Báo cáo thực tập tại Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam

Trong chương trình tổn thể của nhà nước, Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam cũng như các tỉnh sẽ là chủ những dự án đầu tư cần phải nghiên cứu các điều kiện để xây dựng dự án tiền khả thi và khả thi cho từng nhà máy sản xuất ván nhân tạo và các nhà máy sản xuất đồ mộc. Đối với các nhà máy sản xuất ván nhân tạo nguyên liệu sẽ sử dụng từ các nguồn cung cấp: Sử dụng gỗ rừng trồng tại các địa phương từ những năm trước đây đến nay đã đến tuổi khai thác. Tận dụng gỗ cành ngọn sau khai thác và gỗ nhỏ tỉa thưa Đẩy nhanh tốc độ trồng rừng mới để cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài. Đối với các nhà máy sản xuất đồ mộc: Sử dụng nguồn ván dăm, ván sợi hiện đang sản xuất trong nước. Nhập khẩu ván dăm, ván sợi từ các nước trong khu vực. Sử dụng một phần nguyên liệu gỗ tự nhiên để trang trí bề mặt hoặc làm những chi tiết mà gỗ nhân tạo

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam I. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam được thành lập theo quyết định số 667/TCLĐ ngày 4/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp trước đây trên trên cơ sở sắp xếp lại 10 liên hiệp và Tổng công ty trực thuộc Bộ, gồm có 102 lâm truờng, công ty, xí ngiệp, nhà máy. Định hướng phát triển của Tổng công ty khi được thành lập là nhằm khai thác và chế biến các sản phẩm lâm nghiệp. Trong giai đoan đầu Tổng công ty chú trọng vào việc khai thác và chế biến, đó là khai thác gỗ rừng tự nhiên, các loai đặc sản lâm nghiệp, các loai động vật rừng… để sản xuất chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu cũng như để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước giao cho Tổng công ty. Trong thời kỳ đầu mới đi vào hoạt động (96,97 ),Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn như tổ chức thì lộn xộn, công nợ lớn, kỹ thuật nghèo nàn, trình độ bộ thấp, thua lỗ kéo dài… nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Hội đồng quản trịTổng công ty cũng như sự chỉ đạo giúp đỡ của các Bộ, ban nghành và các địa phương, Tổng công ty đã đạt được những bước phát triển vững chắc đáng mừng. Trước sự suy giảm nhanh chóng diện tích rừng tự nhiên. Mặt khác các mục tiêu định hướng của Tổng công ty cũng có một số điều chỉnh. Tổng công ty lâm sản việt Nam đã được đổi tên thành Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam theo quyết định số 3308 ngày 18/ 12/1997 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đánh dấu một sự thayđổi trong quá trình phát triển của Tổng công ty. Khi mà lâm sản ngày càng suy giảm (đặc biệt là rừng tự nhiên) thì nhiệm vụ của Tổng công ty không chỉ là khai thác và chế biến lâm sản nữa mà trồng rừng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Tổng công ty. Đây là yêu cầu tất yếu để Tổng công ty có thể phát triển lâu dài, ổn định và đảm bảo các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà Nước giao cho. Trong giai đoạn này trên cơ sở tiền đề đã đạt được từ các năm trước, các năm sau đó Tổng công ty vẫn giữ được đà tăng trưởng. Các chỉ tiêu về Doanh thu, Lợi nhuận, Xuất khẩu tiếp tục tăng. Đặc biệt cho đến hết năm 2000 Tổng công ty đã trồng được 27000 ha rừng trong đó rừng kinh tế là 23. 000 và rừng phòng hộ là 4000 ha. Dự tính đến 2005 Tổng công ty sẽ trồng được khoảng 200.000 ha rừng đảm bảo nguyên liệu cho Tổng công ty hoạt động lâu dài và ổn định lâu dài. Với kết quả sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng trong các năm vừa qua, khôngthể không nhắc đến vai trò của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty trong việc sắp xếp lại bộ máy nhân sự, cải tổ công tác tài chính kế toán và đính hướng đúng cho công tác nghiên cứu, phát triển. Điều đó một mặt tạo sự thích nghi cho Tổng công ty trong thời kỳ mới, mặt khác bộ máy của Tổng công ty ngày càng đi vào ổn định phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng công ty. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt nam, tên cũ là Tổng công ty lâm sản Việt Nam, là Tổng công ty nhà nuớc hạng đặc biệt do Bộ lâm nghiệp quyết định thành lập theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ. Tổng công ty gồm có các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam kinh doanh các ngành nghề và có các nhiệm vụ sau: Xây dựng quản lý và kinh doanh rừng nguyên liệu công nghiệp. Khai thác vận tải lâm sản. Chế biến lâm sản, nông sản và thủy sản. Kinh doanh lâm sản, xuất nhập khẩu lâm sản (kể cả động vật, chim thú cây cảnh), nông sản và thủy sản. Kinh doanh và xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất lâm nghiệp và đời sống của người lao động làm nghề rừng Chế tạo sửa chữa máy lâm nghiệp, công nghiệp và dân dụng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Du lịch lâm nghiệp: khách sạn, lữ hành quốc tế và nội địa, dịch vụ du lịch. Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Điều tra nghiên cứu thị trường lâm sản trong nước và nước ngoài và các nguồn lâm sản. Tham gia quy hoạch các cơ sở chế biến lâm sản và kế hoạch đầu tư xây dựng mới, cải tạo các nhà máy chế biến lâm sản và các công trình khai thác rừng. Tham gia xây dựng các kế hoạch dịch vụ, phục vụ phát triển nghề rừng và kinh tế miền núi. II. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận. CHủ TịCH Hội đồng quản trị HÔI ĐồNG QUảN TRị TổNG GIáM ĐốC PHó TổNG GIáM ĐốC Phòng kế hoạch Phòng kiểm toán nội bộ Phòng KD XNK Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức lao động Phòng kỹ thuật và HTQT Văn phòng Phòng lâm nghiệp Ban thanh tra Hội Đồng Quản Trị Hội đồng quản trịthực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của nhà nước giao. Hội đồng quản trịcó các quyền hạn và các chức năng sau: - Nhận vốn,(kể cả nợ ), đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Tổng công ty. - Xem xét và phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên và phương án điều hòa vốn, cấc nguồn lực khác gữa các đơn vị thành viên, kiểm tra giám sát việc thực hiện các phương án đó. - Kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong Tổng công ty, việc sử dụng bảo toàn phát triển vốn và các nguồn lực được giao. - Thông qua đề nghị của tổng giám đốc đệ trình cơ quan quyết định thành lập phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của Tổng công ty, quy hoạch, kế họach sử dụng, quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao cho Tổng công ty, quyết định mục tiêu, kế hoạch hàng năm của Tổng công ty và báo báo cáo cơ quan quyết định thành lập, duyệt kế hoạch điều tra khảo sát rừng, quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng của Tổng công ty Tổng giám đốc giao cho các đơn vị thành viên. - Tổ chức thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư với bên nước ngoài bằng vốn do Tổng công ty quản lý. - Trình Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập hoặc nếu được Thủ trưỏng cơ quan thành lập ủy quyền thì quyết định các dự án liên doanh trong nước, các hợp đồng kinh tế khác có giá rị lớn. Trình thủ Trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư. - Ban hành và giám sát thưc hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, kể cả đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức trong xây dựng chyên ngành, tiêu chuẩn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, giá sản phẩm và dịch vụ trong Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc trên cơ sở quy định chung của ngành và quốc gia. - Xây dựng và trình thu trưởng cơ quan quyết định thành lập phê chuẩn điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty, phê chuẩn quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc. Quyết định mở chi nhánh văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trình thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm khen tưởng, kỷ luật giám đốc các đơn vị thành viên Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc, quyết định tổng biên chế của bộ máy quản lý, điều hành Tổng công ty và điều chỉnh khi cần thiết, theo đề nghị của Tổng giám đốc. - Phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc hình thành và sử dụng các quỹ tập trung tương ứng với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính của Tổng công ty. - Xem xét kế hoạch huy động vốn (dưới mọi hình thức), bảo lãnh các khoản vay, thanh lý tài sản của các dơn vị thành viên để quyết định hoặc trình thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập quyết định theo các quy tắc quy định tại Khoản 4 Điều 41 của điều lệ này. - Thông qua báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm của Tổng công ty. - Hội đồng quản trịcó 7 thành viên do thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trịđược quy định tại điều 32 Luật Doanh nghiệp nhà nước. TổNG GIáM ĐốC Tổng giám đốc do thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập trong Tổng công ty bổ nhiệm miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước người bổ nhiệm mình và trước pháp luật về điều hành họat động tại Tổng công ty. Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất tại Tổng công ty. Tổng giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Cùng chủ tịch Hội đồng quản trịký nhận vốn(kể cả nợ), đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty giao các nguồn lực đã nhận được cho các đơn vị thành viên Tổng công ty theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Kiến nghi Hội đồng quản trịphương án điều chỉnh vốn và các nguồn lực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên theo hình thức tăng giảm vốn. - Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. xây dựng phương án huy động vốn, trình Hội đồng quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án đó. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình hoạt động, các phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên của Tổng công ty, dự án đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên kế họach đào tạo và đào tạo lại trong Tổng công ty, các biện pháp thực hiện hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình Hội đồng quản trị xem xét quyết định hoặc trình tiếp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án dự án đã được phê duyệt. - Điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Tông công ty thực hiện các cân đối lớn của Nhà nuớc giao cho Tổng công ty - Xây đựng và trình Hội đồng quản trịphê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương đơn giá và định mức trong xây dựng chuyên ngành phù hợp với các quy định chung của ngành và của Nhà nước.Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn đơn giá này trong toàn Tổng công ty. - Đề nghị Hội đồng quản trị trình Thủ trưởng cơ quan Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó tổng giám đốc, kế toán tưởng Tổng công ty, đề nghị Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các giám đốc đơn vị thành viên, các phó giám đốc, kế toán trưởng đơn vị thành viên và các chức danh tương đương theo đề nghị của giám đốc đơn vị thành viên. Xây dựng trình Chủ tịnh Hội đồng quản trị duyệt tổng biên chế bộ máy quản lý Tổng công ty. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt Quy chế lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Tổng công ty. Tổ chức điều hành hoạt động trong Tổng công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả kinh doanh của Tổng công ty, bao gồm báo cáo hàng quý, 6 tháng và hàng năm, báo cáo tài chính tổng hợp, bảng cân đối tài sản của Tổng công ty. Thực hiện và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện nghiã vụ nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định của pháp luật. Chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc điều hành các họat động của mình. A. Văn phòng Tổng công ty 1. Chức năng: Tổ chức thục hiện công tác hành chính, quản trị tại văn phòng Tổng công ty. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, văn thư lưu trữ, điều kiện và phương tiện làm việc tại Tổng công ty. Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp. Công tác pháp chế. Quan hệ với địa phương nơi Tổng công ty đóng trụ sở. 2. Nhiệm vụ: 2.1. Đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty về việc trang bị phuơng tiện, điều kiện làm việc các phương án sửa chữa, cải tạo khu làm việc của văn phòng Tổng công ty và tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành (nếu có) 2.2. Xây dựng các nội quy, quy chế quản lý, sử dụng tài sản, phương việc để trình lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt, ban hành và tổ chức, cá nhân thực hiện, sắp xếp bố trí phương tiện làm việc, đi lại cho lãnh đạo Tổng công ty và cán bộ công nhân viên Tổng công ty khi đi công tác. 2.3. Quản lý lưu trữ chuyển giao công văn, tài liệu đi và đến Tổng công ty, chịu trách nhiệm về mặt hành chính, pháp lý trong việc làm mới, đổi và quản lý con dấu, các văn bản sao y, giấy giới thiệu công tác, giấy đi đường của Tổng công ty. 2.4 Phối hợp với các phòng ban chức năng của Tổng công ty tổ chức công việc lễ tân, tiếp khách trong các cuộc họp, hội nghị và hướng dẫn khách đến Tổng công ty liên hệ công tác. 2.5 Bảo vệ trật tự an ninh, phòng cháy nổ, đảm bảo vệ sinh liên lạc, vệ sinh công công cộng, công tác hiếu hỉ. 2.6 Tổ chức và triển khai công tác y tế của cơ quan và tham gia chương trình y tế cộng đồng. 2.7 Quan hệ với các cơ quan hữu quan tại địa phương nơi Tổng công tyđóng trụ sở để giải quyết các công tác liên quan đền Tổng công ty. 2.8 Chánh văn phòng là thường trực ban thi đua của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. 2.9 Nghiên cứu thực hiện công tác pháp chế, cố vấn pháp luât cho lãnh đạo Tổng công ty. 3. Cơ cấu và định biên: 17 người. 3.1 Lãnh đạo văn phòng: - 01 chánh văn phòng 01 phó văn phòng giúp việc theo phân công của chánh văn phòng. 01 phó văn phòng phụ trách công tác pháp chế tổng hợp. 3.2. Tổ văn thư- Phục vụ: 5 người. 3.3. Tổ y tế – bảo vệ: 9 người. B. Phòng tổ chức lao động. 1. Chức năng: 1.1. Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trên các lĩnh vực: -Tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý tại văn phòng Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Công tác nhân sự, tổ chức lao động và công tác đào tạo. Công tác chính sách, chế độ cho người lao động ( tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động …) 1.2.Tổ chức thực hiện quyết định cụ thể của lãnh đạo Tổng công ty về các lĩnh vực trên 2. Nhiệm vụ: 2.1.Nghiên cứu,đề xuất với lãnh đạo Tổng tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, điều hành trong toàn Tổng công ty cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị, các chế độ chính sách trong từng giai đọan. 2.2. Đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty trong việc xắp xếp, xây dựng các mô hình, cơ cấu sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty. Xây dựng các tiêu chuẩn chức danh, lề lối làm việc, quy chế quản lý các hoạt sản xuất kinh doanh trong tòan Tổng công ty giúp lãnh đạo Tổng công ty trong việc theo dõi đôn đốc triển khai thực hiện. 2.3. Đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty trong việc quản lý, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật, đánh giá nhận xét, nâng lương, chế độ bảo hiểm và thưc hiện các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước. 2.4. Hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động tại các đơn vị thành viên. 2.5. Xây dựng định mức và đơn giá tiền lương cho văn phòng Tổng công ty và giao đơn giá tiền lương, kiểm tra việc trả lương – thưởng tại các đơn vị thành viên hàng năm. 2.6. Đề xuất việc thực hiện trình, xét duyệt cho các bộ thuộc Tổng công ty đi công tác trong và ngoài nước, đoàn công tác nước ngoài vào Tổng công ty. 2.7. Quản lý hồ sơ cá nhân và trực tiếp giải quyết chế độ bảo hiểm đối với cán bộ công nhân viên văn phòng Tổng công ty. 2.8. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo và bồi dưõng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho toàn Tổng công ty. 2.9.Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Tổng công ty yêu cầu. 3. Cơ cấu và định biên: Gồm 6 người. - 01 trưởng phòng: phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, nhân sự. 01 phó phòng phụ trách tiền lương và chế độ chính sách cho người lao động. 01 Cán bộ làm công tác tổ chức, nhân sự. 01 cán bộ làm công tác lương và định mức, đơn giá tiền lương. 01 cán bộ làm công tác chế độ chính sách cho người lao động, bảo hiểm xã hội, y tế và quản lý hồ sơ. C. Phòng kế hoạch 1. Chức năng. 1.1. Tham mưu cho lãnh đạo Tổng Công ty trên các lĩnh vực: - Định hướng chiến lược kinh tế, qui hoạch phát triển kinh tế của Tổng công ty. Xây dựng, tổng hợp kế hoạch kinh tế dài hạn, ngắn hạn của Tổng công ty. - Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong Tổng công ty (đầu tư ngắn hạn, đầu tư chiều sâu bằng tín dụng ưu đãi). - Tổ chức thực hiện công tác thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế trong Tổng công ty. 1.2. Tổ chức triển khai thực hiện các lĩnh vực nói trên. 2. Nhiệm vụ. 2.1. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch dài hạn, chiến lược trung hạn, kế hoạch hàng năm của Tổng công ty và thẩm định, theo dõi, điều chỉnh, đôn đốc, giao kế hoạch hàng năm cho các đơn vị thành viên. 2.2. Tham mưu đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty trong việc điều hoà thiết bị, vật tư, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất tài lực sẵn có của các đơn vị thành viên. 2.3. Nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty các thông tin về thị trường, tìm nguồn cung cấp nguyên liệu, nghiên cứu tìm các loại công nghệ tiên tiến, các loại mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm thích ứng thị trường. 2.4. Tổ chức thực hiện công tác thống kê toàn Tổng công ty theo qui định của pháp lệnh thống kê. 2.5. Lập kế hoạch vay vốn đầu tư chiều sâu hàng năm trên cơ sở thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư theo phân cấp. Trực tiếp tổ chức thi công, giám sát kỹ thuật, nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản của Tổng công ty. 2.6. Thẩm định, quản lý các phương án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng liên doanh, liên kết của các đơn vị thành viên. Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi các phương án, hợp đồng xây dựng và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế chung của toàn Tổng công ty. 2.7. Nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài để xây dựng kế hoạch cho các đơn vị trong toàn Tổng công ty. 2.8. Trực tiếp giải quyết các thủ tục cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản cho các đơn vị thành viên. 2.9. Phối hợp với phòng kỹ thuật và hợp tác quốc tế tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước. 2.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty. 3. Cơ cấu và định biên: Gồm 07 người. 3.1. Lãnh đạo phòng: - 01 Trưởng phòng phụ trách chung và trực tiếp phụ trách tổ kế hoạch. - 01 Phó phòng phụ trách tổ xây dựng cơ bản. 3.2. Tổ kế hoạch. - 01 cán bộ tổng hợp, thống kê. - 01 cán bộ giúp việc. 3.3. Tổ xây dựng cơ bản. - 02 cán bộ giúp việc. D- Phòng lâm nghiệp. 1. Chức năng. 1.1. Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty các lĩnh vực: - Xây dựng các dự án phát triển rừng kinh tế. - Xây dựng cơ chế, lựa chọn phương thức đầu tư phát triển rừng kinh tế có hiệu quả. - Thực hiện chế độ quản lý rừng kinh tế trong Tổng công ty. 1.2. Tổ chức các biện pháp thực hiện công việc trên; chỉ đạo công tác trồng rừng. 2. Nhiệm vụ. 2.1. Tổ chức điều tra cơ bản, đánh giá lại vốn rừng hiện có của Tổng công ty; xây dựng các qui định về quản lý, bảo vệ vốn rừng và hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các qui định đó. 2.2. Xây dựng qui hoạch tổng thể về hệ thống trồng rừng kinh tế của toàn Tổng công ty. 2.3. Trên cơ sở qui hoạch tổng thể về hệ thống rừng nguyên liệu của Tổng công ty, chủ trì trong việc nhận đất, tổ chức triển khai phương án trồng rừng theo qui hoạch. 2.4. Tập trung xây dựng và chỉ đạo thực hiện các dự án phát triển rừng kinh tế theo qui hoạch phục vụ cho các cụm công nghiệp chế biến của Tổng công ty nhằm đáp ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng khâu cung cấp nguyên liệu. 2.5. Phối hợp với các phòng kế hoạch, kế toán tài chính để lập kế hoạch hàng năm về bảo vệ và phát triển rừng kinh tế, giải quyết vốn trồng rừng, phối hợp với phòng kỹ thuật và hợp tác quốc tế để tiến hành điều tra cơ bản và qui hoạch việc sử dụng đất đai trên từng địa bàn, xác định những giải pháp kỹ thuật sử dụng đất, xác định giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với thị trường. 2.6. Đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty về các cơ chế, chính sách khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý - bảo vệ rừng cho các đơn vị thành viên. 2.7. Quản lý các hồ sơ về qui hoạch, dự án, kiểm kê rừng trồng. Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc quản lý và sử dụng vốn rừng của Tổng công ty. Tổ chức kiểm tra chất lượng rừng trồng, thường trực trong Hội đồng nghiệm thu các công trình trồng rừng, xây dựng cơ bản phục vụ trồng và khai thác rừng. 2.8. Thực thi các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Tổng công ty yêu cầu. 3. Cơ cấu và định biên: Gồm 05 người. 3.1. Lãnh đạo phòng: 01 Trưởng phòng và 01 phó phòng 3.2. Các bộ phận: + Bộ phận quản lý và xây dựng dự án: 01 cán bộ + Bộ phận quản lý và chỉ đạo sản xuất: 01 cán bộ + Bộ phận kỹ thuật lâm sinh và áp dụng tiến bộ kỹ thuật: 01 cán bộ. E- Phòng kỹ thuật và hợp tác quốc tế. 1. Chức năng. 1.1. Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện phát triển kỹ thuật trong toàn Tổng công ty. 1.2. Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty trong công tác phát triển quan hệ hợp tác quốc tế. 13. Giúp lãnh đạo Tổng công ty về quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc phát triển kỹ thuật và hợp tác quốc tế của Tổng công ty. 1.4. Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty trong công tác xây dựng các dự án đầu tư lớn của Tổng công ty và liên doanh với nước ngoài 1.5. Giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho cán bộ Tổng công ty đi công tác nước ngoài, đoàn nước ngoài vào Tổng công ty. 2. Nhiệm vụ. 2.1. Giúp lãnh đạo Tổng công ty thực hiện phát triển kỹ thuật công nghệ chế biến lâm sản và các lĩnh vực công nghiệp khác trong toàn Tổng công ty. Nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty việc lựa chọn công nghệ, kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị đầu tư mới và đầu tư chiều sâu của Tổng công ty và các đơn vị thuộc Tổng công ty. Tham gia thẩm định các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư đổi mới của Tổng công ty. 2.2. Chủ trì chính trong việc xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư nhóm A+B của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. 2.3. Theo dõi, quản lý hoạt động các liên doanh trong và ngoài nước có vốn góp của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. 2.4. Theo dõi, quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của tất cả các đơn vị trong Tổng công ty. Giúp lãnh đạo Tổng công ty kiểm tra, giám sát máy móc thiết bị nhập khẩu, đầu tư mới, đánh giá thanh lý tài sản máy móc thiết bị của các đơn vị. 2.5. Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng công ty xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất, các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thành viên xây dựng, thực hiện các qui trình kỹ thuật sản xuất, an toàn lao động, các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. 2.6. Giúp lãnh đạo Tổng công ty trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam; đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật tiếp thu kỹ thuật công nghệ cao trong Tổng công ty. 2.7. Giúp lãnh đạo Tổng công ty thực hiện đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các sáng kiến cải tiến của cá nhân, đơn vị trong Tổng công ty. 2.8. Thực hiện việc mở rộng quan hệ hợp tác với các tổchức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài để đầu tư liên doanh liên kết, đưa kỹ thuật, tiền vốn nước ngoài vào Tổng công ty và tìm kiếm cơ hội để Tổng công ty đầu tư ra nước ngoài đúng pháp luật. 2.9. Đảm bảo biên dịch, phiên dịch phục vụ công tác đối ngoại của Tổng công ty, 2.10. Giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh: Hộ chiếu, thị thực nhập cảnh cho cán bộ thuộc Tổng công ty đi công tác nước ngoài; thị thực nhập cảnh cho đoàn nước ngoài vào Tổng công ty. 2.11. Phối hợp với phòng kế hoạch trong việc xây dựng các dự án đầu tư chiều sâu, xây dựng cơ bản trong Tổng công ty nhất là khâu máy móc, thiết bị, công nghệ, an toàn lao động, môi trường. 1.12. Chủ trì chính trong việc phối hợp với phòng kế hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện công tác thị trường cho Tổng công ty. 2.13. Tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước có sự phối hợp của phòng kế hoạch và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. 3. Cơ cấu và định biên: Gồm 05 người. - 01 Trưởng phòng phụ trách chung - 01 Phó phòng giúp việc trưởng phòng - 01 cán bộ phụ trách kỹ thuật - 01 cán bộ phụ trách hợp tác quốc tế - 01 cán bộ giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh. F- Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu. 1. Chức năng. 1.1. Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trên các lĩnh vực: - Định hướng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty - Tổ chức và quản lý công tác thị trường; tìm thị trường xuất nhập khẩu cho Tổng công ty và các đơn vị thanh viên. - Chỉ đạo, theo dõi, quản lý công tác xuất nhập khẩu và thực hiện công tác nghiệp vụ ngoại thương. 1.2. Trực tiếp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh (kể cả xuất nhập khẩu) của văn phòng Tổng công ty. 2. Nhiệm vụ 2.1. Phối hợp với phòng kế hoạch lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu dài hạn, hàng năm của Tổng công ty, kế hoạch đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty. 2.2. Nghiên cứu và phổ biến, hướng dẫn kịp thời các văn bản pháp qui về quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong toàn Tổng công ty. 2.3. Nắm bắt thông tin giá cả, định hướng cho các đơn vị thành viên về mẫu mã, mặt hàng, thị trường tiêu thụ. 2.4. Quản lý, điều phối hạn ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty, hỗ trợ cho các đơn vị thành viên trong việc xin cấp chỉ tiêu hạn ngạch xuất nhập khẩu định kỳ. 2.5. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty theo qui định. 2.6. Theo dõi, quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các văn phòng đại diện Tổng công ty ở nước ngoài, và tổ chức phối hợp với các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty ở trong nước. 2.7. Chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho yêu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu của văn phòng Tổng công ty và hỗ trợ các đơn vị thành viên. 2.8. Trực tiếp thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu được lãnh đạo Tổng công ty giao. 2.9. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên trong việc tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm và cùng khai thác các thị trường lớn. 2.10. Phối hợp với phòng kỹ thuật hợp tác quốc tế tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước. 2.11. Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khi lãnh đạo Tổng công ty yêu cầu. 3. Cơ cấu và định biên. - 01 trường phòng phụ trách chung và trực tiếp kinh doanh. - 01 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng và trực tiếp kinh doanh - Và một cán bộ trực tiếp thực hiện. G- Phòng kế toán tài chính. 1. Chức năng. 1.1. Thực hiện trực tiếp công tác kế toán tài chính đối với hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và kế toán tài chính văn phòng Tổng công ty. 1.2. Tổ chức công tác kế toán và tài chính doanh nghiệp, với chức năng giám đốc, phân phối và tổ chức luân chuyển vốn. 1.3. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra quyết toán và kiểm tra việc sử dụng vốn và tài sản trong Tổng công ty. 2. Nhiệm vụ: 2.1. Lập kế hoạch và giải quyết các nguồn tài chính, cân đối các khoản thu chi để tiến hành các hoạt động kinh tế, kinh doanh và quản lý các loại vốn, tài sản Tổng công ty theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước. 2.2. Căn cứ các chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước để đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty xử lý các vấn đề tài chính phát sinh như điều động vốn, thanh lý, xử lý các tài sản cố định, xử lý công nợ, tài sản của doanh nghiệp giải thể, cổ phần hoá. 2.3. Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị thành viên và trực tiếp hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh của văn phòng Tổng công ty và khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Đáp ứng đủ vốn kinh doanh trực tiếp tại văn phòng Tổng công ty, thực hiện chức năng thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ cụ thể trong kinh doanh. 2.4. Tổ chức thực hiện công tác thống kê - kế toán thống nhất trong toàn Tổng công ty. Tổng hợp tình hình hoạt động tài chính - kế toán và tổ chức việc kiểm tra, duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị thành viên Tổng công ty theo qui chế tài chính của Tổng công ty, điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán - thống kê hiện hành của Nhà nước. 2.5. Tổ chức thực hiện các chế độ báo cáo tài chính - kế toán, thanh quyết toán tiền lương, bảo hiểm xã hội theo đúng các nguyên tắc Nhà nước qui định. 2.6. Tham gia trong việc thẩm định tiếp nhận, thành lập, sáp nhập, giải thể, cổ phần hoá các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty. 2.7. Phối hợp với phòng tổ chức lao động trong việc trình lãnh đạo bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật kế toán trưởng doanh nghiệp thành viên. 2.8. Trực tiếp quản lý kế toán tài chính của văn phòng Tổng công ty (kể cả văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh): khâu sản xuất kinh doanh - khâu văn phòng. 2.9. Thực thi các nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu lãnh đạo của Tổng công ty. 3. Cơ cấu và định biên: Gồm 07 người. - 01 kế toán trưởng kiêm trường phòng phụ trách chung và thực hiện chức năng kế toán trưởng. - 01 phó phòng giúp việc và theo dõi vốn rừng - 01 cán bộ kế toán tổng hợp văn phòng Tổng công ty. - 02 cán bộ theo dõi dự án các dự án đầu tư của Tổng công ty, vốn xây dựng cơ bản. - 01 cán bộ ngân hàng - 01 thủ quĩ. H- Phòng kiểm toán. 1. Chức năng: Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty các lĩnh vực. Kiểm tra, đánh giá, xác nhận hoạt động tài chính kế toán trong Tổng công ty. 2. Nhiệm vụ: 2.1. Giúp lãnh đạo Tổng công ty đánh giá việc thực hiện các qui chế nội bộ, kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, thực thi công tác tài chính kế toán, chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ của Nhà nước, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trịvà Ban giám đốc. 2.2. Thông qua công tác kiểm toán nội bộ đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty, các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm chế độ tài chính kế toán của Nhà nước. 2.3. Bồi dưỡng, hướng dẫn, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm toán viên trong Tổng công ty. 2.4. Tổ chức kiểm toán tại cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo kế hoạch kiểm toán do Tổng giám đốc phê duyệt. Kiểm tra, xử lý, tổng hợp kết quả kiểm toán nội bộ của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. 3. Cơ cấu và định biên: Gồm 05 người. - 01 Trưởng phòng phụ trách chung - 01 Phó phòng giúp việc - 03 Cán bộ kiểm toán. J- Ban thanh tra. 1. Chức năng. 1.1. Kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật của các đơn vị thành viên Tổng công ty theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty. Xem xét giải quyết các đơn thư khiếu tố theo thẩm quyền qui định tại Luật khiếu nại, tố cáo. 1.2. Quản lý công tác thanh tra trong toàn Tổng công ty. 2. Nhiệm vụ. 2.1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên. 2.2. Tổ chức thanh tra đột xuất để chủ động phát hiện những biểu hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các đơn vị thành viên Tổng công ty, giúp lãnh đạo Tổng công ty có những biện pháp ngăn chặn và điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý và điều hành. 2.3. Tiếp nhận, xác định nội dung đơn thư khiếu tố, phân loại và chuyển đơn (nếu có) theo qui định về trách nhiệm giải quyết. 2.4. Vào sổ theo dõi vụ việc; lập kế hoạch thanh tra; tiến hành các nghiệp vụ thanh tra; báo cáo kết luận thanh tra với lãnh đạo Tổng công ty,với các cơ quan có thẩm quyền và quản lý, lưu giữ, chuyển giao, bảo mật hồ sơ theo đúng qui định hiện hành. 2.5. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chứcvà nghiệp vụ thanh tra cho các tổ chức thanh tra nhân dân của các đơn vị thành viên Tổng công ty. Phối hợp với các tổ chức thanh tra Nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết những vụ việc có liên quan đến Tổng công ty. 2.6. Thường trực tiếp dân. 2.7. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty. 3. Cơ cấu và định biên: Gồm 03 người. - 01 Trưởng ban - phụ trách chung - 02 chuyên viên thực thi công việc thanh tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Kiêm nhiệm: tuỳ theo tính chất và qui mô từng vụ việc, Trưởng ban thanh tra đề xuất với Tổng công ty trưng dụng một số cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp cùng tham gia giải quyết. Phần III Thực trạng phát triển của Tổng công ty Lâm nghiệp kể từ khi thành lập đến nay I. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty năm 2001 - 2003: 1. Doanh thu. Liên tục từ 1996 đến 2003, doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước và luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch Bộ giao, cụ thể như sau: Năm 1996: Tổng doanh thu 689,3 tỷ đồng. Năm 1997: Tổng doanh thu 863,0 tỷ đồng, bằng 125,2% năm 1996 Năm 1998: Tổng doanh thu 1.124,2 tỷ đồng, bằng 130,3% năm 1997 và đạt 125,9% kế hoạch Bộ giao. Năm 1999: Tổng doanh thu 1.127,0 tỷ đồng, bằng 103,0% năm 1998 và đạt 101,56% kế hoạch Bộ giao. Năm 2000: Tổng doanh thu 1.434,252 tỷ đồng, bằng 130,0% năm 1999 và đạt 123,64% kế hoạch Bộ giao. Trong đó: gỗ và lâm sản đạt 958.211 tr đồng; cơ khí và công nghiệp khác chiếm 47.009 tr đồng; xây dựng công trình đạt 52.137 tr đồng; du lịch, dịch vụ và kinh doanh khác là 376895 tr đồng. Năm 2001: Tổng doanh thu 1.452,0 tỷ đồng bằng 101.25% năm 2000. Trong đó công nghiệp chế biến lâm sản là1.000.000 tr đồng, lâm nghiệp đạt 80.000 tr đồng, sản xuất cơ khí 110. 000 tr đồng; kinh doanh, dịch vụ là 163.000 tr đồng, xây lắp là 99.000 tr đồng. Năm 2002: Tổng doanh thu 1588,276 tỷ đồng bằng 121,2 % năm 2001 Năm 2003: Tổng doanh thu 1780,256 tỷ đồng bằng 112,08% năm 2002 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Năm 1996 là 40,5 tr. USD (trong đó XK 18tr. USD, NK 22,5 tr.USD) Năm 1997 là 44,39 tr.USD (trong đó XK 25,48 tr.USD, NK 18,91 tr.USD) Năm 1998 là 62,94 tr.USD (trong đó XK 23,75tr.USD, NK 39,19 tr.USD). Năm 1999 là 48,142 tr.USD (trong đó XK 29,368 tr.USD, NK 18,774 tr. USD) Năm 2000 là 76,225 tr.USD (trong đó XK 40,839 tr.USD, NK 35.386 tr. USD) Năm 2001 là 99 tr USD (trong đó XK 55 tr USD, NK 44 tr USD) Năm 2002 là 43,83 tr USD (trong đó XK 29,719 tr, NK14,116 tr USD) Năm 2003 là 72,10 tr USD (trong đó XK 42 tr, NK 30,1 tr) 3. Hiệu quả sản xuất –kinh doanh Năm 2000 là 16,947 tỷ đồng Năm 2001 là 15,200 tỷ đồng Năm 2002 là 23,067 tỷ đồng Năm 2003 là 20,500 tỷK đồng 4. Nộp ngân sách Nhà nước. Cùng với việc tăng doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên theo các năm. Hầu hết các đơn vị trong Tổng công ty luôn luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, thực hiện 100% số phải nộp. Cụ thể thực hiện nộp ngân sách Nhà nước trong các năm 1996 - 2003 như sau: Năm 1996: 71,833 tỷ đồng Năm 1997: 77,474 tỷ đồng Năm 1998: 77,625 tỷ đồng Năm 1999: 93,011 tỷ đồng Năm 2000: 148,933 tỷ đồng Năm 2001: 185 tỷ đồng Năm 2002: 197,46 tỷ đồng Năm 2003: 220,2 tỷ đồng 5. Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng: Năm 2000: Tổng diện tích trồng rừng mới là 9127 ha= 93% Chăm sóc rừng năm 2 và năm 3 là: 15376 ha Tổng diện tích bảo vệ từ năm 4 trở đi là: 23101 ha. Đến hết năm 2000, số vốn đã giải ngân được 20826 tr đồng Năm 2001: Trồng rừng mới là 9350 ha Năm 2002: Trồng rừng mới là 6208 ha. Chăm sóc bảo vệ rừng năm 2, 3, 4 là 27966 ha 6. Đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ thiết bị: Năm 2000:Tổng vốn đầu tư và xây dựng cơ bản là: 265,5 tỷ đồng. Trong đó vốn tín dụng ưu đãi là 256,5 tỷ đồng và vốn khác là 10 tỷ đồng. Năm 2001: Tổng vốn đầu tư và xây dựng cơ bản là: 380,887 tỷ đồng. Trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi là 360,187 tỷ đồng và vốn ngân sách là 16700 tỷ đồng. Năm 2002: Tổng vốn đầu tư và xây dựng cơ bản là: 425,336 tỷ đồng.Trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi là 380,225 tỷ đồng và vốn ngân sách là 45,111 tỷ đồng. Năm 2003: Tổng vốn đầu tư và xây dựng cơ bản là: 450, 25 tỷ đồng. Trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi là 415 tỷ đồng và vốn ngân sách là 35,25 tỷ đồng 7. Khai thác gỗ: Năm 2000: Tổng khối lượng gỗ đã khai thác 72.565 m khối Tổng khối lượng gỗ trụ mỏ cung ứng cho ngành than là: 81600 m khối Năm 2001: Tổng khối lượng gỗ đã khai thác là 70. 000 m khối Năm 2002: Tổng khối lượng gỗ đã khai thác là 77. 000 m khối Năm 2003: Tổng khối lượng gỗ đã khai thac là 79.800 m khối 8. Lao động và tiền lương: Năm 2000: Thu nhập bình quân là 650.000 đ Năm 2001: Thu nhập bình quân là 680.000 đ Năm 2002: Thu nhập bình quân là 700.000 đ Năm 2003: Thu nhập bình quân là 730. 000đ Phần IV Một số giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại và phương hướng phát triển đến 2010 của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam I. Một số nguyên nhân, tồn tại. Thị trường hàng hoá cạnh tranh quyết liệt ở trong nước và ngoài nước đẩy mạnh một số hàng hoá của Tổng công ty vào thế kém cạnh tranh. Tổng công ty chưa định hình được mặt hàng xuất khẩu nên chưa có một cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu để đảm bảo thính bền vững trong sản xuất kinh doanh của văn phòng Tổng công ty Các cơ sở lắp ráp ô tô xe máy của Tổng công ty được đầu tư xây dựng nhưng chưa được cấp giấy phép hoạt động đầy đủ nên chưa đi vào sản xuất. Công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế nên chưa hỗ trợ được công tác thị trường của toàn Tổng công ty. Công tác kỹ thuật chưa được coi trọng đúng mức mà mang nặng tính quản lí, chưa phát huy hết được tiềm năng. Một số doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty chưa đủ các điều kiện cần thiết cho việc xét duyệt trình duyệt đã phải sửa đổi, bổ sung, xây dựng lại, làm mất thời gian của chủ đầu tư. Thiết bị công nghệ lạc hậu do đó năng suất thấp và giá trị tổng sản lượng cũng thấp. II. Các giải pháp chính và Phương hướng phát triển đến 2010 của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. 1.Giải pháp thực hiện chương trình trồng rừng nguyên liệu công nghiệp: Căn cứ và định hướng kế hoạch trồng rừng trong cả nước, trước hết cần phải điều tra cơ bản và xây dựng các dự án trồng rừng theo các mục tiêu cụ thể đã nêu như: Dự án trồng rừng nghuyên liệu giấy. Dự án trồng rừng gỗ mỏ. Dự án trồng rừng nguyên liệu ván nhân tạo Dự án trồng rừng gỗ lớn. Trước hết , căn cứ các phương án, chúng ta cần quy hoạch tổng thể đất trồng 5 triệu ha rừng trong cả nước trong đó có quy hoạch các vùng đất mà Tổng công ty Lâm nghiệp sẽ đầu tư trồng rừng gắn liền với khu vực xây dựng các nhà máy sản xuất gỗ nhân tạo và diện tích trồng nguyên liệu giấy, rừng gỗ mỏ và rừng gỗ lớn. Về nguồn vốn : Vay tín dụng trong nước theo từng dự án với lãi suất ưu đãi theo quyết định 264 CT ngày 22-7-1992 của Chính Phủ. Liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước. Huy động vốn góp của dân và vốn tự có của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. 2. Giải pháp thực hiện chương trình đầu tư phát triển công nghiệp ván nhân tạo và đồ mộc: Trong chương trình tổn thể của nhà nước, Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam cũng như các tỉnh sẽ là chủ những dự án đầu tư cần phải nghiên cứu các điều kiện để xây dựng dự án tiền khả thi và khả thi cho từng nhà máy sản xuất ván nhân tạo và các nhà máy sản xuất đồ mộc. Đối với các nhà máy sản xuất ván nhân tạo nguyên liệu sẽ sử dụng từ các nguồn cung cấp: Sử dụng gỗ rừng trồng tại các địa phương từ những năm trước đây đến nay đã đến tuổi khai thác. Tận dụng gỗ cành ngọn sau khai thác và gỗ nhỏ tỉa thưa Đẩy nhanh tốc độ trồng rừng mới để cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài. Đối với các nhà máy sản xuất đồ mộc: Sử dụng nguồn ván dăm, ván sợi hiện đang sản xuất trong nước. Nhập khẩu ván dăm, ván sợi từ các nước trong khu vực. Sử dụng một phần nguyên liệu gỗ tự nhiên để trang trí bề mặt hoặc làm những chi tiết mà gỗ nhân tạo không thể đáp ứng về mặt kĩ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC935.doc
Tài liệu liên quan