Báo cáo Thực tập tổng hợp tại công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên

Qua tìm hiểu về công ty, có thể thấy rằng thời gian tới nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Công ty cần phải nỗ lực rất lớn mới có thể duy trì được kim ngạch xuất khẩu tinh dầu như những năm vừa qua. Nhiệm vụ vừa đặt ra là phải có những biện pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra công tycòn một số những tồn tại cần phải được khắc phục để có thể tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Thứ nhất: cơ cấu tổ chức phải được bố trí hợp lý hơn nữa, phải có những phòng ban chuyên trách để đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của công việc. Thứ hai: công ty phải cố gắng giảm được chi phí để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách cắt giảm những chi phí bất hợp lý. Thứ ba: công ty phải triển khai những mặt hàng mới để xuất khẩu thay thế cho mặt hàng tinh dầu xá xị đã bị cấm xuất khẩu. Công ty phải có một chiến lược trung dài hạn để tạo nguồn hàng thường xuyên và ổn định. Tóm lại, thời gian tới đây công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu tinh dầu. Cùng với việc khắc phục những tồn tại công ty phải có những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy xuất khẩu.

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo thực tập tổng hợp I-/ Sự hình thành và phát triển của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên 1-/ Sự hình thành và phát triển của công ty Nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa khả năng ứng dụng khoa hoc kĩ thuật và thưc hiện phát triển sản xuất, 28/11/1988 Viện khoa học Việt Nam (nay là Trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia) quyết định chuyển Trung tâm liên kết khoa học sản xuất tinh dầu và hương liệu thành xí nghiệp tinh dầu để mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ ngày thành lập đến nay xí nghiêp đã không ngừng phát triển về cơ sở vật chất kĩ thuật và ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh. Từ nguồn vốn ban đầu rất khiêm tốn (vốn ngân sách cấp 606.038.542 đồng) xí nghiệp đã tự khẳng định được mình và phát huy hiệu quả nguồn vốn. Đến cuối năm 1998 nguồn vốn tự bổ sung là 3.560.000.000 đồng, cuối năm 1997 nguồn vốn đã tăng lên thành 3.590.000.000 đồng. Để đáp ứng được sự phát triển của xí nghiệp tinh dầu, ngày 28/11/1998 Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên được thành lập theo quyết định số 802/VKHI-QĐ trên cơ sở Trung tâm liên kết khoa học sản xuất tinh dầu - hương liệu - Viện Khoa học Việt Nam. Tên quốc tế của công ty là Essential Oil Enterprise (ENTEROIL). Địa chỉ của công ty : Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia - đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 2-/ Chức năng nhiệm vụ của công ty. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên có chức năng nhiệm vụ liên kết các đơn vị nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất kinh doanh nhằm khép kín quá trình nghiên cứu khoa học và công nghệ đưa các tiến bộ khoa học, công nghệ về sinh học, hoá học các loại cây tinh dầu đạt được trong nước và trên thế giới vào sản xuất chế biến các mặt hàng tinh dầu, hương liệu, dược liệu có giá trị cao nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ để phát triển nghiên cứu, đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất, không ngừng nâng cao năng lực toàn diện của công ty, tự cân đối, tự trang trải về tài chính, tăng cường tích luỹ mở rộng qui mô sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, là một đơn vị thuộc viện khoa học Việt Nam, nay là trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ vào phát triển sản xuất. Công ty có chức năng nghiên cứu triển khai sản xuất kinh doanh để phát triển khoa học và công nghệ lấy kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ nâng cao năng suất chất lượng và hướng vào sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ quan trọng của trung tâm đồng thời cũng là mục đích của viện trưởng Viện khoa học Việt Nam, là thành lập mô hình khoa học - sản xuất như " Doanh nghiệp - khoa học - kinh tế " để sản xuất thử nghiệm trực tiếp ứng dụng các kết quả nghiên cứu của các đơn vị trong viện vào sản xuất kinh doanh, đặt hàng cho các đơn vị nghiên cứu tạo sản phẩm mới nâng cao chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên đã liên kết được với Viện hoá học, Viện sinh học, Viện sinh thái tài nguyên tạo nhân giống các cây tinh dầu có hàm lượng tinh dầu cao như sả, hương nhu, bạc hà... cung cấp giống cho các địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng, miền núi và Tây Nguyên, nông trường tổng đội thanh niên xung phong... Trong những năm sắp tới, công ty tinh dầu sẽ được xây dựng và phát triển thành trung tâm khoa học công nghệ sản xuất kinh doanh lớn có truyền thống về tinh dầu của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. II-/ cơ cấu tổ chức và một số nhân tố kinh tế kĩ thuật của công ty 1-/ Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban Xí nghiệp có các đơn vị trực thuộc sau: - Phòng nghiên cứu khoa học phát triển tinh dầu, hương liệu (goị tắt là phòng nghiên cứu phát triển) - Phòng kiểm tra chất lượng - Phòng kinh doanh - Phòng quản lý tổng hợp - Xưởng sản xuất chế biến tinh dầu (xưởng tái chế) Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý đươc thể hiện bằng sơ đồ: Giám đốc Công ty Phòng quản lý tổng hợp Phòng nghiên cứu phát triển Phòng kiểm tra chất lượng Phòng kinh doanh Xưởng tái chế Phòng quản lý hành chính Phòng kế toán Phòng K.doanh II Phòng K.doanh I Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy rõ cơ chế hoạt động của công ty bao gồm bộ phận trực tuyến và bộ phận chức năng: Bộ phận trực tuyến bao gồm: Giám đốc công ty, phó giám đốc công ty và các trưởng phòng, xưởng trưởng, bộ phận này có vai trò trực tiếp chỉ đạo, điều hành toàn bộ công ty. Bộ phận chức năng bao gồm: Các trưởng phòng, xưởng trưởng. Bộ phận này thực hiện các chức năng quản lý khác nhau theo sự phân công chuyên môn hoá khác nhau. Giám đốc công ty vẫn là người chịu trách nhiệm toàn diện về tất cả các hoạt động của công ty, mối liên hệ giữa các thành viên theo kênh liên hệ đường thẳng nghĩa là chỉ có các trưởng phòng, xưởng trưởng mới có quyền ra lệnh cho nhân viên thừa hành trong phạm vi mình phụ trách, còn những người khác không có quyền ra lệnh cho nhân viên không thuộc quyền quản lý của mình (tuy nhiên, điều này chỉ mang tính chất tương đối) Giữa các bộ phận có mối quan hệ ngang quyền không phụ thuộc lẫn nhau nhưng lại hỗ trợ, hiệp tác công việc với nhau làm cho bộ máy của công ty hoạt động một cách nhịp nhàng có hiệu quả. Sau đây là chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong công ty: 1. Giám đốc công ty: Giám đốc công ty do Viện trưởng viện khoa học Việt nam nay là trung tâm khoa học tự nhiên và quản lý công nghệ quốc gia vừa đại diện cho công nhân viên chức quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định công ty điều hành hoạt động của công ty theo đúng chính sách pháp luật của nhà nước sự chỉ đạo của trung tâm khoa học pháp luật của Nhà nước sự chỉ đạo của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và nghị quyết của đại hội công ty nhân viên chức. Đồng thời giám đốc công ty phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty, thực hiện, hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra. Để thực hiện chức trách được giao, giám đốc công ty có nhiệm vụ và quyền hạn về tổ chức bộ máy, tuyển chọn lao động, trả lương theo hiệu quả của sản xuất kinh doanh và theo qui định của pháp luật hiện hành. 2. Phó giám đốc và kế toán trưởng: có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc do giám đốc đề nghị và giám đốc trung tâm khoa học tự nhiên và công ty công nghệ quốc gia ra quyết định bổ nhiệm phó giám đốc điều hành công việc chịu sự phân công của Giám đốc theo từng lĩnh vực công tác chịu tránh nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được phân công. 3. Phòng nghiên cứu khoa học phát triển tinh dầu hương liệu - Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế của đất nước với các đề tài thuộc trung tâm quản lý. - Hợp tác với các đơn vị có liên quan trong trung tâm để nghiên cứu và đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật đạt được trong lĩnh vực sinh học, hoá học, tinh dầu, hương liệu, tư động hóa v.v...vào phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tham gia vào công tác đào tạo (đào tạo tại chỗ, tham gia giảng dạy ở các trường đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh) 4. Phòng kiểm tra chất lượng - Kiểm tra và chịu trách nhiệm về các loại tinh dầu, hương liệu, hoá chất nhập vào và xuất ra ở công ty. - Kiểm tra và cấp chứng chỉ chất lượng các loại tinh dầu hương liệu cho các đơn vị kinh doanh khác khi có yêu cầu. 5. Phòng kinh doanh Trước năm 1999 công ty chỉ có 1 phòng kinh doanh. Từ năm 1999, do có những thay đổi lớn từ môi trường kinh doanh, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng lớn của công việc phòng kinh doanh được tách thành hai phòng: Phòng kinh doanh I và phòng kinh doanh II, trong đó nòng cốt là phòng kinh doanh I. * Phòng kinh doanh I - Tìm hiểu thị trường trong nước và ngoài nước, tìm hiểu nguồn cung cấp (mua vào) xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. - Thu thập và xử lý thông tin kinh tế kĩ thuật cũng như sự biến động của thị trường nói chung và các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Nắm vững chế độ chính sách để thực hiện sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao. - Xây dựng các hợp đồng kinh tế, liên doanh liên kết dịch vụ lập chứng từ giao nhận và thanh toán. - Thực hiện các hoạt động quảng cáo, chào hàng kịp thời. * Phòng kinh doanh II - Khai thác thị trường tiêu thụ nội địa và cố gắng mở rộng thị trường tạo ưu thế cạnh tranh với những đối thủ kinh doanh cùng mặt hàng trong giai đoạn mới. - Tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mới là lĩnh vực nhập khẩu (từ năm 1999) - Trong thời gian tới phòng kinh doanh I và phòng kinh doanh II cùng phối hợp hoạt động để thực hiện kế hoạch đa dạng hoá kinh doanh của công ty. 6. Phòng quản lý tổng hợp: a. Phòng tổ chức hành chính - Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của giám đốc về quản lý nhân sự - Tổ chức theo dõi việc thực hiện chính sách cho cán bộ công nhân viên chức - Giúp giám đốc khâu tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, bố trí lao động - Giúp giám đốc về công tác xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ, điện nước, vận tải, đời sống... b. Phòng kế toán - Thực hiện công tác thống kê kế toán, giúp giám đốc về công tác quản lý tài chính, hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Báo cáo giám đốc về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác kịp thời khi có yêu cầu - Tổ chức tốt việc thực hiện huy động các nguồn vốn kinh doanh - Thực hiện đúng mọi yêu cầu của Nhà nước cũng như các qui định khác về hạch toán kinh doanh. 7. Xưởng sản xuất chế biến tinh dầu: Xưởng có hai bộ phận : - Một bộ phận chuyên chế biến các loại tinh dầu tự nhiên phối hợp với các bộ phận khác trong công ty. Đây là bộ phận quan trọng nhất - Một bộ phận chuyên chế biến, nâng cấp một số loại tinh dầu tự nhiên thành tinh dầu chất lượng cao tách đơn hương từ tinh dầu. 2-/ Một số nhân tố kinh tế kĩ thuật a, Về cơ sở vật chất kĩ thuật: - Diện tích nhà xưởng, kho 1345 m2 Trong đó có 1265 m2 nhà kiên cố, 80 m2 nhà cấp1, 1400 m2 sân bãi và các thiết bị máy móc và các tài sản có giá trị khác. b, Thực trạng lao động: Phần đông cán bộ công nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều việc thực hiện nhiều chức năng. Một số cán bộ khoa học vừa nghiên cứu thiết kế chế tạo vừa lao động sản xuất thực hiện chức năng giảm bớt số lượng cán bộ trung cấp, công nhân kĩ thuật. Công ty hiện nay có 63 cán bộ trong đó: - Trên đại học 3 - Đại học cao đẳng 29 - Trung cấp 3 - Công nhân kĩ thuật 10 - Lao động trực tiếp 18 Về số lượng cán bộ khoa học quản lý nghiệp vụ tuy ít nhưng có chất lượng đúng ngành nghề, được tuyển chọn và sử dụng hợp lý phát huy tối đa năng lực làm việc của mỗi người. Ngoài số cán bộ trong biên chế, công ty còn mạng lưới cộng tác viên là những cán bộ khoa học kĩ thuật chuyên ngành có trình độ cao của Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và một số trương đại học. c, Tình hình về mặt hàng sản xuất kinh doanh. Công ty tinh dầu được Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ các trang thiết bị nhập từ các nước Đức, Pháp, Nhật. Các chuyên viên kĩ thuật được đào tạo từ các nước và được chuyên gia Liên hiệp quốc hướng dẫn trực tiếp nên vận hành thành thạo các trang thiết bị chưng cất, chế biến, nâng cao chất lượng các loại tinh dầu, đơn hương và các dẫn xuất đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Công ty có phòng kiểm tra chất lượng được Nhà nước cho phép cấp chứng chỉ chất lượng tinh dầu xuất khẩu. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: - Tinh dầu quế - Tinh dầu sả - Tinh dầu hương nhu - Tinh dầu húng quế - Tinh dầu bạc hà - Tinh dầu hồi - Tinh dầu tràm - Tinh dầu màng tang - Tinh dầu pơ mu - Tinh dầu sả hoa hồng - Các đơn hương - Tinh dầu xá xị - Dầu thực vật (dầu dừa, dầu đào lộn hột...) - Hoa hồi - Cánh kiến Hiện nay công ty nghiên cứu đưa vào sản xuất thử một số mặt hàng tinh dầu mới có giá trị như: dầu hoa hồi, tinh dầu xá xị ấn Độ, nước gội đầu, chất tẩy rửa pha chế và tạo ra một số đơn chất hương thơm như hương chanh táo. Năm 1999 công ty đã sử dụng hương táo cho sản phẩm nước rửa bát đạt chất lượng cao, giá thành hạ so với mua hương liệu táo từ nguồn nhập khẩu. Để nâng cao chất lượng của sản phẩm tinh dầu xuất khẩu công ty tiến hành nghiên cứu triển khai và tiến hành áp dụng vào sản xuất một số công nghệ chiết suất bằng chưng cất phân đoạn trong chân không và kết tinh có điều khiển. Ngoài ra công ty còn tiến hành xây dựng phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng áp dụng các phương pháp phân tích hoá học, hoá lý hiện đại để đảm bảo chất lượng các loại tinh dầu đang sản xuất và kinh doanh. III-/ Môi trường kinh doanh của công ty 1-/ Môi trường bên ngoài ¯ Các nhà cung cấp: Nguồn cung cấp hàng hoá cho công ty rất rộng có thể nói là trên toàn quốc. Các nhà kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế từ doanh nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã và cả các hộ sản xuất nhỏ. Trong nền kinh tế thị trường ổn định thị trường đầu vào là vấn đề rất quan trọng. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Do vậy, công ty đã ổn định được nguồn hàng ngay cả trong những thời điểm thị trường có nhu cầu đột biến, giá cả bấp bênh. Để có được điều đó phải nói đến một số biện pháp hữu hiệu mà công ty đã áp dụng với các nhà cung cấp như: Cử các cán bộ kĩ thuật xuống các địa phương hướng dẫn kĩ thuật sản xuất, chưng cất cho họ, chế tạo thiết bị sản xuất bán cho họ với giá ưu đãi, cấp giấy phép cho các nhà cung cấp.... ¯ Đối thủ cạnh tranh của công ty: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã vấp phải sự cạnh tranh mua, cạnh tranh bán và đương nhiên có cả cạnh tranh không lành mạnh làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp phải những trở ngại đáng kể. Tuy nhiên, với ưu thế là doanh nghiệp ra đời sớm trong lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh cùng với sự nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín trên thương trường đồng thời quan hệ tốt với bạn hàng nên công ty vẫn giữ được tốc độ phát triển. Hiện nay, có thể điểm qua một số đối thủ cạnh tranh trong nước như: Xí nghiệp xuất nhập khẩu dược Trung ương, công ty dược liệu - Viện dược liệu Trung ương, công ty xuất khẩu tinh dầu Hà Nội, viện hoá công nghiệp Cầu Diễn.... ] Môi trường pháp luật : Là một doanh nghiệp doanh thu chủ yếu là nguồn thu từ hàng hoá xuất khẩu nên sự thay đổi của tỷ giá hối đoái đồng ngoại tệ, sự khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cuả xí nghiệp. Sự thay đổi chính sách của chính phủ là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trước đây công ty được tham gia trả nợ Nga theo nghị định thư nhưng từ khi có chủ trương đấu thầu mà qui chế đấu thầu lại không chặt chẽ nên công ty không trúng thầu. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng không nhỏ đến đầu ra và lợi nhuận của công ty. Trong thời gian gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã gặp phải một số những trở ngại có lúc làm chững lại hoạt động sản xuất kinh doanh, do một số cơ chế chính sách thay đổi. Ví dụ như chính sách về thuế, luật bảo vệ rừng cấm khai thác tài nguyên. Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của công ty là các loại tinh dầu thô được chế biến từ các loại gốc rễ của một số cây gỗ: dẻ, bạch đàn, quế. Nhưng gần đây do tình hình khai thác tài nguyên rừng bừa bãi, đặc biệt ở một số tỉnh có gốc dẻ nhiều như Thái Nguyên, Khánh Hoà. Nhà nước đã có lệnh cấm khai thác. Năm 1999 chính phủ đã quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng tinh dầu xá xỉ. Xá xỉ là sản phẩm xuất khẩu chính của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Vì thế việc cấm này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty và làm giảm hẳn tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999. ] Thị trường của công ty : Thị trường của công ty là châu Âu, châu á và châu Mĩ. Công ty đang cố gắng thâm nhập thu trường các nước Đông Âu và thị trường Mĩ. Đây là hai thị trường rất khó khăn trong quá trình thâm nhập song cũng rất hấp dẫn đối với ngành hàng tinh dầu Việt Nam 2-/ Môi trường bên trong của công ty Xuất phát từ đặc điểm của công ty là một đơn vị thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia với đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và chuyên gia thương mại có trình độ cao. Từ khi ra đời đến nay công ty đã đặt trọng tâm hoạt động của mình vào công tác nghiên cứu triẻn khai công nghệ trên các hướng. - Cải tiến công nghệ đang lưu hành bao gồm khâu kĩ thuật giống, canh tác, thu hái, chế biến thiết kế và chế tạo thiết bị cũng như tối ưu hoá công nghệ chiết suất tinh dầu đối với các cây sả, bạc hà, húng quế, quế... các kết quả này đã được chuyển giao và triển khai tại nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu ở địa phương trong cả nước góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. - Nghiên cứu triển khai và tiến hành áp dụng vào sản xuất một số công nghệ chế biến tinh dầu nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng tinh dầu truyền thống. Đặc biệt là công nghệ chiết tách bằng chưng cất phân đoạn trong chân không và kết tinh có điều kiện. - Xây dựng phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng, áp dụng phương pháp phân tích hoá học, hoá lý hiện đại để đảm bảo chất lượng các loại tinh dầu đang sản xuất và kinhdoanh. Phòng kiểm tra chất lượng của công ty được đầu tư trang thiết bị tốt và hoạt động đều đặn nên đã được Uỷ ban khoa học kĩ thuật Nhà nước công nhận và cho phép cấp chứng chỉ chất lượng xuất khẩu đoói với các mặt hàng tinh dầu và hương liệu. Hàng năm, công ty thực hiện phân tích hàng ngàn mẫu sản phẩm bao gồm cả hoạt động dịch vụ phân tích, cấp chứng chỉ chất lượng cho các cơ sở nghiên cứu sản xuất tinh dầu hương liệu cả nước. Nghiên cứu đưa vào sản xuất một số tinh dầu có giá trị cao như tinh dầu hoa hồi, bạc hà cao sản ấn Độ, tinh dầu lá quế, tinh dầu sả....và đang tiến hành nghiên cứu thử nghiệm chiết suất hương liệu từ hoa nhài Việt Nam và khả năng qngs dụng từnó, hoàn thiện các phương pháp phân tích tổng hợp các chát chứa nhóm carbolyl trong một số loại tinh dầu như sả màng tang và tinh dầu quế. Công ty thường xuyên nghiên cứu thị trường sản xuất và buôn bán tinh dầu, hương liệu trên thế giới nhằm đưa ra sách lược sản xuất và khai thác, mở rộng thị trường và sản phẩm mới. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là một doanh nghiệp Nhà nước có các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập có tài khoản tiền và ngoại tệ tại các ngân hàng Việt Nam, có con dấu riêng mang tên Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên - trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia để hoạt động. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là đơn vị thuộc TTKHTN và CNQG chịu sự quản lý toàn diện của trung tâm và chịu quản lý nhà nước của Bộ thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu. Do hợp tác sản xuất, chế biến tinh dầu xuất khẩu với công ty nên một số cơ sở sản cuất chế biến tinh dầu của các địa phương đã tiêu thụ được sản phẩm có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Nông trường số 5 (ở Tây Nguyên) thuộc tổng đội thanh niên xung phong thành phố HCM có hàng ngàn người lao động chuyên sản xuất các loại tinh dầu. Xí nghiệp chế biến lâm sản bộ nội vụ tận dụng lao động tù nhân sản xuất tinh dầu cho công ty. Một số công ty ngoại thương của các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, các cơ sở sản xuất tập thể cá nhân ở các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh... đã tận dụng đất hoang đồi trọc, trồng cây tinh dầu giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. Một số hợp tác xã nông nghiệp ở Yên Bái chuyên sản xuất tinh dầu nhập cho công ty hoặc nhờ công ty nâng cấp và uỷ thác xuất khẩu. IV-/ vài nét về thị trường tinh dầu trên thế giới. 1-/ Thị trường tinh dầu xuất khẩu trên thế giới: Tinh dầu là một chất lỏng được chiết suất từ những cây thảo mộc có mùi thơm hay mùi hắc đặc trưng cho loài cây mà ta chiết suất từ nó. Những vị thuốc có tinh dầu khi ép giữa hai tờ giấy để lại một vết trong mờ, nhưng để lâu hay hơ nóng thì bay mất (lưu ý phân biệt với chất béo. Vì chất béo khi ép giữa hai tờ giấy cũng để lại một vết mờ, nhưng để lâu hay hơ nóng vết mờ vẫn để lại hình dáng ban đầu.) Hàng năm, trên toàn thế giới tiêu thụ hàng vạn tấn nguyên liệu chứa tinh dầu. Theo tài liệu của GATT, hàng năm sản lượng tinh dầu được sản xuất trên thế giới thay đổi từ 25000- 35000 tấn Các nước châu á chiếm khoảng 28% Các nước châu âu chiếmkhoảng 20% Các nước Bắc Mỹ chiếm khoảng 26% Các nước Nam Mĩ chiếm khoảng 14% Các khu vực khác chiếm khoảng 12% Những nước cung cấp tinh dầu chủ yếu trên thế giới. Bình quân hàng năm, đơn vị nghìn tấn Trung Quốc ấn Độ Mĩ Đài Loan Inđônexia Braxin Malagas Srilanca Maroc Paragoay Ai Cập Pê Ru Thái Lan Việt Nam (1990 đến nay) Tổng Cộng 3.350 3.065 2.400 2.300 2.400 1.970 1.000 450 388 316 300 150 100 650 18839 Như vậy, mức tiêu dùng và cung cấp tinh dầu các nước trên thế giới là tương đối lớn có khả năng đem lại thu nhập cao cho nền kinh tế quốc dân. 3-/ Thị trường nhập khẩu tinh dầu trên thế giới. Một số cây dược liệu để chiết suất tinh dầu do không thích nghi được với khí hậu một số nước trên thế giới, nên những nước này không sản xuất được tinh dầu và phải nhập một số lượng lớn tinh dầu để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế trong nước hoặc nhập gia công để tái xuất các sản phẩm chiết từ tinh dầu. Những nước nhập khẩu tinh dầu chủ yếu là Mĩ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản và một số nước châu Âu khác. Trên thế giới nhiều nước nhập khẩu tinh dầu như Trung Quốc, Braxin. Hàng năm, Mĩ nhập khoảng 20 mặt hàng tinh dầu các loại. Những nước công nghiệp phát triển như Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản... cũng đều nhập khẩu tinh dầu hàng năm với số lượng và giá trị lớn. Tuỳ theo tình hình phát triển công nghiệp và nhu cầu của mình mà mỗi nước nhập khẩu các loại tinh dầu với số lượng khác nhau để phục vụ cho nền kinh tế. Ví dụ Mĩ: -Tiêu dùng sả từ 476 tấn /năm (1983) tăng lên 853 tấn /năm (1992) -Tiêu dùng hồi từ 28 tấn /năm (1983) tăng lên 54 tấn /năm (1992) -Tiêu dùng tràm từ 271 tấn /năm tăng lên 392 tấn / năm - Tiêu dùng xá xị bình quân 200 tấn /năm Pháp:-Tiêu dùng sả từ 250 tấn /năm (1983) giảm còn 240 tấn/năm (1992) -Tiêu dùng bạc hà từ 677 tấn /năm tăng lên 985 tấn /năm -Tiêu dùng tràm từ 444tấn /năm tăng lên 721 tấn / năm 3-/ Thị trường tinh dầu nội địa ở Việt Nam tinh dầu sản xuất ra chủ yếu dành cho xuất khẩu, tiêu dùng trong nước không đáng kể. Để thực hiện chủ trương của nhà nước: gắn sản xuất với thị trường thế giới nhằm giảm bớt khâu trung gian làm cho hàng hoá Việt Nam thích ứng với thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các nhà sản xuất rất chú ý đến việc sản xuất thu mua và xuất khẩu tinh dầu. Một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng tinh dầu cũng cạnh tranh nhau rất gay gắt trong việc xuất khẩu mặt hàng này. Lượng tinh dầu trong mước tăng lên không đáng kể trong khi đó số người được phép xuất khẩu rất lớn nên xảy ra tình trạng cạnh tranh nhau để thu mua được tinh dầu làm cho giá tinh dầu trong nước mất ổn định. Mặt khác, khi có tình trạng cạnh tranh như vậy dẫn đến tình trạng người sản xuất không chú ý tới chất lượng của sản phẩm mà chỉ chú ý đến số lượng của sản phẩm. Thời gian gần đây, đã có tình trạng khan hiếm tinh dầu xả nên chưa đến ngày thu hoạch họ đã cắt để chưng cất tinh dầu, kết quả là hàm lượng tinh dầu chỉ đạt 28 đến 30 % Citronella mà đáng ra tinh dầu xả xuất khẩu phải đạt hàm lượng 35%. Do vậy, sẽ dẫn đến hiện tượng lộn xộn về chất lượng và giá bán làm giảm uy tín tinh dầu Việt Nam trên thị trường thế giới gây thiệt hại cho người kinh doanh và người sản xuất. Cạnh tranh trong việc tạo nguồn hàng cung ứng hàng tinh dầu xuất khẩu rất gay gắt, việc cạnh tranh mua bán dẫn đến cung cấp hàng kém chất lượng. Hàng xuất khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngoài nước. Sở dĩ, việc tạo nguồn hàng xuất khẩu còn non yếu là do các yếu tố đảm bảo cuộc sống cho người sản xuất tinh dầu còn thấp, chính sách giá cả cho hợp lý. Cuộc sống du canh du cư cũng là một nguyên nhân tàn phá những cây trồng để chiết suất tinh dầu. Việc cung ứng tinh dầu xuất khẩu do tư thương nắm giữ là chủ yếu thông qua các doanh nghiệp nhà nước mua lại sản phẩm hoặc xuất khẩu uỷ thác, sự cạnh tranh giữa người mua với người mua, người bán với người bán diễn ra gay gắt. Bên cạnh đó cũng xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất khẩu trong nước đã đẩy giá tinh dầu nội địa lên cao.Mặt khác, các nhà doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu lại tranh nhau chào bán cho khách hàng nước ngoài dẫn đến thương nhân nưóc ngoài có điều kiện ép giá tinh dầu xuất khẩu của ta. Ngoài ra các công ty nước ngoài còn sử dụng người Việt Nam làm môi giới đại lý. Vì vậy sự xâm nhập thị trường tinh dầu Việt Nam của khách nước ngoài ngày càng tinh vi hơn, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu tinh dầu cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng xâm nhập thị trường thế giới của tinh dầu nước ta. Chính những nguyên nhân trên dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tinh dầu hàng năm của Việt Nam chưa cao.Tỷ trọng mặt hàng tinh dầu của Việt Nam so với khối lượng tinh dầu của các nước xuất khẩu chủ yếu trên thế giới như sau: Tỷ trọng mặt hàng tinh dầu của Việt Nam so với các nước xuất khẩu chủ yếu trên thế giới. Như vậy, khối lượng tinh dầu được sản xuất và xuất khẩu ở Việt Nam chiếm một tỉ trọng rất nhỏ so với lượng tinh dầu được sản xuất và xuất khẩu trên thế giới. Vì vậy, tình hình thay đổi giá cả, khối lượng của tinh dầu Việt Nam trên thị trường tinh dầu thế giới không ảnh hưởng đến tình hình chung của thị trường này. Hay nói cách khác,Việt Nam là nước chấp nhận giá trong xuất khẩu tinh dầu ra nước ngoài do đặc điểm là một nước xuất khẩu với khối lượng nhỏ. Điều này cũng mở ra hướng phát triển cho ngành tinh dầu Việt Nam. Nếu chúng ta biết tận dụng và khai thác tốt lợi thế có sẵn, tổ chức tất hoạt động sản xuất kinh doanh tranh thủ được những diều kiện có lợi thì sẽ có khả năng khai thác tốt thị trường này, đem lại một nguồn thu nhập không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân.Cầu trên thế giới của mặt hàng này là rất lớn so với khả năng cung của Việt Nam. Cần thiết phải có một sự đầu tư thích đáng để phát triển ngành hàng xuất khẩu còn non trẻ này. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tinh dầu. Những năm qua công ty đã đương đầu với không ít khó khăn. Nhưng với nỗ lực rất lớn, công ty đã thu được những thành công bước đầu đáng khích lệ. Trên cơ sở nền tảng sẵn có, vẫn cần phải có một hướng đi đúng đắn để sản phẩm tinh dầu của công ty xuất khẩu trên thị trường thế giới ngày một nhiều hơn và có chất lượng cao hơn, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành kinh tế. V-/ tình hình hoạt dộng kinh doanh của công ty trong giai đoạn 95-99 1-/ Tổ chức hoạt động xuất khẩu tinh dầu tại công ty Tinh dầu là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty đồng thời là mặt hàng mới ở Việt Nam. Do đó thị trường nội địa nhỏ hẹp.Hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là xuất khẩu tinh dầu. Thi trường xuất khẩu của công ty hầu hết là thị trương khó tínhnhư Anh, Pháp, Hà Lan,... Vì thế việc tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu phải được thực hiện một cách cẩn thận và đúng trình tự. Trước hết là nghiên cứu thị trường. Do đặc điểm của mặt hàng tinh dầu là mặt hàng đặc biệt ít được tiêu dùng rộng rãi so với các mặt hàng khác nên chính sách về thị trường có một sồ khác biệt. Công ty phải tìm kiếm thị trường và khách hàng chứ không thể lựa chọn thị trường như các mặt hàng khác. Công ty tiến hành quảng cáo, giới thiệu về công ty (về lợi thế cạnh tranh, về mặt hàng công ty cần xuất khẩu...) qua Fax gửi đến bạn hàng đồng thời gửi các quyển quảng cáo về công ty cho các bạn hàng. Nếu trong trường hộp khách hàng yêu cầu công ty có thể gửi cả mẫu chào hàng qua đường chuyển phát nhanh. Công ty tiến hành quảng cáo rông rãi qua các tạp chí, sách báo giới thịệu về ngành hàng, măt hàng của Việt Nam (như quảng cáo trên quyển " Việt Nam Directory 97 - 98", "Giới thiệu Việt Nam với toàn thế giới ", "Nông nghiêp Viêt Nam trên đường hiện đại hoá", "Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam"). Tiếp theo là kí kết hợp đồng xuất khẩu. Sau khi đã chào hàng và nhận được đơn đặt hàng của bạn hàng, công ty sẽ kí kết hợp đồng xuất khẩu. Thông thường bạn hàng của công ty là người nước ngoài nên việc đàm phán trực tiếp trước khi kết hợp xuất khẩu là rất ít diễn ra. Công ty thường phát hành các hợp đồng xuất khẩu dưới hình thức "Hợp đồng mua bán hàng hoá "(sale contract ) hoặc "Bản chào hàng kiêm hoá đơn" (offer Proforma invoi) qua Fax.. Có một số trường hợp khách hàng tự phát hành hợp đồng Fax lại cho công ty qua đường bưu điện hợp đồng gốc. Một số hợp đồng và đơn chào hàng của công ty (phần phụ lục) Việc tạo nguồn hàng cũng hết sức quan trọng. Đối với một số mặt hàng (như xá xị, sả,...) có thể giữ được lâu và tích trữ trong kho. Còn một số loại khó bảo quản và khó tìm được bạn hàng, công ty mới tiến hành thu mua. Công ty đặt các trạm thu tại Vinh - Nghệ An, các cơ sở chưng cất chế biến tại các lò nấu ở các huyện được vân chuyển và tập kết về trạm thu tại Vinh. Hàng tháng cán bộ thu mua tại trạm tập hợp lại và hàng hoá được vận chuyển ra Hà Nội theo lệnh điều động của giám đốc công ty mà vấn đề chất lượng được đặt lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng xuất khẩu. Đối với tinh dầu xá xị, tinh dầu xả cán bộ thu mua tại trạm tự kiểm tra chất lượng còn một số tinh dầu khcs như tinh dầu quế tinh dầu bạc hà đòi hỏi tính kĩ thuật cao nêm phải đưa về công ty để kiểm tra chất lượng bằng máy móc hiện đại. Ngoài ra công ty còn đặt các trạm thu mua tinh dầu ở Phú Yên ở chi nhánh số 1 ở Khánh Hoà với hình thức thu mua tương tự. 2-/ Tình hình xuất khẩu tinh dầu tại công ty thời kì 95-99 Trước năm 1991, khách hàng của công ty chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu. Xuất khẩu chủ yếu bằng nghị định thư nên thị trường giá cả, số lượng của hàng hoá khá ổn định. Bước sang năm 1991, khối các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, bạn hàng lớn của công ty là Liên Xô cũng bị phá vỡ. Nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nên kinh tế thụ trường. Đối mặt với tình hình mới công ty phải tự đi tìm bạn hàng tự hạch toán kinh doanh để tồn tại và phát triển. Năm 1999, Nhà nước cấm xuất khẩu mặt hàng tinh dầu xá xị - mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty. Công ty đứng trước một khó khăn lớn. Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên phải cố gắng hết sức để duy trì nhịp độ sản xuất kinh doanh như bình thường để có thể đứng vững trong tình hình mới. Công ty đã quyết định đa dạng hoá kinh doanh. Nếu trước đây công ty chủ yếu là xuất khẩu tinh dầu thì từ năm 1999 ngoài xuất khẩu công ty còn nhập khẩu và bán hàng nội địa. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là hoá chất và hương liệu...Những mặt hàng này vẫn thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty. Đồng thời công ty cũng tiến hành nghiên cứu triển khai một số mặt hàng mới dưa đi chào hàng (kể cả xuất khẩu và cho thị trường nội địa) triển khai kế hoạch pha hương liệu. Sau đây là số liệu về kim ngạch xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 94-99 căn cứ từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Bảng 3: kim ngạch xuất khẩu của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên giai đoạn 94-99 Đơn vị : triệu USD năm Tổng kim ngạch xuất khẩu 1994 2,132 1995 2,893 1996 2,833 1997 2,314 1998 3,364 1999 1,278 Nhìn vào bảng ta thấy trong giai đoạn 94-98 kim ngạch xuất khẩu năm 94 là thấp nhất. Nguyên nhân là do thị trường Liên Xô có sự thay đổi lớn mà thị trường bên ngoài chưa được mở rộng.Hơn nữa những người được phps xuất khẩu trong nước mặt hàng tăng lên đáng kể, tình hình hoạt động tự do, thiếu phối hợp giữa các đơn vị ck trong nước đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp gây ra tình trạng ép giá, đầu cơ gom hàng lam cho thị trường trong nước thường xuyên biến động. Đồng thời giá cả mặt hàng tinh dầu trên thị trường thế giới cũng nhiều biến động. Ví dụ: mặt hàng tinh dầu xả, xá xị có nhiều biến động phức tạp. Trong những năm qua giá tinh dầu sả ở mức 2,8 USD/kg (1993 ) đã tăng lên 11USD/kg(1995). Trong khi giá tinh dầu sả và nhu cầu về sả lại tăng lên đến mức chóng mặt, việc sản xuất trong nước lại chưa đáp ứng đủ kéo theo sự tăng giá của mặt hàng thu mua trong nước. Do vậy nhiều hợp đồng vừa kí với giá hiện tại tưởng đã có lãi trong khi chưa kịp triển khai thực hiện thu mua trong nước thì giá đã đội lên do việc tranh mua của các doanh nghiệp khác. Ngược lại, tinh dầu sả, xá xị đang ở mức6,8 USD/kg (1991) đã giảm xuống 3USD/kg(1994)và hiện nay tinh dầu xá xị đang ở mức 6USD/kg(7/1995). trong cả giai đoạn không kể năm 1999 thì kim ngach xuất khẩu là tương đối ổn định và có xu hướng tăng lên. Đồ thị Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên (1994 - 1999) 1 2 3 4 95 97 99 94 96 98 Triệu USD Có được kết quả này là do sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty luôn bám sát thị trường và luôn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng trong nước cũng như ngoài nước như Anh, Pháp, Hà Lan, Đức,... và đang đi vào tìm hiểu thêm thị trường xuất khẩu mới khu vức châu á và Mĩ. Đặc biệt là công ty đã bám sát, tạo nguồn hàng trong nước bằng cách đầu tư với người sản xuất nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm. Sau khi Liên Xô - thị trường lớn và quen thuộc của công ty bị phá vỡ, công ty đã chuyển hướng sang quan hệ trực tiếp với các nước cộng hoà đặc biệt là liên bang Nga theo kiểu giao dịch thương mại và hợp tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp. Nhờ vậy mà một số sản phẩm tinh dầu của công ty vẫn được thị trường Nga tiếp nhận. Năm 1999, do mặt hàng tinh dầu xá xị bị nhà nước cấm xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 38% so với năm 98. Đây là một thiệt thòi lớn của công ty. Công ty buộc phải chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực nhập khẩu để đảm bảo lợi nhuận của công ty đồng thời cũng tạo điều kiện để công ty triển khai kế hoạch mặt hàng mới cho xuất khẩu thay thế mặt hàng tinh dầu xá xị. Trong giai đoạn mới công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cần phải có một chiến lược phát triển kinh doanh để công ty có thể đứng vững và từng bước đi vào ổn định như trước đây. Hiện nay, hoạt động kinh doanh chủ yếu vẫn là xuất khẩu. Tuy nhiên công ty đang tiến kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu và khai thác thị trường nội địa. Năm 99 là năm đầu tiên công ty thu được lợi nhuận trong lĩnh vực nhập khẩu. Năm 99 cũng là mốc đánh dấu sự chuyển đổi của công ty về mặt hàng xuất khẩu. 3-/ Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Sản phẩm của Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên khá đa dạng phong phú bao gồm 12 loại tinh dầu và các sản phẩm từ nhiên khác. Bảng 5:Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu hàng năm của công ty Nhìn vào bảng 5 ta thấy, 2 mặt hàng tinh dầu sả và xá xị là 2 mặt hàng tiêu thụ chính của công ty. Doanh thu của 2 mặt hàng này chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm ( năm 95 chiếm 95,4%; năm 96 chiếm 97,7%; năm 98 chiếm 94,37%) do đó sự biến động của mặt hàng này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tinh dầu sả được chiết xuất chủ yếu từ cây lá sả. ở Việt Nam cây sả được trồng ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.Có một số vùng khác Hàm yên, Chiêm Hoá, Yên Bái, Phú Khánh, Sông Bé, Tây Ninh...Cây sả ưa ánh sáng mặt trời, đất pha cát, đất thịt nhẹ, dốc thoải. Với điều kiện khí hậu như ở Việt Nam rất thích hợp cho việc trông sả do đó cây sả và tinh dầu sả rất có tiềm năng phát triển ở nước ta. Hơn nữa nhu cầu tinh dầu sả trên thế giới cũng rất lớn. Người ta ước lượng sản lượng tinh dầu sả trên thế giới vào khoảng 3000-4000 tấn/năm. Tinh dầu xá xị được chiết xuất từ rễ cây xá xị còn có tên gọi là cây gù hương (tiếng miền Bắc) cây de hương (tiếng miền Trung), bors de vierge (tiếng Pháp), sassafras albidm (tiếng Mĩ).Tại Việt Nam cây xá xị có nhiều ở miền Bắc như tuyên Quang, Bắc Thái, Lạng Sơn, Hà Bắc, Vĩnh Phú,...miền trung có nhiều ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng...miền Nam có nhiều ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé...Hiện nay chúng ta cũng đang chiết suất thử từ tinh dầu xá xị hợp chất Herotropin nhưng giá thành còn cao thị trường thế giới chưa thể chấp nhận được, vị vậy chúng ta còn đang xuất khẩu tinh dầu ở dạng thô. Tinh dầu xá xị ở Việt Nam chủ yếu dùng cho xuất khẩu nhưng do giá còn thấp nên chúng ta chịu nhiều thiệt thòi. Hai mặt hàng tinh dầu xả và tinhdầu xá xị có tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Do điều kkiện khí hậu ở nước ta có thể trồng được hại loại cây này. Hơn nữa, nhu cầu thế giới về hai mặt hàng này cũng rất lớn. Đó là thuận lợi của công ty tinh dầu nói tiêng và toàn ngành tinh dầu nói riêng. Đối với công ty tinh dầu hai mặt hàng này cũng chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Đó là một thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn của công ty do sự mất cân đối. Đặc việt là từ năm 99 tinh dầu xá xị được được lệnh của chính phủ cấm khai thác và xuất khẩu thị kim ngạch xuất khẩu đã giảm sút rõ rệt. Thay vào đó công ty phải tiến hành nhập khẩu hốa chất và hương liệu để thu lợi nhuận( doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là 17.9 tỉ đồng, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu là 2,7 tỉ đồng, bán hàng nội địa là 3tỉ đồng). Hiện nay, công ty đang tìm cách tăng thị phần các sản phẩm khác trong kim chạch xuất khẩu bằng cách đa dạng hoá sản phẩm tinh dầu, tạo ra nhiều mặt hàng mới như dầu hoa môi, nước gội dầu, chất tẩy rửa pha chế, đơn chất hương thơm như hương chanh, hương táo, đồng thời nâng cao chất lượng của các sản phẩm tinh dầu truyền thống và cũng có tiềm năng phát triển ở Việt Nam như: Tinh dầu quế, tinh dầu hồi, tinh dầu húng, màng tang, Pơ mu... 4-/ Một số chỉ tiêu hiệu quả đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 95-99 Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 95-99 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận trước thuế Nộp thuế Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận khác 39848 37372 2476 1270 1206 20 21908 19478 2430 1275 1155 84 28484 26830 1650 296 1358 229 44117 42597 1520 267 1253 274 2400 22803 1197 223 974 126 Thực lãi 1226 1239 1587 1527 1190 Nhìn vào, bảng số liệu ta thấy : Doanh thu hàng năm của công ty khá lớn, nhưng chi phí sản xuất lại quá cao. Do đó lợi nhuận thu được cũng không cao. Tỷ lệ % của chi phí trên doanh thu tăng dần trong giai đoạn từ 95 đến98 (Năm 95 là 93.7%. Năm 96 là 88.9%. Năm 97 là 94.2%. Năm 98 là 96.6%). Chứng tỏ rằng công ty chưa có những biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí trong kinh doanh, tăng lợi nhuận. Hơn thế nữa, chi phí kinh doanh cao cũng có nghĩa là giá bán hàng cao dẫn đến giảm khả năng bán hàng và khả năng cạnh tranh. Trong giai đoạn sắp tới vấn đề cần khắc phục ở đây vẫn là giảm chi phí sản xuất kinh doanh của công ty để tăng lãi. Năm 99 tuy gặp nhiều khó khăn và bước đầu làm quen trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ nhưng hiệu qủa kinh doanh đạt được khá cao. Lãi gộp tính trung bình cho các mặt hàng trên doanh thu là 9.33% 5-/ Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, chi phí, vốn lưu động. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu được tính bằng công thức. Dd = Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí được tính bằng công thức: Dc = Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn lưu động được tính bằng công thức: Dv = Bảng 7 - Tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu, chi phí, vốn lưu động. Chỉ tiêu 95 96 97 98 99 Tổng doanh thu Tổng chi phí Vốn lưu động bình quân Lợi nhuận sau thuế Dd Dc Dv 39848 37372 1519.8 1206 3.02 3.33 0.79 21908 19478 3732 1155 5.27 5.92 0.3 28484 26830 3915 1358 4.76 5.06 0.34 44117 42597 1253 2.84 2.94 24000 22803 974 4.06 4.27 Trong giai đoạn 95- 98, hầu hết các chỉ tiêu của năm 96 đều cao nhất nhưng so sánh năm 98 với năm 99 thì có thấy rõ những dấu hiệu khả quan. Mặc dù, doanh thu bị thu hẹp nhưng các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu, theo chi phí, theo vốn lưu động bình quân đều cao hơn năm98. Như vậy, hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngày càng tăng. Doanh nghiệp đã chú trọng nâng cao hiệu quả trong điều kiện khách quan làm cho doanh thu giảm suts trong năm 1999. VI-/ những thuận lợi khó khăn của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên (Enteroil). 1-/ Những thuận lợi của công ty Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là một tổ chức kinh doanh mặt hàng tinh dầu sớm nhất Việt Nam. Từ trung tâm liên kết khoa học - sản xuất tinh dầu và hương liệu (do viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam thành lập năm 1987) ngày 28/11/88 theo Quyết định số 801/VKH-QĐ tổ chức sản xuất này thành Xí nghiệp tinh dầu và đến ngày 28/11/1998 theo Quyết định số 802/VKHI-QĐ công ty đổi thành công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên (tên quốc tế là ENTEROIL). Do đặc điểm xuất phát đó mà công ty có những lợi thế: 1. Là con đẻ của trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quốc gia, một trung tâm khoa học của đất nước do đó công ty có một môi trường khoa học rất thuận lợi. Điều này giúp công ty có thể tiếp thu được những công trình nghiên cứu khoa học mới nhất, có thể liên kết với các đơn vị khoa học khác trong viện như Viện Hoá học, Viện Sinh thái tài nguyên, Viện Sinh học để ứng dụng vào sản xuất. 2. Công ty tinh dầu với danh nghĩa là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng lại thuộc Viện Khoa học Việt Nam nên có sự nâng đỡ của Viện cũng như của Nhà nước về mọi mặt. Công ty cũng là công ty tiên phong của ngành tinh dầu nên được Nhà nước tạo nhiều điều kiện thuận lợi. 3. Xuất phát từ cái nôi của nền khoa học nước nhà, công ty có một đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhanh có sáng tạo. 4. Do đặc điểm khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới thời tiết bốn mùa rõ rệt rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng theo từng mùa. Nguyên vật liệu chính của công ty là các loại tinh dầu xả, xá xị, quế, hồi, trấu, bạch đàn, tranh, tràm, màng tay. Chủ yếu ở các vùng cao như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tây Nguyên,... ngoài ra còn một số tinh dầu khác như: Bạc hà, húng quế, hương nhu và các loại dược liệu khác ở vùng đồng bằng (Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nam,...). Những điều kiện trên đã tạo cho công ty nguồn nguyên liệu dồi dào và phong phú. Nhưng do nguồn nguyên liệu chính của công ty là tinh dầu thô có đặc tính dễ cháy, dễ bay hơi nên đòi hỏi công tác quản lý tốt để giảm hao hụt tự nhiên và nâng cao hiệu quả. 5. Do lợi thế về mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về mặt hàng này. Tinh dầu và nguyên liệu chứa tinh dầu có vai trò quan trọng trong đời sống con người nên mặt hàng tinh dầu mở ra triển vọng mới cho một ngành hàng xuất khẩu ở nước ta. 6. Đội ngũ cán bộ khai thác thu mua nguồn hàng đông đảo và có mặt ở mọi địa phương đáp ứng kịp thời công tác thu mua sản phẩm nguyên liệu cho công ty. 7. Thị trường xuất hkẩu của công ty ngày càng có uy tín, khách hàng nước ngoài tìm đến với công ty ngày càng nhiều. Những năm trước khi Liên Xô và các nước Đông Âu chưa tan rã công ty chủ yếu xuất khẩu theo Nghị định thư sang thị trường này. Nhưng đồng thời công ty luôn tìm kiếm bạn hàng mới ở thị trường Châu Âu, Châu Mỹ nên mặc dù thị trường Liên Xô và Đông Âu tan rã công ty vẫn đứng vững được và ngày càng phát triển. Hiện nay, thị trường của công ty là các nước Châu Âu như: Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Tiệp, Nga; thị trường Châu á có Hồng Công, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. Năm 1998 công tycòn thu hút được thị trường Mỹ và úc. Mục tiêu phát triển của công ty là ngày càng mở rộng thị trường sang Châu Mỹ và Châu á. Có được sự thành công này sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ thành viên trong công ty trong việc nâng cao hoạt động Marketing, nâng cao năng suất, chất lượng của mặt hàng tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên, giảm giá thành sản phẩm. 2-/ Những khó khăn của công ty 1. Do có nhiều đơn vị bắt đầu kinh doanh xuất khẩu mặt hàng tinh dầu nên cạnh tranh mua tinh dầu ngày càng gây nhiều khó khăn cho việc hoạch định chiến lược giá cả và phân chia lợi nhuận. Hiện nay một số doanh nghiệp không có nghiệp vụ về kinh doanh mặt hàng tinh dầu cũng đều được phép tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, giữa các doanh nghiệp cũng cạnh tranh nhau để thu lợi nhuận và đều đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Do đó rất nhiều cơ quan không đúng chức năng cũng tham gia xuất khẩu tinh dầu. Trong khi có nhiều tham gia xuất khẩu tinh dầu mà lượng tinh dầu trong nước tăng lên không đáng kể nên họ cạnh tranh với nhau để mua được tinh dầu làm cho giá tinh dầu trong nước không ổn định. Mặt khác, khi có trình trạng tranh mua như vậy người sản xuất sẽ không chú ý đến chất lượng mà chỉ chú ý đến số lượng. Bên cạnh đó đã xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất khẩu cũng như các nhà cung cấp tinh dầu xuất khẩu trong nước đã đẩy giá nội địa của tinh dầu lên cao. Các nhà doanh nghiệp sản xuất tinh dầu tranh nhau chào bán cho người nước ngoài dẫn đến thương nhân nước ngoài có điều kiệp ép giá tinh dầu xuất khẩu của ta. Đồng thời ở trong nước tình trạng tranh mua tranh bán giữa các côgn tylàm giá giảm đi nhiều so với trước. Ví dụ: giá tinh dầu hồi xuất khẩu sang thị trường Pháp năm 1994 giảm 15% so với năm 1998, tinh dầu bạc hà cũng giảm giá từ 12,5 USD/kg (1994) xuống chỉ còn 6,3 USD/kg (1995). 2. Do điều kiện khoa học kỹ thuật công nghệ chưa cho phép nên công ty chưa tạo ra sản phẩm cuối cùng mà mới chỉ dừng lại ở dạng bán thành phẩm nên giá xuất khẩu thấp, lãi thu hồi ít. Ví dụ đối với mặt hàng tinh dầu xá xị chúng ta mới xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô và dạng chiết xuất thử từ tinh dầu xá xị trong hợp chất Herotropis nhưn giá thành còn cao, thị trường thế giới chưa thể chấp nhận được. Thời gian tới nếu có đủ điều kiện để đầu tư cho công nghệ hoàn thiện thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn và ngành tinh dầu của đất nước sẽ có một chỗ đứng nhất định trên trường quốc tế. 3. Hiện tượng phá rừng tràn lan nhằm vào các mục đích khác nhau dẫn đến việc khai thác gỗ de để nấu tinh dầu rất khó khăn. Hiện nay ở một số tỉnh có gốc rễ nhiều đã có lệnh cấm khai thác rừng như Thái Nguyên, Khánh Hoà, Phú Yên,... ảnh hưởng không nhỏ đến việc chế biến tinh dầu. Năm 1999 là năm rất khó khăn đối với công ty vì Nhà nước ra lệnh cấm khai thác và xuất khẩu tinh dầu xá xị. Trong khi đó tinh dầu xá xị là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty trong những năm vừa qua. Đứng trước nguy cơ lợi nhuận và qui mô kinh doanh bị thu hẹp, công ty đã quyết định phải đa dạng hoá kinh doanh. VII-/ Kế hoạch năm 2000 và trong thời gian tới của công ty - Một số ý kiến cá nhân 1-/ Kế hoạch năm 2000 và trong thời gian tới Trước tình hình mới, công ty sẽ gặp không ít khó khăn. Để đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập của cán bộ công nhân viên công ty phải nỗ lực rất nhiều thì mới đạt được kết quả khả quan. Kế hoạch năm 2000 của công ty đặt ra như sau: - Doanh số 23,5 tỷ đồng. - Lợi nhuận gộp 2,2 tỷ. - Quĩ lương 8.000 triệu. 1. Kinh doanh xuất khẩu. - Tinh dầu 1 triệu USD (tối thiểu) tương đương 14 tỉ đồng và lợi nhuận gộp từ xuất khẩu tinh dầu khoảng 1,4 tỷ đồng (10%). - Mặt hàng khác: 200 ngàn USD tương đương 2,8 tỷ đồng, lợi nhuận gộp khoảng 225 triệu (8%). 2. Kinh doanh nhập khẩu - Hoá chất các loại 6 tỷ đồng, lợi nhuận gộp từ nhập khẩu khoảng 360 triệu đồng (6%). - Hương liệu 50 ngàn USD, tương đương 700 triệu, lợi nhuận gộp 70 triệu (10%). - Các mặt hàng khác 200 ngàn USD tương đương 2,8 tỷ, lợi nhuận gộp khoảng 140 triệu (5%). 3. Kinh doanh các mặt hàng từ sản xuất Cố gắng đạt doanh số ít nhất 500 triệu. Trong giai đoạn tới công ty sẽ định hướng lĩnh vực kinh doanh của mình là vừa tăng cường xuất khẩu vừa kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả. Nhiệm vụ đặt ra cho thời gian tới của công ty là: - Sản xuất chế biến các loại tinh dầu, nhựa cây chất lượng cao để sản xuất. - Hợp tác với các đơn vị trong trung tâm nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ tinh dầu và hương liệu. - Chuyển giao công nghệ trồng cây, thu hái, sản xuất chế biến nâng cấp chất lượng các loại tinh dầu cho các cơ sở sản xuất của các ngành và các địa phương. Công ty tinh dầu với các sản phẩm tự nhiên với danh nghĩa là công ty thuộc TTKHTN và CNQG sẽ vươn lên thành con chim đầu đàn của ngành tinh dầu Việt Nam. Công ty sẽ không ngừng nghiên cứu triển khai và đi vào ứng dụng sản xuất những loại tinh dầu mới với nguồn nguyên liệu được cung cấp từ cây trồng trong nước với giá thành thấp nhất. Công ty cũng bắt đầu kinh doanh nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho tiêu dùng trong nước nhưng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhằm đa dạng hoá kinh doanh. 2-/ Một số đánh giá của cá nhân Qua tìm hiểu về công ty, có thể thấy rằng thời gian tới nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Công ty cần phải nỗ lực rất lớn mới có thể duy trì được kim ngạch xuất khẩu tinh dầu như những năm vừa qua. Nhiệm vụ vừa đặt ra là phải có những biện pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra công tycòn một số những tồn tại cần phải được khắc phục để có thể tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Thứ nhất: cơ cấu tổ chức phải được bố trí hợp lý hơn nữa, phải có những phòng ban chuyên trách để đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của công việc. Thứ hai: công ty phải cố gắng giảm được chi phí để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách cắt giảm những chi phí bất hợp lý. Thứ ba: công ty phải triển khai những mặt hàng mới để xuất khẩu thay thế cho mặt hàng tinh dầu xá xị đã bị cấm xuất khẩu. Công ty phải có một chiến lược trung dài hạn để tạo nguồn hàng thường xuyên và ổn định. Tóm lại, thời gian tới đây công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu tinh dầu. Cùng với việc khắc phục những tồn tại công ty phải có những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy xuất khẩu. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC136.doc
Tài liệu liên quan