Báo cáo Thực tập tại xí nghiệp cơ khí Long An

LỜI NÓI ĐẦU Nền công nghiệp thế giới đang trên đà phát triển ngày càng cao, trong đó vấn đề về việc lắm bắt nhận thức công nghệ trong sản xuất được đặt lên hàng đầu. Nó đòi hỏi lỹ năng xử lý, mức độ hoàn hảo, sự chính xác của hệ thống sản xuất ngày một cao hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đạt được lợi nhuận từ chính sản phẩm đó. Để có thế cạnh tranh với các đối thủ của mình, mỗi doanh nghiệp phải nâng cấp, đổi mới dây truyền sản xuất và có kế sách hợp lý. Hiệu quả cạnh tranh không chỉ đơn thuần là về chất lượng sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh về giá. Muốn vậy, các doanh nghiệp một mặt phải tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, mặt khác cần chú trọng công tác quản lý sản xuất và quản lý kinh tế, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển.Trong đó nghành cơ khí vẫn ngày càng nắm giữ một vai trò quan trọng. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Và Công ty TNHH sản xuất vật liệu LONG AN cũng không là một ngoại lệ. Qua quá trình học tập tại lớp CĐT K38, khoa Cơ khí trường Đại học SPKT Hưng Yên, được các thầy cô giáo trong khoa trang bị các kiến thức, để bổ sung các kiến thức từ thực tiễn và trong thời gian qua em đã được đi thực tập tại Công ty TNHH Sản Xuất vật liệu Long An để tìm hiểu về công nghệ, về dây truyền sản xuất, về nhiệm vụ của các công nhân,kĩ sư ngành cơ khí tại công ty . Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, cùng với hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Trung Thiên ,em đã hoàn thành phần thực tập của mình với báo cáo thực tập theo các nội dung chính sau: Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty. Phần 2: Quy trình công nghệ và sản xuất của Công ty. Phần 3: tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của các công nhân, kĩ sư tại công ty Phần 4: nhiệm vụ của bản thân và đánh giá của bản thân. Phần 5: Định hướng phát triển của công ty Phần 6: Kết luận và khuyến nghị. Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Cơ khí trường Đại học SPKT Hưng Yên, đặc biệt là thầy Nguyễn Trung Thiên,cùng tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này. Trong qua trình thực tập và làm báo cáo,do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai xót.Em mong các thầy cô chỉ bảo giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Lời nói đầu.3 Chương I: Tổng quan về công ty TNHH sản xuất vật liêu Long An5 1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH sản xuất vật liêu Long An5 1.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý công ty 6 Chương II: Phạm vi hoạt động của công ty9 2.1 Tìm hiểu chức năng , nhiệm vụ va hoạt động chính của công ty9 2.2 Một số sản phẩm của công ty8 Chương III: Tìm hiểu vai trò nhiệm vụ của kỹ thuật viên11 3.1 Vai trò của kỹ thuật viên11 3.2 Nhiệm vụ của kỹ thuật viên11 Chương IV: Những công việc nhiệm vụ tại công ty13 *Xưởng Hàn14 * Xưởng Tiện14 * Xưởng Phay20 *Xưởng Bào25 *Tìm hiểu và tham gia sản xuất sản phẩm của công ty29 Chương V: Định hướng phát triển công ty29 Chương Vi:Kết luận và kiến nghị30

doc33 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 5585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại xí nghiệp cơ khí Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời nói đầu........................................................................................................................3 Chương I: Tổng quan về công ty TNHH sản xuất vật liêu Long An............................5 1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH sản xuất vật liêu Long An.............................5 1.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý công ty ..............................................................6 Chương II: Phạm vi hoạt động của công ty………………………………………….9 2.1 Tìm hiểu chức năng , nhiệm vụ va hoạt động chính của công ty……………...9 2.2 Một số sản phẩm của công ty………………………………………………….....8 Chương III: Tìm hiểu vai trò nhiệm vụ của kỹ thuật viên…………………………...11 3.1 Vai trò của kỹ thuật viên………………………………………..........................11 3.2 Nhiệm vụ của kỹ thuật viên……………………………………………………..11 Chương IV: Những công việc nhiệm vụ tại công ty………………………………….13 *Xưởng Hàn................................................................................................................14 * Xưởng Tiện...............................................................................................................14 * Xưởng Phay...............................................................................................................20 *Xưởng Bào..................................................................................................................25 *Tìm hiểu và tham gia sản xuất sản phẩm của công ty........................................29 Chương V: Định hướng phát triển công ty…………………………………..29 Chương Vi:Kết luận và kiến nghị.............................................................................30 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LỜI NÓI ĐẦU Nền công nghiệp thế giới đang trên đà phát triển ngày càng cao, trong đó vấn đề về việc lắm bắt nhận thức công nghệ trong sản xuất được đặt lên hàng đầu. Nó đòi hỏi lỹ năng xử lý, mức độ hoàn hảo, sự chính xác của hệ thống sản xuất ngày một cao hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đạt được lợi nhuận từ chính sản phẩm đó. Để có thế cạnh tranh với các đối thủ của mình, mỗi doanh nghiệp phải nâng cấp, đổi mới dây truyền sản xuất và có kế sách hợp lý. Hiệu quả cạnh tranh không chỉ đơn thuần là về chất lượng sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh về giá. Muốn vậy, các doanh nghiệp một mặt phải tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, mặt khác cần chú trọng công tác quản lý sản xuất và quản lý kinh tế, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển.Trong đó nghành cơ khí vẫn ngày càng nắm giữ một vai trò quan trọng. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… nhằm đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Và Công ty TNHH sản xuất vật liệu LONG AN cũng không là một ngoại lệ. Qua quá trình học tập tại lớp CĐT K38, khoa Cơ khí trường Đại học SPKT Hưng Yên, được các thầy cô giáo trong khoa trang bị các kiến thức, để bổ sung các kiến thức từ thực tiễn và trong thời gian qua em đã được đi thực tập tại Công ty TNHH Sản Xuất vật liệu Long An để tìm hiểu về công nghệ, về dây truyền sản xuất, về nhiệm vụ của các công nhân,kĩ sư ngành cơ khí… tại công ty . Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, cùng với hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Trung Thiên ,em đã hoàn thành phần thực tập của mình với báo cáo thực tập theo các nội dung chính sau: Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty. Phần 2: Quy trình công nghệ và sản xuất của Công ty. Phần 3: tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của các công nhân, kĩ sư tại công ty Phần 4: nhiệm vụ của bản thân và đánh giá của bản thân. Phần 5: Định hướng phát triển của công ty Phần 6: Kết luận và khuyến nghị. Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Cơ khí trường Đại học SPKT Hưng Yên, đặc biệt là thầy Nguyễn Trung Thiên,cùng tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này. Trong qua trình thực tập và làm báo cáo,do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai xót.Em mong các thầy cô chỉ bảo giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.Em xin chân thành cảm ơn! Hưng Yên, tháng 06 -2009 Chương I : Sơ lược về công ty TNHH sản xuất vật liệu Long An Giới thiệu chung về công ty TNHH sản xuất vật liệu Long An TRỤ SỞ CÔNG TY Khái quát chung Công ty TNHH Sản Xuất Vật Liệu Long An. Địa điểm cơ sở: Km17 Quốc lộ 39A-Toàn Thắng-Kim Động-Hưng Yên Lĩnh vực hoạt động: Đầu tư xây dựng trên diện tích 10.000m2 với số lượng cán bộ công nhân trong công ty trên 300 người,có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí Ngành nghề kinh doanh : -Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí,cung ứng vật tư cơ khí -Sản phẩm của công ty đa dạng như : chân chống xe máy , cửa nhựa, khuôn mẫu cơ khí chính xác,các sản phẩm phay và sản phẩm tiện với công nghệ dây chuyền hiện đại với các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất như máy phay,máy tiện CNC… 1.3) Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý.: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý +Giám đốc: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên và Nhà nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng nghị quyết của Đảng ủy, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội CNVC. Chỉ đạo xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật lao động, đời sống xã hội, xây dựng thực hiện tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, đồng thời tổ chức thực hiện các quy chế của công ty và trực tiếp chỉ đạo các mặt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong hệ thống đảm bảo chất lượng, nhiêm vụ của Giám đốc như sau: Phê duyệt và công bố chính sách chất lượng. Phê duyệt hệ thống đảm bảo chất lượng và giám sát để duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng hoạt động có hiệu quả. Lựa chọn các nhà cung ứng vật tư thiết bị. Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống đảm bảo chất lượng. Phê duyệt kế hoạch sản xuất từng kỳ. Khi vắng ủy quyền cho Phó Giám đốc +Phó Giám đốc: + Duyệt kế hoạch sản xuất (khi có ủy quyền của GĐ). + Tiếp nhận các nhà cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất. + Theo dõi đôn đốc sản xuất tại các phân xưởng. + Chỉ đạo công tác kỹ thuật sản xuất trong Công ty. + Thay Giám đốc giải quyết các công việc cụ thể tại phân xưởng sản xuất. +Phó giám đốc cơ điện: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị trong Công ty. Hàng tháng, báo cáo với Giám đốc về tình trạng thiết bị của Công ty. +Phó Giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc vế mặt kỹ thuật của công ty: Nghiên cứu và phát triển, thiết kế, dịch vụ khách hàng. Hàng tháng, báo cáo với Giám đốc. Phó giám đốc nhân sự: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc: Hành chính, tổ chức, đào tạo.Hàng tháng, báo cáo với Giám đốc. Phó giám đốc gia công sản xuất:Chịu trách nhiệm trước Giám đốc: Gia công phôi, lắp ráp,thử nghiệm. Hàng tháng, báo cáo với Giám đốc. Phó giám đốc kinh doanh:Chịu trách nhiệm trước Giám đốc: Kinh doanh và tiếp thị, vật tư xuất nhập khẩu, giao nhận vận chuyển. Hàng tháng, báo cáo với Giám đốc. +Phó Giám đốc tài chính:Chịu trách nhiệm trước Giám đốc: Tài chính, kế toán. Hàng tháng, báo cáo với Giám đốc. Các phòng ban: Khối sản suất: Khối sản suất bao gồm bao gồm các công nhân kĩ sư trực tiếp làm việc tại phân xưởng để tạo ra các sản phẩm cơ khí Phòng thị trường: Điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi xi măng trong kho các đại lý bán hàng. Theo dõi các phản ánh, khiếu nại của khách hàng về chất lượng và dịch vụ hàng hoá. Tập hợp các thông tin về thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Cùng các đơn vị liên quan giải quyết và theo dõi việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng. Theo dõi thanh quyết toán các hợp đồng mua và bán sản phẩm, tổ chức theo dõi và thu hồi công nợ của khách hàng. Phòng tổ chức - hành chính: Tham mưu đề xuất với Giám đốc về công tác quản lý nhân sự của Công ty; Lập kế hoạch, triển khai công tác đào tạo tuyển dụng lao động; Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương; Giải quyết các chính sách cho người lao động; Tổ chức phục vụ công tác hành chính, phục vụ ăn ca, y tế, môi trường lao động. Phòng kỹ thuật - công nghệ: Chỉ đạo công tác kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất của Công ty. Kiểm tra tất cả các loại nguyên, nhiên liệu,. Kiểm tra chất lượng các sản phẩm xuất kho. Kiểm tra giám sát việc thực hiện đúng các yêu cầu quy định trong quy trình công nghệ, báo cáo kịp thời với giám đốc hoặc phó giám đốc Công ty những vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm. Soát xét các hướng dẫn công việc thao tác côngnghệ Phòng tài chính kế toán: Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy theo từng ngày, tháng, quý, năm và lập báo cáo nhằm phục vụ nhu cầu quản lý, giúp Giám đốc trong điều hành quản lý. CHƯƠNG II: PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.1) Tìm hiểu chức năng , nhiệm vụ và hoạt động chính của công ty -chuyên sản xuất và kinh doanh các loại phụ tùng xe máy, khung cửa nhựa 2.2 ) một số sản phảm của công ty KHUÔN MẪUCƠ KHÍ CHÍNH XÁC: Chân chông giữa : Chân chống cạnh : CHƯƠNG III: TÌM HIỂU VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA KĨ SƯ, KỸ THUẬT VIÊN 3.1. Vai trò của kỹ thuật viên Công ty TNHH sản xuất vật liêu Long An là một công ty có đội ngũ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, kỹ sư, cử nhân, thợ kỹ thuật bậc cao trẻ năng động đầy nhiệt huyết sáng tạo với rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Mỗi người trong số họ đều có vai trò rất lớn đến sự phát triển và thành đạt của công ty nhằm thực hiện những nhiệm vụ mà công ty đã đặt ra góp phần giúp công ty phát triển một cách bền vững. Các kỹ thuật viên vừa là những người có kiến thức và trình độ cũng như kỹ năng và kinh nghiệm. Họ có vai trò chủ đạo, là lực lượng chính trong hệ thống sản xuất, thi công tại công ty. Họ là những người trẻ nhiệt huyết và năng động góp phần tìm ra giải pháp khắc phục sự cố, tìm ra hướng phát triển mới cho công ty góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của công ty. Họ luôn học hỏi tích lũy kinh nghiệm, nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành kỹ thuật trong thời đại ngày nay và qua đó tìm ra hướng đi đúng đắn cho công ty. Trong quá trình sản xuất những kỹ thuật viên là những người trực tiếp kiểm tra giám sát công việc sản xuất sản phẩm. Họ áp dụng những hiểu biết kiến thức một cách sáng tạo nhằm chỉ đạo, khắc phục sự cố cũng như thực hiện công việc một cách khoa học và đạt hiệu quả cao. Sự phát triển của công ty có được chính là nhờ vào chất lượng của độ ngũ kỹ thuật viên làm việc trong công ty . 3.2. Nhiệm vụ của kỹ thuật viên Chính vì vai trò hết sức to lớn trực tiếp ảnh hưởng đến sựu phát triển của công ty mà các kỹ thuật viên phải đảm nhiệm những nhiệm vụ hết sức quan trọng: - Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện trong các máy tự động - Lập báo cáo hàng ngày về quá trình thực hiện công việc - Hỗ trợ khách hàng trong quá trình hoạt động của công ty - Thiết kế hệ thống điện cho phân xưởng sản xuất - Quản lý thiết bị, vật liệu sử dụng trong phân xưởng - Phân công công việc cho công nhân. - Giám sát quá trình sản xuất, đôn đốc, nhắc nhở. - Kiểm tra mỹ thuật, kỹ thuật của sản phẩm - Tìm giải pháp khắc phục các sự cố về máy sản xuất CHƯƠNG IV: NHỮNG CÔNG VIỆC NHIỆM VỤ TẠI CÔNG TY 4.1) Tìm hiểu cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty Nội dung công việc: -Tìm hiểu cơ cấu tổ chức quản lý của công ty -Tìm hiểu cách bố trí nhà xưởng của công ty. -Tìm hiểu lĩnh vực hoạt động sản xuất của công ty Công việc thực hiên được: -Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức quản lý của công ty -Tìm hiểu được cách bố trí nhà xưởng của công ty. -Tìm hiểu được lĩnh vực hoạt động sản xuất của công ty 4.2) Tìm hiểu và tham gia sản xuất sản phẩm của công ty Nội dung công việc: -Tìm hiểu về máy khoan bàn, máy đột dập, máy CNC để sản xuất một số sản phẩm của công ty. -Tìm hiểu và sửa chữa ,khắc phục các sự cố hỏng hóc của máy sản xuất. -Tham gia đứng máy trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm chân chống ( mấy đột dập, máy khoan bàn, máy doa,...) Công việc thực hiện được: -Đã tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của máy đột dập, máy khoan bàn, máy doa, máy nhấn. -Biết được các dạng sai hỏng và cách khắc phục,sửa chữa chúng . -Sản xuất ra một số sản phẩm của công ty +Cụ thể từng công việc mà em lắm bắt và quan sát được sau đợt thực tập tại các phân xưởng của công ty như sau: *Tại Xưởng Hàn: Thực chất và đặc điểm 1.Thực chất Hàn là phương pháp nghép nối 2 hay nhiều chi tiết kim loại với nhau mà không thể tháo rời bằng cách nung kim loại đến trạng thái chảy hoặc dẻo sau đó nhờ sự đông đặc và nguội để tạo nên mối hàn liên kết kim loại hoặc dung áp lực đủ lớn 2.Đặc điểm: -Tiết kiệm được kim loại so vơi tán từ 10% tới 20% so với phương pháp đúc từ 30-50% -Có thể tạo được các kết cấu nhẹ có khả năng chịu lực cao -Có thể hàn 2 hay nhiều kim loại có kết cấu khác nhau -Độ bền độ sít khít của mối hàn lớn -Trong vật hàn còn tồn tại ứng suất dư lớn,khả năng chịu tải trọng động thấp Các phương pháp hàn: được chia theo 2 nhóm cơ bản +Hàn nóng chảy +Hàn áp lực *Tại Xưởng Tiện Tiện là môt quá trình cắt gọt kim loại trong đó vật gia công quay tròn còn dao tịnh tiến theo các hướng do bàn xe dao đi.Trong quá trình đó tạo ra momen cắt và trục cắt Nguyên lí: +Chi tiết quay tròn tại một chỗ còn dao thực hiện chuyển động tinh tiên để cắt gọt +Các sản phẩm bao gồm: 1.Ren ngoài hoặc ren trong 2.Mặt phẳng 3.Tiện rãnh 4.Tiện côn 5.Tiện trụ bậc 6.Măt đầu 7.Mặt lõm Ngoài ra trên máy tiện còn có thể khoan ,khoét,doa lỗ Các máy tiện phổ biến có tại xưởng là +T616: DoViệt Nam sản xuất +T6M16 +16K20 :Do Liên Xô sản xuất Cấu tạo của máy tiện: T6M16 Đầu máy: làm nhiệm vụ mang trục chính, ở đầu trục chính có lắp mâm cặp, tốc độ quay của máy được tính bằng tốc độ quay của trục chính. Thân máy: ở mặt trên của thân máy được chế tạo các song trượt và mặt trượt làm nhiệm vụ dẫn hướng cho bàn xe dao và ụ động. Hướng là song song với tâm của trục chính, chiều dài chi tiết gia công được phụ thuộc vào chiều dài than máy. Đế máy: Dùng để đỡ than máy và đầu máy, gồm hai phần: + Đế lớn: chứa hộp tốc độ và động cơ +Đế nhỏ: chứă các bộ phận về điện Hộp tốc độ chạy dao: có các tay gạt điều khiển tốc độ tiến của dao tiện khi chạy dao tự động để tiện trơn hay tiện ren. Bộ bánh răng thay thế: là cầu truyền chuyển động từ trục chính xuống hộp tốc độ chạy dao và dung để tiện ren các hệ khác nhau. Bàn xe dao: có các tay quay điều khiển tịnh tiến của dao tiện quay theo các hướng khác nhau Ụ động: được sử dụng để lắp mũi chống tâm để đỡ các chi tiết khi tiện ngoài đối với trục dài hoặc ống dài Ngoài ra còn tạo chuyển động cho mũi khoan, mũi khoét, mũi doa ☺Nguyên lý hoạt động của máy tiện: Từ động cơ truyền chuyển động qua hộp tốc độ. Tại hộp tốc độ có 2 tay gạt điều khiển tốc độ quay để cho ra nhiều cấp tốc độ khác nhau, sau đó truyền chuyển động cho trục chính thông qua bộ truyền puly- dây đai làm quay trục chính, ta được chuyển động chính của máy là chuyển động quay. Từ trục chính nhờ có bộ bánh răng ăn khớp truyền chuyển động xuống hộp tốc độ chạy dao thông qua bộ bánh răng thay thế và được điều khiển bằng các tay gạt ở hộp tốc độ chạy dao làm quay trục vitme khi tiện ren, và trục trơn khi tiện trơn. Trên bàn xe dao có các tay gạt điều khiển hướng tịnh tiến của dao tiện theo các hướng khác nhau. 1.Chứa các bộ phận về điện bao gồm điện khởi động, bơm nước làm nguội, đèn chiếu sang 2. Tay gạt khởi động máy có 3 vị trí vị trí giữa: tắt máy kéo lên: máy quay thuận ( ngược chiều với chiều kim đồng hồ) 3. Tay gạt điều khiển tốc độ quay Tay gạt ngắn: 2vị trí Tay gạt dài: 3 vị trí Khi cần tìm tốc độ thì tra vào bảng tốc độ quay và gạt tay gạt về phía đó 4. Tay gạt điều chỉnh hướng tiến dao khi máy quay một chiều. 5. Tay gạt điều chỉnh tốc độ quay có 3 vị trí A: quay gián tiếp B: quay trực tiếp Vị trí ở giữa: là vị trí an toàn khi gá lắp phôi. Tốc độ cần tìm nằm ở hang nào trong bảng tốc độ quay thì ta gạt về phía đó. 6. Dựa vào tốc độ hộp chỉnh dao 7. Tay gạt điều chỉnh hộp tốc độ chạy dao có 5 vịu trí ứng với một vị trí của tay gạt 7 thì tay gạt 8 có 5 vị trí 9. Núm điều khiển trục trơn hoặc trục vitme quay có hai vị trí + kéo ra trục trơn quayđể tiện trơn +nhấn vào trục vitme quay dung để tiện ren 10. Tay quay và du xích bàn xe dao: tay quay điều khiển hướng tịnh tiến của dao,hướng là song song với tâm, du xích có giá trị 1vach = 1mm được chia làm 200 vạch. Công dụng du xích: để tính điểm đầu hoặc chiều dài chi tiết đối với trục dài hoặc ống dài 11. Tay quay và du xích bàn dao ngang: khi sử dụng tay quay và du xích bàn dao ngang dao tiện sẽ tịnh tiến vuông góc với tâm, du xích có giá trị 1 vạch = 0.05mm, 80 vạch Công dụng của du xích: dung để tính chiều sâu cắt khi tiện ngoài hoặc tiện lỗ 12. Tay quay và du xích bàn trượt dọc trên: bàn trượt dọc trên có thể xoay theo các hướng khác nhau, du xích có giá trị 1 vạch = 0.05mm, 60 vạch. Cộng dụng du xích: để tính điểm sâu cắt khi tiện mặt đầu 13. Tay gạt điều khiển tiện trơn dọc tự động 14. Tay gạt điều khiển tiện trơn ngang tự động 15. Tay gạt điều khiển tiện ren Các đồ gá thông dụng: Mâm cặp 3 chấu tự định tâm: được lắp ở đầu trục chính thường được sử dụng để gá lắp chi tiêt có dạng hình trụ hoặc 3 cạnh đối xứng đối với tâm gia công. Mỗi mâm cặp có 2 bộ chấu, mỗi bộ chấu có 3 cái. -Cách sử dụng: dung cờ lê mâm xoay một trong 3 lổ ở vỏ ngoài cả 3 chấu cùng đồng thời kẹp lại hoặc mở ra ( tính tự định tâm) -Ưu điểm: gá kẹp chi tiết gia công nhanh, đạt được độ đồng tâm cao -Nhược điểm: không gá kẹp được những chi tiết có dạng hình vuông, hình chữ nhật, những hình phức tạp khác. Mâm cặp bộ chấu vạn năng: thường được sử dụng để gá kẹp những chi tiết có dạng hình vuông, dạng hình chữ nhật, hay hình phức tạp. -Ưu điểm: gá kẹp được tất cả những chi tiết -Nhược điểm: có 4 chấu kẹp từng chấu kẹp có vit điều chỉnh riêng, các chấu kẹp có thể xoay theo các hướng khác nhau, vì không có tính tự định tâm nên tốn nhiều thời gian để gá kẹp các chi tiết gia công Giá đỡ động: được gắn cố định trên bàn xe dao di chuyển dọc theo băng máy cùng với dao tiện Công dụng: để đỡ chi tiết gia công khi tiện ngoài đối với trục dài có đường kính nhỏ và được chống tâm một đầu. Giá đỡ tĩnh: được gắn cố định trên than máy dùng để đỡ chi tiết gia công khi tiện một đầu hoặc tiện lổ,những trục dài hoặc ống dài vị trí cắt xa ở vị trí kẹp. ☺Cách gá lắp phôi cơ bản: Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu khi chiều dài nhỏ hơn 6 lần đường kính chi tiết Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu và sử dụng mũi chống tâm Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu có sử dụng giá đỡ động Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu có sử dụng giá đỡ tĩnh Dao tiện: dao tiện quyết định rất lớn đến bề mặt chi tiết gia công, đến năng suất lao động. Yêu cầu đối với vật liệu làm dao tiện: +Độ cứng cao: do tính chất của vật liệu không đồng nhất như gang, thép, đồng, nhôm là những vật liệu có độ cứng cao vì vậy yêu cầu đối với vật liệu làm dao phải cứng hơn vật liệu gia công +Độ chịu nhiệt cao: trong quá trình cắt do ma sát giữa dao va chi tiết gia công dưới tác dụng của lực cắt, khi cắt gọt ở tốc độ cao tạo nên nhiệt độ lớn vật liệu làm dao phải chịu được nhiệt độ đó +Độ chịu mài mòn: do ma sát giữa dao và chi tiết gia công kết hợp với nhiệt độ cao làm dao chóng mòn vì vậy vật liệu làm dao phải chịu được nhiệt độ đó +Tính chịu va đập: va đập sinh ra do quá trình cắt không liên tục hoặc do tính không đồng nhất của vật liệu. Vật liệu làm dao phải chịu được độ va đập nhất định. Cấu tạo dao tiện: gồm 2 phần -Phần thân: được làm bằng tiết diện hình vuông, được sử dụng kẹp trên bàn gá dao -Phần lưỡi cắt: được làm hoặc gán với vật liệu làm dao, trực tiếp tham gia vào cắt gọt và có các mặt và các đường. Các loại vật liệu làm dao thông dụng: -Thép gió: P9-18 có nhiệt độ khoảng 650 0C, độ cứng 65HRC, thuận tiện dung cho gia công ở tốc độ thấp. -Hợp kim cứng: chia làm hai nhóm: +Nhóm 1: BK6, BK8 có nhiệt độ khoảng 1000 0C, độ cứng 75 HRC thường sử dụng để tiện gang +Nhóm 2: T5K10, T15K6 có độ cứng lớn hơn 85HRC, có nhiệt độ lớn hơn 1000 0C thường được sử dụng để tiện thép, các kimloại màu Ngoài hai vật liệu trên người ta còn sử dụng kim cương nhân tạo, gốm sứ, thép cacbon dụng cụ 4.Trình tự các bước khi gia công: 1.Đọc và tìm hiểu bản vẽ để nắm bắt yêu cầu kĩ thuật 2.Lựa chọn máy, dao, dụng cụ đo thích hợp 3.Thực hiện thao tác gá lắp phôi trên máy 4.Chọn chế độ cắt gọt thích hợp 5.Trình tự thao tác thực hiện trên máy. *Tại Xưởng Phay Giới thiệu chung: Khái niệm: Phay là một hình thức cắt gọt trong đó dao thực hiện chuyển động tròn để tạo ra tốc độ cắt còn chi tiết thực hiện chuyển động tịnh tiếntheo các phương dọc, phương ngang, phương đứng để thực hiện việc cắt gọt kim loại Ký hiệu: TCVN P82: - P: máy phay -8: nhóm máy phay ngang - 2: cỡ bàn phay số 2 P12: -P: máy phay -1: nhóm máy phay đứng -2: cỡ bàn phay số 2 Sau ký hiệu có them A, B, C, D, E chỉ máy này đã cải tiến Phạm vi sử dụng: Máy phay gia công được các sản phẩm chi tiết sau: 1- Gia công phay mặt phẳng, mặt bậc 2- Phay rãnh hoặc cắt đứt 3- Phay rãnh chữ T 4- Gia công mặt góc lõm 5- Gia công mặt góc lồi 6- Gia công rãnh then 7- Phay rãnh răng bánh răng: bánh răng trụ thẳng, bánh răng trụ nghiêng xoắn, bánh răng côn, trục vít. 8- Mở mang công nghệ: chúng ta có thể khoan, khoét, doa lỗ. Nguyên lý hoạt động: Máy phay vạn năng: 2.Nguyên lý: Máy phay sử dụng hai động cơ: Động cơ 1 truyền chuyển động quay cho trục chính thông qua hộp tốc độ quay của trục chính.Từ động cơ đến hộp tốc độ bao giờ cũng có khớp nối Động cơ 2 truyền chuyển động quay cho các bánh răng trong hộp tốc độ bàn phay và biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiếncủa bàn phaytheo các phương dọc, đứng, ngang nhờ cơ cấu vít me và đai ốc bàn phay Phương pháp gia công trên máy phay: Phay thuận: khi chiều quay của dao cùng chiều với chiều tịnh tiến của chi tiết. Trong quá trình cắt gọt dao cắt bắt đầu cắt vào chi tiết từ tiết dày đến tiết diện mỏng làm cho chi tiết có xu hướng bị ép chặt xuống bàn máy nên sinh ra rung động nhưng phương pháp này cho độ cứng cao và dung để gia công tinh. Phay nghịch: khi chiều quay của dao ngược chiều với chiều rịnh tiến của chi tiết. trong quá trình cắt gọt dao cắt bắt đầu cắt chi tiết từ tiết diện mỏng đến tiết diện dàylàm cho chi tiết cò xu hướng thoát ra khỏi bàn máy nên bàn máy chạy êm, nhưng phương pháp này cho độ bong không cao và thường dung gia công thô. Dao phay: Dao: Dao phay trụ: dung để phay mặt phẳng Dao phay cắt: (1,2,3 lưỡi cắt) dùng để phay cắt đứt hoặc phay rãnh Dao phay góc: dung để phay các mặt góc 300, 450, 600 Dao phay đĩa môđun: dung phay rãnh răng của bánh răng Dao phay ngón: + đuôi trụ: phay rãnh then +đuôi côn: phay mặt bậc +chữ T: gi công rãnh chữ T 2. Cách gá dao: +Đối với những loại dao phay như: dao phay môđun, dao phay cắt, dao phay trụ, dao phay góc đều có lỗ thì ta chon một trục gá sao cho đường kính trụ phù hợp với đường kính lỗ của dao; dao có thể thay đổi vị trí trên trục gá dao nhờ các ống đệm, bạc đệm và được cố định ở vị trí nhờ đai ống đầu trục. Một đầu trục gá có côn thì được gá trực tiếp vào trục chính và được cố định với trục chính nhờ trục rút, đầu kia của trục trục gá thì được gá vào trong giá đỡ, mục đích là làm cho trục chính được thăng bằng. +Đối với dao phay ngón đuôi côn thì được gá trực tiếp vào trong trục chính qua trung gian vào côn và được cố định liền với trục chính nhờ trục rút +Còn dao phay ngón đuôi trụ thì được gá vào trong bàn kẹp Gá chi tiết: Thông thường ít khi người ta gá chi tiết trực tiếp trên bàn phay mà phải gá qua các đồ gá vì những loại đồ gá này được chế tạo rất chính xác về độ đông tâm, độ vuông góc, độ song song, ví dụ: -Khối V: để gá chi tiết có dạng trụ, cầu -Êtô: để gá chi tiết có dạng khối chữ nhật, vuông. -Mâm chia độ xoay tròn 3600: gá chi tiết gia công những rãnh cung tròn và chia độ -Trục gá chi tiết dùng để gá chi tiết có lỗ phôi hoặc chi tiết bánh răng +Đầu phân độ: Công dụng: đầu chia độ dung để chia đều các khoảng cách đều nhau,như rãnh răng bánh răng, các mặt phẳng cách đều. Ngoài ra đầu phân độ côn dung để truyền chuyển động xoay cho chi tiết khi gia công rãnh nghiêng xoắn. Cách chia: chỉ chia trực tiếp(đơn giản) N: tỉ số truyền Z: số rãnh gia công N: số vòng quay trong một lần chia n= N\Z + Nếu n nguyên: chọn bất kỳ lỗ nào trên đĩa lỗ, rút chốt lỗ quay tay quay đi n vòng và thả đúng vào lỗ đã chọn thì ta được một lần chia,cứ tiếp tục như thế cho đến khi hoàn thành công việc. +Nếu n không nguyên: Z là ước của số lỗ nào đó có trên đĩa ta chọn vong lỗ đó và tiến hành xác định vị trí quay nhờ cữ rẽ quạt Trường hợp không có số lỗ trên đĩa lỗ ta sử dụng cách chia khác: cách chia vi sai (không nghiên cứu) *Tại Xưởng Bào Khái niệm: bào là quá trình gia công cắt gọt kim loại trong đó dao chuyển động tịnh tiến khứ hồi để tạo ra tốc độ cắt, còn chi tiết thực hiện chuyển động tịnh tiến ngang hoặc đứng để thực hiện việc cắt gọt. Đặc điểm: do hiện tượng dao bắt đầu cắt vào chi tiết sinh ra va đập và luôn có sự đổi chiều chuyển động của dao trong hai giai đoạn đầu và cuối hành trình nên sinh ra rung động làm cho bề mặt của chi tiết kém chính xác. Ký hiệu: B665 TCVN B: máy bào 6: nhóm máy bào ngang 65: hành trình bào dài nhất 650mm 4. Phạm vi sử dụng: Máy bào gia công được các bề mặt chi tiết sau: 1.Bào mặt phẳng, bào mặt bậc 2.Bào rãnh hoặc cắt đứt 3.Bào rãnh chữ T 4.Bào mặt góc 5.Gia công thanh răng Nguyên lý hoạt đông: Mô hình: B665 Nguyên lí: Máy bào có một động cơ chính, động cơ này dung để truyền chuyển động quay cho các bánh răng trên hộp tốc độ bào và biến truyền động quay tròn vòng của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến khứ hồi của cần bào người ta dựa trên cơ cấu culit. Trong máy còn bố trí xích truyền động nối từ hộp tốc độ tới bàn bào nhờ hệ thống cam, tay quay thanh truyền, bánh răng cóc, chốt cóc để làm cho bàn bào dịch chỉnh theo một bước tự động Cơ cấu culit lắc: gồm các bộ phận sau: +Tay biên: làm nhiệm vụ lắc qua lắc lại và đồng thời trượt lên trượt xuống trên con trượt dưới, đâùu trên của tay biên nối với cần bào bằng khớp nối để đẩy cần bào đi. +Con trượt giữa: làm nhiệm vụ trượt lên, trượt xuống trên tay biên đồng thời quay tròn vòng với bánh răng quán tính để làm cho tay biên lắc qua lắc lại. Con trượt giữa được điều chỉnh đồng tâm hoặc xa tâm bánh râưng quán tính khi thay đổi hành trình ngắn hoặc dài. +Con trượt dưới: để cho tay biên gối lên đồng thời lắc cùng với tay biên, cố định tại một vị trí với thành máy. Dao bào: chia làm hai phần: Phần thân dao :dùng để gá đặt dao và là phần chống uốn cho dao. Thân dao: 2 dạng Dạng thanh thẳng: dao bào tinh Dạng thanh cong: dao bào phá Lưỡi cắt làm bằng vật liệu: thép gió hoặc hợp kim cứng được mài với các mặt cắt, góc cắt hợp lý để thực hiện việc cắt gọt kim loại Cách gá chi tiết: Trước khi bào người ta phải vạch dấu lên chi tiết rồi mới gá chi tiết lên bàn bào và điều chỉnh sao cho phương chuyển động của dao trùng với đường vạch dấu rồi mới siết chặt chi tiêt, tính chiều sâu cắt rồi tiến hành gia công, sau một lượt cắt dừng máy kiểm tra xem đẫ đúng kích thước chưa, nếu chưa đúng tiếp tục điều chỉnh đến khi hoàn tất. Nhóm máy khoan: Công dụng máy khoan: máy khoan là dụng cụ dùng để làm lổ trên bề mặt chi tiết Một số loại máy khoan thường sử dụng: Khoan điện cầm tay: Tạo lổ có độ chính xác không cao Phạm vi không gian khoan rộng Máy khoan bàn: K12 ; K14 K: máy khoan 12: đường kính lớn nhất của mũi khoan Độ chính xác không cao Sử dụng cơ cấu truyền động đai Máy khoan đứng: K125 K: máy khoan 1: nhóm máy khoan đứng 25: đường kính lớn nhất của múi khoan ứng với công suất máy(25mm) (ứng với vật liệu thép C45, pnôi đặt chưa có lổ) Cấu tạo: 3 bộ phận chính +Hộp tốc độ : điều chỉnh tốc độ quay trục chính +Hộp tốc độ điều chỉnh tự động khi có chế độ khoan tự động +Bàn khoan: đặt chi tiết Khả năng: công dụng của máy: +Khoan lỗ: cấp chính xác 3 Ra=2.25 +Khoét rộng lỗ +Doa bóng lỗ +Tarô ren trong Sai phạm: +Cháy mũi khoan: do chế độ cắt không hợp lý: xác định độ cứng vật liệu không chính xác dẫn đến chon dao không hợp lý +Méo hình ôvan: lệch me +Gãy mũi khoan: gá kẹp không chặt +Khoan lỗ xiên: đồ gá không chính xác Các phương pháp gá lắp mũi khoan: Phương pháp 1: tháo lắp mũi khoan chui côn *Phương pháp sử dụng máy mài 2 đá: +Công dụng: dung để mài sắc,mài tinh một số chi tiết Dụng cụ đo: Thước kẹp: phương pháp sử dụng thước kẹp cơ khí Công dụng: + Đo ngoài +Đo trong +Đo chiều sâu, bậc ( ngoài ra còn có thước kẹp điện tử) Phương pháp đọc số PHẦN V: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Định hướng phát triển của Công ty: Thực trạng ngành cơ khí Việt Nam Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Theo đề nghị của Bộ Công nghiệp tại công văn số 3608/TTr-KHĐT ngày 10 tháng 9 năm 2002 và ý kiến của các cơ quan tại cuộc họp ngày 12 tháng 9 năm 2002 tại Văn phòng Chính phủ, QUYẾT ĐỊNH: Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 với các nội dung chủ yếu sau: 1. Quan điểm phát triển ngành cơ khí Việt Nam Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý, đồng thời tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp nhà nước về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành. Tập trung phát triển một số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng (tài nguyên, nguồn nhân lực) để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước. Tăng cường năng lực tự nghiên cứu, chế tạo, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến của châu Á, tạo thêm nhiều sản phẩm cơ khí có khả năng cạnh tranh cao. Nâng cao khả năng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao năng lực của ngành cơ khí, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước. 2. Mục tiêu a) Mục tiêu chung: Ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm sau đây để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế quốc dân: Thiết bị toàn bộ, Máy động lực, Cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, Máy công cụ, Cơ khí xây dựng, Cơ khí đóng tàu thủy, Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử, Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải. b) Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng. PHẦN Vi: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.1. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Sản Xuất Vật Liệu LONG AN, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường mà em chưa được biết. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay,trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa cơ khí đại học sư phạm kĩ thuật hưng yên nói chung và thầy Nguyễn Trung Thiên nói riêng ,đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản,đồng thời tận tình hương dẫn em trong quá trình thực tập.Bên cạnh đó,em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các công nhân kĩ sư của công ty đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuật lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập . Do trình độ của bản thân còn hạn chế cùng với thời gian thực tập có hạn nên trong bản báo cáo thực tập này không tránh khỏi các sai sót. Em rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để giúp em hiểu biết sâu sắc và hoàn thiện hơn. 5.1.2. Kết quả thực tập Qua thời gian 2 tuần thực tập được trực tiếp vận hành và sử dụng những thiết bị máy móc tiên tiến của Công ty TNHH sản xuất vật liệu Long An, đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH sản xuất vật liệu Long An cùng với sự cố gắng học hỏi của bản thân đã giúp em hoàn thành tốt các công việc được giao và học hỏi và thu được những điều quý báu : Có một cái nhìn tổng quan và chi tiết về hệ thống máy móc cơ khí trong các phân xưởng. Được trực tiếp sửa chữa,vận hành máy công nghiệp.Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế. Có sự so sánh và rút ra nhiều điều giữa thực tế và lý thuyết được học tại trường. Học hỏi tích lũy được những kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng cho bản thân về công việc thực tế. Trang bị cho mình thêm kiến thức và kinh nghiệm giúp cho công việc sau nay khi ra trường. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn với khối lương công việc nhiều nên trong quá trình thực tập vẫn có nhũng công việc em chưa được biết đến và chưa được làm song so với nhũng gì em thu được qua đợt thực tập này em cảm thấy nó thực sự bổ ích cho bản thân và giúp em cam thấy tự tin về công việc sau khi ra trường. 5.2. Kiến nghị Quá trình thực tập là hết sức cần thiết và bổ ích, nhưng thời gian thực tập lai ngắn do đó vẫn còn những phần mà sinh viên chúng em chưa được tiếp xúc. Em mong rằng nhà trường sẽ thường xuyên tổ chức những đợt thực tập cho sinh viên các khóa sau để cho các em có thể đinh hình được ngành học của mình đồng thời trang bị cho mình những kiến thức thực tế cần thiết giúp các em có thể vận dụng những kiến thức đẵ học vào trong thực tế. Em cũng mong ràng nhà trường sẽ liên hệ với nhiều công ty đặc biệt là những công ty về lĩnh vực chuyên ngành mà chúng em được học để sinh viên chúng em được thực tập nghiên cứu tìm hiểu làm những công việc liên quan sát với ngành học của mình qua đó chúng em sẽ được bổ xung kiến thức hữu ích và tự tin với những công việc về chuyên ngành của mình sau khi ra trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc_tap_xi_nghiep_cong_ty_long_an_3626.doc
Tài liệu liên quan