Báo cáo Tình hình và đặc điểm của công ty cổ phần thương mại và sản xuất Hợp Phát

Hoạt động Marketing: Hoạt động kinh doanh và tiếp thị luôn được sự quan tâm thường xuyên và sâu sát của các cấp lãnh đạo Công ty. Chiến lược Marketing của công ty là Marketing trực tiếp. Ngoài việc gởi tài liệu giới thiệu, quảng cáo qua thư từ, catalog, cán bộ kinh doanh của Công ty thường trực tiếp đi gặp khách hàng thông qua những lần hội thảo, thăm viếng hoặc trao đổi trực tiếp qua điện thoại. Ngoài ra, Công ty cũng tổ chức các chuyến đi tiếp thị, thăm viếng khách hàng nước ngoài, Công ty chủ trương chia sẻ kinh nghiệm và giá trị của Công ty với khách hàng bằng cách tham gia bàn bạc thảo luận, tư vấn, góp ý cho khách hàng ngay từ khi dự án mới triển khai nghiên cứu khả thi cho đến khi công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng, mang lại giá trị lâu dài cho khách hàng. Hướng đến khách hàng, Công ty luôn xem thành công của khách hàng cũng là thành công của Công ty và xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với khách hàng với khẩu hiệu "Luôn đi cùng sự phát triển của bạn".Do hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ với những sản phẩm, công trình có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao, công ty không tiếp thị một cách đại chúng mà tập trung chủ yếu vào đối tượng nhóm khách hàng tiềm năng, khách hàng được lựa chọn. Công ty xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu của mình bằng các hình thức sau: Chiến lược sản phẩm: Chính sách của Công ty là đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao và có tính năng ưu việt hơn các sản phẩm nhập khẩu hiện có trên thị trường với giá cả hợp lý. Chính sách tiếp thị của công ty hướng vào phân tích đặc điểm của người tiêu dùng: tiêu chuẩn kỹ thuật, sự phù hợp với điều kiện vận hành tại Việt Nam, độ bền và giá cả hợp lý, dễ cải tiến, thay thế, sửa đổi. Nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giảm giá thành sản phẩm là chiến lược chủ đạo của Công ty. Chiến lược giá :Giá bán được điều chỉnh khi có biến động giá cả đầu vào, khi thay đổi công nghệ, định mức, khi cải tiến thay đổi thiết kế cũng như nhân tố bên ngoài khác. Giá cả được xây dựng linh hoạt tùy thuộc vào đặc điểm của từng dự án, tùy thuộc vào mối quan hệ khách hàng, địa bàn hoạt động và các chính sách ưu đãi khác. Nhờ thường xuyên cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành sản xuất, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực quản lý nên Công ty có được chính sách giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và tiến độ thực hiện. Giá cả các sản phẩm và dịch vụ của Công ty được xây dựng dựa theo các tiêu chí sau:Loại sản phẩm và dịch vụ. Ưu tiên theo phân khúc thị trường. Phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty. Nhóm khách hàng; Số lượng mua: mua số lượng nhiều có chiết khấu và các chính sách ưu đãi khác tùy thuộc vào hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp giữa Công ty và khách hàng. Điều kiện thanh toán và các điều kiện khác. .

doc24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình và đặc điểm của công ty cổ phần thương mại và sản xuất Hợp Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. Rủi ro về kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó bao gồm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty là dịch vụ cơ điện công trình (M&E) và lạnh công nghiệp (LCN). Đối với ngành dịch vụ cơ điện công trình, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tác động đến sự gia tăng nhu cầu về xây dựng nhà ở, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn,... kéo theo nhu cầu gia tăng đối với ngành dịch vụ cơ điện công trình. Ngược lại, nền kinh tế kém phát triển sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành dịch vụ cơ điện công trình. Đối với ngành lạnh công nghiệp thì sự phát triển của ngành phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của ngành chế biến thủy sản, nông sản, thực phẩm, đồ uống và hạ tầng của hệ thống phân phối như kho lạnh, phương tiện vận tải lạnh, ngành công nghiệp hóa dầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và của các nước nhập khẩu thủy sản trên thế giới cao sẽ làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ thủy sản, kéo theo ngành thủy sản và ngành lạnh công nghiệp phát triển; và ngược lại, nền kinh tế kém phát triển sẽ ảnh hưởng nhu cầu tiêu dùng và gây tác động tiêu cực đến ngành chế biến thủy hải sản thực phẩm nói chung và ngành lạnh công nghiệp nói riêng. Nền kinh tế phát triển cũng làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân tại các đô thị lớn thay đổi nhanh chóng. Thực phẩm đông lạnh (hàng nhập khẩu và nội địa) ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong chi tiêu gia đình của tầng lớp trung lưu. Các công ty thuộc ngành lạnh công nghiệp cũng theo đó có nhiều cơ hội tăng trưởng qua việc cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất thực phẩm đông lạnh.Chính sách chống bán phá giá của EU và Mỹ trong những năm qua đã có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường chế biến xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, việc Việt Nam gia nhập WTO và gần đây ASEAN và nhiều nước khác công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đã cho thấy những chuyển biến tích cực trong việc giảm thiểu rủi ro của ngành xuất khẩu thủy sản do những tác động từ bên ngoài. Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, trung bình từ 7,5 – 8,5%/năm. Năm 2009-2010 do chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nên theo dự báo của các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể duy trì ở mức thấp hơn, khoảng 5 – 6%/năm. Thị trường trong nước sẽ được chú trọng hơn để bù lại phần xuất khẩu có thể suy giảm. 2. Rủi ro về luật pháp Là công ty hoạt động chịu ảnh hưởng sự điều chỉnh chủ yếu từ Luật doanh nghiệp, Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách có thể xảy ra và sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với đặc thù hoạt động kinh doanh, những thay đổi của chính sách pháp luật ảnh hưởng đến các ngành liên quan như: xây dựng, thủy sản, nông sản, thực phẩm... và hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Đánh giá chung rủi ro về luật pháp là thấp do chính sách của Nhà nước ngày càng hướng đến doanh nghiệp với nhiều gói kích thích kinh tế, kích cầu, giảm lãi suất, giảm và giãn thuế để hỗ trợ cho doanh nghiệp. 3. Rủi ro đặc thù 3.1. Rủi ro biến động giá của nguyên vật liệu Nguyên vật liệu (thiết bị, phụ kiện và vật tư) chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất và dịch vụ của Công ty (khoảng 50 – 70%), do đó, sự biến động giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong trường hợp giá nguyên vật liệu tăng nhưng giá thành cung cấp sản phẩm dịch vụ không đổi, lợi nhuận của Công ty sẽ giảm. Đối với những máy móc thiết bị Công ty mua từ những nhà cung cấp lớn và có uy tín thường có thỏa thuận đảm bảo giá cả ổn định trong từng năm và giảm giá thành khi mua với số lượng lớn hoặc đạt hạn mức doanh số thỏa thuận, do đó, đây không phải là rủi ro lớn đối với hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, đối với các nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc từ kim loại, kim loại màu và chế phẩm từ dầu hỏa (tôn tráng kẽm, inox, cáp điện, ống đồng, ống uPVC, ống PPR, ...), giá cả biến động phụ thuộc vào giá dầu mỏ, thép và kim loại màu trên thế giới. Sự biến động giá của các loại nguyên vật liệu này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và kết quả kinh doanh của Công ty. Để giảm thiểu rủi ro biến động giá nguyên vật liệu, Công ty lên kế hoạch mua nguyên vật liệu cho dự án ngay sau khi trúng thầu, đàm phán với các nhà cung cấp để thỏa thuận giữ giá và chủ động dự trữ một số vật tư chiến lược ở mức tồn kho hợp lý. Những biện pháp này nhằm bảo vệ lợi nhuận do biến động giá của nguyên vật liệu trong quá trình thi công sản xuất, đồng thời đảm bảo tiến độ thi công và giao hàng của Công ty. 3.2. Rủi ro về lãi suất và tỷ giá Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi cần thiết Công ty sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng, chủ yếu là các khoản ngắn hạn bằng VND, USD, và EUR, để bổ sung vốn lưu động và thanh toán tiền nhập khẩu, mua vật tư. Chu kỳ vay trả nợ ngắn (đa số các khoản vay được Công ty trả trong thời gian trung bình từ 2 – 3 tháng), chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn điều phối linh hoạt các nguồn tiền và tài sản nhanh nên nhìn chung sự biến động lãi suất ảnh hưởng không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty sử dụng ngoại tệ (chủ yếu là USD, và EUR) để nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu lắp đặt cho các công trình, do đó, tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến giá giao máy móc thiết bị, nguyên vật liệu khi quy đổi ra đồng Việt Nam. Để giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Công ty, thông tin về tỷ giá hối đoái được cập nhật hằng ngày cho các bộ phận có liên quan để có sự điều chỉnh phù hợp trong việc lựa chọn thiết bị, nguyên vật liệu khi tham gia đấu thầu và mua hàng cho dự án. Bên cạnh đó, khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ và sản phẩm, Công ty thường đàm phán chọn đồng tiền thanh toán làm căn cứ tính tỷ giá là một số ngoại tệ mạnh và hợp đồng mua bằng loại ngoại tệ nào thì bán cũng bằng loại ngoại tệ đó. Ngoài ra, Công ty thường chủ động đề xuất thay đổi nguồn cung ứng theo hướng sử dụng các sản phẩm có xuất xứ từ những quốc gia có đồng tiền thanh toán giảm giá để mua được sản phẩm với giá rẻ hơn. 4. Rủi ro khác Các rủi ro khác như thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn … là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty. Trong những năm qua, Công ty luôn đảm bảo rằng toàn bộ tài sản, vật tư thiết bị trong sản xuất và thi công cũng như con người được mua bảo hiểm đầy đủ. Mức bảo hiểm đủ để Công ty không bị thiệt hại khi có sự cố bất khả kháng xảy ra, đồng thời tuân thủ các quy định và thông lệ hiện hành. PHẦN II: TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY I. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HỢP PHÁT Vốn điều lệ: 40.100.330.000 đồng Trụ sở chính: Số 2 Chương Dương Độ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04 9321018 Fax: 04 9321899 Quá trình hình thành và phát triển: Công ty được thành lập năm 2000 Hiện tại, công ty là một trong những nhà thầu lớn trong nước về dịch vụ cơ điện công trình (M&E) với khả năng đảm nhận trọn gói từ khâu thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công lắp đặt và bảo trì các công trình đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong lĩnh vực lạnh công nghiệp, công ty là đơn vị dẫn đầu trong việc cung cấp hệ thống cấp đông cho các nhà máy chế biến thủy sản, nông sản, thực phẩm.... Lĩnh vực kinh doanh : Tư vấn, khảo sát thiết kế công trình lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, hệ thống điện, phòng chống cháy, thang máy, cấp thoát nước, cơ khí thuộc các ngành công nghiệp và dân dụng. Sản xuất chế tạo máy móc, thiết bị, vật liệu cơ điện lạnh Thi công xây dựng, trang trí nội ngoại thất các công trình dân dụng và công nghiệp trong và ngoài nước. Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị cơ điện lạnh, các phương tiện vận tải. Thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quyền xuất khẩu quyền nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị các công trình lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, hệ thống điện, phòng chống cháy, thang máy, cấp thoát nước, cơ khí thuộc ngành công nghiệp và dân dụng. Trang trí nội – ngoại thất công trình. Xây dựng hệ thống cấp thoát nước. Dịch vụ lập dự án đầu tư, quản lý đầu tư. II. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Khối văn phòng Khối M&E Khối lạnh CN Phòng HC-NS SEAREE Phòng Kế Toán Bộ phận QLDA Phòng vật tư Phòng Kỹ thuật Nhà máy Bộ phận kinh doanh Bộ phận KT và đấu thầu Phòng dự án Bộ phận thi công Ban kiểm soát 2. Các bộ phận trong công ty Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển Công ty, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Công ty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Ban kiểm soát: là cơ quan có nhiệm vụ giám sát, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phòng Hành chính: là một đơn vị trong bộ máy quản lý của Công ty, trực thuộc Tổng Giám đốc, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác hậu cần, hành chính, bảo vệ an ninh và an toàn Công ty. Phòng Nhân sự là một đơn vị trong bộ máy quản lý của Công ty, trực thuộc Tổng Giám đốc, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các quy trình quản lý và chính sách nhân sự của Công ty. Phòng Tài chính – Kế toán là một đơn vị trong bộ máy quản lý của Công ty, trực thuộc Tổng Giám đốc, có chức năng tham mưu và giúp Tổng Giám đốc:Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ đối với các đơn vị trong toàn Công ty. Khối Lạnh công nghiệp: là một đơn vị trong bộ máy quản lý của Công ty, trực thuộc Tổng Giám đốc, là đơn vị được giao thực hiện các họat động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Lạnh công nghiệpKhối Lạnh công nghiệp có nhiệm vụ: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược phát triển và hoạch định sản xuất kinh doanh các sản phẩm ngành Lạnh công nghiệp. Mở rộng thị trường, ký kết các hợp đồng mua – bán trong lĩnh vực Lạnh công nghiệp bao gồm các hoạt động tiếp thị, khai thác và xử lý thông tin, giao dịch, lập dự toán, báo giá, tham gia đấu thầu và tổ chức thực hiện đàm phán thương mại – kỹ thuật cho đến khi Công ty ký kết được hợp đồng kinh tế với khách hàng. Tổ chức thực hiện việc sản xuất và thi công, bảo trì, bảo hành công trình Lạnh công nghiệp đúng quy trình công nghệ, yêu cầu kỹ thuật tiến độ, chất lượng. Khối Cơ điện công trình (M&E) là một đơn vị trong bộ máy quản lý của Công ty, trực thuộc Tổng Giám đốc, là đơn vị được giao thực hiện các họat động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực M&E. Khối Cơ điện công trình có nhiệm vụ: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược phát triển và hoạch định sản xuất kinh doanh dịch vụ cơ điện công trình (M&E). Ký kết nhận thầu công trình cơ điện lạnh: bao gồm các họat động tiếp thị, khai thác và xử lý thông tin, giao dịch, lập dự toán, báo giá, tham gia đấu thầu và đàm phán thương mại kỹ thuật cho đến khi Công ty ký kết được hợp đồng kinh tế với khách hàng. Thực hiện hợp đồng: tổ chức bộ máy quản lý dự án và thi công lắp đặt, bảo trì, bảo hành các công trình M&E theo đúng thiết kế và yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, an toàn cho người và thiết bị. Tổ chức cung ứng lao động, vật tư thiết bị, các phương tiện thi công theo đúng quy định của chủ đầu tư, Công ty và các bên liên quan. III. Chính sách đối với người lao động Chế độ làm việc: Thực hiện chế độ làm việc 8 giờ/ngày, 44 giờ/tuần. Đối với bộ phận sản xuất chỉ bố trí 01 ca làm việc (8 giờ), tăng ca (nếu có) cũng không quá 4 giờ/ngày. Tùy theo thời gian, địa điểm và tính chất công việc, cán bộ công nhân viên được hưởng phụ cấp tiền cơm (làm việc ngoài giờ), tiền công trường (làm việc tại công trường), tiền điện thoại, chi phí email/internet, chi phí đi lại, công tác phí, trang bị máy tính xách tay, đồng phục, bảo hộ lao động, văn phòng phẩm. Chính sách lương: Công ty trả lương theo thời gian đối với cán bộ công nhân viên gián tiếp và lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp. Cán bộ quản lý sản xuất được hưởng 70% lương thời gian, 30% lương sản phẩm. Nhân viên kinh doanh được hưởng 50% lương thời gian, 50% lương theo doanh thu thực hiện. Công nhân viên làm việc ngoài giờ được hưởng lương ngoài giờ theo Luật Lao động hiện hành. Hằng năm, công nhân viên được xét tăng lương phụ thuộc vị trí công việc, mức độ hoàn thành công việc và năng lực thực tế của nhân viên. Chính sách khen thưởng: Mức thưởng bình quân trong các năm qua chiếm khoảng 20 – 25% tổng thu nhập của nhân viên, bao gồm các hình thức: thưởng theo thành tích cá nhân dựa trên kết quả công việc của cá nhân thể hiện qua kết quả xếp loại (A, B, C) giữa năm và cuối năm; thưởng theo thành tích của đơn vị (Khối/Bộ phận) dựa trên kết quả hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị; Thưởng theo thành tích của Công ty dựa trên kết quả hoạt động hàng năm của Công ty; thưởng đột xuất đối với các cá nhân/tập thể có sáng kiến, cải tiến, làm lợi hoặc ký được hợp đồng có hiệu quả cao. Chế độ phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Công ty mua bảo hiểm tai nạn 24/24 cho tất cả cán bộ công nhân viên. Việc tổ chức tham quan du lịch, nghỉ dưỡng được tổ chức ít nhất 01 lần/năm cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn có chính sách tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ công nhân viên và chế độ cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tang gia, cưới hỏi theo thỏa ước lao động tập thể của Công ty. Chính sách đào tạo: Công ty đang xây dựng hoàn thiện chính sách nhân sự, trong đó bao gồm chiến lược đào tạo và lộ trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên bao gồm: Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: dựa vào yêu cầu công việc và kết quả đánh giá, Công ty phân tích nhu cầu đào tạo và thiết kế các chương trình đào tạo chuyên môn, kết hợp với các chuyên gia bên trong và bên ngoài (tổ chức đào tạo) để thực hiện. Đào tạo về quản lý: tương tự như đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nhưng đặc biệt chú trọng đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch và cán bộ được đề bạt lên vị trí cao hơn hoặc luân chuyển. Kèm cặp trong công việc: thực hiện thường xuyên, do các Khối/Bộ phận trực tiếp thực hiện, người có kinh nghiệm được giao kèm cặp nhân viên mới. Thường xuyên đưa cán bộ công nhân viên đi dự các cuộc hội thảo, hội chợ, các khóa đào tạo bằng kinh phí của Công ty hoặc nguồn hỗ trợ của các đối tác và nhà cung cấp. IV. Sản phẩm và dịch vụ của công ty Hoạt động của Công ty bao gồm 02 lĩnh vực chính là Lạnh công nghiệp và Dịch vụ cơ điện công trình. a. Lạnh công nghiệp Các dịch vụ của công ty trong lĩnh vực Lạnh công nghiệp bao gồm tư vấn, thiết kế, cung cấp, lắp đặt và bảo trì các hệ thống lạnh công nghiệp, các hệ thống thiết bị điện động lực, điều khiển tự động, các thiết bị công nghệ chế biến và cấp đông trong các ngành thủy hải sản, thực phẩm, nước giải khát, hệ thống thiết bị lạnh, bảo quản trong các ngành y, dược, ... với địa bàn hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Khách hàng truyền thống của Công ty là các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Ngoài ra còn có khách hàng trong ngành thực phẩm rau quả và nước giải khát. Công ty có lợi thế trong việc đấu thầu thiết kế, cung cấp thiết bị và lắp đặt trọn gói cho các nhà máy chế biến thủy hải sản, rau quả, sữa, bia, nước giải khát, các hệ thống kho lạnh cho thuê. Các sản phẩm thuộc lĩnh vực Lạnh công nghiệp bao gồm: Thiết bị cấp đông tấm phẳng siêu tốc (Impingement Steel Belt IQF): có nhiều ưu điểm so với các thiết bị cấp đông thông thường như rút ngắn được thời gian cấp đông một nửa so với cấp đông thông thường, giảm được hao hụt trọng lượng của sản phẩm, đảm bảo được chất lượng của sản phẩm cấp đông và không bị biến dạng; phù hợp để cấp đông nhanh các sản phẩm như cá filet, mực nguyên con, hamburger,...; thuận tiện cho vận hành, vệ sinh và bảo trì bảo dưỡng. Thiết bị cấp đông IQF lưới siêu tốc (Impingement Mesh Belt IQF): có nhiều ưu điểm so với các thiết bị cấp đông thông thường như rút ngắn được thời gian cấp đông một nửa so với cấp đông thông thường, kích thước rất gọn nhẹ, giảm được một nửa mặt bằng bố trí so với các loại IQF truyền thống; cho phép cấp đông nhiều loại sản phẩm (trong ngành chế biến thủy sản hay thực phẩm) có nhiều kích cỡ khác nhau; tỷ lệ hao hụt trọng lượng sản phẩm thấp; thuận tiện cho vận hành, vệ sinh và bảo trì bảo dưỡng. Thiết bị cấp đông IQF tôm tẩm bột: chuyên dùng để cấp đông tôm tẩm bột Thiết bị cấp đông IQF tầng sôi (Fluidized Belt Freezer): chuyên dùng để cấp đông rau quả: dứa cắt khoanh, dứa vuông cờ, đu đủ, dưa, đậu,…. Thiết bị cấp đông IQF lưới thẳng: được thiết kế chuyên dụng để cấp đông các loại sản phẩm như tôm, nghêu, sò điệp, bạch tuộc, .... Thiết bị cấp đông IQF kiểu xoắn ốc: ngoài những ưu điểm như các thiết bị cấp đông kể trên, thiết bị cấp đông IQF kiểu xoắn ốc còn thể giảm được hơn nửa diện tích lắp đặt; hướng vào/ra của sản phẩm có thể thay đổi phù hợp với mặt bằng công nghệ. Băng chuyền hấp - làm mát: là thiết bị hấp các sản phẩm thủy sản và rau quả được sử dụng trong dây chuyền sản xuất thức ăn nhanh, hàng giá trị gia tăng. Hiện tại, thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy thủy sản, chế biến thực phẩm…. Máy đá vảy: được sản xuất bằng thép không rỉ, công suất đến 40 tấn/ngày, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả kinh tế, tiết kiệm và an toàn. Tủ đông gió: được sử dụng để cấp đông thủy sản và thực phẩm. Ưu điểm của sản phẩm này là thời gian cấp đông nhanh, tiết kiệm điện năng do các ngăn cấp đông được thiết kếđộc lập, có thể hoạt động riêng lẻ và cho phép xoay vòng sản phẩm, vận hành đơn giản và dễ dàng lắp đặt bổ sung vào hệ thống lạnh sẵn có. Dàn lạnh: được sử dụng trong ngành lạnh công nghiệp và điều hòa không khí, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Dàn lạnh được sử dụng cho phòng lạnh, kho lạnh, kho mát, hầm cấp đông, hệ thống điều hòa không khí trung tâm làm lạnh bằng nước. b. Dịch vụ cơ điện công trình (M&E) Trong lĩnh vực Dịch vụ cơ điện công trình (M&E), công ty là một trong những nhà thầu hàng đầu có khả năng thắng thầu và thi công các công trình lớn nhận thầu trọn gói từ khâu tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công và bảo trì những công trình có quy mô lớn. Các hệ thống M&E do công ty cung cấp bao gồm: Lĩnh vực cơ (M): Hệ thống điều hòa không khí và thông gió trung tâm, Hệ thống chữa cháy, Hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước, Hệ thống gas trung tâm, Hệ thống thang máy và thang cuốn. Lĩnh vực điện (E): Hệ thống điện động lực và điều khiển, Hệ thống an ninh và camera quan sát, Hệ thống báo cháy, Hệ thống chiếu sáng bên trong và bên ngoài tòa nhà, Hệ thống theo dõi giám sát và tự động hóa, điều khiển tòa nhà (BMS). Khách hàng của Công ty trong lĩnh vực cơ điện công trình M&E là các chủ đầu tư công trình, các quỹ đầu tư, nhà thầu chính (trong và ngoài nước). Công ty tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp bao gồm các dự án có quy mô lớn, chất lượng cao, yêu cầu kỹ thuật khắc khe như: cao ốc văn phòng, khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp 4 – 5 sao, căn hộ cao cấp, siêu thị và trung tâm thương mại, các nhà máy dược phẩm GMP và bệnh viện. Địa bàn họat động của công ty chủ yếu là các thành phố lớn trong cả nước. V. Hoạt động kinh doanh 1. Nguyên vật liệu 1.1 Nguồn nguyên vật liệu: bao gồm máy móc thiết bị, phụ kiện và vật tư. Máy móc thiết bị: là các thiết bị dùng để thi công lắp đặt các thiết bị lạnh (mảng lạnh công nghiệp) và các hệ thống trong các công trình xây dựng (mảng M&E), được nhập từ các nhà cung cấp nổi tiếng và có uy tín trên thế giới, bao gồm: Thiết bị lạnh, điều hòa không khí và thông gió: dùng để lắp đặt các hệ thống thiết bị lạnh, hệ thống điều hòa không khí trong các máy cấp đông và hệ thống lạnh/điều hòa trong các công trình xây dựng. Một số thiết bị chính gồm thiết bị làm lạnh nước trung tâm (chiller), dàn lạnh, thiết bị điều hòa trung tâm VRV, thiết bị điều hòa cục bộ, tháp giải nhiệt, máy nén lạnh, dàn ngưng tụ, quạt dàn lạnh, quạt thông gió.... Các nhà cung cấp chính gồm có Carrier, Trane, York, Mycom, Vilter, Mc Quay, Daikin, Mitsubishi, Hitachi, Fantech, Guntner, Zeihl-Abegg, Sud Electric. Thiết bị điện: bao gồm thiết bị đóng cắt điện, máy biến áp, máy phát điện.... Một số nhà cung cấp chính gồm Schneider, ABB, Siemens, Legrand, GE, Mitsubishi, LG, Thibidi, EMC, Cummin, Catephillar, Kohler, Pramac. Thiết bị điều khiển: gồm hệ thống an ninh CCTV, hệ thống âm thanh công cộng, hệ thống tổng đài điện thoại, hệ thống điều khiển tự động tòa nhà, hệ thống điều khiển chiếu sáng tự động, hệ thống mạng dữ liệu Internet.... Các hệ thống thiết bị này được dùng để lắp đặt cho các hệ thống tương ứng trong các công trình xây dựng. Một số nhà cung cấp chính là Bosch, Philips, Panasonic, Sanyo, TOA, Alcatel, Nortel, NEC, Honeywell, Johnson Controls, Siemens, Lutron, Dynalite, Clipsal, Elite, Cisco, HP, Krone, AMP. Thiết bị xử lý nước: gồm bơm nước, ống cấp nước, các hệ thống lọc, xử lý nước và khử trùng. Các thiết bị này dùng để lắp đặt bơm nước cho hệ thống điều hòa trung tâm, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. Một số nhà cung cấp chính gồm Samlsom, Grundfos, Ebara, NTT Fluid, Kelen, Dyzane, Agru, Tifoplast, Nhựa Bình Minh, Nhựa Đệ Nhất. . Phụ kiện: một số phụ kiện gồm băng tải bằng thép không rỉ, băng tải nhựa, thiết bị truyền động, tấm trao đổi nhiệt, cửa trượt, đèn kho lạnh (dùng trong việc sản xuất thiết bị cấp đông IQF, tủ đông, thi công kho lạnh) được cung cấp bởi Cambridge, Intralox, Sumitomo, Siemens, Sew, Sam, Fermod, Kason...; đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm (thi công hệ thống điện, chiếu sáng) được cung cấp bởi Eglo, Philips, Thorn, Davis, Legrand, Clipsal, Siemens, ABB, ... 1.2 Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu Đối với các nguồn cung ứng máy móc thiết bị và phụ kiện: Phần lớn thiết bị phụ kiện được nhập khẩu từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp có tên tuổi. Một số khác được mua từ các nhà cung cấp trong nước có hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật do công ty yêu cầu. công ty đã thiết lập, xây dựng được quan hệ gắn bó với các nhà sản xuất và cung cấp thiết bị hàng đầu trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất và nhà cung cấp thiết bị ngược lại cũng duy trì quan hệ với Công ty và có những hoạt động hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo để cùng phát triển. Những nhà cung cấp chiến lược như đều có những thỏa thuận về việc đảm bảo mức giá ổn định trong năm và hỗ trợ công ty trong việc tham gia đấu thầu các dự án lớn. Các nhà cung cấp khác cũng cam kết giữ giá đã chào cho các công trình trong suốt quá trình thực hiện dự án từ khi đấu thầu đến lúc thực hiện. Tuy nhiên, trong những trường hợp biến động lớn, công ty phải chủ động đàm phán với các nhà cung cấp và có biện pháp kịp thời để kiểm soát giá cả và kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu. Đối với các nguồn cung ứng vật tư: Giá dầu mỏ, thép và kim loại màu trên thế giới biến động gây ảnh hưởng đến giá các loại vật liệu đầu vào có nguồn gốc từ kim loại, kim loại màu và chế phẩm từ dầu hỏa (tôn tráng kẽm, inox, cáp điện, ống đồng, ống uPVC, ống PPR, ...) Công ty thường sử dụng. Để hạn chế rủi ro, Công ty luôn có kế hoạch mua hàng cho dự án ngay sau khi trúng thầu và đàm phán với các nhà cung cấp để thỏa thuận giữ giá. Bên cạnh đó, Công ty cũng có kế hoạch dự trữ vật liệu chiến lược được cập nhật hàng quý và 06 tháng để đảm bảo tiến độ sản xuất và giao hàng (theo kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm). Thuận lợi của việc gia nhập AFTA, ACFTA và WTO đối với nguồn cung cấp máy móc thiết bị, phụ kiện và vật tư: Sau khi Việt Nam gia nhập AFTA và WTO, các mặt hàng nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN và WTO đã và sẽ có mức thuế nhập khẩu giảm dần. Trong cấu thành sản phẩm và dịch vụ của Công ty, máy móc thiết bị và vật tư nhập khẩu thường chiếm khoảng 40% – 60% trên giá thành sản phẩm. Thuế quan ưu đãi từ các nước ASEAN tạo ra nhiều cơ hội cho công ty trong việc sử dụng các thiết bị, vật tư từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới có nhà máy đặt tại Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia. Đồng thời Việt Nam cũng là thành viên của ACFTA (ASEAN–China Free Trade Area) nên thuế suất hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng sẽ giảm dần theo lộ trình cam kết, giúp cho Công ty có thêm nhiều sự chọn lựa cho nguồn nguyên vật liệu đầu vào. 1.3 Ảnh hưởng của sự biến động giá nguyên vật liệu đến doanh thu và lợi nhuận Nguyên vật liệu (thiết bị, phụ kiện và vật tư) chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất và dịch vụ của Công ty do đó, sự biến động giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong trường hợp giá nguyên vật liệu tăng nhưng giá thành cung cấp sản phẩm dịch vụ không đổi sẽ làm giảm lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, đối với từng mảng hoạt động, Công ty luôn có những biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể như sau: Đối với hoạt động sản xuất và lắp đặt hệ thống lạnh: Nguyên vật liệu dùng trong việc sản xuất và lắp đặt hệ thống lạnh trong các nhà máy chế biến thủy sản, nông sản, thực phẩm bao gồm 02 phần: máy móc thiết bị (máy nén lạnh, dàn lạnh, dàn ngưng tụ, van gas, thiết bị điều khiển, băng tải các loại, thiết bị truyền động...) và vật tư (inox, thép tấm, nhôm, đồng, hóa chất, tôn mạ màu...). Máy móc thiết bị nhập khẩu từ những nhà cung cấp có uy tín trên thế giới với giá cả thường ít biến động, một số thiết bị chính được nhà cung cấp xác nhận thay đổi giá trước 03 tháng và thông thường được cố định trong vòng 01 năm. Tuy nhiên, Công ty vẫn thường xuyên tìm kiếm các nhà cung cấp dự phòng với giá cạnh tranh hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng bằng hoặc tốt hơn. Đối với các loại vật tư, giá cả thường biến động phụ thuộc vào giá sắt thép và kim loại màu trên thị trường thế giới. Do đó, bộ phận cung ứng của Công ty luôn theo dõi cập nhật giá của thị trường kim loại London Material Exchange (LME) và có kế hoạch dự trữ các vật tư chiến lược (inox, hóa chất, tôn mạ màu, thép, dây cáp điện) theo kế hoạch (hàng quý hoặc 06 tháng). Bên cạnh đó, đối với một số vật tư mua trong nước như van nước các loại, dây cáp điện, inox, thép, đồng, motor điện, bơm nước..., Công ty luôn tìm kiếm ít nhất 02 nhà cung cấp để có mức giácạnh tranh, phương thức thanh toán và chất lượng phục vụ tốt nhất đồng thời đàm phán thời gian thanh toán phù hợp với dự án, giảm số tiền ứng trước và, trong một số trường hợp, yêu cầu nhà cung cấp cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Đối với hoạt động thi công công trình cơ điện lạnh: Khác với sản xuất, hoạt động thi công các dịch vụ cơ điện công trình M&E và LCN phục vụ theo từng dự án với yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng khác nhau tùy quy mô và đặc điểm của từng công trình, do đó, chủ trương của Công ty là duy trì chính sách không tồn kho đối với dự án bởi việc tồn kho nguyên vật liệu để thực hiện nhiều dự án không phù hợp. Thay vào đó, Công ty xây dựng các mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chính để cung ứng vật tư cho từng công trình trên cơ sở hợp tác dài hạn. Một số nhà cung cấp chiến lược cũng cam kết cho Công ty mượn hàng hóa giúp tăng tính chủ động khi triển khai thi công và chấp nhận trả lại vật tư thừa trong công trình. Ngoài việc duy trì mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp chiến lược, Công ty cũng cũng tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng mới để đưa vào danh sách lựa chọn, nhằm mở rộng nguồn và khả năng cung ứng cho công trình.Trong hoạt động thi công, biến động giá tác động nhiều đến việc thực hiện công trình là các loại vật tư như: cáp điện, ống thép, tôn tráng kẽm, thép tấm, thép hình, ống nhựa các loại.... Các thiết bị nhập khẩu thông thường không biến động nhiều. Các máy móc thiết bị chính được các nhà sản xuất thông báo cho Công ty theo bảng giá chuẩn, hệ số giá cho từng năm và mọi điều chỉnh đều được báo trước từ 1 -3 tháng. 1.4 Các biện pháp chung để hạn chế sự ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu: Nếu như các thiết bị nhập khẩu ít biến động hoặc việc điều chỉnh giá luôn được nhà cung cấp báo trước 1 – 3 tháng thì nguyên vật liệu như sắt thép, kim loại màu, nhựa, hóa chất và sản phẩm khác có nguồn gốc từ đầu mỏ thường xuyên biến động theo nhu cầu xây dựng và tình hình kinh tế chính trị trên thế giới. Khi thực hiện các hợp đồng trọn gói không điều chỉnh giá, công ty phải thống nhất giá với các nhà cung cấp trong quá trình đấu thầu và thương thảo hợp đồng. Sau khi ký hợp đồng, Công ty mua vật tư một lần đủ dùng cả công trình, cho phép nhà cung cấp giao hàng từng phần và không điều chỉnh giá.Bên cạnh đó, để đối phó với tình hình biến động giá cả trên thế giới và thị trường trong nước của các nguyên vật liệu hay biến động, Công ty đã đăng ký thành viên của các diễn đàn và trang web về giá cả của các nguyên vật liệu chính (kim loại màu, hóa chất, hạt nhựa) để nhận và theo dõi thông tin hàng ngày, hàng tuần khi giá cả trên thế giới biến động. Bộ phận mua hàng, đấu thầu và quản lý kho luôn phối hợp chặt chẽ, cập nhật thông tin cho nhau về tình hình giá cả, khả năng của các nguồn cung ứng và tồn kho của Công ty.Với lộ trình cắt giảm thuế suất nhập khẩu (AFTA và WTO), Công ty từng bước chuyển sang mua hàng nhập khẩu từ các đại lý chính thức ở Việt Nam để có thời gian giao hàng nhanh, phương thức thanh toán linh hoạt và hỗ trợ sau bán hàng. Sau nhiều năm hợp tác tốt đẹp, nhiều nhà cung cấp đã đồng ý chuyển sang các phương thức thanh toán theo nguyên tắc back–to–back (trách nhiệm đối ứng) và tăng cường hỗ trợ cho Công ty như mua hàng trả chậm hoặc gối đầu, cho thanh toán bằng L/C trả chậm hoặc thanh toán sau khi nhận hàng. Khi thị trường biến động, năm 2008, các hợp đồng do công ty ký kết đều thực hiện theo phương thức cho phép điều chỉnh giá để giảm thiểu rủi ro cho nhà thầu. 2. Chi phí sản xuất, bán hàng và quản lý Tỷ lệ chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý) trên doanh thu giảm dần từ năm 2006 đến 2007 (từ 93,1% năm 2006 xuống còn 91,9% năm 2007) do có sự giảm đáng kể của tỷlệ giá vốn hàng hàng bán trên doanh thu (từ 86% năm 2006 xuống còn 84% năm 2007). Việc giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu là một tín hiệu tốt đối với việc kiểm soát chặt chẽ chi phí, một trong những mục tiêu dài hạn mà Công ty hướng đến. Năm 2008, do ảnh hưởng của tình hình lạm phát chung và đặc biệt là các vật liệu xây dựng nhưng nhờ Công ty quản lý tốt chi phí nên tỷ trọng chi phí so với doanh thu thuần tăng không đáng kể.Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu chiếm tỷ lệ nhỏ và ổn định ở mức thấp trong những năm qua (chiếm 0,1% – 0,2% trên doanh thu thuầnTỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu có xu hướng tăng (từ 7,0% năm 2006 lên 7,7% năm 2007 và 8,3% năm 2008) do nhu cầu đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua (chi phí marketing) và việc cải cách tiền lương để Công ty có thể cạnh tranh hơn và thu hút được nguồn nhân lực chất lượng từ bên ngoài. Tuy nhiên, Công ty cũng đặt mục tiêu kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo tỷ lệ hợp lý, hướng đến xu hướng ổn định trong hoạt động quản trị Công ty, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2007 của Công ty đạt 7,7% và năm 2008 tuy được đánh giá là năm có nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn đạt gần 6%. Công ty cũng đặt ra mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ chi phí để đạt được kế hoạch lợi nhuận trong các năm tới. 3 Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Mục tiêu của Công ty trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới Tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty trên thị trường bằng việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các sản phẩm mới có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập nhưng giá cả rẻ hơn. Tăng lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh khi đấu thầu và bán sản phẩm mới hoặc sản phẩm cải tiến thay vì chỉ kinh doanh thuần túy sản phẩm nhập khẩu cùng loại do có sự đầu tư chất xám, tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm. Cung cấp cho khách hàng trong nước những sản phẩm và giải pháp trọn gói phù hợp với điều kiện sản xuất của từng doanh nghiệp do khả năng thiết kế chế tạo theo yêu cầu riêng của từng khách hàng. 4. Hoạt động Marketing và quan hệ công chúng Hoạt động Marketing: Hoạt động kinh doanh và tiếp thị luôn được sự quan tâm thường xuyên và sâu sát của các cấp lãnh đạo Công ty. Chiến lược Marketing của công ty là Marketing trực tiếp. Ngoài việc gởi tài liệu giới thiệu, quảng cáo qua thư từ, catalog, cán bộ kinh doanh của Công ty thường trực tiếp đi gặp khách hàng thông qua những lần hội thảo, thăm viếng hoặc trao đổi trực tiếp qua điện thoại. Ngoài ra, Công ty cũng tổ chức các chuyến đi tiếp thị, thăm viếng khách hàng nước ngoài, Công ty chủ trương chia sẻ kinh nghiệm và giá trị của Công ty với khách hàng bằng cách tham gia bàn bạc thảo luận, tư vấn, góp ý cho khách hàng ngay từ khi dự án mới triển khai nghiên cứu khả thi cho đến khi công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng, mang lại giá trị lâu dài cho khách hàng. Hướng đến khách hàng, Công ty luôn xem thành công của khách hàng cũng là thành công của Công ty và xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với khách hàng với khẩu hiệu "Luôn đi cùng sự phát triển của bạn".Do hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ với những sản phẩm, công trình có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao, công ty không tiếp thị một cách đại chúng mà tập trung chủ yếu vào đối tượng nhóm khách hàng tiềm năng, khách hàng được lựa chọn. Công ty xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu của mình bằng các hình thức sau: Chiến lược sản phẩm: Chính sách của Công ty là đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao và có tính năng ưu việt hơn các sản phẩm nhập khẩu hiện có trên thị trường với giá cả hợp lý. Chính sách tiếp thị của công ty hướng vào phân tích đặc điểm của người tiêu dùng: tiêu chuẩn kỹ thuật, sự phù hợp với điều kiện vận hành tại Việt Nam, độ bền và giá cả hợp lý, dễ cải tiến, thay thế, sửa đổi. Nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giảm giá thành sản phẩm là chiến lược chủ đạo của Công ty. Chiến lược giá :Giá bán được điều chỉnh khi có biến động giá cả đầu vào, khi thay đổi công nghệ, định mức, khi cải tiến thay đổi thiết kế cũng như nhân tố bên ngoài khác. Giá cả được xây dựng linh hoạt tùy thuộc vào đặc điểm của từng dự án, tùy thuộc vào mối quan hệ khách hàng, địa bàn hoạt động và các chính sách ưu đãi khác. Nhờ thường xuyên cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành sản xuất, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực quản lý nên Công ty có được chính sách giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và tiến độ thực hiện. Giá cả các sản phẩm và dịch vụ của Công ty được xây dựng dựa theo các tiêu chí sau:Loại sản phẩm và dịch vụ. Ưu tiên theo phân khúc thị trường. Phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty. Nhóm khách hàng; Số lượng mua: mua số lượng nhiều có chiết khấu và các chính sách ưu đãi khác tùy thuộc vào hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp giữa Công ty và khách hàng. Điều kiện thanh toán và các điều kiện khác. . PHẦN III: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NHỮNG NĂM QUA 1.BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( ngày 31 tháng 12 năm 2008) Ngàn VNĐ Mã số TÀI SẢN Số cuối năm Số đầu năm 100 A. Tài Sản Ngắn Hạn 228376429 92680753 110 I. Tiền 114347833 11797344 111 1. Tiền 114347833 11797344 120 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 13015436 5467773 121 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 13110305 5467773 129 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 94869 0 130 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 80191302 40719150 131 1. Phải thu khách hàng 76783775 40782259 132 2.Trả trước cho người bán 5187521 1244413 135 3. Các khoản phải thu khác 653194 709714 139 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 2433188 2017236 140 IV. Hàng tồn kho 19881204 30677820 141 1. Hàng tồn kho 21062663 32024236 149 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1181459 1346416 150 V. Tài sản ngắn hạn khác 940654 4018666 151 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 14025 28417 152 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 602022 0 154 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 2218 231444 158 4. Tài sản ngắn hạn khác 322389 3758805 200 B. Tài Sản Dài Hạn 14236917 16522363 210 I. Các khoản phải thu dài hạn 550 430 218 1. các khoản phải thu khác 550 430 220 II.Tài sản cố định 10517306 11408402 221 1. tài sản cố định hữu hình 23607805 9299863 222 Nguyên giá 15280737 22239216 223 giá trị hao mòn lũy kế 2142120 12939353 227 2. tài sản cố định vô hình 2173791 2108539 228 Nguyên giá 31670 2136386 229 giá trị hao mòn lũy kế 48118 27847 230 3. chi phí xây dựng cơ bản giở dang 1604957 0 250 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1604957 1612340 258 1. đầu tư dài hạn khác 2114104 1612340 270 IV. Tài sản dài hạn khác 253285 3501191 261 1. Chi phí trả trước dài hạn 1860819 212771 262 2. tài sản thu nhập hoãn lại 242613346 3288420 Tổng tài sản 242613346 109203116 NGUỒN VỐN 300 A. NỢ PHẢI TRẢ 97232638 79959777 310 I. Nợ ngắn hạn 95490557 77555192 311 1. Vay và nợ ngắn hạn 35381071 14721819 312 2. Phải trả người bán 16958614 12803716 313 3. Người mua trả tiền trước 14850857 15272443 314 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2785836 8308870 315 5. Phải trả người lao động 5711549 4824283 316 6. Chi phí phải trả 14751825 17600785 319 7. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 1659260 2376358 320 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 3391545 1646918 330 II. Nợ dài hạn 1742081 2404585 334 1.Vay và nợ dài hạn 1578510 2316375 336 2. Dự phòng trợ cấp thôi việc 163571 88210 400 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 145380708 29243339 410 I. Vốn chủ sở hưu 143691798 28204534 411 1. Vốn cổ phần đã phát hành 24184120 6000000 412 2.Thặng dư vốn cổ phần 94413091 32975 414 3. Cổ phiếu quỹ 32250 32250 417 4. Quỹ đầu tư phát triển 12424012 10846868 418 5. Quỹ dự phòng tài chính 600000 600000 420 6. Lợi nhuận chưa phân phối 12102825 10756941 430 II. Quỹ khác 1688910 1038805 431 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1688910 1038805 Tổng cộng nguồn vốn 242613346 109203116 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( ngày 31 tháng 12 năm 2007) Mã số Chỉ tiêu Năm nay Năm trước 01 1. Doanh thu 199739207 189074987 03 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 78501 1349704 10 3. Doanh thu thuần 199660706 187725283 11 4. Giá vốn hàng bán 167829537 161477872 20 5. Lợi nhuận gộp 31831169 26247411 21 6. doanh thu hoạt động tài chính 4566790 2854103 22 7. Chi phí tài chính 5171394 3158355 23 ( trong đó chi phí lãi vay) 2481045 1918365 24 8. chi phí bán hàng 291163 209882 25 9. chi phí quản lý doanh nghiệp 15331132 13122480 30 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 15604270 12610797 31 11. Thu nhập khác 221844 142701 32 12. Chi phí khác 353509 361187 40 13. Lỗ khác 131665 218487 50 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 15340940 12173824 51 15. thuế thu nhập doanh nghiệp 3835235 3043456 60 16.Lợi nhuận sau thuế 11505705 9130368 2.BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Này 31 tháng 12 năm 2009) Ngàn VNĐ Mã số TÀI SẢN Năm nay Năm trước 100 A. Tài Sản Ngắn Hạn 214035006 454752864 227376432 110 I. Tiền 26710623 228695666 114347833 111 1. Tiền 26710623 228695666 114347833 120 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 54727668 24030878 12015439 121 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 61414602 26220616 13110308 129 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 6686934 2189738 1094869 130 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 87570766 160382606 80191303 131 1. Phải thu khách hàng 60564289 153567552 76783776 132 2.Trả trước cho người bán 24698147 10375042 5187521 135 3. Các khoản phải thu khác 4485036 1306388 653194 139 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 2176706 4866376 2433188 140 IV. Hàng tồn kho 43549564 39762408 19881204 141 1. Hàng tồn kho 44832512 42125326 21062663 149 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1282948 2362918 1181459 150 V. Tài sản ngắn hạn khác 1476385 1881306 940653 151 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 11778 28048 14024 152 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 209748 1204044 602022 154 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 3216 4436 2218 158 4. Tài sản ngắn hạn khác 1251643 644778 322389 200 B. Tài Sản Dài Hạn 24084149 28473832 14236916 210 I. Các khoản phải thu dài hạn 1100 550 218 1. các khoản phải thu khác 1100 550 220 II.Tài sản cố định 17963641 21034612 10517306 221 1. tài sản cố định hữu hình 11388480 16654136 8327068 222 Nguyên giá 27753818 47215610 23607805 223 giá trị hao mòn lũy kế 16365338 30561474 15280737 227 2. tài sản cố định vô hình 2126868 4284240 2142120 228 Nguyên giá 2173791 4347580 2173790 229 giá trị hao mòn lũy kế 46923 63340 31670 230 3. chi phí xây dựng cơ bản giở dang 4448293 96236 48118 250 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4079655 3209914 1604957 258 1. đầu tư dài hạn khác 8614175 3209914 1604957 4534520 0 270 IV. Tài sản dài hạn khác 2040853 4228206 2114103 261 1. Chi phí trả trước dài hạn 147225 506572 253286 262 2. tài sản thu nhập hoãn lại 1893628 3721634 1860817 Tổng tài sản 238119155 483226696 241613348 NGUỒN VỐN 300 A. NỢ PHẢI TRẢ 93309421 194465280 97232640 310 I. Nợ ngắn hạn 91243408 190981114 95490557 311 1. Vay và nợ ngắn hạn 0 70762142 35381071 312 2. Phải trả người bán 19706795 33917226 16958613 313 3. Người mua trả tiền trước 37556149 29701714 14850857 314 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 4720741 5571676 2785838 315 5. Phải trả người lao động 6618569 11423098 5711549 316 6. Chi phí phải trả 7645683 29503650 14751825 319 7. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 12621707 3318518 1659259 320 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 2373764 6783090 3391545 330 II. Nợ dài hạn 2066013 3484166 1742083 334 1.Vay và nợ dài hạn 853512 3157024 1578512 336 2. Dự phòng trợ cấp thôi việc 1212501 327142 163571 400 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 144809734 288761416 144380708 410 I. Vốn chủ sở hưu 143416214 285383596 142691798 411 1. Vốn cổ phần đã phát hành 40100330 46368240 23184120 412 2.Thặng dư vốn cổ phần 94413091 188826182 94413091 414 3. coor phiếu ngân quỹ -32250 -64500 417 4. Quỹ đầu tư phát triển 4069976 24848024 12424012 5. Quỹ dự phòng tài chính 1191438 1200000 600000 6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3673629 24205650 12102825 II. Quỹ khác 1393520 3377820 1688910 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1393520 3377820 1688910 Tổng nguồn vốn 238119155 483226696 241613348 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( ngày 31 tháng 12 năm 2007) Mã số Chỉ tiêu 01 1. Doanh thu 195996813 199739207 03 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 90405 78500.5 10 3. Doanh thu thuần 195906408 199660706.5 11 4. Giá vốn hàng bán 165459575 167829537.5 20 5. Lợi nhuận gộp 30446833 31831169 21 6. doanh thu hoạt đọng tài chính 12129178.5 4566790.5 22 7. Chi phí tài chính 14711263 5171399 23 ( trong đó chi phí lãi vay) 569196 2481045 24 8. chi phí bán hàng 383849 291160.5 25 9. chi phí quản lý doanh nghiệp 16185565 15331132.5 30 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11295334.5 15604267.5 31 11. Thu nhập khác 276025 221844 32 12. Chi phí khác 363628.5 353509 40 13. Lỗ khác 87603.5 131665 50 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 11120127.5 15472602.5 51 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2780031.875 1427602 60 16.Lợi nhuận sau thuế 8340095.625 14045000.5 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26905.doc
Tài liệu liên quan