Báo cáo thực tập tại Văn phòng UBND huyện Sơn Dương

Qua hai năm được học tập tại trường Đại học Dân lập Phương Đông, được sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa quản trị kinh doanh đã hết lòng truyền đạt kiến thức cơ bản về khoa học quản lý, quản trị văn phòng. . Bản thân em đã tiếp thu và tích luỹ những nội dung cốt lõi để bước đầu làm quen với hoạt động của văn phòng. Thời gian đi thực tế tại UBND huyện Sơn Dương đã giúp em hiểu và học hỏi được nhiều vấn đề tuy phức tạp nhưng hết sức sinh động, lý thú. Qua đó, bản thân em hiểu rõ hoạt động văn phòng của một văn phòng UBND là một công tác tổng hợp kiến thức, khả năng giao tiếp sự hiểu biết và khả năng tư duy độc lập, tính sáng tạo. Với kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức hoạt động văn phòng còn yếu, năng lực còn hạn chế, kiến thức về văn phòng còn chưa đạt đến độ chín muồi nên bài viết chắc chắn còn gặp nhiều thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để ngày một tiến bộ hơn trong học tập và thực tế công việc sau khi ra trường và nhận công tác. Em xin chân thành cảm ơn!

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Văn phòng UBND huyện Sơn Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Mục lục Lời nói đầu Phần I: Khái quát về UBND huyện Sơn Dương. I.Tình hình kinh tế-xã hội của UBND huyện Sơn Dương. II.Cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Sơn Dương. Phần II: Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND huyện Sơn Dương I.Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng UBND huyện Sơn Dương. II.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND huyện Sơn Dương Phần III: Những đánh giá, nhận xét và một số kiến nghị. I. Đánh giá, nhận xét. II. Một số kiến nghị. Kết luận. Lời nói đầu Đối với các trường Đại học hàng năm đều tổ chức cho các sinh viên đi thực tế. Chúng em là những sinh viên ngành QTVP đã được trang bị những kiến thức về công tác văn phòng. Công tác văn phòng là một chính thể gồm việc tổ chức, quản lý và sử dụng thông tin để duy trì các hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằm đạt kết quả mong muốn. QTVP là toàn bộ các hoạt động tổ chức, phối hợp, điều hành và quản lý công tác thông tin trong cơ quan, đơn vị nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trong quá trình được học tập tại giảng đường Đại học chúng em đã được nghiên cứu rất nhiều về mặt lý thuyết nhưng từ lý thuyết đến thực tiễn là một khoảng cách khá xa. Nếu mà các sinh viên chỉ được trang bị về mặt lý thuyết thì chúng em khóng có được những kiến thức từ thực tiễn, không đáp ứng được mọi nhu cầu của công việc, cũng như những thay đổi cơ chế trong xã hội khi chúng em ra trường. Do vậy, trong quá trình học lý thuyết, nhà trường đều tổ chức cho chúng em đi thực tế ở cơ sở để cho sinh viên nắm bắt được phần nào công việc và tránh được những bỡ ngỡ khi bắt đầu bước vào làm công việc của mình phụ trách. Do đó, việc các trường Đại học tổ chức cho các sinh viên đi thực tế là công việc rất cần thiết. Thực tế và lý thuyết nhằm để khẳng định những kiến thức lý thuyết mà chũng ta đã được học ở nhà trường bằng những hoạt động thực tiễn của các văn phòng công ty, văn phòng của các đơn vị hành chính Nhà nước. Chính vì vậy việc kết hợp cả những vấn đề nguyên lý với thực tiễn là điều cực kỳ quan trọng, nó sẽ trợ giúp cho mọi công việc. Thời gian vừa qua trường ĐHDL Phương Đông đã tổ chức cho sinh viên ngành QTVP đi kiến tập tại văn phòng của UBND huyện Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang, chúng em đã được nghe báo cáo của văn phòng UBND huyện Sơn Dương. Do em còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, lần đầu làm quen với các hoạt động của công tác quản lý văn phòng nên bài viết chắc chắn còn gặp nhiều thiếu sót và hạn chế. Tuy vậy, qua hai năm học tập ở trường và qua chuyến đi thực tế tại UBND huyện Sơn Dương bản thân em đã tích luỹ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo bước khởi đầu mới cho quá trình học tập trước mắt và sau này. Phần I Khái quát về UBND huyện Sơn Dương. I.Tình hình kinh tế-xã hội của UBND huyện Sơn Dương. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Tuyên Quang trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Huyện Sơn Dương là một huyện miền núi thuộc khu vực phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp với huyện Yên Sơn, phía Nam giáp với huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp với huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp với huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Sơn Dương là 78925 ha và dân số hơn 171 ngàn người. Toàn huyện có 32 xã, một thị trấn với 424 thôn bản, tổ nhân dân là huyện thuộc khu căn cứ Cách mạng của cả nước thời kỳ tiền khởi nghĩa. Năm 1998, nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dương đã được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”. Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Dương khoá XVII, nghị quyết kỳ họp thứ 6 của HĐND về nhiệm kỳ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng năm 2002, UBND huyện đã giao chỉ tiêu kế hoạch và ban hành các cơ chế điều hành phát triển kinh tế-xã hội, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai các giải pháp cụ thể ngay từ đầu năm. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì thực trạng kinh tế của huyện Sơn Dương còn gặp rất nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp còn chậm, năng lực sản xuất và cạnh tranh còn yếu. Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện Sơn Dương đã đạt được những hiệu quả kinh tế. Sản lượng lương thực tuy có tăng nhưng chưa đạt chỉ tiêu. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích lúa vụ mùa bị ngập lụt phải cấy lại nhiều lần, năng suất thấp. Do một số diện tích chuyển đổi sang cây trồng khác. Mặt khác đã đặt ra những mục tiêu nhiệm vụ và tập trung chỉ đạo các phòng ban chức năng phối hợp với các đoàn thể để thực hiện có hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của huyện. II.Cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Sơn Dương 1.Chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Sơn Dương. 1.1: Chức năng: UBND huyện Sơn Dương với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp huyện có chức năng quản lý hành chính Nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của huyện mình theo hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. -Phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiêp, lâm nghiệp, thương nghiệp, văn hoá, giáo dục và y tế. -Về thu chi ngân sách của huyện. -Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. -Về tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật. -Về phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước. -Bảo vệ công tác thi hành án. 1.2: Nhiệm vụ: Ban tổ chức chính quyền tỉnh Tuyên Quang quy định UBND có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc thực hiện quản lý Nhà nước. -Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, văn hoá giáo dục và y tế và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. -Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh doanh, tổ chức xã hội. -Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân. -Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, tài sản các quyết định và lợi ích hợp pháp của công dân, chống tham nhũng, chống các tệ nạn xã hội khác. -Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án theo quy định của pháp luật. -Thực hiện tổ chức thu chi ngân sách theo quy định của pháp luật, phối hợp với các cơ quan hữu quan để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại thuế. UBND huyện có chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ. UBND đặt ra các chương trình công tác theo tuần, tháng, quý. Tổ chức bộ máy và thực hiện chế độ quản lý cán bộ theo phân cấp của thành uỷ, UBND tỉnh Tuyên Quang và quy chế hiện hành văn phòng UBND huyện Sơn Dương là cơ quan cấp vụ trực thuộc UBND huyện Sơn Dương, làm theo chế độ thủ trưởng. 2.Cơ cấu tổ chức: 2.1:Sơ đồ của UBND huyện Sơn Dương: HĐND UBND Kinh tế Tổ chức Văn phòng Văn hoá- xã hội Toà án Viện kiểm sát Tài chính lao động TBXH Địa chính và XDCB 2.2:Chức năng, nhiệm vụ: UBND huyện Sơn Dương do HĐND bầu ra theo nhiệm kỳ 05 năm gồm 07 hoặc 09 thành viên. thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo chương III mục 2 luật tổ chức HĐND và UBND. Chủ tịch UBND huyện: là người đứng đầu UBND huyện, chịu trách nhiệm và trực tiếp làm việc với chủ tịch UBND tỉnh về những công việc trên mọi lĩnh vực công tác của huyện. Trường hợp đặc biệt uỷ nhiệm cho phó chủ tịch UBND huyện đảm nhận. Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế bao gồm: sản xuất nông lâm-công nghiệp-dịch vụ, giao thông, thuỷ lợi-xây dựng cơ bản, quản lý đất đai và công tác khác do chủ tịch UBND huyện phân công. Phó chủ tịch phụ trách khối văn hoá-xã hội, văn hoá- thông tin-thể thao, truyền thanh-truyền hình do chủ tịch UBND huyện phân công. Thành viên của UBND huyện chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện về lĩnh vực công tác được phân công và được thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo điều 51 của luật tổ chức HĐND và UBND. UBND huyện mỗi tháng họp ít nhất một lần do chủ tịch UBND huyện chủ trì. Mỗi thành viên UBND huyện khi dự họp phải chuẩn bị báo cáo bằng văn bản(đủ cho mỗi thành viên 01 bản) những công việc trong lĩnh vực được phân công phụ trách nêu những đề xuất kiến nghị và giải pháp thực hiện để bàn bạc thống nhất tại cuộc họp. Phần II Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND huyện. I.Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng UBND huyện. -UBND huyện thực hiện chức năng quả lý Nhà nước đối với ngành ở địa phương. Văn phòng UBND huyện là cơ quan chuyên môn của UBND huyện với hai chức năng chính là tham mưu, tổng hợp và hành chính quản trị được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng. -Tham mưu cho UBND huyện đưa ra những quyết định đúng đắn, những phương án tối ưu để quản lý huyện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong địa bàn huyện. -Văn phòng UBND huyện giúp lãnh đạo thu thập thông tin, phân tích quản lý và sử dụng thông tin theo yêu cầu của lãnh đạo huyện. -Văn phòng UBND huyện cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện, trang thiết bị, công cụ tại chính cho các hoạt động của huyện. -Văn phòng UBND huyện có nhiệm vụ trực tiếp giúp việc thường trực của HĐND và UBND huyện trong việc tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động chung của HĐND và UBND. -Văn phòng UBND xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc hàng năm, quý, tháng của thường trực HĐND, UBND huyện, tổ chức theo dõi, đôn đốc các phòng, ban, ngành, xây dựng lịch công tác và chuẩn bị chương trình nội dung các kỳ họp của HĐND-UBND huyện. -Tổng hợp tình hình hoạt động của các ngành, các đơn vị và làm báo cáo của UBND huyện, phối hợp với các đơn vị chuẩn bị nội dung các kỳ họp, ghi biên bản các phiên họp của HĐND-UBND huyện để ra thông báóy kiến, kết luận, chỉ đạo thực hiện đến các đơn vị liên quan. -Thu thập, cung cấp, xử lý thông tin thường xuyên, kịp thời, chính xác để phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của chủ tịch các phó chủ tịch HĐND-UBND huyện. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của thường trực HĐND-UBND huyện lên cấp trên quy định. Đảm bảo mối quan hệ công tác giữa HĐND-UBND với các toàn thể quần chúng. -Làm thường trực cho Hội đồng thi đua, tham mưu cho tổ chức theo dõi phong trào thi đua, chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết thi đua khen thưởng các danh hiệu thi đua và những điển hình tiên tiến theo quy định. I.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Văn phòng UBND huyện Sơn Dương 1.Sơ đồ tổ chức bộ máy văn phòng UBND huyện: Văn phòng UBND Chánh văn phòng Phó văn phòng Phó văn phòng Bộ phận văn thư Bộ phận lưu trữ Bộ phận Hành chính quản trị Bộ phận tổng hợp, tham mưu Bộ phận kế toán tài vụ Bộ phận tiếp dân và tiếp nhận hồ sơ Hành chính 2.Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng các bộ phận: 2.1: Chánh văn phòng UBND huyện : là người đứng đầu cơ quan, lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về kết quả hoạt động của đơn vị và trực tiếp phụ trách các hoạt động công tác: tham mưu, tổng hợp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của văn phòng UBND, chánh văn phòng có trách nhiệm: -Bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong cơ quan Văn phòng, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để phục vụ tốt công tác điều hành. -Chỉ đạo công tác văn phòng theo những kế hoạch đã lập chương trình công tác của Văn phòng UBND. -Theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình phục vụ cho việc chỉ đạo công tác của HĐND. Chủ tịch, các phó chủ tịch và các uỷ viên chuyên trách UBND huyện. Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, các ý kiến chỉ đạo của UBND đồng thời kiến nghị những biện pháp cần thiết nhằm thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ đạt được hiệu quả. -Chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ các cuộc họp thường xuyên và đột xuất của HĐND huyện. -Xếp lịch công tác và lịch tiếp dân cho thường trực HĐND cho chủ tịch, các phó chủ tịch và uỷ viên chuyên trách UBND. -Theo dõi tổng hợp và phối hợp cùng các phòng ban, liên quan để đề xuất kịp thời với UBND huyện các biện pháp đẩy mạnh công tác tài chính. 2.2: Phó văn phòng UBND: là người giúp cho chánh văn phòng uỷ ban thay quyền quản lý và điều hành cơ quan văn phòng khi chánh văn phòng đi vắng, được chánh văn phòng giao uỷ quyền, được giải quyết mọi công việc và được ký thay mặt một số loại văn bản mà được sự uỷ nhiệm của chánh văn phòng. 2.3: Bộ phận tham mưu-tổng hợp: là các chuyên viên được chánh văn phòng phân công theo dõi, giúp việc cho chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện trên tất cả các lĩnh vực công tác; tổng hợp các chế độ thi đua khen thưởng và các vấn đề kinh tế- quản lý xây dựng đô thị, văn hoá, xã hội, tôn giáo. Luôn luôn phải theo dõi nắm bắt mọi tình hình hoạt động của các ngành, các cơ quan đơn vị trực thuộc sự quản lý của UBND. Đưa ra những ý kiến, những nội dung chính xác cho chương trình làm việc, chuẩn bị các dự án, các báo cáo cho UBND chỉnh đổi sửa chữa các nội dung dự thảo của văn bản theo chỉ đạo của chánh văn phòng phải đảm bảo tính pháp lý của các văn bản. 2.4: Bộ phận kế toán tài vụ: Kế toán có trách nhiệm lập dự toán cấp phát chi tiêu tài chính của UBND, các phòng, ban, ngành thuộc quỹ tiền lương văn phòng UBND huyện. Hướng dẫn các đơn vị làm các thủ tục hoàn ứng và thanh quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước. Giúp cho chánh văn phòng trong việc thanh quyết toán tài chính khi thực hiện dự án việc mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị. 2.5:Bộ phận văn thư -lưu trữ: Cán bộ văn thư có nhiệm vụ tiếp nhận và phát hành các loại công văn giấy tờ, tư liệu của HĐND, UBND huyện đảm bảo đúng trình tự, thể thức của văn bản hành chính Nhà nước. Quản lý và viết các loại giấy giới thiệu, giấy mời, thư mời. Ban hành quy định tạm thời về quy trình soạn thảo, trình ký, ban hành và quản lý văn bản thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Quản lý và sử dụng con dấu theo quy định tại nghị định số 62/CP ngày 22/9/1993 của chính phủ và thông tư liên bộBộ Nội Vụ. Cán bộ lưu trữ có nhiệm vụ: Sắp xếp, tập hợp, chỉnh lý, phân loại, lập danh mục hồ sơ, tài liệu và lưu giữ các loại tài liệu của HĐND và UBND huyện đảm bảo an toàn. Thống kê đầy đủ các loại tài liệu lưu trữ đảm bảo rõ ràng, chính xác bằng sổ thống kê và máy tính. Hàng năm hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị trực thuộc UBND huyện để đưa vào lưu trữ. Bộ phận tiếp dân cán bộ tiếp dân có nhiệm vụ: Thường trực tiếp giải thích, hướng dẫn cho công dân về yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với UBND huyện theo đúng quy định. Tiếp nhận các đơn vị khiếu nại, tố cáo của công dân: tham mưu cho chánh văn phòng uỷ ban biện pháp giải quyết đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền. Chuẩn bị nội dung và xếp lịch cho chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện tiếp dân hàng tuần theo quy định. Phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu cho UBND huyện xử lý, trả lời đối với các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của luật giải quyết khiếu nại , tố cáo. III.Kết quả hoạt độngc ảu văn phòng UBND huyện Sơn Dương: Văn phòng UBND huyện Sơn Dương trong quá trình hoạt động các phòng, ban, ngành, đơn vị trong văn phòng đều có sự phối hợp điều hành, quản lý chặt chẽ với nhau tạo nên sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Để cùng nhau hướng tới những mục tiêu chung, các hoạt động của văn phòng UBND phải được sắp xếp càng gọn nhẹ càng hiệu quả, không những đảm bảo được hoạt động tổ chức mà vẫn đảm được tính hợp lý, sáng tạo của tổ chức bộ máy. Lãnh đạo văn phòng phải là cầu nối giữa các nhân viên cán bộ trong văn phòng. Mọi công việc của văn phòng đều được đưa ra những ý kiến thảo luận, bàn bác để đưa ra các quyết định đúng đắn nhất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đã đặt ra.... Văn phòng UBND phải nhằm vào tiếp nhận khai thác những thông tin, xử lý những thông tin để truyền đạt thông tin cho phù hợp với quyết định để từ đó soạn thảo nội dung hoạt động cho lãnh đạo. Phần III Đánh giá, nhận xét và một số kiến nghị: I.Đánh giá, nhận xét: Các phòng ban, đơn vị trong văn phòng UBND huyện Sơn Dương đã phối hợp với nhau rất chặt chẽ trong mọi công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng để đạt được mục tiêu chung. Đối với văn phòng UBND các nhà lãnh đạo văn phòng đã tổ chức hoạt động một cách hợp lý, sáng tạo. Từ sự phối hợp điều hành đố đã góp phần quan trọng và tạo động lực để cho hoạt động có hiệu quả của văn phòng. Các cán bộ điều hành trong văn phòng là đều phục vụ cho sự quản lý, lãnh đạo, điều hành của chủ tịch UBND huyện và các phó chủ tịch UBND huyện. Để công tác văn phòng đạt được hiệu quả tốt hơn thì các bộ phận trong văn phòng phải biết thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Để từ đó có thể đưa ra các phương án tối ưu cho các nhà lãnh đạo. Các thành viên trong văn phòng UBND huyện đã làm việc đầy nhiệt tình và thực tế đã thu được nhiều kết quả coa trong công tác quản lý. Song trên thực tế hiệu quả công tác ttổ chức thực hiện kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội không được cao vì các nhân viên trong văn phòng chưa được qua đao ftạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Đi đối với việc các cán bộ chừa được đào tạo đúng chuyên môn thì việc dẫn đến giảm năng suất lao động làm việc là do chưa được trang bị đầy đủ năng suất lao động làm việc là do chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc. II.Những kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức điều hành văn phòng. Để làm tốt công tác quản lý và điều hành văn phòng trước hết các nhà lãnh đạo các nhân viên trong văn phòng phải tự trang bị cho mình những kiến thức tổng hợp về văn phòng và trong văn phòng phải được trang bị những trang thiết bị hiện đại, văn phòng phải đặt ở nơi thoáng mát. Chánh văn phòng, các phó văn phòng phụ trách các vấn đề nên thường xuyên phải hội ý, thảo luận các ý kiến được đề xuất. Và phải luôn đặt ra các chính sách thưởng phạt khen chê kịp thời. Những người hoàn thành tốt công việc thì phải được khen thưởng, những người vi phạm thì phải nghiêm khắc phê phán. Kết luận Qua hai năm được học tập tại trường Đại học Dân lập Phương Đông, được sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa quản trị kinh doanh đã hết lòng truyền đạt kiến thức cơ bản về khoa học quản lý, quản trị văn phòng... . Bản thân em đã tiếp thu và tích luỹ những nội dung cốt lõi để bước đầu làm quen với hoạt động của văn phòng. Thời gian đi thực tế tại UBND huyện Sơn Dương đã giúp em hiểu và học hỏi được nhiều vấn đề tuy phức tạp nhưng hết sức sinh động, lý thú. Qua đó, bản thân em hiểu rõ hoạt động văn phòng của một văn phòng UBND là một công tác tổng hợp kiến thức, khả năng giao tiếp sự hiểu biết và khả năng tư duy độc lập, tính sáng tạo. Với kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức hoạt động văn phòng còn yếu, năng lực còn hạn chế, kiến thức về văn phòng còn chưa đạt đến độ chín muồi nên bài viết chắc chắn còn gặp nhiều thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để ngày một tiến bộ hơn trong học tập và thực tế công việc sau khi ra trường và nhận công tác. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0644.doc
Tài liệu liên quan