Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội

Là sinh viên thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội, cùng với những kiến thức được thầy cô trang bị tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Viện Đại học Mở Hà Nội, đồng thời được ban lãnh đạo công ty đưa đến các phòng ban và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị tại các phòng ban của công ty, em đã thu thập được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho để hoàn thành bản báo cáo này. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thuơng mại Hà Nội mới được thành lập nên hoạt động của công ty còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ phía môi trường vĩ mô cũng như môi trường vi mô nhưng cũng có không ít những thuận lợi cho chiến lược phát triển của công ty. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp nước ngoài đổ vào Việt Nam, trình độ công nghệ tiến tiến, trình độ quản lý hiện đại không những là cơ hội lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam mà còn tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội luôn luôn đặt ra các kế hoạch kinh doanh tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty. Công ty đã có được rất nhiều hợp đồng lớn như công trình công ty Canon, Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội, được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, sự giúp đỡ của các phòng ban, cùng sự tận tình của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực tham gia vào khảo sát, phân tích thực tế, em đã tìm hiểu, nghiên cứu cách thức tổ chức quản lý sản xuất của công ty và viết báo cáo thực tập tồng quan này. Tuy nhiên, bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong thầy cô góp ý để bản báo cáo này hoàn thiện hơn. Do thời gian thực tập có hạn, lĩnh vực kinh doanh của công ty lớn nên còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung nhận xét của lãnh đạo, phòng ban của công ty và của giáo viên hướng dẫn để báo cáo của em hoàn thiện h ơn và đạt được kết quả tốt

doc38 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4716 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ hội phát triển kinh tế là rất lớn. Đã có nhiều nguồn đầu tư từ các nước đổ vào Việt Nam tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, cũng mang lại không ít những khó khăn, thách thức: yếu tố cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các đối thủ nước ngoài với lợi thế về vốn và trình độ công nghệ,… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được, cần phải có một đội ngũ quản lý có kiến thức chuyên môn sâu rộng, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng. Đồng thời, những kỹ năng kiến thức này cũng chính là cơ sở để các doanh nghiệp tìm kiếm người quản lý, nhân viên giỏi. Do đó, để sinh viên tự tin bước vào môi trường làm việc xã hội, Viện đã gửi sinh viên vào các doanh nghiệp để có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học và thực tiễn, quan sát tìm hiểu thực tế, trang bị vững vàng cho chính bản thân trước khi ra trường. Tôi đã được gửi đến Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội để thực tập. Đó là một công ty cổ phần. Do mới thành lập nên công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Công ty chuyên thi công các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy điện, thủy lợi và các dịch vụ du lịch. Để tồn tại và phát triển, công ty luôn đưa ra chiến lược kinh doanh có tính chất thời cuộc, xâm nhập, khai thác thị trường, tạo công ăn việc làm cho công nhân, nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đồng thời, để tạo uy tín, công ty luôn giữ chữ tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành,…Ngoài ra, công ty luôn tại điều kiện để công nhân học tập, trau nhồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội, được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, sự giúp đỡ của các phòng ban, cùng sự tận tình của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực tham gia vào khảo sát, phân tích thực tế, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu cách thức tổ chức quản lý sản xuất của công ty và viết báo cáo thực tập tồng quan này. Tuy nhiên, bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong thầy cô góp ý để bản báo cáo này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội. Tên giao dịch: Hanoi Investment Contruction and Trading Services Joint Stock Company. Tên viết tắt: HAINCO.,JSC. Giám đốc hiện tại của công ty: Đỗ Văn Châu Địa chỉ trụ sở chính: Số 14, ngõ 242, đường Lạc Long Quân, Phường Bưỏi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội được thành lập căn cứ vào luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp. Vốn điều lệ: 3.000.000.000VND (3 tỷ đồng Việt Nam). Số cổ phần: 30.000 cổ phần. Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông: 100.000đ Mệnh giá cổ phần: 100.000đ Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Nhiệm vụ của doanh nghiệp: Công ty kinh doanh những ngành nghề sau: Kinh doanh, đầu tư, nhận thầu, xây dựng, phát triển nhà. Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch. Kinh doanh nhà ở, đầu tư nhận thầu, xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, dân dụng. Đại lý xăng dầu. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và nông thôn. Xây dựng các công trình đường bộ. Xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. San lấp mặt bằng và thi công các loại móng công trình. Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng kim khí, điện máy, vật liệu xây dựng, các thiết bị xây dựng, thiết bị văn phòng, hoá chất vật tư phục vụ sản xuất. Thi công lắp đặt hệ thống cấp nứơc, thoát nước, đường dây và trạm biến áp điện đến 35 KVA. Xây dựng đường dây và trạm biến aps đến 110 KV. Thi công các công trình điện nước, điện lạnh, thông gió, cấp nhiệt, điều hoà không khí. Giao, nhận, vận chuyển hàng hoá. Khi cần thiết Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định việc chuyển hay mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật. 7. Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội là Công ty cổ phần được thành lập ngày 25/04/2002, căn cứ vào luật doanh nghiệp số 13/199/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp. Từ khi thành lập đến nay Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội không ngừng phát triển thị trường, tìm kiếm hợp đồng tạo đà phát triển cùng với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, đồng bộ và đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm, có thể đáp ứng được tất cả các công trình có tính chất phức tạp, khó khăn trong các lĩnh vực kinh doanh của công ty. II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Mặt hàng sản phẩm, dịch vụ: Công ty kinh doanh những ngành nghề sau: Kinh doanh, đầu tư, nhận thầu, xây dựng, phát triển nhà. Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch. Kinh doanh nhà ở, đầu tư nhận thầu, xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, dân dụng. Đại lý xăng dầu. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và nông thôn. Xây dựng các công trình đường bộ. Xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. San lấp mặt bằng và thi công các loại móng công trình. Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hang kim khí, điện máy, vật liệu xây dựng, các thiết bị xây dựng, thiết bị văn phòng, hoá chất vật tư phục vụ sản xuất. Thi công lắp đặt hệ thống cấp nứơc, thoát nước, đường dây và trạm biến áp điện đến 35 KVA. Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 110 KV. Thi công các công trình điện nước, điện lạnh, thông gió, cấp nhiệt, điều hoà không khí. Giao, nhận, vận chuyển hàng hoá. Khi cần thiết Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định việc chuyển hay mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Sản lượng từng mặt hàng: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng (trđ) 21100 40230 33960 32700 34590 (Số liệu do phòng tài chính - kế toán cung cấp) 3. Doanh thu: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu (trđ) 19660 36730 32997 40167 33060 (Số liệu do phòng tài chính - kế toán cung cấp) 4. Lợi nhuận trước thuế: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận trước thuế (trđ) 760 1634 1637 5015 3520 (Số liệu do phòng tài chính - kế toán cung cấp) 5. Lợi nhuận sau thuế: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận sau thuế (trđ) 547.2 1176.48 1178.64 3610.8 2534.4 (Số liệu do phòng tài chính - kế toán cung cấp) 6. Giá trị tài sản cố định bình quân trong năm: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị TSCĐ bình quân trong năm (trđ) 3609.9 3824.3 3983 3692.9 3397.6 (Số liệu do phòng tài chính - kế toán cung cấp) 7. Vốn lưu động bình quân năm: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn lưu động bình quân trong năm(trđ) 16.72 33.78 42.21 47.41 50.54 (Số liệu do phòng tài chính - kế toán cung cấp) 8. Số lao động bình quân trong năm: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số lao động bình quân trong năm (người) 179 216 247 263 282 (Số liệu do phòng tài chính - kế toán cung cấp) 9. Tổng chi phí sản xuất trong năm: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng chi phí sản xuất trong năm (trđ) 18900 35096 31360 35152 29540 (Số liệu do phòng tài chính - kế toán cung cấp) III. CÔNG NGHỆ SÁN XUẤT 1. Thuyết minh dây chuyền sản suất sản phấm. a. Vẽ sơ đồ dây chuyền sản xuất. Khai thác thị trường Thành lập ban điều hành dự án Xây dựng chiến lược kinh doanh Lập kế hoạch tổ chức thi công Xây dựng chiến lược kinh doanh Các đội thi công tiến hành thi công công trình Nghiệm thu thanh toán hạng mục công trình hoàn thành Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng Thanh toán hết bảo hành Bàn giao công trình hết bảo hành Bảo hành công trình Quyết toán công trình b. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất. Xây dựng chiến lược kinh doanh: để đạt đựoc mục tiêu nhất định, hàng năm công ty tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh với mốc thời gian 1 năm, 5 năm, 10 năm. Khai thác thị trường: là quá trình tìm kiếm các hợp đồng. các hợp đồng này có thể là: Các công trình tự đấu thầu. Với các công trình này công ty phải tiến hành các bước sau: Mua hồ sơ dự thầu ® Lâp hồ sơ đấu thầu ® Trúng thầu ® Ký kết hợp đồng. Các công trình liên doanh. Các công trình nhận lại của thầu chính (làm thầu phụ). Tự lập dự án đầu tư, liên doanh đầu tư…. Thành lập ban điều hành dự án: Công ty lập ra một ban điều hành dự án, có trách nhiệm thay mặt công ty điều hành toàn bộ công việc thi công của các dội sản xuất trực tiếp trên công trường. Lập kế hoạch tổ chức thi công : Ban điều hành dự án lập ra kế hoạch thi công công trình bao gồm:thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến bố trí lực lượng Xây dựng chiến lược kinh doanh:Phân công nhiệm vụ cho các đội trên cơ sở kế hoạch thi công đã lập. Ban dự án giao nhiệm vụ cho các đội thi công xây lắp. Các đội thi công tiến hành thi công công trình: theo kế hoạch ban dự án đã lập và giao nhiệm vụ. Quá trình thi công phải đảm bảo các yêu cầu quy định, quy chế về tiến độ thi công chất lượng công trình, an toàn lao động dưới sự giám sát của Ban dự án, nhà thầu, chủ đầu tư, nhà tư vấn. Nghiệm thu thanh toán hạng mục công trình hoàn thành: để đảm bảo tốc độ vòng quay vốn nhanh, đủ vốn, vật tư, vật liệu để tiếp tục thi công công trình. Các đội xây lắp phải tiến hành theo đúng kế hoạch, làm đến đâu nghiệm thu đến đó. Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng: Khi công trình đã hoàn thành, tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư để đưa vào sử dụng. Đây cũng là thời điểm bắt đầu tính thời gian bảo hành công trình cho đơn vị thi công. Quyết toán công trình: Trên cơ sở hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, kết quả trúng thầu, các sửa đổi, bổ sung thiết kế và khối lượng công việc hoàn thành thực tế đơn vị thi công tiến hành thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư. Bảo hành công trình: Trong thời gian bàn giao công trình đưa vào sử dụng đến khi hết bảo hành, đơn vị thi công phải sửa chữa các hư hỏng được xác định đó là lỗi của đơn vị thi công. Thời gian bảo hành từ 1 đến 2 năm tuỳ theo cấp công trình. Bàn giao công trình hết bảo hành: Khi hết niên hạn bảo hành đối với công trình đơn vị thi công tiến hành bàn giao hết hết bảo hành cho chủ đầu tư. Từ thời điểm này đơn vị hết trách nhiệm sửa chữa các sai hỏng của công trình. Thanh toán hết bảo hành: Sau khi bàn giao hết bảo hành, đơn vị yêu cầu chủ đầu tư thanh lý hợp đồng và thanh toán nốt số tiền mà chủ đầu tư giữ lại của công ty để bảo hành công trình. 2. Đặc điểm công nghệ sản xuất. a. Đặc điểm về phương pháp sản xuất. Sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm xây dựng và thường mang tính đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng (hợp đồng) của chủ đầu tư. Sản phẩm thường có kích thước quy mô lớn, thường ở ngoài trời, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, địa hình, vùng miền. Sản phẩm là tổng hợp của nhiều ngành, mang ý nghĩa toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Những đặc thù của sản phẩm xây dựng đòi hỏi yêu cầu cao về mặt kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng và khả năng kinh doanh ngành nghề của từng đơn vị. Do vậy phương pháp sản xuất cũng rất đa dạng, tuỳ theo mức độ đòi hỏi của công trình mà doanh nghiệp sử dụng phương pháp cho phù hợp. Một số phương pháp thi công cơ bản sau: Phương pháp thi công thủ công: Sử dụng thi công những hạng mục có khối lượng nhỏ, yêu cầu kỹ thuật không cao hoặc những phần việc chưa ccó thiết bị cơ giới thay thế như: công tác xây trát, cạy dọn nền đá nổ mìn phần tiếp giáp đường biên thiết kế… Phương pháp thi công cơ giới: Dùng thi công các hạng mục có khối lượng công việc lớn, thời gian thi công gấp, yêu cầu kỹ thuật cao, các công việc chỉ có thể làm bằng máy móc mới đạt yêu cầu như: đào đất đá bằng dây chuyền máy xúc +máy ủi + ôtô vận chuyển, thi công bê tông nhựa asphalt mặt đường….. Phương pháp thi công kết hợp thủ công và cơ giới: Một số hạng mục công việc nếu sử dụng phương pháp thi công cơ giới kết hợp thủ công sẽ đem lại hiệu quả và chất lượng cao hoặc buộc phải kết hợp thủ công và cơ giới thì mới thi công được như: thi công lắp dựng cốt thép, lắp dựng ván khuôn, thi công bê tông kết cấu phức tạp…. Ngoài ra để sản xuất ra các sản phẩm tốt, bền, rẻ đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng áp dụng những công nghệ mới đưa vào thi công như: Công nghệ bê tông đầm lăn( áp dụng xây dựng thuỷ điện Sơn La), Công nghệ đúc hẫng cân bằng( Xây dựng cầu Thanh Trì )… b. Đặc điểm về trang thiết bị. Trang thiết bị đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp xây dựng, trang thiết bị công nghệ quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Trong ngành xây dựng máy móc thiết bị đặc chủng giúp doanh nghiệp đủ khả năng cạnh tranh và thực hiện được các công việc đòi hỏi cao về trình độ và năng lực thiết bị, như máy khoan đường kính lớn hiện đại giúp đẩy nhanh tiến độ thi công đào hầm, máy khoan cọc nhồi đường kính lớn giúp thi công móng sâu những công trình lớn, trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa…. Thiết bị máy móc thường chiếm phần lớn giá trị tài sản của doanh nghiệp xây dựng. Khi doang nghiêp đầu tư máy móc luôn phải phù hợp với công nghệ, nếu không đánh giá đầu tư đúng mức thì doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại lớn khi đầu tư máy móc công nghệ lạc hậu không dùng được hoặc chỉ dùng được cho 1 công trình đã lạc hậu không còn phù hợp công trình sau. c. Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, về thông gió, ánh sáng,… Các công trình xây dựng thường là sản phẩm đã được chủ đầu tư chỉ định vị trí xây dựng. Trong quá trình thi công tuỳ thuộc địa hình khu vực thi công mà nhà thầu bố trí các xưởng gia công phục vụ thi công công trình cho phù hợp. Quá trình sản xuất sản phẩm xây dựng cũng giống như sản xuất các sản phẩm khác đều cần phải bố trí ánh sáng đầy đủ tại công trường xây dựng và nhà xưởng. d. Đặc điểm về an toàn lao động. Các công trình xây dựng đặc biệt thi công trên địa bàn có quy mô rộng lớn, chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan, do đó vấn đề đảm bảo an toàn trong lao động được quan tâm hàng đầu An toàn lao động và sử dụng máy móc thiết bị: Người không có nhiệm vụ không được vào khu vực máy đang hoạt động. Người đang sử dụng máy móc thiết bị phải được đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện về cách sử dụng máy móc thiết bị và các quy định về an toàn lao động. Người sử dụng máy móc thiết bị phải mang trang bị bảo hộ lao động đã được cấp phát, quần áo đầu tóc phải gọn gàng…. Khi làm việc người vận hành máy móc thiết bị phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy an toàn lao động và các quy định về an toàn lao động khi vận hành máy móc, không đùa nghịch nói chuyện riêng, không được rời vị trí, nếu rời vị trí phải tắt máy thiết bị điện, vệ sinh máy móc thiết bị và khu vực làm việc… Khi sử dụng xe đi phục vụ công việc của công ty thì phải báo cáo với văn phòng để điều xe và làm thanh toán chi phí theo quy định. Để sử dụng điện được an toàn hợp lý và tiết kiệm: Tuyệt đối không được để máy móc thiết bị chạy vô công. Khi đóng ngắt nguồn phải đi giầy dép đề phòng điện giật. Không được tự ý di chuyển các thiết bị điện. Khi muốn di chuyển hoặc thay đổi phải thông qua kỹ thuật, thợ điện và được sự đòng ý của giám đốc. Hết giờ làm việc người phụ trách đơn vị, bộ phận khi ra về phải cẳt cầu dao tổng. IV. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Tổ chức sản xuất. Loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn. Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (đơn giản hay phức tạp) mà đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm như đã nêu ở trên. Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Dựa trên cơ sở trình độ, yêu cầu và tổ chức quản lý để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các góc độ khác nhau; ngược lại, nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại. Vì vậy đối với nghành xây lắp thì sản xuất liên tục nhưng kéo dài do các điều kiện khách quan. Chu kỳ sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. Các sản phẩm của công ty là các công trình khác nhau nên quá trình sản xuất thường không theo một chu kỳ nhất định nào do mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng. 2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. Bộ phân sản xuất chính: Bộ phận sản xuất chính tại các công trình là đội sản xuất tham gia thi công trực tiếp. Bộ phân sản xuất phụ: thường là các đội sản xuất các loại vật liệu, bán thành phẩm phục thi công công trình chính như đội sản xuất đá dăm, đội khai thác cát,… Bô phận sản xuất phụ thuộc: Bộ phận sản xuất phụ thuộc trong một đơn vị thi công là các cơ quan giúp việc, điều hành sản xuất. Bộ phận cung cấp: Là các nhà cung cấp vật tư, vật liệu, thiết bị thi công, nhận lực, công nghệ,.. Bộ phận vận chuyển: Phụ trách các phương tiện vận tải tham gia phục vụ thi công V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Ban dự án Phòng kinh doanh Phòng tài chính - kế toán Phòng hành chính Phòng kế hoạch - kỹ thuật oh Đội thi công xây lắp 4 Đội thi công xây lắp 1 Đội thi công xây lắp 2 Đội thi công xây lắp 3 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Hội đồng quản trị: HĐQT có quyền cao nhất trong Công ty, quy định các chiến lược của Công ty, đưa ra các giải pháp phát triển cho Công ty, các vấn đề liên quan đến cổ phần, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ trong Công ty. HĐQT có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế, nội quy quản lý nội bộ của Công ty. Nhiệm kỳ là 4 năm. Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người do HĐQT bầu ra, chịu trách nhiệm về hoạt động của HĐQT, thiết lập chính sách và mục tiêu chiến lược. Giám đốc Công ty: Là ngưòi đại diện theo pháp luật của Công ty, do HĐQT bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐQT về toàn bộ công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc xác định phương hướng, kế hoạch, dự án thi công và các chủ trương lớn của Công ty, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được chủ tịch HĐQT duyệt. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty trừ các chức danh do HĐQT bổ nhiệm Phòng kế hoạch kỹ thuật: Công tác kế hoạch: Giúp Giám đốc trong công tác quản lý công trình, hoạt động kinh doanh của Công ty, tìm kiếm thị trường, đấu thầu và giao thầu, xây dựng tổ chức chỉ đạo kế hoạch theo dõi tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện báo cáo giám đốc; quản lý các hoạt động nội bộ, thanh lý các hợp đồng, tổng hợp doanh thu, sản lượng báo cáo định kỳ và phân tích kết cấu giá thành sản phẩm xây lắp, báo cáo kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Công tác kỹ thuật: Giúp giám đốc giải quyết các sự cố kỹ thuật tại công trình, hoạt động kinh doanh của Công ty. Giúp giám đổc trong công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công. Xây dựng và quản lý các định mức vật tư kỹ thuật của công trình, xây dựng tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị theo định kỳ. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện công tác an toàn lao động các công trình báo cáo giám đốc. Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc xác định quy chế và bố trí nhân sự cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty trong từng giai đoạn, quản lý hồ sơ , lý lịch của cán bộ công nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng và các chế độ về BHXH, hợp đồng lao động….quản lý lao động, chấm công làm lương. Theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện nội quy, quy chế của công ty. Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh tronh ghi sổ kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo định kỳ của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều 53 của luật. Thưòng xuyên thông báo với HĐQT về việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tình hình tài chính, báo cáo khác của công ty; tính trung thực hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của HDQT trước khi thay mặt báo cáo, kết luận và kiến nghị Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị biện pháp bổ sung sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật và điều lệ của công ty. Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tài sản và công tác kinh doanh đã lập theo phương án đã duyệt. Quản lý máy móc, thiết bị xây dựng, giàn giáo, cốt pha….Tự khai thác tị trường hoạt đọng kinh doanh có hiệu quả theo phương thức khoán. Lập kế hoạch cho thuê, phát triển thị trường, đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ cho khách hàng theo yêu cầu. Quản lý các chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo dưỡng thiết bị đảm bảo tiết kiệm. Đôn đốc thu hồi công nợ tiền cho thuê thiết bị xây dựng. Hàng tháng, quý, năm báo cáo doanh thu, công nợ chi phí đối chiếu phòng kế toán.Kiểm kê tài sản cùng phòng kế toán, kế hoạch để báo cáo giám đốc. Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc thực hiện các chế dộ quản lý tài chính, tiền tệ theo quy định của bộ tài chính và các cơ quan quản lý cấp trên về bảo toàn vốn và phát triển vốn. Hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng luật. Theo dõi các khoản ứng vốn và hoàn vốn với các đội và chủ nhiệm công trình, công nợ, khách hàng. Tổ chức kiểm tra, giám sát, hạch toán quyết toán và phân tích kết quả thực hiện các quy định quản lý tài chính kế toán của giám đốc giao. Ban dự án( Kế hoạch vật tư): Thu thập số liệu, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tới. Đảm bảo mua bán, cung ứng kịp thời vật tư trên kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản của công ty.Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm trình giám đốc phê duyệt theo đúng quy định. Đội thi công: chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật mọi công tác kỹ thuật an toàn, chi phí tài chính,sử dụng lao động và bộ máy điều hành của đội. Chủ nhiệm công trình có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thi công công trình đảm bảo đúng theo yêu cầu tiến độ kỹ thuật, mỹ thuật mà chủ đầu tư yêu cầu. Tổ chức nghiệm thu kỹ thuật, khối lượng với chủ đầu tư theo từng giai đoạn. Quản lý vật tư, nhân công, an toàn lao động tại công trình mình được giao. Dự trù kinh phí theo từng giai đoạn thực hiện. Phân tích vật tư, làm chứng từ hoàn vốn với kế toán đội hoặc phòng kế toán theo từng giai đoạn thực hiện. VI. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ “ĐẦU RA”, “ĐẦU VÀO” CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào”. a. Yếu tố đối tượng lao động( Nguyên liệu và năng lượng). Các loại nguyên vật liệu doanh nghiệp cần dùng: Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng để tạo ra sản phẩm, nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian hoàn thành sản phẩm. Trong ngành xây dựng, nguyên vật liệu rất đa dạng, từ vật liệu tự nhiên đơn giản đến vật liệu nhân tạo, phức tạp. Dưới đây là một số nguyên vật liệu thường dng để tạo ra sản phẩm xây dựng: STT Loại vật liệu Nguồn cung 1 Gạch các loại Đồng Tâm, Virlagcera,… 2 Sắt, thép các loại Trong nước( Thái Nguyên, Tisco, Việt Ý, Việt Úc). Nhập khẩu 3 Xi măng các loại Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn, Chinphon, Tam Điệp,.. 4 Cát, đá các loại Tự khai thác sản xuất hoặc mua lại của các nhà khai thác 5 Gỗ các loại Mua của các đối tác 6 Nhựa đường Catrol, Petrolimex,… 7 Sơn Lippon, Joton, Paint,… 8 Cấp phối Base, Subbase Tự sản xuất hoặc mua của các đối tác 9 Các loại cấu kiện đúc sẵn Tự sản xuất hoặc mua của các đối tác 10 Các loại vật liệu khác Tự sản xuất hoặc mua của các đối tác Các loại năng lượng: Để dây chuyền sản xuất hoạt động, không thể thiếu năng lượng, một số năng lượng chính thường sử dụng trong quá trính thi công là: xăng, dầu, điện,… Số lượng và chất lượng của từng loại nguyên vật liệu và năng lượng cần dùng trong năm: Số lượng của nguyên vật liệu và năng lượng tuỳ thuộc vào yêu cầu quy mô của công trình. Công trình càng lớn, thời gian thi công càng dài thì càng cần nhiều đến nguyên vật liệu và năng lượng. Chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm ra, vì vậy chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sử dụng đều được thí nghiệm, kiểm tra, nghiêm thu. Nếu đạt yêu cầu mới được pháp sử dụng. Nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu và năng lượng: Nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu và năng lượng chủ yếu do các nhà cung cấp có uy tín và năng lực trên thị trường.Tuy nhiên, công ty đang có kế hoạch tự chủ về một số nguyên vật liệu thông thường để tránh phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp, chủ động về giá và tiến độ hoàn thành sản phẩm cũng như tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty đồng thời tăng doanh thu cho công ty. Giá cả hiện hành của các loại nguyên vật liệu và năng lượng: Giá cả hiện hành của các loại nguyên vật liệu và năng lượng tại thời điểm khảo sát là: STT Loại hàng Đơn vị tính Đơn giá( đồng) 1 Xi măng Kg 10500  2 Thép Kg  18000 3 Đá 1x2 m3  120000 4 Dầu Diezel lit  13500 5 Xăng A92 lit 14500  6 Gạch chỉ viên 2000  7 Nhựa đường Kg  6400 8 Cấp phối Base m3 165000  9 Cấp phối Subbase m3  195000 10 Sơn Kg  20500 Giá cả trên thị trường thường xuyên biến động, mà chủ yếu là biến động tăng đã ảnh hưởng nhiều đến chi phí của doanh nghiệp. Nhiều công trình giá cả tính từ thời điểm thầu đến khi hoàn thành công trình biến động tăng từ 5% đến 15%, đắc biệt trong thời gian gần đây, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh chóng làm cho giá cả hàng hoá cũng tăng đột biến. Vì vậy, công ty thường xưyên phải đôn đốc tiến độ nhằm sớm hoàn thành công trình bàn giao cho chủ thầu để giảm chi phí, thu hồi vốn sớm. Ngoài ra, để giảm chi phí công ty thường phải tìm hiểu thị trường, đàm phán với nhiều đối tác để ký hợp đồng, mua được nguyên vật liệu với giá cả thấp, nhưng vẫn đảm bảo đỉ chất lượng. Định mức tiêu hao nguyên liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm: Mỗi công trình có đặc thù riêng, tuỳ theo cấp công trình, tuỳ theo tiêu chuẩn thiết kế mà định mức tiêu hao nguyên liệu khác nhau b. Yếu tố lao động. Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Cơ cấu lao động trong một doanh nghiệp có thể phân ra thành các loai lao động sau: Lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Lao động có trình độ chuyên môn và lao động phổ thông. Hiện nay, trong xu thế phát triển của nên kinh tế, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng lao động có trình độ chuyên môn nhiều hơn lao động phổ thong và giảm bớt lao động gián tiếp. Số lượng lao động của từng thành phần trong cơ cấu lao động: Bản kê năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật Stt Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề Số lượng Theo thâm niên ≥ 5 năm ≥ 10 năm ≥ 15 năm I Đại học và trên đại học 1 Kỹ sư xây dựng 25 8 9 8 2 Kỹ sư thuỷ lợi 8 5 3 3 Kỹ sư cơ khí 10 5 3 2 4 Kỹ sư giao thông 7 4 2 1 5 Kỹ sư điện 6 4 2 6 Cử nhân kinh tế - tài chính 20 7 6 7 7 Kiến trúc sư 9 4 3 2 II Cao đẳng và trung cấp 1 Xây dựng 23 13 6 4 2 Cơ khí 8 4 2 2 3 Điện 6 2 2 2 4 Giao thông 10 6 2 2 5 Trắc đạc 4 1 1 2 6 Kế toán lao động tiền lương 5 4 1 (Số liệu do phòng hành chính – Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Hà Nội cung cấp) Bản kê năng lực công nhân kỹ thuật STT Công nhân chuyên môn và kỹ thuật theo nghề Số lượng Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 1 Công nhân nề và bê tông 31 12 11 5 3 2 Công nhân mộc 21 16 5 3 Công nhân cơ khí 15 7 2 4 2 4 Công nhân chuyên làm đường 28 13 10 5 5 Công nhân lái xe 4 2 2 6 Công nhân vận hành máy 5 3 2 7 Công nhân trắc đạc 7 4 2 1 8 Công nhân điện 6 2 3 1 9 Công nhân sơn, bả 22 10 Công nhân hàn 14 7 5 2 (Số liệu do phòng hành chính – Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Hà Nội cung cấp) Nguồn lao động. Nguồn lao động của công ty chủ yếu được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trong nước. Công tác đào tào bồi dưỡng nguồn nhân lực. Thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi duỡng nguồn nhân lực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của công ty, đồng thời với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, công ty thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động trong công ty được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Hơn nữa, với chính sách trả lương và các chế độ đãi ngộ theo trình độ chuyên môn và tay nghề, đòi hỏi nhân viên và người lao động trong công ty luôn cố gắng phấn đấu học hỏi nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của chính bản thân. Các chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động. Nhân viên và người lao động trong công ty, nếu ký hợp đồng lao động dài hạn thì được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo luật pháp quy định, được đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Nhân viên và người lao động được khám bênh định kỳ. Người lao động luôn được tạo điều kiện làm việc, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, có cơ hội thăng tiến. c. Yếu tố vốn. Vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng vốn (nghìn đồng) 20753 39348 47035.8 51946 54900 1 Cơ cấu vốn theo tính chất Vốn cố định 4033 5568 4828 4535 4355 Vốn lưu động 16721 33781 42208 47411 50545 2 Cơ cấu vốn theo sơ hữu (nghìn đồng) Vốn chủ sơ hữu 1514 2331 3519 3382 3229 Vốn vay 19240 37017 43517 48564 51671 3 Tỷ lệ vốn vay/tổng vốn 92.71 94.08 92.52 93.49 94.12 4 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/vốn vay 7.87 6.30 8.09 6.96 6.25 ( Số liệu do phòng Tài chính kế toán cung cấp) Vốn và sử dụng vốn. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thuơng mại Hà Nội với loại hình kinh doanh là một công ty cổ phần lại mới được thành lập nên vấn đề về vốn kinh doanh luôn gặp nhiều khó khăn. Công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên cần nhiều vốn cho công tác mua sắm trang thiết bị, máy móc. Phạm vi huy động vốn thường bó hẹp trong các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng ngày càng thắt chặt quản lý với các điều khoản cho vay chặt chẽ hơn đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, trong khi lĩnh vực kinh doanh của công ty có lợi nhuận thấp, rủi ro cao. Vốn kinh doanh của công ty phần lớn là vốn đi vay, đòi hỏi nhà quản lý phải linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Để tăng vòng quay của đồng vốn công ty đã phải tính toán các phương án sử dụng vốn có hiệu quả, có kế hoạch ứng vốn và nhanh chóng nghiệm thu thanh toán thu hồi vốn ngay khi hoàn thành. Trong những năm gân đây việc mua săm máy móc mới được tiến hành rất hạn chế. Công ty luôn tìm cách sử dụng tiết kiệm chi phí vốn cho các tài sản cố định để đưa vốn lưu động vào hoạt động trong các lĩnh vục thương mại, đồng thời xác định rõ số vốn cần thiết cho mỗi hoạt động, tránh thất thoát lãng phí. Bên cạnh đó, để đảm bảo lượng vốn cần thiết doanh nghiệp còn cần phải chú ý tới việc tiết kiệm tối đa lượng chi phí sử dụng vốn. Cần phát huy nội lực của mình, tăng cường sức cạnh tranh,đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động, giảm mức tồn kho, giảm chi phí lưu thông, tăng khả năng thanh toán. 2. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra”. a. Nhận diện thị trường: Nền kinh tế thị trường Việt Nam, trong những năm gần đây, có xu hướng cạnh tranh khốc liệt và ngày càng trở nên khốc liệt hơn sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam với lợi thế về vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý gây ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, thời gian vừa qua gần như là thời kỳ khủng hoảng của ngành xây dựng, nhà nước nợ vốn xây dựng cơ bản, ngân hàng thắt chặt cho vay, làm hàng hoạt công ty lâm vào tình cảnh thua lỗ, phá sản phải giải thể. Trong khi đó nhà nước triển khai đầu tư có trọng điểm hơn, không dàn trải như các giai đoạn trước làm cho việc làm ít hơn. Trong khi các doanh nghiệp ngày càng có xu thế mở rộng về quy mô, ngành nghề và nhiều doanh nghiệp với nhiều thành phần kinh tế ra đời càng tạo khó khăn cho tìm kiếm việc làm. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội cũng mới thành lập nên còn hạn chế về vốn, công nghệ và trình độ quản lý. Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường công ty đã phải xây dựng các chiến lược kinh doanh và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty để tìm ra định hướng kinh doanh nghành nghề cho mình. Công ty luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân viên chính quy để tạo nội lực phát triển, khuyến khích nhân viên tìm kiếm hợp đồng cho công ty. b. Định hướng phát triển của doanh nghiệp. Định hướng về con người và năng lực, thiết bị thi công: Đầu tư đúng mức vào con người và phương tiện thiết bị để dủ yếu tố cạnh tranh trên thị trường và đủ năng lực thực thi công trình lớn. Có cơ chế đãi ngộ, thu hút nhân tài, thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao cho năng lực hiện tại. Đầu tư những thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình thi công đảm bảo nhanh chóng, thuận tiên. Định hướng ngành nghề: Đa dạng hóa ngành nghề theo đúng định hướng ngành nghề kinh doanh mà công ty đăng ký kinh doanh. Định hướng phát triển mở rộng vùng hoạt động: Để tránh nguy cơ thiếu việc làm và nhanh chóng khẳng định thương hiệu trên thương trường, công ty có chủ trương mở rộng vùng hoạt động kéo dài từ bắc vào nam. Tìm kiếm việc làm có lợi nhuận,lựa chọn những hợp đồng không có rủi ro cao, không làm thầu phụ, không giao công trình cho thầu phụ có năng lực kém. Từng bước nâng cao năng lực, dần chủ động về việc làm bằng hình thức liên doanh kêu gọi đầu tư lập dự án BOT, BT,… c. Các giải pháp cụ thể thực hiện kế hoạch. Tích cực tìm kiếm việc làm từ nhiều nguồn. Tổ chức hoạt động quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh từ công ty đến các đội sản xuất khoa học theo đúng tiêu chuẩn ISO 9000:2000. Đầu tư đúng mức về nhân lực và thiết bị, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân trong công ty, đảm bảo bộ máy công ty gọn nhưng tinh nhuệ đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. VII. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. Khảo sát và phân tích: 1. Môi trường vĩ mô: Môi trường kinh tế: Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại WTO. Điều này đã đem lại rất nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại nói riêng.. Để tồn tại và phát triển trong môi trường này cần phải đảm bảo về vốn, trình độ công nghệ cũng như trình độ quản lý. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển như vũ bão được các nhà tư bản đánh giá là thị trường đầy triển vọng. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế: quản lý vĩ mô còn yếu dẫn đến lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao không thể kiểm soát, lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu thô, lợi nhuận thấp, nguyên liệu cho sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu,… thêm vào đó, trình độ của người dân còn thấp, tư duy về cơ chế thị trường còn hạn chế. Tuy vậy, Việt Nam có rất nhiều lợi thế: chính trị ổn định, tài nguyên phong phú, giá công nhân rẻ,… Môi trường công nghệ: Thế kỷ 21 được mệnh danh là kỷ nguyên của công nghệ thông tin, của tri thức, của học hỏi. Do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần luôn luôn cập nhật thông tin, kiến thức, công nghệ mới để tạo được thế mạnh trên thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội vốn là một doanh nghiệp nhỏ nên cũng chịu nhiều tác động của môi trường công nghệ. Công ty, thấy được sự cần thiết của khoa học công nghệ cho sự phát triển của mình, nên có chính sách khuyến khích công nhân có ý thức nâng cao trình độ. Công ty đã mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình thi công các công trình. Môi trường tự nhiên: Các công trình của công ty chủ yếu xây dựng ngoài trời nên chịu tác động mạnh của môi trường tự nhiên để lập kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Vì vậy, tùy vào từng địa hình, thời tiết để lập kế hoạch thi công phù hợp. Môi trường văn hoá – xã hội: Việt Nam là một đất nước có bản sắc Á Đông, lại mới là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, nên có sự hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Điều này ảnh hưởng tới văn hóa của các doanh nghiệp. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội luôn duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo môi trường văn hóa doanh nghiệp để cán bộ, công nhân được cống hiến hết mình và hưởng thụ trong môi trường làm việc như trong một gia đình. Môi trường luật pháp: Chính phủ Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp với việc bổ sung và sửa đổi những điều khoản tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt là những điều khoản liên quan đến việc ký kết hợp đồng thương mại. Điều này đã dẫn tới việc thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa hai bên đối tác. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ theo đúng pháp luật và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình với Nhà nước và các bên liên quan theo luật định. Môi trường quốc tế: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội có quy mô vừa và nhỏ nên hiện nay mới chỉ thi công các công trình trong nước. 2. Mổi trường ngành: Thực tế cho thấy vài năm gần đây, nền kinh tế nước ta bắt đầu tăng trưởng, việc người dân đã tập trung vào việc xây dựng nhà cửa và các công trình nhiều. Điều này đã dẫn tới hàng loạt những nhà cung cấp nguyên vật liệu về xây dựng nổi lên tạo thành sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Thấy được tình hình khó khăn hiện nay, công ty lập dự án đối phó với những khó khăn của thị trường. VIII. THU HOẠCH CỦA SINH VIÊN QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN. Là sinh viên thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội, cùng với những kiến thức được thầy cô trang bị tại khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Viện Đại học Mở Hà Nội, đồng thời được ban lãnh đạo công ty đưa đến các phòng ban và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị tại các phòng ban của công ty, em đã thu thập được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích cho để hoàn thành bản báo cáo này. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thuơng mại Hà Nội mới được thành lập nên hoạt động của công ty còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ phía môi trường vĩ mô cũng như môi trường vi mô nhưng cũng có không ít những thuận lợi cho chiến lược phát triển của công ty. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp nước ngoài đổ vào Việt Nam, trình độ công nghệ tiến tiến, trình độ quản lý hiện đại không những là cơ hội lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam mà còn tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội luôn luôn đặt ra các kế hoạch kinh doanh tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty. Công ty đã có được rất nhiều hợp đồng lớn như công trình công ty Canon,… Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội, được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, sự giúp đỡ của các phòng ban, cùng sự tận tình của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực tham gia vào khảo sát, phân tích thực tế, em đã tìm hiểu, nghiên cứu cách thức tổ chức quản lý sản xuất của công ty và viết báo cáo thực tập tồng quan này. Tuy nhiên, bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong thầy cô góp ý để bản báo cáo này hoàn thiện hơn. Do thời gian thực tập có hạn, lĩnh vực kinh doanh của công ty lớn nên còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung nhận xét của lãnh đạo, phòng ban của công ty và của giáo viên hướng dẫn để báo cáo của em hoàn thiện h ơn và đạt được kết quả tốt MỤC LỤC Lời mở đầu 1 I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 3 II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 5 1. Mặt hàng sản phẩm, dịch vụ. 5 2. Sản lượng 6 3. Doanh thu 7 4. Lợi nhuân trước thuế 8 5. Lợi nhuân sau thuế 9 6. Giá trị TSCĐ bình quân trong năm 10 7. Vốn lưu động bình quân trong năm 11 8. Số lao động bình quân trong năm 12 9. Tổng chi phí sản xuất trong năm 13 III. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT. 14 1. Thuyết minh dây chuyền sản suất sản phấm. 14 a. Vẽ sơ đồ dây truyền sản xuất 14 b. Thuyết minh dây chuyền sản xuất. 14 2. Đăc điểm của công nghệ sản xuất : 16 IV. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP. 19 1. Tổ chức sản xuất. 19 2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. 20 V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP. 21 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 21 2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phân và mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp 22 VI. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ “ĐẦU RA”, “ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP. 25 1. Khảo sát,và phân tích các yếu tố “đầu vào”. 25 a. Yếu tố đối tượng lao động( nguyên liệu và năng lượng). 25 b. Yếu tố lao động. 27 c. Yếu tố vốn. 30 2. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu ra”. 31 VII. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 33 1. Môi trường vĩ mô. 33 2. Môi trường ngành. 35 VIII. THU HOẠCH CỦA SINH VIÊN QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN………………………………………………………...35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26326.doc
Tài liệu liên quan