Báo cáo tổng hợp Công ty cổ phần lilama 10

- Tiếp tục tập trung phát triển những sản phẩm mà công ty có thế mạnh. Đa dạng hoá các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Tổ chức thực hiện hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh doanh bán hàng linh hoạt để mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài nước. - Xây dựng và củng cố mối quan hệ lâu dài với các đối tác hiện có trong và ngoài nước để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. - Tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm, thương hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình hội chợ trong và ngoài nước - Duy trì và phát huy đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của Công ty những năm gần đây. Tối đa hoá lợi ích của khách hàng để tạo giá trị gia tăng chung cho Công ty, góp phần đưa Tổng Công ty lắp máy Việt Nam trở thành tập đoàn công nghiệp xây dựng, nhà thầu chính theo hình thức EPC.

doc28 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp Công ty cổ phần lilama 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC BÁO CÁO TỔNG HỢP I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần LILAMA 10 tiền thân là Xí nghiệp liên hiệp Lắp máy số 1 Hà Nội, thành lập tháng 12/1960 thuộc công ty lắp máy, ngày 25/1/1983 chuyển thành xí nghiệp liên hợp lắp máy 10 theo Quyết định số 101/BXD-TCCB thuộc liên hiệp các xí nghiệp lắp máy (Nay là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam). Công ty được đổi tên thành Công ty lắp máy và xây dựng số 10 theo quyết định số 05/BXD-TCLD ngày 02 tháng 01 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, tên giao dịch quốc tế là: “MACHINERY ELECTION AND CONTRACTON COMPANY – No 10”, viết tắt là ECC. Đây là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA hạch toán độc lập và có đủ tư cách pháp nhân. Từ ngày 01/01/2007, Công ty chyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận kinh doanh Công ty cổ phần số 0103015215 ngày 29/12/2006. Đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 20/6/2007 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Tên công ty: Công ty Cổ phần LILAMA 10. Tên Tiếng Anh: LIALAMA 10 JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: LILAMA 10, JSC. Trụ sở chính: Số nhà 989 đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.8649584 Fax: 04.8649581 Email: info@lilama10.com/lilama10ktkt@.vnn.vn Website: www.lilama10.com.vn – www.lilama10.com Là một doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật doanh nghiệp. Vốn điều lệ: 90.000.000.000 VNĐ - Phần vốn Nhà nước nắm giữ (51%) : 45.900.000.000 VNĐ - Vốn do các cổ đông trong và ngoài công ty nắm giữ (49%): 44.100.000.000 VNĐ. Trải qua hơn bốn mươi năm phát triển và trưởng thành, LILAMA 10., JSC đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường lắp máy và chế tạo, đặc biệt trong lĩnh vực thuỷ điện. Mặc dù đối thủ cạnh tranh có rất nhiều Tổng Công ty có vốn đầu tư lớn và công nghệ cao nhưng bằng chính sách và đường lối phát triển đúng đắn, sự đoàn kết đồng lòng và sáng tạo của Ban lãnh đạo và CBCNV, biết phát huy khai thác thế mạnh của mình. Công ty đã vượt lên chiếm lĩnh một thị phần đáng kể. Liên tục 10 năm (1996-2006) hoành thành toàn diện vượt mức kế hoạch, giá trị sản lượng đạt từ 102% - 115% các chỉ tiêu sau:   Bảng 1: Tổng giá trị sản lượng và doanh thu của công ty từ năm 1996 – 2006 TT Năm Tổng giá trị sản lượng (Tỷ đồng) Tổng doanh thu SXKD (triệu đồng) Nộp ngân sách (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Lương bình quân (nghìn đồng) 1 1996 101.200 56.300 1.700 1.610 995 2 1997 130.370 59.300 1.770 1.100 1.090 3 1998 95.000 75.800 3.200 1.710 1.100 4 1999 111.000 58.600 4.000 1.800 1.150 5 2000 125.100 76.380 2.680 2.360 1.200 6 2001 123.500 78.000 3.680 1.300 1.250 7 2002 132.500 97.800 2.680 1.290 1.300 8 2003 136.100 58.600 1.970 1.100 1.350 9 2004 140.300 100.000 2.400 1.310 1.400 10 2005 186.500 156.000 3.950 1.310 1.655 11 2006 214.000 180.000 6.500 4.800 2.100 (Nguồn từ trang web của công ty) Theo báo cáo ngành xây dựng, giá trị xây lắp trong năm 2006 là 35.086 tỷ đồng. Với tổng giá trị sản lượng năm 2006 của Công ty đạt 214 tỷ đồng, như vậy Công ty đang chiếm lĩnh 0,61% thị phần toàn ngành. LILAMA 10., JSC luôn là đơn vị dẫn đầu trong việc lắp đặt và hoàn thành xuất sắc các công trình công nghiệp lớn và quan trọng của đất nước. Công ty đã đạt được nhiều bằng khen, phần thưởng cao quý: - 01 “Huân chương độc lập hạng nhất” cho tập thể CBCNV Công ty năm 1994 đã có thành tích thi công lắp đặt toàn bộ 08 tổ máy thuỷ điện Hoà Bình; - 01 “Huân chương độc lập hạng nhì” cho tập thể CBCNV Công ty năm 1989; - 02 “Huân chương lao động hạng nhì, ba” cho tập thể CBCNV xí nghiệp lắp máy và xây dựng 10; - Hai năm 1995, năm 2000 đã có thành tích xây dựng nhà máy thuỷ điện Yaly - Gia Lai; - 01 “Huân chương lao động hạng ba” cho tập thể CBCNV công ty năm 1995 đã có thành tích xây dựng nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn – Bình Định; - 49 “Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba” cho các cá nhân (từ năm 1989 đến 2005); - Đội cẩu chuyển thuộc Công ty đã được tuyền dương đơn vị “Anh hùng lao động” năm 1985; - Xí nghiệp chuyên ngành kết cấu thuỷ công thuộc Công ty đã được tuyên dương đơn vị “Anh hùng lao động” năm 1989; - 02 cá nhân được phong tặng “Anh hùng lao động” (ông Nguyễn Huyền Chiệc năm 1989, ông Lưu Huy Thành năm 2000); - 52 “Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ” tặng cho các tập thể và cá nhân; - Nhiều bằng khen của Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công An, UBND các tỉnh, thành: Hà Nội, Hoà Bình, Bình Đình, Hà Nam, Gia Lai, Kon Tum… - 03 Cờ thi đua Quốc tế xã hội chủ nghĩa; - 03 Cờ thi đua vì an ninh Tổ quốc của Bộ Công An - 11 Cờ thi đua xuất sắc của Ngành Xây dựng Việt Nam các năm: 1987, 1989, 1990, 1993, 1994, 1997, 1998, 2000, 2001, 2002, 2005; - Bộ Xây dựng tặng cờ thi đua 10 năm đổi mới đã hoàn thành “xuất sắc” nhiệm vụ giai đoạn 1990 – 2000; - 19 huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây dựng; - Liên tục từ năm 1984 – 2006, được công nhận các danh hiệu và cờ: + Đảng bộ trong sạch vững mạnh; + Công đoàn cơ sở vững mạnh; + Đoàn thanh niên tiên tiến. 2. Đặc thù hoạt động kinh doanh 2.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Là công ty chuyên về xây dựng và lắp đặt các công trình công nghiệp rất đa dạng. Các sản phẩm của công ty cũng mang tính chất đặc thù khác với các loại sản phẩm khác. Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, giá trị cao, kết cấu phức tạp, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao, thời gian thi công dài, chủ yếu ở ngoài trời. Mặt khác các sản phẩm xây lắp được sản xuất theo đơn đặt hàng, có tính đơn chiếc, ít được tiêu thụ theo giá dự toán hay thoả thuận nên tính chất hàng hoá của sản phẩm không được thể hiện rõ. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (máy móc, phương tiện thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp rất phức tạp, không ổn định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác như: tư tưởng tổ chức chỉ đạo, lực lượng sản xuất của doanh nghiệp, điều kiện thời tiết. Thời gian từ khi khởi công cho đến cho đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn các nhân tố môi trường như nắng mưa, lũ lụt… Đặc hỏi vệc tổ chức quản lý giám sát phải chặt chẽ để đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. 2.2 Đặc điểm thị trường kinh doanh Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty khá rộng rãi, trải khắp các tỉnh thành trong cả nước như các các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Yaly, thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Pleikrông, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại I, II, nhiệt điện Uông Bí, nhà máy lọc dầu Dung Quất, trạm biến áp 500KV Thường Tín, đường dây 110 – 500KV Bắc Nam nhà máy xi măng Bút Sơn, Chinfon, Hoàng Mai, Nghi Sơn, nhà máy đường Lam Sơn… 2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty: - Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, lắp ráp máy móc thiết bị máy móc cho các công trình; - Sản xuất, kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn, ôxy, phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng; - Sản xuất vật liệu xây dựng; - Gia công chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực (bình, bể, đường ống chịu áp lực), thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cung cấp lắp đặt và bảo trì máy; - Làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại; - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng; - Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, diều khiển tự động, kiểm tra mối hàn kim loại; - Đầu tư xây ựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất (không bao gồm hoạt đông tư vấn về giấ đất); - Thiết kế kết cấu: Đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp phục vụ nghành lắp máy; - Thiết kế hệ thống dây chuyền công nghệ chế tạo máy và lắp máy phục vụ ngành lắp máy; - Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt điện đối với công trình công nghiệp. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức của công ty 3.1 Sơ đồ bộ máy của công ty Bộ máy quản lý và tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần với sơ đồ sau: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH NHIỆT ĐIỆN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH THUỶ ĐIỆN Phòng Tài chính kế toán Phòng Kinh tế kỹ thuật Phòng Vật Tư thiết bị Trung tâm tư vấn và thiết kế Ban Quản lý dự án Nậm Công 3 Phòng Hành chính y tế Phòng Tổ chức lao động Phòng Đầu tư dự án Ban Quản lý máy Xí nghiệp 10 - 1 Xí nghiệp 10 - 2 Xí nghiệp 10 - 4 Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Văn phòng đại diện Pleiku Văn phòng đại diện Sơn La Các đội công trình Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần LILAMA 10. 3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Đại hội cổ đông: là cơ quan có quyền quyết định cao nhất Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết uỷ quyền, chi phối mọi hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên. Chủ tịch hội đồng quản trị: là người đứng đầu Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bầu ra, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông và toàn công ty. Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra từ 03 đến 05 thành viên để thay mặt cổ đông thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành và chấp hành pháp luật của Công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông và pháp luật về những công việc nhiệm vụ được giao. Tổng Giám đốc công ty: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về toàn bộ hoạt động của Công ty, chỉ đạo chung về mọi mặt công tác của Công ty, tuỳ theo từng thời điểm cụ thể Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo thực hiện những công tác trọng yếu cụ thể của Công ty. Các phó giám đốc: là người giúp tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công phụ trách. Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp cho ban lãnh đạo công y chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay bao gồm các phòng ban: Phòng tài chính kế toán: ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu tình hình luân chuyển vật tư, tài sản tiền vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, thu chi tài chính thanh toán tài chính, theo các chế độ tài chính Nhà nước ban hành. Cung cấp các tài liệu cho ban giám đốc phục vụ điều hành hoạt động sản xuất, phân tích các hợp đồng kinh tế phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng kinh tế kỹ thuật: căn cứ vào nhiệm vụ được giao ở từng công trình phòng kỹ thuật lập dự án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho công trình. Bóc tách khối lượng thi công, lập tiên lượng, lập tiến độ và biện pháp thi công cho các hạng mục công trình. Thiết kế các dự án đầu tư, kết cấu các chi tiết máy móc chi tiết phục vụ sản xuất và thi công của công ty, kiểm tra giám sát các công trình, lập hồ sơ nghiệm thu bàn giao các phần việc của từng hạng mục công trình, lập biểu đối chiếu tiêu hao vật tư và thu hồi vốn. Tổng hợp báo cáo khối lượng công việc của từng hạng mục công trình theo từng tháng quý năm. Phòng vật tư thiết bị: chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật tư, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và dụng cụ thi công cung cấp cho các đơn vị trong công ty. Phòng đầu tư - dự án: giúp việc cho ban giám đốc công ty về tiếp thị, khai thác dự án, lập và trình các luận chứng kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đầu tư và hiệu quả đầu tư các dự án của Công ty trong năm kế hoạch. Thu thập, phân tích và xử lý các thông tin nhận được và làm thủ tục pháp lý với các cơ quan chức năng Nhà nước để nhận được các dự án. Trực tiếp quan hệ, giao dịch, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị có liên quan để tiến hành các công việc. Cùng với các bên có liên quan lập và trình các bộ định mức, đơn giá dự toán các Công trình thuỷ điện. Thường xuyên báo cáo và chịu sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty và chịu trách nhiệm về công việc của mình. Phòng tổ chức lao động: nghiên cứu lập phương án tổ chức, điều chỉnh khi thay đổi cơ cấu, quy mô tổ chức, biên chế bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty và các Xí nghiệp - Nhà máy, trung tâm, Đội công trình. Làm thủ tục tuyển dụng, bố trí thuyên chuyển, thôi việc cho cán bộ công nhân viên, thực hiện chế độ chính sách, điều độ cán bộ. Phòng hành chính - y tế: nắm bắt tình hình đời sống nơi ăn chốn ở, tình hình sức khoẻ, mua bảo hiểm y tế, nhà cửa đất đai, quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, quản lý sử dụng các thiết bị văn phòng. Ban quản lý máy: quản lý máy,kiểm tra công tác lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, xin cấp giấy phép lưu hành, kiểm định hiệu chỉnh, kiểm tra công tác bảo dưỡng các phương tiện dụng cụ. Trung tâm tư vấn và thiết kế. Ban quản lý dự án Nậm Công 3. Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép, Xí nghiệp 10-1, 10-2, 10-4, văn phòng đại diện Sơn La, Pleiku: có mô hình tổ chức tương tự các phòng ban của Công ty nhưng số lượng cán bộ công nhân viên ít hơn. II. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT LĨNH VỰC QUẢN TRỊ TRONG CÔNGTY CỔ PHẦN LILAMA 10 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006 và 9 tháng đầu năm 2007 Đơn vị: 1.000 VND Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 09 tháng đầu năm 2007 % tăng giảm (*) Tổng giá trị tài sản 146.430.306 213.627.217 231.972.265 45,89% Doanh thu thuần 156.042.064 170.980.283 144.660.568 9,57% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.785.146 4.767.218 8.927.773 71,17% Lợi nhuận khác 654.387 114.194 6.023 -82,55% Lợi nhuận trước thuế 3.439.533 4.881.413 8.933.796 41,92% Lợi nhuận sau thuế 2.521.477 3.592.472 8.867.515 42,47% (*): % tăng giảm các chỉ tiêu năm 2006 so với năm 2005 (Nguồn: Báo cáo tài chính quý III /2007 của Công ty) Năm 2005 và năm 2006 là hai năm làm ăn phát đạt của Công ty Cổ phần LILAMA 10. Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, nhu cầu lắp đặt, xây dựng các công trình cũng tăng cao. Giá trị xây lắp trong năm 2006 của toàn ngành xây dựng lên đến 35.086 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2005 và tốc độ phát triển này có thể giữ được trong nhiều năm. Giá trị xây lắp năm 2007 dự kiến là 42.000 tỷ đồng. Doanh thu của LILAMA 10., JSC cũng tăng theo sự phát triển của ngành: năm 2005 doanh thu của công ty tăng 38,48% so với năm 2004; doanh thu năm 2006 tăng 9,57%. Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2007, tổng doanh thu của Công ty là 144,7 tỷ đồng, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm 2006. 2. Quản lý nhân sự Nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển tại công ty. Chính vì vậy trong suốt quá trình hoạt động, công ty lắp máy và xây dựng số 10 đã có những cải tiến đáng kể về cơ cấu tổ chức cũng như nâng cao chất lượng nguồn lao động góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Có số liệu về đội ngũ nhân lực của công ty như sau: Bảng 3: Thống kê chất lượng cán bộ công nhân viên trong công ty LILAMA 10 Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2007/2003 Tuyệt đối Tương đối Tổng số CBCNV 1721 1806 1903 2076 2132 411 1,23 1.Tổng số công nhân 1470 1545 1605 1776 1828 358 1,24 - Công nhân kỹ thuật 1440 1518 1385 1766 1822 382 1,27 - Lao động phổ thông 30 27 20 10 6 - 24 0,2 2. Tổng số CBNV 251 261 298 300 304 53 1,2 Cán bộ lãnh đạo quản lý 64 65 68 68 70 6 1,1 - Cán bộ KHKT 155 159 188 190 190 35 1,22 - Cán bộ chuyên môn 32 37 42 42 44 12 1,38 3. Đảng viên 184 179 172 186 192 8 1,04 4. Đại học 113 122 148 148 150 37 1,33 ( Nguồn: Phòng tổ chức lao động ) Nhìn vào số liệu trên ta thấy, Lilama 10 là một công ty lớn có đông đảo cán bộ công nhân viên, tổng số lượng cán bộ công nhân viên tăng lên qua các năm 2003-2007, đặc biệt năm 2007 số công nhân viên tăng hơn so với năm 2003 là 411 người ( tăng 23% so với năm 2003). Điều này chứng tỏ công ty có quy mô lớn, hàng năm tuyển thêm người để đáp ứng nhu cầu lắp máy và chế tạo, thể hịên sự gia tăng về số lưọng công trình nên số lao động cũng tăng lên. Cùng với sự gia tăng về số lượng cán bộ công nhânviên thì số lượng công nhân và cán bộ nhân viên cũng tăng lên tương ứng theo thời gian 2003-2007. Về số lượng công nhân, ta thấy công nhân trong công ty chiếm khoảng 86% tổng số cán bộ công nhân viên, là lực lượng rất lớn và quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất lớn còn lao động phổ thông chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể và qua các năm ta thấy quá trình tuyển dụng lao động phổ thông giảm dần. Điều đó chứng tỏ trình độ công nhân trong công ty cao, có kỹ năng tay nghề và lý thuyết tốt, tuyển dụng nhiều công nhân có trình độ. Về cán bộ, nhân viên từ năm 2003 đến năm 2007 tăng lên 53 người (tương ứng với 20%). Trong cán bộ, nhân viên thì cán bộ khoa học kỹ thuật chiếm nhiều nhất, chứng tỏ đòi hỏi cán bộ kỹ thuật nhiều để đáp ứng cho quá trình nghiên cứu, lắp đặt và xây dựng. Số lượng Đảng viên từ năm 2003 đến năm 2005 giảm và lại bắt đầu tăng từ năm 2006 đến 2007, chứng tỏ công tác Đảng đã được công ty quan tâm chú trọng nhiều hơn. Về chất lượng đội ngũ nhân lực, ta có thể thấy được trình độ đại học nhiều và gia tăng theo thời gian, từ năm 2003 đến 2007 tăng 37 người tương ứng 33%. Khẳng định công ty ngày càng đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, công tác tuyển dụng và đào tạo ngày càng phát triển. Bảng 4 : Thống kê CBCNV theo giới tính Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số CNV 1721 1806 1903 2076 2132 - Nữ 301 292 285 257 129 - Nam 1420 1514 1618 1819 2003 Tỷ lệ lao động nữ so với tổng số CNV 17,5% 16,2% 15% 12,4% 6,1% (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Trong tổng số cán bộ công nhân viên thì số chị em phụ nữ chiếm tỷ lệ rất ít và qua 5 năm 2003-2007, ta thấy số phụ nữ ngày càng ít đi (giảm từ 17,5% xuống còn 6,1%). Sở dĩ trong công ty số lượng lao động nữ chiếm tỉ lệ ít như vây là do đặc thù sản xuất của công ty, công việc nặng nhọc cần tuyển nhiều nam giới hơn. Qua số liệu về đội ngũ cán bộ công nhân viên, chứng tỏ Lilama đang phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như chất lượng nguồn lao động để đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nước nhà. 3. Quản trị sản xuất Công ty cổ phần Lilama 10 là doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực xây lắp do đó công ty đã xây dựng được một quy trình công nghệ sản xuất hợp lý theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Công nghệ thi công xây lắp của công ty kết hợp giữ thủ công, cơ giới và sản xuất giản đơn, được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây : Giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng công trình Đấu thÇu, thương thảo và ký kết hợp đồng Phân giao nhiệm vụ thành lập công trường Bóc tách bản vẽ, lập dự toán biện pháp thi công an toàn Mua vật tư, điều động thiết bị, vật tư Thi công, chế tạo và lắp đặt Nghiệm thu, bàn giao Quyết toán, thanh lý hợp đồng Sơ đồ 2: Quy trình hoạt động sản xuất hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới và khác biệt hoá sản phẩm; sáng tạo, cải tiến hoặc áp dụng công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật; sáng tạo vật liệu mới…Khả năng nghiên cứu và phát triển là điều kiện cơ bản để Công ty có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường, đẩy nhanh tốc độ đổi mới cũng như khác biệt hoá sản phẩm, sáng tạo và ứng dụng có hiệu quả công nghệ, trang bị kỹ thuật, sử dụng nguyên vật liệu mới thay thế…, các yếu tố này tác động trực tiếp và rất mạnh đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, với việc định hướng kinh doanh chính vào lĩnh vực lắp máy, chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, lắp ráp máy móc thiết bị cho các công trình, Công ty đặc biệt chú trọng công tác phát triển sản phẩm, tìm kiếm các dự án mới. Công ty xác định có được dự án là cơ sở và là vấn đề then chốt đầu tiên để triển khai thực hiện các chỉ tiêu phát triển trong từng bước phấn đấu đi lên của mình. Công tác phát triển dự án mới là nhiệm vụ chung của toàn Công ty và đặc biệt đối với Ban lãnh đạo. Có thể khẳng định đây là một thế mạnh của Công ty. Công ty đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm mới mang tính năng hiện đại nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình. Đặc biệt phải kể đến Cổng trục 50 tấn lắp đặt tại bãi tổ hợp và gia công cơ khí phục vụ thi công công trình thuỷ điện Sơn La. Đây được đánh giá là thành công lớn của LILAMA 10., JSC trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, là lợi thế cạnh tranh của Công ty so với các Công ty cùng ngành. Ngoài lĩnh vực kinh doanh truyền thống là lắp máy chế tạo các thiết bị, Công ty luôn nghiên cứu phát triển đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh như: Đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện, kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng… 4. Hoạt động Marketing Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty luôn chú trọng đến hoạt động Marketing. Hoạt động Marketing của Công ty được thực hiện chủ yếu thông qua 2 bộ phận: bộ phận Thị trường và bộ phận chăm sóc khách hàng: Bộ phận Thị trường có các nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường Xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn phát triển Tìm kiếm khách hàng và đối tác Tổ chức huy động nguồn vốn của các khách hàng một cách hiệu quả. Bộ phận Chăm sóc khách hàng có các nhiệm vụ: Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng (các yêu cầu về thay đổi thiết kế, sửa chữa nhỏ…) Tập hợp nghiên cứu và trực tiếp giải quyết các ý kiến của khách hàng; Bảo vệ quyền lợi của khách hàng sau khi thanh lý hợp đồng. 5. Quản lý máy móc thiết bị Với đặc thù ngành lắp máy và xây dựng, việc trang bị, sử dụng và quản lý máy móc thiết bị hiện đại có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đáp ứng chất lượng, tiến độ thi công các công trình cũng như lợi thế cạnh tranh của Công ty. Từ năm 1996 đến 2006, Công ty đã đầu tư gần 100 tỷ đồng mua sắm nhiều phương tiện, máy móc, dụng cụ thi công đặc chủng, hiện đại gồm: Các loại cần trục KATO-NK-500E-III, KATO-NK-500-EV của Nhật Bản, xe nâng, hạ, các loại xe tải chuyên dùng vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng trên đường thuỷ, đường bộ, lên cao hoặc xuống hầm sâu. Máy tiện lớn, máy ép thuỷ lực, máy khoan, máy cắt đột, máy lốc tôn, máy uốn ống, máy hàn TIG, MIG, máy cắt Flatma, máy hàn tự động, máy cắt ống, máy kiểm tra siêu âm, máy chụp Xquang, máy kinh vĩ điện từ hiệu số, máy thuỷ chuẩn tự động … Những thiết bị này đã và đang mang lại hiệu quả tốt, đáp ứng được tiến độ và chất lượng công trình, được các bạn hàng và chủ đầu tư đánh giá cao. 6. Quản lý vật tư Nguồn nguyên vật liệu chính của LILAMA., JSC là sắt thép, que hàn, đá mài, oxi, sơn… Trong những năm gần đây, giá cả vật liệu xây dựng có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà thầu xây dựng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp máy và xây dựng. Để tạo cho việc cung ứng kịp thời, đúng quy cách, chất lượng và chủng loại nguyên vật liệu theo yêu cầu, Công ty đã chủ động thiết lập mối quan hệ thường xuyên tin cậy với các nhà cung cấp. Hiện nay, Công ty có một hệ thống các đối tác truyền thống chuyên cung cấp nguyên vật liệu như trên. Những nhà cung cấp này đều là những nhà cung cấp lớn và có uy tín trên thị trường, đáp ứng kịp thời yếu tố đầu vào cho LILAMA 10, JSC : Bảng 5 : Một số nhà cung cấp nguồn nguyên vật liệu chính cho Công ty Nguyên vật liệu Nhà cung cấp Sắt, thép Công ty thương mại thép Tuyến năng Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Hoàng Đạt Công ty TNHH Kim khí Chương Dương Công ty ống thép Việt Nam (Vinapipe) Que hàn, đá mài Công ty TNHH NOMURA WEDTECO Công ty TNHH kỹ thuật công nghiệp Thăng Long – Litech Công ty TNHH Tân thế kỷ Ôxi Công ty TNHH khí công nghiệp Đông Anh Công ty TNHH khí công nghiệp Messer Công ty Cổ phần khí công nghiệp và dịch vụ thương mại Supe Lâm Thao Sơn Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Công ty Cổ phần Sơn Đông Á (Nguồn: Tài liệu Công ty) Chi phí xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng,… khi giá cả vật liệu xây dựng tăng đột biến sẽ nhanh chóng tác động đến giá cả các yếu tố đầu vào của Công ty, đẩy chi phí lên cao đối với những hợp đồng thi công dài hạn đã ký, điều này có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Để hạn chế ảnh hưởng này, Công ty chủ động xác định sớm về thời điểm phát sinh nhu cầu nguyên vật liệu, thiết bị thi công để xây dựng lập dự toán khối lượng công trình chính xác và kiểm soát được giá cả. 7. Quản lý chất lượng Công ty cổ phần LILAMA 10 là một thành viên của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong gia công chế tạo, lắp đặt thiết bị các công trình công nghiệp và dân dụng. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn và đáp ứng nhu cầu mong đợi cho khách hàng là chính sách chất lượng của Công ty. Để thực hiện chính sách đó, từ năm 2003 Công ty đã lựa chọn áp dụng mô hình quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 làm cơ sở để xây dựng Hệ thống chất lượng trong toàn công ty. Công ty xây dựng một hệ thống văn bản thống nhất, áp dụng rộng rãi trong toàn công ty để mọi thành viên trong công ty cùng thực hiện, tạo nên quy cách làm việc chặt chẽ trong công ty nhằm thoả mãn và đáp ứng nhu cầu mong đợi của khách hàng. Công ty cam kết với khách hàng rằng: Đảm bảo cung cấp cho khách hàng những vật tư, thiết bị thoả mãn theo yêu cầu chính đáng của khách hàng. Đảm bảo cung cấp cho khách hàng những công trình xây dựng có chất lượng cao với thời gian nhanh nhất. Chính sách chất lượng được phổ biến đến tất cả CBCNV trong công ty để mọi người thấu hiểu, thực hiện và duy trì. Không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ để thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Để thực hiện chính sách chất lượng này Tổng Giám đốc công ty đã cam kết sẽ cung ứng đầy đủ nguồn lực cần thiết và quyết tâm theo đuổi con đường chất lượng. III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1. Môi trường kinh doanh chung của ngành Trải qua 20 năm đổi mới, ngành xây dựng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng mà còn cả lĩnh vực khác: phát triển đô thị và nhà ở. Năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng. Hiện nay, ngành xây dựng là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao, đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP nói riêng và kinh tế nói chung. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư của ngành xây dựng thì phấn đấu phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong cả nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế, xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Phát triển các hoạt động tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng, trong đó chú trọng các doanh nghiệp mạnh theo từng lĩnh vực thuỷ điện, thuỷ lợi, cảng, cầu đường … Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến, kiến trúc và xây dựng. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10 – 15%/ năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40 – 41% GDP và sử dụng 23 – 24% lao động. Giá trị xuất nhập khẩu công nghiệp chiếm 70 – 75% tổng kinh ngạch xất khẩu. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp xây dựng nói chung tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và ổn định của công ty. 2. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp 2.1. Thuận lợi - Những thành quả đạt được tạo cho thương hiệu của Công ty những uy tín riêng có. Bằng uy tín riêng có của mình, Công ty liên tục nhận được các hợp đồng thi công các công trình lớn. Doanh thu từ các hợp đồng lớn này góp phần làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, vì thế lợi nhuận của Công ty tăng lên. - Công ty cổ phần Lilama 10 là một công ty mạnh, luôn dẫn đầu trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt các nhà máy công nghiệp và dân dụng trên toàn quốc. Từ năm 1983 đến nay, đơn vị chuyên sâu vào lĩnh vực lắp đặt thiết bị các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện có công suất lắp máy từ 66MW đến 2400MW; các nhà máy xi măng có công suất từ 0,8 triệu tấn/năm đến 2,1 triệu tấn/năm; các nhà máy hoá chất, công nghiệp thực phẩm, vật liệu xây dựng; các trạm biến áp, đường dây tải điện từ 110KV đến 500KV. Mặc dù phải đầu tư một số lượng lớn các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho các lĩnh vực thi công mới của Công ty nhưng bước đầu những thiết bị này đã mang lại hiệu quả tốt, đáp ứng được tiến độ và chất lượng công trình, đuợc các bạn hàng và chủ đầu tư đánh giá cao. - Đơn vị có truyền thống đoàn kết, giàu tiềm năng và nội lực, với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật giỏi nghề tiêu biểu là thợ cẩu chuyển, thợ hàn, thợ lắp đặt và chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép. Công ty cổ phần Lilama 10 trong quá trình xây dựng và phát triển hơn 40 năm qua, thành tựu đạt được là hàng trăm công trình, nhà máy được lắp đặt an toàn chính xác, đảm bảo về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, đưa vào sử dụng, vận hành đúng tiến độ, đã và đang hoạt động có hiệu quả trong tiến trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế đất nước. - Đặc biệt công ty luôn nhận được sự chỉ đạo tích cực và quan tâm giúp đỡ của các lãnh đạo: Bộ xây dựng, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, cơ quan ban ngành các địa phương đã tạo mọi điều kiện cho đơn vị phát triển vững chắc và không ngừng trưởng thành. 2.2 Khó khăn - Sau khi kết thúc các công trình lớn vào đầu những năm chín mươi. Đơn vị gặp vô vàn khó khăn, phức tạp. Từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ chưa kịp thích ứng với cơ chế mới, nhất là lao động nữ. Đội ngũ công nhân kỹ thuật phải đào tạo lại tay nghề cho phù hợp với trình độ và yêu cầu công nghệ cao của các dự án. Phần lớn lực lượng công nhân chuyên lắp thiết bị thuỷ điện phải đào tạo lại để lắp thiết bị nhiệt điện, xi măng và các dây chuyền công nghệ khác. - Địa bàn hoạt động thi công xây lắp trải rộng ở các miền vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Khối lượng công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…Tiến độ thi công đòi hỏi rất khẩn trương, thiết bị dụng cụ thi công phải tiên tiến hiện đại… - Biến động giá cả thị trường:Chế tạo và lắp đặt thiết bị công nghệ các công trình công nghiệp là lĩnh vực hoạt động chính, mang lại tỷ trọng doanh thu lớn cho Công ty. Những lĩnh vực này lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào (xăng, dầu, thép, xi măng…). Giá cả trên thị trường của các mặt hàng này biến động tăng liên tục đã làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Công ty. Với vai trò là nhà thầu thi công các công trình công nghiệp, công trình dân dụng, đường dây tải điện, lắp ráp máy móc thiết bị, máy móc cho các công trình, đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất; Công ty cũng gặp nhiều khó khăn do giá cả các loại vật liệu xây dựng như xi măng, cát, sỏi, thép... tăng cao. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho Công ty khi tính toán tài chính các dự án trong thời gian tới: dự đoán mức độ lạm phát, sự biến động giá của các loại nguyên vật liệu xây dựng…đảm bảo chủ động về nguồn nguyên nhiên vật liệu khi giá cả nguyên vật liệu tăng cao. - Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và hiện đại hoá máy móc, thiết bị: Với đặc thù ngành lắp máy và xây dựng, việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đáp ứng chất lượng và tiến độ thi công các công trình. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như lợi thế cạnh tranh của Công ty.Do vậy năm 2006, Công ty đã tốn một khoản chi phí lớn cho việc đầu tư mua sắm một số lượng lớn các máy móc thiết bị hiện đại. - Sự thay đổi chính sách pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước: Sự thay đổi các quy định của Chính phủ tại Nghị định về quản lý và đầu tư xây dựng công trình, các quy định tại Luật đấu thầu..., các văn bản pháp luật quy định riêng đối với từng địa phương, nơi Công ty có dự án đang được triển khai, đã có tác động trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án hoặc do những thay đổi trong quản lý đất đai của chính quyền địa phương đã khiến Công ty gặp nhiều vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng… 3. Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới Công ty đã đề ra chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới như sau: - Tăng cường và củng cố đội ngũ kỹ sư, trang bị thêm các phần mềm hỗ trợ để đi sâu vào lĩnh vực khảo sát thiết kế trong ngành xây dựng, tư vấn thiết kế công nghệ các dây chuyền sản xuất: Vật liệu xây dựng, giấy, chế biến lương thực và thực phẩm. - Củng cố nâng cao năng lực đầu tư các công nghệ hiện đại: chế tạo các sản phẩm cơ khí truyền thống cho các ngành công nghiệp năng lượng, hoá chất, vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm…Từng bước chiếm lĩnh công tác chế tạo thiết bị nâng, chế tạo bình bể chịu áp lực, bồn bể chứa xăng dầu, sơn, mạ thiết bị kết cấu thép… - Nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp thị, công tác lập và quản lý dự án, chuyên môn hoá trong việc lập Hồ sơ dự thầu. - Củng cố lực lượng tham gia đấu thầu đủ mạnh nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ thắng thầu tiến tới ký kết được nhiều công trình và các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn nhưng đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. - Cập nhật thường xuyên định mức, đơn giá trong cơ chế thị trường. - Tăng cường liên danh, liên kết với các đơn vị khác nhằm phát triển đối tác, tìm kiếm và mở rộng thị trường, mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tiếp tục duy trì và phát triển các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là thế mạnh hiện có của công ty đồng thời phát triển đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh khác. - Tăng cường việc phát triển đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất với phương châm đầu tư đúng thời cơ, đúng thời điểm để khai thác kịp thời và tối đa hiệu quả của công tác đầu tư. Tích luỹ tài chính để đáp ứng cho kế hoạch đầu tư dự án xây dựng dây chuyền chế tạo thiết bị cơ khí của các Bộ khử bụi tĩnh điện cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy xi măng… - Tiếp tục phát huy tối đa kinh nghiệm và nguồn lực hiện có để đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực: Lắp máy, chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép và xây dựng. - Nhanh chóng phát triển năng lực về tài chính, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, tạo sức cạnh tranh bền vững trên thị trường. Phấn đấu đưa tối đa mức vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh. - Tiếp tục tập trung phát triển những sản phẩm mà công ty có thế mạnh. Đa dạng hoá các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Tổ chức thực hiện hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh doanh bán hàng linh hoạt để mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài nước. - Xây dựng và củng cố mối quan hệ lâu dài với các đối tác hiện có trong và ngoài nước để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. - Tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm, thương hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình hội chợ trong và ngoài nước - Duy trì và phát huy đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của Công ty những năm gần đây. Tối đa hoá lợi ích của khách hàng để tạo giá trị gia tăng chung cho Công ty, góp phần đưa Tổng Công ty lắp máy Việt Nam trở thành tập đoàn công nghiệp xây dựng, nhà thầu chính theo hình thức EPC. 4. Các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2007 - 2010 Công ty đã đưa ra kế hoạch doanh thu, lợi nhuận và cổ tức chung toàn bộ các hoạt động cho giai đoạn 2007 – 2010 như sau: Bảng 6: Các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2007 - 2010 Đơn vị tính: 1.000 VNĐ TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1 Vốn điều lệ 90.000.000 110.000.000 130.000.000 150.000.000 2 Doanh thu thuần 185.700.000 318.330.178 427.209.129 487.755.531 3 Lợi nhuận trước thuế 11.375.000 19.600.000 27.200.000 31.800.000 4 Thuế TNDN phải nộp 3.808.000 4.452.000 5 Lợi nhuận sau thuế 11.375.000 19.600.000 23.392.000 27.348.000 6 Tỷ suất LN/DTT 6,13% 6,16% 6,37% 6,52% 7 Tỷ suất LN/VCSH 12,64% 17,82% 20,92% 21,20% 8 Trích lập các quỹ 2.275.000 3.920.000 4.678.400 5.469.600 9 LN chia cổ tức 9.100.000 15.680.000 18.713.600 21.878.400 10 Tỷ lệ cổ tức/vốn điều lệ 14,00% 14,25% 14,40% 14,59% 11 Khấu hao 14.500.000 16.000.000 28.500.000 30.500.000 12 KH vay vốn ngắn hạn 100.000.000 110.000.000 120.000.000 130.000.000 13 Nguyên giá TSCĐ 92.000.000 97.000.000 241.000.000 275.000.000 (Nguồn: Tài liệu Công ty)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34861.doc
Tài liệu liên quan