Báo cáo thực tập tại Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả

Đứng trước đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế đặt ra phải phân tích nghiên cứu những vấn đề cấp bách về kinh tế thị trường như bình ổn giá thị trường, kiểm soát lạm phát, chuyển từ cơ chế giá Nhà nước sang cơ chế giá thị trường, thông tin dự báo giá cả thị trường. Trong khi nền kinh tế thị trường của nước còn non trẻ, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế. Thực tế đòi hỏi phải có những phân tích, dự báo giá cả thị trường chính xác từ đó Nhà nước cũng như các thành phần kinh tế có biện pháp giải quyết giữ cho nền kinh tế luôn ổn định. Trách nhiệm này đặt ra với Viện là rất lớn, cấn có sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo viện, đội ngữ cán bộ nhân viên. Trong những năm gần đây hoạt động nghiên cứu phân tích diễn biến thị trường, dự báo giá cả thị trường càng khẳng định vai trò của nó với nền kinh tế, là cơ sỏ quan trọng đề Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối chính sách phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác, phải đi sâu nghiên cứu trên cơ sỏ hệ thống lý luận đã có, học tập nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc những kiến thức lý luận mới về kinh tế thị trường, góp phần xây dựng hệ thống lý luận về giá cả thị trường phù hợp với sự phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế mới trong bối cảnh kinh tế- chính trị- xã hội trong nước, khu vực và quốc tế hoàn toàn đổi mới. Ngoài ra, Viện cũng còn một số tồn tại như việc đi sâu nghiên cứu và theo dõi diễn biến thị trường giá cả một số mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ còn chưa chủ động, mang nặng tính mệnh lệnh do cơ quan cấp trên Bộ tài chính, Học viện tài chính giao cho. Do đó tạo sự sơ cứng trong hoạt động, lãng phí về nguồn lực, không phát huy được hết khả năng nghiên cứu, trình độ của đội ngũ cán bộ Viện đặc biệt là các cán bộ chuyên môn. Bên cạnh đó việc thực hiện một số quy chế đề ra có lúc có nơi chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng tới công tác chung của toàn Viện. Đội ngữ cán bộ của Viện trong những năm qua không ngừng phấn đấu từng bước trau dồi đổi mới tư duy lý luận, đổi mới không ngừng nâng cao kiến thức, phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu. Nhưng đứng trước đòi hỏi thực tế còn nhiều khó khăn cả về số lượng và chất lượng. Viện cần có sự tạo điều kiện thuận lợi từ phía Bộ Tài chính, Học Viện Tài chính, sự hợp tác giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức và nước ngoài để đào tạo bồi dưỡng kiến thức và nghiên cứu ở các trường đại học trong và ngoài nước. Viện đã tổ chức mở nhiều lớp học ngắn ngày với chuyên gia trong nước và ngoài nước nhăm bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, phương pháp nghiên cứu dự báo, Marketing, nghiên cứư thị trường, thẩm định giá, cơ chế kinh tế cũng như những kinh nghiệm về phương pháp quản lý kinh tế và giá cả của các tổ chức quốc tế, và các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Đội ngữ cán bộ chuyên môn của Viện còn thiếu làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, kết quả công việc. Cần có sự bổ xung kịp thời, đặc biệt là cán bộ trẻ năng động sáng tạo, được đào tạo chính quy, hấp thụ những kiến thức mới, phương pháp mới, Tăng cường năng lực nghiên cứu cho cán bộ nghiên cứu trong Viện đặc biệt là cán bộ trẻ thông qua chú trọng bồi dưỡng nâng cao kiến thức, cử đi học thêm (về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học ), giao đề tài, chuyên đề các cấp theo quy định của Học viện, của Bộ.

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả 1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả Khoa học về Thị trường giá cả của nước ta là ngành khoa học còn non trẻ. Nó ra đời phát triển cung với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Viện Nghiên cứu Khoa học giá cả được thành lập với mục đích đáp ứng yêu cầu nghiên cứu luận cứ khoa học nhằm xây dựng cơ chế, chính sách và chức năng quản lý nhà nước của ngành Vật giá trong nền kinh tế Việt Nam. Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả là tiền thân của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trương giá cả trực thuộc Uỷ ban Vật giá Nhà nước (nay là Ban Vật giá Chính phủ) được thành lập theo Nghị định số 92/HĐBT ngày 24/5/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Căn cứ vào Quyết định số 115/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chuyển Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ váo trực thuộc Bộ Tài chính. Viện Nghiên cứu khoa học thị trương giá cả là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Học viện Tài chính có trức năng nghiên cứu khoa học và thông tin dự báo về thị trường giá cả; thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học về thị trường, giá cả; tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng, hợp tác quốc tế và các hoạt động theo quy định của pháp luật. Ngay từ khi mới thành lập với tư cách là một tổ chức nghiên cứu khoa học thì Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả đã đồng thời vừa xây dựng vừa phát triển, trưởng thành, phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế nước ta. Theo giai đoạn lịch sử biến đổi và phát triển của đất nước và cùng với nó là thới kỳ đổi mới một cách triệt để và toàn diện chính sách và cơ chế quản lý giá trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hương XHCN, có thể chia quá trình xây dựng và trưởng thành của viện nghiên cứu thành hai giai đoạn chính. 1.1. Giai đoạn đầu, từ khi thành lập Viện, năm 1982, đến cuối năm 1988 Trong giai đoạn này ngành giá đã thực hiện hai cuộc cải cách giá năm 1981-1982 và năm 1985. Sau cuộc cải cách lần thứ nhất nhiệm vụ của ngành giá nặng nề hơn, đòi hỏi phải có một tổ chức chuyên làm công tác nghiên cứu khoa học giúp Uỷ ban Vật giá Nhà nước trong việc thực hiện chức năng nhiện vụ chuyên môn. Từ nhu cầu thực tiễn đó, Viện Nghiên cứu khoa học giá cả được thành lập. Nhiệm vụ chính của viện trong giai đoạn này có thể tóm tắt là nghiên cứu phương pháp và thông tin về giá cả, đồng thời tham gia tính toán phân tích và xây dựng các phương án điều chỉnh giá, đặc biệt là tính toán tác động của giá điều chỉnh vào các ngành kinh tế và đời sống. Khối lượng công việc được giao trong giai đoạn này là rất nhiều và đã là một thử thách lớn đối với Viện nghiên cứu khoa học thị giá cả. Bởi lẽ khi mới thành lập viện chỉ có 20 người, kể cả bộ phận hành chính. Hầu hết cán bộ viện đều là những người có kinh nghiệm thực tiễn và được đào tạo ở các trường đại học trong và ngoài nước. Song với tinh thần trách nhiệm cao, Viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ do Uỷ ban vật giá Nhà nước giao cho. 1.2. Giai đoạn thứ hai, từ cuối năm 1988 đến nay Đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự chuyển đổi cơ chế kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trước yêu cầu đặt ra cho cơ chế kinh tế thị trường nói chung và lĩnh vực giá cả nói riêng, đòi hỏi hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành giá cần được đổi mới hơn nữa. Để đáp ứng đòi hỏi của thực tế, Viện Nghiên cứu khoa học giá cả được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) cho phép đổi tên thành “Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả” như ngày nay (Quyết định số 177/VGNN-TCCB) ngày 26/4/1988 của Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước) Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả đứng trước những đòi hỏi do sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế đặt ra, một mặt phải phân tích, nghiên cứu những vấn đề cấp bách về kinh tế thị trường như bình ổn giá thị trường, kiểm soát lạm phát, chuyển từ cơ chế giá Nhà nước sang cơ chế giá thị trường, thông tin và dự báo giá cả thị trường; mặt khác, phải đi sâu nghiên cứu trên cơ sở hệ thống lý luận đã có, học tập tiếp thu nghiên cứu có chọn lọc những kiến thực lý luận mới về kinh tế thị trường, góp phần xây dựng hệ thống lý luận về giá cả thị trường phù hợp với sự phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế mới trong bối cảnh kinh tế- chính-xã hội trong nước và khu vực và quốc tế đã hoàn toàn đổi mới. Đội ngữ cán bộ của Viện đã từng bước trau dồi và đổi mới tư duy lý luận, đổi mới không ngừng nâng cao kiến thức, phương pháp luận và công cụ nghiên cứu…thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản lý giá cả của nền kinh tế thị trương định hướng XHCN ở Việt Nam theo các Nghị quyết của Đảng; bán sát thực tế, theo dõi sát tiến triển của nền kinh tế trong nước, các nước khu vực và thế giới, tiếp thu có chọn lọc những tri thức mới về kiến thức kinh tế thị trường và lý luận mới, sự hình thành, vận đông của giá cả thị trường của các nền kinh tế thị trường phát triển, nắm bắt thông tin kịp thời, điều chỉnh phương hướng nghiên cứu phù hợp dần với thực tiễn. Mở đầu cho sự đổi mới hoạt động của Viện, là việc tổ chức các lớp nghiên cứu như: Thị trường và nghệ thuật kinh doanh; Thị trường chứng khoán, công ty cổ phần… Tổ chức hội thảo khoa học với các chủ đề như: Sự hình thành và vận động của giá cả thị trường trong nền kinh tế Việt Nam; xây dựng cơ chế chính sách giá trong nền kinh tế thị trường nước ta. Kết quả của hoạt động này, Viện đã xuất bản được trên 20 đầu sách làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện đã được triển khai trên nhiều mặt của nền kinh tế thị trường ở nước ta, đặc biệt là lĩnh vực thị trường giá cả, góp phần vào việc hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước về giá, cũng như nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong mỗi thời kỳ. Kết quả nghiên cứu đã góp phần tích cực vào việc hoạch định những chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực giá cả nói riêng. Dưới sự phân công và chỉ đạo của Lãnh đạo Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Ban Vật giá Chính phủ, Viện đã tham gia xây dựng các đề án lớn của Hội đồng Bộ trưởng và Chính phủ như: Đề án chống lạm phát, ổn định giá cả; Đổi mới tổ chức hoạt động ngân hàng; Định hướng điều hành giá 2001-2005-2010; Chính sách giá nhằm nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân; Đề án tài chính quốc gia và góp phần tham gia dự thảo một số nội dung trong các nghị quyết của Hội nghị Trung ương (Khóa 7 và khóa 8). Trong giai đoạn này Viện đã hoàn thành xuất sắc một số đề tài khoa học cấp Nhà nước, như: “Nguyên nhân của tình trạng lạm phát kéo dài ở nước ta. Luận cứ khoa học của những biện pháp kiềm chế và giảm lạm phát ở Việt Nam” và trên 70 đề tài khoa học cấp Bộ cũng như nhiều đề tài cấp cơ sở. Để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, Viện đã nghiên cứu hàng trăm chuyên đề khoa học về thị trường giá cả các mặt hàng quan trọng, thiết yếu từ sản xuất- cung ứng- tiêu thụ và giá cả như: Vàng, đôla, xăng dầu, phân bón, xi măng, lúa gạo, chè, cà phê, cao su,… Từ đó đề xuất một số kiến nghị có tính tham khảo định hướng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Đồng thời là nguồn tư liệu quan trọng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc xây dựng các dự án đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đối với các ngành và địa phương các chuyên đề này đã góp phần xây dựng chính sách phát triển sản xuất và thương mại. Để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, phổ biến các chính sách giá cả, nghiên cứu trao đổi về mặt phương pháp luận và lý luận hình thành giá cả, hướng dẫn nghiệp vụ thông tin giá cả thị trường, đầu năm 1983 Viện tổ chức quản lý và xuất bản “Tạp chí Giá cả”. Ngày 7/6/1989 chuyển thành “Tạp chí Thị trường-giá cả”. Đến năm 1992 do yêu cầu về tổ chức, “Tạp chí Thị trường-giá cả” đã chuyển thành một đơn vị độc lập trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ. Nhằm mục đích phản ánh thông tin nhanh, chính xác, kịp thời góp phần bình ổn giá cả thị trường, ngày 01/2/1989 Bản tin “Thị trường-giá cả” đầu tiên của Viện ra mắt bạn đọc, đã cung cấp thông tin về gia cả thị trường của các loại hàng hóa quan trọng, thiết yếu, tỷ giá hối đoái và giá vàng trên những thị trường chính của nước ta. Bản tin “Thị trường giá cả” ra đời đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực cung cấp thông tin về chính sách kinh tế, về giá cả thị trường trong và ngoài nước cho bạn đọc. Những năm đầu tờ tin mới ra đời mỗi tuần một số với khối lượng xuất bản vài trăm bản và tăng dần lên hàng ngàn bản. Năm 1989, cùng với việc cải tiến nội dung và hình thức tờ tin đã phát hành mỗi tuần hai số, mỗi số vài ngàn bản. Từ năm 1990, được sự chấp thuận của Lãnh đạo Uỷ ban Vật giá Nhà nước và Bộ Thương mại, Viện đã hợp tác với trung tâm thông tin Bộ Thương mại, để phát hành bản tin “Thị trương” hàng ngày với số lượng gần10.000 bản một số. Đầu quý 2 năm 1992 Tờ “Thị trường” được xuất bản với sự hợp tác của 5 cơ quan thuộc Ban Vật giá Chính phủ, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài chính vật giá thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Thông tin thương mại (Bộ Thương mại). Đầu năm 1999 Trung tâm Thông tin Bộ Thương mại đã tách ra chỉ còn 4 cơ quan tiếp tục hợp tác xuất bản tin “Thị trường” do Ban Vật giá Chính phủ là cơ quan chủ quản. Cùng với việc phát hành Bản tin Thị trường hàng ngày, Viện cũng như các cơ quan hợp tác xuất Bản Thị trường Chủ nhật; Bản phụ trương Thị trường cuối tuần về bất động sản và tài sản và Viện đã xuất bản Bản tin hàng tuần băng Tiếng Anh “Market and Price”. Viện cũng đã hợp tác với Công ty phát triển phần mềm (VASC) thuộc công ty Bưu chính viễn thông phát hành Website trên mạng Internet nhăm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng xã hội quan tâm. Viện đã biên dịch hàng trăm tàiliệu tham khảo để xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, quản lý của xã hội trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế ở nước ta. Trong qua trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trương định hướng XHCN ở nước ta, việc nâng cao trình độ nhận thức và lý thuyết cơ bản của nền kinh tế thị trường đã trở thành nhu cầu cấp thiết của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu. Trước yêu cầu đòi hỏi đó, Viện đã cử nhiều cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu ở các trương đại học trong và ngoài nước. Viện đã nhiều lớp học ngắn ngày với chuyên gia trong và ngoài nước nhằm bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, phương pháp nghiên cứu dự báo, Marketing, nghiên cứu thị trường; thẩm định giá,… cơ chế kinh tế cũng như những kinh nghiệm về phương pháp quản lý kinh tế về giá cả của các tổ chức quốc tế, các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Với sự tạo điều kiện của Uỷ ban Vật giá Nhà nước và Ban Vật giá Chính phủ, Viện đã tranh thủ tối đa sự hợp tác giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế và của nước ngoài để nghiên cứu các vấn đề chuyên môn bức xúc của ngành và nền kinh tế Việt Nam, từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghiên cứu, tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu của kinh tế thị trường hiện đại. Viện đã có quan hệ hợp tác với các Viện, trường đại học các ngành của các nước và các tổ chức quốc tế như: UNDP, SIDA (Thụy Điển), Havard, Ford Fundation (Hoa Kỳ), Tamaxat (Thái Lan), Adernauer (CHLB Đức), Sasakawa (Nhật Bản); Đại học Quốc gia, Viện Nghiên cứu Đông Nam á (Singapore), Lào, Canada… Thông qua các hợp tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, hội thảo khoa học, mở lớp đào tạo, xuất bản sách v.v… đã mở rộng quan hệ nâng cao uy tín của Viện về hoạt động và làm nghĩa vụ hợp tác quốc tế. Qua các giai đoạn phát triển của mình, kết quả nghiên cứu của Viện đã đóng góp tích cực nhằm luận giải những vấn đề cơ bản của giá cả và thị trường trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế nói chung và chính sách giá cả nói riêng trong quá trình xây dựng và đổi mới nền kinh tế Việt Nam. 2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả 2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả Thời kỳ đầu thành lập, chức năng chủ yếu của Viện Nghiên cứu Khoa học giá cả là nghiên cứu “Phương pháp luận thông tin về giá, đồng thời tham gia tính toán phân tích và xây dựng các phương án tổng điều chỉnh giá, đặc biệt là tính toán tác động của giá điều chỉnh vào các ngành kinh tế và đời sống xã hội”. Thông qua chức năng này, Viện Nghiên cứu khoa học Giá cả là một trung tâm nghiên cứu khoa học góp phần đắc lực vào phát triển của ngành Vật giá và bản thân môn khoa học về giá cả. Công tác nghiên cứu khoa học trở thành một nhiệm vụ của Uỷ ban Vật giá Nhà nước và thực sự bắt đầu chỉ từ khi Viện Nghiên cứu Khoa học Giá cả được thành lập theo Nghị định số 92/HĐBT, ngày 24/5/1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Viện đã xác định vị trí, chỗ đứng và cách tiếp cận trong nghiên cứu. Đó là cách tiếp cận về phương pháp luận và tư duy khoa học trong nghiên cứu lĩnh vực giá cả. Dù Viện có tổ chức nghiên cứu giá cả ở tầm vĩ mô hay vi mô thì việc nghiên cứu đó cũng xuất phát từ việc khảo sát thực tế Việt Nam và kinh nghiệm của các nước, dựa trên những luận cứ khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, các lý thuyết kinh tế thị trường hiện đại để phân tích, đánh giá và từ đó rút ra những kết luận để tìm các giải pháp có tính khả thi trong việc giải quyết và xử lý các vấn đề giá cả thị trường ở nước ta. Trong thời gian đầu hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện chủ yếu xuất phát từ các yêu cầu quản lý Nhà nước của ngành Vật giá. Những nội dung nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như nguyên tắc và các phương pháp điều chỉnh giá. Các đề tàI khoa học thời kỳ này tập trung vào giải quyết các vấn đề hoàn thiện chức năng nhiệm vụ trọng yếu của công tác điều chỉnh giá, như: ứng dụng phương pháp cân đối liên ngành trong hình thành giá cả ở Việt Nam; Lịch sử hình thành giá ở Việt Nam từ 1945-1985; Cơ sỏ ly luận hình thành giá cả ở Việt Nam trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ; Hoàn thiện phương pháp luận cải tiến phương pháp tính giá trong các ngành kinh tế quốc dân; Cải tiến cơ chế quản lý giá;… Năm 1989 nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, điều đó đã đặt lên vai ngành giá một trọng trách hết sức nặng nề trong sự nghiệp đổi mới. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng cơ chế quản lý giá phù hợp với cơ chế thị trường, phải giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào việc định giá, chủ yêu dùng công cụ kinh tế vĩ mô để điều hành và quản lý giá. Trong những năm đầu chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện đã đi tiên phong và giữ vai trò xung kích vào những vấn đề cơ bản nhất của kinh tế thị trường,vào những vấn đề về cơ sở lý luận, phương pháp luận về cơ chế, chính sách để điều hành giá cả trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Nhiệm vụ cơ bản của Viện được cụ thể hóa trong quyết định số 60/VGNN-TCCB ngày 14/04/1990 của Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước như sau: - Nghiên cứu vấn đề lý luận, phương pháp luận, cơ chế chính sách và kinh nghiệm thực tiễn về thị trường và giá cả trong và ngoài nước nhằm hình thành và hoàn thiện hệ thống tư tưởng kinh tế về thị trường và giá cả phù hợp với cơ chế kinh tế hàng hóa thị trường phát triển có kế hoạch ở nước ta, đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ chế chính sách, chỉ đạo thực tiễn, đào tạo cán bộ. Phân tích, dự báo sự vân động của thị trường giá cả. - Nghiên cứu thị trường, sự hình thành và vận động của thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tiền tệ… tiến tới xây dựng chiến lược thị trường giá cả bằng công cụ tin học. - Thực hiện thu thập xử lý, phân tích, tổng hợp, biên tập và xuất bản các loại thông tin tư liệu kinh tế thị trường và giá cả trong và ngoài nước. Nghiên cứu và xây dựng ngân hàng dữ liệu (cấp phát và lưu trữ) thông tin thị trường giá cả. - Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hợp tác nghiên cứu khoa học thị trường giá cả với cá nước và các tổ chữ quốc tế trong phạm vi nguồn kinh phí tự có hoặc kinh phí sự nghiệp khoa học kỹ thuật, kinh phí (kể cả ngoại tệ) do hợp tác hai bên hoặc nhiều bên… theo kế hoạch. - Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giá có trình độ trên đại học theo qui hoạch và kế hoạch của Uỷ ban Vật giá Nhà nước; thực hiện bồi dưỡng kiến thức thị trường giá cả cho moi đối tượng thuộc các thành phần kinh tế. - Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học và triển khai kỹ thuật (các cấp) trong lĩnh vực giá cả phục vụ cho kế hoạch hàng năm, trung và dài hạn. Những đề tài trong thời kỳ này tập trung vào các vấn đề: Cơ sở khoa học của sự hình thành, vận động giá cả trong nền kinh tế thị trường nước ta; Luận cứ khoa học về điều tiết giá trong nền kinh tế thị trường Việt Nam; Những giải pháp bình ổn giá cả thị trường trong nước và thế giới; Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý giá trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;… Những vấn đề nghiên cứu ở đây dựa trên nền tảng và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý thuyết kinh tế thị trường để luận giải những vấn đề thực tiễn nóng bỏng đặt ra trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta. Những nội dung nghiên cứu đã luận giải rõ luận cứ khoa học về những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với công tác quản lý giá ở nước ta. Những khuyến nghị đưa ra đã đóng góp phần tích cực vào việc hoạch định các chính sách kinh tế nói chung và chính sách giá cả nói riêng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống nghiên cứu đề tài khoa học cũng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực của giá cả, như: Hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống giá cả nước ta trong xu thế hội nhập; Về kiểm soát lạm phát, ngăn ngừa thiểu phát; Kiểm soát giá độc quyền và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh về giá; Chống bán phá giá; Thẩm định giá trị tài sản (Bất động sản và thiết bị mày móc); Thanh tra giá trong nền kinh tế thị trường nước ta; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vự c giá cả thị trường; Dự báo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về giá cả trong nước và thế giới;… Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, hội thảo khoa học, hợp tác xuất bản ấn phẩm, đào tạo. Viện đã xây dựng nhiều mối quan hệ hợp tác với nhiều Viện, Trường Đại học, các tổ chức quốc tế của nhiều nước như CHLB Đức, Nhật Bản, Mỹ, úc, Canada, Thái Lan, Singapore,… bằng những hình thức phong phú có hiệu quả. Thông qua hợp tác đã trao đổi, tiếp thu được những kiến thức, phương pháp nghiên cứu mới có hiệu quả trong việc nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị và các giải pháp có tính khả thi giải quyết các vấn đề bức xúc đặt ra trong thực tiễn của ngành giá cũng như nền kinh tế nước ta. Những kết quả của sự hợp tác quốc tế có thể kể đến Viện đã tham gia chương trình: ”Đổi mới chính sách Tài chính, Tiền tệ, Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam và kinh nghiệm của Nhật Bản” và chương trình: “Cải cách doanh nghiệp Nhà nước và kinh nghiệm của một số nước Đông Nam á”, chương trình hợp tác với quỹ hợp tác Đông nam á (SSACF) thuộc quỹ hòa bình Sasakawa của Nhật Bản. Đề án: “Các giải pháp kiểm soát độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh” công trình hợp tác với chương trình nghiên cứu Việt Nam- Hà Lan,v.v… Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện, ngoài việc xác lập những luận cứ khoa học cho việc đưa ra các quyết định quản lý Nhà nước về giá, còn ứng dụng vào xây dựng cơ chế, chính sách và các văn bản pháp quy của Nhà nước về giá Ngoài nhiệm vụ chính là nghiên cứu các đề tài, chuyên đề khoa học, Viện còn có nhiệm vụ chuyên giao thông tin khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý nhà nước và các hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ Tài chính, thực hiện các dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường, giá cả trong nước, thế giới cho các đối tượng có như cầu. Các ấn phẩm chính của Viện gồm: Bản tin Thị trường, ra hàng ngày và chủ nhật; Bản tin Market and Price, ra hàng tuần-xuất bản bằng tiếng Anh; Tạp chí Thị trường Giá cả, ra hàng tháng (thời kỳ 1989-1992). Viện tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về thị trường giá cả và các lĩnh vực chuyên môn có liên quan; tham gia đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo phân công của Giám đốc Học viện Tài chính. 2.2. Cơ cấu tổ chức của Viện Để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả đã từng bước được hoàn thiện. Hiện nay với tổng biên chế và lao động hợp đồng gồm 45 người, tổ chức của Viện hiện nay gồm: - Lãnh đạo Viện. - Phòng Nghiên cứu chính sách giá cả. - Phòng Phân tích dự báo giá cả thị trường. - Phòng Nghiên cứu lý luận và phương pháp định giá tài sản, hàng hóa. - Phòng Tin học và kinh tế lượng. - Phòng Hành chính- Tổng hợp. - Phòng hợp tác quốc tế. - Trung tâm Dịch vụ tư vấn, đào tạo là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. - Bộ phận đại diện Viện tại TP Hồ Chí Minh. 2.3. Phòng nghiên cứu chính sách giá cả. Phòng Nghiên cứu cơ chế, chính sách giá cả thị trường các ngành hàng có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu cơ chế chính sách, dự báo thị trường giá cả các ngành hàng và các vấn để kinh tế có liên quan. Phòng được thành lập vào năm 1988, trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường thì việc nghiên cứu cơ chế chính sách và dự báo thị trường giá cả cho các ngành hàng là rất cần thiết. Phòng Nghiên cứu chính sách giá cả đã hoàn thành trên 50 chuyên đề thông tin khoa học nghiên cứu, dự báo thị trường giá cả cho các ngành hàng chủ yếu và một số ấn phẩm khoa học được xuất bản. Gần 20 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở do cán bộ của phòng làm chủ nhiệm đề tài hoặc tham gia với tư cách là lực lượng nghiên cứu chủ yếu đã hoàn thành đạt kết quả tốt về chất lượng nghiên cứu. Ngoài ra, Phòng đã tham gia đấu thầu một số chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học về các vấn đề kinh tế tổng hợp, phát triển nông nghiệp nông thôn, nghiên cứu thị trường,… đã trúng thầu như: “Chương trình nghiên cứu Việt Nam- Hà Lan (VNRP).”; “Chương trình nghiên cứu thị trường và phát triển khu vực kinh tế tư nhân Đan Mạch.”; “Chương trình Sida (Thủy Điển).”; “Cida (Canada)”,…Trong đó phải kể đến Đề án “Các giải pháp kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của nước ta” (1994-1996) được Hội đồng khoa học Chương trình nghiên cứu Việt Nam- Hà Lan đánh giá xuất sắc. Kết quả nghiên cứu của Đề án cho đến nay được thực tế kiệm nghiệm và thừa nhận đã được nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh và độc quyền ở nước ta sử dụng làm tài liệu tham khảo. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong sự hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân và của các doanh nghiệp Việt Nam là một trong những nội dung bức xúc, quan trọng được Đảng và Nhà nước yêu cầu nghiên cứu. Đây cũng là một nội dung có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu của phòng. Thực hiện yêu cầu đó, từ năm 1997 đến nay, vấn đề này là một trong những nội dung nghiên cứu chủ yếu của Phòng. Biên chế hiên nay của phòng có 8 cán bộ, trong đó có cán bộ đang được đào tạo cao học theo phương thức “vừa học vừa làm”. Phòng luôn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, thực hiện nghiên cứu cơ chế chính sách và phân tích thị trường, dự báo thị trường giá cả những hàng hóa dịch vụ chủ yêu. Tập thể cán bộ nghiên cứu của Phòng từng bước trưởng thành và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm về một số lĩnh vực như: Nghiên cứu cơ chế chính sách và dự báo thị trường giá cả; Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Cổ phần hóa và cải cách Doanh nghiệp Nhà nước;Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường,… Cùng với quá trình phát triển của Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, cán bộ nghiên cứu Phòng về cơ bản đã hoàn thành có chất lượng các nhiệm vụ của mình và từng bước phấn đấu vương lên để không ngừng trưởng thành, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đòi hỏi nghiên cứu những vấn đề kinh tế nói chung và thị trường giá cả nói riêng. Phần 2 Các hoạt động chính và kết quả hoạt động chủ yếu trong những năm gần đây 1. Hoạt động và kết quả công tác của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả 1.1. Công tác chuyên môn phục vụ nghiên cứu và quản lý Nhà nước - Nghiên cứu, tham gia góp ý kiến xây dựng quy chế tính giá tài sản, hàng hóa dịch vụ (nội dung phục vụ triển khai Pháp lệnh Giá). - Cập nhật thông tin, cơ chế chính sách kinh tế tài chính phục vụ công tác nghiên cứu theo nhiệm vụ được phân công. - Định kỳ hàng tháng thực hiện báo cáo thị trường giá cả của một số mặt hàng chủ yếu như: dệt may, sắt thép, dầu mỏ, phân bón, gạo, cao su, cà phê, tôm,…trong nước và thế giới và xu hướng vận động. - Xây dựng báo cáo tình hình thị trường giá cả một số mặt hàng cụ thể theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và Học viện. - Tham gia góp ý về nội dung những đề án, văn bản có liên quan theo phân cấp của Học viện và của Bộ: Quy chế đào tạo, tiêu chuẩn thẩm định viện về giá; Tiêu chuẩn thẩm định giá… 1.2. Công tác khoa học: * Quản lý khoa học: - Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học năm hiện tại, xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học năm tiếp theo - Thực hiện kiểm tra tiến độ nghiên cứu khoa học và của các năm trước còn lại. - Tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình đăng ký đề tài nghiên cứu, duyệt và giao nội dung nghiên cứu. Hướng nghiên cứu tập trung, không dàn trải và bám sát được những công việc trọng tâm của ngành. Đồng thời, có biện pháp đôn đốc các đề tài triển khai nhằm đảm bảo đúng tiến độ đã đăng ký. * Hội thảo khoa học: Năm 2003-2004, Viện đã triển khai nhiều cuộc hội thảo khoa học theo hướng tiếp thu ý kiến các nhà quản lý, các nhà khoa học để phục vụ quản lý vĩ mô thị trường giá cả. Cụ thể: - Phương pháp định giá bất động sản theo vị thế và chất lượng. - Lợi thế so sánh trong nông nghiệp. - Diễn biến giá USD năm 2003 và dự báo trong năm 2004. - Diễn biến thị trường giá cả 2 tháng đầu năm và dự báo năm 2004. - Xác định trị giá hàng hóa để tính thuế Hải quan. - Diễn biến thị trường giá cả 6 tháng đầu năm 2004- những vấn đề đặt ra. - Về hoạt động nghiên cứu khoa học và tọa đàm, hội thảo khoa học Viện đã tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt kế hoạch đã định ra. Thành phần mời dự gồm: Cán bộ nghiên cứu trong và ngoài ngành kể cả đại biểu của một số tổ chức kinh tế quốc tế thường trú tại Hà Nội. - Viện thường xuyên năm bắt những diễn biến có tính thời sự các vấn đề kinh tế có liên quan đến ngành để tổ chức tọa đàm, nghiên cứu để đưa ra những ý kiến đóng góp vào việc xây dựng và hoạch định các chính sách của ngành. Đông thời đã đóng góp có chất lượng vào các văn bản pháp lý để đưa ra các chính sách vào cuộc sống. * Nghiên cứu khoa học và đào tạo: - Làm thủ tục đăng ký, đấu thầu (đã thằng thầu) và đang triển khai nghiên cứu đề tài độc lập cấp nhà nước về: “Chính sách giá trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”. - Tham gia tư vấn và đánh giá về chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. - Tham gia dự án nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp nước ta. - Làm việc với Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) về những vấn đề liên quan tới chỉ số giá (CPI) theo yêu cầu của Bộ. - Làm việc với Viện Tài chính tiền tệ (Đại học nhân dân Bắc Kinh) Một số cán bộ nghiên cứu của Viện tham gia giảng dạy, hướng dẫn khoa học tại các trường đại học, các Viện nghiên cứu… - Tham gia biên soạn giáo trình của chuyên ngành Định giá tài sản (Chủ biên giáo trình phục vụ đào tạo chuyên ngành Định giá tài sản). - Hoàn thành đề án: “Nâng cao chất lượng NCKH của Viện NCKH Thị trường giá cả 2004-2010” trình Học viện đúng hạn quy định. 1.3. Công tác thông tin - Thực hiện nhiệm vụ công tác thông tin về thị trường giá cả nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu. Với 4 ấn phẩm đã có là Bản tin Thị trường hàng ngày; Bản tin Thị trường Chủ nhật; Bản tin Thị trường cuối tuần (Chuyên trang Bất động sản và Tài sản); Bản tin Thị trường bằng tiếng Anh (Market and Price) đã được phát hành rộng rãi trong cả nước và đã được xã hội chấp nhận, được các cơ quan có hữu quan đanh giá cao về công tác thông tin thị trường giá cả. - Cùng với 4 ấn phẩm trên được phát hành, còn có trang điện tử (Website: Trang điện tử đã thường xuyên cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, phục vụ kịp thời nhu cầu về thông tin giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước cho các đối tượng quan tâm. Trong điều kiện Viện được giao nhiệm vụ thực hiện công tác thông tin thị trường giá cả phục vụ quản lý Nhà nước về giá thông qua các ấn phẩm thông tin hàng ngày, hàn tuần. Các ấn phẩm Viện vẫn đang hoạt động tốt, từng bước phát triển và ngày càng hoàn thiện. Đó là sự phấn đấu tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của tập thể của các CBNV hoạt động trong lĩnh vực này. - Ngoài ra Viện còn thường xuyên cung cấp thông tin thị trường giá cả cho các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin trong các chương trình thời sự. - Một số CBNV trong Viên viết nhiều bài cho các Tạp trí nghiên cứu chuyên ngành, các tờ báo ra hàng ngày, hàng tuần để tham gia tuyên truyền những kết quả đã nghiên cứu, nhằm phổ biến tuyên truyền chính sách giá, quản lý Nhà nước về giá của Đảng và Nhà nước. - Hoạt đông Bản tin Thị trường được Bộ đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động cơ chế tự trang trải có hiệu quả. 1.4. Các công tác khác - Thực hiện khảo sát thực trạng hệ thống máy tính của Viện đã xây dựng giải pháp nâng cao ững dụng công nghệ thông tin và công tác nghiên cứu khoa học của Viện trong tổng thể của mạng tin học của Học viện Tài chính. - Xây dựng, trình Học viện và vụ TCCB Bộ dự thảo: “Qui chế tổ chức và hoạt động của Viện NCKH Thị trường giá cả” trong điều kiện mới trực thuộc Học viện. - Dự thảo qui chế tạm thời về quản lý tài chính nội bộ Viện. - Chuyển trụ sở làm việc của Viện theo chỉ đạo và yêu cầu của Bộ (trong khuôn viên trụ sở của Ban Vật giá Chính phủ cũ. - Viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn, đã hướng hoạt động của Viện vào việc giải quyết những vấn đề trọng tâm của ngành và đạt nhiều thành tích. Tuy nhiên, Viện cũng còn một số tồn tại: Cần chủ động hơn nữa trong việc đi sâu nghiên cứu và theo dõi diễn biến thị trường giá cả một số mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ; Việc thực hiện một số quy chế đề ra có lúc có nơi chưa được quan tâm đúng mức. 2. Đánh giá kết quả hoạt động của Viện đối với hoạt động kinh tế. Hoạt động nghiên cứu của Viện đã đóng góp cho sự phát triển và đổi mới ngành Vật giá và của nền kinh tế nước ta. Những thành tựu về nghiên cứu khoa học tuy rất khiêm tốn, nhưng những kết quả nghiên cứu của Viện đã có những đóng góp tích cực trong việc luận giải những luận cứ khoa học về những vấn đề bức xúc của ngành Vật giá đặt ra. Đồng thời xác lập những cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước hoạch định cơ chế chính sách giá cả, thị trường của nền kinh tế nước ta. Thông qua đây viện góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Vật giá và những kiến thức khoa học trong lĩnh vực giá cả thị trường ở nước ta. Một điều cũng cần được thấy rõ, ngoài những kết quả nghiên cứu được công bố thành sách, thành các bài báo trên các tạp trí khoa học, trên các báo, cac chuyên san khoa học, còn phải kể đến các kiến nghị, những ý kiến của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả trực tiếp hoặc đề nghị Trung ương Đảng, Chính phủ, cũng như cán bộ chủ chốt của Viện được các cơ quan có trách nhiệm của Trung ương Đảng và Nhà nước trưng dụng vào việc tham gia soạn thảo các Văn kiện, Nghị quyết của TW. Viện đã trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành Vật giá Phần 3 Những tồn tại và bất cập trong quá trình hoạt động Đứng trước đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế đặt ra phải phân tích nghiên cứu những vấn đề cấp bách về kinh tế thị trường như bình ổn giá thị trường, kiểm soát lạm phát, chuyển từ cơ chế giá Nhà nước sang cơ chế giá thị trường, thông tin dự báo giá cả thị trường. Trong khi nền kinh tế thị trường của nước còn non trẻ, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế. Thực tế đòi hỏi phải có những phân tích, dự báo giá cả thị trường chính xác từ đó Nhà nước cũng như các thành phần kinh tế có biện pháp giải quyết giữ cho nền kinh tế luôn ổn định. Trách nhiệm này đặt ra với Viện là rất lớn, cấn có sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo viện, đội ngữ cán bộ nhân viên. Trong những năm gần đây hoạt động nghiên cứu phân tích diễn biến thị trường, dự báo giá cả thị trường càng khẳng định vai trò của nó với nền kinh tế, là cơ sỏ quan trọng đề Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối chính sách phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác, phải đi sâu nghiên cứu trên cơ sỏ hệ thống lý luận đã có, học tập nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc những kiến thức lý luận mới về kinh tế thị trường, góp phần xây dựng hệ thống lý luận về giá cả thị trường phù hợp với sự phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế mới trong bối cảnh kinh tế- chính trị- xã hội trong nước, khu vực và quốc tế hoàn toàn đổi mới. Ngoài ra, Viện cũng còn một số tồn tại như việc đi sâu nghiên cứu và theo dõi diễn biến thị trường giá cả một số mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ còn chưa chủ động, mang nặng tính mệnh lệnh do cơ quan cấp trên Bộ tài chính, Học viện tài chính giao cho. Do đó tạo sự sơ cứng trong hoạt động, lãng phí về nguồn lực, không phát huy được hết khả năng nghiên cứu, trình độ của đội ngũ cán bộ Viện đặc biệt là các cán bộ chuyên môn. Bên cạnh đó việc thực hiện một số quy chế đề ra có lúc có nơi chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng tới công tác chung của toàn Viện. Đội ngữ cán bộ của Viện trong những năm qua không ngừng phấn đấu từng bước trau dồi đổi mới tư duy lý luận, đổi mới không ngừng nâng cao kiến thức, phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu. Nhưng đứng trước đòi hỏi thực tế còn nhiều khó khăn cả về số lượng và chất lượng. Viện cần có sự tạo điều kiện thuận lợi từ phía Bộ Tài chính, Học Viện Tài chính, sự hợp tác giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức và nước ngoài để đào tạo bồi dưỡng kiến thức và nghiên cứu ở các trường đại học trong và ngoài nước. Viện đã tổ chức mở nhiều lớp học ngắn ngày với chuyên gia trong nước và ngoài nước nhăm bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, phương pháp nghiên cứu dự báo, Marketing, nghiên cứư thị trường, thẩm định giá,… cơ chế kinh tế cũng như những kinh nghiệm về phương pháp quản lý kinh tế và giá cả của các tổ chức quốc tế, và các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Đội ngữ cán bộ chuyên môn của Viện còn thiếu làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, kết quả công việc. Cần có sự bổ xung kịp thời, đặc biệt là cán bộ trẻ năng động sáng tạo, được đào tạo chính quy, hấp thụ những kiến thức mới, phương pháp mới,… Tăng cường năng lực nghiên cứu cho cán bộ nghiên cứu trong Viện đặc biệt là cán bộ trẻ thông qua chú trọng bồi dưỡng nâng cao kiến thức, cử đi học thêm (về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học …), giao đề tài, chuyên đề các cấp theo quy định của Học viện, của Bộ. Mục lục Phần 1: Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả………………………………..1 1. Quá trình hình thành và phát triển Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả………………………………………………………………1 1.1. Giai đoạn đầu, từ khi thành lập Viện, năm 1982, đến cuối năm 1988……………………………………………………………………….1 1.2. Giai đoạn hai, từ cuối năm 1988 đến nay…………………………….2 2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả………………………………………………………….6 2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả……………………………………………………………………...6 2.2. Cơ cấu tổ chức của Viện……………………………………………...9 2.3. Phòng nghiên cứu chính sách giá cả………………………………...11 Phần 2: Các hoạt động chính và kết quả hoạt động chủ yếu trong những năm gần đây…………………………………………………….13 1. Hoạt động và kết quả công tác của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả……………………………………………………………..13 1.1. Công tác chuyên môn phục vụ nghiên cứu và quản lý Nhà nước…...13 1.2. Công tác khoa học…………………………………………………..13 1.3. Công tác thông tin…………………………………………………..15 1.4. Công tác khác……………………………………………………….15 2. Đánh giá kết quả hoạt động của Viện đối với hoạt động kinh tế…….16 Phần 3: Những tồn tại bất cập trong quá trình hoạt động…………..17 Mục luc………………………………………………………………….19 A

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC755.doc
Tài liệu liên quan