Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng Ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Nam Hà Nội

MỤC LỤC PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. 1 1.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển(NH ĐT&PT)Việt Nam: 1 1.2. Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội: 1 PHẦN 2: CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH NH ĐT&PT NAM HÀ NỘI NĂM 2007 VÀ ĐÁNH GIÁ. 4 2.1. Đánh giá chung: 4 2.2. Đánh giá cụ thể các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu chủ yếu: 5 2.3. Đánh giá kết quả đạt được năm 2007, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm: 11 PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM 2008. 16 3.1. Mục tiêu tổng quát: 16 3.2. Nhiệm vụ trọng tâm: 16 3.3. Các biện pháp, giải pháp thực hiện: 17 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. 1.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển(NH ĐT&PT)Việt Nam: NH ĐT&PT Việt Nam được thành lập ngày 26/04/1957.Trong 48 năm hoạt động và trưởng thành,NH đã mang những tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước: - 1957 – 1980:Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - 1981 – 1990:Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - 1990 – nay: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. NH ĐT&PT Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam,hoạt động theo mô hình tổng công ty Nhà nước hạng đặc biệt.Hiện nay mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn:khối ngân hàng thương mại quốc doanh(gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánh trên cả nước);khối công ty hạch toán độc lập(công ty cho thuê tài chính 1,2,công ty chứng khoán,công ty quản lý quỹ );khối các đơn vị sự nghiệp(trung tâm đào tạo,trung tâm công nghệ thông tin);khối liên doanh(VID,Lào- Việt Bank);khối đầu tư. BIDV hiện hoạt động đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ,tín dụng,dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng,làm ngân hàng đại lý,phục vụ các dự án từ các nguồn vốn,các tổ chức kinh tế,tài chính trong và ngoài nước. Đồng thời,BIDV cũng là một ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển,huy động vốn cho vay dài hạn,trung hạn,ngắn hạn cho các thành phần kinh tế. 1.2. Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội: Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội trứoc đây là chi nhánh cấp 2 NH ĐT&PT Nam Hà Nội trực thuộc chi nhánh cấp 1 NH ĐT&PT Nam Hà Nội.Căn cứ theo quyết định số 29/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị NH ĐT&PT Việt Nam kí ngày 31/10/2005 chi nhánh cấp 2 NH ĐT&PT Nam Hà Nội được nâng cấp lên chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội (chi nhánh cấp 1). Quá trình lịch sử và hình thành của chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội đã trải dài suốt 43 năm.Ngày 31/10/1963, chi điếm Tương Mai thuộc chi hàng kiến thiết Hà Nội được thành lập,tiền thân của chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội.Sau một chặng đường dài kể từ đó đến nay chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội đã trải qua các tên gọi sau: - Chi điếm I Tương Mai – Chi hàng kiến thiết Hà Nội(31/10/1963 – 10/1981) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực I – Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thành phố Hà Nội(10/1981 – 2/1983) - Phòng đầu tư và xây dựng huyện Nam Hà Nội – Ngân hàng nhà nước huyện Nam Hà Nội (2/1983 – 12/1986) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng huyện Nam Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thành phố Hà Nội (12/1986 – 12/1991) - Chi nhánh NH ĐT&PT huyện Nam Hà Nội – NH ĐT&PT thành phố Hà Nội (12/1991 – 31/10/2005) - Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội – NH ĐT&PT Việt Nam (01/11/2005 đến nay). Trong 43 năm qua, tập thể cán bộ và nhân viên chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội đă vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của ngân hàng, góp phấn tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó là một quá trình liên tục phấn đấu giữ vững kỷ cương,thực hiện nghiêm mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước và nội quy,quy chế của ngân hàng.Kể tù năm 1995 đến nay,khi hệ thống BIDV chuyển từ Ngân hàng cấp phát sang ngân hàng thương mại với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ,tín dụng và dịch vụ ngân hàng;nhận thức được tầm quan trọng và nhiệm vụ nặng nề mà ngành giao,chi nhánh Nam Hà Nội trước đây(chi nhánh Nam Hà Nội hiện nay)trong những năm đầu(1995 – 1996) phải hoạt động trong môi trường đầy rẫy những khó khăn:Cơ sở vật chất chỉ vẻn vẹn 3 gian nhà cấp 4 do ngân hàng nông nghiệp huyện Nam Hà Nội cho mượn tại thị trấn Văn Điển,1 chiếc máy tính và 14 cán bộ còn sau khi đã tách và chuyển đủ người sang cho cục cấp phát.Song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NH ĐT&PT Hà Nội và sự quyết tâm của ban lãnh đạo,sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên,chi nhánh Nam Hà Nội đã từng bước đi vào ổn định tổ chức nhân sự và thực hiện nhiệm vụ do NH ĐT&PT Hà Nội giao về các mặt huy động vốn,cho vay:Năm 1995 nguồn vốn đạt 20,8 tỷ đồng,tín dụng đạt 59 tỷ đồng.Tháng 10/1996,chi nhánh chuyển lên làm việc tại khu vực xã Hoàng Liệt - huyện Nam Hà Nội với một khu nhà cấp 4 nằm tại Km8 đường Giải Phóng,hoạt động của chi nhánh được mở rộng và tiếp tục tăng trưởng về tín dụng,huy động vốn và dịch vụ. Để mở mạng lưới chi nhánh:Năm 1999 thành lập phòng giao dịch số 7 tại khu vực Giáp Bát,Năm 2003 thành lập phòng giao dịch số 16 tại khu Linh Đàm.Tháng 7/2004,chi nhánh triển khai thực hiện dự án hiện đại hoá ngân hàng, đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo,trưởng phó các phòng ban,cán bộ công nhân viên tăng lên 52 người,máy móc trang thiết bị hiện đại đã tạo cho chi nhánh phát triển mạnh mẽ các hoạt động ngân hàng.Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đã đạt 839 tỷ đồng,dư nợ tín dụng là 333 tỷ đồng và doanh thu tù dịch vụ đạt 1,5 tỷ đồng.Kết quả thể hiện chính là việc NH ĐT&PT Việt Nam ra quyết định thành lập chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội trên cơ sở nâng cấp tù chi nhánh cấp 2 ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội. Hiện nay, cơ cấu của chi nhánh Nam Hà Nội gồm có trụ sở chính đặt tại Km8 đường Gải Phóng - quận Hoàng Mai – TP Hà Nội và 03 phòng giao dịch với số lượng cán bộ gần 100 người. Hiện nay, cơ cấu của chi nhánh Nam Hà Nội gồm: - Ban lãnh đạo:01 giám đốc và 01 phó giám đốc - Các phòng ban chức năng,nghiệp vụ: +Phòng dịch vụ ngân hàng +Phòng tín dụng +Phòng tài chính kế toán +Phòng tổ chức hành chính +Phòng kế hoạch nguồn vốn +Phòng kiểm tra nội bộ +Tổ ngân quỹ +Phòng thẩm định – quản lý tín dụng +Phòng giao dịch số 1 +Phòng giao dịch số 2 +Phòng giao dịch số 3

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng Ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. 1.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển(NH ĐT&PT)Việt Nam: NH ĐT&PT Việt Nam được thành lập ngày 26/04/1957.Trong 48 năm hoạt động và trưởng thành,NH đã mang những tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước: 1957 – 1980:Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam 1981 – 1990:Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam 1990 – nay: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. NH ĐT&PT Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam,hoạt động theo mô hình tổng công ty Nhà nước hạng đặc biệt.Hiện nay mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn:khối ngân hàng thương mại quốc doanh(gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánh trên cả nước);khối công ty hạch toán độc lập(công ty cho thuê tài chính 1,2,công ty chứng khoán,công ty quản lý quỹ…);khối các đơn vị sự nghiệp(trung tâm đào tạo,trung tâm công nghệ thông tin);khối liên doanh(VID,Lào- Việt Bank);khối đầu tư. BIDV hiện hoạt động đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ,tín dụng,dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng,làm ngân hàng đại lý,phục vụ các dự án từ các nguồn vốn,các tổ chức kinh tế,tài chính trong và ngoài nước. Đồng thời,BIDV cũng là một ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển,huy động vốn cho vay dài hạn,trung hạn,ngắn hạn cho các thành phần kinh tế. 1.2. Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội: Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội trứoc đây là chi nhánh cấp 2 NH ĐT&PT Nam Hà Nội trực thuộc chi nhánh cấp 1 NH ĐT&PT Nam Hà Nội.Căn cứ theo quyết định số 29/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị NH ĐT&PT Việt Nam kí ngày 31/10/2005 chi nhánh cấp 2 NH ĐT&PT Nam Hà Nội được nâng cấp lên chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội (chi nhánh cấp 1). Quá trình lịch sử và hình thành của chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội đã trải dài suốt 43 năm.Ngày 31/10/1963, chi điếm Tương Mai thuộc chi hàng kiến thiết Hà Nội được thành lập,tiền thân của chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội.Sau một chặng đường dài kể từ đó đến nay chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội đã trải qua các tên gọi sau: - Chi điếm I Tương Mai – Chi hàng kiến thiết Hà Nội(31/10/1963 – 10/1981) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực I – Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thành phố Hà Nội(10/1981 – 2/1983) - Phòng đầu tư và xây dựng huyện Nam Hà Nội – Ngân hàng nhà nước huyện Nam Hà Nội (2/1983 – 12/1986) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng huyện Nam Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thành phố Hà Nội (12/1986 – 12/1991) - Chi nhánh NH ĐT&PT huyện Nam Hà Nội – NH ĐT&PT thành phố Hà Nội (12/1991 – 31/10/2005) - Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội – NH ĐT&PT Việt Nam (01/11/2005 đến nay). Trong 43 năm qua, tập thể cán bộ và nhân viên chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội đă vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của ngân hàng, góp phấn tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó là một quá trình liên tục phấn đấu giữ vững kỷ cương,thực hiện nghiêm mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước và nội quy,quy chế của ngân hàng.Kể tù năm 1995 đến nay,khi hệ thống BIDV chuyển từ Ngân hàng cấp phát sang ngân hàng thương mại với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ,tín dụng và dịch vụ ngân hàng;nhận thức được tầm quan trọng và nhiệm vụ nặng nề mà ngành giao,chi nhánh Nam Hà Nội trước đây(chi nhánh Nam Hà Nội hiện nay)trong những năm đầu(1995 – 1996) phải hoạt động trong môi trường đầy rẫy những khó khăn:Cơ sở vật chất chỉ vẻn vẹn 3 gian nhà cấp 4 do ngân hàng nông nghiệp huyện Nam Hà Nội cho mượn tại thị trấn Văn Điển,1 chiếc máy tính và 14 cán bộ còn sau khi đã tách và chuyển đủ người sang cho cục cấp phát.Song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NH ĐT&PT Hà Nội và sự quyết tâm của ban lãnh đạo,sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên,chi nhánh Nam Hà Nội đã từng bước đi vào ổn định tổ chức nhân sự và thực hiện nhiệm vụ do NH ĐT&PT Hà Nội giao về các mặt huy động vốn,cho vay:Năm 1995 nguồn vốn đạt 20,8 tỷ đồng,tín dụng đạt 59 tỷ đồng.Tháng 10/1996,chi nhánh chuyển lên làm việc tại khu vực xã Hoàng Liệt - huyện Nam Hà Nội với một khu nhà cấp 4 nằm tại Km8 đường Giải Phóng,hoạt động của chi nhánh được mở rộng và tiếp tục tăng trưởng về tín dụng,huy động vốn và dịch vụ. Để mở mạng lưới chi nhánh:Năm 1999 thành lập phòng giao dịch số 7 tại khu vực Giáp Bát,Năm 2003 thành lập phòng giao dịch số 16 tại khu Linh Đàm.Tháng 7/2004,chi nhánh triển khai thực hiện dự án hiện đại hoá ngân hàng, đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo,trưởng phó các phòng ban,cán bộ công nhân viên tăng lên 52 người,máy móc trang thiết bị hiện đại đã tạo cho chi nhánh phát triển mạnh mẽ các hoạt động ngân hàng.Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đã đạt 839 tỷ đồng,dư nợ tín dụng là 333 tỷ đồng và doanh thu tù dịch vụ đạt 1,5 tỷ đồng.Kết quả thể hiện chính là việc NH ĐT&PT Việt Nam ra quyết định thành lập chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội trên cơ sở nâng cấp tù chi nhánh cấp 2 ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội. Hiện nay, cơ cấu của chi nhánh Nam Hà Nội gồm có trụ sở chính đặt tại Km8 đường Gải Phóng - quận Hoàng Mai – TP Hà Nội và 03 phòng giao dịch với số lượng cán bộ gần 100 người. Hiện nay, cơ cấu của chi nhánh Nam Hà Nội gồm: - Ban lãnh đạo:01 giám đốc và 01 phó giám đốc - Các phòng ban chức năng,nghiệp vụ: +Phòng dịch vụ ngân hàng +Phòng tín dụng +Phòng tài chính kế toán +Phòng tổ chức hành chính +Phòng kế hoạch nguồn vốn +Phòng kiểm tra nội bộ +Tổ ngân quỹ +Phòng thẩm định – quản lý tín dụng +Phòng giao dịch số 1 +Phòng giao dịch số 2 +Phòng giao dịch số 3 PHẦN 2: CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH NH ĐT&PT NAM HÀ NỘI NĂM 2007 VÀ ĐÁNH GIÁ. 2.1. Đánh giá chung: Cùng chuyển mình với những tiến triển tích cực của toàn hệ thống,phát huy nhứng kết quả đạt được năm 2006,dưới sự chỉ đạo điều hành đúng đắn của ban lãnh đạo cùng với sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên.chi nhánh Nam Hà Nội đã quyết tâm hoàn thành toàn diện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2007.Với kết quả đạt được trong năm 2007,chi nhánh đă đạt được BIDV trung ương xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2007.Trong năm qua,hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tạo được bứt phá và tạo được tiền đề cho việc tăng trưởng những năm tiếp theo,thể hiện: - Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh và đều về quy mô: nguồn vốn và tín dụng.dưới sự điều hành của ban lãnh đạo với quan điểm tích cực tiếp thị các khách hàng tiền gửi, các khách hàng tiền vay lớn có uy tín. - Chi nhánh đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.Nguồn vốn tăng trưởng an toàn, vững chắc; tín dụng tăng nhanh và được tăng cường kiểm soát, đảm bảo tăng trưởng an toàn, hiệu quả.Các dịch vụ truyền thống được phát huy với hiệu quả cao, các dịch vụ mới từng bước khẳng định và góp chung vào hiệu quả kinh doanh củ chi nhánh. - Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng đã được chi nhánh tập trung xử lý và đạt được kết quả đáng khích lệ.Trong năm chi nhánh đã trình ngân hành ĐT&PT trung ương xử lý hạch toán ngoại bảng đối với những khách hàng có nợ xấu,cùng với đó chi nhánh đã bằng nhiều biện pháp tích cực tận thu nợ hạch toán ngoại bảng,nợ xấu.nợ quá hạn,phối hợp với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn cho ngân hàng và tiếp tục sản xuất kinh doanh.Trong năm 2007 chi nhánh đã giảm được tỷ lệ nợ xấu xuống mức 2,3%(kế hoạch giao là 4%),nợ quá hạn xuống mức 0,02%(kế hoạch giao là 4%)và thu nợ hạch toán ngoại bảng được 12,206 tỷ đồng(kế hoạch giao là 3,7 tỷ đồng). - Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo diều 7 QĐ 493,năm 2007 chi nhánh đã trích dự phòng rủi ro là 14 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch giao.Lợi nhuận trước thuế 17,87 tỷ đồng. - Làm tốt công tác mở rộng mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn (mở thêm 01 điểm giao dịch và chuyển địa điểm 01 phòng giao dịch) ,nâng cao chất lượng phục vụ và quảng bá sản phẩm dịch vụ và hình ảnh BIDV Nam Hà Nội đến với từng đối tượng khách hàng. - Chi nhánh đã thành lập tổ tiếp thị khách hàng trong đó có sự tham gia của các phòng trực tiệp tại chi nhánh, lên kế hoạch tiếp thị và giới thiệu tổng hợp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khác hàng.Cho đến nay công tác mở rộng khách hàng với phương châm đa dạng hoá mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và đang tiếp tục được triển khai theo kế hoạch. - Mở rộng mạng lưới máy rút tiền tự động ATM và đã có những biện pháp tích cực để thu hút khách hàng mở rộng thẻ và sử dụng dịch vụ.Trong năm 2007, chi nhánh đã phát hành 4.193 thẻ, chi nhánh tích cực tiếp thị trả lương tự động theo tinh thần chỉ thị số 20 của thủ tướng chính phủ và kế hoạch tiếp thị NH ĐT&PT trung ương giao. - Tăng cường cán bộ đủ về số lượng và đáp ứng được yêu cầu của công việc. Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng với việc cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng do NH ĐT&PT Việt Nam, các ngân hàng đối tác tổ chức cũng như mời giảng viên về đào tạo cho cán bộ ngay tại chi nhánh. - Sự phối hợp giữa các phòng/tổ của chi nhánh đã chủ động và có hiệu quả hơn.Tập thể cán bộ đã thể hiện ý thức trong việc khẳng định và nâng cao thương hiệu của BIDV Nam Hà Nội, tạo dựng cho khách hàng hình ảnh tốt về chi nhánh. 2.2. Đánh giá cụ thể các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu chủ yếu: 2.2.1. Các chỉ tiêu thực hiện về quy mô: 2.2.1.1: Tổng tài sản: * Tính đến 31/12/2007, tổng tài sản là 1.552 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2006. * Nguyên nhân tăng tổng tài sản chủ yếu: - Về cơ cấu tài sản có: chủ yếu do dư nợ tín dụng tăng trưởng (từ 415 tỷ đồng năm 2006 lên 742 tỷ đồng năm 2007(bao gồm cho vay UTĐT 32,2 tỷ đồng),+ 79%). - Về cơ cấu tài sản nợ chủ yếu do huy động vốn tăng trưởng (từ 1.158 tỷ đồng năm 2006 lên 1.554 tỷ đồng năm 2007, +34%). 2.2.1.2: Huy động vốn: * Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động (Kể cả tiền gửi của kho bạc nhà nước) là 1.554 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2006.Nguồn vốn huy động cưối năm 2007(không kể tiền gửi các tổ chức tín dụng, kho bạc và tiền vay các tổ chức khác) là 1.459 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2006. * Về cơ cầu nguồn vốn tính đến 31/12/2007: - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt: 569 tỷ đồng (không kể kho bạc nhà nước), tăng 76% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 39% trong tổng số nguồn huy động. - Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 890 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2006. - Tiền gửi của kho bạc nhà nước: 95 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2006. Nguồn vốn huy động bằng VND: 1.252 tỷ đồng Nguồn vồn huy động trung dài hạn đạt 671 tỷ đồng * Đánh giá về hoạt động huy động vốn: - Tình hình huy động vốn của chi nhánh năm 2007 có sự tăng trưởng đáng kể so với thời điểm cuối năm 2006,tuy nhiên trong những tháng cuối năm,nguồn vốn huy động co xu hướng giảmvà kém cạnh tranh hơn so với các ngân hàng cổ phần trên địa bàn nên không hấp dẫn được các khách hàng tiền gửi lớn.Cùng với đó,thực hiện chính sách của BIDV về việc giảm lượng vốn dư thừa từ các tổ chức tài chính bằng các giảm lãi suất huy động,chi nhánh đã không duy trì được nguồn vốn từ khách hàng là các tổ chức tín dụng,tổ chức tài chính với số lượng tiền gửi lớn.Do vậy,nguồn vốn huy động của chi nhánh cuối năm bị sụt giảm đáng kể so với thời điểm giữa năm. - Tiền gửi tổ chức tín kinh tế tăng cao, trong đó lượng tiền gửi chủ yếu tập trung vào một số tổ chức lớn như bảo hiểm, công ty mua bán nợ và một số doanh nghiệp có nguồn tiền dồi dào như ban quản lý dự án cầu Thanh Trì, công ty TNHH nhà nước 1 thành viên điện cơ Thống Nhất, công ty phân lân nung chảy Văn Điển,…Đây là nguồn vốn có thời hạn gửi ổn định và là một trong nhiều yếu tố quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn. - Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao(chiếm 61% tổng nguồn huy động).Bằng nhiều biện pháp tích cực,chi nhánh đă triển khai đầy đủ và kịp thời các sản phẩm huy động vốn như chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn đợt II/2007,tiết kiệm bậc thang,tiết kiệm lãi suất tăng dần theo thời gian thực gửi,…cùng với đó là những chương trình khuyến mãi kèm với quà tặng hấp dẫn nhằm đa dạng sản phẩm huy động vốn,thu hút khách hàng tiền gửi. - Cơ cấu huy động : huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao (86% trên tổng nguồn) ,huy động trung dài hạn tăng lên đáng kể(chiếm 46% tổng nguồn vốn huy động) ,trong đó sự tăng trưởng mạnh từ huy động vốn trung dài hạn của tổ chức. - Mạng lưới huy động vốn còn mỏng, hiện ngoài trụ sở chính, chi nhánh có 3 phòng giao dịch và 2 điểm giao dịch.Chi nhánh vẫn đang tiếp tục nghiên cứu địa bàn để trong năm 2008 tiếp tục mở thêm các địa điểm huy động theo đúng kế hoạch về lộ trình phát triển mạng lưới nhằm tiếp cận và phục vụ tới mọi bộ phận khách hàng dân cư và tổ chức trên địa bàn. 2.2.1.3. Tín dụng: - Tổng dư nợ tín dụng (không kể ODA,nợ khoanh,chờ xử lý) đến 31/12/2007 kể cả cho vay UTĐT đối với các công ty tài chính CN tàu thuỷ là:742 tỷ đồng trong đó cho vay UTĐT với Cty tài chính công nghiệ tàu thuỷ là 32,2 tỷ đồng(không tính vào tổng dư nợ của chi nhánh khi đánh giá giói hạn dư nợ tín dụng cuối kỳ) .Tổng dư nợ không kể UTĐT là 710 tỷ đồng – nằm trong mức giới hạn tín dụn của NH ĐT&PT trung ương giao,tăng 71% so với năm 2006. - Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của tổng giám đốc về thực hiện giới hạn dư nợ tín dụng cao nhất (750 tỷ đồng) và giới hạn dư nợ tín dụng cuối kỳ (720 tỷ đồng). - Về cơ cấu tín dụng đến 31/12/2007: + Dư nợ tín dụng ngắn hạn là: 478 tỷ đồng, tăng trương 57% so với năm 2006, + Dư nợ tín dụng trung dài hạn thương mại là:264 tỷ đồng,tăng 138% so với năm 2006, trong đó cho vay đồng tài trợ dài hạn là 113 tỷ đồng,cho vay tổ chức tín dụng(Cty tài chính công nghiệp tàu thuỷ)là 32,2 tỷ đồng. - Trong năm 2007, chi nhánh đã chủ động và tích cực tiếp thị khách hàng tín dụng về hoạt động tại chi nhánh, đặc biệt khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu.Tuy nhiên để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn,chi nhánh thực hiện cho vay với lãi suất thấp trong khi lãi suất cho vay theo chương trình quản lý vốn tập trung(FTP) tương đối cao nên ảnh hưởng một phần đến chênh lệch thu chi của chi nhánh. - Đánh giá hoạt động tín dụng: + Dư nợ tín dụng tại chi nhánh tăng trưởng nhanh,hoàn thành mức kế hoạch giao.Ngay từ đầu năm 2007,ban lãnh đạo chi nhánh đã kiểm điểm nghiêm túc,xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng làm đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động khác.Chi nhánh đã thành lập tổ tiếp thị tích cực tiếp thị các doanh nghiệp tiền gửi,tiền vay và kết quả hoạt động của tổ đã góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng của chi nhánh, đặc biệt trong tăng cường tín dụng.Ngoài ra,ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng:yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, định giá lại tài sản đảm bảo kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay… + Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng trưởng nhanh trong năm 2007,chiếm tỷ trọng 67% tổng dư nợ.Chi nhánh đã thực hiện theo chỉ đạo của NH ĐT&PT trung ương về chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần dư nợ của các doanh nghiệp xây lắp,tăng tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp hoạt động về thương mại và xuất nhập khẩu.Trong năm chi nhánh đã tiếp thị được nhiều khách hàng xếp loại từ BBB trở lên,trong đó có nhiều doanh nghiệp xếp hạng A,AA nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu về hoạt động tại chi nhánh và đã thúc đẩy tín dụng ngắn hạn tăng trưởng 57% so với năm 2006. + Dư nợ trung dài hạn tăng trưởng mạnh trong năm 2007 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ(33%)do chi nhánh thực hiện phát vay các dự án đồng tài trợ một số chi nhánh thành viên trên địa bàn đã được BIDV trung ương xét duyệt.Bên cạnh việc phát vay các dự án đồng tài trợ(với số giải ngân luỹ kế đến 31/12/2007 là 113 tỷ đồng),chi nhánh còn cho vay các dự án khác của các doanh nghiệp với dư nợ là 119 tỷ đồng. + Dư nợ có tài sản đảm bảo tại chi nhánh chiếm 50% tổng dư nợ, bằng mức kế hoạch giao (KH: 50%) song tính đảm bảo về pháp lý chưa cao, một số tài sản có giá trị thấp.Việc đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá còn nhiều bất cập.Đây cũng là yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng (hồ sơ giấy tờ về tài sản chưa đầy đủ, TSĐB chưa đủ điều kiện hợp pháp để đăng ký giao dịch đảm bảo). + Năm 2007 được coi là năm thành công trong việc xử lý nợ xấu và thu hồi nợ ngoại bảng, hội đồng tín dụng và tổ thu nợ đã tập trung hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng ĐT&PT trung ương duyệt hạch toán ngoại bảng đối với những khách hàng có nợ xấu; tích cực bám sát doanh nghiệp, lên kế hoạch cụ thể và chi tiết theo từng khách hàng, từng món nợ để thu hồi tối đa nợ hạch toán ngoại bảng. 2.2.2. Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh về chất lượng, cơ cấu tín dụng: - Về chất lượng tín dụng: + Tổng nợ quá hạn đến 31/12/2007 là 132 triệu đồng, chủ yếu là nợ quá hạn trung dài hạn, giảm 19,2 tỷ đồng so với năm 2006. Tỷ lệ nợ quá hạn là: 0,02%, giảm 4,63% so với năm 2006. + Nợ xấu theo điều 7 QĐ 493 đến 31/12/2007 là 16,1 tỷ đồng, bằng 2,3% tổng dư nợ (kế hoạch giao năm 2007 là 4%) giảm 8,0% so với năm 2006. Sang năm 2008 bằng mọi biện pháp chi nhánh sẽ tận thu số nợ xấu, nợ quá hạn còn lại và kiên quyết không để phát sinh thêm nợ xấu, nợ quá hạn mới. + Tỷ lệ giảm dư lãi treo đến 31/12/2007 là -84%, vượt mức kế hoạch được giao (kế hoạch:-27%). + Trong năm 2007 chi nhánh thực hiện trích dự phòng rủi ro là 14 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch được giao (kế hoạch: 11 tỷ đồng). + Thu nợ hạc toán ngoại bảng đến 31/12/2007 là 12,206 tỷ đồng, đạt 330% kế hoạch được giao. - Tình hình thực hiện các tỷ lệ, cơ cấu: + Dư nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước và chỉ định là 0. + Tỷ trọng dư nợ có trong tài sản đảm bảo/ tổng dư nợ: 50%, bằng mức kế hoạch giao (kế hoạch giao: 50%). + Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/ tổng dư nợ: 57%, kế hoạch giao 50%. + Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn: 33% tổng dư nợ, đạt mức kế hoạch ngân hàng ĐT&PT trung ương giao. + Tỷ trọng tổng dư nợ/ tồng tài sản là: 48%. 2.2.3. Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh về hiệu quả: - Thực hiện phương châm kinh doanh “Tăng trưởng bền vững – Chất lượng – Hiệu quả -An toàn”, quyết đoán nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong điều hành kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi tiêu trong nội bộ nên chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội luôn cân đối nguồn vốn, tính toán mức chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào phù hợp với lãi suất FTP, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Chênh lệch thu chi (bao gồm cả thu nợ hạch toán ngoại bảng và thu khác ) đến 31/12/2007 là 31,8 tỷ đồng, đạt 145% kế hoạch giao và đạt 106% kế hoạch phấn đấu. - Thu nợ hạch toán ngoại bảng đến 31/12/2007 là 12,206 tỷ đồng, đạt 330% kế hoạch được giao. - Thực hiện trích dự phòng rủi ro là 14 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (sau khi trích dự phòng rủi ro) đến 31/12/2007 là 17,87 tỷ đồng, tăng trưởng 604% so với năm 2006. - Các chỉ tiêu về năng suất lao động: + Huy động vốn bình quân: 1294 tỷ đồng, dư nợ tín dụng bình quân: 577 tỷ đồng. + Huy động vốn bình quân đầu người: 15,0 tỷ đồng. + Dư nợ bình quân đầu người: 6,7 tỷ đồng. + Chênh lệch thu chi thực bình quân đầu người: 229 triệu đồng. + Thu dịch vụ ròng bình quân đầu người: 77,2 triệu đồng. 2.2.4. Chỉ tiêu thu dịch vụ: Theo mục tiêu của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, tích cực giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn để khách hàng lựa chọn các dịch vụ thích hợp. Trong năm qua, kết quả hoạt động dịch vụ của chi nhánh đã đạt được như sau: - Tính đến 31/12/2007, thu dịch vụ ròng đạt 6.664 triệu đồng, đạt 106% kế hoạch năm và tăng trưởng 113% so với cùng kỳ 2006. - Tính đến 31/12/2007, doanh thu khai thác phí bảo hiểm đạt 1.139 triệu đồng, đạt 570% kế hoạch năm. - Về cơ cấu nguồn thu dịch vụ đến 31/12/2007: + Lãi và phí thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 697 triệu đồng, chiếm 10,4% thu dịch vụ, tăng trưởng 35% so với năm 2006. + Thu phí bảo lãnh đạt 2.448 triệu đồng, chiếm 37% thu dịch vụ, tăng trưởng 35% so với năm 2006. + Thu phí thanh toán quốc tế đạt 1.736 triệu đồng, chiếm 26% thu dịch vụ, tăng trưởng 526% so với năm 2006. + Thu phí thanh toán trong nước đạt 1.506 triệu đồng, chiếm 22,7% thu dịch vụ, tăng 115% so với năm 2006. + Thu phí từ các hoạt động khác chiếm tỷ lệ thấp, đạt 257 triệu đồng ( trong đó thu dịch vụ ngân quỹ là 52 triệu đồng, thu dịch vụ thẻ là 69 triệu đồng, thu phí cam kết tín dụng là 43 triệu đồng, thu phí từ các dịch vụ khác: 59 triệu đồng, thu phí nội bộ dịch vụ thanh toán: 34 triệu đồng), chiếm 3,9% thu dịch vụ của chi nhánh. - Đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ: + Chỉ tiêu dịch vụ ròng của chi nhánh đạt tỷ lệ tương đối cao so với kế hoạch giao (đạt 106% kế hoạch). + Cơ cấu nguồn thu dịch vụ được cải tiến theo hướng tích cực: Tỷ trọng phí bảo lãnh vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu dịch vụ tuy nhiên đã giảm dần (Từ 58% năm 2006 xuống còn 37% năm 2007), dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ có bước tăng truởng mạnh trong năm 2007 và đã góp phần tích cực trong tổng thu phí dịch vụ của chi nhánh. Các sản phẩm dịch vụ khác như sản phẩm chè, thanh toán lương qua tài khoản, BSMS, Westerm Unicon có doanh thu phí thấp; các sản phẩm mới như bán bảo hiểm qua ngân hàng, BIDV-smart@count, Homebanking, Thanh toán hoá đơn EVN, internet banking, thẻ VISA, POS…chi nhánh đã triển khai và giới thiệu, quảng bá tới khách hàng song nhu cầu của khách hàng trên địa bàn đối với các dịch vụ này không nhiều nên hiệu quả của các sản phẩm này còn thấp. + Trong năm 2007, chi nhánh đã phát hành được 4.193 thẻ ATM. Thực hiện chỉ thị số 20/CT của thủ tướng chính phủ về chủ trương thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh đã tích cực phân công cho cán bộ tiếp thị mở thẻ tại các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp hưởng lương ngân sách có nhu cầu trả lương qua tài khoản cũng như các cá nhân.Hiện chi nhánh đã ký hợp đồng với 15 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trả lương tự động. + Nền khách hàng của chi nhánh trong năm 2007 được cải thiện đáng kể, chi nhánh đã tiếp thị được nhiều khách hàng mới trong đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp xếp hạng từ BBB trở lên nên hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước và kinh doanh ngoại tệ có bước tăng trưởng cao. + Sản phẩm dịch vụ mới phát triển chậm, đơn điệu chua phong phú, chưa hấp dẫn tạo ra sự tiện ích của các sản phẩm mà chủ yếu vẫn sử dụng các dịch vụ truyền thống. + Những sản phẩm truyền thống được khách hàng đánh giá cao như sản phẩm tín dụng, bảo lãnh, thanh toán dần dần sẽ không còn là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh trong tương lai. Do vậy, thách thức đặt ra là nếu không cải tiến, mở rộng và hoàn thiện hơn nữa sản phẩm của mình nhằm đưa ra cho khách hàng sản phẩm tốt nhất thì sản phẩm dịch vụ của BIDV sẽ kém cạnh tranh hơn các ngân hàng bạn. + Việc mở rộng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới các thành phần kinh tế và các hộ dân cư sinh sống trên địa bàn đã có bước cải thiện đáng kế, tuy nhiên chi nhánh cần chú trọng và thực hiện bài bản hơn nữa marketing các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. 2.2.5. Công tác xử lý nợ xấu – lãi treo: - Năm 2007, chi nhánh đã hoàn tất hồ sơ, trình NH ĐT&PT trung ương duyệt hạch toán nợ xấu của 5 đơn vị: Cty CP Nông Lâm Nghiệp, Cty CP CTGT872, xí nghiệp Formach Tam Hiệp, Cty CP gạch Đại Thanh, xí nghiệp TM Công trình với tổng số nợ là 68,583 tỷ đồng nên nợ xấu của chi nhánh đến thời điểm thánh 09/2007 chỉ còn 0,5 tỷ đồng. Đến thang 10/2007 chi nhánh đã thực hiện xếp hạng lại công ty COMA7 dưa số nợ xấu của chi nhánh đến 31/12/2007 là 16,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,3% tổng dư nợ (kế hoạch giao:4%). - Lãi treo của dư nợ nội bảng đến 31/12/2007 là 992 triệu đồng, giảm 84% so với lãi treo tại thời điểm 31/12/2006 (kế hoạch giao năm 2007 là giảm 27%). Ngoài các công tác đã nêu ở trên, chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội đã thực hiện rất tốt các nghiệp vụ khác như: quản trị điều hành, kế toán – tài chính, kiểm tra nội bộ, thẩm định quản lý tín dụng, ứng dụng thông tin, công tác đảng, đoàn thể… 2.3. Đánh giá kết quả đạt được năm 2007, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm: 2.3.1. Những mặt được, chưa được: Sau hơn 2 năm chính thức đi vào hoạt động với vị thế là chi nhánh cấp I, hoạt động của chi nhánh BIDV Nam Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế đòi hỏi tập thể người lao động của chi nhánh cần nỗ lực phấn đấu để đưa hoạt động chi nhánh vững mạnh hơn nữa, cụ thể: * Những mặt hạn chế: - Về thị phần hoạt động: Với việc các ngân hành thương mại quốc doanh, ngan hàng cổ phần ngày càng mở rộng hoạt động xuống phía nam thủ đô, sự cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của chi nhánh ngày càng gay gắt. Thị trưòng cung cấp các sán phẩm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì ngày càng bị chia sẻ do số lượng ngân hàng hoạt động tăng nhanh, dẫn đến thị phần của chi nhánh có nguy cơ bị thu hẹp lại trong thời gian tới, bằng các biện pháp marketing, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của ngân hàng để chi nhánh nâng cao hơn nữa thị phần hoạt động của mình, đặc biệt là thị phần cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Hoạt động dịch vụ: tuy đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm trước song hoạt động dịch vụ của chi nhánh chủ yểu tập trung tẩin phẩm dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ.Các sản phẩm ngân hàng hiện đại đã triển khai và tiếp thị hiệu quả còn hạn chế. - Về chất lượng tín dụng: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn đã được chi nhánh nỗ lực giải quyết tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng mạnh chi nhánh phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, đòi hỏi cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phải có cách nhìn xa hơn. Trong đó vai trò của cán bộ có ý nghĩa quan trọng, cán bộ phải theo sát khách hàng hơn và phải nắm được những biến động của doanh nghiệp, coi trọng mục tiêu an toàn trong tăng trưởng. - Sự tăng trưởng ở một số chỉ tiêu chưa ổn định như chỉ tiêu huy động vốn, tổng tài sản tuy một phần cũng do ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan như lãi suất thị trường, tình trạng huy động vốn dư thừa tại các ngân hàng thương mại, chính sách trong huy động vốn của BIDV… - Việc phân phối lương kinh doanh có những biểu hiện tốt, có tác dụng khuyến khích người lao động, tuy nhiên chưa thực sự có khoảng cách thực sự giữa người làm tốt và người làm chưa tốt, chu có biện pháp xử lý bằng phân phối thu nhập với những người không hoàn thành nhiệm vụ. * Những mặt được: - Trong năm 2007 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự phối hợp giữa chuyên môn – Công đoàn và giữa các phòng, sự lãnh đạo chỉ đạo của ban lãnh đạo đến lãnh đạo các phòng, đến người lao động đều hết sức cố gắng, thể hiện kết quả kinh doanh năm 2007 của chi nhánh. - Trong chỉ đạo điều hành hành của các cấp đã bám sát chỉ đạo của NH ĐT&PT trung ương, ban lãnh đạo của chi nhánh. Lãnh đạo các phòng thông qua chỉ đạo của ban giám đốc trực tiếp, và qua những cuộc họp giao ban, hoặc từng sự việc cụ thể đã kiên quyết trong chỉ đạo điều hành; có xác định nục tiêu hiệu quả ngắn hạn, trung hạn và xác định được mục tiêu số lượng và chất lượng công việc cụ thể. - Cơ cấu tăng trưởng đúng hướng, thể hiện: tập trung tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn, thu hút doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu về hoạt động tại chi nhánh, lấy mục tiêu tăng trưởng tín dụng thúc đẩy phát triển dịch vụ. Công tác xử lý nợ xấu năm 2007 đã được thực hiện quyết liệt, chi nhánh tiến hành họp với với các khách hàng có nợ xấu, để nắm bắt và cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Chi nhánh đã trình ngân hàng ĐT&PT trung ương xử lý ngoại bảng những khác hàng có nợ xấu, kiên quyết và khéo léo thu nợ hạch toán ngoại bảng. - Trong chỉ đạo điều hành đã có trọng tâm về tăng trưởng dịch vụ, bảo hiểm… Thu dịch vụ của chi nhánh đã có từng bước chuyển căn bản theo hướng giảm dần tỷ trọng thu từ bảo lãnh, tăng thu dịch vụ từ thanh toán, kinh doanh tiền tệ khẳng dịnh sự tăng trưởng căn bản theo đúng định hướng từ đầu năm của ban lãnh đạo chi nhánh. Số lượng khách hàng mới đến với chi nhánh tăng dần lên, trong đó có nhiều khách hàng loại BBB trở lên có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. - Coi trọng hoạt động marketing, đặc biệt vận dụng tốt mối quan hệ công chúng để thu hút khách hàng về hoạt động tại chi nhánh, ngay từ đầu những năm 2007 chi nhánh đã thành lập tổ tiếp thị marketing khách hàng tiền gửi, tiền vay, tiếp thị trả lương tự động qua thẻ ATM, BSMS… đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng đều mọi mặt của chi nhánh. - Khắc phục điểm yếu trong mối quan hệ của chi nhánh với hội sở chính và các chi nhánh trên địa bàn.Trong năm 2007, các phòng tại chi nhánh đã phối hợp làm việc tốt và tranh thủ được sự ủng hộ của các ban hội sở chính và các chi nhánh khác. Sự phối hợp giữa các phòng, giữa cán bộ của các phòng, giữa các lãnh đạo phòng tại chi nhánh đã có hiệu quả hơn. - Trong phân phối quỹ thu nhập chi nhánh đã bám lấy mục tiêu lấy thu nhập làm động lực thúc đẩy người lao động tâm huyết với công việc. 2.3.2. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm: * Nguyên nhân: - Nguyên nhân khách quan: + Các doanh nghiệp hoạt động trên quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì cũng như tại các khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Ngọc Hồi nhìn chung đã có từng bước phát triển tốt trong năm 2007.Hoạt động kinh doanh trong nước, kinh doanh xuất nhập khẩu có xu hướng sôi động hơn.Người dân trên địa bàn quận, huyện bắt đầu quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng.Đây là điều kiện tốt để chi nhánh phát triển dịch vụ. + Ở giáp ranh quận và huyện, người dân chủ yếu là lao động nông nghiệp và buôn bán nhỏ nên khả năng nguồn vốn nhàn rỗi và tiếp nhậ vốn vay rất hạn chế. + Chính sách khách hàng của một số ngân hàng trên địa bàn tương đối cởi mở nên khả năng cạnh tranh của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng. Hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ yếu tập trung tại các chi nhánh cấp I, không phải ngân hàng nào cũng cung cấp được các dịch vụ này cho khách hàng nên hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một ưu thế của chi nhánh Nam Hà Nội so với các ngân hàng thương mại khác. - Nguyên nhân chủ quan: + Mạng lưới hoạt động của chi nhánh được bổ sung thêm 01 điểm giao dịch (03 phòng giao dịch và 02 điểm giao dịch ngoài trụ sở chính), ngoài ra với sự năng động và sáng tạo của các thành viên tổ tiếp thị. Khả năng tiếp cận, Giới thiệu sản phẩm ngân hàng tới mọi bộ phận dân cư, doanh nghiệp đã được nâng lên đáng kể, khả năng chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần của chi nhánh cũng được cải thiện. + Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để quảng bá hình ảnh của chi nhánh tới công chúng, những biện pháp để đưa thông tin về ngân hàng đến khách hàng đã thực sự có hiệu quả. Kết quả trong năm 2007 chi nhánh đã mở rộng được nhiều khách hàng, trong đó có những khách hàng lớn chư Cty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ, Cty Tài chính Dầu Khí, Vinashinlines… + Các dịch vụ truyền thống của chi nhánh như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ đã được phát huy và đạt hiệu quả cao. Cán bộ nhân viên có ý thức xây dựng chi nhánh vững mạnh. * Bài học kinh nghiệm: Để có những kết quả trên, NH ĐT&PT Nam Hà Nội đã phát huy sáng tạo những bài học kinh nghiệm đó là: - Ngay từ đầu năm, từ ban lãnh đạo chi nhánh đến lãnh đạo phòng và toàn thể cán bộ công nhân viên đã dành nhiều thời hian để tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường để có những chính sách, biện pháp hợp lý đưa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến vói khách hàng. - Trong chỉ đạo điều hành, mối quan hệ phối hợp giữa các phòng; giữa chi nhánh Nam Hà Nội với các chi nhánh trên địa bàn và các phòng ban hội sở chính đã được cải thiện tốt hơn. Từng cán bộ, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phụ trách từng mảng công việc đã chủ động và tích cực hơn trong các môi quan hệ; các phòng ban tại hội sở chính đã phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh; ban lãnh đạo chi nhánh đã có những chỉ đạo trọng tâm tới các mảng công việc. - Chi nhánh đã phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể người lao động, cán bộ nhân viên có tinh thần trách nhiệm và tận tâm trong công việc, có ý thúc phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh được giao. - Trong chỉ đạo diều hành đã kiên quyết, có trọng tâm trọng điểm và phát huy đựoc vai trò đội ngũ lãnh đạo. PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM 2008. 3.1. Mục tiêu tổng quát: - Xác định mục tiêu kinh doanh: Tăng trưởng bền vững, chất lượng, hiệu quả, an toàn. - Tuân thủ kỷ cương kỷ luật điều hành, thhực hiện đúng quy trình nghiệp vụ. - Trên cơ sở là một ngân hàng bán lẻ, thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại phục vụ cho các đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn quận và các vùng lân cận; phục vụ phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng dân cư, khách hàng tiêu dùng trên cơ sở mở rộng các kênh phân phối. - Kiểm soát tốt tốc độ tăng trưởng, đặc biệt kiểm soát phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động tín dụng, trong thanh toán, an toàn kho quỹ. Nâng cao trách nhiệm ở các cấp lãnh đạo điều hành, cán bộ nghiệp vụ; chăm lo và giáo dục ý thức cán bộ gắn với ngành, với nghề. - Phát triển mạng lưới và tăng thêm kênh phân phối sản phẩm ngân hàng. - Kinh doanh đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật của nhà nước, của ngành, đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn. - Toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh thi đua lập thành tích chào mừng NH ĐT&PT Việt Nam thực hiện thành công IPO và thành lập tập doàn tài chính ngân hàng Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ trọng tâm: Căn cứ theo dịnh hướng mục tiêu kế hoạch kinh doanh toàn ngành 3 năm 2006 – 2008 và kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, kế kinh doanh được giao năm 2008 và mục tiêu phấn đấu của chi nhánh hoàn thành vượt mức kế hoạch giao 10% đối với các chỉ tiêu chính, chi nhánh đặt ra mục tiêu phấn đấu thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2008 đối với một số chỉ tiêu chính như sau: Chỉ tiêu Kế hoạch giao Kế hoạch phấn đấu Tổng tài sản 1.800 tỷ đồng Huy động vốn bình quân 1.500 tỷ đồng Huy động vốn cuối kỳ 1.750 tỷ đồng Dư nợ tín dụng bình quân 1.000 tỷ đồng Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.000 tỷ đồng 1.400 tỷ đồng Tỷ lệ nợ xấu 2% < 2% Thu dịch vụ ròng: 11,7 tỷ đồng 13,0 tỷ đồng Chênh lệch thu chi (trước trích dự phòng rủi ro, không kể thu nợ hạch toán ngoại bảng) 32 tỷ đồng 35 tỷ đồng Trích dự phòng rủi ro 20 tỷ đồng 20 tỷ đồng Doanh thu khai thác phí bảo hiểm 2,0 tỷ đồng 2,0 tỷ đồng 3.3. Các biện pháp, giải pháp thực hiện: Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm 2007, chi nhánh Nam Hà Nội phấn đấu thực hiện xuất sắc kế hoạc kinh doanh năm 2008 bằng các biện pháp và giải pháp sau: 3.3.1. Về tín dụng: - Trên cơ sở chính sách chiến lược phát triển kinh tế của quận, huyện, chi nhánh tiến hành phân tích, đánh giá và xây dựng chính sách đầu tư tín dụng phù hợp với từng lĩnh vực phát triển của quận, huyện. - Tích cực chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng giảm mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp và mở rộng, đa dạng hoá cho vay đối với các làng nghề truyền thống, các loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, dặc biệt các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. - Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm tín dụng, triển khai các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cá nhân (kết hợp với cung cấp dịch vụ) để dành riêng cho nhóm khách hàng tư nhân cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ (ngoài quốc doanh)…, gắn tăng trưởng tín dụng có hiệu quả với việc phát triển dịch vụ. - Chỉ tiếp cận và cho vay đối với các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tình hình tài chính tốt. - Thực hiện phân loại, đánh giá khách hàng chính xác theo chương trình quản lý tín dụng nội bộ để làm căn cứ duă ra quyết dịnh cho vay. - Chủ động phối hợp các chi nhánh thành viên của BIDV để đẩy mạnh hoạt động cho vay đồng tài trợ, phân tán rủi ro tín dụng. - Chủ động tiếp cận với các ngành, các công ty, chính quyền địa phương cấp huyện và thành phố để nắm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nắm được các dự án đầu tư phát triển cũng như các chủ đầu tư để lựa chọn các dự án đầu tư có đủ điều kiện, có hiệu quả để đầu tư. - Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án, các khoản vay. - Tiếp tục thực hiện theo lộ trình tái cơ cấu do trung ương đề ra; Kiểm soát các khoản cho vay theo đúng nguyên tắc tín dụng, điều kiện tín dụng chặt chẽ để hạn chế rủi ro. - Nghiêm túc thực hiện quy định, quy trình trong hoạt động tín dụng. - Thực hiện phân loại nợ và trích lập đầy đủ, đúng quy định quỹ DPRR; Bổ sung và tăng cường thêm tài sản đảm bảo; hoàn thiện về mặt pháp lý đối với tài sản đảm bảo; có lộ trình triệt để xử lý nợ xấu, bằng mọi biện pháp tận thu nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu, nợ quá hạn; hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn mới, nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. 3.3.2. Về huy động vốn: - Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn phù hợp với sử dụng vốn; tăng dần tỷ trọn huy động vốn bằng ngoại tệ để cân đối cơ cấu phù hợp giữa huy động VND và huy động ngoại tệ trên tổng nguồn vốn huy động. - Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động dân cư, tích cực tìm kiếm nguồn vốn huy động có chi phí thấp, ổn định, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. - Thực hiện phân loại khách hàng và xây dựng chính sách cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng, chú trọng tơi những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn và ổn định; Tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, huy động nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ nhiều tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế xã hội khác như kho bạc, bảo hiểm, điện lực, bưu điện, các công ty tài chính… - Đẩy mạnh hoạt động Marketing thông qua tuyên truyền, quảng cáo… để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hành tới từng hộ dân và các doanh nghiệp tư nhân, HTX, Cty cổ phần và các doanh nghiệp nước ngoài. - Thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình, đặc điểm của các điểm huy động để đề ra những giải pháp, biện pháp, chính sách phù hợp cho từng thời kỳ. - Mở rộng mạng lưới huy động vốn dân cư, mở mới điểm giao dịch, phòng giao dịch (tập trung vào khu vực dân cư có thu nhập cao, các trung tâm thương mại, khu đô thị mới…). Áp dụng các hình thức huy động vốn khác nhau như huy động tại các điểm huy động vốn, huy động vốn lưu động, thực hiện thu trả tiền lưu động đến từng khách hàng khi có nhu cầu. - Xây dựng chính sách kỳ hạn, lãi suất cạnh tranh và nhanh chóng triển khai đa dạng loại hình sản phẩm huy động vốn. - Căn cứ thực tế tình hình huy động vốn để có chính sách khuyến mại hấp dẫn và phù hợp trong từng thời điểm nhằm duy trì nền vốn hiện có và tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt về lãi suất đầu vào. 3.3.3. Về dịch vụ, phát triển sản phẩm mới: - Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để phục vụ tốt hơn mọi nhu cầu của khách hàng: Tiếp tục phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ; chú trọng phát triển và mở rộng các dịch vụ ngân hàng khác như thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ thẻ (E-trán 365+, thẻ vạn dặm, thẻ Power, thẻ Vía), chấp nhận thẻ POS… - Đẩy mạnh việc triển khai quảng bá và thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp tại chi nhánh để tăng thêm phí dịch vụ; tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ về kinh doanh tiền tệ (option, forward, spot) và thanh toán quốc tế (bao thanh toán, biên lai tín thác, tín dụng đóng gói,…). - Hoàn thiện và phát triển nhân rộng dịch vụ Homebanking, Phonebanking, Internetbanking tại chi nhánh khi có hướng dẫn của NH ĐT&PT Việt Nam, nâng cao chất lượng dịch vụ BSMS, dịch vụ gửi tiền qua máy ATM, trả lương tự động, Smart@ccount, thanh toán hoá đơn, tiền điện, nước, điện thoại qua ATM,… - Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình quảng bá, quảng cáo sản phẩm, khuếch trương hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng gắn với các sản phẩm dịch vụ đã được triển khai. - Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ chi trả kiều hối. - Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ ngân hàng, xây dựng phong cách giao dịch tận tình, lịch sự, nhanh chóng, tạo cho khách hàng sự hài lòng khi đến giao dịch với ngân hàng.Tư vấn để khách hàng lựa chọn hình thức dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. - Tích cực tìm kiếm các khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, vừa tăng thu dịch vụ, vừa tạo nguồn cân đối ngoại tệ cao cho chi nhánh… - Khách hàng ngày càng có xu hướng chọn giao dịch khép kín với các ngân hàng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ với tiện ích vượt trội, công nghệ ngân hàng hiện đại, giá cả cạnh tranh.Vì vậy, nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ rất khó khăn trong việc tiếp thị mở rộng khách hàng sử dụng các dịch vụ của mình. Chi nhánh sẽ nghiên cứu cung cấp dịch vụ trọn gói, vừa thúc đẩy dịch vụ phat triển, vừa tăng thu phí dịch vụ. 3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin: - Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết, chú trọng tới yếu tố đồng bộ và kịp thời trong đầu tư công nghệ.Thường xuyên cải tiến nâng cấp các chương trình tin học ngân hàng, phần mềm điện toán hỗ trợ nghiệp vụ.Có kế hoạch đầu tư công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, con người để có thể tiếp nhận các phần mềm ứng dụng tiên tiến nhằm đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng đựoc các yêu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng. - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng thông qua các dịch vụ như internetbanking, homebanking… tuy nhiên phải luôn chú trọng đến khâu bảo mật, bảo vệ tài sản của khách hàng cũng như nguồn vốn của ngân hàng. 3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực và phát triển mạng lưới: - Đảm bảo đủ nhân lực (cả số lượng và chất lượng), ưu tiên cho việc tuyển dụng là những cán bộ có trình độ cao. Phân công lao động hợp lý và phù hợp với năng lực, sở trường của từng cán bộ. Chủ động và có kế hoạch đào tạo dài hạn những cán bộ quy hoạch nhằm đáp ứng cho nhu cầu mở rộng mạng lưới. Có chế độ, chính sách đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý, thoả đáng nhằm thu hút, phát triển nguồn nhân lực. - Cử cán bộ tham gia tập huấn các khoá đào tạo, củng cố, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. - Tổ chức các buổi hội thảo khoa học, thảo luận chuyên đề. - Khuyến khích, động viên và có chính sách hỗ trợ các tập thể và cá nhân tích cực nghiên cứu các đề tài khoa học, từ đó đưa ra những sáng kiến về chuyên môn, các giải pháp về kỹ thuật nhằm đổi mới và không ngừng nâng cao hiệu quả công việc, đóng góp cho cơ quan nói riêng và ngành ngân hàng nói chung; Có kế hoạch nghiên cứu và nghiệm thu các đề tài có khả năng ứng dụng để triển khai, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ, cải tiến công nghệ. - Mở rộng mạng lưới hoạt động.Với hệ thống mạng lưới hoạt động phục vụ kinh doanh của chi nhánh còn rất mỏng và nếu so sánh với các mạng lưới của các ngân hàng thương mại và các ngân hàng cổ phần sẽ khó cạnh tranh về qui mô mạng lưới. Do vậy chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội đang và sẽ thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới có chọn lọc và chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu tại các trung tâm thương mại, khu đông dân cư và các khu đô thị, đón đầu tiềm năng phát triển của quận cũng như các khu dân cư mới. 3.3.6. Công tác Đảng, công đoàn, đoàn thể: - Tổ chức phát động và triển khai các phong trào thi đua tại chi nhánh một cách thiết thực, hiệu quả; động viên các tập thể và cá nhân hưởng ứng các phong trào thi đua, đăng ký phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua và hình thức thi đua khen thưởng các cấp nhằm tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh. - Kiện toàn các tổ chức Đảng, đoàn thể và phấn đấu cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc. 3.3.7. Công tác quản trị điều hành: - Thực hiện tốt quy chế phân công, phân nhiệm và cơ chế thực hiện uỷ quyền của tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh. - Lấy kế hoạch kinh doanh làm công cụ điều hành, thường xuyên dôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện của phòng, tổ.Định kỳ hàng thàng tiến hành sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời. Các phòng, tổ tại chi nhánh sẽ cụ thể hoá kế hoạch kinh doanh và giao kế hoạch kinh doanh đến từng người lao động, tiến hành giao chỉ tiêu chênh lệch thu chi đến từng phòng giao dịch, điểm giao dịch và các phòng tổ tại chi nhánh. - Gắn liền công việc với trách nhiệm cá nhân, mỗi cán bộ khi được giao nhiệm vụ sẽ phải có biện pháp hoàn thành nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đó; lãnh đạo cấp phòng sẽ chịu trách nhiệm trước giám đốc về cán bộ của phòng mình. - Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ các mặt hoạt độngtại chi nhánh, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động; tăng cườn quyền hạn và trách nhiệm đối với trưởng, phó phòng và cán bộ. - Phát huy vai trò của lãnh đạo cấp phòng, tính độc lập và khả năng làm việc theo nhóm của cán bộ trong xử lý công việc. Cách thức giải quyết công việc phải được giải quyết căn cứ theo hiệu quả của chính công việc đó và hiệu quả chung của chi nhánh. - Tiếp tục thực hiện cơ chế phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng, tổ của chi nhánh trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung, nâng cao hiệu quả xử lý công việc. - Kiểm tra việc duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO để có biện pháp khắc phục, cải tiến kịp thời. - Sử dụng quỹ thu nhập một cách công bằng theo khả năng, hiệu quả đóng góp của từng cá nhân, từng phòng, tổ; thưởng phạt kịp thời và công minh. - Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý điều hành, thực hiên dân chủ rộng raĩ và thực sự. Xây dựng tập thể lao động đoàn kết, thống nhất hành động, mục tiêu chung cho sự phát triển bền vững của chi nhánh, của ngành. - Thực hiện đánh giá, phân loại, phân đoạn khách hàng để xây dựng các chương trình, chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Trong môi trường kinh doanh nhiều biến động và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hiện nay, chi nhánh Nam Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2007.Những kết quả đạt được trong năm qua sẽ là tiền đề quan trọng để chi nhánh tiếp tục đà phát triển trong những năm tới. Với sự chỉ đạo, giúp đỡ của NH ĐT&PT Việt Nam, UBND quận Hoàng Mai và ngân hàng nhà nước Hà Nội cùng các sở, ngành, địa phương, NH ĐT&PT Nam Hà Nội quyết tâm khắc phục khó khăn, khai thác thuận lợi để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2008, khẳng định và phát huy vị thế của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trên địa bàn thủ đô. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBX089.DOC
Tài liệu liên quan