Báo cáo thực tập Thực trạng giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC Lời cảm ơn Phần 1: Phầm mở đầu Chương 1. Nội dung nghiên cứu 1. Tên đề tài: Thực trạng giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2 Đối tượng nghiên cứu 1.3 Mục đích nghiên cứu 1.4 Khách thể nghiên cứu Phần 2. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Đặc điểm trẻ em vị thành niên phạm pháp 1.2. Vai trò gia đình và xã hội với việc cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp 1.3 Nghiên cứu thực tiễn công tác giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp 1.4 Phân loại ảnh hưởng của môi trường, xã hội, gia đình trong việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp 1.5. Lý luận chung Chương 2. Nghiên cứu thực tiễn - kết quả nghiên cứu 2.1 Vài nét về địa phương nơi tiến hành nghiên cứu 2.2. Thực trạng số các em vị thành niên phạm pháp luật 2.3. Cơ cấu tội phạm 2.4. Một số đặc điểm tâm lý của quá trình giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp 2.5 Kết quả giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp Phần III. Kết luận và khuyến nghị Phần IV. Tài liệu tham khảo Các bảng hỏi

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Thực trạng giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tội phạm, chủ quan khách quan thông qua hành độngk phương tiện công cụ gây án (có mục đích, có chuẩn bị, tội vô cùng lớn). Về mặt chủ quan : mục đích và động cơ phạnm tội tất cả mọi hành vi, hành động của con người đều ý thức hành động - Người làm pháp luật tìm động cơ để tăng hoặc giảm nhẹ hình phạt. Động cơ biểu thị ra bên ngoài hành vi kẻ phạm tội như : trả thù, cướp… Khi xem xét đánh giá kẻ phạm tội 2 mặt. Thông thường nó thống nhất cả chủ quan và khách quan. Để hiểu sâu về trẻ em phạm pháp ta cấn hiểu khái niệm tội phạm được ghi tại điều 8 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong bộ luật hình sự. Do người có năng lực trách nhiêm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Vậy, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái với pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Đặc điểm của trẻ em vi phạm pháp luật: Trẻ em vi phạm pháp luật có hành vi trái với qui định của pháp luật và gây thiệt hại cho xã hội, như không tuân theo những quy định của pháp luật. Pháp luật qui định một đằng một số thanh thiếu niên lại làm một nẻo và có hành vi vi phạm đến tuân thủ pháp luật. Xâm phạm tới những quan hệ xã hội và pháp luật bảo vệ, gây cho những quan hệ xã hội những thiệt hại nhất định về vật chất hoặc phi vật chất. ví dụ như đua xe máy, đánh võng… - Tính có lỗi của hành vi trong hành vi vi phạm đều trái với pháp luật. Biết sai nhưng vẫn làm đó là trái với pháp luật. Biết sai nhưng vẫn làm đó là cố ý: là thực hiện hành vi trái pháp luật tuy nhiên thấy được tính nguy hiểm đã để mặc cho hậu quả đó xảy ra. - Vô ý : là dạng trẻ em thiếu kinh nghiệm sống, khi thực hiện hành vi trái pháp luật không nhìn thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội. Mặc dù người đó có thể hiểu rõ hậu quả do gia đình, xã hội thông tin, xong không chịu học, chịu nghe, hoặc có thể cho rằng mình có thể khắc phục được hậu quả các loại phạm pháp mà các em vị thành niên thường phạm tội. + Hành vi phạm tội: là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được qui định trong bộ luật hình sự do người có trách nhiêm hình sự thực hiện một cách có ý hoặc vô ý xâm hại nhà nước xã hội chủ nghĩa. Có 4 đặc điểm không thể thiếu được trong việc qui định người phạm tội. + Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra đe doạ gây ra thiệt hại cho những quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa được luật hình bảo vệ. + Tính có lỗi : Lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. + Tính quy định trong bộ luật hình sự. Các hành vi bị coi là phạm tội đều phải được qui định trong bộ luật hình sự. Nếu không được quy định trong bộ luật hình sự thì không bị coi là phạm tội. + Tính chịu hình phạt. Tính chịu hình phạt cùng với tính quy định trong bộ luật hình sự là đặc điểm biểu hiện về mặt hình thức của tội phạm, phản ánh nội dung của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội và tính có lỗi. Đã là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi thì phải được qui định trong bộ luật hình sự và phải chịu hình phát và ngược lại. Với đặc điểm trên với lứa tuổi từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi mà vi phạm pháp luật với 4 đặc điểm trên thì gọi là trẻ em vị thành niên phạm pháp. Để hiểu đầy đủ về trẻ em phạm pháp vị thành niên theo giáo trình môn học luật hình sự của trường Trung học An ninh nhân dân I Bộ Nội vụ qui định tuổi chịu trách nhiêm hình sự: Người từ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiêm hình sự về những tội nghiêm trọng do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiêm hình sự về tội phạm điều 58 bộ luật hình sự. Trong bộ luật hình sự Việt Nam, người chưa thành niên (vị thành niên) là người đã đến tuổi chịu trách nhiêm hình sự (đủ 14 tuổi) nhưng chưa đủ 18 tuổi. Theo giáo trình Tâm lý học pháp lý của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khoa Tâm lý học đánh giá vấn đề người chưa thành niên phạm tội - đánh giá dưới góc độ gia đình được phản ánh như sau : Trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển đổi lớn: Từ nên kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Do vậy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế cũng như đời sống của mỗi gia đình được cải thiện rõ rệt. Nhưng đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế là sự phát triển của tội phạm cũng như các tệ nạn xã hội. Đặc biệt, trẻ em vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội không chỉ tăng về số lượng mà còn cả về hình thức và qui mô phạm tội. Theo số liệu của Tổng cục Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an, qua phân tích 1394 em phạm tội năm 1996 thì cơ cấu tội phạm như sau : 45,6% phạm tội trộm cắp, 12,3% phạm tội hiếp dâm, 1,8% phạm tội giết người, 1,6% phạm tội chống người thi hành công vụ và 10,6% phạm các tội khác. So với giai đoạn 1954 đến năm 1986 thì số người chưa thành niên phạm tội tăng lên rất nhiều. Về tệ nạn xã hội theo số liệu của cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động Thương binh - xã hội thì số thanh thiếu niên chiếm 85% tổng số người sử dụng ma tuý, trong đó 50,4% là trẻ em vị thành niên (tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã trung tâm công nghiệp, dịch vụ…). Trước hiện trạng trên, khoa tâm lý học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tiến hành đề tài nghiên cứu “ảnh hưởng của gia đình đến hành vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên”. Qua kết quả điều tra tại trường Giáo dưỡng số II Ninh Bình và trường phổ thông cơ sở Marie Quirie, qua điều tra 550 trẻ em tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình cho thấy 1/5 các em có bố mẹ hoặc anh chị em đã, đang phạm tội; gần 20% những đứa trẻ được tập trung cải tạo là có những người thân trong gia đình của mình từng phạm tội, có tiền án, đã và đang ở trại cải tạo. Trong khi đó trên số liệu đối chứng ở trường Marie Quirie thì không có một học sinh nào có bố, mẹ hoặc anh, chị, em đã và đang đi tù và cải tạo. Kết quả trên có thể đánh giá chính xác một số nhân tố từ phía giáo dục gia đình có ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới trẻ như là một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên. 1.2. Vai trò gia đình, xã hội với việc cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp. * Định nghĩa : Hoạt động cải tạo là tổng hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân nhằm từng bước, cải tạo, giáo dục trẻ em vị thành niên tiến bộ, chấm dứt phạm pháp, hoặc hướng trở về với cộng đồng. Đối với pháp luật giáo dục bằng hình phạt, là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước mà kẻ phạm pháp phải thi hành nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Mục đích của cải tạo, giáo dục phạm nhân được tổ chức đặc biệt ở trại cải tạo, thông qua giáo dục trên nhiều lĩnh vực và tác động của lao động cải tạo, dựa trên cơ sở tâm lý con người có khả năng thay đổi dưới tác động của môi trường bên ngoài được tổ chức thông qua các hoạt động và giao tiếp tại các trại cải tạo để đạt tới hiệu quả, làm cho phạm nhân có khả năng tự điều chỉnh, tự điều khiển bản thân để giải quyết các mâu thuẫn tình huống theo khuôn khổ pháp luật, đạo đức và luân lý trong qúa trình giáo dục cải tạo để trở thành người tiến bộ, mau chóng hoàn nương, trở về hoà nhập cuộc sống cộng đồng. * Đặc điểm : Hoạt động cải tạo trẻ em vị thành niên gắn liền với sự quan tâm của Nhà nước, của tổ chức xã hội về cơ sở vật chất, đội ngũ quàn giáo ảnh hưởng trực tiếp tới kẻ phạm pháp. Môi trường cải tạo giáo dục đặc biệt kẻ phạm tội ít được tiếp xúc với cuộc sống cộng đồng. Ở trại cải tạo một mặt sự giáo dục và các biện pháp giáo dục nhân cách người quản giáo và sự quan tâm của họ tới phạm nhân cũng như lao động và ảnh hưởng tích cực của lao động dẫn đến sự xuất hiện các phẩm chất tâm lý tích cực ở phạm nhân. Mặt khác yếu tố trợ giúp như tình yêu gia đình và mong muốn đoàn tụ, sở thích sáng tạo cá nhân, nguyện vọng chính đáng muốn học nghề, tiềm năng sáng tạo của người phạm tội, mong muốn nâng cao trình đô học vấn v.v… đó là những tác động tích cực vào phạm nhân trong qúa trình tái hoà nhập xã hội của họ. Đặc điểm nữa các chức năng của chế độ cải tạo cần phải xem xét trong sự thống nhất, trong mối liên quan và giao thoa lẫn nhau. Dưới góc độ Tâm lý học pháp lý cần nắm vững đặc điểm giáo dục cải tạo kẻ phạm pháp trong đó có trẻ em vị thành niên phạm tội. Để đưa ra các hướng mới trong việc nghiên cứu qúa trình tái hoà nhập xã hội của phạm nhân với sự tham gia của các nhà tâm lý, các nhà tâm lý trị liệu để góp phần trong hoạt động cải tạo đạt hiệu quả. Trong quá trình này, các Nhà nghiên cứu cần quan tâm đến cả vai trò của các tổ chức tôn giáo và người truyền đạo và xem họ như là một nhân tố tham gia trong qúa trình tái hoà nhập của phạm nhân (trích trong giáo trình Tâm lý học pháp lý do thày Nguyễn Hồi Loan và Đặng Thanh Nga biên soạn). Để hoạt động cải tạo trẻ em vị thành niên có hiệu quả cần một loại giáo dục cải tạo cơ bản sau đây : Phân tích các diễn biến tâm lý của trẻ em vị thành niên phạm pháp thường có biểu hiện, ngại học tập, ngại lao động, không tự chủ. Thích ăn chơi đua đòi, hoặc do bạn bè lôi kéo quen ăn trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc… Bởi vậy việc giáo dục trong xã hội được xã hội hoá gia đình, nhà trường kết hợp giáo dục, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương giáo dục bằng học tập văn hoá. Lao động, học nghề. Tham gia các hoạt động tập thể có lợi. Cá nhân tự khẳng định rằng họ có thể trở thành người tiến bộ. Việc giáo dục cải tạo trong trại cải tạo được tiến hành bởi sự hướng dẫn, chỉ bảo của người quản giáo với một số hoạt động sau: Xây dựng uy tín với phạm nhân. Xây dựng nhân cách mới cho phạm nhân bắt buộc cải tạo tốt, tiến bộ, không sợ học tập, lao động, hiểu được học tập, lao động, học nghề có thể ra xã hội hào nhập cộng đồng. Đây là thời kỳ chuyển biến quan trọng môi trường sống hoàn toàn họ phải có kế họach chính cho kè phạm tội ăn năn hối lỗi, chịu cải tạo, xây dựng phẩm chất mới để đáp ứng, chịu khó học tập, lao động học nghề, để trở thành người tiến bộ. Việc áp dụng các phương pháp cưỡng chễ tâm lý vào việc cải tạo và điều chỉnh hành vi phạm tội vô thức không có nghĩa là từ bỏ các phương pháp truyền thống đã được kiểm chứng cũng như các phương pháp hiệu đính sư phạm đang được áp dụng đối với người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn. Ngược lại công tác giáo dục phòng ngừa chỉ có thể đảm bảo trong trường hợp khi các phương pháp cưỡng chế tâm lý được củng cố trong hệ thống giáo dục cải tạo và được thực hiện trên cơ sở lao động tập thể, học tập, công ích xã hội. Thông qua qúa trình đó sẽ có khả năng hình thành các xu hướng mới có định hướng xã hội tích cực ở phạm nhân; từ đó phải nói đến công tác giáo dục trẻ em phạm pháp sau đây. 1.3. Nghiên cứu thực tiễn công tác giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp. Khi trẻ em vị thành niên phạm phạm pháp được địa phương quyết định đi cải tạo ở trường giáo dưỡng, thì sự tham gia của các em với hoạt động giáo dục cải tạo có quy định chung và riêng song được tiến hành thông qua các hoạt động sau: - Hoạt động giáo dục cải tạo của người quản giáo trong trại giam: giáo dục là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hình thành nhân cách phạm nhân. Những người cống hiến mình cho hoạt động nặng nề và nhân đạo đó là những cán bộ quản giáo mẫu mực được thể hiện ở một số khía cạnh dưới đây: + Niềm tin của người quản giáo trong hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân, Người quản giáo truyền bá cho phạm nhân thế giới quan đang được tiếp nhận trong xã hội, cũng như một loạt các phẩm chất quan trọng khác. Lòng yêu tổ quốc, lòng nhân đạo, tính trung thực… để hình thành phẩm chất này, nhà giáo dục cần phải tin tưởng chắc chắn vào kết quả cuối cùng của công việc mình đang thực hiện dù phải vượt qua khó khăn sẽ gặp phải. Niềm tin này của họ cần được truyền cho phạm nhân “tồi tệ” nhất. + Giao tiếp của quản giáo trong hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân. Đây là việc tổ chức giao tiếp với phạm nhân trong qúa trình giáo tiếp diễn ra sự truyền đạt thông tin có định hướng. quan trọng không phải chỉ nói gì, mà quan trọng cả việc nói như thế nào, và ai nói, có trường hợp quản giáo không thể truyền thụ những tư tưởng của mình đến phạm nhân do có sự ngăn cách tâm lý, trẻ em sợ quản giáo, sợ quát, mắng, mệnh lệnh. Điều đó chứng tỏ công tác giáo dục trẻ em phạm pháp rất khó. Vai trò to lớn trong việc giải quyết vấn đề này, là khả năng đặc biệt của người quản giáo nắm bắt các đặc điểm tâm lý riêng biệt của người đối thoại. + Tổ chức hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân của quản giáo: Quản giáo ở trại lao động cải tạo thường xuyên phải làm việc với phạm nhân. Để giải quyết đúng đắn các nhiêm vụ sản xuất giáo dục, quản giáo cần phải là nhà tổ chức giỏi, người có ý chí. Tài năng tổ chức của quản giáo thể hiện ở việc thành lập tập thể phạm nhân, lãnh đạo tập thể này và lãnh đạo qúa trình sản xuất. Phải biết đưa vào cuộc sống các ý định của mình và biết vượt qua sự chống đối bên ngoài hoặc bên trong của những người xung quanh. Bởi vậy phải tạo ra uy tín nhất định trong mắt của phạm nhân, nhất là trẻ em vị thành niên. Có thể uy tín đầu tiên là kiến thức về công việc của mình, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng kỹ xảo, thứ hai là giải quyết sáng tạo các nhiêm vụ giáo dục không có thành kiến. Thứ ba, tinh thần trách nhiêm cao đối với các hành vi của mình cũng như hành vi của những người dưới quyền. Thứ tư, trình độ văn hoá cao, phong cách riêng trong công việc có như vậy mới có hiệu quả trong công tác giáo dục phạm nhân, trong đó có trẻ em vị thành niên phạm pháp. + Hoạt động thiết kế của quản giáo liên quan đến việc lựa chọn các đối sách, phương hướng giáo dục, lập kết hoạch, chiến thuật và chiến lược giáo dục. Sự phức tạp của qúa trình giáo dục đối với các phạm nhân thể hiện qua một loạt khó khăn, phần đông phạm nhân không có đầy đủ phẩm chất của một con người tốt, họ có sự lệch lạc trong nhận thức về pháp luật, về đạo đức, luân lý và tinh thần. Phạm nhân có những phản đối ngầm hoặc ra mặt đối với qúa trình giáo dục, các điều kiện cách ly ở trại lao động cải tạo không cho phép sử dụng tất cả các biện pháp tác động giáo dục lên nhân cách. Trong số những phạm nhân, có một số lượng lớn không muốn chấp nhận được giáo dục, vì vậy cần phải có cách tiếp cận riêng biệt. Đối với trẻ em vị thành niên việc học tập văn hoá, học nghề có thuận lợi hơn phạm nhân lớn tuổi, cần áp dụng giáo dục riêng biệt. Ví dụ phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, nhà tâm lý học người Nga Ma ca Ren cô, dạy các em học sinh hư, cá biệt có hiệu quả. Đối với công việc cải tạo lao động đối với trẻ em vị thành niên, có biện pháp và giao công việc thích hợp hơn, địa điểm, thời gian. Khối lượng công việc đảm bảo hiệu quả công việc, thể hiện các điều kiện tâm lý xã hội và hiểu tâm lý, tính cách trẻ em vị thành niên để đạt được thành công trong công tác giáo dục. 1.4. Phân loại ảnh hưởng của môi trường xã hội, gia đình trong việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp. a- Công tác giáo dục chung. Vấn đề giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm tội là một vấn đề phức tạp, khó khăn, lâu dài. Hiểu nó như thế nào và đánh giá nó như thế nào cho thoả đáng. Với quan điểm tâm lý học pháp lý và kiến thức học trong tâm lý học cần đề xuất một số vấn đề trong giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp. Vấn đề tồn tại : Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan công tác chăm sóc giáo dục trẻ em của gia đình và nhà trường phổ thông chưa quan tâm đầy đủ tới công tác giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp. Như phân tích ở trên, có một số gia đình có bố, mẹ, anh chị em vi phạm pháp luật, chưa gương mẫu khi các em hư mặc cảm, thiếu quan tâm để các em đì vào tội lỗi, phạm pháp. Một số nhà trường chưa tiếp quản hết các em đang độ tuổi đi học, có một nguyên nhân cơ bản là các cháu lười học. Việt phát triển đô thị hoá các cháu bỏ học lên thành phố lang thang hoặc đánh giầy thuê, làm thuê kíêm tiền. Có một số địa phương chưa làm tốt công tác quản lý xã hội, quản lý nhân khẩu, để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo trẻ em. Mặt khác do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi Quốc hội cần liên tục xây dựng và ban hành các luật, sửa đổi luật, có một bộ phận trong nhân dân chưa nắm và hiểu đầy đủ về luật, trong đó có các em vị thành niên. b. Một số đề xuất và vai trò của gia đình, nhà trường xã hội trong việc giáo dục trẻ em vị thành niên - Trước hết cần xác định gia đình và các thành viên trong gia đình, là đối tượng của công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi người nhận thức được vai trò chức năng của mình trong việc chăm sóc, quản lý giáo dục con em, coi trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt. Phải có kiến thức trong việc giáo dục trẻ em, thực hiện tốt cuộc vận động do mặt trận phát động : “Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan” và “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”. - Chính quyền các cấp nhất là ở cơ sở quan tâm tới sự nghiệp giáo dục của nhà trường phổ thông, tạo điều kiện các cháu trong độ tuổi được đến trường không có trường hợp nào bỏ học, đứt học. Mặt khác chính quyền các cấp nhất là ở cơ sở phải tăng cường công tác quản lý xã hội làm tốt công tác quản lý xã hội, làm tốt công tác quản lý nhân khẩu, thường xuyên quan tâm giúp đỡ những gia đình khó khăn. Thực hiện tốt chính sách xã hôị, thực hiện chỉ tiêu xoá đói, giảm nghèo, không mặc cảm với gia đình và người lầm lỗi, tạo điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo. - Quản lý tốt công tác dịch vụ, kinh doanh, các hoạt động văn hoá xã hội trên địa bàn dân cư. Mặt trận và các đoàn thể hoạt động mạnh, không để các em tiếp xúc với các loại văn hoá độc hại. Cần hoạt động tốt để các em tham gia đoàn thể, vui chơi, sinh hoạt lành mạnh. Đối với các em vị thành niên có biểu hiện vi phạm pháp luật, cần kết hợp giữa chính quyền, gia đình và nhà trường quản lý giáo dục để các em trở thành người tốt. Qua việc nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân tâm lý xã hội của trẻ em vị thành niên phạm pháp, vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các hoạt động tư pháp, đối tượng tác động của những cán bộ công tác trong các cơ quan tư pháp chủ yếu là những người đã thực hiện hành vi phạm tội. Nếu cán bộ tư pháp không nắm vững được bản chất của người phạm tội, không nắm được những đặc điểm tâm lý của qúa trình thực hiện tội phạm, thì họ không thể hoàn thành tốt các chức năng chuyên môn của mình. Để đấu tranh phòng chống tội phạm có kết quả tốt, ngoài việc nghiên cứu các quy luật tâm lý chung của qúa trình trẻ em vị thành niên phạm tội, chúng ta cần nghiên cứu nguyên nhân tâm lý xã hội nào dẫn con người đến thực hiện hành vi phạm tội. Trong thực tế, hành vi phạm tội, luôn được nghiên cứu trong mối quan hệ phối hợp “Môi trường - Người phạm tội”. Con người sinh ra không hề có sẵn một chương trình xã hội đã được chuẩn bị, mà chương trình này được hình thành ở con người bởi thực tiễn xã hội, trong qúa trình phát triển cá thể của họ có đặc tính tâm lý của con người được hình thành nhờ hoạt động thực tiễn xã hội của con người: Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga có công trình khoa học của ông A.N.Lê-ôn-Chép đã nhận xét rằng : Nhân cách không phải là một chính thể tạo ra do di truyền, nhân cách không phải bẩm sinh, mà nó được hình thành dần dần. Nhân cách đó là sản phẩm của qúa trình phát triển lịch sử xã hội và qúa trình phát triển gen di truyền của con người. Khi nghiên cứu trẻ em vị thành niên phạm pháp, việc phân tích nhân cách trong mỗi tác động qua lại với môi trường xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì hành vi phạm pháp phát sinh không phải từ chính môi trường hoặc do chính cá nhân, mà nó phát sinh do mỗi tác động qua lại giữa môi trường và cá nhân. c- Vai trò giáo dục của gia đình; Có thể nói gia đình là môi trường xã hội đầu tiên giúp cho trẻ sớm hoà nhập với xã hội, vì vậy, để ngăn chặn sự phát triển sai lệch, sự nhận thức không đúng đắn, và để cho một nhân cách phát triển một cách toàn diện, đồng thời ngăn chặn trẻ em vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm pháp ngay trong phạm vi quản lý của gia đình thì trước hết gia đình phải : - Các bậc cha mẹ phải có tấm gương cho con cái trong mọi việc làm của bản thân mình. - Cha mẹ phải tạo điều kiện cho con cái được vui chơi, được đến trường học hành. - Cha mẹ phải có lối sống thuỷ chung, lành mạnh, yêu thương lẫn nhau. Ngoài ra chúng ta cần phải phát triển các trung tâm tư vấn giúp các em, các bậc cha mẹ lựa chọn phương pháp, cách thức giáo dục con cái cho phù hợp với hoàn cảnh của họ. Đặc biệt trang bị hay giúp đỡ trang bị kiến thức về gia đình cho nam nữ thanh niên trước khi bước vào cuộc sống gia đình. - Trẻ em vị thành niên, hướng thiện tự nguyện hoà nhập cuộc sống cộng đồng, phấn đấu tiến bộ. KẾT LUẬN Việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp là một đóng góp lớn trong chính sách quan tâm tới con người của Đảng và Nhà nước. Bởi vì con người không là một thứ “vật chất” bị động, con người có những khả năng to lớn: nghị lực, ý chí, tự do. Trong tâm lý học tư pháp đã khẳng định con người có thể khắc phục vượt qua môi trường không thuận lợi, đến với môi trường mới thông qua giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp sẽ hoàn lương trở thành con người tốt, đó là những đóng góp quan trọng của môn Tâm lý học. Thực tiễn của đất nước ta những năm vừa qua đã cho thấy rằng: trong thời kỳ bao cấp tình hình vi phạm pháp luật trong nhân dân nói chung và trẻ em vị thành niên nói riêng có giảm so với thời kỳ hiện nay. Nhưng nghiên cứu về tâm lý học ta có quyền tự hào sau 18 năm thực hiện đường lối do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Trên đất nước ta diễn ra nhiều thay đổi lớn lao trên mọi mặt của đời sống xã hội, đã và đang giành nhiều thành tựu to lớn trong qúa trình phát triển kinh tế xã hội. Những năm qua ngành tâm lý học, một bộ phận quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn đã có bước phát triển đáng kể. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của ngành tâm lý học trong đó có Tâm lý học pháp lý được áp dụng và tiến bộ hơn, sâu hơn của đời sống xã hội. Có nhiều đóng góp nhằm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng đầy đủ hơn, phong phú hơn. Đó là đời sống pháp luật đang sống động, một trào lưu tâm lý xã hội mới đã hình thành và ngày càng phát triển, trào lưu đề cao vai trò và những giá trị của pháp luật đã không chỉ còn là khẩu hiệu “Sống và làm việc theo pháp luật” mà đã trở thành nhu cầu tự thân mang tính khách quan, phổ biến của đời sống xã hội và cả mọi người. Từ lý luận đó theo tâm lý học nghiên cứu chủ đề: Giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp hiện nay ở nước ta Mặt trận tổ quốc và Bộ Công an đã có đề án: “Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hoá giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”. Từng bước ngành tâm lý học có trách nhiêm nghiên cứu, phân tích chỉ rõ những ưu điểm, khuýêt điểm trong việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp, và đóng góp vào việc đẩy lùi tình trạng phạm pháp trong nhân dân nhằm duy trì an ninh, an toàn xã hội và đảm bảo công bằng xã hội. Phương hướng dự định tiếp theo của tâm lý học tư pháp cần tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ về tác hại của hành vi phạm pháp đối với đời sống xã hội để nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tích cực tham gia phòng chống tội phạm, đặc biệt chú ý tới việc giáo dục cảm hoá đối tượng trẻ em vị thành niên phạm pháp. - Ở địa phương, đơn vị, trường học và gia đình không ngừng khơi dậy truyền thống tinh thần phòng chống tội phạm mạnh mẽ, đặc biệt ở các nơi dân cư phức tạp. Nhờ đó hạn chế được tội phạm, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn bó, đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau, tạo đà để tiếp tục triển khai làm tốt nhiệm vụ giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ngày một tốt hơn, mang lại niềm tin trong nhân dân. Kết quả đã đạt được qua nghiên cứu trên khẳng định môn Tâm lý học tư pháp nói riêng và ngành Tâm lý học nói chung đã có đóng góp quan trọng vào thực tiễn công tác giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN. Tại thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên về giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp. Đề xuất những ý kiến đối với các cơ quan pháp luậ, các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể và gia đình trong công tác giáo dục cait tạo trẻ em vị thành niên. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: 1. Giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp có vai trò to lớn trong chính sách quan tâm đối với con người của Đảng và Nhà nước, các địa phương và gia đình chủ động cùng cơ sở trại giáo dưỡng quan tâm giáo dục, không mặc cảm với trẻ em vị thành niên phạm pháp, có dư luận nghiêm khắc để giáo dục trẻ em, đón nhận và giúp đỡ các em hoà nhập cộng đồng, tránh khuynh hướng mặc cảm. 2. Trong việc xây dựng các qui chế về nếp sống văn minh mới, người thiếu niên mới xã hội chủ nghĩa, gia đình no ấm, hạnh phúc. Trong gia đình ngày nay, các biện pháp giáo dục gia trưởng, độc đoán không còn phổ biến thích hợp nữa, quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã trở lên dân chủ hơn, các bậc cha mẹ đã kết hợp nhiều biện pháp giáo dục khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đối với con cái. Gia đình đóng vai trò quan trọng vào nhiệm hạn chế, giảm đối tượng trẻ em vị thành niên phạm pháp. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp an két Phương pháp phỏng vấn Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp thống kế toán học. CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. VÀI NÉT VỀ ĐỊA PHƯƠNG NƠI TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU: Tỉnh Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc Châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, phía đông giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình, phía Bắc liền kề với Hà Nội và Bắc Ninh, phía Tây giáp Hà tây và Hà Nam. Đây là mảnh đất phù sa màu mỡ, có truyền thống văn hiến của nước ta. Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, gồm 160 xã, phường, thị trấn với diện tích 923.329 km2 và dân số 1.079.446 người, với thành tưu đã đạt được trong công cuộc xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tỉnh Hưng Yên phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10% năm, công nghiệp tăng trên 20% dịch vụ tăng 18%, nông nghiệp tăng 4,5%. Cơ cấu kinh tế hình thành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ 34% - 30% - 36%. Thu nhập bình quân đầu người trên 500 USD. Là một tỉnh đã tham gia câu lạc bộ trên 1000 tỉ của nước nhà, phát triển nông nghiệp, giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 37 triệu đồng, tỷ lệ phát triển dân số 1,1%, tạo việc làm cho 1,5 vạn lao động bình quân trên năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,6%, trên 40% số làng được công nhận là làng văn hoá, 100% xã phường phổ cập trung học cơ sở, thị xã Hưng Yên và đô thị Phố Nối phổ cập trung học phổ thông trong độ tuổi trên 80% phòng học phổ thông kiên cố cao tầng. Trên 75% cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Tuy nhiên trong quá trình đô thị hoá, cũng như việc tái lập tỉnh, thị xã Hưng Yên là thủ phủ của tỉnh, tình trạng Hưng Yên có lợi thế gần Thủ đô có điều kiện thực hiện công nghiệp hoá, phát triển đô thị nhanh, đương nhiên có một số mặt trái là trở thành giai cấp công nhân thì không cần ruộng đất, thực trạng có nhiều gia đình thu đất thì mất việc làm, tiền đền bù, sử dụng không hợp lý, khi đồng tiền trượt giá, hoặc mua sắm, xây nhà là hết tiền. Nền kinh tế thị trường, các quy luật khắt khe của nó đang gõ của vào lĩnh vực giáo dục, vào các trường học, khuynh hướng tiêu cực phát triển. Các em vị thành niên một số mặc cảm, thụ động luôn ám ảnh việc không có tiền thì không có bằng cách nào mua nổi kiến thức. Sự phân hoá giàu nghèo, sự khác biệt ngày càng xa giữa nông thông và thành thị, đã tạo nên những sự nghịch cảnh, sự chênh lệch lớn trong thu nhập, chi phí của các tầng lớp nhân dân. Tình trạng có sự phân biệt giai tầng xã hội nảy sinh, cán bộ đặc biệt là doanh nghiệp lương trên 1 triệu đồng, nông dân thu nhập vẫn còn rất thấp, dư thừa lao động. Tuy nhiên khi đến làng nghề, đến các doanh nghiệp tư nhân chưa thích ứng với từng lao động mới xuất hiện. Mọi người ở mọi nơi đến tụ tập, cờ bạc... xuất hiện một số mặt trái phạm tội, thậm trí có cả phạm tội có tổ chức như một số cháu trộm cắp lấy đinh ốc cầu Yên Lệnh, lấy nắp cống tại các công viên, một số con nhà giầu sống phè phỡn trác táng ăn tiêu xa xỉ tiêu sài 1 ngày bằng 1 tháng, 1 năm của em nghèo, đã đập vào nhận thức lớn trẻ, một số em đua đòi, hành động mất phương hướng và tội lỗi. Các nhóm bỏ học lên thành phố lang thang, một số em bị đứt học bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo hư hỏng, dẫn đến phạm pháp ngày một tăng. Hiện nay tình hình hoạt động của một số tội phạm và các tệ nạn xã hội, nhất là nạn nghiện ma tuý, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma tuý ngày càng gia tăng trong thanh, thiếu niên. Bên cạnh các tệ nạn xã hội ma tuý, mãi dâm, cờ bạc, trộm cắp, mê tín dị đoan... là mặt trái của thị trường nó đã tác động làm suy thoái đến phẩm chất đạo đức của một số thanh, thiếu niên trong tỉnh Hưng Yên. Tỉnh Hưng Yên có 10 trại tạm giam tại 10 huyện thị và 1 trại giam của tỉnh. Trong 5 năm qua công an trong tỉnh đã bắt giữ 384 đối tượng vi phạm pháp luật trong độ tuổi thanh thiếu niên, năm 2000 giảm 22,3% tội phạm, năm 2002 tăng, năm 2003 - 2004 giảm. Vì thế khi tiến hành nghiên cứu thực tế, khi tiền hành phát phiếu điều tra, ngoài số em vị thành niên phạm pháp tại trại tạm giam tỉnh và thị xã. Chúng tôi cũng đã tham khao9r trao đổi với đồng chí Giám thị, cán bộ trại giam, các em và các gia đình của thị xã Hưng Yên với mong muốn có được số liệu đánh giá thực trạng, khách quan hơn. Trên đây là một vài nét sơ lược về các cơ sở tiến hành điều tra, nghiên cứu. Một số điểm chung mà chúng tôi nhận thấy là dù ở địa điểm, thời gian nào thì các em vị thành niên phạm pháp, cũng như các gia đình, các cán bộ cơ quan trại tạm giam, các cơ quan có liên quan tại địa phương rất tận tình giúp đỡ chúng tôi trong việc trả lời phiếu và chỉ dẫn, cung cấp tin phục vụ trong công tác nghiên cứu của chúng tôi. 2.2. Thực trạng số các em vị thành niên vi phạm pháp luật và tai tệ nạn xã hội tại tỉnh Hưng Yên. Trong những năm qua đặc biệt từ năm 1997 tỉnh Hưng Yên được tái lâpu, tỉnh Đoàn Hưng Yên đã chủ động với công tác ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Qua tổng hợp báo cáo thống kê của tỉnh Đoàn, Tỉnh Hưng Yên với dân số 1.099.446 người Thanh thiếu niên chiếm 70% trong đó số từ 16 tuổi trở xuống có 600.000 em. Thực hiện việc ngăn chặn tội phạm và tai tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên những năm qua báo cáo phản ánh đã bắt giữ 389 đối tượng là trẻ em vị thành niên phạm pháp, tham gia cảm hoágiáo dục 913 em lầm lỗi, con số trẻ em hư quá lớn ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội của địa phương. Để làm rõ thực trạng trẻ em vị thành niên phạm pháp của tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đẵ nắm số liệu tại Toà án tỉnh và trại giam tỉnh, con số đối tượng vị thành niên phạm pháp đến trại tạm giam 3 năm qua là 194 đối tượng. Năm 2000 có 33 đối tượng Năm 2001 có 39 đối tượng Năm 2002 có 47 đối tượng Năm 2003 có 44 đối tượng Năm 2004 có 31 đối tượng Với thực trạng trên, qua nghiên cứu đề tài chúng tôi đã cố gắng tập trung làm rõ thêm thực trạng, nguyên nhân trẻ em vị thành niên phạm pháp thông qua nghiên cứu thực tế tại trại giam tỉnh Hưng Yên. 2.3. Cơ cấu tội phạm. Qua làm việc với Ban quản lý trại giam, qua phân tích 194 đối tượng trẻ em vị thành niên phạm pháp, 5 năm qua thì cơ cấu tội phạm như sau: 58% phạm tội trộm căp, 10% phạm tội hiếp dâm, 2% phạm tội giết người (trong đó nhiều trường hợp mượn xe máy người lớn đâm chết người), 1% phạm tội chống người thi hành công vụ, 5% phạm tội tập thể phá tài sản công dân và tập thể, 24% phạm tội khác. Với ơ cấu trên so với cơ cấu tội phạm là vị thành niên trong toàn quốc có một số điểm tương đồng ở cơ cấu tội phạm như cơ cấu phạm tội trộm cắp là đông nhất, tiếp theo là tội hiếp dâm, tội tụ tập phá hoại tài sản công dân và Nhà nước. Trong công tác phòng chống và các tệ nạn xã hội ở Hưng Yên đã tích cực tuyên truyền vận động, con cháu không mắc vào tội phạm, không mắc vào tệ nạn xã hội như hút, trích ma tuý, cờ bạc, góp phần làm giảm tỷ lệ cơ cấu tội phạm so với toàn quốc. Thông qua con số tội phạm là trẻ em vị thành niên được so sánh trên. Tuy nhiênb kết quả so sánh đó có thể khập khiễng trong thực tế, nhưng nó là căn cứ khoa học cho chúng tôi nghiên cứu và rút ra kết luận: Thực trạng số trẻ em vị thành niên trong tỉnh Hưng Yên vi phạm pháp luật và phạm pháp là tương đối cao, là một trở ngại khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, đòi hỏi mọi người quan tâm đầy đủ, có trách nhiệm cao trong việc giáo dục cải tạo các cháu tiến bộ trởlại hoà nhập với cộng đồng, góp phần tích cực ngăn chặn tội phạm và tai tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu xung quanh vấn đề giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp. Qua làm việc với lãnh đạo và cán bộ trại giam, bằng trao đổi chúng tôi nắm được một số thông tin sau: Hàng năm số trẻ em vị thành niên phạm pháp vào trại không nhiều, đây là các em phạm tội hết sức nghiêm trọng, có tái phạm hai, ba lần. Các cháu ở vào cảnh đáng thương, không được chăm sóc đầy đủ, do bố mẹ bỏ nhau hoặc có mâu thuẫn phức tạp; có một số cháu bị khống chế một số phần tử xấu dễn đến sai phạm, hoặc nhóm xã hội như 12 con giáp, để khống chế các cháu. Vì vậy có gia đình tạm ổn, kinh tế khá vẫn bị mắc phạm tội. Trước khi vào trại các cháu đã được các cấp xử phạt hành chính, răn đe, giáo dục hay đưa ra trước dân phê bình giáo dục, được toà án kết án tội trạng và chuyển sang trại tạm giam cấp huyện, thị và tỉnh. Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục họ trở thành người có ích trong xã hội. 2.4. Một số đặc điểm tâm lý của quá trình giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở Hưng Yên từ năm 2000 - 2004. Chúng tôi tiến hành chọn mẫu nghiên cứu gồm: 15 khách thể thuộc trại giam tỉnh Hưng Yên. Qua quá trình phân tích và xử lý số liệu chúng tôi đã có kết quả thu được như sau: a- Thực trạng giao tiếp giữa các cán bộ trại giam và các em vị thành niên bị phạm pháp. Bảng1: Sự gần gũi của các em vị thành niên phạm pháp với các cán bộ trong trại giam. STT Các phương án lựa chọn Số lượng phiếu Tỷ lệ 1 Tiếp xúc với Giám thị 5 17% 2 Tiếp xúc với Cán bộ trong trại 30 100% 3 Số em tuẩn thủ nội qui của trại 30 100% 4 Các em lao động học tập 19 63% 5 Sức khoẻ tốt 5 17% 6 Sức khoẻ bình thường 19 63% 7 Sức khoẻ yếu 6 20% Qua bảng ta thấy các em có mối quan hệ giao tiếp thường xuyên nhất là với cán bộ 100%, tiếp đó là đến Giám thi 17%. Sauđó là anh chị người thân trong gia đình cùng là bạn bè các em được học và thực hiện nội qui trong trại, trong trại đã quan tâm giáo dục, cải tạo bằng lao động, học tập, đặc biệt trại giam đã chú ý đến sức khoẻ các cháu. Khi tội phạm là trẻ em vị thành niên vào trại các em được tiếp xúc ngay với Giám thị và cán bộ trong trại. Sự tiếp cận gặp gỡ ban đầu, giám thị và cán bộ trại giam thăm hỏi, biết các cháu để động viên làm công tác tư tưởng cho các cháu. Bước đầu tạo ra uy tín nhất định trong mắt phạm nhân. Bởi các cháu bước vào cuộc sống mới, cách ly với cuộc sống đời thường, lúc đầu có cháu chưa nhận thức được, một số cháu lệch lạc trong nhận thức về trại giam. Các em được nuôi dạy tại nhà giữ hành chính. Cách ly hẳn với các phạm nhân khác. Nhiệm vụ của Trại là giáo dục cải tạo các cháu tiến bộ hoàn lương để về hoà nhập cộng đồng. Để tiếp tục tìm hiểu đặc điểm tâm lý giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp, chúng tôi tiếp tục tham khảo, trao đổi với ông giám thị và các cán bộ của trại để nghiên cứu tiếp nội dung nghiên cứu giáo dục cải tạo. b. Công tác giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp bằng sự quan tâm của giám thị và cán bộ quản giáo. Để tìm hiểu tình cảm gắn bó của cán bộ trại giam đối với các em vị thành niên phạm pháp, chúng tôi tiến hành tìm hiểu hoạt động giáo dục, cải tạo của trại giam đối với ác em phạm pháp. Với câu hỏi trực tiếp ông Giám thị và cán bộ trại giam có thường xuyên gần gũi với các em vị thành niên phạm pháp không? Chúng tôi nhận được ý kiến trả lời của cán bộ là thường xuyên gần gũi, quan tâm tới các cháu. Vì đây là đối tượng đặc biệt, vì lứa tuổi tâm lý chưa ổn định, chưa hiểu đầy đủ về pháp luật và chưa chủ động trong cuộc sống, nếu vào hoàn cảnh đặc biệt các cháu dễ sinh ra tư tưởng. Từ tiếp xúc thường xuyên, cán bộ trong trại dần dần xây dựng phẩm chất mới cho các cháu để đáp ứng như chịu khó học tập, lao động. Thậm trí cả học nghề để trơ thành người tiến bộ. Để đạt được mục tiêu đó, cán bộ của trại phải mẫu mực, tạo được niềm tin yêu các em trong giáo dục, cải tạo. Xác định việc giáo dục trẻ em là rất khó, cần nắm bắt các đặc điểm tâm lý của trẻ em vị thành niên phạm pháp. Với trao đổi trực tiếp cán bộ trại giam vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm giáo dục, cải tạo đối tượng phạm tội, chúng tôi rát ra kết luận, qua nghiên cứu thực tế là cán bộ trong trại giam là người gần gũi nhất với trẻ và dẫn dắt, cải tạo, giáo dục, trực tiếp để các em tiến bộ. Qua đó xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa cán bộ trong trại giam với trẻ em vị thành niên phạm pháp, và công tác giáo dục, cải tạo trẻ em phạm pháp có hiệu quả. c- Về hình thức quan tâm của giám thị và cán bộ trại giam tỉnh Hưng Yên trong công tác giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp. Thực tế đối tượng các em là phạm pháp nên việc quản lý giáo dục cải tạo không thể thoát ly với cải tạo, giáo dục chung mà còn tiếp cận với các phạm nhân khác. Về hình thức quan tâm của giám thị và cán bộ trong trại, qua trao đổi bằng phiếu và trao đổi trực tiếp với cán bộ trại giam và các em trong trại, thực tế cho thấy: - Việc xây dựng nội qui trong trại phù hợp để các em tuân thủ. Đa số là các em thực hiện được, còn một số em vì lý do nào đó chưa làm được. Trại giam có hình thức khuyên bảo là chính 25%/30 phiếu bằng, 83% đối với cá biệt trại dùng hình phạt nặng 9/30 bằng 30%. Thực tế việc các chú quản giáo và cán bộ trong trại giam thường xuyên hướng dẫn, khuyên bảo, luôn chăm ló sinh hoạt, sức khoẻ các em. Đặc biệt là hoạt động học tập và lao động, hoạt động văn hoá văn nghệ, xây dựng tình thân ái của cán bộ trong trại, mọi người hiểu và thông cảm với một số cháu do hoàn cảnh lầm lỡ. Đối với đối tượng, và gia đình đối tượng: Sau khi điều tra xác định và phân loại đối tượng, khi trao đổi với chúng tôi cán bộ trại cho biết, cán bộ trại giam bố trí thời gian tâm sự về trắc ẩn, đối tượng có khó khăn về mặt vật chất và tình cảm, để đề xuất với trại thăm nom, tạo điều kiện gặp gỡ nhà trường, gia đình để giáo dục chung. Để minh chứng cho các hình thức hoạt động giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp nằm trong trại giam, chúng tôi xử dụng phiếu điều tra, 15 phiếu, bảng hỏi cán bộ trại giam, 15 phiếu cho đối tượng các em. Kết quả hư sau: Có 25/30 phiếu trả lời, các em thực hiện tốt nội quy. Có 5/30 em chưa thực hiện tốt nội qui (bị phạt nặng). 30/30 phiếu trả lời các em được học tập, lao động, sinh hoạt văn hoá văn nghệ. Từ kết quả trao đổi, điều tra trên trong nghiên cứu vấn đề giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên được tiến hành từ bề rộng (toàn bộ các phạm nhân trong trại) đến chiều sâu (các đối tượng trẻ em vị thành niên phạm pháp có kết hợp cùng nhà trường và gia đình phối hợp giáo dục, cải tạo). Để thay đổi hành vi, lối sống không lành mạnh, (vi phạm pháp luật) động viên các em tham gia những hoạt động tập thể tươi vui trong sáng, tự nguyện học tập, lao động để tiến bộ và được trở về sống hoà nhập cộng đồng. Thực tế trên chứng minh cho việc trại giam, với sự nỗ lực của giám thị và cán bộ trại giam đã không ngừng xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh. Điều đó giúp cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi nắm thêm thực trạng của trại giam, trại giáo dưỡng, xây dựng thêm nhận thức đâỳ đủ hơn về việc giáo dục cải tạo phạm nhân nói chung và đối tượng trẻ em vị thành niên phạm pháp nói riêng. d. Một số khó khăn diễn ra trong môi trường giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp. Qua trao đổi với giám thị và cán bộ trại giam chúng tôi nắm được thực trạng của trại giam có những khó khăn như sau: - Về vật chất của trại giam chưa đảm bảo như chật chội. Chưa có đầy đủ phòng, lớp cũng như cơ sở vật chất để cải tạo, giáo dục. Khi hỏi vấn đề này bằng phiếu có 15/15 phiếu cho rằng hiện tại cơ sở vật chất trong trại chưa đảm bảo về cán bộ trong trại đã có kinh nghiệm trong công các, song vẫn khó khăn trong việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp. Về đối tượng trẻ em vị thành niên phạm pháp mặc dù cán bộ trại giam, trại cảik tạo rất tin tưởng về công tác giáo dục, cải tạo, song điều khẳng định đối tượng này rất khó giáo dục, cải tạo so với các đối tượng khác, các em khó hội nhập ngay vào trong trại. Trong tham khảo bằng phiếu có 15/15 phiếu cho rằng việc giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên rất khó. Mặt khác xét về mặt tâm lý thì các em vị thành niên một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở lứa tuổi này do sự chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh Trung ương và các giác quan, do sự tích luỹ kinh nghiệm sống và tri thức, do yêu cầu cao của hoạt động học tập, lao động (theo Tâm lý học đại cương). Tuy nhiên thực tế các em vị thành niên phạm pháp lớn sống trong gia đình khuyết thiếu, bố mẹ ly hôn, ly thân, luôn mâu thuẫn bất hoà. Các em không được chăm sóc đầy đủ, không được học tập đến nơi đến chốn, thậm trí bỏ học sớm. Trong vấn đề này qua tham khảo chúng tôi xây dựng bảng như sau: Bảng thực trạng kiến thức học tập. STT Học lực Tổng số Tỷ lệ % 1 Lớp 4 1 3,3 2 Lớp 5 2 7 3 Lớp 6 2 7 4 Lớp 7 4 14 5 Lớp 8 12 29 6 Lớp 9 7 22 7 Lớp 10 3 9 Qua số liệu thống kê trình độ văn hoá của các em rất thấp, liên quan đến sự hiểu biết trước sự hướng dẫn dạy dỗ trong học tập, lao động của các em. Môi trường sống, sinh hoạt trước khi vào trại các em có các chuẩn mực tiêu cực, chỉ nhằm mục đích phạm pháp, lười học tập, lười lao động. Thích tham gia vào các nhóm, đua đòi, tiêu cực, nghiện hút, và tệ nạn xã hội. Trong trại có cả giới tính nam và số ít giới tính nữ, bởi vậy phần nào khó khăn tới công tác giáo dục, cải tạo trẻ em phạm pháp. Một trở ngại lớn các em sống trong môi trường hẹp, càng ngày càng xa môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Những khó khăn đã nêu trên qua trao đổi với cán bộ trại giam và các em trong trại giam tỉnh Hưng Yên đòi hỏi công tác giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp cần phải nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo, xây dựng tốt mối quan hệ thường xuyên xây dựng những chuẩn mực tích cực giúp cho cá nhân phát triển. Tại trại giam đã xây dựng môi trường lành mạnh có lợi trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, cần hiểu đầy đủ công tác giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp là công việc khó khăn và phức tạp. Kết quả của công tác này phụ thuộc vào sự quan tâm cuảe trại của các cấp các ngành, nhà trường và gia đình, đặc biệt là sự tự giác, vươn lên, học tập các chuẩn mực tích cực, có khát vọng trở về tái hoà nhập cộng đồng. 2.5 Kết quả giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên. Trong những năm qua công tác quản lý, giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp được trại giam hoạt động có hiệu quả, đã phối hợp với Đoàn Thanh niên và một số ngành chức năng phói hợp với gia đình, nhà trường phân công trách nhiệm giúp đỡ, cảm hoá giáo dục cháu để các cháu mau chóng trở thành người tiến bộ về hoà nhập với cộng đồng. Với câu hỏi trong 5 năm qua kết quả giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp được hoàn lương là bao nhiêu? Kết quả chúng tôi được trại giam cung cấp và phân tích để nghiên cứu chúng tôi xây dựng bảng sau: Bảng xếp loại kết quả giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp 5 năm 2000-2004. Các năm Vào trại Số lượng Tỷ lệ (%) Về với cộng đồng Chuyển đi Về với cộng đồng Chuyển đi 2000 33 25 8 75 24 2001 39 32 7 82 18 2002 47 40 7 82 18 2003 44 36 8 81 19 2004 31 28 3 90 10 Với kết quả như trên ta thấy số lượng các em vị thành niên phạm pháp được giáo dục, cải tạo hoàn lương qua từng năm là cao. Điều thành công nhất trong sự phối hợp giữa công an trại giam với các ngành pháp luật, các phường, xã, trường học và gia đình. Đồng thời giải quyết được nỗi băn khoăn, trăn trở của cán bộ trại giam tỉnh Hưng Yên là làm gì để cải tạo, giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp tiến bộ hoàn lương trở về hoà nhập cuộc sống cộng đồng của trại giam Hưng Yên đem lại kết quả cao. Qua nghiên cứu chúng tôi hiểu sâu sắc về giám thị, cán bộ trại giam là những người đặc biệt hy sinh một số quyền lợi cá nhân, hết lòng quan tâm chăm sóc người phạm tội, trong đó có các em vị thành niên phạm pháp. Trong hoàn cảnh hiện nay những lo toan kinh tế của những người làm chủ gia đình đòi hỏi ở họ sự nỗ lực ngày càng cao, phải thường xuyên tiếp xúc với những mặt trái của xã hội, còn những người phạm tội là hết sức phức tạp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp tiến bộ, hoàn lương trở lại tái hoà nhập cộng đồng là một công việc cải biến các giá trị lối sống mới cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện tỉnh Hưng Yên là bài học quí, mang tính nhân văn, nhân đạo, góp phần làm giảm mạnh các em vị thành niên phạm pháp. PHẦN THỨ 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. KẾT LUẬN: Đề tài nghiên cứu thực trạng giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên đã đưa ra vai trò vị trí của Giám thị, cán bộ quản giáo trại giam đối với trẻ em phạm pháp và các hình thức giáo dục, cải tạo trong quan niệm của cán bộ trại giam về giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp phải tỏ ra có sức thuyết phục các em bằng “sự thương yêu, độ lượng, khoan hồng” là những yếu tố được xếp lên hàng đầu. Đề tài cũng nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của trẻ em vị thành niên phạm pháp, về số phận con người đang phải chịu đựng nỗi bất hạnh, tan nát do tội phạm gây ra để cán bộ trại giam quan tâm giáo dục, cải tạo phù hợp để các em thay đổi hành vi tiêu cực, định hướng cho trẻ phẩm chất đạo đức, chuẩn mực tích cực từng bước trở thành tiến bộ trở về tái hoà nhập cộng đồng. Qua số liệu và kết quả điều tra thu được khẳng định cho giả thuyết nêu ra là đúng. Lý thuyết như vậy nhưng thực tế thực trạng giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở Hưng Yên hiện nay thể hiện Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho các em tiến bộ trở về cuộc sống hoà nhập cộng đồng. Thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điều 65 Hiến pháp khẳng định: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. 2. Kiến nghị. - Những kiến nghị với những bậc làm cha mẹ chưa có điều kiện quan tâm tới con cái trong tuổi vị thành niên, cần nêu cao ý thức trách nhiệm công dân, nghĩa vụ của bậc cha mẹ cần biết nuôi dạy con tiến bộ. - Việc giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm tội là cơ hội cảm hoá giáo dục những người lầm lỗi, phạm tội tại trại giam và trại giáo dưỡng mà người giám thị, các cán bộ trại giam cần làm tất cả các công việc để tạo điều kiện tạo môi trường đảm bảo cho các em vị thành niên phạm pháp tiến bộ, hoàn lương. Cán bộ trại giam gắn bó với các em bằng sự tin cậy, tình thương yêu, sự tin cậy, tình yêu thương, sự khoan dung độ lượng, sự quan tâm che chở để giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp, quản lý chặt chẽ đối tượng, Mở rộng công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cơ bản tác hại của trẻ em vị thành niên phạm pháp, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Đài, tivi là những phương tiện thông dụng gần gũi với đời sống người dân nhất, để xây dựng môi trường lành mạnh, tuyên truyền giáo dục cho thanh thiếu niên lối sống lành mạnh, tích cực, phù hợp với truyền thống gia đình, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh ở các khu dân cư; trong trại cải tạo và toàn xã hội. Đề nghị Nhà nước tăng cường kinh phí và cơ sở vật chất, gia đình các đối tượng đóng góp xây dựng để tạo điều kiện cho công tác giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ngày càng có hiệu quả hơn. Đề nghị các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương phối hợp với các tổ chức xã hội, giúp đỡ đối tượng và gia đình sản xuất, vay vốn… để phát triển kinh tế gia đình làm cho các đối tượng nhận thức ược sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và nhân dân như không bị xa lánh, ruồng bỏ, dần dần hoà nhập với cộng đồng, không còn mặc cảm. Như vậy công tác giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ngày một tốt hơn./. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TLH Pháp lý - Nguyễn Hồi Loan - Đặng Thanh Nga - 2003. 2. TLH Tư pháp - Nxb Công an nhân dan 2002 3. TLH xã hội - Trần Hiệp Nxb KHXHNV 1996 4. Hiến pháp sửa đổi - 1992 5. TLH Đại cương - Trần Thị Minh Đức - Hoàng Mộc Lan - Ngô Công Hoàn - Nguyễn Quang Cẩn Nxb Giáo dục năm 1996 6. Bộ Luật dân sự nước Cộng hoà xhcn Việt Nam. 7. Tài liệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. MỤC LỤC Lời cảm ơn Phần 1: Phầm mở đầu Chương 1. Nội dung nghiên cứu 1. Tên đề tài: Thực trạng giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2 Đối tượng nghiên cứu 1.3 Mục đích nghiên cứu 1.4 Khách thể nghiên cứu Phần 2. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận 1. Đặc điểm trẻ em vị thành niên phạm pháp 1.2. Vai trò gia đình và xã hội với việc cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp 1.3 Nghiên cứu thực tiễn công tác giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp 1.4 Phân loại ảnh hưởng của môi trường, xã hội, gia đình trong việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp 1.5. Lý luận chung Chương 2. Nghiên cứu thực tiễn - kết quả nghiên cứu 2.1 Vài nét về địa phương nơi tiến hành nghiên cứu 2.2. Thực trạng số các em vị thành niên phạm pháp luật 2.3. Cơ cấu tội phạm 2.4. Một số đặc điểm tâm lý của quá trình giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp 2.5 Kết quả giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp Phần III. Kết luận và khuyến nghị Phần IV. Tài liệu tham khảo Các bảng hỏi Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH 30.doc
Tài liệu liên quan