Báo cáo Thực tập tổng hợp tại tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí PVEP

Để đạt được mục tiêu phát triển đạt ra thì vấn đề quan trọng có tính chất quyết định là phải có khả năng tài chính. Trước nhu cầu về vốn lớn ,tổng công ty phải có những giải pháp để huy động và sử dụng một cách có hiệu quả. Tổng công ty dầu khí Việt Nam là Tổng công ty nhà nước cho nên phần lớn vốn được nhà nước cấp từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng bổ xung thêm vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, từ nguồn vốn vay, từ nguồn vốn nội bộ nghành, từ các nguồn vốn được huy động qua các tổ chức tín dụng khác. Trước hết Tổng công ty cần phải khai thác lợi thế về vốn kinh doanh của mình. Đây là lượng vốn lớn mà các doanh nghiệp ở Việt Nam không dễ có được. Tuy nhiên lượng vốn này của Tổng công ty phải phân phối dàn trải trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nghành dầu khí. Do đó nguồn vốn dành cho khai thác, thăm dò, kinh doanh dầu thô cũng rất hạn chế. Để tăng cường vốn cho khâu tìm kiếm - thăm dò – khai thác và kinh doanh dầu thô, Tổng công ty có thể thực hiện các giải pháp sau: Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác cần phải mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế vì lĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro cao đòi hỏi phải có công nghệ hiện đại mà một mình Tổng công ty thực hiện không nổi. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các quỹ tài chính tập trung của các đơn vị thành viên trong nghành được phép giữ lại. Nguồn vốn này được sử dụng cho tất cả các hoạt động của Tổng công ty.

doc56 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí PVEP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lợi cho việc phát triển của công ty. Vì Hà Nội là trung tâm văn hóa-kinh tế xã hội của cả nước, nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, là một trong nhưng vùng tập trung đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hà Nội là nơi có mạng lưới giao thông lớn, là nơi giao thông với nhiều vùng kinh tế phát triển như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh….Nói chung đây là khu vực có nhiều thuận lợi cho việc liên lac, kinh doanh và giao dịch với các đối tác. 1.3.2. Đăc điểm về lao động 1.3.2.1. Đặc điểm của đội ngũ lao động hiện tại. Với nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước, địa bàn hoạt động của PVEP trảI rộng trong cả nước và trên thế giới với nhiều loại hình tổ chức và lao động. Tính đến hết năm 2008, PVEP đã có một lực lượng lao động hơn 1.700 người, làm việc trong 42 dự án trong và ngoài nước, gồm các đội ngũ sau: + Đội ngũ lao động làm việc trong Bộ máy điều hành công ty, hưởng các khoản lương thưởng, phụ cấp, phúc lợi theo các chính sách, chế độ, quy chế áp dụng cho Bộ máy điều hành Tổng công ty do Hội đồng thành viên PVEP ban hành. + Đội ngũ lao động làm việc trong các Dự án Dầu khí ở nước ngoài và các chi nhánh ở nước ngoài của Tổng công ty hưởng các khoản lương, thưởng, phụ cấp,phúc lợi theo chính sách nhân viên làm việc cho các dự án dầu khí ở nước ngoài do Tập đoàn dầu khí Việt Nam ban hành. + Đội ngũ lao động biệt phái làm việc cho các liên doanh điều hành ở trong nước hưởng các khoản lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi theo chính sách nhân viên biệt phái ;àm việc cho các liên doanh diều hành ở trong nước do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành. + Đội ngũ lao động làm việc trong các công ty TNHH 1 Thành viên ở trong nước hưởng các khoản lương, thưởng , phụ cấp, phúc lợi theo các chính sách, chế độ, quy chế của từng đơn vị theo sự phê duyệt của PVEP. + Đội ngũ lao động ký hợp đồng trực tiếp với các Đơn vị thành viên của PVEP (các liên doanh, các Công ty con trong và ngoài nước) hưởng các khoản lương, thưởng , phụ cấp, phúc lợi theo các chính sách, chế độ, quy chế của từng đơn vị. Do đăc điểm của lĩnh vực tìm kiếm , thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí, phần lớn lao động của Tổng công ty đều là những người có trình độ đại học, tốt nghiệp từ các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước với số liệu thông kê sơ bộ như sau: + Số lượng Tiến sĩ: Chiếm khoảng 3% + Số lượng thác sĩ: Chiếm khoảng 10% + Số lượng kĩ sư, cử nhân: Chiếm khoảng 70% Đây chính là một nguồn lực dồi dào để xây dựng và phát triển những đội ngũ lao động có số lượng và chất lượng đủ để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tổng Công ty. 1.3.2.2. Chế độ và chính sách lao động của PVEP Là một doanh nghiệp nhà nước, PVEP duy trì hệ thống lương cơ bản theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 theo đó hệ số lương cơ bản được lĩnh được tính theo mức lương tối thiểu theo Chính phủ quy định. Song song với hệ thống lương cơ bản, PVEP xây dựng hệ thống lương chức danh trên nguyên tắc làm công việc náo hưởng lương công việc đó. Tổng công ty cũng đang triển khai kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn chức danh nhằm chuẩn hóa những kiến thức, kỹ năng chuyên môn..cho mỗi bậc lương chức danh nhằm trả đúng lương, đúng người. Trong hệ thống lương chức danh, ngoài các ngạch lương thông thường như nhân viên , cán sự, kỹ sư, cón cáo ngạch lương chức danh chuyên gia với mức tương đương ngạch lương giành cho các vị trí cao nhất nhằm tạo điều kiên cho những kĩ sư có trình độ chuyên môn xuất sắc được hưởng mức lương thỏa đáng để toàn tâm toàn ý cho công tác chuyên môn. PVEP còn có chế độ trả thưởng đi đôi với chế độ trả lương. Ngoài các khoản thưởng theo luật định tùy theo kết quả kinh doanh CBCNV còn có những khoản thưởng vào những dịp đặc biệt như kỉ niệm ngày thành lập Tổng công ty, đón mừng phát hiện mỏ dầu mới, đón mừng khai thác dòng dầu đầu tiên.Đắc biệt PVEP có chế độ khuyến khích khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời với chế độ tiền lương tiền thưởng PVEP còn xây dựng chính sách phúc lợi cho CBCNV và các thành viên gia đình bao gồm các chế độ phúc lợi hàng tháng như phụ cấp trang phục, chỗ ở, trợ cấp giáo dục cho con CBCNV. Ngoài chế dộ phúc lợi cho mỗi CBCNV, Tổng công ty còn có chế độ phúc lợi cho tập thể lao động, khuyến khích cá hoạt động giao lưu theo nhóm ngoài giờ làm việc, trong nội bộ các ban với nhau đẻ tạo điều kiện thiết lập và tăng cường những mối quan hệ đồng nghiệp, hỗ trợ và hợp tác cùng nhau làm việc vì lợi ích chung. 1.3.2.3. Cơ cấu lao động của công ty trong những năm qua. Bảng 1: Cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp của PVEP qua các năm Đơn vị tính: Người Lao động Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lao động trực tiếp 394 796 867 Lao động gián tiếp 352 723 825 Tổng 746 1519 1692 Bảng số liệu trên cho thấy số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp của PVEP là không chênh lệch nhiều như các công ty thường có số lượng lao động trực tiếp nhiều hơn so với lao động gián tiếp. Sở dĩ như vậy là vì đặc thù về hoạt động của Tổng công ty yêu cầu kĩ thuật cao nên lực lượng lao động của công ty là những người có trình độ chuyên môn giỏi và lao động trực tiếp ở đây chủ yếu là các kĩ sư làm việc ở các giàn khoan, các kĩ sư làm công tác thăm dò và nhân viên kĩ thuật. Do đó công ty không yêu cầu số lượng lớn lao động trực tiếp. Một điều nữa là tổng số lượng lao động của công ty có sự thay đổi đột biến (hơn 2 lần) từ năm 2006 sang năm 2007. Nguyên nhân xuất phát từ việc PVEP được sáp nhập với PIDC( Công ty Đầu tư-Phát triển Dầu khí) thành lập Tổng công ty khai thác và thăm dò dầu khí trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam vào ngày 04/05/2007. Chính vì thế số lượng lao động của Tổng công ty vào năm 2007 là tổng số lượng lao động của PVEP trước đây và PIDC. Cũng xuất phát từ đặc trưng về lĩnh vực hoạt động của công ty mà trong lực lượng lao động của PVEP lao động có trình độ chuyên môn giỏi (Đại học trở lên) chiếm tỉ lên rất cao (khoảng 80%). Theo như số liệu thống kê mới nhất tính cho đến hết năm 2008 thì: + Số lượng Tiến sĩ: Chiếm khoảng 3% + Số lượng thác sĩ: Chiếm khoảng 10% + Số lượng kĩ sư, cử nhân: Chiếm khoảng 70% Như vậy số lượng lao động có trình độ chuyên môn cao chiểm tỉ lệ lên tới 83% trong tổng số lao động. 1.3.3. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của PVEP là khai thác và thăm dò dầu khí. Ngoài ra để phát triển lĩnh vực dịch vụ và tình hình thị trường thế giới ngày nay đặt ra yêu cầu về năng lực tự chủ nên theo sự phân công và cho phép của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, PVEP đang triển khai một số dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ như: các dự án tàu địa chấn 2D -3D, dự án trung tâm xử lí dữ liệu địa chấn, dự án giàn khoan biển nước sâu và nhiều sự án liên kết tiềm năng khác. 1.3.3.1. Thăm dò khai thác dầu khí trong nước - Tự điều hành các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở trên đất liền thuộc Miền võng Hà Nội và các khu vực có triển vọng ở thềm lục địa Việt Nam. - Tham gia điều hành chung các hợp đồng dầu khí với các Công ty Dầu khí nước ngoài tại Việt Nam - Quản lý, giám sát các hợp đồng dầu khí của nhà thầu nước ngoài khi được uỷ quyền. 1.3.3.2. Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài nước - Tự điều hành các hợp đồng dầu khí - Tham gia điều hành chung các hợp đồng dầu khí. - Mua tài sản dầu khí /góp cổ phần đối với các hợp đồng dầu khí 1.3.3.3. Một số hoạt động đầu tư khác. Trong chiến lược phát triển của PVEP, phát triển lĩnh vực dich vụ là một hạng mục rất được quan tâm với các yêu cầu như: + Thực hiện 100% khối lượng công tác khảo sát điểu tra cơ bản Tập đoàn giao. + Tích cực phát triển các lĩnh vực dịch vụ phù hợp với năng lực, chức năng của Tổng công ty khi có đủ điều kiện. Bên cạnh đó, thị trường dịch vụ dầu khí trong thời gian qua có những biến động bất thường do chịu tác động chung của nền kinh tế – chính trị thế giới, đặt ra yêu cầu cao về năng lực tự chủ trong lĩnh vực này nhằm phục vụ tốt cho hoạt động tìm kiếm – thăm dò- khai thác dầu khí. Thực hiện mực tiêu trên, được Tập đoàn dầu khí Việt Nam phân công và ho phép, PVEP đang triển khai một só dự án sau: Dự án tàu địa chấn 2D : ngày 21/05/2007, theo quyết định số 2796/QĐ-DKVN, Tập đoàn đầu khí Việt Nam đã giao cho PVEP làm chủ đầu tư để triển khai Dự án Tàu địa chấn 2D. Dự án tầu địa chấn 2D nhằm đạt các mục tiêu : thực hiện kế hoạch tự chủ tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí; tham gia cung cấp dịch vụ thu nổ địa chấn ngoài khơI cho các nhà thầu dầu khí trong và ngoài nước và phát triển năng lực kí thuật, nguồn nhân sự cho gành dịch vụ thu nổ địa chấn. Việc cung cấp dịch vụ tàu địa chấn 2D của PVEP sẽ mở ra một loại hình dịch vụ kĩ thuật cao mới tại Việt Nam, góp phần vào việc tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ dầu khí trong tổng doanh thu của ngành. Hợp đồng mua tàu địa chấn 2D hoán cải được kí kết ngày 13/01/2008 giữa PVEP và công ty Nordic Maritime. Tàu địa chấn 2D mang tên Bình minh 02 sẽ là tàu địa chấn đầu tiên của Việt Nam , được hoán cải từ tàu cá Atlantic 333 tại xưởng đống tàu Cochin, Ân Độ. Các nhà thầu tham gia dự án : + Nhà thầu hoán cải: công ty NordicMaritime + Công ty tư vấn: Germanischer Lloy Industrial Services nVietnam CO.ltd + Nhà thầu giám sát dự án hoán cải: công ty TNHH dịch vụ dầu khí PTSC. Dịch vụ kĩ thuật: ngoài lĩnh vực hoạt động chính là thăm dò, khai thác đầu khí, PVEP đang mở rộng các hoạt động dịch vụ kỹ thuật khác có liên quan và hỗ trợ trực tiếp cho lĩnh vực hoạt động chính của m ình như hoạt động tư vấn – thiết kế- dịch vụ dầu khí, các hoạt động thu nổ, minh giảI địa chấn….. Cho tới nay PVEP đã và đang triển khai góp vốn cổ phần,tham gia liên doanh với các công ty chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực này. Cụ thể: + Tham gia 12% cổ phần vào Công ty cổ phần thiết kế WORLEY PARSONS Đầu Khí Việt Nam. Công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 411032000035 được UBND TP . HCM cấp ngày 04 tháng 4 năm 2008. Trụ sở chính: Tầng 9, tòa nhà ABC, số 10 Phô Quang, Quận Tân Bình, TP.HCM Ngành nghề kinh doanh:+ Thiết kế các dự án dầu khí, bao gồm các dự án ngoài khơi và trên đất liền; + Tư vấn nghiên cứu kinh tế kĩ thuật xây dựng các báo cáo đầu tư dự án dầu khí ( ngoại trừ các dịch vụ pháp lí; dịch vụ trọng tài và hòa giải); + Tham gia và hỗ trợ các dịch vụ vận hành bảo dưỡng và sửa chữa cho các dự án dầu khí; + Dịch vụ chuyển giao công nghệ dầu khí. - Vốn điều lệ: 16.000.000.000 ( 16 tỉ ) đồng Việt Nam. - Các cổ đông: Công ty cổ phần được thành lập bởi các cổ đông là một số đơn vị thành viên trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và công ty Worley Parsons Sea Pty.Ltd ( có trụ sở chính tại Uc) + Chuẩn bị tiếp nhận chuyển giao quản lí 25% vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại Công ty TNHH FAIRFIELD VIETNAM và FAIRFIELD INDUSTRIES INCORPORATED ( có trụ sở chính tại Hoa Kì). Trong những năm qua, công ty TNHH Fairfield Việt Nam đã cung cấp những dịch vụ xử lí địa chấn cho khách hàng ở Việt Nam và mục tiêu trong thời gian tới sẽ tăng cường khả năng xử lí tài liệu để cung cấp dịch vụ cho khu vực Đông Nam A. Giàn khoan biển nước sâu : hiện nay, sản lượng khai thác dầu khí trên thềm lục địa tại các khu vực nước nông đã không còn đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước , và với tốc độ tăng trưởng của GDP như hiện nay, Việt Nam sẽ phảI nhập thêm dầu mỏ và khí đốt trong vài năm tới. Trong khi đó, với thực tế nhu cầu vè giàn khoan đang gia tăng mà năng lực phương tiện hiện đại của Việt Nam chưa thể đáp ứng được nhiệm vụ của ngành , việc đầu tư dự án Mua mới giàn khoan nủa nối nửa chìm là rất cần thiết . Ngày 12/06/2008 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giao cho PVEP làm chủ đàu tư để triển khai dự án mua mới giàn khoan với những mục tiêu chính sau: + Nâng cao năng lực và tính chủ động trong các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí + Đáp ứng kịp thời và có hiệu quả các yêu cầu về khoan và dịch vụ khoan trong ngành + Thực hiện các chương trình tìm kiếm thăm dò để mở rộng hoạt động của Tập đoàn dầu khí tại vịnh Bắc Bộ, khu vực Miền Trung, các vùng các lô có phần tham gia đầu tư của Tập đoàn dầu khí tại các nướ trong khu vực và quốc tế. + Tạo điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường cho thuê giàn trên thị trường trong khu vực và quốc tế cho các công ty dầu khí. Hiện tại , dự án đã được triển khai những bước đầu tiên và hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích tiềm năng trong tương lai. 1.3.4. Đặc điểm về khu vực hoạt động. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của PVEP hiện tại đang diễn ra sôi động ở cả trong nước và ngoài nước. Ơ trong nước , PVEP có hoạt động thăm dò khai thác ở các bể trầm tích gồm: + Bể trầm tích Sông Hồng + Bể trầm tích Cửu Long + Bể trầm tích Nam Côn Sơn + Bể trầm tích Malay Thổ Chu + Bể trầm tích Trường Sa. Ở nước ngoài , PVEP đang có dự án ở 13 nước trong đó: + Khu vực Châu A – Thái Bình Dương: bao gồm các nước Malaisia, Indonesia, Lao, Myanmar. + Khu vực Châu Phi : bao gồm các nước Tunisia, Algeria, Cameroon, Madagasca, Congo. + Khu vực trung đông : bao gồm Iraq, Iran. + Khu vực Ca-ri-bê và Nam Mỹ bao gồm : Peru, Venezuela, Cuba. + Khu vực Bắc A và các nước SNG : Mông Cổ. Trong cả hai thị trường trên thì PVEP đang thực hiện 46 dự án trong đó có 28 dự án trong nước và 18 dựa án ở nước ngoài. Trong các dự án kiện có , PVEP trực tiếp điều hành 13 dự án , tham gia điều hành chung 10 dự án và tham gia cổ phần từ 12,5 % đến 50% trong các dự án còn lại. Bảng 2: Cơ cấu sản lượng quy dầu khai thác của PVEP qua các năm Đơn vị : Triệu tấn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Sản lượng trong nước (quy dầu) 4.31 5.33 7.36 Sản lượng ngoài nước(quy dầu) 0.07 0.09 0.12 Tổng sản lượng 4.38 5.42 7.48 Bảng số liệu trên cho thấy sản lượng khai thác của Công ty chủ yếu là từ các mỏ trong nước. Trong đó sản lượng năm 2008 tăng cao do trong năm này Công ty đã đưa vào sử dụng 5 mỏ mới cùng với các mỏ đang khai thác như Đại Hùng, Ruby, Rạng Đông, Lan Tây, Sư Tử Đen, Rồng Đôi-Rồng Đôi Tây, Cendor đó là các mỏ sau: Cá Ngừ Vàng, Bunga Orkid, Phương Đông, Sư Tử Vàng và Sông Đốc. 1.3.5. Đăc điểm về nguồn vốn. Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của PVEP qua các năm. Đơn vị: tỷ đồng Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vốn góp 2,945 6,375 7,202 Lợi nhuận để lại 2,753 5,834 6,458 Vốn vay 2,950 5,120 5,230 Tổng nguồn vốn 8,648 17,325 18,890 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu vốn của PVEP qua các năm là khá an toàn (lớn hơn tỉ lệ 4:6) . Điều này cho thấy Công ty đang ở trong tình trạng tài chính tốt. Ngoài ra trong cơ cấu vốn chư sở hữu thì tỉ lệ giữa vốn góp và lợi nhuận để lại là gần như tương đương nhau, từ đó có thể thấy Tổng công ty không những làm ăn có lãi mà hơn nữa còn đạt được lợi nhuận lớn. Mặt khác, đây là công ty được thành lập từ lâu đời và là doanh nghiệp nhà nước do đó phần lợi nhuận hàng năm hầu như đều được giữ lại để đàu tư vào kinh doanh. Về sự thay đổi của cơ cấu vốn của PVEP qua các năm ta có thể thấy rõ nhất là từ năm 2006 sang năm 2007. Tổng nguồn vốn của công ty năm 2007 tăng hơn hai lần so với năm 2006. Nguyên nhân ở đây là vào ngày 05/04/2007 PVEP được sáp nhập với PIDC thành lập nên Tổng Công ty Khai thác và Thăm dò dầu khí . Do đó nguồn vốn của PVEP hiện tại bao gồm nguồn vốn của PVEP cũ va nguồn vốn của PIDC. Nguồn vốn của năm 2008 cũng tăng hơn so với năm 2007. Năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước trở nên khó khăn hơn nhưng nhờ có những chiến lược kinh doanh hợp lí Công ty vẫn đạt được mức lợi nhuận cao hơn so với năm 2007. Trong năm 2008,Công ty đạt sản lượng khai thác cao. Trong 9 tháng đầu năm gia dầu thế giới tăng cao (hơn 100 USD/thùng) nên trong thời gian này công ty dạt doanh thu và lơi nhuận cao. Sau đó giá dầu thế giới đột ngột giảm mạnh , điều này tuy có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu dầu chế biến nhưng lại là bất lợi cho các công ty xuất khẩu dầu thô, chính vì thế trong 3 tháng cuối năm doanh thu của công ty giảm sút đi đáng kể không đạt được như dự kiến ban đầu tuy nhiên xét cả năm thì công ty vẫn đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan. Ngoài ra trong năm 2008 Công ty đã thực hiện hai dự án lớn đó là Hợp đồng mua tàu địa chấn 2D hoán cải và dự án Mua mới giàn khoan biển nước sâu nủa nối nửa chìm . Đây là hai dự án yêu cầu vốn đầu tư lớn nên ban lãnh đạo dã quyết định tăng vốn để đầu tư cho hai dự án này. CHƯƠNG II: CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY. 2.1. Lĩnh vực hoạt động 2.1.1. Thăm dò khai thác dầu khí trong nước - Tự điều hành các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở trên đất liền thuộc Miền võng Hà Nội và các khu vực có triển vọng ở thềm lục địa Việt Nam. - Tham gia điều hành chung các hợp đồng dầu khí với các Công ty Dầu khí nước ngoài tại Việt Nam - Quản lý, giám sát các hợp đồng dầu khí của nhà thầu nước ngoài khi được uỷ quyền. 2.1.2. Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài nước - Tự điều hành các hợp đồng dầu khí - Tham gia điều hành chung các hợp đồng dầu khí. - Mua tài sản dầu khí /góp cổ phần đối với các hợp đồng dầu khí. 2.2. Đăc điểm lợi thế của dầu thô Việt Nam. Đặc điểm thành phần của dầu mỏ ở các mỏ hiện nay là gần như nhau, đặc trưng là giàu hàm lượng Prafin và hàm lượng lưu huỳnh chiếm khoảng 0,06 - 0,1%. Tỷ lệ này thấp hơn so với các loại dầu mỏ trên thế giới (tỷ lệ này trung bình 2 - 3%, thậm chí là 5% ở các nước có sản phẩm dầu mỏ). Bảng 4: Thành phần hoá lý cơ bản của dầu mỏ Việt Nam STT Chỉ tiêu Dầu mỏ Việt Nam 1 Tỷ trọng kg/m3 ở 200C 827-861 2 Hàm lượng tạp chất 0,063 3 Nhiệt độ đông đặc (0C) 30-35 4 Độ nhớt ở: 500C 5-14 700C 6-14 5 Hàm lượng lưu huỳnh 0,063-0,1 6 Hàm lượng parafin 20-24 7 Hàm lượng nhựa đường 2,7-11,86 8 Nhiệt độ nóng chảy Parafin (0C) 55-59 Đặc trưng này của dầu mỏ Việt Nam đã hấp dẫn đối với tất cả các khách hàng. Ngày nay do quá trình sản xuất công nghiệp ngày càng làm cho môi trường trở nên ô nhiễm, công việc bảo vệ và làm sạch môi trường đã trở nên mang tính cấp bách, chiến lược toàn cầu, cho nên sản phẩm dầu thô có chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp ngày càng trở nên có giá trị. Hơn nữa dầu thô Việt Nam chứa hàm lượng Parafin cao (chuỗi Hydro các bon) nhiệt đô đông đặc rất cao 30-340C đã đông đặc do đó rất khó khăn cho quá trình vận chuyển cho nên dầu thô Việt Nam luôn phải xử lý để nhiệt độ luôn ở mức 50-600C để đảm bảo không bị đông đặc trong quá trình vận chuyển. Xăng dầu được sản xuất ra từ dầu thô có chứa hàm lượng Parafin cao chứa ít độc hại hơn xăng dầu được sản xuất ra từ dầu thô chứa hàmg lượng chứa lưu huỳnh nhiều (do sản xuất ra xăng pha chì, có hại cho môi trường). Bên cạnh đó, phải tốn kém chi phí rất lớn để xử lý hàm lượng lưu hùynh trong dầu thô và sản phẩm. 2.3. Đặc điểm thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam Bảng 5: Cơ cấu thị trường dầu thô của Tổng Công ty (Đơn vị: triệu tấn) Thị trường 2006 2007 2008 SL (tấn) (%) SL (tấn) (%) SL (tấn) (%) 1 Japan 1.233 28.15 1.324 27.15 1.536 26.15 2 Singapore 0.274 6.25 0.376 6.32 0.434 6.46 3 China 0.876 20.13 0.984 21.03 0.757 19.87 4 USA merica 1.114 25.43 1.045 23.12 0.856 17.34 5 Malayxia 0.124 2.83 0.135 2.96 0.434 3.12 6 France 0.243 5.54 0.326 5,67 0,356 2.98 7 EngLand 0.356 8.13 0.412 8.34 0.657 4.23 8 The Nethezland - - 0.214 4.98 0,578 3.98 9 Swizerland - - - - 0.645 4.12 Tổng 4.38 100 5.42 100 7.48 100 Bảng trên cho thấy: Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc là những thị trường thiêu thụ dầu thô lớn của Việt Nam . Sản lượng dầu thô khai thác được của Công ty chủ yếu là để xuất khẩu sang nước ngoài bởi lúc này công nghệ lọc dầu của Việt Nam còn non kém nhưng bắt đầu từ năm 2009, với sự hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất thì Công ty sẽ quyết định cắt giảm sản lượng dầu xuất khẩu để làm nguyên liệu cho nhà máy. Công suất của nhà máy lọc dầu Dung Quất vào khoảng 6.5 triệu tấn dầu một năm. Nhật Bản là thị trường truyền thống của công ty, chiếm khoảng gần 30% thị trường xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty. Tuy thị trường có biến động nhiều nhưng thị trường Nhật Bản vẫn là khách hàng lớn nhất của Tổng Công ty như: Itochu, Japan Energy, Mitshubishi Mitsui, Showa Shell,... Trung Quốc tuy không phải thị trường truyền thống của Tổng công ty nhưng trong một số năm gần đây công nghệ lọc dầu của Trung Quốc rất phát triển, lại có như cầu lớn về năng lượng nên hiện tại cũng là một thị trường lớn của Công ty chiếm vào khoảng 20% thị trường nhập khẩu dầu thô Việt Nam. Thị trường Mỹ cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao của công ty. Tuy nhiên trong năm 2007, kinh tế My đã có dấu hiệu khúng hoảng nên lượng thiêu thụ dầu thô cua Công ty đã giảm nhẹ nhưng cho đến năm 2008 khi kinh tế Mỹ suy thoáI thì đẫ giảm đi đáng kể từ 23% xuống cón 17%. Các khách hàng chủ yếu ở Mỹ là: Cantex, chevron, Coastal Bel_cher 2.4. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ngành dầu khí Việt Nam tuy có sự cố gắng vượt bậc trong khai thác sản xuất kinh doanh năm 2008 đã khai thác được 22 triệu tấn, trung bình 400-450.000 thùng/ngày. Tuy nhiên so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì sản lượng của Tổng Công ty vẫn còn rất nhỏ bé. Bảng 6: Sản lượng khai thác dầu trên thế giới. Đơn vị: Triệu thùng/ngày Khu vực/nước 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 OPEC 31,64 30,79 30,93 31,04 29,77 29,44 30,68 29,99 OECO 21,73 22,24 21,96 22,15 22,29 21,41 22,86 22,07 Mỹ 8,17 8,22 8,22 8,11 0,17 8,08 8,35 8,64 Canada 2,63 2,65 2,65 2,65 2,67 2,56 2,67 2,57 Anh 2,61 2,77 2,82 2,85 2,97 2,93 2,84 2,76 Mêhicô 3,54 3,55 3,48 3,55 3,33 3,35 3,21 3,41 Na uy 3,12 3,42 3,15 3,33 3,46 3,14 3,14 3,28 Ngoài OECD 22,04 22,04 2,19 22,00 21,84 21,57 21,09 20,76 Liên Xô cũ 6,52 7,85 7,8 7,75 7,66 7,49 7,28 7,20 Trung Quốc 3,23 3,24 3,25 3,25 3,20 3,19 3,19 3,19 Malasia 0,67 0,67 0,67 0,66 0,72 0,71 0,74 0,75 ấn Độ 0,73 0,72 0,71 0,71 0,71 0,75 0,74 0,76 Braxin 1,49 1,48 1,46 1,45 1,43 1,36 1,28 1,13 Achentina 0,82 0,82 0,82 0,82 0,82 0,85 0,90 0,88 Colombia 0,62 0,70 0,68 0,73 0,77 0,83 0,77 0,66 Oman 0,91 0,90 0,91 0,95 0,90 0,90 0,90 0,91 Ai Cập 0,81 0,81 0,82 0,83 0,83 0,85 0,88 0,90 Angqola 0,75 0,77 0,77 0,83 0,85 0,76 0,73 0,70 Toàn thế giới 77,11 76,75 76,48 76,88 75,63 74,09 74,05 75,35 Hiện nay trên thế giới có 20 nước có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới đứng đầu là Mỹ có sản lượng bình quân là 8,3 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, Mỹ cũng là quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Đứng thứ hai là ARập xe út (8,081 triệu thùng/ngày) và thứ ba là Liên Xô cũ với sản lượng 6,998 triệu thùng/ngày. Trên thế giới chỉ có 50 quốc gia hiện đang có dầu mỏ được khai thác nhưng phạm vi hoạt động rất sâu rộng trên toàn thế giới từ Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi... cuộc chiến dầu lửa luôn diễn ra trên thế giới giữa các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô tại vùng biển Caxpi Trung á (Adecbai - dan, Cadắc xtan, Tuốc mê - ni - tan)đại biểu tiêu biểu là tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC với các nước tư bản phát triển luôn làm cho tình hình giá cả dầu thô biến động nhất và năm 1973 và gần đây nhất là sự biến động giá cuối năm 2001 có lúc giá dầu đã ở mức 38USD/thùng. Các quốc gia khác nằm ngoài OPEC tuy nắm giữ trữ lượng không nhiều nhưng mức sản xuất ngày càng tăng lại hoàn toàn bị chi phối bởi cơ chế thị trường tự do và không có quan hệ phối hợp nào với OPEC. Mặt khác áp lực của chính trị, quân sự, kinh tế của các nước phương Tây rất lớn đã tạo nên một cuộc chiến trên lĩnh vực cung - cầu dầu mỏ trở nên khó khăn phức tạp hơn. Bảng trên cho ta thấy được toàn cảnh tình hình khai thác dầu thô trên thế giới từ năm 1998 đến năm 2001. Qua đó ta thấy được vị trí của Tổng Công ty cũng như ưu thế của người cung cấp là không có mấy và thường bị chi phối bởi cơ chế thị trường tự do thế giới và đặc biệt cũng như các nước có sản lượng khai thác thấp khác thường bị ảnh hưởng bởi các quyết định từ phía các nước xuất khẩu dầu OPEC. 2.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của PVEP Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 Đơn vị: Nghìn tỷ VND STT Chỉ tiêu Năm 2006 I Doanh thu PVEP 9445.89 1 Doanh thu bán dầu và khí từ các đề án dầu và khí 9019.97 2 Từ hoạt động dịch vụ nhỏ lẻ 35.28 3 Từ hoạt động tài chính 2.82 4 Doanh thu từ các hoạt động khác 1.182 4.1 Doanh thu từ thực hiện các HĐ với Tập đoàn II Nộp tập đoàn 1557.18 III Chi phí 2567.64 1 Chi phí cho hoạt động khai thác 2536.42 2 Chi phí cho hoath động dịch vụ 18.24 3 Chi phí cho hoạt động tài chính 0.124 4 Chi phí cho hoạt động khác 0.823 IV Lãi trước thuế 3548.44 1 Từ hoạt động khai thác 3746.96 2 Từ hoạt động dịch vụ 12.69 3 Từ hoạt động tài chính 4.762 4 Từ hoạt động khác 0.325 V Nộp thuế cho chính phủ Việt Nam 2582.348 1 Từ hoạt động khai thác 2577.35 2 Từ hoạt động dịch vụ 3.62 3 Từ hoạt động tài chính 1.403 4 Từ hoạt động khác 0.11 VI Lãi sau thuế 1631.83 1 Từ hoạt động khai thác 1621.32 2 Từ hoạt động dịch vụ 11.23 3 Từ hoạt động tài chính 3.98 4 Từ hoạt động khác 0.27 VII Trích lập quỹ 178.32 1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 17.89 2 Quỹ dự phòng tài chính 256.75 3 Quỹ thưởng ban điều hành công ty mẹ 0.15 VIII Nộp tập đoàn lãi sau thuế 1465.52 IX Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn 71.24 X Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn 30.12 Bảng 8: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Đơn vị: Nghìn tỷ VND STT Chỉ tiêu KH 2007 I Doanh thu PVEP 18,836.45 1 Doanh thu bán dầu và khí từ các đề án dầu và khí 18,774.97 2 Từ hoạt động dịch vụ nhỏ lẻ 54.00 3 Từ hoạt động tài chính 6.00 4 Doanh thu từ các hoạt động khác 1.48 4.1 Doanh thu từ thực hiện các HĐ với Tập đoàn II Nộp tập đoàn 4,071.36 1 Từ doanh thu bán dầu và khí PVEP trước 9/5/2007 4,071.36 III Chi phí 6,959.50 1 Chi phí cho hoạt động khai thác 6,920.50 2 Chi phí cho hoath động dịch vụ 37.80 3 Chi phí cho hoạt động tài chính 0.17 4 Chi phí cho hoạt động khác 1.04 IV Lãi trước thuế 7,805.60 1 Từ hoạt động khai thác 7.783.12 2 Từ hoạt động dịch vụ 16.20 3 Từ hoạt động tài chính 5.84 4 Từ hoạt động khác 0.44 V Nộp thuế cho chính phủ Việt Nam 5,102.98 1 Từ hoạt động khai thác 5,096.69 2 Từ hoạt động dịch vụ 4.54 3 Từ hoạt động tài chính 1.63 4 Từ hoạt động khác 0.12 VI Lãi sau thuế 3,167.29 1 Từ hoạt động khai thác 3,151.29 2 Từ hoạt động dịch vụ 11.66 3 Từ hoạt động tài chính 4.20 4 Từ hoạt động khác 0.32 VII Trích lập quỹ 335.54 1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 18.59 2 Quỹ dự phòng tài chính 316.75 3 Quỹ thưởng ban điều hành công ty mẹ 0.20 VIII Nộp tập đoàn lãi sau thuế 2,831.94 IX Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn 78.06 X Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn 31.67 Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 Đơn vị: Nghìn tỷ VND STT Chỉ tiêu KH 2007 I Doanh thu PVEP 20,025.12 1 Doanh thu bán dầu và khí từ các đề án dầu và khí 19,374.94 2 Từ hoạt động dịch vụ nhỏ lẻ 54.00 3 Từ hoạt động tài chính 6.00 4 Doanh thu từ các hoạt động khác 1.48 4.1 Doanh thu từ thực hiện các HĐ với Tập đoàn II Nộp tập đoàn 4,371.23 III Chi phí 7,059.50 1 Chi phí cho hoạt động khai thác 7,120.25 2 Chi phí cho hoath động dịch vụ 38.90 3 Chi phí cho hoạt động tài chính 0.16 4 Chi phí cho hoạt động khác 1.08 IV Lãi trước thuế 8,305.60 1 Từ hoạt động khai thác 7.983.17 2 Từ hoạt động dịch vụ 17.20 3 Từ hoạt động tài chính 6.34 4 Từ hoạt động khác 0.44 V Nộp thuế cho chính phủ Việt Nam 5,902.98 1 Từ hoạt động khai thác 5,596.69 2 Từ hoạt động dịch vụ 6.54 3 Từ hoạt động tài chính 2.63 4 Từ hoạt động khác 0.12 VI Lãi sau thuế 3,867.29 1 Từ hoạt động khai thác 3,551.29 2 Từ hoạt động dịch vụ 13.64 3 Từ hoạt động tài chính 4.29 4 Từ hoạt động khác 0.37 VII Trích lập quỹ 367.52 1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 32.57 2 Quỹ dự phòng tài chính 358.75 3 Quỹ thưởng ban điều hành công ty mẹ 1.20 VIII Nộp tập đoàn lãi sau thuế 3121.78 IX Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn 76.05 X Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn 30.64 (Nguồn báo cáo tài chính các năm 2006,2007,2008. Phòng tài chính tổng hợp) Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu của PVEP qua các năm cụ thể + Năm 2006 đạt 9445.89 tỉ đồng + Năm 2007 đạt 18,836.45 tỉ đồng + Năm 2008 đạt 20,025.12 tỉ đồng Dế dàng nhận thấy doanh thu của PVEP trong năm 2007 tăng đột biến ( hơn 2 lần). Điều này xuất phát từ nguyên nhân vào ngày 05/04/2007 PVEP được sáp nhập với PIDC( Công ty Đầu tư-Phát triển Dầu khí) thành lập Tổng công ty khai thác và thăm dò dầu khí trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam vào ngày 04/05/2007. Chính vì thế quy của Tổng công ty vào năm 2007 là tổng quy mô của PVEP trước đây và PIDC . Điều này tát yếu dẫn đên việc tăng doanh thu trong năm 2007. Ngoài ra, doanh thu năm 2008 cũng tăng hơn so với năm 2007. Năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước trở nên khó khăn hơn nhưng nhờ có những chiến lược kinh doanh hợp lí Công ty vẫn đạt được mức lợi nhuận cao hơn so với năm 2007. Trong năm 2008,Công ty đạt sản lượng khai thác cao. Trong 9 tháng đầu năm gia dầu thế giới tăng cao (hơn 100 USD/thùng) nên trong thời gian này công ty dạt doanh thu và lơi nhuận cao. Sau đó giá dầu thế giới đột ngột giảm mạnh , điều này tuy có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu dầu chế biến nhưng lại là bất lợi cho các công ty xuất khẩu dầu thô, chính vì thế trong 3 tháng cuối năm doanh thu của công ty giảm sút đi đáng kể không đạt được như dự kiến ban đầu tuy nhiên xét cả năm thì công ty vẫn đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan. 2.6. Đánh giá chung. 2.6.1. Những thuận lợi. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động từ lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác (thượng nguồn) đến lĩnh vực chế biến, kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu khí (khâu hạ nguồn). Có thể nói hiện nay Tổng Công ty đã tham gia thực hiện kinh doanh khép kín toàn bộ của ngành dầu khí Việt Nam, điều này đã đem lại cho Tổng Công ty một lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu qảu cạnh tranh nhờ quy mô. Bên cạnh đó, hiện nay Tổng Công ty có một đội ngũ nhân lực rất lớn mạnh 1700 người, tỷ lệ cán bộ nhân viên có trình độ đại học trở lên chiếm 80% cao hơn hẵn so với các ngành khai thác trong cả nước. Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu thô thì cơ sở vật chất như các kho cảng dịch vụ phục vụ cho dầu khí (thuyền, tầu xe chở sản phẩm dầu khí, máy bay...) cũng góp phần rất lớn trong việc tạo nên các lợi thế của Tổng Công ty. Thuận lợi lớn nhất đối với hoạt động xuất khẩu dầu khí của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đó chính là đặc điểm lợi thế cạnh tranh mà dầu thô mang lại như hàm lượng Prafin cao, lưu huỳnh ít trong dầu thô chỉ chiếm khoảng 0,01% trong khi đó hàm lượng lưu huỳnh trung bình của dầu thô thế giới rất cao 2-3% thậm chí đến 5% vì vậy dầu thô Việt Nam đang ngày càng khẳng định mình trên thị trường thế giới. Do đặc điểm của ngành dầu khí đem lại cho Tổng Công ty những cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc hiện đại và tự động hoá rất cao tạo nên năng suất lao động của công nhân trong ngành ngày càng cao lên. Tiềm năng của dầu khí Việt Nam còn rất lớn điều này cũng tạo nên ưu điểm của Tổng Công ty trong hoạt động xuất khẩu dầu. Hiện nay đã phát hiện được 17 mỏ trong đó có những mỏ chứa cả dầu và khí. Các chuyên gia khảo sát phân tích cho rằng trữ lượng tiềm năng dầu khí Việt Nam khoảng 2,7 đến 3,5 tỷ m3 dầu quy đổi trong đó 1-1,3 tỷ m3 dầu trữ lượng đã xác minh được là 950 triệu m3 quy dầu và trong đó dầu được xác minh là 420 triệu m3 (tương đương 420 triệu tấn). Do vậy trong tương lai 20-30 năm nữa ngành dầu khí sẽ còn đóng góp hơn nữa trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. 2.6.2. Những khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân. Bên cạnh những ưu điểm trên thì hiện nay Tổng Công ty còn rất nhiều khó khăn cần được giải quyết như: - Mặc dù hiện nay hàng năm sản lượng xuất khẩu dầu của Tổng Công ty tiếp tục được giá đăng nhưng số lượng so với thế giới còn rất nhỏ bé không những trên thế giới mà còn so với cả trong khối ASEAN. Chính vì điểm yếu này mà dầu thô Việt Nam luôn phải chấp nhận giá cả theo những nước có khối lượng lớn về dầu mỏ, luôn bị phụ thuộc vào những quyết định của các nước, tổ chức như OPEC. - Hiện nay tuy có đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo nhưng 80% là công nhân viên kỹ thuật, còn lực lượng nhân viên làm công tác hoạt động thương mại, xuất khẩu rất hạn chế. Bên cạnh đó kỹ năng về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu rất hạn chế, hay bị thụ động trong các tình huống phát sinh xảy ra trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu dầu thô. - Trong cơ chế điều hành quản lý hoạt động xuất khẩu dầu thô cũng còn nhiều vướng mắc. Cụ thể Tổng Công ty luôn duy trì một cơ chế quản lý điều hành giá cứng nhắc dầu thô đối với Petechim (đơn vị xuất khẩu dầu thô trực tiếp với nước ngoài). Petechim phải lên kế hoạch phương án kinh doanh dầu thô và sau đó trình lên Tổng Công ty để được phê duyệt, tổng Công ty sau khi xem xét (chủ yếu là điều kiện về giá cả có lợi hay không) sẽ phê duyệt cho Petechim đảm nhiệm thực hiện công tác này. Do vậy cơ chế này sẽ làm giảm đi sự linh hoạt trong công tác hoạt động xuất khẩu dầu thô và thường bị mất đi những cơ hội có lợi và rất khó khăn trong việc điều chỉnh khi thị trường dầu thô luôn biến động. - Trong cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực vừa qua cũng đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty. Giá đàu giảm sút mạnh tuy có lợi cho các công ty nhập khẩu dầu chế biến nhưng lại là bất lợi cho các công ty xuất khẩu dầu thô. Giá dầu đang ở ngưỡng hơn 100 USD/thùng giảm xuống hơn một nửa có lúc chạm đáy 50 USD/thùng. - Hoạt động nghiên cứu thị trường và diễn biến biến động trên thị trường thế giới tuy có được thực hiện nhưng vẫn còn yếu kém, năng lực của đội ngũ công nhân viên làm công tác thương mại chưa được cao tuy việc thu thập - phân tích - tổng hợp thông tin. Hiện nay tuy Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là một trong những Tổng Công ty mạnh đầu ngành trong cả nước nhưng không có một phòng Marketing riêng, kể cả trong lĩnh vực quảng cáo khuyếch trương cũng được thực hiện rất yếu, trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm dầu khí, và thường người dân biết đến Petrolimex hơn là Petrovietnam. - Đặc điểm cơ cấu địa hình của các mỏ dầu ở Việt Nam hiện nay cũng đem lại cho Tổng Công ty những khó khăn trong sản xuất - khai thác dầu. Sự tập trung của các mỏ là không đồng đều về sản lượng, khoảng cách giữa các mỏ lớn và khoảng cách của các mỏ chứa dầu rất xa bờ tạo nên khó khăn trong việc thiết kế các trang thiết bị máy móc ở độ sâu tương ứng. Bên cạnh đó, thời tiết, khí hậu của biển nước ta cũng tạo nên sự khó khăn trong việc sản xuất - khai thác của Tổng Công ty. - Đối với trang thiết bị máy móc hiện nay của Tổng Công ty cũng có nhiều khó khăn nhất là đối với máy móc phục vụ việc thu hồi dầu là rất quan trọng. Tại vì trong giai đoạn đầu khai thác mỏ nhờ áp suất chênh lệch mà dầu được đẩy lên, nhưng đến khi cạn dần thì phải có trang thiết bị máy móc hiện đại bơm dầu lên bờ, mà thu hồi dầu còn lại ở các kẽ nứt của vỉa. Do đó trang bị máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả thu hồi dầu là rất cần thiết. - Một khó khăn lớn nữa của Tổng Công ty đó là vốn. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tuy là Tổng Công ty Nhà nước nhưng do đặc điểm của ngành đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn thêm vào đó hiện nay Nhà nước không cấp vốn nữa mà chỉ quy định mức % cho phép Tổng Công ty giữ lại trên lợi nhuận thu về để phát triển mở rộng kinh doanh. Trong khi đó Tổng Công ty lại thực hiện chiến lược kinh doanh phép kín tất cả các lĩnh vực trong ngành dầu khí, điều này càng đòi hỏi phải có vốn rất lớn ví dụ như việc đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 giữa Việt Nam và Nga với tỷ lệ góp vốn là 50/50 (mỗi bên đóng góp là 750 triệu USD. Đảm bảo tốt nhu cầu về vốn sẽ làm cho Tổng Công ty thực hiện tốt các hoạt động trong các lĩnh vực và các nhiệm vụ khác mà Nhà nước giao cho. CHƯƠNG III: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.1. Phương hướng phát triển công ty đến năm 2025 Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn là đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng có thể khai thác; ưu tiên phát triển những vùng nước sâu , xa bờ , vùng chống lấn , tranh chấp ; mở rộng địa bàn và tích cực triển khai hoạt động đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí là đơn vị chư lực của PVN trong lĩnh vực hoạt động trọng tâm của mình là thăm dò khai thác dầu khí. Mục tiêu chiến lược của PVEP là trở thành công ty dầu khí quốc tế hàng đầu trong nước và đến năm 2010 đứng trong hàng ngũ các công ty dầu khí hàng đầu trong khu vực có tiềm lực về kinh tế, tài chính mạnh và có sực cạnh trang cao. Tiếp tục kế thừa các nền tảng và kinh nghiệm đi trước của ngành dầu khí Việt Nam , các đơn vị tiền thân là PIDC và PVEP , sau hơn 1 năm được thành lập , PVEP đã cơ bản hoàn tất việc ổn định tổ chức, bộ máy quản lí, xây dựng chiến lược phát triển, hệ thống hóa và xây dựng mới hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới công tác quản lí các hoạt động của PVEP và quan trọng hơn cả là hoạt động thăm dò khai thác được tiếp tục tăng cường ở cả trong và ngoài nước. Cụ thể hóa mục tiêu của Tập đoàn, PVEP đã xây dựng mục tiêu chiến nược tìm kiếm thăm dó trong và ngoài nước theo đó giai đoạn 2008-2010 phấn đấu gia tăng thu hồi đạt 82 triệu tấn quy dầu hàng năm , giai đoạn 2011-2015 đạt 110 triệu tấn thu hồi quy dầu hàng năm và giai đoạn 2016-2025 đạt 200 triệu tấn thu hồi quy dầu hàng năm. Chiến lược phát triển PVEP đến 2015, định hướng đến năm 2025 trong Tổng thể chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đã được PVN phê duyệt và đưa vào thực hiện trên cơ sở các quan điểm và nguyên tắc: + Phát huy tối đa nội lực , tranh thủ sự ủng hộ của các cấp có thẳm quyền + Tăng cường liên doanh, liên kết để tăng tốc phát triển + Đẩy mạnh và tăng tốc đầu tư thăm dò khai thác đàu khí cả ở trong và ngoài nước nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo trữ lượng cho phát triển bền vững và gia tăng sản lượng khai thác dầu khí + Tăng thu nộp ngân sách nhà nước + Hiệu quả hết hợp hài hòa lợi ích kinh tế của Tổng Công ty và mục tiêu phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Quốc gia. 3.2. Các giải pháp phát triển họat động của Tông Công ty. 3.2.1. Nghiên cứu mở rộng thị trường và khách hàng Nghiên cứu thị trường là một công việc cần thiết đầu tiên đòi hỏi bất kỳ một công ty nào tham gia vào thị trường thế giới. Hiện nay tuy sản lượng dầu xuất khẩu của Tổng công ty dầu khí Việt Nam ngày càng tăng nhanh nhưng công tác nghiên cứu thị trường, thu nhập thông tin về thị trường, khách hàng, nhu cầu. Khả năng cung ứng trên thị trường thế giới thì còn rất yếu kém Tổng công ty vẫn chưa có phòng Marketing để đảm công tác nghiên cứu thị trường mà phòng thương mại đảm nhiệm một phần của nhiệm vụ này Nghiên cứu thị trường nhằm định hướng cho việc sản xuất được tốt hơn. Cho biết sản phẩm nên được bán ở đâu để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế Tổng công ty nên thành lập riêng ra một phòng ngiên cứu thị trường và khách hàng tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dầu thô nói riêng và kinh doanh trong các lĩnh vực khác của Tổng công ty nói chung. 3.2.2. Tăng cường công tác thăm dò khai thác: Tích cực cùng các công ty, các tổ chức trong, ngoài nước đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò, nhất là những khu vực xa thềm lục địa đòi hỏi phải có thiết bị máy móc hiện đại mới có thể tiến hành được. Hiện nay Petro Việt Nam đã và đang hợp tác với Arco, Mobil, Shell trong việc khảo sát thăm dò khu vực của các bể trầm tích để đánh giá tiềm năng dầu khí đất nước, cùng với Đan Mạch nghiên cứu bể Sông Hồng, Hợp tác đề án liên kết trong việc nghiên cứu các bể trầm tích khu vực Đông Nam á giữa Việt Nam – Malaysia – Indonesia và đặc biệt thông qua các hợp đồng PSC hoặc liên doanh với các công ty dầu khí quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động tham gia vào tìm kiếm, thăm dò, khai thác ở nước ngoài. Đây là một trong những chiến lược rất quan trọng để Tổng công ty dầu khí Việt Nam nhanh chóng trở thành một tập đoàn dầu khí lớn mạnh không chỉ ở trong khu vực mà còn trên thế giới. Công tác triển khai tìm kiếm, thăm dò không những tận dụng được lợi thế nhờ quy mô của nghành dầu khí Việt Nam mà còn cung cấp nguyên liệu dầu thô từ nước ngoài về phục vụ trong nước. Hiện nay Tổng công ty đã cùng với các công ty dầu khí các nước ký một số thoả thuận chuyển nhượng ở mức độ còn hạn chế như: trong các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) ở Indonesia, Malaysia, đề án mỏ TamTsaq – Mông Cổ, trong các đề án đang phát triển mỏ Amara – Iraq, dự án lô 5 – Tây Iraq, trong chương trình hợp tác liên chính phủ về việc tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Lào. 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tài nguyên vô hạn, cực kì quan trọng đối với mỗi một quốc gia nói chung và mỗi một doanh nghiệp nói riêng trong quá trình phát triển. Tổng công ty cần có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nâng cao đối với lực lượng cán bộ công nhân viên kỹ thuật đang tham gia trực tiếp quản lý khai thác ở các mỏ dầu để ngày càng nâng cao năng suất lao động nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thứ hai là: Tổng công ty cần phải có kế hoạch, biện pháp tăng cường, bổ xung thêm nguồn nhân lực trong công tác quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu. Để chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu trong tương lai thì Tổng công ty cần phải đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ trẻ nâng cao bồi dưỡng thêm nghiệp vụ và ngoại ngữ, thường xuyên cần phải có những khoá đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về nghiệp vụ. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng còn phải có sự đầu tư thích đáng cho trung tâm đào tạo – cung ứng nhân lực của Tổng công ty về các nguồn kinh phí cũng như về các phương tiện cơ sở vật chất khác để trung tâm thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo huấn luyện. Vấn đề cuối cùng quan trọng nhất là việc sử dụng các cán bộ công nhân viên sau khi được cử đi đào tạo huấn luyện, phải hợp lý, phải khai thác sử dụng kiến thức của người lao động một cách có hiệu quả nhất. 3.2.4. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ - Ngành dầu khí với đặc thù là ngành công nghiệp hiện đại có kỹ thuật công nghiệp hiện đại, việc đổi mới và chuyển giao công nghệ là một nội dung quan trọng, là nhu cầu tất yếu khách quan không chỉ ở từng doanh nghiệp mà còn ở từng quốc gia. - Trong quá trình phát triển để trở thành một tập đoàn dầu khí mạnh, hoạt động đa ngành thì điều quan trọng là tổng công ty phải không ngừng tăng cường máy móc, công nghệ hiện đại. Thứ nhất: Tổng công ty cần phải đầu tư tăng cường cho công tác nghiên cứu khoa học cũng như trang thiết bị công nghệ trong khâu tìm kiếm thăm dò khai thác nhằm xác định chính xác trữ lượng dầu khí xác minh. Tiếp tục tìm kiếm phát hiện thêm các mỏ dầu khí mới. Thứ hai : Đầu tư tăng cường cho nghiên cứu ứng dụng khoa học vào thực tiễn, cũng như trang bị thêm máy móc hiện đại trong khâu khai thác nhằm từng bước nâng cao hệ số thu hồi dầu lên mức 40 – 50% hoặc cao hơn như các nước khác. Điều này lại càng đặc biệt có ý nghĩa đối với lượng dầu lớn còn nằm trong các móng nứt nẻ, các mỏ nhỏ mỏ biên khác. Tổng công ty cũng cần phải có kế hoạch đầu tư máy móc công nghệ hiện đại như giàn khoan, hệ thống thiết bị nổi. .. cho việc triển khai khai thác dầu khí ở những mỏ xa thềm lục địa có độ sâu lớn nhằm gia tăng thêm sản lượng về dầu, khí cho đất nước. Thứ ba : Tổng công ty dầu khí Việt Nam cần phải có kế hoạch biện pháp đầu tư cho khoa học công nghệ thiết bị máy móc nhằm thực hiện công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh chống ô nhiễm môi trường có thể xảy ra trên biển hay trên đất liền, chống lại sự cố dò rỉ dầu_dầu tràn, chống lại sự tắc nghẽn dầu trong ống dẫn dầu, Trang bị thêm thiết bị máy móc nhằm bảo dưỡng chống lại sự ăn mòn đảm bảo sự an toàn trong sản xuất của các giàn khoan, các nhà máy lọc dầu, hoá dầu... Khi thực hiện đổi mới công nghệ tổng công ty cần phải nghiên cứu, đánh giá phân tích kỹ nên lựa chọn phương án nào ? nhập khẩu hay tự lực để đem lại hiệu quả lớn nhất. Nếu thiết bị máy móc nhập khẩu khi cần phải có sự nghiên cứu kỹ về các tính năng, công dụng để đảm bảo sự phù hợp cũng như khả năng đem lại hiệu quả của máy móc thiết bị đó. Tránh nhập khẩu các thiết bị lạc hậu không tương thích. 3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật Hiện nay Tổng công ty dầu khí Việt Nam có một quy mô về cơ sở vật chất rất lớn nhưng cơ sở vạt chất để phục vụ kinh doanh dầu thô rất hạn chế. Hiện nay dung tích của các kho dự trữ dầu thô ở các mỏ là rất nhỏ và thường ảnh hưởng đến tình hình khai thác. Tổng công ty cần phải bổ xung tăng cường thêm các tàu dự trữ dầu thô nhằm mục đích gia tăng khối lượng dự trữ để đảm bảo cho các mỏ hoạt động tốt và tạo lợi thế cho Tổng công ty trong điều kiện thị trường có sự biến động. Tổng công ty cần phải tăng cường đầu tư các tổng kho xăng dầu đầu mối, kho trung chuyển, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia. Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh mua bán dầu thô được thực hiện tốt hơn, Tổng công ty cần phải xây dựng cho mình một đội tàu gồm nhiều chủng loại để tham gia vào quá trình vận tải quốc tế, trước mắt là để vận chuyển khối lượng dầu thô xuất khẩu và vận chuyển dầu thô từ Trung Đông về Việt Nam sau đó tham gia thực hiện các dịch vụ vận chuyển dầu thô trong khu vực và trên thế giới. Tổng công ty cũng cần phải có sự đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất để tập trung xây dựng các loại hình dịch vụ chủ yếu như là: Dịch vụ khảo sát địa chấn công trình, thi công xây lắp và sửa chữa các công trình dầu khí. Dịch vụ thi công khoan. Dịch vụ phân tích xử lý tổng hợp các tài liệu địa chất, địa lý. Dịch vụ cung ứng lao động và sinh hoạt đời sống. Dịch vụ cung cấp các loại vật tư hoá phẩm cho khoan, khai thác dầu khí. Thực hiện tốt trong công tác dịch vụ dầu khí sẽ gián tiếp nâng cao hiệu quả trong khai thác sản xuất, kinh doanh dầu thô của Tổng công ty. 3.2.6. Tìm vốn và sử dụng vốn có hiệu quả Để đạt được mục tiêu phát triển đạt ra thì vấn đề quan trọng có tính chất quyết định là phải có khả năng tài chính. Trước nhu cầu về vốn lớn ,tổng công ty phải có những giải pháp để huy động và sử dụng một cách có hiệu quả. Tổng công ty dầu khí Việt Nam là Tổng công ty nhà nước cho nên phần lớn vốn được nhà nước cấp từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng bổ xung thêm vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, từ nguồn vốn vay, từ nguồn vốn nội bộ nghành, từ các nguồn vốn được huy động qua các tổ chức tín dụng khác. Trước hết Tổng công ty cần phải khai thác lợi thế về vốn kinh doanh của mình. Đây là lượng vốn lớn mà các doanh nghiệp ở Việt Nam không dễ có được. Tuy nhiên lượng vốn này của Tổng công ty phải phân phối dàn trải trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nghành dầu khí. Do đó nguồn vốn dành cho khai thác, thăm dò, kinh doanh dầu thô cũng rất hạn chế. Để tăng cường vốn cho khâu tìm kiếm - thăm dò – khai thác và kinh doanh dầu thô, Tổng công ty có thể thực hiện các giải pháp sau: Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác cần phải mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế vì lĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro cao đòi hỏi phải có công nghệ hiện đại mà một mình Tổng công ty thực hiện không nổi. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các quỹ tài chính tập trung của các đơn vị thành viên trong nghành được phép giữ lại. Nguồn vốn này được sử dụng cho tất cả các hoạt động của Tổng công ty. Cần có sự tăng cường hoàn thiện trong công tác quản lý của công ty tài chính dầu khí mới được thành lập để đảm đương với nhiệm vụ tìm nguồn vốn huy động cho các dự án đầu tư của toàn Tổng công ty. Để đạt được các mục tiêu đề ra Tổng công ty cần phải có cơ chế linh hoạt hơn trong việc quản lý, sử dụng, tiết kiệm, huy động vốn giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên. Nguồn vốn lớn cùng với cơ chế quản lý có hiệu quả sẽ đảm bảo cho Tổng công ty thành công trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra. KẾT LUẬN CHUNG Thực tập nghiệp vu kinh tế là bước đầu giúp sinh viên làm quen với thực tế, tiếp thu những kiến thức bổ trợ cho quá trình học tập và làm việc sau này. Với sự giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Hường, ban lãnh đạo và CBCNV Tổng công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí ( PVEP ), chúng em đã được bố trí thực tập tại Tổng Công ty PVEP là Tổng Công ty hoạt đông trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong và ngoài nước. Sau nhiều năm hoạt động Tổng Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn, có những bước phát triển vượt bậc, đưa Tổng Công ty lên một tầm cao mới tích luỹ được một lượng vốn lớn, phương tiện hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao. Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Dầu khí VIệt Nam, Tổng Công ty đã có những bước tiến mang tầm vóc quốc tế đã triển khai công tác tìm kiếm và thăm dò Dầu khí ở một số nước trên thế giới và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy còn gặp một số khó khăn nhưng với những thành tựu đã có, cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, của Tập đoàn và sự nỗ lực của Tổng Công ty, PVEP đã thu được những thành công to lớn, góp phân vào sự phát triển của toàn ngành Dầu khí nói riêng, sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước nói chung. Trên đây là một số ý kiến tổng quan nhất mà em thu nhận được sau quá trình thực tập tại Tổng Công ty. Với thời gian thực tập có hạn nên việc tìm hiểu về Tổng Công ty không tránh khỏi thiếu sót, nhóm sinh viên rất mong nhận được sự thông cảm, và những đóng góp của các cô chú, anh chị các phòng ban của Tổng Công ty. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và CBCNV trong Tổng Công ty đã giúp em trong đợt thực tập nghiệp vụ này. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính các năm 2006 - 2008 2. www.pvep.com.vn DỰ KIẾN ĐỀ TÀI 1. Xuất khẩu dầu thô của công ty Thăm dò và khai thác dầu khí sang các thị trường nước ngoài. Thực trạng và giải pháp. 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của công ty Thăm dò và khai thác dầu khí. Thực trạng và giải pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21490.doc
Tài liệu liên quan