Báo cáo Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh tại nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép thuộc công ty xây dựng và lắp máy số 10 - Tổng công ty lắp máy bộ xây dựng

Là doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn của nhà mỏy chủ yếu là vốn ngõn sỏch, vốn do nhà mỏy tự tớch luỹ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nguồn vốn ngõn sỏch chủ yếu là vốn cố định được tớnh bằng giỏ trị tài sản cố định, mỏy múc thiết bị nhưng vốn cố định lại khụng phụ thuộc hoàn toàn cho sản xuất vỡ mỏy múc thiết bị phục vụ cho sửa chữa chứ khụng phải cho chế tạo. Vốn lưu động rất ớt vỡ hầu hết nhà mỏy làm hàng gia cụng. Chỉ khi hàng nhà mỏy khai thỏc được lỳc đú nhà mỏy mới huy động vốn lưu động. Một chu kỳ sản xuất thường từ 5 - 7 thỏng do đú tốc độ lưu chuyển vốn chậm.

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh tại nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép thuộc công ty xây dựng và lắp máy số 10 - Tổng công ty lắp máy bộ xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tổng hợp Tình hình sản xuất kinh doanh tại nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép thuộc công ty xây dựng và lắp máy số 10 - Tổng công ty lắp máy Bộ Xây dựng. Sau thời gian kiến tập tại Nhà máy chế tạo thiết bị, kết cấu thép - Công ty xây dựng và lắp máy - Thuộc Tổng cong ty lắp máy - Bộ Xây dựng, em đã tìm hiểu thực tiễn công tác quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của nhà máy. Cùng với kiến thức tiếp thu tại trường, em xin trình bày "Báo cáo tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép thuộc Công ty xây dựng và lắp máy số 10 - Tổng công ty lắp máy Bộ xây dựng" Nội dung báo cáo gồm các phần: I. Quá trình hình thành, các chức năng nhiệm vụ của nhà máy trong từng thời kỳ. II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nhà máy. - Cơ cấu tổ chức quản lý - Cơ cấu tổ chức sản xuất - Đặc điểm về sản phẩm, thị trường, vật tư đầu vào - Đặc điểm về lao động. - Đặc điểm về máy móc, thiết bị - Đặc điểm về vốn III. Tình hình sản xuất - kinh doanh của Nhà máy. Phần I: Quá trinh hình thành, phát triển và các chức năng nhiệm vụ chính của nhà máy trong từng thời kỳ. Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép được hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn: Giai đoạn I: Tiền thân của Nhà máy là xưởng CK 63 được thành lập theo quyết định số 343 - TNT/TC ngày 20 - 4 - 1963 do thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Văn Trí ký. Xưởng hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng đội cơ khí Bộ nông trường. * Chức năng: sửa chữa, phục hồi, đại tu các loại ô tô máy kéo, máy động lực. * Nhiệm vụ: Bảo đảm kịp thời việc sửa chữa các máy nông nghiệp, ô tô, máy động lực phục vụ cho sản xuất tại các nông trường quốc doanh thuộc các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hoà Bình, Hà Tây. Tổng số cán bộ CNV chức: 82 người Giai đoạn II: Theo quyết định số 159 NT/TCCB - QĐ ngày 23.6.84 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ký, xưởng CK 63 được chuyển thành Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp 3 - Hà Nam Ninh. Lúc này, nhà máy đã chuyển sang hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Nông nghiệp mà trực tiếp là Tổng cục trang bị kỹ thuật - Bộ Nông nghiệp. * Chức năng: Đại tu, sửa chữa, phục hồi ô tô, máy kéo, máy động lực của các nông trường, các cơ sở nông nghiệp, các trạm máy kéo của Bộ nông nghiệp thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng. * Nhiệm vụ: Thực hiện khoảng 300 - 400 đầu ra xe/năm Giai đoạn III: Theo quyết định số 46 - NN - TCCB/QD ngày 12.2.92 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Nhà máy cơ khí Nông nghiệp 3 được đổi tên thành Nhà máy Cơ điện 3 - Hà Nam Ninh. Đây là giai đoạn Nhà máy hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Cơ khí - Kỹ thuật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổng số cán bộ công nhân viên gần 300 người. *Chức năng chủ yếu của nhà máy trong giai đoạn này là: - Trung đại tu, sửa chữa, phục hồi ô tô máy kéo - Phục hồi sửa chữa các thiết bị, dây chuyền chế biến lương thực, nông sản. - Sản xuất các dây chuyền chế biến sau thu hoạch như: Máy xay sát liên hoàn, máy sản xuất tinh bột, máy xay thức ăn gia súc. - Sản xuất các tư liệu tiêu dùng trong nông nghiệp như máy tuốt lúa, máy tẽ ngô v.v... * Nhiệm vụ của nhà máy: - Đáp ứng nhu cầu sửa chữa ô tô, máy kéo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các tỉnh Hà Nam Ninh và lân cận. - Đáp ứng nhu cầu các sản phẩm cơ khí nông nghiệp của người nông dân trong nội tỉnh và các tỉnh bạn. Đây là giai đoạn phát triển mạnh của nhà máy. Trong giai đoạn này, hầu hết các sản phẩm dịch vụ đều do nhà máy tự khai thác, hạch toán độc lập, số lượng công việc nhiều, mức lương cao, phúc lợi đảm bảo, đời sống người lao động được cải thiện. Giai đoạn IV: Sau năm 1996, do tình trạng thiếu việc làm, theo quyết định số 683/BXD - TCLĐ ngày 1.10.1997, nhà máy được đổi thành nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép trực thuộc Công ty xây dựng và lắp máy 10 - Tổng công ty lắp máy Việt Nam - Bộ Xây dựng. Tổng số cán bộ công nhân viên: gần 200 người. Trong giai đoạn này, nhà máy từ lĩnh vực chuyên môn cơ khí nông nghiệp đã chuyển hẳn sang lĩnh vực cơ khí xây lắp của ngành xây dựng. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Hoạt động trong sự quản lý của Bộ Xây dựng, nhà máy có một số chức năng sau: - San lấp, xây dựng nền móng - Gia công các thiết bị, kết cấu thép trong xây dựng - Chế tạo: Khung nhà, cột điện, cột truyền dẫn, cột phát sóng bằng thép. - Bình, bể áp lực. - Đường ống lớn - Các sản phẩm cơ khí tư liệu sản xuất và dân dụng. * Nhiệm vụ của nhà máy trong giai đoạn này: - Đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất theo đúng tiến độ, chất lượng do công ty chủ quản giao xuống. - Được phép hạch toán độc lập phần công việc do nhà máy tự khai thác. - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn đã được Nhà nước giao, hoàn thành các nghĩa vụ đối với cấp trên và nhà nước. - Tổ chức quản lý lao động, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước. Để phù hợp với tiến trình đổi mới, phát huy được tính sáng tạo độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tuy là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty nhưng nhà máy đã được phép: - Thực hiện song song chế độ hạch toán độc lập và chế độ hạch toán báo sổ đối với những công việc do nhà máy tự khai thác hoặc do cấp trên giao xuống. - Có tài khoản, con dấu riêng để tiện quan hệ công tác. - Được phép ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác ngoài nhà máy theo sự phân cấp của công ty lắp máy 10 và Tổng công ty. Nhà máy có đăng ký kinh doanh tại thị xã Phủ lý - Tỉnh Hà Nam. Đồng thời cũng là nơi sản xuất kinh doanh chính của nhà máy. Nhà máy có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình. Ngoài việc sản xuất - kinh doanh của nhà máy tại Phủ lý - Hà Nam, khi công trình mà cấp trên giao cho ở các địa bàn khác, nhà máy vẫn phải chủ động đưa máy móc thiết bị, người lao động đến để thi công. Trải qua 4 giai đoạn phát triển, nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép đã được chuyển qua nhiều đơn vị quản lý, từ Bộ nông trường sang Bộ Nông nghiệp và cuối cùng là Bộ xây dựng. Điều đó ảnh hưởng tới công tác quản lý và tổ chức sản xuất của nhà máy bởi vì chuyên môn của nhà máy được sử dụng chưa thật hợp lý. Đối với lĩnh vực xây dựng thì nhà máy chỉ là một đơn vị thành viên trực thuộc cấp 4 với chủ quản trực tiếp là công ty lắp máy và xây dựng số 10. Sơ đồ quan hệ quản lý của nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép. Bộ xây dựng Công ty xây dựng và lắp máy 10 Tổng công ty lắp máy Việt Nam Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Phần II: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Nhà máy 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy Bộ máy tổ chức quản lý của nhà máy được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là một loại hình được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp của nước ta hiện nay. Cơ cấu tổ chức quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau: Giám đốc nhà máy Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc điều hành sản xuất Phòng Tổ chức hành chính bảo vệ Phòng vật tư Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng kế toán tài vụ Tổ sửa chữa Phân xưởng cơ khí Đội tạo phôi II Đội tạo phôi I Tổ Tiện Tổ nguội, phay Tổ cơ điện Tổ tạo phôi 1 Tổ tạo phôi 2 Tổ tạo phôi 3 Tổ tạo phôi 1 Tổ tạo phôi 2 Tổ tạo phôi 3 Hàn - Rèn Theo sơ đồ trên: * Giám đốc nhà máy: là quản trị viên cao cấp, là người thay mặt và đại diện cho nhà máy trước nhà nước và cấp trên. Trong nhà máy, giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong việc ra quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động phụ trợ. Giám đốc được bổ nhiệm theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty, hoạt động dưới sự điều hành chỉ đạo của giám đốc công ty lắp máy 10. * Phó giám đốc nhà máy: + Phó giám đốc điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện mọi quyết định của giám đốc trong các công việc: - Điều hành sản xuất của các phân xưởng - Lập kế hoạch sản xuất chung với sự tham mưu của phòng kinh tế kỹ thuật. - Phối hợp quá trình sản xuất của các phân xưởng cho đồng bộ thống nhất. - Kiểm tra tiến độ sản xuất của toàn nhà máy - Cùng giám đốc ký các hợp đồng sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực chuyên môn. + Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ thực hiện mọi quyết định của giám đốc trong các lĩnh vực. - Phối hợp cùng phòng kinh tế lập qui trình công nghệ, lập định mức các loại - Thiết kế, triển khai nghiên cứu kỹ thuật - Tham mưu cho giám đốc khi ký kết hợp đồng trong lĩnh vực kỹ thuật chất lượng. - Kiểm tra, giám sát qui trình công nghệ và các biện pháp khắc phục sự cố kỹ thuật trong nhà máy. * Phòng kinh tế - kỹ thuật: Đây là phòng chức năng có nhiệm vụ - Lập kế hoạch tổ chức sản xuất - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm - Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị - Lập dự toán vật tư, nhân công, khấu hao, lên đơn giá cho từng lô hàng. - Lập kế hoạch xây dựng cơ bản - Khảo sát thị trường - đưa ra các chiến lược kinh doanh - Đưa ra qui trình công nghệ cụ thể cho việc sản xuất các sản phẩm riêng biệt của từng công trình xây lắp. - Xây dựng các loại định mức: nhân công, vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho từng lô sản phẩm cụ thể: - Kiểm tra giám sát việc thực hiện sản xuất ở các mặt: Tiến độ thời gian, chất lượng kỹ thuật - Điều hành, đôn đốc xử lý mọi sự cố kỹ thuật giữa các đơn vị sản xuất. - Triển khai, nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật, phát huy sáng kiến cải tiến, nâng cao năng suất lao động. - Tham mưu cho giám đốc trong việc ký các hợp đồng kinh tế ở các mặt: hiệu quả, tiến độ, chất lượng v.v... * Phòng vật tư: Trên cơ sở các thông tin do Ban giám đốc và các phòng ban cung cấp, phòng vật tư chịu trách nhiệm: - Lập kế hoạch cung cấp vật tư phục vụ cho sản xuất - Cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu đúng thời hạn, đủ về số lượng, đúng về chất lượng. - Đảm bảo yêu cầu: Hàng mua về phải có mức giá thấp hơn so với mức giá chung. - Lập kế hoạch dự trữ, tổ chức thu mua, bảo quản vật tư - Thanh lý vật tư, phế liệu thừa của nhà máy. 2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy Quá trình tổ chức sản xuất của Nhà máy được tiến hành theo các trình tự sau: * Đối với các mặt hàng, sản phẩm do cấp trên giao (trực tiếp là công ty xây dựng và lắp máy 10) - Giám đốc nhận kế hoạch sản xuất từ công ty sau đó phân công công việc cho 2 phó giám đốc. - Phó giám đốc kỹ thuật sẽ cùng bộ phận kỹ thuật của phòng kinh tế - kỹ thuật xây dựng qui trình sản xuất, xây dựng các định mức, chỉ tiêu. - Phó giám đốc điều hành sản xuất cùng bộ phận kinh tế của phòng kinh tế - kỹ thuật xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận xưởng, đội về tiến độ thời gian thực hiện công việc; số lượng công nhân, thời gian hoạt động của máy móc thiết bị, yêu cầu về chủng loại, số lượng, thời gian cung ứng vật tư. - Sau đó giám đốc sẽ duyệt báo cáo của 2 phó giám đốc và ký lệnh sản xuất cho các phân xưởng, tổ, đội phòng ban có liên quan. Ví dụ như: - Phòng tổ chức phải cùng phân xưởng tuyển lao động theo đúng yêu cầu công việc. - Phòng kinh tế - kỹ thuật phải lên qui trình công nghệ cho từng sản phẩm , định mức lao động, vật tư v.v, kế hoạch sản xuất của từng loại sản phẩm. - Phòng tài vụ phải lo vốn để phòng vật tư mua nguyên liệu đầu vào, tiền mặt để trả lương. - Tổ sửa chữa phải đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động tốt. - Các phân xưởng phải lên kế hoạch sản xuất cho từng đội, từng loại máy. Đội 1 làm việc gì, trong bao lâu v.v... Thông thường đối với các mặt hàng do cấp trên giao, nhà máy thường chỉ lo tổ chức thực hiện sản xuất, còn hầu hết vật tư, nguyên nhiên vật liệu là do công ty chuyển xuống, đơn giá, định mức thường được sử dụng theo qui định chung. Phòng tài vụ hạch toán báo sổ saud đó thanh quyết toán với công ty. * Đối với các mặt hàng sản phẩm do các nhà máy tự khai thác: Tuỳ theo từng loại sản phẩm nhà máy sẽ thực hiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Các sản phẩm nhỏ, sửa chữa, thay thế v.v... khách hàng có thể trực tiếp ký với Quản đốc phân xưởng hoặc trưởng phòng kinh tế kỹ thuật sau khi thông qua giám đốc. Công tác điều đô sản xuất được trực tiếp trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng trực tiếp chỉ đaọ. Phần lợi nhuận được chia lại cho phân xưởng 10% và phòng kinh tế - kỹ thuật 10%. Thời gian sử dụng máy móc thiết bị sẽ được tính riêng để tiện khấu hao. Đơn giá do nhà máy qui định. Ví dụ: Tiền điện 850 đồng/KW giờ Giá 1 ca máy tiện T6M 16 là 70000đ Giá 1 ca máy hàn 30A là 20.000đ Giá cắt 1 chai hơi (cắt hơi ô xy) là 150.000đ Mức lương của công nhân không thấp hơn 25.000đ/ngày Loại công việc này thường ít, tỷ trọng sản lượng không cao nên hầu hết lợi nhuận đều được bổ sung vào quĩ phúc lợi nhằm tăng thu nhập của người lao động. Các sản phẩm, dịch vụ lớn có giá trị cao như: Nhà xưởng, bình bểv.v... Các hợp đồng do đích thân giám đốc hoặc phó giám đốc được uỷ quyền ký sau khi thông qua giám đốc công ty. Lúc này công tác điều độ sản xuất cũng được tiến hành giống như khi nhà máy sản xuất theo kế hoạch cấp trên giao. Nhưng có một số điểm khác biệt: - Nhà máy tự lo mua vật tư, nguyên vật liệu - Đơn giá, định mức do nhà máy tự xây dựng - Thời gian, chất lượng, giá cả của hợp đồng do nhà máy chủ động bàn với khách hàng. - Hạch toán độc lập - Phần lãi sẽ được trích nộp cấp trên theo qui định của Tổng công ty. Tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép phương pháp sản xuất chủ yếu là phương pháp sản xuất theo nhóm. Do vậy việc bố trí máy móc thiết bị và người lao động theo nhóm chế tạo sản phẩm. Tại nhà máy có 3 nhóm sản xuất chính là: + Phân xưởng cơ khí: chuyên sản xuất các sản phẩm có liên quan đến gia công cơ khí như gò, hàn, tiện, nguội,phay, bào nguyên liệu đầu vào hầu hết là bán thành phẩm như phôi đúc, phôi hàn, phôi cắt từ đội tạo phôi I và II đưa sang. + Đội tạo phôi I: gồm 4 tổ chính - Tổ rèn: Tạo phôi nhỏ như bulông, Êcu thô cho cơ khí; Vai, bích, đệm cho lắp xe máy. - Tổ tạo phôi I : Cắt thép khổ lớn theo qui cách thiết kế. Chủ yếu là tôn thép có d >12mm với kích thước lớn hơn 2m x 2m. - Tổ tạo phôi 2: Cắt thép nhỏ theo qui cách thiết kế. Chủ yếu là tôn thép có d >12mm và kích thướcnhỏ hơn 2 x 2m - Tổ tạo phôi 3: Cắt thép định hình phi tiêu chuẩn như dầm U; I; L; T phục vụ cho việc làm xà cột v.v... + Đội tạo phôi II: Gồm 3 tổ nhưng không có tổ rèn. Cả 3 tổ đều làm các công việc như của đội I nhưng chủ yếu là cắt thép có độ dày d >12mm ********* Theo phương pháp sản xuất theo nhóm nên nhà máy đã: - Giảm bớt thời gian chuẩn bị kỹ thuật - Giảm bớt thời gian hoạt động của máy móc thiết bị - Tận dụng tối đa năng lực sản xuất - Nâng cao năng suất lao động - Tránh tình trạng xây dựng định mức nhiều lần. 2.3. Đặc điểm về sản phẩm, về thị trường, về nguyên vật liệu đầu vào Do nhà máy là một doanh nghiệp trực thuộc cấp 4 nên hầu hết sản phẩm của nhà máy là do công ty giao xuống. Đối với nhà máy, việc làm gì, làm ở đâu, số lượng bao nhiêu, vào thời gian nào là một vấn đề rất khó khăn. Tuy nhà máy có khai thác được việc bên ngoài nhưng tổng giá trị không lớn vì sản xuất cho công ty và sản xuất tự khai thác có kế hoạch không khớp nhau. Mặt khác, nhà máy là doanh nghiệp chế tạo trong ngành xây dựng nên sản phẩm đa dạng phong phú, nhiều chủng loại. Mỗi công trình là nhà máy phải chế tạo 1 loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm lại đòi hỏi chủng loại vật tư riêng. Đối với nhà máy, việc chuyên môn hoá sản phẩm là hết sức khó khăn, thị trường sản phẩm của nhà máy chỉ phụ thuộc vào các công trình xây lắp mà công ty trúng thầu. Ví dụ như: - Thủy điện YALY nhà máy chế tạo ống thông gió, cửa chống cháy. - Nhiệt điện Phả Lại 2 nhà máy chế tạo hệ thống giảm áp, các CLCLD lọc bụi. - Xi măng Bút sơn - nhà máy chế tạo khung nhà xưởng v.v... Có thể nhận thấy. Thị trường hẹp, khó dự đoán Sản phẩm phục vụ đơn ngành, khó tiêu thụ rộng Nguyên liệu đặc chủng - dễ phụ thuộc vào nhà cung cấp. 2.4. Đặc điểm về lao động: Là nhà máy chuyên sửa chữa đại tu ô tô máy kéo gần 30 năm nên hầu hết lao động của nhà máy thạo việc sửa chữa. Sau năm 97, nhà máy chuyển sang Bộ Xây dựng làm nhiệm vụ chế tạo thiết bị và kết cấu thép nên laođộng của nhà máy vẫn chưa quen với cách làm việc của ngành xây lắp Bảng kê số lượng chất lượng công nhân của nhà máy Tính đến 15.10.1998 Số TT Nghề Bậc Tsố I II III OV V VI VII 1 Điện 7 2 1 1 1 2 2 Phay - Bào 3 1 1 1 3 Nguội 6 1 1 2 1 4 Rèn 4 1 2 1 5 Đúc 12 1 1 1 1 3 3 2 6 Hàn 13 2 6 3 2 7 Mộc 3 1 2 8 Sơn 8 1 1 2 2 1 1 9 Lái máy 1 1 10 Gò 16 1 6 3 3 2 1 11 Tiện 21 10 5 2 1 3 12 Sửa chữa 18 3 2 3 4 6 13 Mài - Doa 2 1 1 14 Luyện kim 1 1 15 Nhiên liệu 1 1 16 Vận hành 4 4 17 Lái xe 3 1 2 Tổng số 123 Bảng thống kê chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật Thứ tự Chức danh cán bộ Tổng số 1 Kỹ sư cơ khí chế tạo 5 2 Kỹ sư kinh tế 4 3 Kỹ sư cơ khí sửa chữa 7 4 Kỹ sư động lực 7 5 Trung cấp kế toán 3 6 Trung cấp cơ khí 3 7 Trung cấp xây dựng 3 8 Trung cấp điện 2 9 Trung cấp y tế 1 10 Văn thư 1 11 Thống kê 1 12 Giáo viên dạy nghề 1 13 Bảo vệ 3 14 Giữ trẻ + B7 2 Tổng cộng 43 người Qua hai bảng trên cho thấy: - Tỷ lệ gián tiếp của nhà máy còn cao ằ 35% - Tỷ lệ công nhân, cán bộ xây dựng quá thấp - Tỷ lệ công nhân, kỹ sư sửa chữa ô tô quá nhiều. Điều đó làm phân tán nguồn lực lao động của nhà máy vì hầu hết người lao động và cán bộ quản lý làm trái nghề ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng và thu nhập. 2.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị Như trên đã nêu, hầu hết máy móc thiết bị của nhà máy là phục vụ cho công tác sửa chữa ô tô máy kéo do đó trang bị máy móc phục vụ cho hoạt động xây lắp, chế tạo nhà máy gần như thiếu. Theo kiểm kê của nhà máy cuối năm 1999 danh mục máy móc thiết bị của nhà máy gồm: Số TT Tên máy và ký hiệu Số lượng Tình trạng KT % chất lượng 1 Máy tiện Tiệp khắc hỏng 20% 2 Máy tiện Việt Nam T6M16 3 Làm việc 40% 3 Máy tiện Việt Nam T6M20 1 - 40% 4 Máy tiện Việt Nam T616 3 - 30% 5 Máy tiện Việt Nam T630 1 - 30% 6 Máy tiện Việt Nam T630L 1 - 40% 7 Máy tiện Liên xô 163 hỏng 8 " 1K62 2 Làm việc 40% 9 " 1K20 1 - 25% 10 " 16b16 1 - 25% 11 Máy của cần Liên xô 1 hỏng 12 Máy đột dập Việt Nam (25T) 2 1 hỏng - 1 làm việc 30% 13 Máy đột dập Trung Quốc (30T) 1 Làm việc 30% 14 Máy phay Trung Quốc 2 - 30% 15 Liên Xô 1 - - 16 Việt Nam 2 - - 17 Máy bào Việt Nam 2 - - 18 Máy sọc Trung Quốc 3 - - 19 Khoan cần 4 - - 20 Máy hàn Việt Nam 6 Làm việc 40% 21 Máy nén khí 3 - - 22 Máy cắt tự động 6 - 80% 23 Máy đột bích 2 - 70% 24 Máy lốc sóng 2 - 70% 25 Máy lốc vuông 3 - 70% 26 Máy mài xu páp - trục cơ 2 - 40% 27 Máy mài hai đá phẳng 1 - 30% 28 Máy phát điện 1 - 30% 29 Chai hơi 46 - 30% 30 Mỏ cắt khí 30 - 30% 31 Cẩu nhỏ 3 - 30% 32 Cẩu ngang 1 - 80% Tại nhà máy, phần lớn máy móc thiết bị phục vụ cho sửa chữa, tuy có mua thêm một số thiết bị mới như Cẩu ngang 300 triệu hoặc máy cắt tự động, máy lốcv.v. nhưng với yêu cầu của một nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép thì còn thiếu nhiều. Do tính chất đặc thù của sản phẩm xây lắp. Hầu hết là phi tiêu chuẩn đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao nên nếu như nhà máy không có hệ thống máy móc thiết bị phù hợp thì khả năng gia công sản phẩm của nhà máy sẽ giảm đi nhiều. Hiện nay hầu hết các sản phẩm có kích thước lớn hơn trên 800 nhà máy đều không gia công được. Hoặc các sản phẩm cơ khí nặng trên 800 kg đều không đưa được vào máy tiện hoặc phay vì không có cẩu tự hành... 2.6. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh Cơ cấu vốn 1997 1998 1999 Vốn cố định 3,6 tỷ 3,4 tỷ 3,8 tỷ Vốn lưu động 0,4 tỷ 0,5 tỷ 0,7 tỷ Vốn vay 0,3 tỷ 0,4 tỷ Tỷ trọng vốn vay/ vốn LĐ 60% 57% Là doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn của nhà máy chủ yếu là vốn ngân sách, vốn do nhà máy tự tích luỹ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nguồn vốn ngân sách chủ yếu là vốn cố định được tính bằng giá trị tài sản cố định, máy móc thiết bị nhưng vốn cố định lại không phụ thuộc hoàn toàn cho sản xuất vì máy móc thiết bị phục vụ cho sửa chữa chứ không phải cho chế tạo. Vốn lưu động rất ít vì hầu hết nhà máy làm hàng gia công. Chỉ khi hàng nhà máy khai thác được lúc đó nhà máy mới huy động vốn lưu động. Một chu kỳ sản xuất thường từ 5 - 7 tháng do đó tốc độ lưu chuyển vốn chậm. Có thể nói hiệu quả sử dụng vốn của nhà máy thấp. 2.7. Đặc điểm về chi phí và giá thành Đối với các sản phẩm nhà máy gia công của công ty thì giá thành được công ty tính toán. Nhà máy chỉ tính các khoản mục chi phí trong quá trinh gia công như: - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhiên liệu - Chi phí năng lượng - Chi phí tiền lương - Bảo hiểm xã hội - Chi phí khấu hao - Chi phí quản lý phân xưởng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí khác Để sau khi kết thúc quá trình gia công, công ty trích trả lại nhà máy. Đối với các sản phẩm do nhà máy thì giá thanh sản phẩm của nhà máy chính là giá thành công xưởng vì nhà máy không phải lo khâu tiêu thụ. Chi phí để tính giá thành bao gồm tất cả các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. Phần III: Tình hinh sản xuất kinh doanh của nhà máy trong 3 năm 1997 - 1999 Trong 3 năm 1997 - 1999 tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện ở bảng tổng kết sau: Các chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 Khối lượng sản phẩm Tấn 36 78 91 Hàng Gia công 30 75 83 Hàng khai thác 6 3 8 Giá trị tổng sản lượng Tr.đồng 1,049 Hàng gia công 0,775 0,780 0,880 Hàng khai thác 0,243 0,258 0,269 Tổng doanh thu Tr.đồng 1,395 1,410 1,436 Hàng gia công 0,864 0,875 0,926 Hàng khai thác 0,397 0,405 0,41 Nộp ngân sách 0,525 0,57 0,06 Lương bình quân đ 318,000 379,000 431,000 Bước vào thực hiện kế hoạch năm 1999 tổng số lao động chưa có việc làm của nhà máy là 60%. Cho đến tận tháng 4/1999 Công ty mới giao cho nhà máy một số mặt hàng gia công phục vụ công trình Phả lại I và YALY nhưng cũng chỉ đủ việc làm cho nhà máy tới tháng 9/1999. Số lượng hàng ngoài nhà máy nhận được không đáng kể, đơn giá lại thấp. Cuối tháng 10 Nhà máy phải gửi 50 công nhân sang đơn vị bạn để tạo điều kiện tìm việc làm và thu nhập cho công nhân của nhà máy. Năm 1999 nhà máy gặp nhiều khó khăn ở các mặt: - Về công tác quản lý lao động: Do ít việc làm, địa điểm công trình xa, đội ngũ gián tiếp nhiều nên việc tổ chức sản xuất và quản lý lao động của nhà máy còn lỏng lẻo. Nó biểu hiện ở chỗ: Năng suất lao động thấp, thu nhập không cao. - Về công tác giám sát vật tư, tổ chức sản xuất không còn thống nhất giữa định mức và thực tế cho nên khi quyết toán công việc thường bị chậm, dẫn đến mất cơ hội nhận việc của Công ty giao. - Về chất lượng sản phẩm: Tuy khối lượng không nhiều nhưng có một số mặt hàng mới, phi tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật cao trong khi đó công nhân chưa thạo việc, máy móc thiết bị, qui trinh công nghệ còn thiếu nên chất lượng sản phẩm chưa cao, công ty chưa tin tưởng để giao thêm hàng. Nói chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy còn thấp. Có nhiêu nguyên nhân. Riêng nguyên nhân chủ quan về phía nhà máy bao gồm: - Việc nghiên cứu công nghệ chế tạo, tổ chức sản xuất không kỹ càng, khâu kiểm tra giám sát lỏng lẻo, chưa có hình thức cưỡng chế vi phạm. - Trình độ tay nghề của công nhân còn yếu - chưa quen việc - Lãnh đạo chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo xây lắp - Công nghệ gia công chế tạo của nhà máy chưa có sức cạnh tranh. - Lãnh đạo nhà máy chưa có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Để nhà máy thực sự ổn định cần có cả một hệ thống các giải pháp đồng bộ mang tính chất cách mạng từ yếu tố con người đến thị trường, từ chiến lược kinh doanh đến phương pháp thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC617.doc
Tài liệu liên quan