Báo cáo Thực tập tại xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Hà Nội

Bên cạnh đó thị trường vận tải du lịch, hợp đồng bằng ô tô đang có sự cạnh tranh khốc liệt và chưa bình đẳng vì các Công ty tư nhân, cá nhân với danh nghĩa liên doanh nhập xe ô tô về không phải chịu thuế, nên có giá thành mua xe thấp, do đó giá cước vận tải thấp hơn nhiều so với giá cước của Xí nghiệp đề ra. Mặt khác thị trường Du lịch nói chung lại mang tính mùa, tính thời vụ sâu sắc (mùa lễ hội, mùa hè, mùa du lịch nội địa, mùa du lịch quốc tế ) do đó tính ổn định trong kinh doanh thấp . Việc duy trì nội quy, quy chế của Xí nghiệp còn chưa nghiêm, chưa thường xuyên, ý thức thực hiện nội quy, quy chế của người lao động còn chưa tốt, kể cả ở một số cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra một số điểm trong Quy chế còn chưa phù hợp. Đặc biệt, là việc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế còn chưa nghiêm, chưa kịp thời nên thiếu tính giáo dục, chưa mang lại hiệu quả cao. Mặc dù đã đưa thiết bị mới vào phục vụ cho công tác điều hành và quản lý (chủ yếu là hệ thống thông tin, tin học cho bộ phận văn phòng) nhưng do chưa khai thác hết tính năng kỹ thuật của thiết bị (như chưa đưa được các phần mềm quản lý vào hệ thống máy tính ) nên năng suất lao động còn chưa cao, chưa chặt chẽ Tổ chức và hoạt động của các đoàn thể còn chậm đổi mới, không đa dạng và mang nặng tính hình thức.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Tên tôi là : Nguyễn Tiến Trung – Sinh viên khoá K38 năm học 2005 – 2010 ngành học Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học KTQD Hà nội. Tôi nhận thấy việc thực tập là thực sự cần thiết và hết sức quan trọng cho sinh viên, giúp cho sinh viên nâng cao kiến thức đã được học, hiểu rõ thực tế công việc, áp dụng kiến thức đã được học vào thực tế. Thực tập tổng quan là giai đoạn đầu của quá trình thực tập tốt nghiệp, rèn luyện khả năng phân tích tổng hợp toàn bộ hoạt động của Doanh nghiệp. Tôi rất vinh dự được thực tập tại Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà nội. Thời gian thực tập từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến ngày 01 tháng 02 năm 2010. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP CỤ THỂ NHƯ SAU : I : Giới thiệu về Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Hà nội II : Kh¸i quát t×nh h×nh hoạt ®éng s¶n xuÊt kinh doanh của Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà Nội. III : Quản trị sản xuất của Xí nghiệp. IV : Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Xí nghiệp. V : Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp. VI : Quản trị nguyên vật liệu,lao động và tiêu thụ của Xí nghiệp. VII : Môi trường kinh doanh của Xí nghiệp. VIII: Thu hoạch sau giai đoạn thực tập. I : GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP KINH DOANH TỔNG HỢP HÀ NỘI 1. Tên Xí nghiệp : Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà nội 2. Địa chỉ : 315 đường Trường Chinh - Quận Thanh Xuân - Hà nội Điện thoại : 043.5654898 - FAX: 043.5651997 Email : XN_KDTH@TRANSERCO.COM.VN. 3. Giám đốc hiện tại của Xí nghiệp: - Ông : Hoàng Thanh Tùng - Sinh ngày 02/02/1962. 4. Nghành nghề kinh doanh của Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà Nội. Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo Hợp đồng (đường dài, hội nghị, hiếu ỷ, du lịch). Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô. Các dịch vụ khác như lắp ráp, đóng mới, cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cho thuê văn phòng, ki ốt, nhà xưởng, sân bãi đỗ xe. 5. Giới thiệu về Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà Nội. Thực hiện quyết đinh số 45/QĐ-UB ngày 29.6.2001 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà nội , hợp nhất 4 Công ty (Công ty xe buýt Hà nội, Công ty Xe điện Hà nội, Công ty TOYOTA Hoàn Kiếm, Công ty vận tải hành khách phía Nam) trở thành một Công ty duy nhất với các Xí nghiệp thành viên trực thuộc. Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà nội là đơn vị tách ra từ Xí nghiệp xe buýt Hà nội (Quyết định số 03/QĐ-GTCC ngày 3.1.2002 của Sở Giao thông công chính Hà nội) và chính thức hoạt đông từ 01/01/ 2002. Ngày 14.05.2004 Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội đã ra Quyết định số 72/2004/QĐ-UB ngày 14.05.2004 về việc đổi tên Công ty Vận tải và Dịch vụ Công cộng Hà nội thành Tổng Công ty Vận tải Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và Quyết định số 80/QĐ-TCT ngày 14.7.2004 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà nội về việc ban hành Điều lệ tạm thời của Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà nội . Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà nội là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà nội, ngoài nhiệm vụ kinh doanh của Xí nghiệp là dịch vụ vận tải phục vụ nhân dân Thủ đô đi tham quan du lịch, lễ hội, hiếu, hỷ ... trong mùa lễ hội, Xí nghiệp còn được Tổng Công ty giao phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung ương cũng như của Thành phố Hà nội ……. Ngay từ những năm đầu tiên đi vào hoạt động phục vụ , nguồn khách hàng tuyền thống của Xí nghiệp đã bị thu hẹp rất nhiều, trong khi đó điều kiện cơ sở vật chất lại thiếu thốn, nghèo nàn lạc hậu, phương tiện ít chỉ có 39 đầu xe, lại cũ nát, đến tháng 6/2002 Xí nghiệp đã đầu tư mua thêm 5 xe HYUNDAI COUNTY – 29 ghế (mới 100%) với tổng số vốn đầu tư là 3.272 tỷ đồng (Trong đó vốn vay ngân hàng là : 1,6 tỷ đồng, vốn tự có tích luỹ từ đầu năm của Xí nghiệp là : 1.627 tỷ đồng), phục hồi được 7 xe KAROSA và đưa vào hoạt động khai thác từ tháng 9.2002 nâng tổng số đầu xe của Xí nghiệp nên là 51 xe. Về việc khai thác sửa chữa thêm gặp rất nhiều khó khăn, vì nguồn khai thác sửa chữa thêm bên ngoài gần như không có, thiết bị lạc hậu, tay nghề của công nhân tuy bậc thợ cao nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sửa chữa phương tiện mới, chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường do vậy chỉ làm tốt được công tác bảo dưỡng sửa chữa cho phương tiện của chính Xí nghiệp mình, duy trì số lượng xe tốt đạt được 90 đến 95 % xe. Trong khi đó cạnh tranh vận tải ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi các Doanh nghiệp vận tải phải nhanh chóng đổi mới đầu tư thêm phương tiện, nâng cao chất lượng phục vụ, nhất là phong cách và thái độ phục vụ của các nhân viên tiếp thị, của lái xe, bên cạnh đó, còn phải luôn quan tâm đến giá cả cho phù hợp chung với mặt bằng của thị trường, phương thức phục vụ phải đổi mới, thuận tiện hơn cho khách hàng, phương châm coi “Khách hàng là thượng đế” được toàn bộ CBCNV thực hiện. Với nhiệm vụ chính là phục vụ nhân dân đi tham quan píc-níc, lễ hội, hiếu, hỷ… Xí nghiệp còn khai thác dịch vụ Hợp đồng đưa đón phục vụ học sinh và CBCNV đi học, đi làm trên địa bàn Thành phố Hà nội, đồng thời còn có nhiệm vụ phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước như các kỳ họp của Quốc hội (từ khoá X đến khoá XII), Đại hội Đảng Cộng sản việt nam …. Năm 2003 đã tham gia phục vụ SEAGAMES 22 + PARA GAMES. Năm 2004 phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và 50 năm ngày Giải phóng Thủ Đô , Hội thi tay nghề các nước ASEAN 4, Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5……đều đảm bảo an toàn tuyệt đối được Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính Hà nội, Ban chỉ đạo 197 của Thành phố Hà nội và Tổng Công ty Vận tải tặng bằng khen và giấy khen. Chính những thành tích phục vụ xuất sắc trong những năm qua, năm 2005 thương hiệu và phương tiện NEWWAY được Tổng Công ty chuyển giao cho Xí nghiệp làm thay đổi cơ cấu phương tiện, mở rộng thị trường sang loại hình kinh doanh TOUR du lịch. Chất lượng dịch vụ được nâng lên thêm một bước, được xây dựng trên nền tảng đội ngũ lái xe giầu kinh nghiệm, thái độ phục vụ tận tình, chuyên nghiệp và đoàn xe sang trọng, hiện đại, cùng với tiêu chí phục vụ : An toàn – Sang trọng – Chuyên nghiệp để tạo nên dấu ấn vàng trên mọi hành trình. Đến năm 2006 thưng hiệu NEWWAY đã được phổ biến rộng rãi như một thương hiệu hàng đầu trên thị trường Vận tải, được khách hàng tín nhiệm. Với sự cố gắng không ngừng của Ban lãnh đạo Xí nghiệp cùng toàn thể CBCNV trong suốt 6 năm qua đã xây dựng Xí nghiệp ngày càng lớn mạnh. Bảo toàn và phát triển vốn, đầu tư bổ sung thêm phương tiện để tăng năng lực cho hoạt động vận tải đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực hiệu quả SX-KD, tăng thu nhập cho CBCNV, Xí nghiệp đã từng bước ốn định, phát triển và lớn mạnh. II : KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH TỔNG HỢP HÀ NỘI Bảng 1 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005-2009. TT CHỈ TIÊU ĐV tính 2005 2006 Tỷ lệ % 2007 Tỷ lệ % 2008 Tỷ lệ % 2009 Tỷ lệ % A B 1 2 3 4=3/2 5 6=5/3 7 8=7/5 9 10=9/7 1 Lợi nhuận Tr.đ 102 115 112,47 739 644,54 858 116,03 1.458 169,98 2 Doanh thu từ SXKD Tr.đ 11.053 13.725 124,18 18.338 133,61 24.981 136,23 26.245 105,06 3 Tổng tài sản Tr.đ 24.444 26.890 110,00 62.750 233,36 77.802 123,99 80.376 103,31 4 TS lưu động Tr.đ 18.011 20.456 113,58 56.317 275,30 70.929 125,95 73.503 103,63 5 TS cố định Tr.đ 6.434 6.434 100,00 6.434 100,00 6.873 106,83 6.873 100,00 6 Tổng Chi phí Tr.đ 8.701 13.661 157,01 17.598 128,82 24.123 137,08 26.150 108,40 7 Khấu hao Tr.đ 2.250 3.429 152,39 4.878 142,27 6.340 129,97 6.479 102,18 8 Hiệu quả (KH+LN) Tr.đ 2.352 3.544 150,66 5.618 158,53 7.198 128,13 7.937 110,26 9 Số LĐ bình quân Người 186 200 107,53 230 115,00 243 105,65 238 97,94 10 Thu nhập b/quân Nghđ / tháng 1.471 1.526 103,74 1.898 124,38 2.084 109,80 2.570 123,32 Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ta thấy tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải ngày càng gay gắt để giành giật thị trường, giá cả các loại vật tư, phụ tùng chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp như săm lốp, nhiên liêu xăng dầu đều tăng mạnh , đẩy giá cước vận tải bắt buộc phải tăng lên. Nhưng với kinh nghiệm sản xuất lâu năm, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý năng động, đội ngũ công nhân lái xe lành nghề, thợ sửa chữa và nhân viên lao động nhiệt tình… Xí nghiệp đã biết phát huy được nội lực của CBCNV, góp phần đưa Xí nghiệp trở thành Doanh nghiệp làm ăn có lãi liên tục trong nhiều năm qua, doanh thu của Xí nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước 10-20% (Năm đầu thành lập doanh thu mới đạt 9 tỷ đồng, đến năm 2007 đã đạt 26 tỷ đồng và dự kiến kế hoạch cả năm 2008 sẽ phấn đấu đạt 31tỷ đồng). Doanh số tăng, thu nhập của người lao động ngày càng cao, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp ngày càng được cải thiện, tư tưởng của người lao động yên tâm gắn bó với Xí nghiệp hơn. Tỷ đồng BiÓu ®å doanh thu trong c¸c n¨m 2004-2009 III: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP 1. Công nghệ sản xuất : Đoàn xe bố trí lái xe & xe t/hiện HĐ Điều hành xe sắp xếp xe h/động Viết lệnh vận chuyển Ký hợp đông vận chuyển Thanh toán tiềnlương (P.NSự) Nghiệm thu sản phẩm (P.TCKT) Lái xe nhận lệnh & thực hiện HĐVC P.QLPT kiểm tra xe sẽ h/động Dây truyền cung cấp dịch vụ vận tải của Xí nghiệp : Bộ phận giao dịch và nhân viên thị trường thuộc Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ tiếp thị, quảng cáo và giao dịch với khách hàng, đồng thời trực tiếp ký kết các hợp đồng vận chuyển và bán vé lẻ đi tham quan du lịch, lễ hội …. Bộ phần điều hành xe của phòng Kinh doanh phối hợp cùng Đoàn xe có trách nhiệm sẵp xếp, lên bảng (lập kế hoạch) những xe thực hiện các hợp đồng đã ký kết, xong viết Lệnh vận chuyển và giao cho Đoàn xe. Đoàn xe có trách nhiệm giao Lệnh vận chuyển cho những lái xe và xe để đi thực hiện hợp đồng. Phòng Quản lý phương tiện sẽ kiểm tra chất lượng những xe sẽ thực hiện Hợp đồng (nhất là những hợp đồng ký đi đường đèo, dốc, hoặc khó đi ngoài việc kiểm tra chất lượng xe, phòng QLPT phối hợp với Đoàn xe để điều động những xe mới và tốt nhất đảm bảo chất lượng cùng với lái xe có nhiều kinh nghiệm để thực hiện những hợp đồng này). Sau khi lái xe nhận Lệnh và thực hiện hợp đồng vận chuyển xong sẽ trả Lệnh vận chuyển cho bộ phận nghiệm thu sản phẩm thuộc phòng Tài chính-Kế toán (thanh toán tiền cầu đường, xăng dầu…..) sau đó nghiệm thu sẽ trả Lệnh vận chuyển đã nghiệm thu xong cho bộ phận thanh toán tiền lương. 2- Đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà Nội. 2.1- Đặc điểm sản xuất: Là Xí nghiệp phục vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân như đi lễ hội, tham quan du lịch, pic-níc, và đặc biệt Xí nghiệp được Tổng Công ty giao phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung ương và Thành phố như phục vụ các kỳ họp quốc hội, các Hội nghị cấp cao của Đảng và Nhà nước…… 2.2- Đặc điểm về trang thiết bị : Trong hai năm 2003 + 2004 tổng số xe của Xí nghiệp không thay đổi (61 đầu xe), đều là những xe cũ nát (trừ 05 xe HYUNDAI COUNTY 28 ghế do Xí nghiệp đầu tư mua (mới 100% nhập khẩu nguyên chiếc tại Hàn Quốc) do vồn tự có tích luỹ của Xí nghiệp + tiền vay Ngân hàng. Từ giữa năm 2005 đến năm 2006 Tổng Công ty đã chuyển giao thêm phương tiện mới cùng thương hiệu NEWWAY cho Xí nghiệp (gồm : 11 xe SPCACE 45 ghế + 17 xe TOWN 37 ghế + 7 xe HYUNDAI COUNTY + 10 FORD TRANSIT) nên đã nâng tổng số xe hoạt động của Xí nghiệp từ 61 đầu xe lên 124 đầu xe bằng 203,27%. (Trong đó có các loại xe TOWN, AERO SPACE model mới nhất được thiết kế hiện đại và sang trọng, sản xuất năm 2004 và được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài) Đến năm 2007 một số xe cũ của Xi nghiệp đã bị thanh lý theo nghị định 92 của Chính phủ vì đã hết thời gian sử dụng của Nhà nước (như xe W50, KAROSA…) nên tổng số xe của Xí nghiệp chỉ còn lại 111 đầu xe, giảm đi còn 86,04 % so với năm 2006. 2.3 - Đặc điểm về mặt bằng văn phòng, nhà xưởng, sân bãi : Xí nghiệp Kinh doanh tổng hợp Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội nằm tại vị trí phía Nam Thủ Đô có hai mặt đường Trường Chinh và Vương Thừa Vũ . - Phía Bắc giáp : Đường Trường Chinh - Phía Nam giáp: Nhà dân - Phía Đông giáp: Nhà dân - Phía Tây giáp: Phố Vương Thừa Vũ Xí nghiệp có diện tích rộng, thoáng với diện tích mặt bằng là: 4.818,8m2, với số lượng xe khách 111 xe các loại. Ngoài ra Xí nghiệp còn có 2 địa điểm đặt Văn phòng Giao dịch tại 32 Nguyễn Công Trứ và 122 Xuân Thuỷ để bán vé dịch vụ liên hệ thuê xe. Xưởng bảo dưỡng sửa chữa của Xí nghiệp trước đây khi Xí nghiệp mới thành lập nằm tại 122 Xuân Thuỷ có nhiệm vụ sửa chữa đột xuất và thường xuyên cho toàn bộ phương tiện của Xí nghiệp, duy trì số lượng xe tốt đạt được 90 đến 95 % xe, đáp ứng được ngày xe tốt cao nhất để phục vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, vì việc khai thác sửa chữa thêm gặp rất nhiều khó khăn, nguồn khai thác sửa chữa thêm bên ngoài gần như không có, thiết bị lạc hậu, tay nghề của công nhân tuy bậc thợ cao nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sửa chữa phương tiện mới, chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường do vậy chỉ làm tốt được công tác bảo dưỡng sửa chữa cho phương tiện của chính Xí nghiệp mình. Năm 2005 một số thợ sửa chữa của Xưởng BDSC của Xí nghiệp đã được Tổng Công ty vận tải điều động đi các Xí nghiệp khác trong Tổng Công ty là : Xí nghiệp Trung đại tu ô tô, Xí nghiệp xe buýt Thăng Long để hỗ trợ sửa chữa nội bộ thêm cho các Xí nghiệp đó, chính vì vậy mà thợ sửa chữa của Xí nghiệp còn lại 39 thợ sửa chữa, đến năm 2006 đến nay Xưởng đã chuyển về 315 đường Trường Chinh và trực thuộc phòng Quản lý phương tiện quản lý. Công nhân sửa chữa của Xí nghiệp được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thường xuyên được huấn luyện về công tác an toàn lao động và được cấp giấy chứng nhận sau mỗi khoá học. Bên cạnh đó công tác phòng chống cháy nổ cũng được Xí nghiệp hết sức chú trọng, Xí nghiệp có đội ngũ PCCN gồm những CBCNV của từng phòng ban, đoàn xe, xưởng sửa chữa, được huấn luyện, thực tập PCCN thường xuyên. Các đơn vị, xưởng sản xuất đều được trang bị đầy đủ phương tiện dụng cụ phòng chống cháy nổ như bình cứu hoả, thang, thùng cát, các nội quy …, và trên mỗi phương tiện của Xí nghiệp đều có 01 bình cứu hoả, ngoài ra Xí nghiệp còn lập phương án phòng cháy chữa cháy cụ thể (đã được Công an PCCC duyệt). IV: TỔ CHỨC SẢN XUẤT & KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP 1- Loại hình sản xuất của Xí nghiệp : Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà nội là một doanh nghiệp phục vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô, đáp ứng nhu cầu đi tham quan, du lịch, pic-níc, lễ hội, hiếu hỷ của nhân dân, phục vụ thị trường vé tháng đưa đón học sinh và cán bộ công nhân viên các khu công nghiệp đi học và đi làm. Ngoài ra Xí nghiệp còn tổ chức chạy các TOUR du lịch phục vụ khách nước ngoài, thương hiệu NEWWAY của Xí nghiệp đã được phổ biến rộng rãi như một thương hiệu hàng đầu trên thị trường Vận tải, được khách hàng tín nhiệm Đặc biệt Xí nghiệp còn được vinh dự được liên tục phục vụ các nhiệm vụ chính trị thường xuyên và đột xuất của Đảng và Nhà nước. Là một doanh nghiệp hoạt động vận tải nên thời gian cao điểm nhất vẫn là những ngày cuối năm và đầu năm là những ngày nhân dân có nhu cầu đi lễ hội, thanh minh đông, những ngày lễ, ngày tết cũng là những ngày Xí nghiệp có sản lượng vận chuyển cao nhất trong năm. 2- Kết cấu sản xuất: Phòng Kinh doanh là phòng thực hiện công tác tiếp thị quảng cáo, trực tiếp giao tiếp, ký kết hợp đồng vận chuyển theo nhu cầu của khách hàng, lập kế hoạch khai thác mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi..., nghiên cứu thị trường để đưa ra sản phẩm mới và các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Bộ phận sản xuất chính : Đoàn xe - Đây là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành phương tiện và lái xe, đảm bảo đủ số lượng xe tốt và lái xe để phục vụ công tác vận chuyển hành khách theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng và số lượng bán vé du lịch của bộ phận thị trường thuộc phòng Kinh doanh. Bộ phận phụ trợ : Phòng Quản lý phương tiện và Xưởng BDSC thuộc phòng chịu trách nhiệm đảm bảo đủ số lượng xe tốt, quản lý, và có trách nhiệm về mọi thủ tục giấy tờ pháp lý cần thiết để cho phương tiện hoạt động đồng thời giải quyết mọi sự cố đột xuất xảy ra trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện. Sơ đồ các bước cần thực hiện trong Hợp đồng vận tải Hợp đồng : Phòng Kinh doanh : - Thị trường, quảng cáo - Giao dịch ký kết Hợp đồng + bán vé dịch vụ lễ hội với khách hàng. - Điều độ vận chuyển và giám sát thực hiện. - Viết Lệnh vận chuyển theo nội dung Hợp đồng ký kết, chuyển giao Đoàn xe thực hiện Đoàn xe : - Tổ chức thực hiện dịch vụ (giao Lệnh vận chuyển cho lái xe thực hiện). - Cùng phòng Kinh doanh giám sát kết quả thực hiện và các phát sinh trong quá trình thực hiện theo nhu cầu của khách hàng. - Xác nhận Km trước khi đi và sau khi về so sánh với Km ký HĐ làm căn cứ nghiệm thu. Xưởng sửa chữa (Gara xe): - Kiểm tra kỹ thuật tình trạng xe trước khi BDSC. - Thực hiện BDSC - Cùng P.QLPT + Đội xe giao nhận xe sau BDSC Phòng TC-KT : - Quản lý cấp phát và thu hồi Hợp đồng-LVC + Vé dịch vụ. - Quản lý theo dõi doanh thu và công nợ phải thu. - Nghiệm thu sản phẩm vận tải sau khi thực hiện, đề xuất duyệt chi cầu đường, bến bãi và các chi phí phát sinh hợp lý khác. - Quản lý và theo dõi chi phí thực hiện BDSC phương tiện. Phòng QLPT : - Tổ chức theo dõi kiểm tra chất lượng kỹ thuật phương tiện. - Xây dựng kế hoạch BDSC, mua sắm vật tư-phụ tùng và giao tổ sửa chữa (Gara) thực hiện. - Giám sát lập biên bản giao nhận xe trước và sau khi vào BDSC. V: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC TỔ XE PHÒNG TÀI CHÍNH KÉ TOÁN PHÒNG KINH DOANH ĐOÀN XE PHÒNG QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN XƯỞNG BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA CÁC TỔ SỬA CHỮA PHÒNG NHÂN SỰ VI: QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU,LAO ĐỘNG VÀ TIÊU THỤ CỦA XÍ NGHIỆP 1- Khảo sát và phân tích : a)- Nguyên vật liệu và năng lượng : Là một đơn vị sản xuất phục vụ vận tải nên các yếu tố đầu vào cho phục vụ vận tải bao gồm rất nhiều, cụ thể các vật tư loại A phục vụ cho các xe đang hoạt động trong năm 2007 và giá cả một số vật tư loại A như sau : Bảng số 2 : Vật tư loại A phục vụ cho xe hoạt động năm 2009 TT Tên nguyên vật liệu năng lượng Đơn vị Số lượng Giá cả Tổng tiền 1 Xăng A92 Lít 3.163 14.500 45.863.500 2 Dầu Diezel Lít 720.733 12.800 9.225.382.400 3 Dầu máy Lít 4.833 22.000 106.326.000 4 Dầu phanh Lít 172 30.000 5.160.000 5 Dầu thuỷ lực Lít 149 39.000 5.811.000 6 Lốp 1000-20 Bộ 18 2.800.000 50.400.000 7 Lốp 700-16 Bộ 84 1.150.000 96.600.000 8 Lốp 750-18 Bộ 94 1.350.000 126.900.000 9 Accu N100 Bình 10 1.431.000 14.310.000 10 Accu N120 Bình 12 1.744.000 20.928.000 11 Accu N150 Bình 32 2.106.000 67.392.000 12 Accu N200 Bình 20 2.764.000 55.280.000 13 Mỡ bơm Kg 476.2 38.000 18.095.600 14 Mỡ bi Kg 422.9 33.000 13.955.700 Nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu và năng lượng chủ yếu mua ở trong nước, hoặc hàng nhập khẩu của Hàn quốc và Trung quốc. Năng lượng chủ yếu là xăng và dầu đều do thị trường nội địa cung cấp. Bảng số 3 : Định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng mác xe năm 2009 : TT LOẠI XE Đơn vị tính Định mức tiêu hao trên 100 Km GHI CHÚ 1 HYUNDAI 24 CHỖ Lít/100Km 11 lít 2 HYUNDAI 28 CHỖ Lít/100Km 15,5 lít 3 HYUNDAI 35 CHÔ Lít/100Km 24 lít HYUNDAI 45 CHỖ Lít/100Km 27 lít 4 COSMOS 35 CHỖ Lít/100Km 20 lít 5 KAROSA 45 CHỖ Lít/100Km 34 lít 6 W50 42 CHỖ Lít/100Km 34 lít 7 SPACE 45 CHỖ Lít/100Km 29 lít 8 TOWN 35 CHỖ Lít/100Km 23 lít 9 TANDA + FORD 16 CHỖ Lít/100Km 11 lít 10 XE 4 CHỖ + 7 CHỖ Lít/100Km 10 lít Định mức tiêu hao nhiên liệu trên được Hội đồng định mức tiêu hao nhiên liệu của Xí nghiệp đi đo thực tế và áp dụng vào từng loại xe. Nhưng do từng loại xe, từng tuổi thọ của xe mà Xí nghiệp áp dụng, ví dụ như những xe mới như xe SPACE (45 ghế) cùng số ghế với xe KAROSA (cũng 45 ghế) nhưng vì là loại xe mới nên định mức tiêu hao nhiên liệu thấp hơn chỉ mất 29 lít / 100 Km trong khi đó xe KAROSA là xe đã quá cũ, nên tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn những 34 lít / 100 Km. Chính vì vậy mà hàng năm Xí nghiệp luôn luôn có kế hoạch đầu tư bổ sung thêm phương tiện mới, vừa tăng chất lượng phục vụ hành khách, đồng thời cũng giảm đi rất nhiều các khoản chi phí như xăng dầu, chi phí sửa chữa đột xuất, sửa chữa thường xuyên…. b)-Yếu tố lao động: â Cơ cầu lao động trong Xí nghiệp: Do đặc thù công việc của Xí nghiệp là một đơn vị kinh doanh phục vụ vận tải nên tỷ lệ nam giới chiếm khá cao 84,87 %, toàn bộ lái xe là nam, không có nữ lái xe cho nên bộ phận Đoàn xe Kinh doanh hoàn toàn là lao động nam, không có nữ. - Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi: Bảng 4: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi Nhóm tuổi ĐV Số lượng Tỷ trọng Nhóm tuổi dưới 30 Người 31 13,02 % Nhóm tuổi từ 30 ữ 40 Người 65 27,31 % Nhóm tuổi từ 40 ữ 50 Người 95 39,91 % Nhóm tuổi trên 50 Người 47 19,74 % ∑ 238 - Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo : Nhóm tuổi ĐV Số lượng Tỷ trọng Thạc sỹ, đại học Người 27 11,34 % Cao đẳng - Trung cấp Người 20 8,4 % Trung học phổ thông Người 20 8,4 % Lái xe bằng E Người 121 50,84 % Lái xe bằng D Người 11 4,62 % Thợ sửa chữa bậc bậc 6/7 - 7/7 Người 10 4,20 % Thợ sửa chữa bậc 4/7 - 5/7 Người 16 6,72 % Thợ sửa chữa bậc 3/7 Người 7 2,94 % Thợ sửa chữa bậc 2/7 và công nhân rửa xe Người 6 2,52 % ∑ 238 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên thị trường, maketing, lái xe, thợ sửa chữa là nhân tố hết sức quan trọng nó quyết định đến năng suất chất lượng và hiệu quả của công việc, nó góp phần không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Hàng năm luôn cử các lái xe và thợ sửa chữa tham gia các Hội thi “Lái xe giỏi” và “Nâng cao chất lượng sửa chữa phương tiện” do Sở Giao thông công chính và Tổng Công ty vận tải tổ chức để nâng cao tay nghề cho đội ngũ lái xe cũng như thợ sửa chữa, mở các lớp học thi nâng bậc thợ cho thợ sửa chữa do các thầy giáo tại trường Đào tạo Kỹ thuật nghiệp vụ giảng dạy và cấp bằng. Bảng số 5 : Số lượng lao động của từng bộ phận trong cơ cấu lao động của Xí nghiệp : TT ĐƠN VỊ ĐV SỐ LƯỢNG GHI CHÚ A KHỐI VĂN PHÒNG XN Người 60 1 Ban Giám đốc - 2 2 Phòng Nhân sự - 6 Bảo vệ + Lái xe con - 13 3 Phòng TC-KT - 9 4 Phòng Kinh doanh - 22 Trong đó : - - Bộ phận điều hành - 4 - Bộ phận kế hoạch-Thống kê - 3 - Bộ phận thị trường (Maketting) - 15 5 Phòng QL phương tiện - 8 B THỢ BDSC : Người 39 1 Tổ gò hạn - 7 2 Tổ sửa chữa bảo dưỡng - 21 3 Tổ điện lạnh - 5 4 Tổ rửa xe - 6 C KHỐI VẬN CHUYỂN : Người 139 1 Ban chỉ huy Đoàn xe - 3 2 Lái xe - 136 Tổng cộng toàn XN 238 â Nguồn lao động: Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà nội có trụ sở chính tại Hà nội, nên nguồn lao động làm việc trong Xí nghiệp chủ yếu là người Hà nội. â Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực là công tác hết sức quan trọng đối với tất cả các Doanh nghiệp nói chung, với Xí nghiệp Kinh doanh tổng hợp Hà nội cũng thế. Chính vì vậy mà Xí nghiệp luôn có những định hướng đúng đắn về mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực bên trong Xí nghiệp và phát triển và tuyển dụng thêm nguồn nhân lực bên ngoài, sử dụng đúng nguồn nhân lực, nên kế hoạch tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực của Xí nghiệp luôn đạt được kết quả tốt, Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà nội đã xây dựng những biện pháp nhằm nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ và đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ của Xí nghiệp . Nhu cầu đào tạo tại Xí nghiệp thường xuyên, hình thức đào tạo chủ yếu là cử cán bộ đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ ngắn hạn, hay mời chuyên gia về hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên nghiệp vụ. Bên cạnh những khoá học ngắn hạn Xí nghiệp còn cử những cán bộ đi học dài hạn để phục vụ cho mục tiêu phát triển nguồn cán bộ của Xí nghiệp, những đối tượng này được Xí nghiệp cấp kinh phí đào tạo, thêm nữa Xí nghiệp thường xuyên khuyến khích các CBCNV tự đào tạo. Sau các quá trình đào tạo hầu hết các cán bộ và nhân viên được cử đi học đều được nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực làm việc. Ngoài ra Xí nghiệp còn căn cứ vào cơ cấu tổ chức, vào yêu cầu của từng vị trí công tác, để xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ để đảm bảo đội ngũ cán bộ của Xí nghiệp không chỉ giỏi chuyên môn mà còn am hiểu thực tế sản xuất, để đảm bảo cán bộ có đủ bản lĩnh, trình độ đảm đương tốt nhiệm vụ, định kỳ đánh giá cán bộ và có thể luân chuyển cán bộ. Mặt khác, phụ trách các đơn vị phải có trách nhiệm đào tạo cấp dưới, đáp ứng được các yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của Xí nghiệp. Bên cạnh đó sẽ sắp xếp mỗi vị trí có từ 1 - 2 cán bộ kế cận, quan tâm đào tạo bồi dưỡng để tạo nguồn cho nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh vận tải của Xí nghiệp trong những năm tiếp theo, Xí nghiệp thường xuyên bố trí các lớp tập huấn nghiệp vụ (nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ tiền lương, nghiệp vụ maketing ) … nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho đi học để nâng cao kiến thức … Xí nghiệp hết sức chú trọng đến trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động. Hàng năm Xí nghiệp đều tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ và nâng bậc cho lái xe, thợ sửa chữa, trước khi thi nâng bậc Xí nghiệp đều mời giảng viên của trường Kỹ thuật nghiệp vụ về giảng dạy cho đội ngũ lái xe, thợ sửa chữa. Xí nghiệp còn thường xuyên tổ chức các hội thi “Tay lái giỏi” để nâng cao tay nghề cho đội ngũ lái xe, tổ chức các buổi tập huấn về maketing cho bộ phận thị trường của phòng Kinh doanh. Ngoài tổ chức đào tạo nghề, mở lớp tập huấn … Xí nghiệp còn chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp còn tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho toàn thể CBCNV , thăm hỏi tặng quà cho những người bị ốm đau, thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động (Mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế … ). Hàng năm Xí nghiệp kết hợp cùng với Công đoàn tổ chức cho CBCNV cùng với gia đình đi nghỉ mát vào các dịp hè đảm bảo vui vẻ an toàn, đã có tác dụng động viên to lớn tới tinh thần của người lao động. Công tác nữ công nhân viên lao động đặc biệt quan tâm , động viên chị em tham gia các phong trào thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vào các dịp 8/3 và 20/10 hàng năm đều tổ chức cho chị em phụ nữ đi tham quan các danh lam thắng cảnh của miền Bắc…, ngoài ra còn tổ chức tốt việc chăm sóc các cháu con của toàn thể CBCNV trong Xí nghiệp trong các dịp 1/6 và Trung Thu đồng thời còn tặng quà và khen thưởng những cháu đạt danh hiệu “Học sinh giỏi” mỗi năm. 2- Khảo sát và phân tích việc tiêu thụ: a)- Nhận diện thị trường : Thị trường của Xí nghiệp kinh doanh là thị trường rất rộng, Xí nghiệp đã có những khách hàng truyền thống từ nhiều năm như những khách hàng thuê bao vé tháng phục vụ học sinh đi học và CBCNV đi làm, ngoài ra Xí nghiệp còn tổ chức bán vé lẻ vào các mùa lễ hội như đi Chùa Hương, Yên Kỳ, Yên Tử … đi tham quan các danh lam thắng cảnh của đất nước…. đi du lịch theo TOUR chọn gói … Đặc biệt Xí nghiệp cũng được Tổng Công ty Vận tải Hà nội tin tưởng giao cho phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của Thành phố Hà nội, như phục vụ các kỳ họp của Quốc hội, Đại hội Đảng bộ Thành phố…… Nhưng bên cạnh những thuận lợi đó sản xuất vận tải gặp càng ngày càng gặp rất nhiều khó khăn, cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp vận tải ngày càng gay gắt để giành giật thị trường, nhu cầu của khách ngày càng cao trong khi phương tiện của Xí nghiệp phần lớn là cũ nát, không phù hợp với thị trường, đến năm 2005 một số xe KAROSA và W50 phải ngừng hoạt động theo NĐ92 của Chính phủ. Xí nghiệp luôn bị động do kế hoạch sản xuất phải thay đổi vì sự điều chuyển phương tiện giữa các đơn vị trong Tổng Công ty. Mặt khác thị trường Du lịch lại mang tính mùa, tính thời vụ sâu sắc (mùa lễ hội, mùa hè, mùa du lịch nội địa, mùa du lịch quốc tế…) do đó tính ổn định trong kinh doanh thấp . Chính vì vậy mà nhiều năm qua Xí nghiệp đã phải xác định là nhanh chóng nắm bắt tình hình thị trường, phát huy thế mạnh sẵn có, đề ra những biện pháp như tái có cấu lại tổ chức sản xuất, xây dựng kế hoạch SX-KD-TC chi tiết từng tháng, quý, năm, sử dụng có hiệu quả phương tiện cũ, từng bước mở rộng thêm thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ, tổ chức chạy xe quay vòng, ghép xe để tăng doanh số. Năm 2005 thương hiệu và phương tiện NEWWAY được Tổng Công ty chuyển giao cho Xí nghiệp làm thay đổi cơ cấu phương tiện, mở rộng thị trường sang loại hình kinh doanh TOUR du lịch. Đến năm 2006 thương hiệu NEWWAY đã được phổ biến rộng rãi như một thương hiệu hàng đầu trên thị trường Vận tải, được khách hàng tín nhiệm. b)- Hình thức tiêu thụ : Xí nghiệp Kinh doanh ngoài địa điểm tại 315 đường Trường Chinh còn có 02 Văn phòng giao dịch với khách hàng nằm tại 32 Nguyễn Công Trứ và 122 Xuân Thuỷ, tại đó có những giao dịch viên ký phục vụ hợp đồng, bán vé cho khách tại chỗ hoặc bán vé, ký hợp đồng qua điện thoại rồi mang Hợp đồng và vé đến tận tay người mua, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng, giá cước luôn được điều chỉnh kịp thời để theo sát giá cả thị trường. Ngoài ra Xí nghiệp còn có một màng lưới nhân viên thị trường lưu động đi các nơi như các chợ lớn, các trung tâm siêu thị để quảng bá, phát tờ rơi… mở rộng thêm thị trường. Giá cước hợp đồng luôn được điều chỉnh kịp thời theo sát giá cả thị trường. Bảng số 6 : Bảng số liệu doanh thu năm 2009 theo từng loại xe : TT LOẠI XE SL xe Đơn vị tính DOANH THU GHI CHÚ 1 HYUNDAI 24 CHỖ 19 Đồng 2.466.302.154 2 HYUNDAI 28 CHỖ 12 Đồng 2.078.319.458 3 KAROSA + HYUNDAI 35ữ 45 CHỖ 24 Đồng 2.593.242.254 4 W50 + COSMOS 15 Đồng 2.016.518.312 5 SPACE 45 CHỖ 11 Đồng 4.990.514.350 6 TOWN 35 CHỖ 18 Đồng 5.452.748.381 7 FORD TRANSIT 16 CHỖ 10 Đồng 1.032.862.500 8 XE CON 02 02 xe con phục vụ Ban Giám đốc TỔNG CỘNG : 111 20.630.507.409 Bảng số 7 : Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 5 năm (2005-2009) TT CHỈ TIÊU ĐV tính 2005 2006 Tỷ lệ % 2007 Tỷ lệ % 2008 Tỷ lệ % 2009 Tỷ lệ % A B 1 2 3 4=3/2 5 6=5/3 7 8=7/5 9 10=9/7 1 Lợi nhuận Tr.đ 102 115 112,47 739 644,54 858 116,03 1.458 169,98 2 Doanh thu từ SXKD Tr.đ 11.053 13.725 124,18 18.338 133,61 24.981 136,23 26.245 105,06 8 Hiệu quả (KH+LN) Tr.đ 2.352 3.544 150,66 5.618 158,53 7.198 128,13 7.937 110,26 Biểu đồ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 5 năm (2005-2009) Qua biểu đồ trên tay thấy mặc dù doanh thu sản lượng của Xí nghiệp mỗi năm một tăng (năm 2005 doanh thu đạt 11.053 tỷ đồng, đến năm 2009 đã đạt 26.245 tỷ đồng), nhưng hiệu quả kinh tế của Xí nghiệp thực tế còn thấp, chưa tương xứng với tiềm lực và khả năng hiện có của Xí nghiệp (tỷ trọng giữa năm 2006/2005 đạt 150,66%, năm 2007/2006 đạt 158,38%, năm 2008/2007 chỉ đạt 128,13 và năm 2009/2008 chỉ đạt 110,26 %) vì rất nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan. Đó là do sản xuất vận tải gặp càng ngày càng gặp rất nhiều khó khăn, cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp vận tải ngày càng gay gắt để giành giật thị trường, nhu cầu của khách ngày càng cao trong khi phương tiện của Xí nghiệp phần lớn là cũ nát, không phù hợp với thị trường, đến năm 2007một số xe KAROSA và W50 phải ngừng hoạt động theo NĐ92 của Chính phủ. Xí nghiệp luôn bị động do kế hoạch sản xuất phải thay đổi vì sự điều chuyển phương tiện giữa các đơn vị trong Tổng Công ty. Mặt khác thị trường Du lịch lại mang tính mùa, tính thời vụ sâu sắc (mùa lễ hội, mùa hè, mùa du lịch nội địa, mùa du lịch quốc tế…) do đó tính ổn định trong kinh doanh thấp. Ngoài ra Xí nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn đó là tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải ngày càng gay gắt để giành giật thị trường, giá cả các loại vật tư, phụ tùng chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp như săm lốp, nhiên liêu xăng dầu … tăng đến chóng mặt, đẩy giá cước vận tải bắt buộc phải tăng lên, vì vậy càng khó khăn trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường về mặt giá cả với các Công ty Vận tải liên doanh và tư nhân về giá cước, ví dụ như hai Công ty Liên doanh Quốc tế ABC và Hải Vân có số lượng phương tiện lớn, xe nhập dưới dạng liên doanh được miễn thuế nhập khẩu, chi phí khấu hao thấp, do vận giá cước vận chuyển trên thị trường vận tải của hai Công ty này rất thấp, để chiếm lĩnh thị trường vận tải khách du lịch quốc tế và xâm nhập thị trường truyền thống hiện nay của Xí nghiệp. Trong khi đó chi phí đầu vào của Xí nghiệp cũng phải tăng lên rất nhiều theo thị trường, nhưng đầu ra của Xí nghiệp không tăng nhiều và không thay đổi nhiều so với những năm trước vì phải cố gắng duy trì giá cước thấp để cạnh tranh trên thị trường vận tải về giá cước vận chuyển nhằm giữ vững những khách hàng truyền thống và để thu hút khách hàng. Nguồn khách du lịch từ Trung Quốc không ổn định, lúc nhiều lúc ít. Khách quốc tế gia tăng nhưng giá cước thấp, km hoạt động bình quân cao dẫn đến chi phí cao, do vậy Xí nghiệp khó tham gia vào thị phần này. Trong khi đó nhu cầu của khách ngày càng cao mà phương tiện của Xí nghiệp phần lớn là cũ nát, không phù hợp với thị trường, đến năm 2007 một số xe KAROSA và W50 phải ngừng hoạt động theo NĐ92 của Chính phủ. Ngoài ra Xí nghiệp còn luôn bị động do kế hoạch sản xuất phải thay đổi vì sự điều chuyển phương tiện giữa các đơn vị trong Tổng Công ty. Mặt khác thị trường Du lịch lại mang tính mùa, tính thời vụ sâu sắc (mùa lễ hội, mùa hè, mùa du lịch nội địa, mùa du lịch quốc tế…) do đó tính ổn định trong kinh doanh thấp, nên hiệu quả sản xuất của 2 năm 2008 và 2009 không được bằng như những năm đầu mới thành lập. Nhưng nhìn chung Xí nghiệp vẫn đang tiếp tục ổn định, phát triển, bảo toàn và phát triển vốn, đời sống CBCNV ngày một tăng cao. VII: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP 1- Môi trường vĩ mô : a)- Môi trường kinh tế : Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, nếu môi trường kinh tế chung tốt, thu nhập của người dân ngày càng tăng thì kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu của người dân. Nếu nền kinh tế chung khó khăn, giá cả nhiên liệu vật tư phụ tùng ngày càng tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực vận tải, an toàn giao thông đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, đây cũng là một khó khăn cho Xí nghiệp khi phải cạnh tranh quyết liệt về giá vận chuyển, nhất là khi người dân phải tiết kiệm trong chi tiêu thì doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng . b)- Môi trường công nghệ : Xí nghiệp Kinh doanh vận tải Hà nội không phải là doanh nghiệp độc quyền nên việc phải luôn luôn cố gằng đầu tư thêm phương tiện mới, nghiên cứu để triển khai phát triển thêm thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu và phương tiện NEWWAY thành thương hiệu hàng đầu trong ngành vận tải du lịch, nếu không ngừng cải tiến, tìm tòi, nâng cao chất lượng phục vụ Xí nghiệp sẽ mất dần thị trường dẫn đến sản xuất kinh doanh giảm sút và bị các doanh nghiêp khác chiếm lĩnh thị trường. c)- Môi trường tự nhiên : Vị trí địa lý cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Xí nghiệp nằm ở gần Trung tâm Thành phố Hà nội, ngoài ra còn 2 địa điểm đặt Văn phòng giao dịch rất thuận lợi cho khách hàng đến mua vé, ký kết Hợp đồng ở Thành phố Hà nội. Thời tiết cũng ảnh hướng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Nếu thời tiết thuận lợi nhân dân đi tham quan, du lịch nhiều, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tăng cao, nhưng nếu thời tiết xấu, như mưa bão, rét kéo dài thì lượng khách của Xí nghiệp giảm dẫn đến doanh thu của Xí nghệp cũng giảm . d)- Môi trường văn hoá, xã hội, pháp luật : Tình hình chính trị xã hội của Việt Nam rất ổn định, có mối quan hệ tốt với các nước xung quanh. Nhà nước luôn có các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp. Nhờ có sự mở cửa của Nhà nước mà khách nước ngoài vào du lịch Việt nam nhiều, chính vì vậy đối tượng phục vụ của Xí nghiệp cũng đa dạng hơn, nhiều hơn, thị trường vận tải các TOUR du lịch trọn gói chở khách nước ngoài đi tham quan các canh lam thắng cảnh của Đất nước, tạo nhiều nguồn kinh doanh cho Xí nghiệp, từ đó doanh thu của Xí nghiệp sẽ cao hơn. VIII: THU HOẠCH SAU GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN Qua thực tập tổng quan tại Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà nội, trên cơ sở những kiến thức đã được học và tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp, bản thân đã tiếp thu được rất nhiều điều bổ ích, kiến thức được mở rộng thêm. Tóm lại, nhìn chung, kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp có tăng, song chưa thực sự bền vững, hiệu quả kinh tế còn thấp chưa tương xứng với tiềm lực và khả năng hiện có của Xí nghiệp, khả năng cạnh tranh còn hạn chế… Nhận thức của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp về tình hình mới, về kinh tế thị trường, về những khó khăn thách thức khi nền kinh tế Việt nam hội nhập với thế giới…chưa tốt, chưa đầy đủ. Đặc biệt, một bộ phận cán bộ công nhân viên vẫn còn có tư tưởng ỷ lại vào cơ chế cũ gây ra sức ì, cản trở sự phát triển chung của Xí nghiệp, ý thức học tập và tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao. Đội ngũ cán bộ công nhân viên nói chung và chưa có nhiều kinh nghiệm, còn chưa phù hợp, chưa thể hiện tính chuyên nghiệp với thị trường hoạt động Du lịch, cần nhiều thời gian để đào tạo và đào tạo lại. Việc sống còn của một Doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong thời kỳ đổi mới, mở cửa là công tác phân tích, định hướng thị trường, nhưng trong thời điểm cạnh tranh ngày càng gay gắt, bộ phận thị trường của phòng Kinh doanh đã làm nhưng chưa thực sự có hiệu quả, vẫn chưa dựa trên những cơ sở điều tra khoa học, mà vẫn làm theo phương pháp cũ … do đó chưa nắm bắt được kịp thời những nhu cầu và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường bây giờ. Chủ yếu vẫn dựa vào các thị trường cũ, chưa có các thị trường mới, thực sự đảm bảo tính ổn định lâu dài… Bên cạnh đó thị trường vận tải du lịch, hợp đồng bằng ô tô… đang có sự cạnh tranh khốc liệt và chưa bình đẳng vì các Công ty tư nhân, cá nhân với danh nghĩa liên doanh nhập xe ô tô về không phải chịu thuế, nên có giá thành mua xe thấp, do đó giá cước vận tải thấp hơn nhiều so với giá cước của Xí nghiệp đề ra. Mặt khác thị trường Du lịch nói chung lại mang tính mùa, tính thời vụ sâu sắc (mùa lễ hội, mùa hè, mùa du lịch nội địa, mùa du lịch quốc tế…) do đó tính ổn định trong kinh doanh thấp . Việc duy trì nội quy, quy chế của Xí nghiệp còn chưa nghiêm, chưa thường xuyên, ý thức thực hiện nội quy, quy chế của người lao động còn chưa tốt, kể cả ở một số cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra một số điểm trong Quy chế còn chưa phù hợp. Đặc biệt, là việc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế còn chưa nghiêm, chưa kịp thời nên thiếu tính giáo dục, chưa mang lại hiệu quả cao. Mặc dù đã đưa thiết bị mới vào phục vụ cho công tác điều hành và quản lý (chủ yếu là hệ thống thông tin, tin học cho bộ phận văn phòng) nhưng do chưa khai thác hết tính năng kỹ thuật của thiết bị (như chưa đưa được các phần mềm quản lý vào hệ thống máy tính…) nên năng suất lao động còn chưa cao, chưa chặt chẽ… Tổ chức và hoạt động của các đoàn thể còn chậm đổi mới, không đa dạng và mang nặng tính hình thức. Việc tái cơ cấu thực hiện còn chậm, cơ cấu tổ chức theo mô hình mới chưa thực sự ổn định và phát huy hiệu quả. Tính chủ động của các phòng ban, đơn vị còn yếu. Sự thông tin, liên kết giữa các đơn vị chưa chặt chẽ, còn nhiều bất cập, thiếu sự điều hành chung, sự phối hợp kịp thời giữa các đơn vị… làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của cả Xí nghiệp. Để từng bước giải quyết những vấn đề trên vừa phát huy tốt những mặt tích cực đồng thời giải quyết những mặt khó khăn thì nhiệm vụ đặt ra cho Xí nghiệp là: Ban lãnh đạo phải tái cơ cấu lại tổ chức của Xí nghiệp, sắp xếp định biên lại lao động cho tưng bộ phận, từng vị trí theo mô hình gọn nhẹ, hiệu quả, tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, gắn chế độ trách nhiệm của từng cấp, từng cá nhân với từng nhiệm vụ cụ thể, quản lý cán bộ phải toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức và năng lực trình độ, sức khoẻ. Để việc quy hoạch cán bộ được chính xác cấp ủy và ban giám đốc Xí nghiệp phải tiến hành đánh giá lại cán bộ một cách toàn diện, trung thực, khách quan thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay; đưa ra những mặt mạnh, mặt yếu kết hợp với dự kiến về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy sắp tới để xây dựng kế hoạch nhu cầu cán bộ (về số lượng, cơ cấu, chất lượng) chuẩn bị thay thế bổ sung cán bộ lãnh đạo trước mắt và chủ động đáp ứng nhu cầu cán bộ cho những năm tiếp theo. Đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận trong Xí nghiệp cũng như tuyển dụng bên ngoài để Xí nghiệp có một đội ngũ cán bộ giỏi toàn diện cả về trình độ nghiệp vụ, khả năng quản lý, điều hành, ngoài ra còn phải biết phân tích chính xác từng công việc, từng thời điểm nhất định. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, khai thác Hợp đồng triệt để, tận dụng phương tiện, khi phương tiện của Xí nghiệp còn ít, số lượng xe cũ nhiều nên phải xây dựng các phương án cụ thể để có thể tận dụng tối đa phưong tiện trong trong mùa cao điểm du lịch, lễ hội như chạy ghép xe, quay vòng xe để tăng doanh thu, lợi nhuận bù đắp cho các tháng thiếu hụt trong năm, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ . Đồng thời cũng nghiên cứu xây dựng phương án bổ sung, thay thế hương tiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ mới. Qua thực tập tổng quan tại Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà nội, trên cơ sở những kiến thức đã được học và tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp, bản thân đã tiếp thu được rất nhiều điều bổ ích, kiến thức được mở rộng thêm. Tuy vậy, trong báo cáo này cũng còn nhiều thiếu sót và hạn chế bởi vì khả năng trình độ còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều, rất mong nhận được sự chỉ bảo nhận xét của các Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Nhà trường và tập thể các bác, các cô, các chú và các anh chị trong Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này./. Hà nội, Ngày 4 tháng 02 năm 2010 SINH VIÊN THỰC TẬP Nguyễn Tiến Trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26490.doc
Tài liệu liên quan