Báo cáo Thực trạng hoạt động của viện kinh tế thế giới

Trong suốt thời gian hoạt động, Viện Kinh tế chính trị thế giới đã cung cấp được rất nhiều nghiên cứu quan trọng, đóng góp quan trọng cho việc phân tích và hoạch định chính sách kinh tế của Nhà nước. Tạo điều kiện cho độc giả có nhiều hơn nữa hiểu biết và thông tin về kinh tế Việt nam nói riêng và thế giới nói chung trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức làm công tác nghiên cứu khoa học đã trưởng thành hơn trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của lý luận về kinh tế quốc tế của Đảngvà Nhà nước đặt ra. Là một sinh viên thực tập, bài báo cáo thực tập trên đây đã giúp em rất nhiều cho hành trang cho cuộc sống của mình.Em rất mong có được sự chỉ bảo của thầy giáo.

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động của viện kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Viện kinh tế chính trị thế giới là một trong số các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế hàng đầu ở Việt nam, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề ra các chính sách của Đảng và Nhà nước.Viện cũng đào tạo được một đội ngũ cán bộ có năng lực hiện đang công tác tại Viện hoặc đang trở thành những cán bộ nòng cốt trong các trung tam nghiên cứu quốc tế. Xu thế hoá toàn cầu diễn ra nhanh chóng, hoạt động kinh tế đối ngoại và chính trị quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được tình hình kinh tế, chính trị xã hội thế giới.Điều này nói lên vai trò rất quan trọng trong công tác nghiên cứu của Viện, đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển Kinh tế –xã hội Việt nam. Để tạo điều kiện cho sinh viên của trường được tiếp xúc với những vấn đề do thực tiễn đặt ra và tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện tác phong quản lý của người cán bộ kinh tế. Bộ môn Kinh tế Quốc tế thuộc khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế đã tổ chức cho sinh viên của trường có điều kiện để tham gia thực tập tại Viện. Bản báo cáo tổng hợp gồm 3 phần chính: Phần I:Quá trình hình thành và phát triển của viện kinh tế thế giới Phần II: Thực trạng hoạt động của viện kinh tế thế giới Phần III: Phương hướng nghiên cứu và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của viện kinh tế thế giới trong thời gian tới Trong quá trình thực tập tại viện, em đã nhận được nhiều sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của các cán bộ trong viện, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Duy Lợi. Tuy đã có nhiều cố gắng học hỏi, nghiên cứu và tìm tòi để hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này song do thời gian và kinh nghiệm chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ‏‎ ý kiến của viện và cô giáo hướng dẫn để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn. Phần I : quá trình hình thành và phát triển của viện kinh tế chính trị thế giới I .Quá trình hình thành viện kinh tế chớnh trị thế giới Tớnh đến thỏng 9/2003 ,Viện kinh tế chớnh trị thế giới trũn 20 tuổi .Tiền thân của Viện là Ban Kinh tế thế giới trực thuộc Uỷ ban khoa học xã hội Việt nam được thành lập tháng 12/1980, do do đồng chí Võ Đại Lược làm trưởng ban.Trước nữa là Ban Nghiên cứu Kinh tế thế giới, từ những năm 1960 do giáo sư Đào Văn Tập làm trưởng ban, trong đó có các bộ phận nghiên cứu hệ thống xã hội chủ nghĩa, bộ phận Nghiên cứu hệ thống tư bản chủ nghĩa và bộ phận Nghiên cứu các nước đang phát triển thuộc Viện Kinh tế học. Viện Kinh tế thế giới trực thuộc uỷ ban khoa học xã hội Việt nam được chính thức thành lập theo Nghị định số 96/HĐBT ngày 9/9/1983 của Hội đồng bộ trưởng, do đồng chí Võ Đại Lược làm Phó Viện trưởng phụ trách và năm 1087 làm viện trưởng. Năm 1983,Viện được tái khẳng điịnh lại theo Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 cử Chính phủ, với tên giao dịch quốc tế là: institute of world economy. II. Mục tiêu của viện kinh tế thế giới Có 4 mục tiêu chính: 1) Xây dựng cơ cấu tổ chức Viện hợp l‏‎ ý và hiệu quả, đảm bảo thực hiện các chương trình và lĩnh vực nghiên cứu được xác định cho từng thời kỳ. 2) Có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu giỏi trong từng lĩnh vực chuyên sâu về kinh tế và quan hệ quốc tế, có khả năng nghiên cứu và tổ chức những vấn đề nghiên cứu khoa học cơ bản thuộc chức năng của Viện. 3) Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hệ thống thông tin tư liệu thư viện đáp ứng tốt các yêu cầu của công tác nghiên cứu đầo tạo và phổ biến khoa học về kinh tế và chính trị quốc tế. 4) Có quan hệ quốc tế rộng rãi và quan hệ hợp tác khoa học với các trung tâm nghiên cứu quốc tế lớn. III. Chức năng của Viện kinh tế thế giới 1) Nghiên cứu một cách cơ bản và toàn diện những vấn đề kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế làm cơ sở cho việc đề ra và thực hiện các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần vào việc nâng cao sự hiểu biết các vấn đề quốc tế. 2) Nghiên cứu các mô hình phát triển, các chiến lược và các chính sách phát triển quốc gia, từ đó rút ra bài học, các kiến nghị góp phần đổi mới chiến lược và chính sách phát triển của nước ta. 3) Nghiên cứu và đề xuất chính sách của Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế và khu vực cũng như trên toàn thế giới. 4) Tư vấn cho các cơ quan hoạch định chính sách, lãnh đạo các cấp, tổ chức kinh doanh về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế và quan hệ đối ngoại nhằm thực hiện đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước. 5) Tổ chức hoạt động trao đổi khoa học giữa các nhà khoa học Việt Nam và khoa học nước ngoài và tổ chức các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế về kinh tế và quan hệ quốc tế. 6) Đào tạo cán bộ khoa học về các chuyên ngành liên quan đến kinh tế tại viện và các trường đại học. 7) Xuất bản và phổ biến các công trình nghiên cứu, cung cấp thông tin về kinh tế và thị trường thế giới, các vấn đề quan hệ quốc tế và các chính sách đối ngoại của Việt Nam cho độc giả trong nước và ngoài nước. Phần II: thực trạng hoạt động của viện kinh tế thế giới I. Hoạt động chính của viện kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua. Quá trình gần 20 năm hoạt động và trưởng thành, Viện kinh tế thế giới đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực, là một viện hoạt động năng động và có hiệu quả của Trung Tâm Khoa Học xã hội và nhân văn Quốc Gia, là cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành về lĩnh vực kinh tế thế giới ở Việt Nam. Thành tựu đó được đánh giá qua các đặc điểm sau: 1.Công tác nghiên cứu khoa học Viện Kinh tế chính trị thế giới hiện là một trong những Viện nghiên cứu hàng đầu của cả nước về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Đóng góp lớn nhất của Viện là tổng kết và đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống các thay đổi thường xuyên của bối cảnh quốc tế; đúc kết kinh nghiệm phát triển của cả nước; làm rõ những yếu tế kinh tế, chính trị thế giới…tác động tới tiến trình phát triển của Việt Nam và đặc biệt,góp phần tích cực vào việc xây dựng vào việc xây dựng luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hai mươI năm qua, các thế hệ làm công tác nghiên cứu khoa học ở Viện đã trưởng thành,hiện là nơi có nhiều chuyên gia giỏi về lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành có thể đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu về lý luận kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đặt ra. Cũng vì lẽ đó,Viện kinh tế chính trị thế giới đã trở thành một trong ba Viện thuộc trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia được yêu cầu báo cáo các kết quả nghiên cứu trực tiếp lên Văn phòng Trung ương Đảng.Điều đó, được thể hiện qua các công trình nghiên cứu và những đóng góp khoa học chính sau đây: 1.1. Hệ đề tài và nhiệm vụ nhà nước Từ năm 1991 đến nay, Viện được giao chủ trì và thực hiện 7 đề tài cấp nhà nước, trong đó có 4 đề tài đã hoàn thành đó là: -Đề tài khoa học xã hội 01.04: đặc điểm và nội dung chủ yếu của thời đại ngày nay do PGS.TS Võ Đại Lược làm chủ nhiệm. Đề tài gồm 10 chuyên đè chuyên sâu nghiên cứu những xu thế và đặc điểm của xu hướng của thế giới những thập kỷ gần đây; về cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, những chuyển biến và sụp đổ của hệ thống XHCN, khủng hoảng và điều chỉnh chủ nghĩa tư bản, vị trí của các nước đnag phát triển trong nền kinh tế thế giới hiện đại; phong trào công sản và công nhận quốc tế. Đề tài đã có 3 kiến nghị về: chính sách kinh tế Việt Nam sau thời kỳ cấm vận của mỹ; sự hình thành các khối kinh tế và chính sách phát triển của Việt Nam; thời đại ngày nay và sự lựa chọn con đường phát triển của Việt Nam và trên 50 bài viết, nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học. -Đề tài khoa học xã hội 01.05: đặc điểm chủ nghĩa tư bản hiện đại doPGS.TS Lê Văn Sang làm chủ nhiệm, được thực hiện từ năm 1992-1996. Đề tài đã nghiên cứumột cáhc hệ thống và toàn diện về chủ nghĩa tư bản hiện đại. Kết quả nghiên cứu đã xuất thành một bộ sách gồm ba tập; hai bản báo cáo kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước về chủ nghĩa tư bản hiện đại và một số vấn đề của nó sau sự sụp đổ của Liên xô và những vấn đề mạng tính kiến nghị của đè tài về chủ nghĩa tư bản hiện đại. -Đề tài khoa học xã hội 06.04: về những quan hệ mâu thuẫn và thống nhất giữa các nước tư bản lớn trên thế giới hiện nay và xu hướng phát triển quan hệ đó, chính sách của chúng ta do PGS.TS Lê Văn Sanglàm chủ nhiệm, được thực hiện từ năm 1996- 2000. Đề tài này tập trung nghiên cứu quan hệ giữa bat rung tâm lớn của thế giới là Mỹ, Tây Âu , Nhật Bản, chỉ ra sự hợp tác và cạnh tranh giữa chúng trong một thé giới mang tính chiến lược cho Việt Namtrong quan hệ với các nước lớn. Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản thành sách và 15 bài đăng tạp chí. -Đề tài khoa học xã hội 06.08: về khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đặc biệt trong những năm cuối thế kỷ XX và xu thế do PGS. TS Lê Bộ Lĩnh chủ trì thực hiện từ năm 1998-2000. Đề tài phân tích một cách có hệ thống căn nguyên và những hính thái biểu hiện chủ yếu khủng hoảng của chủ ngiã tư bản hiện đại, đồng thời xem xét những điều chỉnh, nhận định về chiều hướng thích nghi của chủ nghĩa tư bản trong xu thế toàn cầu hóa và cách mạng tin học, đánh giá những tác động đối với Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trong cuốn chủ nghĩa tư bản hiện đại: khủng hoảng kinh tế và điều chỉnh, với gần 700 trang và trên 10 bài đăng k‏‎ ý tạp chí chuyên ngành. Hiện nay, viện đang chủ trì thực hiện 4 đề tài cấp nhà nước : Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam do PGS.TSKH Võ Đại Lược làm chủ nhiệm -Quan hệ Việt-Nga với xu thế gia tăng hợp tác khu vực châu á- Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới do PGS.TSKH Võ Đại Lược làm chủ nhiệm; -Cục diện kinh tế thế giới trong hai thập niên của thế kỷ XX do PGS.TS. Lê Văn Sang làm chủ nhiệm; -Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến tiến trình côgn nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng làm chủ nhiệm Ngoài đề tài nhà nước nói trên, Viện cũng đã thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu cấp Nhà nước theo yêu cầu lãnh đạo Đảng và Chính Phủ về: chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 1900-2000; đánh giá nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa; tình hình thế giới và cơ sở khoa học về đường lối đối ngoại của Đảng ta; vấn đề chống lamk phát ở Việt Nam; đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và Việt Nam; khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và tác động tới kinh tế Việt Nam; tác động cảu sự kiện 11-9 tới nền kinh tế Việt Nam; Những vấn đề trên được tập thể cán bộ Viện nghiên cứu một cách nghiêm túc, công phu, baó cáo kịp thời, trực tiếp hoặc bằng văn bản đến các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước. Ngoài ra, Viện còn tích cực tham gia đóng góp vào quá trình soạn thảo các nghị quyết của TRung ương về các vấn đề kinh ếê. Đồng chí Võ Đaị Lược, nguyên viện trưởng trong nhiều năm làm việc với tư cách cố vấn cho tổng bí thư và thành viên tổ tư vấn, nay là ban nghiên cứu của thủ tướng chính phủ đã có nhiều lần đề xuất chính sách quan trọng. Một số đồng chí cán bộ có uy tín được mời tham gia nhóm soạn thảo dự án công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính sách đối ngoài của Đảng và Nhà nước. Một số kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng được đánh giá tốt, thiết thực góp phần vào việc chuẩn bị các văn kiện Đại Hội của Đảng. 1.2. chương trình và đè tài cấp bộ Viện đã chủ trương hai chương trình cấp bộ, do PGS.TSKH Võ Đại Lược làm chủ nhiệm: -kinh chương trình bối cảnh quốc tế và sự lựa chọn chiến lước phát triển tế xã hội của Việt Nam, thực hiện từ năm 1988- 2000. Chương trình gồm 6 đề tài nghiên cứu các xu hướng cảu thế giới, đề xuất một hệ thống các quan điểm về chiến lược phát triển cho Việt Nam trong bối cảnh mới. Trong đó có 2 đề tài do cán bộ của Viện chủ trì, đó là: *sự điều chỉnh phát triển của Việt Nam đến năm 2010 do PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng làm chủ nhiệm * tình hình thế giới( chủ yếu về kinh tế) trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX do PGS.TS. Tạ Kim Ngọc làm chủ nhiệm. - chương trình bối cảnh kinh tế thế giới và sự điều chỉnh chính sách ở các nước lớn, thực hiện trong hai ănm 2001-2002, tập trung nghiên cứu những điều chỉnh chính sách tài chính tiền tệ, thương mại, đâu ftư, chính sách phát triển kinh tế tri thức và chính sách đối với khu vực doanh nghiệp của các nước lớn. Trong đó có 2 đề tài do cán bộ của viện chủ trì, đó là: * bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế ở một số nước lớn do PGS.TS KH Võ Đại Lược làm chủ nhiệm. * điều chỉnh chính sách kinh tế EU do Ts. Chu Đức Dũng làm chủ nhiệmtrong hai năm 1999-2000, Viện đã tổ chức và thực hiện tốt dự án điều tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, do PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh chủ trì. Kết quả các cuôc điều tra này là một cơ sở dữ liệu và một báo cáo phân tích đã công bố dưới hình thức một cuốn sách. Viện đã và đang thực hiện một số đề tài cấp bộ sau: -Các nước SNG và Đông Âu chuyển sang nền kinh tế thị trường, đề tài do GS.TS Bùi Huy Khoát chủ trì, nghiệm thu năm 1993. -Công nghiệp hóa hiện đại háo phát huy lợi thế so sánh- kinh nghiệm các nền kinh tế đang phát triển ở Châu á, do PGS.TS. Đỗ Đức Định chủ trì, nghiệm thu năm 1997. - Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước Châu á, do TS.Đinh Qúy Độ chủ trì, nghiệm thu năm 2000. - Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu á Thái Bính Dương kể từ sau chiến tranh lạnh, do PGS.TS Đinh Qúy Độ chủ trì, nghiệm thu năm 2000. -Vấn đề lựa chọn sản phẩm và thị trường trong chính sách ngoại thương ở các nước Châu á, do TS. Nguyễn Trần Quế chủ trì, nghiệm thu năm 2002. -Cải cách chế độ sở hữu ở một số nền kinh tế chuyển đổi, do TS. Nguyễn Văn Tâm chủ trì, nghiệm thu năm 2002. -Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước lớn trên thế giới hiện nay, do PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh chủ trì , nghiệm thu năm 2002. -Cải tổ cơ cấu ở các nền kinh tế châu á sau khủng hoảng, do TS.Hoàng Thanh Nhàn chủ trì nghiệm thu năm 2002. -Sự điều chỉnh hợp tác của khu vực Châu á- Thái Bính Dương trong bối cảnh toàn cầu do PGS.TS Nguyễn Xuân Thắng chủ trì, thực hiện trong các năm 2001-2003. - Chất lượng tăng trưởng của một số nước Châu á, do PGS.TS Trần Văn Tùng chủ trì, nghiệm thu năm 2003. -Nhiệm vụ cấp bộ: tin học hóa thư viện Thực hiện từ năm 1999 đến nay) do PGS.TS Tạ Kim Ngọc chủ trì. -Kinh tế thế giới năm 2003 và triển vọng, do PGS.TS. Tạ Kim Ngọc chủ trì. -Quá trình chuyển nền nông nghiệp sang kinh tế thị trường ở các nước đang chuyển đổi trong thập kỷ 90, thực hiện năm 2003, do TS.Tô Thị Thanh Toàn thực hiện. - Sự di chuyển và điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhận nước ngoài gián tiếp ở một số nước đang phát triển, thực hiện năm 2003, do TS. Nguyễn Hồng Sơn thực hiện -Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam CHLB Đức, thực hiện năm 2003 do TS. Nguyễn Thanh Đức thực hiện. -Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện năm 2003, do TS. Nguyễn Hồng Nhung thực hiện. Nhìn chung, các đề tài cấp bộ đã được cán bộ của viện nghiên cứu công phu, kịp tiến độ được giao, được đánh giá có giá trị về mặt tư tưởng l‏‎ ‏‎ ý luận và thực tiễn, hầu hết các đề tài đều được hội đồng nghiệm thu đánh giá vào loại xuất sắc. sản phẩm của đề tài đều được xuất bản tành sách, các bài báo đăng trên tạp chí khoa học và có kiến nghị gửi tới các cơ quan Đảng và Nhà Nước 1.3. Hệ đề tài cấp viện Hàng năm, Viện tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu cấp viện. Đó là hệ đề tài khoa học có tính chuyên ngành và cơ bản theo lĩnh vực hoặc theo từng khu vực, từng nước cụ thể. Một số đề tài cụ thể được triển khai theo phòng nghiến cứu như: tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ đối với triển vọng kinh tế Đông á; sông và tiểu vùng sông Mê kông; tiềm năng và triển vọng hợp tác quốc tế; điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển Châu á sau khủng hoảng; những xu hướng lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế; 35 năm kinh tế ASEAN; … Một số được triển khai theo đề tài độc lập trong đó có hệ thống các cuốn sách giới thiệu về kinh tế các nước và các vấn đề kinh tế thế giới phục vụ bạn đọc rộng rãi. Kết quả nghiên cứu trong 20 năm qua: Viện đã xuất bản gần 160 cuốn sách, hàng trăm báo và các kiến nghị khoa học. Trong đó, ngoài những cuốn sách là kết quả của các đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ, hoặc hợp tác nghiên cứu vứoi nước ngoài, có nhiều công trình là kết quả nghiên cứu của các cá nhân trên cơ sở là các đè atì cấp viện như: tìm hiểu kinh té chính trị học phương thức tư bản chủ nghĩa trước độc quyền; những xu hướng dổi mới trong hệ thống quản l‏‎ ý kinh tế xã hội chủ nghĩa; chống lạm phát và quá trình đổi mới của Việt Nam, của PGS.TSKH Võ Đại Lược; kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kỳ của PGS.TS Đỗ Lộc Diệp; cuốn tình hình kinh tế thế giới đặc điểm và triển vọng( xuất bản hàng năm). có một số côgn trình đã được dịch ra tiếng Anh, phát hành ra nước ngoài và được đông đảo bạn đọc trong và nước quan tâm. 2. Hợp tác nghiên cứu với nước ngoài Ngoài các công trình nghiên cứu được giao, Viẹn kinh tế thế giới đã tích cực chủ động khai thác các nguồn tài trợ và hợp tác với các Viện nghiên cứu nước ngoài, thực hiện những công trình nghiên cứu về kinh tế thế giới và sự phát triển kinh tế Việt Nam. Những kết quả chủ yếu thể hiện ở các hoạt động khoa học và những công trình nghiên cứu sau: -Phối hợp với các Viện của các nề kinh tế đang phát triển(IDE) cuả Nhật Bản nghiên cứu các đề tài :chính sách công nghiệp của Việt Nam trong thởi kỳ đổi mới (1994) ; đổi mới kinh tế và các chính sách đối ngoại của Việt Nam (1995), định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam đến năm 2000(1996); chính sách thương mại và đâù tư Việt nam(1997); chính sách thương mại- đầu tư và sự phát triển của một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam(1998). -Phối hợp với viện kinh tế và chính trị thế giới Trung Quốc nghiên cứu đề tài:cải cách doanh nghiệp Trung quốc và Việt nam. Kết quả nghiên cứu là 2 tập sách đã được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung. Ngoài ra, 20 năm qua viện kinh tế thế giới đã tổ chức đón hàng trăm đoàn khách quốc tế và học giả nước ngoài đến làm việc trao đổi và hợp tác khoa học với viện, quan hệ hợp tác khao học giữa viện kinh tế thế giới với các cơ quan khoa học nước ngoài ngày càng được củng cố và phát triển. Đống thời, viện đã có hàng trăm lượt cán bộ được cử đi nước ngoài công tác , học tập trao đổi khoa học tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học lớn như Nga, Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, úc và nhiều nước khác. Trong năm 2004 Viện đã thực hiện được những công tác hợp tác quốc tế cụ thể sau: - Viện đã tổ chức cho 31 đoàn ra, 52 lượt người, đến 18 nước. Trong đó, có 2 đoàn ra theo ngân sách nhà nước, còn lại là do các nguồn tài chính khác tài trợ; - Viện đã tiếp nhận 8 đoàn vào, gồm 22 lượt người đến từ 9 nước. Trong đó có 1 đoàn vào theo chế độ trao đổi tương đương; Về cơ bản công tác hợp tác quốc tế của Viện đang được tiến hành tốt, theo đúng những nguyên tắc quy định trong hoạt động quan hệ quốc tế. 3. Công tác tạp chí Viện có 2 tờ tạp chí: Những vấn đề kinh tế thế giới và Vietnam Economic Review. Tờ tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới đăng hầu hết bài viết tập trung phản ánh những vấn đề kinh tế thế giới, chỉ một số ít bài bàn về những vấn đề kinh tế Việt nam;còn tờ Vietnam Economic Review đăng hầu hết bài viết các bài viết có nội dung những vấn đề khác nhau của vấn đề kinh tế Việt nam, chỉ có một số ít bài về kinh tế thế giới.Tuy là một đơn vị tạp chí, nhưng thực chất Viện đã làm công việc của 2 tạp chí. - Về công tác tạp chí: Trong năm 2004 Viện đã đảm bảo việc phát hành đều đặn và đúng tiến độ 2 tạp chí : Những vấn đề Kinh tế Thế giới và Vietnam Economic Review, đảm bảo tốt về mặt nội dung và không để xảy ra sai sót gì. - Viện đã có một số cuốn sách được xuất bản như sau: "Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu á - Thái Bình Dương" do PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng chủ biên; "Suy thoái kéo dài, cải cách nửa vời, tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản" do PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh chủ biên; "Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế ở Philippin" do TS. Phạm Thị Thanh Bình biên soạn; " Trung Quốc gia nhập WTO: thời cơ và thách thức" và “Hướng tới Cộng đồng Kinh tế Đông á” (bằng tiếng anh) do PGS.TSKH. Võ Đại Lược chủ biên; Kinh tế thế giới 2020: xu thế và thách thức" và “Kinh tế Thế giới 2003-2004: thực trạng và triển vọng” do PGS.TS. Tạ Kim Ngọc chủ biên. 4. Công tác thông tin thư viện Cùng với các hoạt động nghiên cứu xuất bản các ấn phẩm sách báo, dưới các hình thức lược thuật, lược dịch, tổng quát hàng năm viện đã in các tài liệu dưới dạng tin nhanh, tài liệu phục vụ. Tập san chuyên đề đề cập đến các vấn đề nống bang, quan trọng về tình hình thế giới hoặc các bài viết nổi bật của các nàh khoa học nước ngoài về các vấn đề kinh tế, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đọc và tham khảo. Bằng nguồn kinh phí của nhà nước cấp để mua sách báo và qua việc trao đổi sách báo khá lớn: trên 10000 đầu sách bằng tiếng việt và tiếng nước ngoài, gần 100 thứ tiếng định kỳ các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp , Đức, Trung, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của các cán bộ trong và ngoài viện. Công tác phục vụ bạn đọc ngày càng được nâng cao, bạn đọc có thể chọn tài liệu qua kho thư viện mở của viện. Với ngân sách mà nhà nước cấp hàng tháng viện kinh tế thế giới đều mua và nhập về hàng trăm cuốn sách nằhm bổ sung tài liệu mới nhất phcụ vụ cho cán bộ trong viện có điều kiện tốt nhất về tài liệu trong quá trình nghiên cứu. Viện đã từng bước thực hiện tin học hóa công tác thư viện. Hiện nay. Người đọc có thể tìm sách báo trên máy tính, khai thác thông tin kinh tế thương mại qua mạng Vitranet. Trong năm 2004 công tác thông tin, tư liệu thư viện của Viện đã được tiến hành tốt với những công việc cụ thể sau: -Sắp xếp và củng cố lại hệ thống kho sách cũng như phòng đọc; thực hiện kho mở phục vụ bạn đọc; -Nhập các dữ liệu chuẩn bị cho chương trình tin học hoá Marc 21 của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; -Viết bản tin định kỳ đánh giá về kinh tế thế giới theo quý và cung cấp các tin tức cập nhật về kinh tế thế giới theo nhiệm vụ được giao (cải cách kinh tế ấn Độ, Kinh tế Trung Quốc, dầu mỏ thế giới); -Thực hiện tốt công tác trao đổi ấn phẩm 5. Công tác tổ chức cán bộ đào tạo Cơ cấu tổ chức của viện có 6 phòng nghiên cứu và 4 phòng chức năng nhiệm vụ. Trong những năm vừa qua, viện đã chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ. Bên cạnh đào tạo trình độ về chuyên môn ở trình trên đại học trong và ngoài nước, Viện đặc biệt coi trọng bồi dưỡng chính trị cho các cán bộ trong Viện. Trong năm 2004 công tác tổ chức cán bộ của Viện đã được thực hiện tốt, theo đúng những quy định, đặc biệt là Nghị định mới của Chính phủ về Viện Khoa học Xã hội cũng như theo các yêu cầu về đổi mới công tác tổ chức cán bộ của Chính phủ. -Đã hoàn chỉnh dự thảo quy chế về tổ chức và hoạt động của Viện theo chức năng và nhiệm vụ mới, phù hợp với tên Viện là Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới; -Đã làm thủ tục và ra quyết định nâng lương cho 22 cán bộ. -Đã cử nhiều cán bộ đi đào tạo và bồi dưỡng ở nhiều lớp khác nhau: 03 đ/c đi học lớp quản lý Nhà nước; 04 đ/c được cử đi dự thi nâng ngạch nghiên cứu (3 đ/c từ nghiên cứu viên lên nghiên cứu viên chính và 1 đ/c từ chuyên viên lên chuyên viên chính) và 04 đ/c đi học ở nước ngoài. Trong số các cán bộ trẻ, 4 cán bộ đã trúng cử tham dự các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ do Quỹ Ford tổ chức; 1 cán bộ đã trúng tuyển đi đào tạo cao học ở nước ngoài và 2 cán bộ đã bảo vệ thành công luận án thạc sĩ. -Từng bước kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo của Viện cũng như của Tạp chí: trong năm 2004 Viện trưởng đã được bổ nhiệm lại; các thủ tục bổ nhiệm Tổng biên tập tạp chí Những Vấn đề Kinh tế Thế giới và Vietnam Economic Review cũng đã được tiến hành theo đúng chế độ bổ nhiệm của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. -Viện đã làm thủ tục thuyên chuyển công tác cho 4 đ/c và làm thủ tục nghỉ hưu cho 2 đ/c. -Trong năm 2004 Viện cũng đã hoàn thành việc làm sổ bảo hiểm xã hội, làm thẻ y tế năm 2005 và giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội cho các cán bộ trong Viện. 6. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Viện kinh tế thế giới được nhà nước cấp vốn xây dựng trụ sở làm việc 4 tầng với mặt bằng xây dựng gần 1000 m từ năm 1985 tại phường Trung Liệt- Đống Đa- Hà Nội được đưa vào sử dụng năm 1989. Do xây dựng từ thời bao cấp lại được xây dựng giữa ao hồ nên công trình xuống cấp rất nhanh, mặt tiền thiết kế xấu và hướng Tây nên rất nóng, bụi và ồn ảnh hưởng đến chất lượng làm việc hàng ngày của cán bộ công nhân viên. trong những năm gần đây bằng vốn chống xuống cấp, vốn đầu tư và vốn tự khai thác qua các nguồn hỗ trợ bên ngoài. Viện đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, điềuhào nhiệt độ, đèn chiếu, máy vi tính, cũng như trang thiết bị khác phục vụ cho công tác nghiên cứu. Hệ thống phòng họp, hội trường, phòng khách quốc tế, thư viện được cải taọ và nâng cấp đủ điều kiện tổ chức các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế. Kết quả là sau khi công trình được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng trụ sở của viện khang trang đẹp đẽ hơn, đã phần nào chống được ồn và nóng. Cán bộ công nhân viên đến viện đều hơn và chất lượng làm việc có hiệu quả hơn. hiện nay, viện kinh tế thế giới là một trong những viện có trụ sở làm việc tốt, cảnh quan môi trường tốt, thoáng mát, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cán bộ công nhân viên. Trong năm 2004 viện đã hoàn thiện kế hoạch công tác năm 2005, lập dự toán công tác xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị năm 2004; hoàn thành phân bổ kinh phí đề tài cấp viện năm 2004; các công việc khác như tài chính, hành chính, trật tự an ninh được tiến hành tốt và không có sai sót xảy ra. Viện đã tiến hành cải tạo và nâng cấp kho thư viện mở, lắp đặt mạng Internet băng thông rộng; lắp đặt điều hoà nhiệt độ cho tất cả các phòng làm việc; trang bị thêm máy in (3 máy) và máy tính cá nhân (4 máy) cho các phòng làm việc. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi và tăng hiệu suất làm việc cho các cán bộ nghiên cứu. Viện cũng đã tiến hành một số mua sắm khác theo đúng quy định của Nhà nước và của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. II. Đánh giá chung 1. Những kết quả đạt được Hai mươi năm qua, với những hoạt động nghiên cứu nêu trên, có thể nói Viện kinh tế Thế Giới xứng đáng là một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Điều này thể hiện ở tính hệ thống, toàn diện và tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Viện đã nghiên cứu cả l‏‎ ý thuyết và động thái của kinh tế thế giới, nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế thế giới và các khu vực, các nước cụ thể, nghiên cứu cả tầm vĩ mô và vi mô, và đặc biệt luôn gắn liền với những vấn đề do thực tiễn Việt Nam đặt ra, đồng thời nghiên cứu trực tiếp các vấn đề kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới. Những kết quả này đã được chuyển tải trực tiếp đến các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, cũng như dược phổ biến rộng rãi cho nhiều đối tượng khác nhau, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế thế giới. Có thể coi đó là đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện. Những đóng góp cụ thể của Viện có thể được khái quát như sau: 1.1 thời kỳ trước đổi mới Một là, nghiên cứu kinh nghiệm của quá trình cải cách kinh tế ở các nước XHCN, đặc biệt chỉ ra xu hướng tất yếu của việc vận dụng quan hệ hàng hóa tiền tệ trong quản l‏‎ ý, xu hướng phi tập trung hóa. Các đề tài nghiên cứu của Viện đã tập trung vào quá trình xem xét quá trình biến đổi cảu các nề kinh tế XHCN, đặc biệt chỉ ra những giới hạn của sự phát triển theo chiều rộng và xu hướng phát triển theo chiều sâu dựa trên việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Những bất cập của mô hính kinh tế kế hoạch hóa tập trung cũng đã được phân tích trong nhiều công trình nghiên cứu cảu Viện, đồng thời chỉ rõ xu hướng tất yếu của sự vận dụng các quan hệ hàng hóa tiền tệ trong nề kinh tế XHCN. ( những xu hướng chủ yếu trong hệ thống quản l‏‎ý kinh tế ở các nước XHCN, nxb. KHXH, Hà Nội 1984). Xu hướng cải tổ, cải cách ở Liên Xô, Hung ga ri và đã chiếm một vị trí nổi bật trong các nghiên cứu thời đại này. Những nghiên cứu và các thông tin về các cuộc cải cách ở Trung Quốc đã có ‏‎ ‏‎ ý nghĩa tham khảo tích cực. Hai là, nghiên cứu lý giải những biến đổi trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặc biệt chú trọng nghien cứu những thành tựu kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II; nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm phát triển kinh tế ở các nứơc tư bản phát triển và các nước đang phát triển, đặc biệt là quá trình cải cách khu vực kinh tế nhà nước, chính sách kinh tế đối ngoại. Nhiều công trình biên soạn và dịch thuật đã cung cấp những thông tin trung thực và hữu ích về quá trình phát triển kinh tế ở các nứoc và khu vực, làm cơ sở cho những đnáh giá khách quan xu hướng của thời đại. 1.2 Từ sau đổi mới đến nay Trong thời kỳ này các công trình nghiên cứu của Viện tiếp tục góp phần vào việc cung cấp cơ sở l‏‎ý luận và thực tiễn cho đướng lối đổi mới cũng như giới thiệu cho công chúng trong nước bức tranh tổng thể nền kinh tế thế giới. Những thành tựu nghiên cứu thể hiện trên những đặc điểm chính sau: -phân tích và luận giải những đặc điểm và xu thế phát triển của kinh tế thế giới qua các thời kỳ. Trong thời kỳ 1986-1990, Viện tiếp tục nghiên cứu sâu hơn quá trình cải cách kinh tế ở các nước XHCN, tập trung luận giải những mâu thuẫn của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung; phân tích quá trình liên kết kinh tế quốc tế XHCN. Cuốn sách Đổi mới tư duy trong cải tổ cơ chế kinh tế ở Liên xô, Bal an, Bun ga ri, do tập thể cán bộ của Viện biên soạn xuất bản năm 1988 là một trong số ít công trình nghiên cứu có hệ thống tư tưởng cải tổ, cải cách trong hệ thống XHCN lúc đó đã có một tác dụng tốt đối với công chúng nước ta, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mơI tư duy ở Việt Nam. Cũng trong thoèi kỳ này, nhiều công trình nghiên cứu đã chú ý đến thành công của các nước đang phát triển Châu á, đặc biệt đã tìm hiểu chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, qú trình cải cách kinh tế khu vực nhà nước ở các nước này. Cốn kinh tế thế giới- những xu hướng chiến lược,( Nxb.khxh, Hà Nội 1986) đã phn tích những chuyển biến chiến lược trong tư duy và chính sách kinh tế ở các nước trên thế giới, chỉ ra xu hướng cải tổ, cảI cách và chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Ngay từ năm 1989, trên số tạp chí đầu tiên của Viện đã công bố các bàI nghiên cứu chỉ ra những xu hướng lớn của sự phát triển kinh tế thế giới, trong đó chỉ ra xu hướng chuyển sang nền tảng công nghệ mới và kinh tế thị trường như là đặc điểm lớn chi phối nền kinh tế thế giới trong những năm tiếp theo( Võ Đại Lược- những xu hướng phát triển chủ yếu của kinh tế thế giới, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 1-1989) Từ đầu thạp kỷ 1990, Viện đã thực hiện những nghiên cứu mang tính cơ bản hơn, đặc biệt là hai đề tài cáp nhà nước thời kỳ 1991-1996: nội dung và những đặc điểm của thòi đại ngày nay, và Chủ nghĩa tư bản hiện đại.Hai đề tài này và các đề tài độc lập khác đã vạch ra những xu hướng hoà bình và hợp tác; xu hướng chuyển sang cơ sở vật chất kỹ thuật mới dựa trên cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại; xu hướng toàn câù hoá nền kinh tế; xu hướng chuyển sang nề kinh tế thị trường; xu hướng hình thành hệ thống chính trị toàn cầu. Các công trình nghiên cứu cũng phân tích và đánh giá nguyên nhân của sự sụp đổ hệ thống XHCN, khả năng thích ứng và tự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản, những vấn đề của các nước đang phát triển trong thế giới hiện đại và những vấn đề toàn cầu như nợ nần, nghèo đói, môi trường, có thể nói những kết luận và nhận định về chiều hướng phát triển của nền kinh tế thế giới đã được chỉ ra khá xác đáng, nhiều quan điểm phải mất nhiều năm sau mới được thừa nhận rộng rãi ở nước ta. Những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu và hội thảo do Viện tổ choc hoặc tham gia, tiếp tục phân tích sâu sắc hơn hai quá trình song song đang chi phối sự phát triển của kinh tế thế giới hiện đại gắn lion với nó là xu hướng chuyển sang nề kinh tế tri thức. đặc biệt các công trình nghiên cứu cảu Viện không chỉ dừng lại ở việc nhận diện xu hướng chung mà phân tích những tác động đa chiều của chúng đối với thế giới nói chung và tong khu vực, xem xét sự phản ứng chính sách của các nước lớn, các khu vực và các tổ chức quốc tế( Bối cảnh quốc tế và sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn – 2002; Tính hai mặt của toàn cầu hoá-2001; bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới hiện nay- 2003;…) một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu của Viện tập trung phân tích những vấn đề của chủ nghĩa tư bản hiện đại dưới góc độ kinh tế chính trị học. Các công trình này đã phân tích chủ nghĩa tư bản như một hình thái kinh tế xã hội với niều biến thái trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghệ, chỉ ra những mâu thuẫn của nó gắn lion với xu thế mới nỳ: chủ nghĩa tư bản nagỳ nay:Tự điều chỉnh kinh tế( Nxb.KHXG, HN1993; Điều chỉnh kinh tế của nhà nước ở các nước tư bản phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 1993;chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nxb.KHXH,HN 2002; Chủ nghĩ tư bản ở các nước chậm phát triển- những mâu thẫun và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, HN 2001. Không chỉ dừng lại ở những phân tích chiều hướng chung, nghiên cứu của viện về chủ nghĩa tư bản hiện đại đã đi sâu phân tích các mô hình chủ nghĩa tư bản hiện đại, đặc biệt là quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các trung tâm lớn của chủ nghĩa tư bản( trước thềm thế kỷ XXI Xem lại mô hình kinh tế Nhật Bnả, Nxb, Thống kê, HN 2001; chiến lược và quan hệ Mỹ- eu- Nhật bản thế kỷ XXI, Nxb, KHXH, HN2000). Nghiên cứu quá trình chuyển đổi kinh tế ở các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trứoc đây là một trong những hướng nghiên cứu có đóng góp khoa học hữu ích. Trên cơ sở bức tranh chung về cải cách chuyển đổi kinh tế, nhềiu công trình đã tập trung vào tìm hiểu, phân tích quá trình cảI cách sở hữu, coi đây là vấn đề cốt lõi nhất của toàn bộ quá trình chuyển đổi. Đề tài CảI cách chế đổơ hữu ở Nga và Đông âu(2002); sách tư nhân hoá lớn ở các nước Trung và Đông âu(1996); và Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc(1997) đã phân tích cả về lý luận thực tiễn của quá trình cải cách chế độ sở hữu, bước đi hình thức và những vấn đề nảy sinh của cải cách khu vực nhà nước. Các công trình này đã chỉ ra các đặc điểm đặc thù, các công trình tư nhân hoá và cổ phần hoá khác nhau giữa các nước. Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu của Viện đã quan tâm đặc biệt đến những vấn đề thương mại và đầu tư quốc tế. Quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu trong khuôn khổ WTO cũng như tự do hoá thương mại trong khu vực, đặc biệt là khuôn khổ AFTA đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khcs nhau. Những nghiên cứu này đã phân tích cơ sở lý thuyết cảu xu hướng tự do hoá thương mại, những nguyên tắc của tự do hó thương mại đa phương, tiến trình tự do hoá thương mại khu vực. Đặc biệt nhiều công trình đã phân tích những tác động của quá trình này đến nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng, những bài học của quá trình tự do hoá thương mại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được nghiên cứu cả từ phía các công ty xuyên quốc gialẫn phía nhận đầu tư, phân tích tác động cảu đầu tư trực tiếp nước ngoài đối vói qú trình toàn cầu hoá, hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu cũng như đối với phát triển kinh tế quốc gia. Cuốn sách Các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI( Nbx, KHXH.1995) đã trình bày một cách có hệ thống, phân tích cơ cấu tổ chức hoạt động cảu các công ty xuyên quốc gia xem xét chiến lược hoạt động của chúng. Nghiên cứu hệ thống tàI chính tiền tệ thế giới. Đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ trong các công trình và đề tài do Viện thực hiện, song những vấn đề cơ bản của hệ thống tài chính tiền tệ, đặc biệt là chế độ tỷ giá, thị trường ngoại hối, quá trình cải tổ hệ thống tài chính quốc tế đã được xem xét khá hệ thống, góp phần vào việc tìm hiểu và nghiên cứu những chiều hướng mới của nền kinh tế thế giới. Viện còn tổ chức nghiên cứu và cung cấp thông tin vê tình hình về động thái kinh tế thế giới, thể hiện qua các báo cáo hàng năm. những diễn biến về thương mại, đầu tư. Tài chính tiền tệ quôc stế cũng như tình hình kinh tế của tong nước và trong khu vực đã được phản ánh khá đầy đủ và kịp thời tròn đề tài của Viện. Đặc biệt nhiều sự kiện kinh tế thế giới những năm gần đây như khủng hoảng kinh tế tò chính châu á, suy giảm kinh tế Mỹ- Nhật, sự kiện 11-9 đã được tập trung nghiên cứu rất kịp thời, đưa ra nhiều nhận định xác thực, cung cấp cho giới hoạch định chính sách và đông đảo công chúng những thông tin và bình luận được đánh giá là có giá trị khao học tốt. Nhiều công trình nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phân tích sự kiện mà đã đi sâu tìm hiểu căn nguyên của các cuộc khủng hoảng và chuyển biến gần đây, xem xét những giải pháp chính sách khắc phục khủng hoảng. Thành tựu của Viện trong 20 năm qua còn đựơc thể hiện trong việc nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm phát triển của các quốc giá trên thế giới. Về mặt này, các công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích những vấn đề có ý nghĩa tham khảo thiết thực cho Việt Nam như kinh nghiẹm công nghiệp hoá, cải cách kinh tế, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các cuốn sách:các mô hình công nghiệp hoá: Sing ga po, Nam Triều Tiên,ấn Độ(1988); công nghiêp hoá, hiện đại hoá- phát huy lợi thế so sánh: kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển châu á(1991) đã phân tích chiến lược công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển châu á, sự gắn kết công nghiệp hoá với hội nhập kinh tế thể hiện qua công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Kinh nghiệm trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong hoạt động ngoại thương, trong quá trình cải cách và cải tổ cơ cấu kinh tế, phat triển các khu kinh tế mở, trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và côgn bằng xã hội, trong phát triển nguồn nhân lực đã được nghiên cứu trong nhiều công trình như: một số vấn đề kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển 1988: cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển 1994; chiến lược con người trong thần kỳ kinh tế Nhật Bản 1996; tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu á và Việt Nam 1998;… Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài đều nhằm vào giải quyết các vấn đề bức xúc của Việt Nam, vì vậy có ý nghĩa tham khảo rất tích cực. Công trình nghiên cứu các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới 1994- đã khía quát những mô hình kinh tế thị trường hiện đại, phân tích, so sánh và rút ra gợi ý tham khảo cho việc nghiên cứu xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Một loạt các đề tài tập trung vào vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách cả về lý luận lãn thực tiễn đối với quá trình cải cách thị trường ở Việt Nam là nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Các công trình vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế: kinh nghiệm Nhật Bản, ASEAN và Việt Nam (1993); vai trò của nhà nứơc trong phát triển kinh tế : kinh nghiêm Pháp(2002) đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò kinh tế của nhà nứơc và chỉ ra xu hướng giảm sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế, đồng thời khẳng định tính đặc thù và đa dạng trong các mô hình và phương thức mà Nhà nước tác động vào phát triển kinh tế, đã góp phần vào nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế thị trường ở nước ta. Viện cũng đã tiến hành những nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý và hoạt động kinh doanh ở tầm vĩ mô như những vấn đề cải tổ công ty, kinh nghiệm phát triển doanh nghệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản và một số nước Châu á. Đóng góp khoa học quan trọng của Viện là những nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam rong quá trình hội nhập kinh tế.quan đIúm chỉ đạo trong hoạt động nghiên cứu của Viện là mọi nghiên cứu của Viện phải hướng vào giải đáp những vấn đề của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu kinh tế Việt Nam đã trở thành một mảng nghiên cứu quan trọng. Trong những năm 1980, nhiều công trình nghiên cứu của Viện đã cung cấp các luận cứ khoa học xác đáng cho việc đề ra đường lối đổi mới mà trọng tâm là cải cách kinh tế theo hướng thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. Khẳng định rằng Viện là một trong những cơ quan đi đầu trong việc đổi mới tư duy, đè xướng các luận cứ cho các chính sách cải cách kinh tế và chiến lược phát riển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá. Nhiều công trình nghiên cứu cũng góp phần thiêt thực vào giảI quyết các vấn đề thiết thực, nóng bang của đất nước như: chống lạm phát thời kỳ 1987-1989, chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 1991-2010, về tự do hoá thương mại, về chính sách tài chính tiền tệ, về đối sách với các nước lớn,.. trong những năm gần đây. Những nghiên cứu cụ thể về tiến trình cảI cách, chính sách công nghiệp, tác động của thương mại và đầu tư đối với phat triển kinh tế đã có kết quả tốt, thể hiện qua các khuyến nghị chính sách cũng như được khẳng định qua phát triển kinh tế. Các đề tài Việt Nam: chính sach thương mại và đầu tư (1996); chính sách thương mại- đầu tư và sự phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam(1997); Đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển ngành công nghiệp chế tạo ở Việt Nam( 2002)đã phân tích một cách có hệ thống tiến trình cải cáhc thương mại và đầu tư cảu Việt Nam, chỉ ra những tác động của chúng đối với ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các ngành có lợi thế so sánh trong hội nhập. Viện cũng đã tiến hành điều tra đối với khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các đồng nghiệp xuất khẩu hàng công nghiệp. Kết quả đIều tra đã cung cấp cơ sở dữ liệu tốt cho các nghiên cứu về hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến quá trình hội nhập. 2. những mặt hạn chế 2.1 Đội ngũ cán bộ của Viện có trình độ chuyên sâu với tư cách là các chuyên gia đầu ngành chưa nhiều, lực lượng trẻ cần có thời gian đầo tạo và đúc rút kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học. 2.2 cần xác định lại chức năng, cơ cấu cảu Viện sao cho phù hớp với tình hình và bối cảnh quốc tế hiện nay. 2.3 phần nhiều cán bộ diễn đạt bằng tiếng Anh còn hạn chế do vậy đã ảnh hưởng đến việc sinh hoạt khoa học trong và ngoài nước. Cho nên, bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu cấp thiết của Viện. 2.4 cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị cuả Viện hiện nay đã đượcc nâng cấp song vẫn chưa thực sự hiện đại, xứng đáng với tầm vóc của một Viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu trong cả nứơc. PHần III: Phương hướng nghiên cứu và giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện. 1. Phương hướng nghiên cứu trong thời gian tới Trên cơ sở chức năng của viện, những nghiên cứu từ nay đến năm 2010 của Viện là: -Nghiên cứu và dự báo những xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới những đầu thập kỷ của thế kỷ XXI về kinh tế, chính trị, an ninh trong đó chú trọng đặc biệt đến những đặc điểm và xu hướng lớn của nền kinh tế thế giới với tư cách một chỉnh thể. đây là hướng nghiên cứu cơ bản, chi phối các hướng nghiên cứu cụ thể tiếp theo. -Nghiên cứu và dự báo cuộc cách mạng khoa học công nghệ, những tác động về mặt kinh tế và chính trị của nó đối với quan hệ kinh tế quốc tế và sự phát triển của các quốc gia. -Nghiên cứu các lý thuyết phat triển, các mô hình phát triển, các chiến lược và các chính sách phát triển của các quốc gia và các khối quốc gia, làm nổi rõ những mô hình, chiến lược và chính sách phát triển có ảnh hưởng trong các thập kỷ tới. -Nghiên cứu các vấn đè thương mại quốc tế, phân tích và dự báo về thị trường thế giới nói chung và thị trường khu vực và từng nước, chính sach thương mại quốc tế của các quốc gia có quan hệ buôn bán với Việt Nam; thị trường các sản phẩm và cá đối thủ canh tranh trong những lĩnh vực định hướng xuất khẩu ở Việt Nam. -Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng của thị trường tài chính quốc tế và những vấn đề tiền tệ quốc tế; quá trình tự do hoá tài chính quốc tế, sự vận hành của đồng tiền chung châu âu và tác động của nó; những đặc điểm của thị trường chứng khoán quốc tế ; vai trò của đồng tiền mạnh; thị trường ngoaị hối; những diễn biến của thị trường tài chính quốc tế. -Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài; vai tró của các công ty xuyên quốc gia; chiến lược kinh doanh của chúng ở các nước đang phát triển và khu vực Châu á thái bình dương. -Nghiên cứu toàn diện về tổ chức thương mại thế giới( WTO), các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như WB, IMF, EU, APEC, NAFTA, ASEAN. -Nghiên cứu các quan hệ xuyên châu lục như các quan hệ á- âu; quan hệ giữa các nước lớn; quan hệ giữa các nước phát triển, giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển cũng như hình tứhc mới của quan hệ quốc tế. -Nghiên cứu những vấn đề an ninh quốc tế, đặc biệt những vấn đề đó có liên quan đến khu vực Châu á- Thái Bình Dương và Việt nam. -Nghiên cứu những vấn đè phát triển toàn cầu như : dân số, các nguồn lực, nợ quốc tế, môi trường và phát triển , thu hẹp khoảng cách phát triển. -Nghiên cứu các lý thuyết mô hình và thực tiễn về phát triển như tăng trưởng và tiến bộ xã hội, nguồn lực con người và phát triển; tăng cường nghiên cứu sự phát triển của các lĩnh vực, ngành kinh tế thế giới như nông nghiệp, dịch vụ và các ngành công nghiệp lớn. Phương hướng công tác năm 2005: 1. Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức và bộ máy hoạt động của Viện; 2. Hoàn thành những nhiệm vụ được giao theo đúng tiến độ đã được ký kết; 3. Tiếp tục triển khai các đề tài cấp bộ, các chương trình và đề án nghiên cứu của Chính phủ do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì và hình thành các dự án hợp tác quốc tế mới. 4. Tổ chức một số hội thảo quốc tế và trong nước liên quan đến các đề tài và chương trình mà Viện đang chủ trì; 6. Kiện toàn và đổi tên tạp chí theo đúng tên gọi và chức năng mới của Viện; 7. Tham gia các chương trình nghiên cứu xây dựng luận cứ cho Đại hội Đảng X, chủ yếu trên góc độ kinh tế và chính trị thế giới để đề xuất chiến lược phát triển kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại cũng như về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 2.Giải pháp Về phía viện -Cơ cấu tổ chức của Viện sẽ được hoàn thiện theo hướng kiện toàn bộ máy, lập thêm mộpt số phòng mới,phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ.Cụ thể là:Đối với cán bộ phòng nghiên cứu phải có nhiều trình độ tiến sĩ, phó tiến sĩ, phải được đào tạo để nhận học vị thạc sĩ và cao hơn; đối với cán bộ phục vụ thì phải có trình độ chuyên sâu và trình độ đại học và kinh tế, thong thạo ngoại ngữ, thành thạo vi tính có nhgiệp vụ liên quan;đối với cán bộ quản lý hành chính phải được đào tạo về quản lý hành chính. .. -Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng cơ sở cật chất và trang thiết bị kỹ thuật. -Xây dựng kế hoạch hàng năm sao cho phù hợp với tình hình thực tế. -Tăng cường đầu tư phát triển mảng nghiên cứu về chính trị quốc tế, xây dựng mạng lưới cộng tác viên nghiên cứu về chính trị quốc tế. -Tăng cường đào tạo công tác cán bộ trẻ. -Quán triệt cho toàn thể cán bộ trong viện những mục tiêu và định hướng phát triển của Viện. -Xác định chuyên môn và khuyến khích cán bộ nâng cao. -Có những bưổi thảo luận với những chuyên gia trong và ngoài nước . -Cải thiện hạ tầng thông tin của Viện. -Tăng cường thêm các nguồn lực thông tin,đặc biệt là các tài liệu điện tử. Về phía Nhà nước -Có những khuyến khích, khen thưởng Viện nếu Viện hoàn thành tốt kế hoạch. -Có sự hỗ trợ về thông tin, quản lý tạo điều kiện cho Viện phát triển vững mạnh. -Tăng kinh phí, tăng thâm biên chế hoặc cho phép sử dụng tuyển dụng hợp đồng lâu dài. -Đổi mới chính sách đối với cán bộ nghiên cứu chẳng hạn tăng lương cơ bản, chế độ khen thưởng…để thu hút người tài giỏi vào Viện. Kết luận Trong suốt thời gian hoạt động, Viện Kinh tế chính trị thế giới đã cung cấp được rất nhiều nghiên cứu quan trọng, đóng góp quan trọng cho việc phân tích và hoạch định chính sách kinh tế của Nhà nước. Tạo điều kiện cho độc giả có nhiều hơn nữa hiểu biết và thông tin về kinh tế Việt nam nói riêng và thế giới nói chung trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức làm công tác nghiên cứu khoa học đã trưởng thành hơn trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của lý luận về kinh tế quốc tế của Đảngvà Nhà nước đặt ra. Là một sinh viên thực tập, bài báo cáo thực tập trên đây đã giúp em rất nhiều cho hành trang cho cuộc sống của mình.Em rất mong có được sự chỉ bảo của thầy giáo. mục lục Lời mở đầu 1 Phần I : quá trình hình thành và phát triển của viện kinh tế chính trị thế giới 2 Phần II: thực trạng hoạt động của viện kinh tế thế giới 4 I. Hoạt động chính của viện kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua 4 1.Công tác nghiên cứu khoa học 4 1.1. Hệ đề tài và nhiệm vụ nhà nước 4 1.2. chương trình và đè tài cấp bộ 6 1.3. Hệ đề tài cấp viện 8 2. Hợp tác nghiên cứu với nước ngoài 9 3. Công tác tạp chí 10 4. Công tác thông tin thư viện 11 5. Công tác tổ chức cán bộ đào tạo 11 6. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 12 II. Đánh giá chung 13 1. Những kết quả đạt được 13 1.1 thời kỳ trước đổi mới 14 1.2 Từ sau đổi mới đến nay 14 2. những mặt hạn chế 19 PHần III: Phương hướng nghiên cứu và giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện. 21 1. Phương hướng nghiên cứu trong thời gian tới 21 2.Giải pháp 22 Kết luận 24 Tài liệu tham khảo Tổng kết của Viện Kinh tế thế giới 2004. Báo cáo của Viện Kinh tế thế giới 2003, 2004. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện Kinh tế thế giới Trang Web : Iwdt.org.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC800.doc
Tài liệu liên quan