số vốn đăng ký trên 2 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 20 lần so với năm 1997, bình quân 1.200 người dân có 1 doanh nghiệp; năm 2006, khối doanh nghiệp tư nhân đã tạo việc làm cho gần 6 nghìn lao động, nộp thuế cho nhà nước đạt trên 60 tỷ đồng. Kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển đa dạng, mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm trên 200 trang trại, đưa số trang trại toàn tỉnh đến nay là 2.562 trang trại. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá, đã có 40 dự án được cấp giấy phép đầu tư, với tổng mức vốn đăng ký gần 70 triệu USD. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa và từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Năng suất lúa tăng từ 32,2 tạ/ha năm 1997 lên 47,8 tạ/ha năm 2006; diện tích, năng suất, sản lượng rau mầu, thực phẩm và các cây công nghiệp ngắn ngày đều tăng; giá trị thu nhập trên một ha đất canh tác đạt 28 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 1997. Bước đầu đã hình thành một số vùng nông sản hàng hoá tập trung như: vùng cây ăn quả, với diện tích trên 50 ngàn ha, vùng lúa 105 nghìn ha, vùng lạc trên 7 nghìn ha và vùng rau, màu thực phẩm trên 21 nghìn ha.... Chăn nuôi phát triển mạnh, với đàn lợn trên 1 triệu con, đàn bò trên 140 nghìn con, đàn gia cầm trên 10 triệu con... Đáng chú ý, đã có nhiều mô hình chăn nuôi, trang trại gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Nhiều nông dân trong tỉnh quan tâm bàn chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chuyện Việt Nam gia nhập WTO. Các hoạt động thương mại, dịch vụ có những tiến bộ đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân. Thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ phong phú, đa dạng và ngày càng phát triển; đã mở nhiều tuyến xe buýt Bắc Giang- Bắc Ninh- Hà Nội và tới trung tâm các huyện trong tỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Một số chợ huyện, trung tâm thương mại và hệ thống chợ ở nông thôn được đầu tư, nâng cấp. 100% các xã, phường, thị trấn đã có máy điện thoại, có bưu cục hoặc điểm bưu điện văn hoá và có báo đọc trong ngày; tỷ lệ điện thoại cố định tăng 5,6 máy so với năm 1997. Các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, văn hoá- xã hội, y tế có chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với 796 trường từ mẫu giáo đến cao đẳng. Tỉnh nhà đã hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở vào năm 2003 và đang tiến hành phổ cập bậc trung học, đến nay có trên 30% số trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ phòng học kiên cố ở ngành học phổ thông đạt 64,5%; chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến... và được Bộ Giáo dục & Đào tạo xếp trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc. Thiết chế văn hoá cơ sở được tăng cường, toàn tỉnh có trên 46% số thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hoá. Tất cả các xã, phường, thị trấn có trạm y tế, trong đó 116/229 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt 50,5%; 100% xã, phường, thị trấn có bác sỹ; các thôn, bản đều có nhân viên y tế hoạt động; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,6% năm 1997 xuống còn 1,18% năm 2006. Đào tạo nghề có bước phát triển, đến nay có 4 trường trung học nghề, số cơ sở đào tạo nghề tăng gấp 4 lần so với năm 1997, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 25%. Bình quân hàng năm đã tập trung giải quyết việc làm cho 1,5 vạn lao động. Đáng chú ý công tác đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài được quan tâm; đến nay, toàn tỉnh đã có trên 1,5 vạn lao động đang làm việc tại nước ngoài, hàng năm đem về cho gia đình 600- 700 tỷ đồng, bằng tổng thu ngân sách của tỉnh. Số hộ nghèo giảm mạnh, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo còn 25,04%, giảm 5,6% so với năm 2005; đã thực hiện chế độ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh và nhân dân ở 44 xã đặc biệt khó khăn... Công tác quân sự địa phương, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Quy mô nền kinh tế nhỏ bé, GDP bình quân/người mới bằng một nửa mức trung bình của cả nước, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn cao, nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn hạn hẹp và chưa bền vững, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập của đại bộ phận nông dân còn thấp. Trong giai đoạn đến năm 2020, thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, Bắc Giang sẽ tập trung phát triển mạnh công nghiệp- dịch vụ, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 11- 12%, GDP bình quân đầu người xấp xỉ bằng mức bình quân của cả nước, tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng 50%, ngành dịch vụ lên 37% và tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 13%, tham gia câu lạc bộ thu ngân sách ngàn tỷ đồng. Phấn đấu trên mức bình quân cả nước một số lĩnh vực như: giáo dục- đào tạo, văn hoá, xoá đói giảm nghèo... Trước mắt, giai đoạn từ nay đến năm 2010 có ý nghĩa quyết định cho giai đoạn sau. Để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung chỉ đạo có hiệu quả 5 Chương trình phát triển kinh tế- xã hội trọng tâm là: Chương trình phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá; Chương trình xây dựng và phát triển văn hoá- thông tin; Chương trình phát triển giáo dục- đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chương trình giảm nghèo. Tập trung cao cho nhiệm vụ thu hút đầu tư, nhất là chủ động đón nhận “Làn sóng đầu tư nước ngoài mới” trên cơ sở nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, khai thác triệt để lợi thế tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội; phấn đấu thu hút được một số tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài đầu tư vào địa bàn, sớm lấp đầy khu công nghiệp Quang Châu, tích cực thực hiện các thoả thuận để Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) triển khai nhanh tổ hợp khu dịch vụ- thương mại- công nghiệp Vân Trung; quan tâm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án đầu tư lớn: Nhà máy nhiệt điện Sơn Động, Nhà máy xi măng Trường Sơn (Yên Thế), mở rộng Nhà máy đạm và hoá chất Hà Bắc, Nhà máy xi măng Hương Sơn (Lạng Giang) và một số khu dân cư mới, khu văn hoá thể thao... Đồng thời quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nghề, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh xuất khẩu lao động; gắn phát triển kinh tế với ổn định và công bằng xã hội, tạo điều kiện và cơ hội cho mọi người dân được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Mười năm- khoảng thời gian không dài so với lịch sử của một tỉnh. Nhìn lại chặng đường đã đi qua, Bắc Giang có quyền tự hào về những thành tựu đã đạt được. Điều đó, sẽ giúp chúng ta thêm tự tin và vững bước trên con đường đi tới. PHẦN II: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG 1 – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG Ngày 24/04/1996 Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT – Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành Thông tư 07/LB – TT hướng dẫn quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và PTNT. Ngày 15/8/1996 Ban thường vụ Tỉnh uỷ Hà Bắc ra Nghị Quyết số 16/NQ – TU về việc thành lập Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Bắc. Ngày 26/08/1996 UBND tỉnh Hà Bắc ra Quyết định số 107/UB, V/v Thành lập Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Bắc trên cơ sở sát nhập 3 Sở là: Sở Nông nghiệp, Sở Lâm nghiệp, Sở Thuỷ lợi. Khi mới thành lập cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm: Ban lãnh đạo Sở; 7 phòng chức năng quản lý Nhà nước, 06 Chi cục quản lý Nhà nước chuyên ngành, 05 đơn vị sự nghiệp và 25 doanh nghiệp trực thuộc Sở với tổng số trên 5000 cán bộ công nhân viên chức. Cuối năm 1996 tỉnh Bắc Giang được tái lập, ngày 24/12/1996 UBND tỉnh ra Quyết định số 1804/QĐ - CT về việc thành lập Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang trên cơ sở tách Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Bắc và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1997. Trong quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo yêu cầu sắp xếp, đổi mới đến nay tổ chức bộ máy của Sở bao gồm có: 06 phòng ban chức năng, 07 chi cục quản lý nhà nước chuyên ngành, 09 đơn vị sự nghiệp, 17 doanh nghiệp với tổng số 2 883 cán bộ công nhân viên chức. Trong đó có 597 cán bộ Đại học và trên đại học, 628 cán bộ trung cấp, còn lại là công nhân lành nghề và lao động. ở các huyện thành phố có phòng nông nghiệp hoặc phòng kinh tế, các trạm thú y, bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông. Các xã, phường thị trấn có cán bộ khuyến nông cán bộ thú y cơ sở đều có trình độ cao đẳng, đại học. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức hiện nay đều được đào tạo cơ bản, có tinh thần trách nhiệm đoàn kết và giàu kinh nghiệm trong công tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. 2 – HỆ THỐNG TỔ CHỨC , CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG CÁN BỘ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG 2.1. Chức năng: Sở NN&PTNT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở NN&PTNT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ NN&PTNT, Bộ thuỷ sản. 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn: - Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình. Trình UBND tỉnh và chịu trách nhiệm về nội dung quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về định cư, tái định cư, điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và nông thôn. - Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. * Về nông nghiệp ( trồng trọt, chăn nuôi) và thuỷ sản: - Thẩm định và chịu trách nhiệm về phương án sử dụng đất dành cho trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản; về biện pháp chống thoái hoá đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định. - Giúp UBND tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản mới, thời vụ, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghỉệp. - Tổ chức công tác bảo vệ thực vật và khắc phục hậu quả dịch bệnh; chỉ đạo, thực hiện kiểm dịch nội địa về động, thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định. * Về lâm nghiệp: - Xây dựng phương án, biện pháp chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiêp; trồng rừng; phòng và chống dịch bệnh rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh theo quy định. - Tổ chức việc điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích, cơ cấu, trữ  lượng của từng loại rừng; lập bản đồ rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ NN& PTNT. - Chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp hồ sơ về thiết kế khai thác rừng tự nhiên để UBND tỉnh phê duyệt, hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp của Chính phủ; trình UBND tỉnh việc cấp phép khai thác rừng tự nhiên sau khi được phê duyệt và kiểm tra việc khai thác rừng theo thiết kế được duyệt. - Trình UBND tỉnh quyết định thành lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng đặc dụng và các khu rừng có tầm quan trọng khác thuộc địa phương theo thẩm quyền của UBND tỉnh. * Về thuỷ lợi: - Trình UBND tỉnh phân cấp quản lý các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ và chương trình mục tiêu cấp thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác sử dụng và bảo vệ các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt. - Thực hiện các quy định về quản lý lưu vực sông suối, khai thác, sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chỉ đạo kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng chống lũ, lụt, bão, xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng chống lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua phèn, sạt lở ven sông trên địa bàn tỉnh. * Về phát triển nông thôn: - Tổng hợp và trình UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn. - Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm, thuỷ sản nhà nước trên địa bàn tỉnh theo phương án được duyệt. - Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên điạ bàn tỉnh. - Hướng dẫn việc chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định . - Chỉ đạo kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường nông sản, lâm sản, thuỷ sản. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về nông nghiêp, lâm nghiêp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn; tổ chức công tác thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, diễn biến rừng theo quy định. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất của ngành nông nghiêp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện. Cấp và thu hồi các giấy phép thuộc lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nai, tố cáo chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của ban chỉ huy phòng chống lụt bão. Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai về bão, lũ lụt, hạn hán, úng ngập, đất chua phèn, sạt lở, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được UBND tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với cấp huyện. Quản lý cán bộ, công chức viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã phường, thị trấn làm công tác quản lý về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn theo quy định của Bộ N&PTNT, Bộ thuỷ sản và UBND tỉnh. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giap theo quy định của UBND tỉnh và của cấp trên. Tổ chức công tác thống kê, tổng hợp tiến độ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh, Bộ NN& PTNT và Bộ Thuỷ sản. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do UBND tỉnh giao. 2.3. Bộ máy tổ chức và phân công cán bộ của sở nông nghiệp tỉnh Bắc Giang 1.    Giám đốc: Nguyễn Công Thức ·     Điện thoại CQ:  0240 854 248 ·     Điện thoại DĐ:  0913 555 812 ·     Điện thoại NR:  0240 870 135 ·     Email: thuccn_snnptnt@bacgiang.gov.vn 2. Phó Giám đốc:  Nguyễn Văn Bái ·     Điện thoại CQ:  0240 852 750 ·     Điện thoại DĐ:  0904 025 379 ·     Điện thoại NR:  0240 850 704 ·     Email: bainv_snnptnt@bacgiang.gov.vn 3. Phó Giám đốc:  Vũ Đình Phượng ·     Điện thoại CQ: 0240 854 129 ·     Điện thoại DĐ: 0912 048 268  ·     Điện thoại NR: 0240 3881552 ·     Email: phuongvd_snnptnt@bacgiang.gov.vn 4. Phó Giám đốc:  Dương Xuân Bánh ·     Điện thoại CQ: 0240 3855485 ·     Điện thoại DĐ: 0912 021 377  ·     Điện thoại NR: 0240 3852 734 ·     Email: banhdx_snnptnt@bacgiang.gov.vn 5. Phó Giám đốc:  Nguyễn Hồng Kỳ ·     Điện thoại CQ: 0240 3854674 ·     Điện thoại DĐ: 0912 393 714  ·     Email: kynh_snnptnt@bacgiang.gov.vn * Các phòng , ban thuộc sở : Số TT Tên đơn vị Số điện thoại 1 Văn phòng 3854 693 2 Thanh tra 3853 601 3 Phòng Tài chính – Kế toán 3855 369 4 Phòng Kế hoạch - Đầu tư 3853 105 5 Phòng trồng trọt 3850 811 6 Phòng Chăn nuôi 3850 566 * Các chi cục trực thuộc sở Số TT Tên đơn vị Số điện thoại 1 Chi cục Lâm nghiệp 3854 574 2 Chi cục quản lý nước và các công trình thuỷ lợi 3823 583 3 Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều 3854 522 4 Chi cục hợp tác xã và phát triển nông thôn 3558 430 5 Chi cục Thú y 3854 283 6 Chi cục bảo vệ thực vật 3559 331 7 Chi cục Thuỷ sản 3824 699 8  Chi cục Kiểm lâm 3854 396 * Các đơn vị sự nghiệp : Số TT Tên đơn vị Số điện thoại 1 Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm 3855 453 2 Trạm Giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp 3823 279 3 Trung tâm nước sinh hoạt-vệ sinh môi trường nông thôn 3855 641 4 Trung tâm Giống thuỷ sản cấp I 3536 259 5 Trung tâm Giống nấm tỉnh Bắc Giang 2240 144 6 Đoàn điều tra, quy hoạch rừng 3854 600 7 Ban Quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn 3882 371 8 Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Động 3886 118 9 Ban Quản lý dự án Nông nghiệp & PTNT 3854 437 10 Ban Quản lý di dân Trường bắn TB1 3557 830 3. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG Mười hai năm qua, kể từ ngày thành lập ngành Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đã bắt tay ngay vào việc ổn định và sắp xếp đổi mới hệ thống tổ chức từ tỉnh tới cơ sở, kế thừa và phát huy những thành quả trong thời kỳ đổi mới, tiếp tục thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của các Sở Nông nghiệp, Sở Lâm nghiệp, Sở Thuỷ lợi và đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quan trọng của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, của Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Thủy sản giao cho như: Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao công nghệ. Đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cơ cấu mùa vụ, nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp, mà trọng tâm là chỉ đạo thực hiện thắng lợi chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch, như quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 1997 – 2005. Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Chỉ đạo quy hoạch chi tiết theo từng lĩnh vực như: Quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả tập trung, quy hoạch phát triển lâm nghiệp; Quy hoạch phát triển thuỷ lợi; Quy hoạch phát triển thuỷ sản. Xây dựng chương trình phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, chương trình phát triển chăn nuôi, chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương trình ĐCĐC-KTM… Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình 327 nay là chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài như: dự án trồng rừng Việt Đức; dự án PAM 5322; Dự án phát triển nông lâm nghiệp tổng hợp Việt Thái, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và các dự án khác do các tổ chức nước ngoài tài trợ. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn như: Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình hồ đập, trạm bơm, kiên cố hoá kênh mương, ổn định dân cư vùng di dãn dân tái định cư, phát triển hệ thống dịch vụ khu trung tâm, xây dựng chợ, điểm thu mua, cung ứng vật tư…đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống dân sinh cho các hộ nông dân. Nâng cấp hệ thống đê, kè, cống, hồ đập, các công trình PCLB nhằm bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân. Củng cố quan hệ sản xuất, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, chuyển đổi, thành lập mới hợp tác xã theo luật, sắp xếp đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của các lâm trường quốc doanh. Tăng cường liên doanh liên kết, xây dựng mô hình, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn miền núi góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân Trú trọng đào tạo lại đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở không ngừng củng cố hệ thống tổ chức bộ máy đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y cấp xã phường nhằm hoàn thiện và nâng cao trình độ, chất lượng cán bộ đáp ứng được yêu cầu chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo nên nhiều nông sản hàng hoá có giá trị gắn với chế biến và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường…chuyển dần sản xuất từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Bắc Giang là một tỉnh miền núi với lợi thế về đất đai và lao động dồi dào với tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển nông nghiệp: 110.000ha; quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp là 165.000ha, quy hoạch cho phát triển thuỷ sản 20.000ha; chúng ta lại nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, và gần với cửa khẩu biên giới Lạng Sơn, có hệ thống giao thông thuận tiện với hệ thống đường bộ, đường sắt và đường sông tương đối hoàn thiện. Tạo điều kiện cho việc tiêu thụ nông sản hàng hoá thuận lợi. Trải qua 12 năm phấn đấu, xây dựng ngành nông nghiệp đã tích tực tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cũng như cấp uỷ chính quyền các cấp phát huy nguồn lực sẵn có của tỉnh và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ ngành TW đặc biệt là của Bộ Nông nghiệp &PTNT thu hút kêu gọi các nguồn lực bên ngoài tạo nên nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, nổi bật trên các lĩnh vực sau: * Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch tích cực. Trong trồng trọt: Mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực được coi là nhệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Diện tích cây lương thực có hạt (lúa – ngô) giảm, nhưng do áp dụng đồng bộ các biện pháp từ việc chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ đến các biện pháp kỹ thuật, thâm canh nên năng suất, sản lượng lương thực có hạt liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Năng suất lúa tăng từ: 32,7 tạ/ha năm 1997 lên 49,5tạ/ha năm 2005; năng suất ngô tăng từ: 28,1 tạ/ha năm 1997 lên 33,2tạ/ha năm 2005. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 1996 đạt: 385.873 tấn lên 600.899 tấn hiện nay (Tăng 215.026 tấn). Bình quân lương thực đầu người năm 1996 đạt 314kg/người/năm lên: 381,6kg/người/năm đảm bảo ổn định vững chắc chỉ tiêu lương thực trên địa bàn toàn tỉnh. Trong sản xuất cây lương thực đã đẩy mạnh đưa giống mới có năng xuất chất lượng cao vào sản xuất. Hiện nay sản xuất lúa đã đưa 75 – 80% giống lúa mới vào sản xuất; 90 – 95% giống ngô lai; do đó năng suất cây lương thực tăng bình quân hàng năm 4,6%. Sản lượng tăng 9,1%/năm. * Cây công nghiệp ngắn ngày phát triển với tốc độ nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Đối với cây lạc diện tích tăng từ 7.500ha năm 1996 lên 10.700ha năm 2005. Đáng chú ý là cây lạc vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao nên đã phát triển nhanh thành vụ sản xuất chính. Năm 1996 diện tích lạc thu đông có khoảng 10ha thì đến nay mở rộng khoảng 2800ha. Năng suất lạc năm 1996 từ 9,5tạ/ha lên 12tạ/ha năm 2000 và 18tạ/ha năm 2005 (Tăng gấp 2 lần so với năm 1996). Nét mới trong sản xuất lạc là sử dụng các giống mới áp dụng các biện pháp thâm canh như công nghệ che phủ ni non, làm luống nhỏ và trồng 2 hàng thay thế cách trồng cũ là làm luống to. Nhờ vậy làm cho sản lượng lạc tăng từ 6.800 tấn năm 1997 lên 20.000 tấn năm 2005. (Tăng gấp 3 lần so với 1997). Sản xuất cây đậu tương đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu giống, các giống như cúc Lục Ngạn, Lơ 75 đã được thay thế bằng các giống DT99, ĐT12 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Năng suất đậu tương tăng từ 10,3tạ/ha năm 1997 lên 16tạ/ha năm 2005. Sản lượng tăng từ 5.400 tấn năm 1997 lên 9.000tấn năm 2005. Sản xuất cây đậu tương đã hình thành công thức luân canh 4 vụ/năm, cho giá trị thu nhập từ 45 – 60 triệu đồng/ha/năm. - Diện tích cây rau màu thực phẩm tăng mạnh cả về diện tích và giá trị, diện tích tăng từ 16.200ha năm 1997 lên 25.000ha năm 2005. Giá trị sản xuất cây rau thực phẩm đạt 190.760 triệu đồng năm 1997 lên 320.000 triệu đồng năm 2005. Một số loại cây mầu thực phẩm có giá trị được phát triển mạnh như: ngô ngọt, dưa chuột bao tử, đậu Hà Lan, dưa hấu, cà chua bi, ớt các loại…Bước đầu đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung cung cấp cho các tỉnh lân cận và ký kết phục vụ các cơ sở, nhà máy chế biến. Một số huyện đã tạo được vùng sản xuất ra hàng hoá tập trung với quy mô lớn như: Đông Lỗ (Hiệp Hoà), Quảng Minh (Việt Yên), Cảnh Thuỵ (Yên Dũng), Dĩnh Kế (Bắc Giang ); Thái Đào, Mỹ Thái (Lạng Giang); Bảo Đài, Tam Dị (Lục Nam) Cây ăn quả tiếp tục được trỳ trọng chỉ đạo. Tạo được vùng cây ăn quả tập trung cú đầu tư lớn nhất miền Bắc; trong phát triển cây ăn quả trú trọng vào đầu tư vào thâm canh, dải vụ, coi trọng việc bảo quản chế biến nâng cao chất lượng quả sau thu hoạch. Cơ cấu cây ăn quả hiện nay của tỉnh chủ lực vẫn là vải, nhãn chiếm 80% diện tích. Một số địa phương đã có hướng chuyển đổi cơ cấu giống như chuyển đổi một số diện tích vải ở chân bãi thấp sang trồng na, hồng, cam canh, bưởi Diễn…như ở (Lục Ngạn, Lục Nam) Đối với diện tích vải một số nơi đã thay thế vườn vải chính vụ bằng giống vải chín sớm theo các biện pháp như trồng xen, ghép cải tạo. diện tích cây ăn quả năm 1997 có 9.000ha đến nay đạt 51.081ha (tăng gấp hơn 5 lần năm 1997). Sản lượng quả tăng nhanh bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 8 – 58%. Doanh thu từ cây ăn quả năm 1997: 137.800 triệu đồng năm 2005 xấp xỉ 300 tỷ đồng. Trong trồng trọt với phương châm chỉ đạo chuyển từ coi trọng số lượng trờn đơn vị diện tớch sang tăng giỏ trị trờn đơn vị diện tớch đó đưa được nhiều cõy trồng cú giỏ trị cao vào sản xuất. Trong thõm canh quan tõm đến chất lượng nụng sản. Do vậy giá trị thu nhập từ trồng trọt đã tăng nhanh từ 17,4 triệu đồng/ha/năm 1997 lên 26 triệu đồng/ha/năm (năm 2005). Một số huyện đã tích cực chuyển đổi diện tích lúa một vụ không ăn chắc sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu hoặc trồng cỏ phát triển chăn nuôi đã cho thu nhập cao. b. Chăn nuôi - Thuỷ sản: Nhằm từng bước phấn đấu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, ngành đã tập trung chỉ đạo chương trình nạc hoá đàn lợn, sinh hoá đàn bò, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu giống đến các hình thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Nhờ vậy cơ cấu đàn gia súc đã có thay đổi theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng gia súc nuôi lấy thịt, giảm gia súc cày kéo, đàn trâu có xu hướng giảm, đàn bò tăng mạnh. Đàn lợn thịt có xu hướng tăng trọng lượng xuất chuồng đi đôi với tăng tỷ lệ nạc. Mặc dự bị dịch bệnh nhưng đàn gia cầm vẫn phỏt triển mạnh. Ngoài ra trong chăn nuụi đó chỳ ý đưa những vật nuụi cú giỏ trị cao và tận dụng lợi thế của tỉnh như: đàn ong, dờ, thỏ.... Cùng với các giải pháp về khoa học kỹ thuật, ngành còn xây dựng các chính sách hỗ trợ giống, khuyến khích đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá có quy mô tập trung, tạo môi trường thuận lợi để chăn nuôi phát triển với tốc độ cao, chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Năm 1997 giá trị ngành chăn nuôi chiếm 29% đến năm 2005 chiếm 38% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Mặc dù trong những năm qua có nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra dịch lở mồm long móng đối với gia súc; dịch cúm gia cầm. Nhưng do làm tốt công tác phòng và quản lý dịch bệnh nên thiệt hại gây ra không đáng kể. Đồng thời là kinh nghiệm tốt để khuyến cáo các hộ nông dân thay đổi phương pháp chăn nuôi từ truyền thống sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Quy mô chăn thả từng bước thực hiện theo quy hoạch tập trung xa khu dân cư. Về thuỷ sản: Trong những năm gần đây phong trào phát triển thuỷ sản của tỉnh ta đã phát triển mãnh mẽ. Diện tích chăn nuôi thuỷ sản tăng từ 2,900ha năm 2000 lên 9100 ha năm 2005 (tăng hơn 3 lần), cơ cấu giống các được chọn lọc phù hợp như cá rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, chim trắng…Đây là những giống cá đảm bảo chất lượng, có giá trị kinh tế cao và đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Tỉnh đã thành lập trung tâm giống thuỷ sản cấp1 và cấp giấy phép cho 16 cở sở sản xuất cá giống đã góp phần cung ứng đủ nhu cầu cho nhân dân. Năm 2000 sản xuất được 705 tấn cá giống cho đến năm 2005 sản xuất được 1000 tấn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đấu thầu hoặc tự nguyện đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản với quy mô vài chục ha đã cho thu nhập tới hàng trăm triệu đồng/năm; như ở Song Mai (TP Bắc Giang ); Mai Đình, Đông Lỗ (Hiệp Hoà); Tân Tiến (Yên Dũng); Dĩnh Trì, Đại Lâm (Lạng Giang). Trong giai đoạn 2001 - 2005 phong trào chuyển diện tích cấy lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh mẽ. Tổng diện tích chuyển đổi trên 3.200 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 8 dự án nuôi trồng tập trung quy mô từ 10 ha trở lên. Do đó sản lượng thuỷ sản tăng từ 6.600 đàn năm 1997 lên 12,300 tấn năm 2005. Giá trị ngành thuỷ sản năm 2005 đạt khoảng 95 tỷ đồng. Một số địa phương như Lạng Giang, Lục Ngạn, Yên Thế được hỗ trợ kinh phí đầu tư nuôi các lồng. Hiện nay đã có 158 lồng, doanh thu từ 4 - 6 triệu đồng/lồng/năm. có trên 330 hộ đầu tư nuôi đặc sản (ba ba, ếch) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Mô hình nuôi cá thâm canh, kết hợp lúa cá đạt hiệu quả cao xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn toàn tỉnh. * Sản xuất Lâm nghiệp: Trong sản xuất lâm nghiệp tiếp tục thực hiện tốt chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, đồng thời thực hiện có hiệu quả các dự án trồng do nước ngoài tài trợ, các địa phương đặc biệt là các huyện miền núi đã tích cực huy động các nguồn tài chính và nhân lực thực hiện lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn để thực hiện phát triển và bảo vệ vốn rừng. Trong 10 năm qua mỗi năm toàn tỉnh trồng mới từ 3 - 4.000 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh trên 10.000ha/năm. Từ năm 1997 đến nay đã trồng mới gần 30.000 ha rừng, trong đó rừng kinh tế 10.214 ha; khoanh nuôi tái sinh 114.000 ha. Bảo vệ 143.492 ha rừng. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá nghề rừng. Thực hiện tốt việc giao đất giao rừng cho các tổ chức và hộ gia đình đến nay toàn tỉnh đã giao cho 44.770 hộ quản lý sử dụng 74.620 ha rừng. Các địa phương đã chú ý chỉ đạo các hộ thực hiện tốt các dự án trồng rừng, mạnh dạn vay vốn trồng rừng kinh tế, chú trọng công tác giống trong trồng rừng. Từ năm 2001 đến nay các lâm trường quốc doanh đã đưa các lọai giống cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng và được nhân giống theo phương pháp mô, hom. Toàn tỉnh hiện có 1.500 ha rừng trồng kinh tế bằng giống mới cho tốc độ tăng trưởng nhanh, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả rừng trồng, đồng thời chủ động cung cấp giống chất lượng tốt cho các hộ nông dân trên địa bàn; tăng cường đầu tư xây dựng vườn ươm hom tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, bước đầu cung ứng đủ giống mới chất lượng cao cho các hộ nông dân trong vùng. Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng nên đã nâng độ che phủ của rừng từ 19,7% năm 1996 lên 39,5% năm 2005. * Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn: Mười năm qua toàn tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Tổng số vốn đầu tư bao gồm các nguồn vốn Trung ương, vốn địa phương và nhân dân đóng góp từ năm 1997 đến nay khoảng trên 900 tỷ đồng, trong đó: đầu tư cho thủy lợi 665 tỷ đồng; cho nông nghiệp trên 30 tỷ đồng, cho các chương trình mục tiêu quốc gia 195 tỷ đồng. Nhờ đó hàng năm đã tu bổ nâng cấp hàng trăm km đê, kè, cống chủ động đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ bão, kiên cố hoá được trên 700km kênh mương; xây dựng 33 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Nhiều công trình thuỷ lợi mới được đầu tư xây dựng đã được đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả như: hồ Khe Chão, Khe Đặng (huyện Sơn Động); Hồ Cây Đa, Va Khê, suối Nứa (huyện Lục Nam), hồ Bầu Lầy, Lòng Thuyền (Lục Ngạn), Hồ Chồng Chềnh, Chùa Sừng (Yên Thế). Các hệ thống thuỷ lợi, Cầu Sơn, Nam Yên Dũng, Sông Cầu được đầu tư nâng cấp, đã nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động với diện tích tưới chủ động: 62.000ha tăng 8.000ha so với năm 1997. Diện tích tiêu chắc: 39.500ha tăng 6000ha so với 1997. Ngoài ra phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đến nay có 227/229 xã phường thị trấn có điện sử dụng, xây dựng nâng cấp hàng ngàn km đường làng ngõ xóm, thị tứ, chợ, điểm giao lưu nông sản, vật tư hàng hoá được thuận tiện * Đổi mới, phát triển các thành phần kinh tế. Đối với doanh nghiệp nhà nước, trong 12 năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do tính chất đặc thù của các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp - thuỷ lợi, nhưng ngành đã tập trung chỉ đạo sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả, hình thức sản xuất kinh doanh, phục vụ của các doanh nghiệp nhà nước do đó tạo động lực mới kích thích sản xuất kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất từng bước tiếp cận và thích ứng với cơ chế thị trường. Phát huy tính độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, mở mang ngành nghề tạo công ăn việc làm cho gần 2000 lao động và hàng ngàn hộ nông dân trong tỉnh. Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đổi mới, chuyển đổi hình thức sở hữu cho 6 doanh nghiệp nhà nước. trong đó thực hiện bán khoán 2 doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị định 103/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao khoán, kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp là ( Công ty cơ khí nông nghiệp; Công ty xây lắp lâm nghiệp). Sau khi bán khoán các đơn vị đã ổn định tổ chức bộ máy và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ nhân dân. Thực hiện cổ phần hoá 4 doanh nghiệp nhà nước theo nghị định số 54/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần là: Công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp; Công ty giống cây trồng; Công ty giống chăn nuôi; Công ty xây lắp thủy lợi. Sau khi thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu, các Công ty đã đổi mới hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, xây dựng phương án hoạt động đa dạng, đa ngành nghề, đảm bảo cung ứng, dịch vụ, phục vụ đầy đủ nhu cầu sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ nông dân trong tỉnh. Các đơn vị cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm trước các hộ nông dân về chất lượng giống, vật tư hàng hoá. Đổi mới các nông -lâm trường đang tiến hành rà soát, sắp xếp đổi mới theo Nghị quyết số 28/NQ-TW của Bộ Chính trị, định hướng cho các nông - lâm trường nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai tinh giảm bộ máy, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng trồng, đồng thời nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong xã hội hoá nghề rừng, tạo nhiều lô rừng, khoảnh rừng có giá trị kinh tế cao góp phần phát triển và bảo vệ vốn rừng. Đối với các Công ty khai thác công trình thủy lợi hoạt động mang tính chất công ích, nhiệm vụ chủ yếu là quản lý khai thác các công trình thủy nông, sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm nước đảm bảo tưới tiêu kịp thời cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân. trong những năm qua đã tập trung đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc xây dựng mới, nâng cấp các công trình đầu mối, kiên cố hoá kênh mương nội đồng, cùng với việc đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm, tinh thần phục vụ của đội ngũ CBCNV trong các công ty, bám sát đồng ruộng, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, tưới luân phiên nên việc phục vụ nước tưới cho sản xuất tốt hơn, ngay cả những năm hạn nặng vẫn đảm bảo nước tưới cho sản xuất kịp thời giảm thiểu tối đa diện tích cây trồng bị hạn. Quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, HTX theo luật. Đến nay toàn tỉnh có 164 HTX nông nghiệp, gồm 124 HTX chuyển đổi, 40 HTX thành lập mới, đã thu hút trên 80.000 hộ nông dân tham gia. Các HTX được thành lập mới và sau chuyển đổi được ổn định về tổ chức, xây dựng phương án, quy chế hoạt động theo luật. Phần lớn các HTX đều tổ chức các dịch vụ nước tưới, điện, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ nông dân, một số HTX đã bước đầu mở rộng các hoạt động sang lĩnh vực làm đất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ xã viên. Kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển hiện nay toàn tỉnh có: 1679 trang trại. trong đó có 845 trang trại trồng cây lâu năm, 196 trang trại chăn nuôi, 95 trang trại thủy sản, 65 trang trại lâm nghiệp, 32 trang trại kinh doanh tổng hợp. Các trang trại đang quản lý sử dụng có hiệu quả 5.470,7 ha đất, với số lượng vốn đầu tư khoảng 135 tỷ đồng, tạo việc làm cho 3.834 lao động, thu nhập bình quân 1 trang trại 56,1 triệu đồng/ năm. * Công tác khác. Cụng tỏc Đảng và cỏc đoàn thể luụn được đặc biệt quan tõm. Đảng bộ Sở khối cơ quan quản lý nhà nước liờn tục 12 năm được cụng nhận Đảng bộ trong sạch; được Đảng bộ cơ quan tỉnh đánh giá là Đảng bộ điển hỡnh trong suốt 10 năm qua. Cỏc Đảng bộ khối doanh nghiệp thuộc cỏc huyện, thành phố luụn được cấp uỷ địa phương đánh giá cao, hầu hết cỏc Đảng bộ cũng liờn tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Cỏc đoàn thể: Cụng đoàn, thanh niờn, Phụ nữ, Cựu chiến binh… đều là những đoàn thể mạnh. Mười hai năm qua ngành đã chỉ đạo các đơn vị thường xuyên phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể, cỏc cấp thi đua liên kết phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, phát động các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xoá đói giảm nghèo và làm giàu, đến nay toàn tỉnh có 110.282 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi từ cấp xã đến Trung ương. Trong đó có 8.700 hộ nông dân đạt thu nhập từ 50 triệu đồng/ năm trở lên. Qua các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá, phong trào thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ đã hướng các hộ công nhân, các hộ nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường, phát triển sản xuất hàng hoá đồng thời tạo ra nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các hộ nông dân với các thành phần kinh tế, với các doanh nghiệp, các nhà khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý vốn, vật tư, lao động và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Hàng năm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ( Báo - Đài PTTH) mở các chuyên trang, chuyên mục nông nghiệp nông thôn, nhà nông nên biết; tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nhõn dõn , mỗi năm tổ chức hàng trăm lớp với hàng nghỡn lượt người tham gia, xây dựng hàng trăm mô hình trình diễn, ngoài ra còn in ấn phát hình tài liệu thông tin tuyên truyền, các bản tin, ảnh, hướng dẫn cho các hộ nông dân góp phần nâng cao trình độ, đời sống thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức trong ngành và nhân dân trong tỉnh. Có thể nói rằng sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn trong 12 năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực, với tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp - thủy sản liên tục năm sau cao hơn năm trước. Sản xuất nông nghiệp phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm, giảm lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, đời sống của nông dân ổn định. Với những thành tích nỗ lực phấn đấu trong 10 năm qua, ngành nông nghiệp & PTNT đã vinh dự được Chủ Tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; nhiều tập thể và cá nhân được Chính phủ tặng cờ và bằng khen; Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Thủy sản, UBND tỉnh tặng bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân. Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn vẫn là vấn đề quan trọng luụn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tõm. Sự nghiệp cụng nghiệp húa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn được coi trọng để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao. Ngành nụng nghiệp nụng thụn Bắc Giang cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa phỏt huy những kết quả, thành tựu đạt được trong 10 năm qua.Tớch cực thay mặt cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và cấp uỷ, chớnh quyền cỏc cấp . Trước mắt cần tập trung thực hiện thắng lợi cỏc mục tiờu, nhiệm vụ từ nay đến năm 2010: - GDP trong nông - lâm - thuỷ sản tăng bình quân 4 - 4,2%/năm; - Cơ cấu kinh tế trong nông, lâm nghiệp chiếm 29,5 - 31,5% GDP của tỉnh; - Giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 33 – 34 triệu đồng/ha/năm; - Tỷ lệ dân được dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn là 85%; Để đạt được các nhiệm vụ và mục tiêu trên đây toàn ngành chúng ta phải phấn đấu nỗ lực rất cao. Thuận lợi có nhiều, nhưng khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Trong 5 năm tiếp theo giai đoạn 2006 - 2010 ngành Nông nghiệp & PTNT Bắc Giang tập trung cao độ để tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI. Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề vẫn còn nhiều thiếu sót em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ văn phòng Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cùng sự đóng góp ý kiến của các bạn. Em xin cám ơn cô: Th.s NGUYỄN THỊ HẢI YẾN đã giúp đỡ em ! PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG * QUỸ ĐẤT NÔNG NGHIỆP - Qũy ruộng đất là tổng thể về diện tích ruộng đất trên một vùng lãnh thổ theo một ranh giới nhất định, nằm trong phạm vi một dơn vị sản xuất ( hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp…) của một địa phương ( xã, huyện, tỉnh ) hay cả nước. - Đối với mỗi đơn vị sản xuất, mỗi địa phương, quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng đều có giưới hạn về mặt diện tích. Đặc trưng này của các loại quỹ đất được quy định bởi đặc điểm của đất đai. Trong đó, đặc điemr có tính hữu hạn về số lượng đất đai và tính vô hạn về sự sinh lời của đất đai chi phối một cách rõ rệt nhất. - Mỗi loại đất hình thành một quỹ riêng trong đó có quỹ đất nông nghiệp. Vì vậy, quỹ đất nông nghiệp có sự biến động và diễn ra theo hai hướng: + Do quá trình đô thị hóa, do sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn., do sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới làm cho quý đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. Đây là xu hướng vận động tất yếu. Nhưng vấn đề đặt ra là lựa chọn địa điểm để xây dựng đô thị và khu công nghiệp cũng như các cơ sở hạ tầng thế nào cho hợp lý. Tình trạng chuyển đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp cần được hạn chế. + Do sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu về nông sản ngày càng tăng trong khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là cần thiết. * Yêu cầu sử dụng đất nông nghiệp - Không ngừng nâng cao hiệu quả sinh lời của đất là yêu cầu tối cao của sử dụng đát nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Nó đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng tạo ra nhiều nông sản với chất lượng cao, giá thành hạ, đapf ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư trong điều kiện nguồn lực ngày càng hạn chế. - Kết hợp một cách hợp lý yếu tố đất đai với sức lao động : Đất đai và lao động là hai yếu tố cơ bản tạo ra các sản phẩm nông nghiệp. - Kết hợp sử dụng có hiệu quả đất với cải tạo, bồi dưỡng và nâng cao độ phì đất, bảo vệ môi trường sinh thái. * Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp Đáp ứng các yêu cầu cơ bản về sử dụng và phát triển nông nghiệp theo định hướng “ Xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái. Thực hiện đa canh, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tăng nhanh nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhân dân với nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới ”. Việc sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện theo các phương hướng sau: Kết hợp sử dụng đất theo chiều rộng với chiều sâu, trong đó theo chiều sâu là con đường cơ bản và lâu dài. Đẩy mạnh thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt, coi trọng tăng vụ và khai hoang. Bố trí cây trồng và mùa vụ phù hợp. Khai thác và sử dụng tổng hợp đất đai, sức lao động và tài nguyên thiên nhiên khác. Kết hợp nông nghiệp và lâm, ngư nghiệp. Tăng cường pháp luật trong sử dụng đất nông nghiệp. → Việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang như hiện nay có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Hiện tại em đang thực tập ở Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang nên để làm chuyên đề thực tập em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang ”. MỤC LỤC Trang Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP. I. Khái niệm và vai trò của đất nông nghiệp: 1. Khái niệm về đất nông nghiệp. 2.Những đặc điểm của đất nông nghiệp nước ta . II. Vị trí , vai trò của đất nông nghiệp. 1.Vị trí của đất nông nghiệp. 2.Vai trò của đất nông nghiệp. III. Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng và quản lý sử dụng. 1.Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả 2. Các yêu cầu đặt ra cho việc sử dụng và quản lý sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả: 3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hướng sử dụng đất nông nghiệp CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG I – GIỚI THIỆU TỈNH BẮC GIANG 1 – Điều kiện tự nhiên 2 – Tiềm năng và nguồn lực 3 – Tình hình kinh tế - xã hội II – SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG 1 – Qũy đất nông nghiệp tỉnh BẮC GIANG 1.1 – Phân loại đất nông nghiệp 1.2 – Phân bố đất nông nghiệp 2 – Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh BẮC GIANG 2.1 – Tình hình sử dụng đất nông nghiệp 2.2 – Yêu cầu và phương hướng sử dụng đất nông nghiệp 2.3 – Biện pháp sử dụng đất nông nghiệp 3 – Đánh giá sử dụng đất nông nghiệp tỉnh BẮC GIANG 3.1 – Phương pháp đánh giá 3.2 – Chỉ tiêu đánh giá và hiệu quả sử dụng đất III – QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG 1 – Chức năng quản lý 2 – Nhiệm vụ quản lý 3 – Phương thức quản lý CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31779.doc